Thế trận đã bày
Không cần biết gì về chính trị và cũng không cần theo dõi tin tức thường xuyên, bất cứ người nào có chút lương tri cũng đều biết sự uy hiếp lớn nhất, nặng nề nhất và nguy hiểm nhất mà Việt Nam hiện đã, đang và sẽ đối diện đều đến từ Trung Quốc. Bất chấp những lời lẽ ngọt ngào trong các văn kiện chính trị hay các bản thông báo chung, bất chấp những cái bắt tay lịch sự hay khúm núm (bằng cả hai tay!) của giới lãnh đạo hai nước, cuộc chiến tranh sắp tới của Việt Nam, nếu có, chắc chắn sẽ xuất phát từ một địa điểm: phía Bắc.
Không thể có khả năng nào khác.
Mối đe dọa từ phía Bắc nguy hiểm vì nhiều lý do. Thứ nhất, so với Việt Nam, Trung Quốc hiện nay rất mạnh, hơn nữa, càng ngày càng mạnh. Nếu chiến sự giữa hai nước bùng nổ, hy vọng một chiến thắng như năm 1979, về phía Việt Nam, chỉ là một ảo tưởng. Thứ hai, thế trận của Trung Quốc đối với Việt Nam phải nói là dày đặc. Trùng trùng điệp điệp. Về quân sự, không phải chỉ trên bộ mà còn trên biển. Và dĩ nhiên, phải kể trên không nữa, với lực lượng không quân của Trung Quốc càng ngày càng bỏ xa, cực kỳ xa, Việt Nam. Nhưng không phải chỉ có quân sự. Còn có mặt trận kinh tế với sự hiện diện của vô số công ty và đường dây thương mại Trung Quốc trên khắp hang cùng ngõ hẻm Việt Nam. Khi có chiến tranh, toàn bộ những đầu mối làm ăn ấy biến thành một con thuồng luồng khổng lồ siết chặt cái cơ thể ốm yếu gầy còm và quặt quẹo của Việt Nam khiến không ai có thể thở được. Nhưng thứ ba, quan trọng hơn hết, là ảnh hưởng của Trung Quốc trên bàn cờ chính trị Việt Nam. Khác với những lần đối diện với nguy cơ ngoại xâm khác trước đây, lần này, thái độ của giới lãnh đạo cũng như giới chức các cấp của Việt Nam, từ trung ương xuống địa phương, không thể không làm mọi người nghĩ ngợi: Hoặc họ ủng hộ Trung Quốc hoặc họ hoàn toàn thơ ơ trước sự đe dọa đến từ Trung Quốc. Nhiều người nêu lên khả năng: Họ bị mua chuộc. Khó có thể tìm được chứng cứ; nhưng nhìn thái độ hờ hững của họ, người ta không thể không đặt thành nghi vấn.
Có điều, với tư cách một nước, dù muốn hay không, Việt Nam cũng cố tìm cách tháo gỡ các thế trận do Trung Quốc bày ra. Từ một hai năm nay, thế trận của Việt Nam càng ngày càng lộ rõ. Có thể tóm tắt thế trận ấy thành hai điểm chính: Một, tìm cách dập tắt các sự phẫn nộ của dân chúng, để, một phần, khỏi làm phiền lòng Trung Quốc; phần khác, khỏi dẫn đến việc phê phán, đả kích, và từ đó, chống đối lại chính quyền Việt Nam. Hai, tìm cách thoát khỏi thế đứng cô lập và yếu ớt trong cuộc đương đầu với Trung Quốc.
Ngày trước, trong cuộc chiến tranh với Mỹ, miền Bắc có đến bốn đồng minh lớn: Trung Quốc, Liên Xô, khối Đông Âu và một số quốc gia trung lập (trong đó, nổi bật nhất là Ấn Độ). Sau, trong cuộc chiến tranh với Cam Bốt và Trung Quốc vào những năm 1978 và 1979, Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô và Đông Âu. Còn bây giờ, đối diện với Trung Quốc lần này, họ hoàn toàn cô đơn. Dù là thành viên của khối ASEAN, Việt Nam cũng không thể sử dụng sức mạnh của các nước Đông Nam Á được, một phần vì một số nước, kể cả Campuchia, nước láng giềng và thân cận nhất của Việt Nam, sẵn sàng theo hùa với Trung Quốc hơn là ủng hộ Việt Nam; phần khác, hầu hết đều sợ Trung Quốc: Không ai muốn đụng đến Trung Quốc nếu Trung Quốc không thực sự xâm phạm hay uy hiếp họ.
Thành ra, để tránh thế cô lập, Việt Nam phải tìm đồng minh ở những nơi khác.
Hầu như ai cũng biết đồng minh duy nhất có thể giúp Việt Nam trong cuộc đối đầu với Trung Quốc không có ai khác ngoài Mỹ. Chỉ có Mỹ mới đủ sức mạnh và động cơ để làm được điều đó. Nhưng quan hệ với Mỹ, dù có ít nhiều tiến triển trong những năm vừa qua, hoàn toàn chưa đủ để làm hai nước trở thành đồng minh của nhau. Thứ nhất là do thiếu niềm tin. Như là một di sản nặng nề của quá khứ xung đột kéo dài cả nửa thế kỷ, Việt Nam không tin Mỹ, và ngược lại, Mỹ cũng chả tin gì Việt Nam.
Thứ hai, giữa hai nước chưa có những điểm chung cần thiết để xây đắp một tình hữu nghị vững chắc. Về kinh tế: chưa có và có lẽ sẽ không bao giờ có. Mối lợi của Mỹ đến từ Việt Nam chắc chắn không thể sánh được với những gì đến từ Trung Quốc, một nước đông dân gấp mười mấy lần Việt Nam. Nhưng sự khác biệt quan trọng nhất là các niềm tin và bảng giá trị được xã hội chấp nhận: người Mỹ, từ chính quyền đến Quốc Hội và dân chúng, luôn luôn phê phán Việt Nam về các chính sách phi dân chủ và chà đạp lên nhân quyền. Sự phê phán từ phía chính quyền có thể chỉ là những lời nói suông; nhưng sự phê phán từ phía dân chúng thì lại là sức mạnh: nó chi phối lá phiếu của họ trong các cuộc bầu cử. Lời nói suông của chính quyền, do đó, một lúc nào đó, dù muốn hay không cũng thành sự thực. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ không bao giờ cho phép quan hệ đồng minh giữa Việt Nam và Mỹ biến thành thực tế. Họ sẽ chống đối đến cùng, và nếu cần, có thể tấn công Việt Nam trước khi Việt Nam và Mỹ chính thức bắt tay với nhau. Bởi vậy, ở đây có một nghịch lý: Việt Nam chỉ có thể được bảo vệ bởi Mỹ; nhưng bất cứ dấu hiệu khơi mào cho sự bảo vệ ấy đều sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh mà Việt Nam không thể thắng được với Trung Quốc.
Không thể đi với Mỹ, Việt Nam chỉ còn một lựa chọn duy nhất: liên minh với một số cường quốc hạng trung trong khu vực. Cho đến nay, ba nước được Việt Nam lựa chọn liên kết là: Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.
Quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản và nhất là với Ấn Độ đã có từ lâu, nhưng kể từ sau năm 1975, phần lớn chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế. Gần đây, từ chuyện kinh tế, các bên dần dần đi đến những sự hợp tác mang ý nghĩa chính trị, đặc biệt qua hiệp ước khai thác dầu khí trên Biển Đông giữa Việt Nam và Ấn Độ: Đó là vùng đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các quan chức trong Bộ quốc phòng Việt Nam cũng lần lượt đến thăm Ấn Độ để bàn về các dự án hợp tác song phương trong lãnh vực quốc phòng, trong đó, Ấn Độ nhận trách nhiệm giúp trang bị vũ khí và thiết bị cho ngành hải quân Việt Nam, rèn luyện cán bộ quân sự trong hai kỹ năng chính: tiếng Anh và tin học. Hai bên cũng bàn đến các cuộc tập huấn chung.
Đáng kể nhất là quan hệ giữa Việt Nam và Úc: Một cuộc thảo luận chiến lược đầu tiên về các vấn đề ngoại giao và quốc phòng cấp thứ trưởng đã được tổ chức vào cuối tháng 2 vừa qua. Một số hiệp ước song phương cũng đã được ký kết. Trước mắt, Úc đang và sẽ giúp huấn luyện giới chức quân sự Việt Nam. Giới quan sát quốc tế hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng ngày càng sâu đậm và cụ thể.
Người ta không thể không tự hỏi: Tại sao Việt Nam lại chọn các cường quốc hạng trung như vậy làm liên minh chiến lược?
Trong bài “Vietnam Eyes Middle Powers”, đăng trên báo The Diplomat ngày 5 tháng 3 năm 2012, Le Hong Hiep giải thích: chọn các đối tác như vậy, Việt Nam sẽ tránh được những phản ứng nhạy cảm của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ sợ Mỹ và chỉ muốn Việt Nam đứng xa Mỹ. Nhưng họ không thể ra mặt ngăn chận các quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác. Hơn nữa, qua các nước trong khu vực, hầu hết là các đồng minh chiến lược của Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ được sự giúp đỡ của Mỹ trong hoàn cảnh Việt Nam phải lâm vào thế đối đầu với Trung Quốc.
Có thể nói, chiến lược của Việt Nam là cầu cạnh sự giúp đỡ của Mỹ. Nhưng phải đi qua một con đường vòng.
Một con đường vòng rất xa. Và có thể sẽ không bao giờ tới.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc (VOA)
Bài phân tích hay về”thế trận đã bầy”giữa TQ và VN, mà cho đến hiên nay,VN chỉ”đu giây”giữa TQ(ở cạnh), và Mỹ(ở xa),mặc giầu VN có vị chí chiến lược ở châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương gần giống như Thụy Sĩ ở giữa Đông Âu và Tây Âu.Nhưng nước TS đã bảo vệ thành công nền TRUNG LẬP từ hơn 300 năm,mà không bị nước khác”đè bẹp”,,và dù có nhiều nước khác bắt chước,nhưng không bằng(imiter sans jamais égaler) .
Cho đến hiện nay,CSVN chỉ tìm cách liên kết”ngoại giao” với các nước ASEAN để chống kháng cái”dọa”của TQ ở Biển Đông,cũng như VN”bắt tay”với Mỹ,Úc, Ấn Độ, mà quên rằng VN là cái”bao lơn”(balcon)trông ra(và có thể kiểm soát,mà không cần”tầu sân bay”Thị Lang Thang”như TQ!) Tây Thái Binh Dương,và Biển Đông(-Nam Á).
Hơn nữa,ở thời đại”tên lửa”,VN cũng đã trở thành”láng giềng”của Úc&New-Zealand,Ấn Độ(qua ASEAN),và các nước ASEAN,chớ không chỉ có”láng giềng”duy nhất là TQ!
Vậy mà VN chưa biết lợi dụng vị trí”TRUNG ĐỊA” này,để trở thành TRUNG LẬP như Thụy Sĩ,trong khi đó TRUNG quốc đã tự cho lá CÁI RỐN” ở giữa thế giới đã từ lâu rồi !!!
Thực chất mà nói.Trung Cộng bây sẽ không thể đánh việt nam vào lúc này nếu kinh tế họ vẫn ổn định, trừ trường hợp xã hội bên trong bất ổn và muốn dùng chiêu bài chủ nghĩa dân tộc khơi mào cuộc chiến để bảo vệ chế độ. Bởi vì họ không có đồng minh nào ngoài cái anh chàng què ăn xin láng giềng Bắc Hàn. Cứ cho là vũ khí và quân nhân 1 phần 12 về số lượng. Nhưng về phẩm chất thì chỉ không thể so sánh. Thời buổi này thắng thua là nhờ tình báo và kỹ thuật cộng thêm vào đồng minh. Việt Nam mình tuy bề mặt lúc nào cũng nói là tự chủ nhưng thực tế hầu như 95% được sự ủng hộ của các nước láng giềng (Nga, Úc, Ấn, Nhật, Nam Hàn, Miến Điện, Singapore, Indo, Philippines, etc. ) . Vệ tinh tình báo và rada của Mỹ, Anh, Nga, Nhật, Nam Hàn, Pháp, v.v cung cấp cho quân đội Việt Nam và các vũ khi tinh nhuệ nhất cộng với lòng dũng cảm của dân Việt. Trung Cộng muốn thắng cuộc chiến chắc là không dễ nuốt đâu.
Nếu xã hội bất ổn Trung Cộng có thể bị bạo loạn và đất nước bị chia sẻ thành nhiều mảnh thì đây là cơ hội tốt cho Việt Nam vì không còn bác láng giềng xấu nết khổng lồ.
Nếu quân đội gây chiến để bảo vệ chế độ thì sớm muộn gì Trung Cộng cũng bị cô lập bởi thế giới và lúc đó dân còn khổ hơn rồi nội chiến cũng sẽ xảy ra. Đàng nào cũng chết.
Trung Cộng chỉ dám gây chiến khi nào Mỹ không còn là cường quốc …
một ngày rất gần khi kinh tế VN bế tắt và yếu kém thấy không còn có lợi gì cho Mỹ thì Mỹ sẽ không cần lên tiếng (như hoàng sa năm nào) VN sẽ như tây tangk mà thôi!
Only see what’s on the surface and easy to discuss. Unable to see the strategies that China has been doing in VN. Cannot see therefore cannot know therefore cannot discuss the right things therefore fallen into the China’s trap.
Đi con đường vòng,vẫn hơn là không đi.Có câu đường nào cũng về La Mã.Vã lại,con đường đi cũa thế giới ngày nay là siêu xa lộ,chứ không phãi xa lộ bình thường như thời chiến tranh lạnh,ai giõi thì sẽ lách qua được những ngõ cục ̣đễ đi tới đích…
Đúng vậy,khi một nước lớn như Trung Quốc càng có nhìều tham vọng bành trướng,thì nhất định phãi bi lao đao khốn khó.Nhưng với đà văn minh bậy giờ ai cũng biết không còn chuyện cá lớn ăn hiếp cá nhõ,hay chia chát với nhau đễ đè bẹp kẽ yếu…
Bây giờ là lúc chẵng có đế quốc hàng hãi
Chẵng có đế quốc thão nguyên
Chẵng có đế quốc dân số
Chĩ có một văn minh,̣đó là văn minh vũ trụ mà thôi
Vì vậy,việc tìm kiếm vai trò thống lãnh hàng hãi là vô ích,cho nên Việt Nam không có gì phãi ngán sợ TQ cã.
Đâu còn một tấc đất nào mà phải sợ ?…. ( Bây giờ cộng sản chỉ biết hốt đô-la chuẩn bị cởi ngựa truy bốn gió ).
Tôi nghĩ rằng tác giả đã đánh giá quá cao lòng yêu nứớc của đảng csvn, bọn csvn sợ bọn Tàu cộng dạy cho một bài học nữa cho nên làm gì có chuyện tìm đồng minh khác.
Bọn csvn ở trong một thế kẹt, nếú không giả vờ chống Tàu cộng thì nguy cơ bị nhân dân và ngay cả đảng viên chống đối. Chúng ta nên nhận thức rỏ ràng vị trí của đảng và nhà nứớc, chính phủ thì làm như chống, trong khi đó đảng csvn lại ngoan ngoản nghe lời chỉ thị của đảng cs Tàu. Đảng csvn kiểm soát chính phủ csvn, chúng ta nên nhớ đảng csvn đã và đang sống bằng sự lừờng gạt, đó là sự thật không bao giờ thay đổi.
Những ngày đầu biểu tình ở Hà Nội, Cộng sản việt tưởng có người Mỹ hậu thuẩn họ mừng ra mặt….Sau đó biềt không có Mỹ hậu thuẩn họ đàng áp thẳng tay….
Tôi đồng ý với bài viết nầy. bài viết rất hay Cám ơn Nguyễn Hưng Quốc !