WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Giã từ Đức trị

Đôi lời sau 17 năm: Nhân dịp đang có nhiều bài viết rất thâm thúy về “nạn” Đức trị, tôi xin nhắc lại một đoạn liên quan mà tôi đã đề cập trong tiểu luận Chia tay Ý thức hệ, để cùng nhau góp sức xây dựng một nhận thức rất căn bản cho công cuộc Đổi mới hôm nay. Bài viết theo thể Hỏi – Đáp cho ngắn gọn. Xin lưu ý cho rằng năm 1995 tôi chưa có Internet, châu Âu chưa có Nghị quyết 1481, dư luận chưa biết Công hàm của Thủ tướng Phạm văn Đồng, chưa biết rõ dư hại của Ý thức hệ đối với quan hệ Việt Trung như hiện nay…và tôi viết trong tình huống lúc ấy rất đơn thương độc mã. Hôm nay nếu viết lại chắc tôi phải sửa một vài chữ, một vài chữ thôi, mong người đọc hiểu và lượng thứ cho mấy chữ chưa được như ý đó. – HSP -

———————————-

Đạo đức, Đức trị, Pháp trị và Cộng Sản

HỎI: Vì sao trong bài “Đôi điều suy nghĩ…” (.ĐĐSN..) anh luôn đối chiếu Mác-Lê với Khổng – Mạnh?

Marx- Lenin

ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.

Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác – Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:

Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như “Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong”, “tính Quốc tế”, tính “tập thể”, “tính Công nghiệp”, “tính Duy vật biện chứng”…Hơn thế, lý thuyết Mác – Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.

Về vai trò lịch sử: Có sự ngộ nhận rằng “chủ nghĩa Đế quốc” là giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Tư bản sắp cáo chung thì phải có cái gì thay thế nó chứ! Trong cơn khủng hoảng của thế giới ở những thế kỷ đầu của Văn minh Công nghiệp thì sự phê phán đối với xã hội Tư bản đương thời và khát vọng về một thế giới khác đã trở nên mảnh đất tuyệt vời để nảy mầm hạt giống Cộng sản, người ta ngưỡng vọng nó như một cái gì hoàn toàn mới mẻ.. . Sau những thắng lợi huy hoàng ở giai đoạn đầu của trào lưu Cộng sản: chiến thắng phát xít, sự xuất hiện một siêu cường Cộng sản với nền công nghiệp nặng, vũ khí hạt nhân, thám hiểm vũ trụ…thì ngưỡng vọng ấy càng trở thành niềm tin thực sự. Thực tế ấy khiến cho cả những người dù có nhìn thấy những điều không ổn trong tư duy Mácxít cũng không dám nghĩ rằng tư tưởng Mácxít chỉ là bản sao mang màu sắc Công nghiệp của tư tưởng phong kiến lỗi thời.

Nhưng nếu xem xét vấn đề từ sự tiến hóa Đức trị sang Pháp trị sẽ thấy bản chất này hiện ra rất rõ.

HỎI: Đức trị và Pháp trị khác nhau thế nào? Chuyên chính Vô sản là Đức trị hay Pháp trị?

ĐÁP: So sánh đầy đủ ắt phải viết nhiều pho sách, vì trong lịch sử từ Đông sang Tây đã có nhiều biến thể phức tạp. Ở đây chỉ có thể rút ngắn chuyện nghìn năm vào một vài trang, với một vài điều cốt lõi.

Trên đường tìm kiếm những phương pháp để tổ chức, duy trì và điều hành xã hội, các nhà tư tưởng phương Tây cũng như phương Đông rút cuộc đều phát hiện các nhu cầu Đức trị, Pháp trị và nhu cầu ‘phối hợp’ cả hai yếu tố đó. Ba xu hướng này, với vô số biến thể của chúng, đã tồn tại và đấu tranh với nhau từ trước Công nguyên cho tới hôm nay, và cùng với chúng là những cách nhìn khác nhau về bản chất cao quý hoặc tàn bạo của Chính trị và của Nhà nước, cùng với chúng là những cẩm nang khác nhau để dạy những thủ đoạn chính trị cho nội bộ giới cầm quyền mỗi nước mỗi thời. Những chuyện “bếp núc” tàn bạo và dối trá của Chính trị, ta tạm gác sang một bên.

Về triết học mà nói, bao quát hết thảy chỉ có hai phạm trù tư tưởng về tổ chức xã hội, xây dựng trên hai nền nhân văn khác nhau: chủ nghĩa Nhân văn cổ điển và chủ nghĩa Nhân văn mới. Đạo trị nước của Nhân văn cổ điển là Đức trị, đạo trị nước của Nhân văn mới là Pháp trị. Đức trị cực thịnh ở chế độ Phong kiến, ứng với Văn minh Nông nghiệp. Quản Trọng, Hàn Phi, Vệ Ưởng, Machiavel…tuy đã đụng chạm đến “Pháp trị” nhưng về toàn cục thì vẫn nằm trong quỹ đạo Đức trị.

Đức trị hay Pháp trị không phải đơn giản là phẩm chất cá nhân hay phương pháp cá nhân của người cầm quyền hay của một triều đại như nhiều người lầm tưởng. Lại càng không nên tưởng lầm rằng áp dụng pháp luật cho cứng dắn là đề cao Pháp trị! Những chế độ phong kiến hay “Ý thức hệ trị” không thể nào có một nền Pháp trị theo đúng nghĩa.

Pháp trị chỉ có thể ra đời cùng với Văn minh Công nghiệp, mở đầu bằng “Dân chủ Tư sản” và phát triển thành nền Dân chủ Đa nguyên ngày nay. Pháp trị ngày nay cũng có yếu tố Đạo đức, song về tư duy nó khác với Đức trị về “chất”, không thể lẫn lộn với Đức trị được nữa.

Chúng ta hãy xem nền chính trị “Chuyên chính Vô sản” nằm ở chỗ nào trong bậc thang tiến hóa ấy?

Trước hết phải hiểu cơ sở triết học của Nhân văn cổ điển và Nhân văn mới. Cả hai nền Nhân văn đều muốn hướng xã hội và con người đến Chân Thiện Mỹ, cho con người được hạnh phúc trong sự “hòa” với nhau và “thuận” với quy luật. Song mỗi bên nhận thức về Con người một khác và từ đó đưa ra những tiên đề khác hẳn.

Tư duy Nhân văn cổ điển dựa trên tiên đề: Con người ta bản chất là thiện và giống nhau, nhưng trong quá trình sống bị cái ác làm cho “tha hóa” đi và phân ly ra (Nhân chi sơ,tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn). Vậy phải chống cái Ác và chống sự phân ly,chống sự “tha hóa”, thu về một mối! Tư duy chiến lược của Đức trị là “nhất thể hóa” xã hội, mà đỉnh cao của nó thể hiện ở tính “tập thể”, “quốc tế”, “đại đồng”…của thuyết Mác – Lênin.

(Tuân tử có nói đến bản tính ác của con người, đó thật là tiếng chuông cảnh tỉnh cho phái Đức trị, song cái Ác mà Tuân tử nói tới chỉ là cái bản tính thứ sinh thôi, bởi “nếu biết tích thiện thì kẻ tầm thường cũng có thể thành kẻ sĩ rồi thành thánh nhân” thì như thế cái Ác sao có thể coi là bản tính được. Về toàn cục Tuân tử vẫn là đại biểu của Đức trị.)

Tư duy “nhất thể hóa” ấy đương nhiên dẫn đến chỗ phải tìm kiếm và khẳng định xem cái khuôn mẫu “thiện” duy nhất ấy là cái gì. Phong kiến khi xưa thì khẳng định đó là “đạo trời”, (hoặc biến thái thành “đạo người”, “đạo vua”…) mà Thiên tử được ủy nhiệm, Mác Lênin thì khẳng định đó là “hệ tư tưởng của giai cấp công nhân” tiêu biểu cho Thời đại, mà Đảng Cộng sản là đội tiên phong được Lịch sử giao phó. Những khẳng định ấy đều mang tính tiên đề nghĩa là chỉ được giải thích chứ không được chứng minh, hoặc đã chứng minh một lần rồi là không bao giờ được “xét lại” nữa. Bởi tất cả những “chân lý” ấy đều là do những đại biểu của họ viết ra chứ có ai biết mặt mũi ông Trời và ông Lịch sử ra sao đâu. Điều này giải thích tại sao tất cả các chính thể Đức trị đều không thoát khỏi màu sắc Tôn giáo.

Về biện pháp, lúc đầu nặng về khuyên răn, giáo dục (cẩu bất giáo, tính nãi thiên: nếu không giáo dục thì cái tính sẽ sai lệch đi), nhưng biện pháp “thiện” này bất lực trước thực tiễn, và các nhà Đức trị đã buộc phải cầu viện đến cái “ác” trong biện pháp. Machiavel khuyên quân vương phải biết lừa đảo và tàn nhẫn (vừa như con vật vừa như thằng người). Thế mà theo Creel thì Machiavel so với Hàn Phi vẫn chưa thấm vào đâu( ); Hàn Phi, Thân Bất Hại … đề cao cái “Thuật” trong phép trị nước. Đến Mác – Lê thì sự quyết liệt này lại lên cao thêm một cấp độ nữa, không ngần ngại nói thẳng ra rằng người Cộng sản mà không dám đẩy cái đấu tranh giai cấp tới cấp độ Chuyên chính Vô sản thì cũng chưa xứng với tầm Cộng sản…!

Nếu tính Ác trong chính trị Machiavel còn được ý thức là cái Ác mà quân vương buộc phải làm, cái Ác trong chính trị Hàn Phi còn manh nha cho Pháp trị, thì đến Mác – Lê cái Chuyên chính hoàn tòan không được nhận thức như cái ác, mà là cái thiện gấp triệu lần những cái thiện khác, không còn là biện pháp bất đắc dĩ của quân vương mà biến thành cái chân lý mà quần chúng cần hướng tới, không phải mở đường cho Pháp trị mà lại trèo lên trên Pháp trị, ức chế Pháp trị. Đến Mác – Lê thì mâu thuẫn thiện – ác nội tại của Đức trị đã lên tột đỉnh.

Hệ tư duy Đức trị khởi thủy là “toàn thiện”: con người thiện, phương pháp thiện, đi đến cái đích cực thiện. Nhưng lối suy nghĩ duy tâm ấy va phải thực tế nên buộc phải bổ sung bằng cách sử dụng cái Ác với tư cách phương pháp, có nghĩa là tự thâu nhận vào trong lòng mình cái Ác, và thế là phải chấp nhận cái đối lập với mình, vì bản tính của thế giới khách quan vốn là Đa nguyên. Những người Mác xít luôn nói đến tính muôn màu muôn vẻ của tự nhiên mà không nhận ra cái lẽ Đa nguyên rất tự nhiên của trời đất, bởi dẫu đã cố gắng duy vật và biện chứng (đồng thời vẫn rất duy tâm và siêu hình) nó vẫn quanh quẩn trong hệ ý thức Nhân văn cổ điển, luôn “nhất thể hóa” xã hội, cứ muốn thu xã hội về một mối, tỏa ra từ một nguồn.

Hệ Nhân văn cổ điển tuy có tự bổ sung như vậy vẫn không thoát khỏi bế tắc. Lúc đầu ta tự an ủi rằng cái Ác chỉ là phương tiện để đi tới cái Thiện nên ráng nhắm mắt mà chịu cho qua giai đoạn “quá độ”. Nhưng việc tách mục đích và phương tiện một cách rành mạch như thế không “biện chứng” chút nào. Mục đích lồng trong phương tiện, và phương tiện cũng lồng trong mục đích, mục đích của công đoạn trước có khi là phương tiện cho công đoạn sau (Cái lát cắt chia đôi mục đích với phương tiện chỉ là lát cắt giả tạo!), mục đích và phương tiện luôn đổi chỗ cho nhau.

Cái Ác cũng biết tự vệ, nửa đường nó dừng lại để tự sinh sôi và không tiếp tục con đường ‘hành Thiện’ nữa.Thiện sử dụng Ác làm phương tiện, thì Ác cũng biết dùng Thiện làm phương tiện! Giai đoạn “quá độ” kéo dài vô thời hạn. Thiện Ác dồn lại một cục, Đạo đức và Phi đạo đức cứ xoắn vào nhau, lẫn lộn không biết đâu mà phân biệt. Quá rành mạch cuối cùng lại không rành mạch. (Khi ấy, cái lát cắt chia đôi Thiện và Ác cũng không giúp ta phân định mọi điều được nữa! Những người chỉ một mực đưa cái Tâm lên đầu để khuyến Thiện thì nhất định sẽ trở thành người ‘ba phải’, không thể khác được!).

Chưa kịp đối phó với bệnh giáo điều coi “phương tiện Mác – Lê” là mục đích để gây cái hại chung, đã phải quay sang đối phó với tật thực dụng ,dùng Mác-Lê làm phương tiện để tạo cái lợi riêng.

Cái bế tắc ấy của thể chế Xã hội chủ nghĩa không mới mẻ gì, chỉ là cái bế tắc nghìn đời của lý tưởng Đức trị, mà đáng lẽ đã được lịch sử cho phép cáo chung cùng với sự cáo chung của chế độ Phong kiến và Văn minh Nông nghiệp rồi.

Các nền Đức trị bế tắc vì coi cái gốc của Thiện là ở bên trên, ở Vua, ở Đảng tiền phong…, nên khi chính cái gốc ấy tha hóa thì không tự “hoàn Thiện” được. Pháp trị khơi thông được bế tắc này là nhờ coi nguồn Thiện vô tận là từ biển cả Nhân dân, nên chủ trương tạo điều kiện gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế sự tha hóa của quyền lực thống trị và làm nó lành mạnh trở lại.

Sự ra đời của sản xuất Công nghiệp và Kinh tế thị trường đã chiếu một tia sáng hoàn toàn mới vào tư duy của con người trong việc tổ chức và điều hành xã hội. Người ta nhận ra cái nghịch lý rằng muốn cho xã hội có đạo đức hơn thì phải giả thiết là nó gồm những người những người chưa có đạo đức (đầy đủ), và không thể gom họ về một mối tốt đẹp đã định sẵn được. Nguy cơ vô đạo đức nhất luôn phát xuất từ kẻ đi thi hành đạo đức,bởi quy luật của quyền lực là bành trướng vô hạn độ, nếu không gặp phản lực.

Những người đạo đức thực sự bây giờ giác ngộ rằng phải tạm gác “phương án tối đa” để đảm bảo cho “phương án tối thiểu”: Chưa cần anh đạo đức, xin anh hãy sòng phẳng với chúng tôi cái đã! Pháp trị xây dựng trên sự nghi ngờ nên phải đặt ra luật để lường trước.

Nghĩa là xã hội loài người phải đổi “luật chơi”.

Thay vì sử dụng sức mạnh xã hội theo chiều từ trên xuống để tác động vào đám dân đen, bây giờ phải gây sức mạnh từ dưới lên để khống chế thế lực cầm quyền, thông qua quyền bầu cử và các quyền công dân khác, mà quyền cơ bản nhất là quyền tư hữu.
Thay vì tập trung quyền lực vào một nguồn (nhất nguyên), bây giờ phải “tam quyền phân lập” và chấp nhận nhiều tổ chức chính trị độc lập với nhau trong xã hội (đa nguyên). Thay quyền lực định sẵn, kéo dài vô hạn, bằng quyền lực dân cử, định kỳ hữu hạn.

Thay vì nhân danh một lý tưởng cao xa do áp đặt đơn phương, người cầm quyền chỉ được nhân danh cái khế ước rất cụ thể do mọi người trong xã hội cùng nhau thỏa thuận, gọi là luật pháp. Thay vì bị quy định trong tất cả mọi việc làm, người dân bây giờ chỉ bị quy định về những điều không được làm, do đó phạm vi tự do cá nhân được nới rộng một cách căn bản.

Thay vì lấy chuẩn “tĩnh” là vua hoặc một tập đoàn gọi là tiền phong, phải lấy chuẩn “động” là những lực lượng tiên tiến luôn xuất hiện từ trong xã hội.

Kết quả là một xã hội thần dân ổn định giả tạo dưới ách chuyên chế được thay bằng một xã hội công dân linh hoạt và hơn hẳn về tính Dân chủ.

Tư duy khoa học và tiến bộ này được từ khơi nguồn từ John Locke (1632-1704), Montes quieu (1689-1755)…, phát triển thành nền “Dân chủ tư sản” thế kỷ 18-19,rồi thành nền Dân chủ đa nguyên Pháp trị ngày nay.

Đức trị đã có vô số biến thể thì Pháp trị cũng không thể quy về một hình mẫu cứng nhắc nào. Một thể chế xã hội tốt, nhất định phải phù hợp với những đặc điểm Dân tộc và Lịch sử của mình. Nhưng không thể vin vào đó để duy trì một chế độ Đức trị Mácxít ảo tưởng, mà thực chất là nền Chuyên chính của thiểu số nhân danh Vô sản, thiết lập trên đầu Nhân dân,trong khi Nhân loại đã chuyển sang kỷ nguyên Pháp trị!

Trên cơ sở những điều đã trình bày trên tôi thấy có thể kết luận rằng:

Bản chất của dòng tư tưởng Mác – Lê về xã hội là dòng tư tưởng Phong kiến phục hưng, cộng với ảo tưởng Cộng sản nguyên thủy (hoặc ảo tưởng Nô lệ) trong cơn khủng hoảng tăng tốc của nền Văn minh Công nghiệp.

Học thuyết Mác-Lê không phải là cái gì cao xa chưa tới mà chỉ là cái hoài vọng đã bị vượt qua, chỉ là biến tướng mới mang cái mốt công nghiệp của chủ nghĩa phong kiến đã bị lịch sử vượt qua trước đây nhiều thế kỷ. Nó không phải là thứ cẩm nang dẫn đường đầy tính xúc tích huyền bí đến mức hàng thế kỷ sau chưa có ai hiểu đúng, mà chỉ là những dự đoán lẩm cẩm không bao giờ có thực trên đời.

HỎI: Quan hệ giữa Đức trị và Đạo đức?

ĐÁP: Đạo đức là một giá trị tinh thần cao quý, nhưng cũng biến đổi theo thời đại. Khi thời đại thay đổi thì Đạo đức là yếu tố tương đối ổn định nên biến đổi chậm hơn so với những biến đổi của kỹ thuật, kinh tế, chính trị…Vì thế tác dụng của Đạo đức mang tính hai mặt. Mặt tích cực là duy trì tính ổn định của xã hội, nhất là của dân tộc, chống lại những điều “nhí nhố” nhất thời. Mặt tiêu cực là tính ỳ cao, ở những giao thời của lịch sử thì Đạo đức đương thời luôn thuộc về hệ thống cũ. Lực lượng mới của xã hội muốn đi tới bao giờ cũng phải làm cái động tác phá vỡ Đạo đức cũ như con gà con phá vỏ trứng để chui ra. Vì thế bản chất của tiến hóa và sinh sôi là “phi đạo đức”!

Đạo đức còn có một thuộc tính nữa là rất dễ bị bắt chước để làm giả. Đạo đức giả còn “mê ly” hơn cả Đạo đức thật. Nhà chính trị lão luyện nào cũng phải là một tay “chơi Đạo đức”. Vì thế luật của Pháp trị lành mạnh là “Cấm trị nước bằng Đạo đức!”

Một thuộc tính khác của Đạo đức là xu hướng tự hoại, nghĩa là trong môi trường mà Đạo đức cầm trịch thì Đạo đức sẽ tự mất đi.

Đạo đức là giá trị cao quý mà mỗi con người cần có để đối xử với nhau và giáo dục nhau, muôn đời không ai dám nói bỏ Đạo đức, nhưng Đức trị thì loài người thông minh ngày nay không sài nữa rồi. Phê phán Đức trị tuyệt đối không có nghĩa coi nhẹ Đạo đức, trái lại chính là vì để có Đạo đức thật. Chừng nào chưa biết ghê sợ Đức trị thì dân tộc ấy còn ở trong cơn mê man để làm mồi ngon cho những mưu toan.

Trừ khi cả dân tộc ấy (cả tầng lớp thống trị và bị trị) đều là những tay “chơi Đạo đức” thì không kể! Nhưng chẳng lẽ điều này lại có thể xảy ra, và nếu tất cả đều ranh ma như thế thì tôi còn viết những lời ngốc nghếch này ra đây làm gì? Không, không thể như thế, Nhân dân, ít ra là nhân dân lao động và một thiểu số trí thức, bao giờ cũng lương thiện!

HỎI: Thực tiễn nào ở Việt nam minh chứng cho quan điểm của anh về bản chất Phong kiến của nền Đức trị Mác xít?

ĐÁP: Có thể nói toàn bộ thực tiễn Việt nam và thực tiễn trong “phe” Xã hội chủ nghĩa minh chứng cho quan điểm của tôi. Xin kể mấy ví dụ điển hình:

Theo trí tưởng tượng của Mác thì ý thức hệ Phong kiến là rất xưa cũ, phải trải qua ý thức hệ Tư sản rồi mới tiến lên ý thức hệ Vô sản, mà mỗi “bước” chuyển biến ấy là cả một kỷ nguyên mới, trong lịch sử phải đo bằng ngàn năm chứ đâu phải chuyện chơi! Ý thức lại là cái thay đổi rất chậm so với kinh tế, vậy mà chẳng hiểu sao những nước Phong kiến lạc hậu như Trung hoa, Việt nam, Lào, Cao miên…lại tiếp nhận thẳng ngay ý thức hệ Vô sản một cách nhạy bén đến thế, mà tiếp nhận rồi thì bám chặt lấy, tẩy cũng không đi. Trong khi đó những nước đã ở trình độ cao của ý thức hệ Tư sản thì lại tỏ ra ngu dốt không tiếp thu nổi ý thức hệ tiên tiến của Mác?
Có gì đâu mà lạ! Cùng một chất Phong kiến như nhau thì thâm nhập vào nhau đâu khó khăn gì!
Lúc đầu người ta cứ tưởng Việt nam chưa có giai cấp công nhân bao nhiêu, toàn nông dân thì tiếp thu ý thức hệ Vô sản chắc là khó lắm, ai ngờ bây giờ mới biết cái xứ sở Nông dân Phong kiến lạc hậu này mới chính là mảnh đất lý tưởng của Mác-Lê!
Cái chất Phong kiến gia trưởng thời vua chúa chưa kịp tẩy rửa bởi một nền Dân chủ đã tìm thấy chỗ đứng rất “ngon lành” trong hệ chuyên chính,”dân chủ tập trung”!
Cái chất Đức trị sặc mùi tam Cương ngũ Thường chưa bị thanh toán đã tìm thấy sự đồng điệu trong một thể chế “Ý thức hệ trị”, một thứ Đức trị mới toàn những Nghị quyết, những “Cương” lĩnh, “Thường” vụ…

Nếu nhìn thấy 55 tập Lênin in tuyệt đẹp chắc cụ Khổng cụ Mạnh phải ghen tỵ không được sống tới bây giờ, để Tứ thư, Ngũ kinh cũng được làm quen với giấy “cút-sê”!
Nói: chủ nghĩa Xã hội chính là sự kéo dài của chế độ phong kiến là chí lý lắm vậy.

Mối tương hợp ấy Mác cũng đã mường tượng ra, nhưng ông lại giải thích nó một cách khác.Theo ông, những “Công xã nông thôn”,những”Cộng đồng làng xóm chính là chỗ dựa của nền Chuyên chế phương Đông” là những thứ nhất định sẽ bị thanh toán khi tiến lên chủ nghĩa Tư bản, nhưng lại trở thành cái “khởi điểm trực tiếp để đi tới chủ nghĩa Xã hội” (!)(?).

Đấy chẳng là bằng chứng về sự tương hợp giữa hai thứ Chuyên chế là gì?

Bây giờ thử nhìn vào đội ngũ những người đã du nhập chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt nam.

Trước hết về chủ tịch Hồ chí Minh. Theo lời cụ Hồ, cũng như theo lời những người nghiên cứu về cụ Hồ đều thống nhất rằng cụ Hồ gốc là một nhà Nho.Nho giáo ở cụ Hồ là Khổng giáo. Tư tưởng chính trị của Khổng giáo là Đức trị, thậm chí chống Pháp trị.

Về chất Nho của cụ Hồ, ta sẽ không nói tới cái Nho trong cách biểu đạt tư tưởng, trong đó rất nhiều câu nhiều ý là từ sách vở Khổng giáo, chỉ bàn về nội dung tư tưởng bên trong cách biểu đạt đó.

- Cụ Hồ thấm nhuần đạo Khổng ở tính Đạo đức của nó. (“Đạo Khổng là một môn giáo dục về đạo đức và phép xử thế”, lời cụ Hồ nói với nhà thơ Ôxíp Manđenxtam). Về biện pháp để có đạo đức thì xoay quanh mấy chữ “học”, “dạy”, “tu dưỡng bản thân”, “phê bình và tự phê bình” …Cụ nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân.”. “Muốn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội thì trước hết phải có những con người Xã hội chủ nghĩa!”. Tức là cụ Hồ đã đi đúng vào cái vết xe mà Đức trị đã đi suốt mấy nghìn năm: chính tâm, tu thân, trị quốc, bình thiên hạ! Rồi cũng bằng chính tấm lòng khát khao có một thể chế Đức trị cho dân tộc ấy, cụ Hồ đã bắt gặp lý thuyết Chuyên chính Vô sản và “mê” ngay từ buổi gặp đầu. Tôi dùng chữ “cộng hưởng” là vì vậy.

Những cái hay cái đẹp như các cụ nói nào có ai phản đối. Vấn đề là làm thế nào để thực hiện? Khi xã hội đã tiến vào sản xuất Công nghiệp và kinh tế Thị trường thì việc trị nước bằng cách lấy Cá nhân làm gốc để tỏa ra làm tốt xã hội, lấy Giáo dục làm biện pháp trung tâm chắc hẳn đã bị đẩy vào quá khứ cùng với nền Đức trị phong kiến, nếu trên đời đã không sinh ra kẻ kế thừa nó, là nền Chuyên chính Vô sản.

Nếu cụ Hồ chỉ là nhà giáo dục, nhà thơ…thì ta chẳng nói, nhưng cụ Hồ đã nhận mình là “nhà Cách mạng chuyên nghiệp” tức nhà chính trị, tức người cầm quyền thì xã hội chờ đợi ở Cụ một Cơ chế tổ chức xã hội, một bộ luật, và một hệ thống quyền lực sao cho trong đó cái đạo đức cứ được phát sinh và nuôi dưỡng, cái phi đạo đức cứ bị lọc ra và trừng trị; giáo dục rèn luyện chỉ còn là biện pháp hỗ trợ. Thế mới là Đạo đức thật sự, và đó chính là cái Đạo đức của Pháp trị. Nhưng thực tế, cơ chế tổ chức và hoạt động của bộ máy Đức trị Vô sản đã gây những hiệu quả ngược lại với Đạo đức.

Có gì khó hiểu đâu. Hãy xem vai trò người tối cao của bộ máy hành pháp : Thủ tướng!

Sinh thời của Hồ chủ tịch thì thủ tướng là cụ Phạm văn Đồng. Người Việt nam gọi cụ Phạm văn Đồng là vị thủ tướng “của Đạo đức”(!?), cả một đời cứ nói Đạo đức, đặc biệt là đạo đức Hồ chí Minh. Cụ Đồng nói nhiều đến đến ĐỨC và TÀI, đến HỒNG và CHUYÊN.

Nhưng ĐỨC và TÀI thì cụ Hồ đã giảng bằng lời của sách Đại học (một trong Tứ thư): “Đức giả bản giã, Tài giả mạt giã! (Tài chỉ là ngọn, Đức mới là gốc). Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức là không có căn bản!”.

Đề cao Đức không phải là sai, nhưng sau khi đã đưa được Đức lên vị trí tối thượng, cụ Hồ mới cho Đức mang cái nội dung cốt tử của Chuyên chính Vô sản: chữ TRUNG! Mà “trung” là phải “trung với Đảng”! Rồi mới “Hiếu” với Dân!…vân …vân…

Tuy Dân có được kể đến ở ngôi vị thứ nhì, nhưng rồi lại có mệnh đề “Đảng với Dân là một”.

Tuy được “là một” nhưng ngồi chung vào cái ghế này “Dân” sẽ bị “Đảng” thôn tính, vì Dân phải nhớ rằng Đảng luôn là người “lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và tuyệt đối”! Thế thì Dân còn chỗ nào mà đứng? Thương thay cho Dân đã thực sự trở thành con đỏ, được ru được nựng, được bế ẵm hết chỗ này sang chỗ kia, nhưng có cái bầu sữa thì ở trong tay “mẹ hiền” mất rồi, không khóc thì Đảng không cho bú, mà liệu có dám khóc không, khi “mẹ hiền” cầm sữa lại cầm cả roi!

Sự tước đoạt ấy là trong phạm vị ý thức hệ. “Hình chiếu” của nó ra thực tế là sự tước đoạt về “sở hữu” và “nhân quyền”: Đảng hô hào đấu địa chủ để “người cày có ruộng”!. “Có ruộng chưa được mấy ngày đã phải vào tổ đổi công rồi vào hợp tác, giao hết ruộng hết trâu cho “Ban Chủ nhiệm”. Và từ đấy trở đi là cảnh:

Mỗi người “làm việc bằng hai”
Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe!
Mỗi người “làm việc bằng ba”
Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân!

“Chủ nhiệm” là ai, dứt khoát là người trong Cấp ủy Đảng, nên quyền sinh quyền sát trong tay. Bị chủ nhiệm trù thì con thi vào đại học rồi cũng bị xã gọi về, bố mẹ có sang tỉnh khác để kiếm ăn cũng không thoát khỏi bàn tay quản lý hộ khẩu của Đảng! Trạch trong rỏ cua làm gì có quyền tự do đi học, tự do cư trú …? Có liều lĩnh “tự do ngôn luận” mà gửi đơn kiện tới Thủ tướng thì Thủ tướng lại giảng Đạo đức, Đạo đức thì phải “trung với Đảng” nên đơn kiện lại chuyển đúng về Đảng ủy xã để Đảng ủy hành…pháp!

Con đường Đức trị vòng vèo quá nên người dân đâu có nhìn thấy, Đảng an ủi cho vài câu đạo đức là lại tỉnh cả người, và lại có sức để tiếp tục “làm việc bằng hai”!

Người không hiểu thì tưởng cụ Hồ chỉ mượn Khổng giáo cái chữ nghĩa, còn nội dung thì đã có “Đảng”, có “hợp tác xã” nghĩa là đã mang tính Cách mạng rất mới mẻ rồi! Có biết đâu nội dung phong kiến của chữ TRUNG vẫn được giữ nguyên, “trung” là dứt khoát không được nghĩ đến vị chúa tể thứ hai, “lưỡng Đảng” chẳng hạn là mắc tội chết rồi. Cái mới mẻ là: đáng lẽ trung với với Vua thì nay phải trung với Đảng. Đảng đứng thay vào chỗ của Vua trong cõi tâm linh của người dân Việt, được hưởng trọn tấm lòng “trung quân” mà chế độ Phong kiến phải mất cả ngàn năm mới xây dựng được!

Ví dụ nhỏ trên đây chắc có thể giúp bạn nhận ra rằng sự Tập thể hóa kia không hề khử đi cái nội dung Phong kiến của chữ Trung, trái lại nó làm cho chữ Trung phong kiến được “cập nhật hóa” để nó có thể sống yên giữa thời sản xuất Công nghiệp, ít ra là trong buổi đầu.

Đức trị Vô sản, đem đối chiếu với Đức trị Phong kiến thì tính “cách mạng” chỉ có nghĩa là thay “sự trung thành của cá nhân thần dân với cá nhân Vua” bằng “sự trung thành của một tập thể dân với một tập thể cầm quyền” (tức BCT), để rồi trong tập thể cầm quyền này sự trung thành tối hậu sẽ được giải quyết bằng Đảng tính và nguyên tắc Dân chủ tập trung.

Điều chua chát là trong sự tranh chấp ở cung đình này nhiều phen cụ Hồ và cụ Đồng với tư cách lãnh tụ chân chính của Đảng, đã không phải là người được nhận sự trung thành tối hậu đó. Tôi được nhiều Đảng viên hưu trí kể rằng: Cụ Đồng rất nhiều tâm sự, Cụ bảo “cả đời làm Thủ tướng, tham nhũng như rươi mà tôi chưa cách chức được một cán bộ nào! Hiện nay ta chống tham nhũng nhưng cũng chỉ chống được từ vai trở xuống thôi!”.

Nghĩa là Tham nhũng ở trên đầu là không chống được! Người dân có thể chia sẻ với Cựu Thủ tướng những tâm tư ấy, nhưng chắc vị Cựu Thủ tướng của chúng ta chưa bao giờ dám nghĩ rằng cội nguồn của bi kịch này là ở bản chất Phong kiến của nền Đức trị Vô sản! Chẳng thế mà ít lâu sau cụ Đồng lại tiếp tục cuộc đánh Tham nhũng bằng … những bài giảng Đạo đức, đạo đức Hồ chí Minh!

Chính cụ Hồ với “Đạo đức Hồ chí Minh” có thật trong tay mà chưa chống được tham nhũng, huống hồ một người nào đó không phải Hồ chí Minh, chỉ nói Đạo đức Hồ chí Minh chứ chắc gì đã có Đạo đức thật, thì thử hỏi chống thế nào được tham nhũng?

Xin hãy lắng nghe lời mách nước của thời đại (nếu thực tâm muốn nghe):

Hãy quên Đạo Đức đi, để làm Pháp trị cho ngon lành thì Tham nhũng nó mới sợ!

Muốn có công bằng mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn luôn dẫn đến mất công bằng. Muốn có dân chủ mà chọn Đức trị là đồ ngốc, vì tình cảm luôn dẫn đến quân phiệt. Muốn được giải phóng mà chọn Đức trị là đồ ngốc vì Đạo đức là cái bẫy của kẻ thống trị để bẫy nhũng kẻ có tâm mà trí không đủ, chỉ thấy gần mà không thấy xa. Càng hướng thiện bao nhiêu, càng cựa quậy để tìm Đạo đức bao nhiêu thì càng rúc sâu vào bẫy bấy nhiêu. Kẻ thống trị chỉ cần nắm cái bẫy Đạo đức giơ lên là xỏ mũi được cả đàn. Không biết đến bao giờ Nhân dân mới nhận ra điều ấy, lúc ấy người ta sẽ tìm Pháp trị.

Xin nối lại một chút cái mạch suy nghĩ về ĐỨC và TÀI. Khởi đầu có vẻ như đây là hai giá trị song song. Nhưng không, ý thức hệ Đức trị buộc phải coi Đức là gốc, Tài là ngọn. Rồi cái gốc Đức ấy lại phải mang nội dung số 1 là “trung với Đảng”. Chỉ cần thuyết giảng hai bước ấy thôi là TÀI (Trí thức) đã tụt xuống thân phận đầy tớ cho sự nghiệp Chính trị của Đảng. TÀI mà không phục vụ được sự nghiệp Chính trị của Đảng thì cũng “không bằng cục phân”. Đừng nghĩ rằng điều quá quắt này là ở bên Tàu những năm về trước. Chính ở Việt nam đây, ngày hôm nay, giữa lúc “sự nghiệp đổi mới” rất “thành công” này, điều ấy càng đúng hơn bao giờ hết!

Đảng ta đang trọng trí thức và càng ngày càng trọng trí thức, điều ấy xin đừng ai nghi ngờ.

Vì Đảng ta thừa biết nếu chỉ dùng mấy anh bất tài thì dẫu có giữ độc quyền sở hữu đất đai để độc quyền mua bán với nước ngoài cũng không thể hòa nhập được vào thế giới đầy trí tuệ hôm nay. Nên mọi tài năng ắt được sử dụng, nhưng… với một điều kiện: phải phục vụ cho sự nghiệp “chính trị” của Đảng (chú ý rằng “Chính trị” Mác xít thì bao giờ cũng có Kinh tế trong đó rồi! Mác Lê chỉ dạy “Kinh tế-Chính trị học” Économie politique, mà không dạy Khoa học Chính trị Science politique!). Sự nghiệp của Đảng thì luôn đồng nghĩa với sự nghiệp của đất nước, nên ở Việt nam này, dù nói “vì đất nước” hay “vì Đảng” thì ý nghĩa chính trị công khai của câu văn cũng không có gì thay đổi (nhưng trong chốn lương tri thầm kín thì hai câu văn kia lại có nghĩa đạo đức trái ngược hẳn, người ta biết anh vì đất nước thì người ta trọng, chứ biết anh là kẻ vì Đảng thì người ta lánh xa đấy, không “là một” được đâu!).

Vừa ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TIỀN, trái ý Đảng thì chữ TÀI liền với chữ TAI! Chọn đường nào thì chọn!

Trí thức Việt nam nhạy bén, họ hiểu ý Đảng nên chẳng dại gì mà chọn chữ TAI, cứ chọn con đường có hình Bác Hồ chỉ lối, để “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” …thì ” đánh đâu thắng đấy!”. “Cứ có Bác Hồ trong tay là sai khiến được ráo, Chuyên chính Vô sản chỉ nghe lời Bác Hồ “! Người Việt thời nay nói về đồng tiền cách mạng một cách rất đạo đức như thế!

Đấy là bài Đạo đức mà xã hội Mác-Lê đã dạy cho họ.Trong thâm tâm họ thừa hiểu những bài Đạo đức của lãnh tụ Vô sản thuyết giáo, vô tình chỉ để tạo ra một tầng lớp Cường hào mới giầu có gấp vạn lần bọn Cường hào phong kiến khi xưa.

Thời cực thịnh của Đức trị là Phong kiến, ngày nay cứ ham Đức trị là rơi vào Phong kiến, mà Phong kiến ngày nay thì đâu còn cái nét đẹp của phong kiến cực thịnh ngày xưa? Thế nhưng, về ý thức hệ, Việt nam vẫn đang nằm trong vòng Ý thức hệ Phong kiến nên đối với đa số dân chúng, việc ca ngợi Đức trị nghe dễ thuận tai hơn.

Phân tích như trên tôi không có ý gì muốn xúc phạm đến tấm lòng của cụ Hồ chí Minh, cụ Phạm văn Đồng là những vị có công Cứu nước (*), cũng như không dám xúc phạm đến tấm lòng cụ “Các Mác thánh thiện”. Trái lại tôi muốn khẳng định rằng tấm lòng dù thánh thiện đến đâu cũng không thoát khỏi cái vòng Kim cô của Ý thức hệ. Đối với những người điều hành xã hội, vấn đề là phải giải phóng Ý thức hệ trong cái đầu, chứ chủ yếu không phải là khổ công rèn luyện để “chính cái Tâm”!

Đứng trong ý thức hệ ấy thì cái Tâm cũng chẳng “chính” mãi được đâu! “Chính” thật thì ra rìa!

Hà Sĩ Phu (1995)

(*) Xin xem lời dẫn ở đầu bài

 

110 Phản hồi cho “Giã từ Đức trị”

  1. Phong Uyên says:

    Một bài viết cách đây 17 năm, chứa đựng rất nhiều những gán ghép khiên cưỡng có thể chấp nhận được cách đây 17 năm khi tư duy của HSP vẫn chưa thoát khỏi được sự thiếu hiểu biết và những cung cách lí luận học được từ trường Đảng, nhưng khó có thể chấp nhận được ở thời buổi Internet này. Tôi xin chỉ đưa ra những sai lầm quá hiển nhiên của HSP:

    “Đức trị” là 1 từ hoàn toàn do HSP tự đặt ra, không biết cần phải được hiểu theo nghĩa nào: trị dân theo tính Thiện (le Bien), theo Đức tính (la Vertu) hay dùng Đạo đức (La Morale) ?

    “Pháp trị” đã được thực thi dưới thời Tần Thủy Hoàng với hậu quả là đạo Khổng Nguyên thủy bị tiêu diệt, chế độ phong kiến Trung Quốc (nhà Chu) bị triệt tiêu và bị thay thế bằng chế độ Trung ương Tập quyền vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho tới tận bây giờ mà cơ sở là đạo Khổng của nhà Hán, cái gọi là Nho giáo mà HSP ca tụng, coi là tiêu biểu của nền Đức trị !

    Tiếp tố “trị” trong Đức trị và Pháp trị đã biến những khái niệm này thành những khái niệm phản dân chủ chia xã hội ra làm 2 hạng người: người cai trị là hàng quan lại mà Khổng giáo của nhà Hán gọi là Quân tử (người của vua) và tiện dân. Chế độ cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hiện nay vẫn tiếp tục phân chia xã hội theo kiểu Khổng giáo Hậu Tần này với tầng lớp đảng viên thuộc thành phần cai trị và mọi tầng lớp “phó thường dân”. Gán ghép “đức trị” vào tư tưởng Marx là hoàn toàn khiên cưỡng và lẫn lộn Pháp trị với Pháp quyền là bằng chửi Montesquieu. Pháp quyền là độc quyền của người dân làm luật pháp (qua Quốc hội), để những người – cũng được dân bầu ra – chỉ việc áp dụng (hành pháp). Những người này được coi là đầy tớ của dân chứ không phải là những người cai trị dân. Nền tảng của mọi chế độ dân chủ (Dân chủ phóng khoáng của Mỹ, Dân chủ Xã hội của Âu châu), đều ở Pháp quyền mà ra.

    Chủ nghĩa “Mác – Lê” là do Staline bịa đặt ra năm 1925, 1 năm sau khi Lénine chết, không dính dấp gì đến Marx và Engels cả. Đổ cho Marx là nguồn gốc của chủ nghĩa Mác – Lê là mắc mưu ban Tuyên giáo lấy danh Marx để tô bóng cho cái Mác Lê của mình. Tôi chỉ xin nhắc lại là sở dĩ Tây Âu và Nhật bản ngày nay có mô(t nền dân chủ vững chắc là nhờ tư tưởng Marx và Engels đã tạo ra truyền thống Dân chủ-Xã hội.

    HSP lẫn lộn Phong kiến Trung Quốc bị Tần Thủy Hoàng triệt tiêu cách đây 2200 năm và Phong kiến châu Âu sinh sau phong kiến Trung Quốc 17OO năm (500-1500) . Chủ nghĩa đế quốc độc nhất ở châu Âu là đế quốc La Mã tồn tại được chừng 1500 năm cho tới khi thành Constantinople (Istanboul) bị Hồi giáo chiếm. Những đế quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha… sau này, có từ thời Phục hưng khi khám phá ra châu Mỹ là tiền thân của Tư bản và làm phát triển tư bản nên không thể là hậu thân của Tư bản được. Chũ nghĩa đế quốc còn tồn tại chính là Tư bản cộng sản Tàu ngày nay.

    Đem Machiavel, 1 nhà văn, 1 nhà sử học, cố vấn của dòng họ cầm quyền Médicis thời Phục Hưng bên Ý ra ví với Tuân Tử, Hàn Phi là hoàn toàn khiên cưỡng. Thời buổi nào cũng có Machiavel: Kissinger là 1 Machiavel, Tổng thống Pháp Miterrand được coi là 1 Machiavel. Machiavel trở thành 1 tính từ (machiavélique) không ám chỉ 1 thời đại nào cả.

    Những đề tài này tôi đã có nhiều dịp bàn tới trong, Talawas, Thông Luận, Dân Luận… và hay được nhắc lại trên Internet. Mong có dịp bàn lại trên Đàn Chim Việt.

    • THƯỢNG NGÀN says:

      PHONG UYÊN

      Phong Uyên đúng thật là uyên
      Đúng người hay chữ hơn xa Lão Đồng
      Lão Đồng tri thức xa lông
      Gàn gàn bướng bướng Ngoan ngồng đấy thôi
      Biết chi bao sự ở đời
      Ngàn người hay chữ còn xa hơn mình
      Người ngu thích nói linh tinh
      Người khôn chỉ sợ rủi mình chẳng khôn
      Thế gian muốn sự vun tròn
      Luôn không tỏ vẻ mình khôn hơn người
      Nói ra để giúp cuộc đời
      Nói ra không phải để người khen ta !

      NON NGÀN
      (27/3/12)

    • Lâm Vũ says:

      Lâu lắm mới gặp lại bác Phong Uyên, từ cái ngày talawas (bộ cũ) đóng cửa. Vui khi thấy bác vẫn phong thái như ngày nào.

      LV

  2. NON NGÀN says:

    ÔNG HÀ SĨ PHU THƠ NGÂY
    CÒN LÃO NGOAN ĐỒNG GIẢ CẦY

    Ông Hà Sĩ Phu viết : “Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp”. Ông Phu ơi, ông viết như vậy thì chính tôi cũng chẳng biết ông muốn viết cái gì. Tôi không cho rằng ông lơ mơ, nhưng chắc ông viết không chính xác. Đức trị tại sao ông nổi hứng viết chữ hoa, để tôi biến thành chút ít khôi hài mà một đầu óc quá thông minh cỡ như Lão Ngoan Đồng lại chẳng hiểu gì sất. Ông Phu bảo mình đã đọc mác xít nhiều, nhưng theo tôi ông Phu dường như chẳng hiểu mác xít gì mấy. Ông cho tư tưởng chính trị của Mác là đức trị, nhưng kiểu phong kiến, lại mang màu sắc công nghiệp. Ông thông tin học thuật kiểu đó thì khiến cho mọi “quần chúng nhân dân” bị tẩu hỏa nhập ma về mặt nhận thức hết. Tư tường Mác là tư tưởng kiểu vô sản, không phải kiểu đức trị đâu. Vô sản có nghĩa chỉ biết giai cấp “vô sản” mà ngoài ra không còn biết ai hết. Mác đã từng nói ai không có tư duy giống ông ta đều là tư tưởng tư sản, hay thậm chí là tư tưởng phản động cả. Thế thì Mác làm gì có tư tưởng đức trị như Hà Sĩ phu nhầm lẫn. Mác chỉ chủ trương đấu tranh giai cấp như một quy luật biện chứng lịch sử khách quan của toàn thế giới, đó là cái mà Mác cho là quy luật khoa học, duy nhất đúng. chính Mác mê tín vào ý niệm biện chứng luận của Hegel nên mới tin tưởng tuyệt đối như thế. Đã tuyệt đối thì nó vận động vượt lên mọi chủ quan của con người, làm gì còn đức trị nữa. Ông Phu lại cho đức trị phong kiến, mang màu sắc công nghiệp. Nói như vậy thì thật sự lợn cợn và giang hồ (mơ hồ) quá. Đức trị là quan niệm phong kiến tự trong lịch sử của nó rồi, còn gì để để nhấn mạnh thêm nữa. Bởi trong thời quân chủ xa xưa, người ta đề ra quan niệm nhân trị và quan niệm pháp trị. Pháp trị thì vượt ra ngoài mọi cá nhân con người. Nhân trị thì gắn liền với đức độ cá nhân con người. Có nghĩa đức trị chủ yếu đi sát nhân trị mà không đi sát pháp trị. Vì pháp trị là dùng luật pháp khách quan để trị. Tất nhiên luật pháp đó có khi nghiêng về đức hay không nghiêng về đức. Pháp trị nghiêng về đức, đó là pháp trị lý tưởng. Pháp trị không nghiêng về đức, đó là pháp trị kiểu độc tài độc đoán, như Hàn Phi tử hay Machiavel … chẳng hạn. Mặt khác, trong thời đại dân chủ, không ai nói đức trị, bởi đó là quan điểm chủ quan, cá nhân của thời phong kiến. Thời đại dân chủ chân chính, chỉ có mọi người làm chủ xã hội theo pháp luật đúng đắn, như vậy chỉ có pháp trị (法 治) mà không thể có “đức trị” (德 治) hay “nhân trị”. Hay ông Phu muốn hiểu đức trị là trị nước theo lòng nhân (仁), tức nhân trị (仁 治) hay lấy đức nhân để trị, mà không phải nhân trị (人 治) là lấy quan điểm chủ quan của cá nhân con người để trị. Như vậy thì thuộc tính “mang màu sắc công nghiệp” mà ông Phu gắn vào, thực chất chỉ là lạc lõng và vô bổ. Đúng ra công nghiệp đi đôi với nền dân chủ hiện đại là lẽ tự nhiên. Còn công nghiệp đi đối với khái niệm vô sản chỉ là ý niệm huyễn hoặc, mê tín vào biện chứng luận Hegel của Mác. Thế cho nên nếu bảo ông Phan Bội Châu, ông Phan Chu Trinh theo quan niêm đức trị vẫn có thể đúng, mặc dầu chắc chắn hai ông này phải theo quan niệm pháp trị. Trái lại bảo ông Hồ Chí Minh theo quan niệm đức trị là không đúng, vì ông Hồ đi theo quan điểm vô sản của chủ nghĩa Mác, nên có thể ông Hồ chỉ đúng theo ý nghĩa Đức trị mà không theo ý nghĩa đức trị. Đó là một sự thật sâu xa mà có lẽ ông Hà sĩ Phu chưa đọc hết lý thuyết Các Mác. Trong khi đó làng nhàng như kiểu Lão Ngoan Đồng chậm hiểu thì chẳng có gì để nói cả. Ông Hồ không nói ra nhưng chắc chắn ông Hồ phải tin vào ý nghĩa của đấu tranh giai cấp như Mác, bởi nếu không tin thì ông Hồ không thể theo lý tưởng của Mác mà mọi người đều biết. Bởi vì quan điểm của ông Hồ là quan điểm thế giới đại đồng vô sản kiểu Mác, trong khi đó quan điểm dân chủ hiện đại của Phan Chu Trinh hay quan điểm quân chủ đại nghị của Phan Bội Châu, theo quan điểm ông Hồ hay theo quan điềm của Mác đều là các quan điểm “tư sản” cả. Đấy sự khác nhau giữa Đức trị và đức trị cũng như Nhân trị và nhân trị, chính là như thế. Khi người ta hiểu lý tưởng của Hồ Chí Minh là đức trị như ông Hà Sĩ Phu quan niệm, có nghĩa là đi sai bản chất của vấn đề. Nhưng nếu hiểu ông Hồ theo quan niệm Nhân trị, mà chưa hẳn là nhân trị, điều đó lại có thể đúng. Bởi vì đấu tranh giai cấp của Mác không phải là nhân trị mà chính là Nhân trị. Ồng Phu bé cái lầm ở đây nó là như thế. Nhưng nói nhiêu khê quá Lão Ngoan Đồng không hiểu lại cho là nói bậy. Hậu quả của xã hội VN ngày nay quá lộn xộn, tham nhũng, đó là vì người ta nặng về Đức trị hay Nhân trị mà không phải là đức trị, nhân trị, hay pháp trị. Đó là ý nghĩa của khẩu hiệu giai cấp vô sản là đội ngủ tiên phong, đảng viên là đi đầu, chính là con người trị con người là như thế. Đó là Nhân trị mà ông Hà sĩ Phu không hiểu ra, lại tưởng là đức trị mặc dù ông viết chữ hoa nên người ta có thể hiểu khôi hài thành ra Đức trị. Đấy cái lơ mơ của Hà Sĩ Phu là như thế, cho dầu ông tự hào đã hiểu Mác rất tường tận cũng giống như ông Lữ Phương ngày nào đó cũng vậy. Còn Lão Ngoan Đồng thì khù khờ, người ta nói tếu, lại ngu ngơ nghĩ người ta nó thật. chính mình dốt thành mới nghĩ người dốt là như vậy. Đúng ra, mỗi ngày Ngàn Khơi chỉ muốn viết một vài ý ngăn ngắn nhằm góp phần nâng cao nhận thức hay dân trí của nhiều người VN ngày nay, thế nhưng Lão Ngoan Đồng bụng dạ hẹp hòi, đố kỵ, lại lấy cái riêng che mờ cái chung, thành ra lão cứ chúi mũi dè bỉu, chưỡi bới bạt mạng. Đó chính là lý do khiêm tốn để Non Ngàn bó buộc bất đắc dĩ mà phải viết bài thanh minh thanh nga hoàn toàn ngoại lệ này. Do vậy cái tri thức giả cầy của Lão Ngoan Đồng ưa khoe mẽ hiểu biết nhưng đầy chất khoe mẽ cái tôi ích kỷ khiến nhiều người có thể thất vọng và ngao ngán trong yêu cầu đấu tranh cho nền dân chủ tự do đúng nghĩa, thiết yếu của thời buổi nước nhà hiện tại.

    ĐẠI NGÀN Võ Hưng Thanh
    (27/3/12)

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Võ Hưng Thạnh ui,

      1/
      Đọc bài viết của Hà Sỹ Phu mà không hiểu thâm ý HSP cợt nhả rất trí thức trong đó, thì quả thực là … không thông hiểu sự vụ chi hết. Đã thế còn cố cãi bướng, cố giành lấy phần phải về mình. Too bad :-( !

      HSP thâm trầm kín đáo, trong khi anh sốc nổi, thích khoe mẽ bề ngoài.
      Cứ đọc bài viết của HSP, rồi đọc những góp ý của anh, đồng thời các phản biện xưa nay của anh với bạn đọc khác, đủ hiểu thực học và bản chất con người anh ra sao ?

      Anh thuộc loại “gái đĩ già mồm” và “một kẻ nói ngang, ba làng cãi không lại” !
      Anh sở trường cái trò “lấy chữ đè người”, ní nuận ninh tinh làm rối trí người !
      Các nick anh chọn, đầy tính ngạo mạn, chứng tỏ “con ếch muốn to hơn con bò” !

      2/
      Cái giống nhau của Nho và Mác ở chỗ, cả hai đều tự phong cho mình là những HIỆP SĨ trừ gian diệt bạo. Vâng, đó là những con người toàn hảo, tài ba và đạo đức hơn người (quan niệm người quân tử theo Nho; người chiến sĩ CS giác ngộ cách mạng theo Mác, mà cụ thể là giai cấp công nhân trong xã hội công nghiệp). Những hiệp sĩ này “thế thiên hành đạo”, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng toàn diện, mục đích giác ngộ nhân loại và giải phóng loài người, để xây dựng một (trật tự) xã hội mới, ấm no thịnh vượng hoà bình, (chả thế mà CS luôn luôn dùng cụm từ “độc lập tự do hạnh phúc” ở đầu đề, và mục đích cuối cùng là xây dựng thành công thiên đường CS trên mặt đất, không giai cấp, không còn cảnh người bóc lột người và ưu việt nhất ở điểm “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” bla bla bla.)

      Tóm tắt, tất cả đều lấy ĐẠO ĐỨC con người ra che chắn (cho tham vọng cá nhân), cũng như biện minh cho những vô đạo trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn như đề cao trò “giết một kẻ (ác) cứu vạn người (hiền)”; “cứu cánh biện minh cho phương tiện” …
      (Nói thực đứa nào cũng rứa. Bọn Mỹ cũng nhân danh đạo đức con người, qua sự đề cao nhân quyền nhân bánh, để can thiệp thô bạo khắp nơi. Bọn Nga bọn Tàu … cũng rứa. Ngày xưa thực dân Pháp đến ta, cũng rêu rao “khai hóa”, mà thực chất là chiếm thuộc địa cho riêng mình)

      Cái gót chân Achille thể hiện ra ở đây rất rõ nét, là tính GIÁO ĐIỀU DUY Ý CHÍ, khi cương quyết đào tạo ra cho bằng được một khuôn mẫu CON NGƯỜI MỚI (người quân tử Nho giáo và người CS theo Mác), để phục vụ cho lý tưởng cao cả trên. Thực tế cho thấy làm gì có hạng người đó trên thế gian này chứ. Chỉ toàn là bọn NGỤY QUÂN TỬ, nhân danh chính thống để đàn áp và bóc lột dân thôi.
      Chính vì thế mà bảo đó là những LÝ THUYẾT KHÔNG TƯỞNG (non-imaginary theories) thiệt là đúng quá xoá.

      Với anh tôi chỉ giải nghĩa tiềm tiệm như thế, để anh hiểu ra thiên hạ không phải ai ai cũng ngu (hơn anh) hết thảy.

      Lão Ngoan Đồng

      • ĐẠI HẢI says:

        LẠI MỘT NGƯỜI HAY CHỮ

        Lão Ngoan Đồng lại viết : “Cái giống nhau của Nho và Mác ở chỗ, cả hai đều tự phong cho mình là những HIỆP SĨ trừ gian diệt bạo”. Đúng là cách nói của kiểu con ếch muốn to bằng con bò. Lão Đồng hoàn toàn không hiểu cốt lõi của đạo Nho là lòng nhân. Nhân là đề cao cao người, coi con người là mục đích cao nhất, con người là gạch nối giữa tam tài. Cũng từ nền tảng nhân bản đó mà nho gia rất đề cao lòng nhân. Đạo Nho là đạo nhân văn, học thuyết khổng tử là học thuyết nhân bản. Trong khi đó học thuyết của Mác là học thuyết đấu tranh giai cấp. Lão Ngoan Đồng quả thật không hiểu sâu ý nghĩa đấu tranh giai cấp mà Mác quan niệm là gì. Này nhé, đấu tranh giai cấp có hai nghĩa. Nghĩa dung tục là đấu tranh quyền lợi kinh tế giữa hai nhóm người đối lập về quyền lợi xã hội thực tế. Chỉ có thế thôi. Đấu tranh là phải hơn thua, không có cái lý, cái tình gì hết. Cụ thể, những cuộc đấu tố dã man trước kia, hay sự tướt đoạt tài sản của cái được gọi là giai cấp bóc lột, trong các cuộc cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp v.v… nó đều như thế. Nhưng đó là mặt tầm thường, thực tế được Mác khuyến khích đối với giai cấp vô sản, hoặc ít ra cũng là những người theo Mác về sau làm như thế. Còn cái cốt lõi của đấu tranh giai cấp sâu kín mà ngay nhiều người mác xít cũng không biết, đó là Mác lấy quan điểm biện chứng của Hegel làm đòn bẫy cho học thuyết của mình. Mác tin quy luật biện chứng là tuyệt đối đúng, nên Mác cho rằng học thuyết của mình cũng đệ nhất khoa học. Tức lịch sử diễn tiến khách quan từ cộng sản nguyên thủy đề đi đến cộng sản khoa học kinh qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đó là điều mà những người tưng bốc Mác cho rằng chân lý duy nhất đúng, là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Nên trong khi bàn dân thiên hạ hoặc đem trải nghiệm thực tế ra để trao đổi, thảo luận, hoặc đem học thuật, khoa học ra để soi sáng các ý nghĩa vấn đề, thì Lão Ngoan Đồng chỉ đem cảm tính, sở thích cá nhân riêng mình ra để soi rọi người khác. Rất tiếc quan điểm đó của Lão chỉ là quan điểm cá nhân, hẹp hòi, ích kỷ, để cái thị hiếu thấp kém cá nhân lam che lấp hết ý nghĩa bao quát, cao cả chung. Bởi thế cho nên càng nói càng thấy cái sai trái của Lão Ngoan Đồng, nhưng không nói thì Lão Ngoan Đồng cứ tưởng bở, tưởng mình cao nhất hơn thiên hạ.

        Lão ơi đừng chữi non ngàn
        Thanh âm dội lại lão càng khổ tâm
        Ngàn khơi sóng cả mênh mông
        Lão như con nhái ngồi trông bên bờ !

        THƯỢNG NGÀN
        (27/3/12)

  3. maison says:

    Học Đạo là để thực thi Đức. Cái đức mà mỗi cá nhân có được là nhờ chú tâm đào luyện qua việc học hỏi các qui luật sinh hoạt tổ chức của mọi sự vật.

    Làm sao học được Đạo. Là do sự tiếp xúc và chiêm nghiệm. Đạo lớn là sự vận hành của vũ trụ trong đó con người và mọi tạo vật phải dung hoà tuân theo. Đạo nhỏ là các lý tưởng phương châm do con người đặt ra để chính con người cùng dựa vào đó để thực hiện.

    Cách Vật, Trí tri, Thành ý, Chính Tâm là các bước tiến để tu đức học đạo. Nhờ đó mỗi con người mới hoàn chỉnh được cái thân tâm của mình (Tu thân), tu được cho mình rồi cũng làm tốt được khi có gia đình ( Tề gia). Cũng như khi có cơ hội quản trị việc xã hội, giúp cho thế giới con người tiến tới hoà đồng thân thiện ( Trị quốc, bình thiên hạ). Đức, là việc thể hiện các qui luật của Đạo.

    Dành cho con người, Đức là việc bảo vệ sự sống và sự tiến triển của con người.

    Bảo vệ môi trường để con người sống khoẻ là thể hiện đạo đức. Giữ nét đẹp sạch sẽ của đường phố cũng là thể hiện đạo đức nơi con người. Và còn nhiều điều khác nữa mà mỗi người có thể làm được để thể hiện đạo đức từ nơi mình. Trung Dung và Nhân Thứ là đạo Nho. Trung, là để có sự thăng bằng cân đối. Dung, là để hoà đồng và chấp nhận. Khi đã có hiểu biết môi trường sống và đối tượng giao tiếp, ta có thể dung chứa và trung hoà với hoàn cảnh cũng như đối với con người. Đạo Nho là đạo Nhân Thứ với câu nói của Khổng Tử: Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân – Cái mà mình không muốn thì đừng gây ra cho kẻ khác. Đạo Trung Dung của nhà Nho là tìm cách hoà hợp.

    Việc đem đánh đồng Nho giáo với chủ thuyết Mác Lê là sự gộp chung cách ấu trĩ và lố bịch. Một bên thì tìm đến sự hoà đồng ( Nho giáo), còn bên kia thì tạo ra sự mâu thuẫn ( Mác Lê).

  4. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa bà con,

    Ở đây có người vô tình hiểu lầm hai chữ ĐỨC TRỊ trong bài viết của Hà Sĩ Phu, thành lý thuyết của ông Các Mác, vốn là người Đức, được mang áp dụng ở khắp thế giới trong thể kỷ 20 là thời kỳ Đức trị !

    Riêng với Hà Sĩ Phu, tôi thấy rõ ràng là ông định nghĩa Đức trị là, lấy ĐẠO ĐỨC LÀM CĂN BẢN trị dân như thời phong kiến Nho giáo ngày xưa, nhưng trong bối cảnh lịch sử đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ nghệ ở các nước Tây Âu, cụ thể ở Anh và Đức mà ông quan sát thấy.

    Xin dẫn chứng:cụ thể nhất điều Hà Sỹ Phu đề cập:

    [trích]
    ĐÁP: Theo nhận thức của tôi thì tư duy chính trị Mác xít chỉ là tư duy Đức trị phong kiến mang màu sắc Công nghiệp.

    Trước đây, bản chất Phong kiến của hệ thống chính trị Mác – Lê bị che mờ đi là do mấy nguyên nhân sau:

    Về nội dung: Người ta thấy lý thuyết Mác-Lê có những nhân tố mà lý thuyết Đức trị phong kiến không có như “Giai cấp công nhân và Đảng tiền phong”, “tính Quốc tế”, tính “tập thể”, “tính Công nghiệp”, “tính Duy vật biện chứng”…Hơn thế, lý thuyết Mác – Lê luôn nói về ý thức hệ phong kiến như ý thức hệ phản động cần phải tiêu diệt.
    [hết trích]

    Tóm lại, khi đọc không kỹ, nên hiểu lầm hệ quả là diễn giải sai, theo suy luận chủ quan của mình,
    Đã thế lại dụng thuật mọn xảo ngôn, dài dòng chả ra đâu vào đâu.

    Kết, xin dẫn lời các cụ ta đã dậy con cháu

    DỐT ĐẶC CÒN HƠN HAY CHỮ LỎNG !

    Lão Ngoan Đồng

    • ĐẠI NGÀN says:

      NGOAN ĐỒNG

      Chuyện đời vốn nói vui chơi
      Ngoan Đồng Lão lại dở hơi quá chừng
      Tự nhiên lão thích nổi khùng
      Vạch ngay tấm áo để người xem lưng
      Nói chơi nhưng lão lại mừng
      Tưởng rằng nói thật quả ‘tưng’ ở đời
      Tưởng xưa lão giỏi ra trò
      Thương thay nay lão lò dò mà kinh
      Ai xem đều rõ sự tình
      Vậy mà lão dám tự mình khoe đuôi !

      NON NGÀN
      (26/3/12)

    • THƯỢNG NGÀN says:

      ỐI THÔI CÁI LÃO NGOAN ĐỒNG

      Khi ông Hà Sĩ Phu viết “Đức trị”, chữ Đức được viết hoa, người có khiếu khôi hài liền khoái trá hiểu ngay là cai trị bằng tư tưởng Đức. Điều ngay nói đùa nhưng mà chỉnh, nói giỡn mà thành nói thiệt. Tư tưởng Đức là tư tưởng kiểu của Các Mác, Hitler … Chỉ khi nào ông Phu viết “đức trị” khi đó bàng dân thiên hạ không ai có thể hiểu khác hơn là cai trị bằng đức hạnh, bằng đức tính con người, bằng quan điểm đạo đức. Chỉ là chuyện khôi hài đơn giản như vậy, nhưng Lão Ngoan Đồng thật sự quá thông minh đến nỗi thật tình chẳng hiểu tới được. Đúng là điều hoàn toàn đáng tiếc. Thật ra, cách viết trên cộng đồng mạng là cách viết phóng khoáng, tự do. Đọc một bài viết, là đọc cái ý thức, cái mục đích, cái tiêu chí, cái tính cách, hay tinh thần của tác giả. Mọi người sẽ mừng khi thấy qua bài viết tác giả nào đó là người có tâm lý, ý thức yêu nước, yêu dân, tâm lý chuộng cái hay, cái đúng thế thôi. Tức lấy đại nghĩa làm trong mà không lấy tình cảm riêng, ý thức cá nhân, mục tiêu cá nhân để xem xét. Rất tiếc, cũng trên trang mạng như thế, có một số người hay để cái tôi hầu như mang tính tị hiềm, đố kỵ, hay vụn vặt, riêng tư nào đó, hay tính cách thuần túy cá nhân, làm cho hỏng mất đi các mục đích cao cả, mở rộng, bao trùm của ý thức và tinh thần đại nghĩa. Điều này quả thật đáng tiếc. Như trước đây, có một thời gian thường xuất hiện Nguyễn Hữu Viện, chỗ nào cũng lăng xăng chỉ trích, gièm xỉa cá nhân một cách vô ý thức, chẳng mấy có chút tinh thần xây dựng, cổ vũ, động viên cho cái hay, mà chỉ thấy toàn có chữi rủa bạt mạng, vung vít. Bây giờ không thấy Viện nữa mà lại thấy có Lão Ngoan Đồng thay vào. Lão này chỉ ưa chúi mũi châm chọc cá nhân, thật trái với tinh thần và mục tiêu đạo nghĩa, đạo lý, tức lợi ích chung mà mọi người, hay mọi cư dân của cộng đồng mạng đang hàng ngày trông đợi. Cho nên mới có thơ rằng :

      Tiếc thay cái lão Ngoan Đồng
      Ngoan đâu chẳng thấy chỉ phồng má ra
      Đâm xiên chữ xéo người ta
      Tinh thần nhỏ hẹp quả là khó ưa
      Lão sao giống một con lừa
      Bạ đâu đá đấy dây dưa nhùng nhằng
      Nước non tưởng lão đang hăng
      Hóa ra lão chỉ lằng nhằng tình riêng !

      NGÀN KHƠI
      (26/3/12)

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Khi Hà Sỹ Phu viết về Đức trị viết hoa là để nhấn mạnh, chả khác gì ông ta viết về chữ Công nghiệp ! Đồng thời ông ta cũng có chút khôi hài ở đây.
        Tuy nhiên ông ấy không đi quá xa, để gây hiểu lầm , mà vội vã giải thích bằng những định nghĩa và những dẫn chứng cụ thể thật thuyết phục trong toàn bài, như tôi đã dẫn chứng ra một thí dụ điển hình.

        Còn khôi hài đen kiểu của ông thật tệ hại, chả ra đâu vào đâu và lộn xộn đến vô nghĩa. Ông cố tình gò ép con chữ và lý luận vào một cái khuôn chật hẹp đã định sẵn, bất chấp khách quan lịch sử, tư duy hợp lý.

        Thiên hạ khổ vì ông qua những nhận định vớ vẩn dài lê thê, cũng các bài vè khùng điên, choáng quá nhiều chỗ và hiện diện ở khắp nơi

        Những nicknames ông chọn xem ra chả khác gì đám chầu văn hát đồng bóng, Nào là Đại Ngàn với chả Thượng Ngàn …

        Ông quả thực là ĐẠI GÀN, GÀN BÁT SÁCH :-) !
        Thần kinh có vấn đề, mà dân Bắc kỳ gọi là chập mạch !

        Tôi thấy mà vừa thương vừa bực cho Ban Biên Tập DCV, đã hết sức rộng lượng dành cho ông đất sống quá rộng.

        Lão Ngoan

      • NGÀN KHƠI says:

        LẦN CHÓT

        Đây lần chót trả lời anh-nói-dại
        Vẫn khoe khoang mình y-sĩ cựu trào
        Giọng ấm ớ giống cò-mồi chẳng khác
        Quan điểm gì y hệt kẻ tào lao
        Làm ra vẻ ta đây người “chống cộng”
        Mà thật tình trí óc loại cào cào
        Vừa ti tiện, nhỏ nhen, vừa con nít
        Kiểu lưỡng thê hai mặt chốn bờ ao !

        ĐẠI NGÀN
        (28/3/12)

      • Thượng Ngàn says:

        ĐIỀU KHÔNG THỂ THA THỨ ĐƯỢC

        Lão Ngoan Đồng viết “Thiên hạ khổ vì ông qua những nhận định vớ vẩn dài lê thê, cũng các bài vè khùng điên, choáng quá nhiều chỗ và hiện diện ở khắp nơi. Những nicknames ông chọn xem ra chả khác gì đám chầu văn hát đồng bóng, Nào là Đại Ngàn với chả Thượng Ngàn …
        Ông quả thực là Đại Gàn, Gàn bát sách ! Thần kinh có vấn đề, mà dân Bắc kỳ gọi là chập mạch ! Tôi thấy mà vừa thương vừa bực cho Ban Biên Tập ĐCV, đã hết sức rộng lượng dành cho ông đất sống quá rộng”.
        Đây là ngôn ngữ và giọng lưỡi của một bác sĩ quân y chế độ cũ tại miền Nam. Nghe có người cho biết Lão Ngoan Đồng như thế, không biết có đúng vậy không. Nhưng nếu là quân y sĩ chế độ cũ VNCH, tại sao một trí thức như vậy lại vô cớ tấn công người khác chẳng liên quan gì đến mình ? ĐCV là diễn đàn tự do, đa phương chung, ai cũng có quyền viết vì mục đích chung, mục đích xã hội, không vì lợi riêng hay mục đích cá nhân nào hết. Thế sao LNĐ lại ưa chúi mũi phá thối những bài viết nghiêm túc, đúng đắn ? Đây có phải là ý đồ gì riêng của Lão, rất giống một con cò mồi, một kẻ nằm vùng, mồm loa mép dãi “chống cộng” điên cuông, nhưng thực chất luôn để lòi ra cái tôi thấp kém, hèn hạ của mình, như chính đoạn viết như trên của Lão đã tự tố cáo hay nói lên thực chất tầm thường, và có thể nói được là “hạ đẳng” của Lão. Đây là do LNĐ đã xúc phạm cá nhân một cách không thể tha thứ được. Do vậy rất mong được ĐCV vô tư cho đăng nguyên văn một cách nghiêm túc như nói trên để làm kinh nghiệm và rộng đường dư luận cho mọi độc giả của Đoàn Chim Việt. Xin rất cám ơn BBT.

        ĐẠI NGÀN
        (28/3/12)

      • Ban Mai says:

        Anh Võ Hưng Thanh ơi,
        Bạn anh, anh NQ.Thg nói với tôi: “Thằng VHT học nhiều, bằng cấp gì cũng có nhưng phải cái tộị là “viết nhanh quá” mà không có được một quyển sách nào! “Viết nhanh quá” được hiểu là hấp tấp, không cẩn trọng.. Thí dụ bên trên anh gõ là “lần chót” rồi lần nầy là “không thể tha thứ được”! Việc LNĐ có là bác sĩ quân y VNCH gì đó chẳng có liên quan gì đến nội hàm Đức trị hay đức trị đang tranh cãi nầy đâu? Tranh cãi trên diễn đàn mà còn “cay cú” thì làm sao đối diện để thảo luận nghiêm chỉnh mà không động đến miệng lưỡi, tay chân?
        Giữa cái cà tửng của LNĐ và cay cú của anh thì rõ ràng là anh “đang bị động” rồi! Bình tĩnh! Việc đâu còn có đó! Chúc anh vui, khỏe. :) (người dưng, ghé ngang qua)

      • Builan says:

        THEO TÔI THẤY :
        ” LÀN CHÓT
        ” ĐIỀU KHÔNG THỂ THA THỨ ĐƯỢC
        “..Ông quả thực là Đại Gàn, Gàn bát sách ! Thần kinh có vấn đề, mà dân Bắc kỳ gọi là chập mạch ! Tôi thấy mà vừa thương vừa bực cho Ban Biên Tập ĐCV, đã hết sức rộng lượng dành cho ông đất sống quá rộng”…….
        Lão, rất giống một con cò mồi, một kẻ nằm vùng, mồm loa mép dãi “chống cộng” điên cuông, nhưng thực chất luôn để lòi ra cái tôi thấp kém, hèn hạ của mình,… Đây là do LNĐ đã xúc phạm cá nhân một cách không thể tha thứ được. Do vậy rất mong được ĐCV vô tư cho đăng nguyên văn một cách nghiêm túc như nói trên để làm kinh nghiệm và rộng đường dư luận cho mọi độc giả của Đoàn Chim Việt. Xin rất cám ơn BBT. ”
        ĐAỊ GÀN
        28-3- 2012

        ***Khakhakha !
        MẮNG người ta
        Rồi thì LA LÀNG, rồi năn nỉ xin xỏ ! Tôi nghiệp
        LION DANCE
        28-3-12

      • Builan says:

        Chaó Ban Mai
        LỜI VÀNG Ý NGỌC cuả bạn không biết có lọt vào tai VHT không ?

        Tôi cũng biết VHT không thua gì ông anh NQ Thg đâu ! Thế cho nên tôi rất GIẬN – giận mà thương, khi phaỉ đọc

        NON NGÀN says:
        26/03/2012 at 21:59

        “ÔNG HÀ SĨ PHU THƠ NGÂY
        CÒN LÃO NGOAN ĐỒNG GIẢ CẦY”

        **Viết làm chi caí thứ chữ nghiã ” lổ mãn ,trịch thượng ” như thế ?
        Liệu có làm cho mình cao hơn hay chỉ là thấp xuống ???
        Xin bàn giao VHT cho BM .! Xin được bắt tay thân aí ! Cảm ơn anh

      • BẠT NGÀN says:

        TRẢ LỜI ANH BAN MAI

        Cuộc đời như một cuộc chơi
        Mình chơi vui vẻ thì đời thêm vui
        Tiếc thay vì bọn ruồi bu
        Vo ve chẳng đập coi như cũng hèn
        Đừng làm quân tử cung trăng
        Phải nên thực tế cánh bằng thế gian
        Ban Mai lên tiếng rộn ràng
        Giữa trời lúc sáng khiến càng tỉnh hơn
        Tình đời ai rõ nguồn cơn
        Lên non thì phải lâu hơn vào rừng
        Đời mà đâu lẽ dững dưng
        Cánh bằng vạn dặm chỉ dừng nghỉ chân …

        THƯỢNG NGÀN
        (29/3/12)

      • NGÀN KHƠI says:

        LÂN DỎM

        Lân này thuộc loại rẻ tiền
        Giấy bồi hạ cấp có thiêng bao giờ
        Xập xình xập xưởi lơ mơ
        Đụng đâu ngáp đấy vật vờ ai ưa
        Mong thay gặp một trận mưa
        Những loài lân dỏm biết thừa ra sao
        Chim bằng bay ở trên cao
        Liếc nhìn xuống thấy ối dào con lân !

        NON NGÀN
        (29/3/12)

    • nt says:

      Cảm ơn Lão Ngoan Đồng,

      Cụm từ “đức trị” thì cần phải có một trình độ can bản về văn hóa chứ còn như
      “CHỮ LỎNG” thì nghĩa bình dân ai cũng biết.

      Thân ái,

      • NGÀN KHƠI says:

        LẠI THÊM

        Lại thêm một kẻ về hùa
        Ra trò chống đỡ lão rùa là sao
        Dốt đen đít lại tự cao
        Trí như hột mít tưởng bao non ngàn
        Nào hay khối óc làng nhàng
        Tưởng mình bao trọn đại ngàn ghê chưa !

        ĐẠI HẢI
        (27/3/12)

  5. D.Nhật Lệ says:

    Bài nhận định khá thuyết phục,có thể nói hơn là rất thuyết phục của Hà Sĩ Phu,thế nhưng có lẽ tác giả có chút lầm lẫn nên đã gom chung đức trị theo quan niệm Nho giáo và ‘đức trị’ theo chủ nghĩa CS.vào một giỏ,khiến nhiều người sẽ dễ ngộ nhận mà hiểu sai ý chính của tác giả.Lý do của sự đồng nhất đức trị này có lẽ là vì tác giả không muốn dùng lời lẽ thẳng thừng trong việc phê phán trực tiếp vào chế độ cầm quyền hiện nay mà đa số người trong nước thường phải viết theo kiểu che chắn,thậm chí có người còn núp bóng họ Hồ như ‘lá bùa hộ mạng’ cho được an toàn !
    Trước hết,phải định nghĩa 2 chữ đạo đức theo Nho giáo là gì ? Đó thường là những nguyên tắc thuộc luân thường đạo lý trong đạo vua-tôi,quan hệ cha mẹ-con cái,hay quan hệ thầy-trò như đạo hiếu.Tất cả không dính dáng gì đến cái gọi là đạo đức cộng sản cả.Nếu có chút dính dáng thì chỉ có chút đỉnh ở đạo trung
    quân-ái quốc mà người CS.vơ vào để đồng hóa cho…tiện việc sổ sách,kể cả thanh toán đối thủ !
    Chủ nghĩa CS.có chủ trương bạo lực,đặt ra vấn đề đấu tranh một mất một còn giữa giai cấp vô sản và
    hữu sản,trong đó quyền lực thuộc về giai cấp vô sản như môt trò nhân danh hay mạo danh để lợi dụng,
    chứ thực tế không phải như vậy.Đã đề cao BẠO LỰC thì đạo đức ở chổ nào,thưa bác HSP.?
    Hãy dẫn lời dạy của Lênin để coi tổ sư cộng sản này định nghĩa đạo đức như thế nào ? Đó là “Cái gì lợi
    cho cách mạng (cs) là đạo đức,ngược lại là vô đạo đức.Nếu có lợi cho cách mạng mà phải thoả hiệp
    với kẻ cướp,chúng ta cũng phải làm” (Lênin toàn tập,tập 41,trang 24,Nhà XB.Tiến Bộ,Matcơva).
    Như vậy thì rõ ràng ‘đức trị’ theo chủ trương cộng sản KHÁC HOÀN TOÀN với đức trị của Nho giáo.Đức
    trị của Nho giáo được xem như gần với đạo làm người còn CS.là thủ tiêu và phủ nhận giá trị làm người !

    • Lão Ngoan Đồng says:

      Thưa bà con,

      Theo tôi nghĩ, khi dành lấy quyền từ tay kẻ khác thì thời phong kiến hay thời CS nổi lên sau này cũng giống nhau thôi. Nghĩa là đều phải dùng BẠO LỰC CÁCH MẠNG, bởi chính ngay bọn cầm quyền đều rất cứng đầu không bao giờ chịu nhượng bộ một phân nhỏ khi đụng tới chuyện phải từ bỏ quyền lực.
      (Và tôi nghĩ dành lấy quyền từ tay bọn CS như ở Tàu, Ta, Bắc Hàn, Cuba cũng phải dùng đến bạo lực, bởi bọn này khác với CS Đông Âu rất nhiều. Ở Đông Âu dân trí cao hơn, và bị bó buộc đi theo chủ nghĩa CS, bởi bị Mỹ, Nga và Anh chia vùng để cai trị sau chiến thắng Phát xít Đức. Còn ở Á châu và Cuba là chúng tự nguyện đi theo và được dân ủng hộ nhờ trò mị dân, khoác áo chống thực dân phong kiến; còn dân lại ngây thơ tin đó là sự thật 101 %).

      Thời phong kiến bên Tàu tuân thủ theo “định luật” vua là con trời, thay trời trị dân dưới trần thế, ngắn gọn bằng motto “thế thiên hành đạo” ! (còn trên thượng giới có Ngọc hoàng thượng đế với bà Tây Vương mẫu cùng triề đình với quan lại và thiên binh / binh (nhà) trời, xem ra chả khác gì dưới trần. Một điều khác duy nhất là trên trời kô có ngục tù, khi bị tội thường bị đày xuống trần thế, và gọi là “trích tiên” / tiên bị đoạ ! ).
      Vua lấy cái đức của mình mà ban bố đi khắp thiên hạ. Cái Đức (Đức trị) xem ra cần thiết hơn cái Tài, cũng như Luật lệ (của trường phái Pháp gia).

      Wikipedia:
      Trong Lịch sử Trung Quốc, Pháp gia (法家; bính âm Fǎjiā) là một trong bốn trường phái triết lý ở thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc (Gần cuối thời nhà Chu từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực tế, nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu “khi thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi” làm nguyên tắc chính của mình, hơn là một triết học về luật. Trong hoàn cảnh đó, “Pháp gia” ở đây có thể mang ý nghĩa “triết lý chính trị tán thành sự cai trị của pháp luật” và vì thế, khác biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây. Hàn Phi Tử tin rằng một nhà cai trị phải cai quản các thần dân của mình theo ba quy tắc sau:

      * Pháp (法 fǎ): luật hay quy tắc. Luật pháp phải được trình bày rõ ràng và thông báo rộng rãi cho công chúng. Tất cả thần dân của nhà cai trị đều bình đẳng trước pháp luật. Luật pháp phải thưởng cho những người tuân phục và trừng phạt những người bất tuân. Vì thế, nó đảm bảo được rằng mọi phán xét của pháp luật là đều có thể suy luận theo hệ thống để biết trước được (từ khi phát sinh hành động liên quan tới pháp luật, đã có thể đoán trước phán xét của pháp luật cho hành động đó là như thế nào). Hơn nữa, hệ thống luật pháp cai quản đất nước, chứ không phải là nhà vua cai trị. Nếu có thể làm cho pháp luật có hiệu lực, thậm chí một vị vua kém tài cũng trở nên mạnh mẽ.
      * Thuật (術 shù): phương pháp, thủ đoạn hay nghệ thuật. Những thủ đoạn đặc biệt và “bí mật” được vị vua cai trị dùng để đảm bảo rằng những người khác (quan lại …) không thể chiếm quyền kiểm soát quốc gia. Điều đặc biệt quan trọng là không một ai có thể biết được những động cơ thực sự của những hành động của nhà vua, và vì thế không ai biết được cách đối xử thế nào để có thể tiến thân, ngoại trừ việc tuân theo “pháp” hay các luật lệ.
      * Thế (勢 shì): tính chính thống, quyền lực hay uy tín. Chính vị trí của nhà vua cai trị, chứ không phải nhà vua, nắm giữ quyền lực. Vì thế việc phân tích khuynh hướng, hoàn cảnh và những yếu tố thực tại là điều căn bản của một vị vua cai trị thực sự.
      [hết trích]

      Nếu theo dõi truyện dã sử Tam Quốc Chí nổi tiếng của Tàu, ta thấy nhân vật Lưu Bị tiêu biểu cho Đức trị và được nhiều người tán dương hơn hai nhân vật khác là Tào Tháo gian hùng hay Tôn Quyền. Chính tác giả dựng truyện đã cố vận dụng trí tưởng tượng, để khéo léo cho nhiều người tài gỏi vì cảm cái đức của Lưu Bị mà giúp sức, như cặp quân sư Phục Long Gia Cát Lượng và Phụng sồ Bàng Thống (vốn được Từ Thức mách nước cho Lưu Bị vì ông không thể ở cùng họ Lưu bởi bị Tào Tháo ép bằng sự bắt cóc mẹ già và ra điều kiện phải theo Tào), với một số dũng tướng như Trương Phi, Quan Vân Trường, Triệu Tử Long …

      Wikipedia:
      Lục tài tử thư (六才子書), nghĩa là sáu sách tài tử, chỉ 6 bộ sách do Kim Thánh Thán chọn ra làm những tác phẩm ưu tú nhất, gồm:
      Đệ nhất tài tử thư: Nam Hoa kinh của Trang tử
      Đệ nhị tài tử thư: Ly Tao của Khuất Nguyên
      Đệ tam tài tử thư: Thủy hử của Thi Nại Am và La Quán Trung
      Đệ tứ tài tử thư: Sử kí của Tư Mã Thiên
      Đệ ngũ tài tử thư: Thơ luật của Đỗ Phủ
      Đệ lục tài tử thư: Tây sương kí của Vương Thực Phủ

      Thất tài tử thư
      Ngoài danh sách “Lục tài tử thư” còn có những danh sách khác mà người ta gọi là “Thất tài tử thư”, cũng cho là của Kim Thánh Thán chọn. Những danh sách này ngoài 6 tác phẩm nêu trên thường có thêm bộ Tây du kí hay Tam Quốc diễn nghĩa. Tuy nhiên danh sách “Lục tài tử thư” được lưu truyền từ xưa đến nay vẫn được xem là danh sách chính của Kim Thánh Thán, các danh sách còn lại là người sau thêm vào.
      [hết trích]

      Để đề cao ,nói đúng ra là chạy tội, cho sự xử dụng bạo lực các mạng ấy, người CS đã đưa ra motto “CỨU CÁNH BIỆN MINH CHO PHƯƠNG TIỆN”. Nghĩa là phải mạnh tay trấn áp, tiêu diệt hết thành phần phản cách mạng, phản tiến bộ, kẻ thù của giai cấp công nông, mới có khả dĩ thiết lập được một chính quyền CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN.
      Xem ra ta thấy chả khác gì bên Tàu với triết lý “giết một người để cứu hàng vạn người” (sát nhân vạn nhân cụ ?), để biện minh cho cái vô đạo, cái bá đạo ấy khi tranh dành quyền lực.

      Và khi thành đạt rồi thì xã hội sẽ dần dần tiến đến chỗ không còn giai cấp, “làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” (nghĩa là sau khi đã kinh qua giai đoạn trung gian “làm theo năng lực hưởng theo lao động” xã hội chủ nghĩa, và còn phân chia ra đảng viên với người thường).
      Nói gọn lạ, THIÊN ĐƯỜNG HẠ GIỚI của CS là đây ! Như thế rõ ràng ở giai đoạn đó, lấy Đức trị là chính, chả cần luật lệ gì ráo để ràng buộc con người, khép con người vào kỷ luật.

      Vì thế ta không lấy làm lạ là, các lãnh tụ CS được tô son trét phấn tưng bừng, như các vị thánh vị thần, với những đức tính hiếm có. Kiểu như Hồ Chí Minh mà giờ này dân trong nước vẫn được dùng làm biểu tượng giáo dục toàn dân như “sống và chiến đấu theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại”, bởi đạo đức của Hồ là tuyệt hảo nhất trần gian. Hồ là cha già dân tộc; Kim Nhật Thành cũng rứa; nên Kim Chính Nhất là con, nên chỉ mang danh hiệu “lãnh tụ được yêu qúi nhất” thôi.

      Mà nói đâu xa, ở ngay trong Nam không thiếu gì người vẫn tôn thờ ông Diệm hết mình. Đặc điểm hơn người thường được họ đề cập đến là, ông Diệm điển hình là một lãnh tụ cực kỳ đạo đức theo khuôn mẫu Nho giáo (không vợ không con tư sinh; không gia sản riêng; không tham nhũng; một lòng vì dân vì nước bla bla bla)
      Lắm khi họ đã tạo cho tôi có cảm nghĩ, ông Diệm như Lưu Bị; và người em ruột là ông Nhu như Gia Cát Lượng vậy.

      Lão Ngoan

  6. Nhật Hồng says:

    Đảng cộng hòa , dân chủ Mỹ, ..Đảng cộng sản Nga ..
    phải tự nuôi .
    Đảng cộng sản Việt nam sống trên mồ hôi của dân lao động nghèo nên đảng này bất nhân . Đảng như con đĩa hút máu dân đen nên 70-80 /100 dân Việt nam đen mãi .
    Huy Thiêm chắc có biết điều này ?
    Chú Tổng và 13 vị còn lại rất rõ điều này .
    Đừng ký sinh nữa đảng ơi !

  7. maison says:

    Ông Trạng thì đã nói về sự kiện này trước mấy trăm năm:

    Quần gian đạo danh tự
    Bách tính khổ tai ương
    Can qua tranh đấu khởi
    Phạm địch tánh hung hoang

    nghĩa là

    đảng cướp danh nhân dân
    trăm họ khổ tai ương
    chiến tranh mâu thuẫn khởi
    nghịch trời tánh hung hoang

  8. Đảng CSVN theo cái gì trị ?

    Chữ trung 中 trong triết học Nho Văn khác với chữ trung 忠 được dùng trong nghĩa trung với vua thời xưa.
    Chữ trung 中 tự điển Thiều Chửu định nghĩa đến 11 nghĩa khác nhau. Trong khi chữ 忠 chỉ vắn tắt một câu.

    中 trung, trúng (4n)
    1 : Giữa, chỉ vào bộ vị trong vật thể
    2 : Trong. Như đối với nước ngoài thì gọi nước mình là trung quốc
    3 : Ở khoảng giữa hai bên cũng gọi là trung
    4 : Ngay, không vẹo không lệch, không quá không thiếu, cũng gọi là trung

    忠 trung (8n)
    Thực, dốc lòng, hết bổn phận mình là trung.

    ***

    Hỉ nộ ai lạc chi vị phát, vị chi trung; phát nhi trúng tiết vị chi hòa. Trung 中 dã thiên hạ chi đại bản. Hòa 和 dã thiên hạ chi đạt đạo.(Trung Dung)

    Mừng giận buồn vui lòng chưa phát ra, gọi là trung; phát ra đúng lúc đúng nơi thì gọi là hòa. Trung là cái gối lớn của thiên hạ. Hòa là cái đạo thành đạt của con người.

    Chữ trung 忠 quân từ gốc chữ trung 中 dung mà ra. Trung với vua như vậy phải là những điều thành thực tình chí của chính mình chứ không mù quáng. Nho Văn cũng lên án ông vua tồi gọi là hôn quân vô đạo, đáng bị giết.

    ***

    Cộng sản VN thì là pháp trị hay đức trị? Tui cho rằng là đảng trị. Nguy hiểm hơn nữa, là đảng TQ trị.

    Có lẽ nào ông HSP không thấy ra điểm này?
    Tui xin đơn cử một thí dụ nóng bỏng nhứt : đó là chuyện Đường Tăng đi thỉnh bao cao su trên TV của VN.

    Pháp trị hay đức trị?
    Nếu chuyện này xảy ra ở phương Tây xã hội pháp trị thì sao? Thì những người làm phim phải ra tòa trả lời với pháp luật về sự xúc phạm tâm linh tín ngưỡng người khác.
    Nếu đảng CSVN theo đức trị của thời phong kiến như ông HSP nói, thì có cái đức nào lại khinh nhờn tôn giáo người ta?

    Đảng CSVN theo đảng (TQ) trị. Vì vậy, sự việc xúc phạm tâm linh chẳng những không được xét xử theo pháp trị, nó cũng không được các ông bà đảng viên cao cấp chính thức xin lỗi dân chúng theo đức trị.
    Nó chỉ được cho xã hội xào xáo lung tung cái gọi là “phản biện” thôi. Rồi huề.

    • Tuấn says:

      Hoàn toàn đồng ý với Black raccoon. Ông Hà Sĩ Phu tự sáng tác ra danh từ Đức trị, Pháp trị mà gán ghép cho CS. Đây là một điều không đúng nghĩa với Đức và Pháp, bọn phản biện trung thành lại hàm hồ dùng bắt chước theo tạo ra sự mơ hồ rất tai hại về ngữ nghĩa.

      Người xưa đem tấm lòng trong sáng, quán sát sự chuyển vận của vũ trụ, trời đất gọi là đạo. Người sống theo đạo gọi là người có đức. Thường gọi chung là đạo đức. Hàm ý là người tôn trọng sự sống của muôn vật, thuận theo lẽ tự nhiên đến và đi trong cuộc đời không ân hận luyến tiếc. Cho đến khi ông HSP ví sự cai trị của tay gian hùng, mị dân họ Hồ là đức trị. Thiệt hết biết.

      Pháp trị. Sự cai trị dự lên luật pháp. Nhưng luật pháp đó phải bảo đảm quyền con người vì đó là quyền tự nhiên. Khi nói về Pháp trị thời nay là hàm ý rằng ” nhà nước Pháp quyền”.
      Ông HSP lại gọi bọn lý thuyết gia độc tài từ xưa đến nay, Tuân tử, Hàn Phi, Machiavel là theo pháp trị . Thật hết biết. Rồi ông hô hào CS chuyển sang pháp trị là pháp trị nào ? CS có coi con người là người đâu , chỉ là một dạng vật chất tới lui. Do đó nó làm gì có nhân quyền và pháp quyền ?
      Tự xướng lên vài danh từ, rồi làm lẫn lộn trắng đen, thị phi .

  9. npt says:

    Cũng vì những lý thuyết sai lầm của 2 ông kẹ mác -le , cùng những con cừu đi theo,nghe theo những con vẹt ,đã tạo ra một giai đoạn dài lịch sử trên thế giới luôn tàn sát nhau cũng vì cái thuật ngữ ( đấu tranh giai cấp ) Nay đã trở thành HOANG TƯỞNG nhưng cũng bị những nhà độc tài đảng trị làm tấm bình phong đễ bảo vệ phe nhóm nhằm trục lợi cá nhân ,đẫy dân chúng vào con đường bần cùng khốn khổ ,vì không được mở miệng ,do bị đàn áp thô bạo và ghép tội chụp mũ vô căn cứ nhưng nó vẫn cứ ngang nhiên tồn tại dưới một xã hội mất dân chủ .

  10. NGÀN KHƠI says:

    GIẢ TỪ NGOẠI TRỊ

    Nước ta suôt cả một ngàn năm bị phương Bắc đô hộ, sau khi khởi nghĩa hai bà Trưng thất bại, đó có thể tạm gọi là thời kỳ Hán trị.
    Sau khi Ngô quyền khởi nghĩa chống Hán trị, nước nhà dần dần độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của người Hán, đó là thời kỳ tự chủ hay cứ gọi là tự trị.
    Đến cuối thời Nguyễn, chủ quyền đất nước lần lượt mất vào tay người Pháp non một thế kỷ,đó tạm gọi là thời kỳ Pháp trị. Và ai cũng nhớ, sau thời gian dài Pháp trị, nước ta cũng đã qua một thời gian ngắn bị người Nhật hất cẳng người Pháp mà lên nắm quyền, đó là thời kỳ gọi là Nhật trị.
    Đến khi cuộc cách mạng vô sản nổ ra trên thế giới, rồi sau khi thế giới chiến tranh lần thứ hai kết thúc, VN rơi vào cuộc chiến tranh và chính trị ý thức hệ. Mà ý thức hệ này là do Các Mác một nhà lý luận người Đức lập ra, nên theo ngôn ngữ của ông Hà Sĩ Phú sáng chế, ông gọi thời kỳ này là thời kỳ Đức Trị. Thời kỳ Đức trị có nghĩa tư tưởng Đức trở thành khống chế tại nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới. Hegel, Mác, Ăng-ghen, Hitler đều là những nhân vật nổi tiếng của nước Đức. Ý niệm Đức trị của ông Hà Sĩ phu không phải không có cơ sở và không có lý. Tuy nhiên cũng có nhiều người ngày nay lo sợ với khuynh hướng bá quyền đang mở rộng của Trung Quốc, nhất là các sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa hiện giờ, nếu người VN không sáng suốt và đất nước VN không mạnh lên, liệu có ngày nào đó đen tối khiến dân tộc lại bị nạn Trung trị mới hay không. Câu hỏi hay sự băn khoăn, vấn nạn này, không phải hoàn toàn vô lý hoặc không có cơ sở khách quan của nó. Tôi thì muốn gom chung các ý niệm Hán trị, Pháp trị, Nhật trị, Đức trị, Trung trị nếu có sau này, vào chung phạm trù bao quát hơn gọi là ngoại trị.
    Thật ra trong thời quân chủ đã có trong quá khứ, nhân dân hay trí thức VN chỉ hiểu hai khái niệm chính trị chính yếu, đó là nhân trị hay pháp trị.
    Nhân trị là lấy con người chuẩn mực cai trị, nhưng đó vẫn đó có thể là minh quân, hay bạo chúa, hoặc cũng có thể là lương quan hay hoạn quan (quan lương thiện, hoặc quan bệnh hoạn). Ngược lại với nhân trị là pháp trị, chính trị không phải do bản thân con người cá nhân quyết định, mà do hệ thống luật pháp khách quan chung quyết định. Những thứ hoạn quan trong triều thì thường phục vụ hôn quân. Những thứ sậu quan trong xã hội thì thường là những thứ sâu một trong nhân dân. Ngày nay, những loại cán bộ thời cơ, tham nhũng, có thể gom vào cùng loại là hoạn quan hay sậu quan cũng không khác mấy. Vậy thì thời xưa hay thời nay, pháp trị vẫn mang ý nghĩa khách quan, chuẩn xác hơn là nhân trị. Sự tôn vinh lãnh tụ, tôn vinh lãnh đạo, tôn vinh tập thể, thật ra đó là khía cạnh “nhân” trị đã nói. Bởi vì cá nhân luôn luôn chủ quan, lúc này hoặc lúc khác, có nghĩa nhân trị luôn luôn xa rời với đức trị. Đức trị có nghĩa là trị bằng đức, điều này có thể có, nhưng rất đặc thù và hi hữu. Bởi vậy pháp trị luôn luôn có ý nghĩa hơn nhân trị hoặc đức trị là như thế. Nhưng nếu pháp trị lại là pháp trị cóp nhặt từ ý thức hệ ngoại nhập, thì đó thực chất không phải là pháp trị, mà chính là Đức trị như trên kia đã nói. Bênh Đức trị cũng thường có hệ luận là bệnh lãnh tụ trị và bệnh đảng trị, mà trong suốt lịch sử thế giới cận đại của loài người, rất nhiều dân tộc, quốc gia đã mắc phải. Mọi sự đề cao lãnh tụ một cách vô lý, xiển dương lãnh tụ kiểu thần thánh hóa dù hư hay thật, cũng đều hiểu được là lãnh tụ trị hay là Đức trị.
    Vậy nên, ngày nay cái hay nhất là nên giả từ hay thoát khỏi mọi thứ ngoại trị để trở về với nội trị. Nội trị là tự trị trong nước một cách tự chủ với bên ngoài, hay cũng có thể gọi là Việt trị. ức thay vì Hán trị, Pháp trị, Nhật Trị, Đức trị hay Trung trị, ngày nay đất nước VN chủ trương trở về hẳn với nội trị, tức Việt trị, từ giả ngoại trị, thì có phải thực tế và giá trị hơn hay không. Việt trị trong ý nghĩa mới không phải người Việt cai trị lẫn nhau mà là người Việt cùng quản lý xã hội dân chủ, tự do thật sự với nhau. Đức trị luôn có nghĩa là độc đảng. Còn Việt trị thì chủ trương phi độc đảng, hay thậm chí không coi đảng nào là quan trọng cả. Đảng chỉ là phương tiện bầu cử, phương tiện phục vụ chính trị dân tộc, mà đảng không thể lả đảng theo kiểu ngoại trị, hoặc toàn trị. Đấy khái niệm Việt trị mới là như thế. Việt trị không hiểu theo nghĩa “cai trị”, cầm quyền, mà hiểu theo nghĩa “chính trị”, quản trị, quản lý hữu lý, phi độc quyền. Tức Việt trị chỉ duy nhất là chính trị của người Việt, nước Việt, là hình thức tự trị hay nội trị hoàn toàn độc lập, tự do, dân chủ, phi đảng phái hay phi độc đảng, mà chỉ có dân tộc, đất nước là mục đích cao nhất, cũng như pháp luật dó dân xây dựng thực sự một cách công bằng, khách quan, khoa học, xác thực, hiệu quả, hoàn toàn dân chủ, tự do đúng nghĩa, là được thượng tôn cao nhất.

    ĐẠI NGÀN
    (25/3/12)

    • maison says:

      Trích: “Còn Việt trị thì chủ trương phi độc đảng, hay thậm chí không coi đảng nào là quan trọng cả..”

      Theo đúng nghĩa của danh từ “Việt”, có nghĩa là vươn lên. Như thế phải có sự cạnh tranh. Việt trị, nếu thế thì có nghĩa là anh nào hay đảng nào được sự tín nhiệm của nhân dân thì tôn anh ấy hay đảng ấy chủ trị. Nhưng không có nghĩa lên được rồi anh ấy hay đảng ấy diệt trừ người khác hay đảng khác. Anh ấy hay đảng khác ấy vẫn tồn tại để trông chừng đảng cầm quyền. Quyền chỉ định hay bầu cử là từ các công dân.

      Anh khôi hài quá đi, khi vặn vẹo lấy tên quốc gia gán vào thành Đức trị và Pháp trị.

      • NGÀN KHƠI says:

        NHƯ ANH

        Như anh thì trách được sao
        Hiểu ra tôi vốn khôi hài lâu nay
        Lại còn Việt trội mới hay
        Tôi thì chỉ muốn nghĩa tình Việt Nam !

        TRÙNG KHƠI

Phản hồi