Đọc lại tài liệu về cuộc chiến Việt Hoa và Việt Miên năm 1979
Vào tháng Hai năm 2012, nhân kỷ niệm năm thứ 33 của cuộc chiến tranh biên giới Việt Hoa và Việt Miên (1979 – 2012), một số bài báo của nhiều tác giả đã trình bày thêm các chi tiết mới mẻ liên quan đến cuộc chiến tranh này. Để bạn đọc có thêm thông tin về cuộc chiến tranh tay ba giữa ba nước cộng sản là Việt nam với Trung Hoa và Cambodia vào năm 1979 đó, tôi xin giới thiệu với quý bạn đọc về 2 cuốn sách sau đây:
1 – Cuốn sách viết bằng tiếng Việt: “Chiến tranh Đông Dương III”
Chiến tranh biên giới Hoa Việt & Miên Việt 1979
* Tác giả: Hoàng Dung
* Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành tại Hoa Kỳ năm 2000
2 – Tập sách viết bằng tiếng Anh :
“The Third Indochina War”
Conflict between China, Vietnam and Cambodia, 1972 – 79.
* Edited by Odd Arne Westad and Sophie Quinn-Judge
* First published 2006 by Routledge.
Như ta đã biết, các học giả quốc tế thường đặt tên cho cuộc chiến tranh Việt – Pháp 1946 – 1954 là “Chiến tranh Đông Dương I”. Và cuộc chiến tranh ở Việt nam 1960 – 1975 là “Chiến tranh Đông dương II”. Và cuộc chiến tranh 1979 là “Chiến tranh Đông Dương III” – mà ta đề cập đến trong bài viết này.
I – Sách “Chiến tranh Đông Dương III” dày 250 trang
Tác giả Hoàng Dung là bút hiệu của Bác sĩ Hoàng Xuân Trường hiện cư ngụ tại Virginia.Là một y sĩ trong quân đội Việt nam Cộng hòa, nên sau 1975, ông phải “đi tù cải tạo” một thời gian. Và sau khi ra tù, ông đã vượt biên qua Mỹ. Tại đây, ông đã đi học lại và đã có bằng cấp để có thể tiếp tục hành nghề y khoa ở Mỹ. Ông Trường còn là bào đệ của Nhà thơ Hoàng Song Liêm – một nhân vật họat động văn hóa quen thuộc trong cộng đồng người Việt tại vùng thủ đô Washington DC.
Vốn là người có niềm say mê tìm hiểu về những vấn đề khoa học cũng như xã hội, bác sĩ Trường đã dành toàn thời gian rảnh rỗi ngoài chuyện làm việc chuyên môn – để tham khảo tài liệu sách báo và biên sọan thành những cuốn sách có giá trị như cuốn “Chiến Tranh Đông Dương III” xuất bản năm 2000. Ngoài ra, tác giả Hoàng Dung còn cho xuất bản hai cuốn sách sưu khảo khác do Tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành có nhan đề là : “Sau bức màn đỏ” ra mắt năm 2007 và ” Cõi Trời cõi Ta” ra mắt năm 2011. Cả hai cuốn sách đó thì cũng được nhiều bạn đọc chú ý.
* Cuốn sách này không có bản Mục lục, mà lại cũng không chia thành từng chương, từng phần, nên đối với một số người đọc sơ qua ban đầu, thì việc theo dõi câu chuyện sẽ gặp một vài khó khăn.
Tuy vậy, về mặt nội dung nếu kiên nhẫn để mắt coi kỹ các tiểu đề mục, thì người đọc sẽ tìm ra được những mục được trình bày rất mạch lạc, hấp dẫn. Và ở trang cuối của mỗi mục, tác giả đều ghi ra một số tài liệu tham khảo, để chúng ta có thể tin cậy được xuất xứ của những thông tin do tác giả đưa ra.
Đại cương, ta có thể tóm lược cách trình bày của tác giả như sau đây :
1 – Riêng về cuộc chiến biên giới Tây Nam Việt – Miên, cuốn sách đã dành ra đến gần 120 trang với các tiết mục đáng chú ý như :
A/ Lịch sử tranh chấp Việt Miên trước năm 1975
B/ Sự thành lập Đảng Cộng sản Cambodia.
C/ Chiến trường biên giới Tây Nam năm 1977.
D/ Biên giới Tây Nam năm 1978 – 79. Trận chiến quyết định.
2 – Về cuộc chiến biên giới phía Bắc Việt – Hoa, cuốn sách dành ra gần 100 trang với các tiết mục đáng chú ý như sau :
A/ Sơ lược Lịch sử Trung Hoa và Những quan hệ với Việt nam
B/ Mục tiêu và sách lược chuẩn bị chiến tranh của Trung Hoa.
C/ Trận chiến biên giới Việt – Hoa năm 1979.
3 – Về tình hình chính trị ngọai giao của Việt nam, Trung Hoa, Cambodia, thì tác giả đề cập trong các mục sau đây :
A/ Tình hình nội bộ Việt nam – Cambodia – Trung Hoa.
B/ Những cố gắng thiết lập ngọai giao với Mỹ của Việt nam và Trung Hoa.
C/ Tình hình chính trị ngọai giao ba nước Việt Miên Hoa trong năm 1978.
4 – Hai mục cuối cùng trong sách cũng thật đáng chú ý. Đó là :
A/ Ghi chú các nhân vật : tất cả 166 nhân vật người Việt, Hoa, Miên, Lào và cả Nga, Mỹ, Pháp đều được ghi ra trong ít dòng tiểu sử về từng người đã có đề cập tới trong sách.
B/ Sơ lược về 37 đại đơn vị của Quân đội cộng sản Việt nam mà có tham dự các trận chiến với Trung Cộng và Miên Cộng.
Nói chung, thì cuốn sách cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tương đối khách quan và chính xác về cả hai cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1979. Tác giả đã bỏ ra nhiều thời gian để tìm kiếm tài liệu, so sánh đối chiếu và gạn lọc ra được những thông tin chính xác để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về bối cảnh chính trị quân sự của hai cuộc chiến tranh này. Các tài liệu tham khảo gồm nhiều chứng từ khả tín của nhiều nhân vật Việt nam cũng như ngọai quốc, mà chỉ người Việt ở nước ngòai mới có điều kiện thâu thập dễ dàng và tương đối đày đủ .
Tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách Việt ngữ, vừa ngắn gọn vừa đáng tin cậy này. Đồng thời cũng xin được gửi tới tác giả sự cảm phục và lời cảm ơn về sự cống hiến quý báu này.
II – Tập sách “The Third Indochina War” dày 242 trang chữ nhỏ.
Khác với cuốn sách viết bằng tiếng Việt của một tác giả duy nhất là Hòang Dung đã giới thiệu ở trên, cuốn sách viết bằng tiếng Anh này là một công trình của nhiều chuyên gia có tên tuổi mà các bài được tuyển lựa để sắp xếp vào một trong những tác phẩm của tủ sách “Lịch sử Chiến tranh Lạnh” (Cold War History) thuộc Đại học London School of Economics. Sách này do hai giáo sư Odd Arne Westad và Sophie Quinn-Judge hợp tác giữ nhiệm vụ biên tập.
1 – Giới thiệu sơ lược về các tác giả
A – Các biên tập viên của cuốn sách: Odd Arne Westad và Sophie Quinn-Judge
*Giáo sư Odd Arne Westad chuyên giảng dậy và nghiên cứu về lịch sử cận đại thế giới tại London School of Economics. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách về chiến tranh lạnh (2005), về cuộc nội chiến ở Trung Hoa 1946 -1950 (2003). Trong tập sách được giới thiệu trong bài viết này, ông viết chương mở đầu với tiêu đề : “Introduction : From war to peace to war in Indochina”.
*Giáo sư Sophie Quinn-Judge hiện giảng dậy về lịch sử Á châu tại Đại học Temple ở Philadelphia. Bà là tác giả cuốn sách nổi tiếng : “Ho Chi Minh : The Missing Years” (2003). Bà còn là Phó Giám đốc Trung tâm Triết học, Văn hóa và Xã hội Việt nam tại Đại học Temple. Trong tập sách này, bà viết chương cuối với tiêu đề : “ Victory on the battlefield; isolation in Asia : Vietnam’s Cambodia decade, 1979 – 1989″, và hai bản Phụ lục liệt kê các biến cố từ 1972 đến 1979 và về cuộc khủng hỏang người tỵ nạn Hoa kiều ở Việt nam.
B – Bốn tác giả người Việt Nam: Lưu Doãn Huỳnh, Nguyễn Vũ Tùng (hiện ở trong nước) và Ngô Vĩnh Long, Nguyễn Thị Liên Hằng (hiện ở Mỹ).
* Ông Lưu Doãn Huỳnh là một viên chức ngọai giao kỳ cựu đã từng tham gia hội nghị tại Geneva về Lào năm 1961 – 62. Ông còn làm cố vấn tại Sứ quán Việt nam ở Bangkok và Canberra. Ông cùng hợp tác biên tập với Giáo sư Jayne Werner trong cuốn sách “The Vietnam War, Vietnamese and American perspectives” (1993). Ông là tác giả của bài ” The Paris Agreement of 1973 and Vietnam’s vision of the future” trong tập sách này.
* Ông Nguyễn Vũ Tùng có bằng Tiến sĩ về chính trị học năm 2003 tại Đại học Colombia. Ông tham gia Viện Bang Giao Quốc tế từ năm 1990 và hiện là giảng viên của Phân khoa Chính trị Quóc tế và Ngọai giao Việt nam. Ông là tác giả của bài “The Paris Agreement and Vietnam-ASEAN relations in the 1970s” trong tập sách này.
* Ông Ngô Vĩnh Long là Giáo sư về môn Á châu học tại Đại học Maine. Ông chuyên nghiên cứu về vấn đề phát triển kinh tế và xã hội tại Á châu và quan hệ ngọai giao giữa Mỹ và các quốc gia Á châu. Trong tập sách này, ông viết về đề tài : ” The Socialisation of South Vietnam”.
* Bà Nguyễn Thị Liên Hằng có bằng Tiến sĩ từ Đại học Yale với luận án nhan đề “Between the Storms: An International History of the Vietnam War, 1968 – 1973″. Bà Liên Hằng hiện là nghiên cứu sinh hậu Tiến sĩ (postdoctoral fellow) tại Đại học Harvard. Trong tập sách này, bà Liên Hằng viết về đề tài “The Sino-Vietnamese split and the Indochina War, 1968 – 1975″.
C – Bốn tác giả khác: Chen Jian, Cécile Menétrey-Monchau, Christopher E. Goscha và Ben Kiernan.
* Ông Chen Jian là giáo sư về môn Lịch sử bang giao Mỹ-Hoa tại Đại học Cornell. ông là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Hoa. Trong tập sách này, ông viết về đề tài: “China, the Vietnam War, and the Sino-American rapprochement, 1968 – 1973″.
* Bà Cécile Menétrey-Monchau có bằng tiến sĩ về nghiên cứu sử học từ Đại học Cambridge năm 2003. Bà hiện làm tham vấn cho Liên hiệp quốc. Trong tập sách này, bà viết về đề tài: “The changing post-war US strategy in Indochina”.
* Ông Christopher E. Goscha là phó giáo sư tại Đại học Québec ở Montréal. Ông viết nhiều sách báo về chế độ thực dân và công cuộc giải thực ở Đông Dương. Trong tập sách này, ông viết về đề tài: “Vietnam, the Third Indochina War and the meltdown of Asian Internationalism” (Sự tan rã của chủ nghĩa quốc tế ở Á châu).
* Ông Ben Kiernan là giáo sư về sử học tại đại học Yale. Ông là sáng lập viên của Chương trình Diệt chủng ở Cambodia và là tác giả của 2 cuốn sách ” How Pol Pot came to Power” và “The Pol Pot Regime”. Trong tập sách này, ông viết về đề tài :” External and indigeneous sources of Khmer Rouge ideology”.
2 – Nhận xét chung về tập sách “The Third Indochina War”.
Nói chung các bài viết của những chuyên gia nghiên cứu có tên tuổi này, thì đều đạt tiêu chuẩn hàn lâm với những luận cứ, phân tích số liệu và dữ kiện vững chắc đáng tin cậy. Các tác giả đều trưng dẫn khá đày đủ tài liệu tham khảo có giá trị thuyết phục và khả tín để cho người đọc dễ dàng kiểm chứng hoặc tìm hiểu sâu xa hơn nữa.
Nhờ khai thác được nguồn tài liệu đã được giải mật từ nhiều văn khố trên thế giới, mà các tác giả đã có thể trình bày cho chúng ta cái thực trạng phức tạp của cuộc chiến tranh “xâu xé nội bộ giữa các nước cộng sản với nhau”, đặc biệt là giữa hai đàn anh lớn là Trung Cộng và Liên Xô. Và hơn nữa, cuộc chiến tranh năm 1979 này còn làm tan nát cái huyền thọai “Việt nam Anh hùng” đối với các quốc gia ở khắp ba lục địa Á châu, Phi châu và Mỹ La tinh. Việc Việt nam chiếm đóng Cambodia còn gây ra tình trạng Việt nam bị cô lập đối với nhiều nước tại Đông Nam Á nữa.
Nhân tiện, người viết cũng xin ghi lại phát biểu của tiến sĩ Henry Kissinger trong cuốn sách vừa mới xuất bản năm 2011 nhan đề “Kissinger on China”, trong đọan ” The Third Vietnam War” từ trang 367 – 376. Kissinger thuật lại rằng : ” Ông Hoa Quốc Phong lúc đó là Chủ tịch Trung Hoa có nói trong một cuộc gặp gỡ vào mùa hè năm 1979 ; “Chúng tôi vẫn có thể sờ đít con cọp (Liên Xô) rồi đấy” (We could still touch the buttocks of the tiger). Mặc dầu quân đội của họ bị thiệt hại nặng nề, nhưng rõ ràng là Trung quốc đã đạt được mục tiêu chiến lược lâu dài là ngăn cản được sự bành trướng của Liên Xô tại Đông Nam Á. Và trong vụ này, Trung quốc đã có được sự hậu thuẫn rõ rệt về nhiều mặt của Hoa Kỳ nữa. Và đa số các tác giả trong tập sách này cũng đều có nhận định tương tự như thế của Kissinger vậy.
Nhân tiện, người viết cũng xin ghi nơi đây lời cảm ơn chân tình đến với tác giả Sophie Quinn-Judge vì đã gửi cho tập sách The Third Indochina War thật quý giá này nữa./
Westminster, tháng Ba năm 2012
© Đoàn Thanh Liêm
© Đàn Chim Việt
Cám ơn anh Đòan Thanh Liêm đã có những nhận xét chính xác.
Cuốn Chiến Tranh Đông Dương III là cuốn sách đầu tiên của một người viết nghiệp dư như tôi nên đã có rất nhiểu khiếm khuyết (không mục lục, không hình ảnh, không bản đồ…). Mới đây, nhân đọc lại hồi ức của những chiến binh Việt Nam chiến đấu ở Hà Giang và Căm Pu Chia từ 1979 đến 1989, tôi thấy cần phải bổ xung thêm giai đọan đó và hòan chỉnh những thiếu sót cũ, sau đó đã nhờ nhà xuất bản Tiếng Quê Hương tái bản, có lẽ sẽ ra mắt trong vòng 2 tháng tới. Chắc chắn là cuốn sách sẽ đầy đủ hơn
Thưa ông Đoàn Thanh Liêm và qúi đồng hương,
Tôi tình cờ được anh bạn hoạ sĩ Thái Tăng Anh cùng ở Hòa Lan, giới thiệu đọc sách trên của Hoàng Dung. Nhân đây xin cám ơn Thái Tăng An đã giúp tôi làm quen với Hoàng Dung và Hoàng Khởi Phong. Hoàng Khởi Phong là bạn cùng đơn vị với Thái Tăng An trước 1975.
Thật thích thú khi biết tác giả, cũng như nhà văn Hoàng Khởi Phong (tôi rất thích qua tác phẩm NGÀY N+, viết về cuộc triệt thoái ở Cao nguyên do lệnh của Nguyễn Văn Thiệu, và sau này tác phẩm dài hơi, viết về cuộc kháng chiến chống Pháp của Đề Thám, dưới tựa đề NGƯỜI TRĂM NĂM CŨ), thuộc lớp đàn anh của tôi ở trường trung học Nguyễn Trãi Sài Gòn ngày xưa. HKP trên tôi ba bốn lớp, Hoàng Dung trên chừng hai lớp. (Cao Xuân Huy trên tôi chừng một lớp)
Đó là lý do tôi đã gọi ngay điện thoại làm quen và tỏ lòng ngưỡng mộ vị đàn anh cùng ngành nghề. Anh Hoàng Dung đã gửi tặng tôi thêm sách khác anh viết. Cả hai chúng tôi cùng chung ngưỡng mộ vị đàn anh trong nghề là nhà văn NGÔ THẾ VINH !
Và cũng kể từ đó tôi tham khảo thường xuyên tác phẩm của Hoàng Dung khi đọc hay viết tin liên quan đến Tàu và Miên. Phải công nhận anh viết rất hay, khi nhận định về Trung Hoa, cũng như về Kampuchia.
1/
Tôi rất bất ngờ khi anh cho rằng chính người Tàu mang sẵn mặc cảm bị các nước nhỏ hơn xung quanh đe doạ xâm lăng, nên họ đã phải tự bảo vệ mình bằng sự đi xâm chiếm láng giềng.
Và anh đưa thí dụ, như ngày xưa dù xây Vạn Lý Trường Thành và các vua Tàu ngày một gia cố thêm trường thành này, nhưng vẫn không ngăn cản được các sắc tộc ít người, mà Tàu phong kiến gọi là Rợ, quấy nhiễu, thậm chí xâm lăng và đô hộ. Điển hình như bị tộc Mông Cổ rồi sau này tộc Mãn Thanh chiếm toàn nước Tàu lập nên triều đại Mông Nguyên (triều đại nhà Nguyên gốc Mông Cổ; mà trong nước thời CS thường viết sai thành Nguyên Mông) và Mãn Thanh (triều đại nhà Thanh gốc Mãn Châu).
Đó là chưa kể nước Kim thường xuyên quấy phá và thời nhà Tống đã làm cho vua quan Tống điêu đứng nhiều phen. Và tôi nhớ, hồi nhỏ xem truyện dã sử Tàu rất thích danh tướng Nhạc Phi, cũng như đau buồn khi thấy Tần Cối hại Nhạc Phi; ít năm sau tôi được xem trên nhật báo (thời ông Diệm) truyện kiếm hiệp Anh Hùng Xạ Điêu thời hậu Nhạc Phi của Kim Dung, với hai nhân vật trung tâm là Hoàng Dung và Quách Tĩnh, thập phần hấp dẫn về tình tiết éo le của đôi trai tài gái sắc vào thời “rợ” Kim đánh phá “Trung Nguyên”, là vùng châu thổ sông Hoàng Hà và Dương Tử.
Wikipedia:
Nhạc Phi (tiếng Trung giản thể: 岳飞, phồn thể: 岳飛), bính âm: Yùe Fēi; tên chữ là Bằng Cử 鵬舉; (1103 – 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 26 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, đời đời kính nhớ người con chí hiếu, cũng là một người anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
Cuối thời Bắc Tống, nước Liêu xâm lấn xuống phía Nam, người dân Trung Quốc phải chịu giày xéo dưới gót giày xâm lược của quân Liêu. Từ nhỏ Nhạc Phi đã có lòng yêu nước thương dân, căm thù giặc Hồ, luôn nghĩ đến việc báo quốc nên lập chí tòng quân. Năm Tuyên Hoà thứ 4 (1122), Nhạc Phi lúc đó 19 tuổi xin đầu quân, được bổ nhiệm làm tiểu đội trưởng, sau đó tham gia vào liên quân Tống – Kim diệt Liêu, tham gia chiến dịch Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Không bao lâu, do phải chịu tang cha, nên thoái ngũ về quê để giữ đạo hiếu. Năm 1125, nước Liêu diệt vong, quân Kim tràn vào quan ải. Bắc Tống lúc bấy giờ đứng trước cục diện nguy khốn, người Kim vì mới nổi lên nên còn tỏ ra hung ác hơn cả người Liêu, thừa thế diệt Liêu, rầm rộ xâm lăng Trung Quốc. Quân Kim dùng thiết kỵ nên xâm chiếm Trung Nguyên rất nhanh. Lãnh thổ vương triều Bắc Tống bị giày xéo, Nhạc Phi tận mắt nhìn thấy nỗi thống khổ của người dân, hết sức giận dữ, vào năm Tĩnh Khang đầu tiên (1126) lại ra tòng quân. Ngày lên đường, mẹ ông là Diệu thị đã xăm lên ông bốn chữ lớn “tinh trung báo quốc” (精忠報國). Đây là những điều ghi tâm khắc cốt, trọn đời phấn đấu của ông.
[hết trích]
Và tôi nghĩ với phương Nam, như Việt Nam phong kiến Tàu không sợ lắm, bởi nhiều lý do.
Và tôi nghĩ với phương Nam, như Việt Nam phong kiến Tàu không sợ lắm, bởi nhiều lý do.
Thứ nhất, giữa VN với Tàu là một vùng núi non hiểm trở, chứ không trống trải gồm thảo nguyên như giữa Tàu với Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương. Chính vì thế khi vận lương họ phải dùng đường thủy, cho nên quan quân ta đã chận đánh ở cửa sông Bạch Đằng và thắng to như thời Ngô Quyền và thời Trần với Hưng Đạo Đại vương hai lần đánh quân Nguyên.
Thứ hai, dân phương Nam nhỏ bé, hiền hoà. Lại thêm không giỏi cưỡi ngựa, như dân phương Bắc (Mông, Mãn, Hồ Hột … và dân Hán vùng Hoa Bắc), chỉ thiện đi thuyền trên sông trên biển thôi. Mà ngày xưa kỵ binh coi như là đội quân vô địch, do di chuyển nhanh và có lối đánh thần tốc xuyên phá phòng tuyến địch. Chẳng hạn như người ta rất sợ kỵ binh Mông Cổ hay ở Nga có kỵ binh Cô-Dắc nổi tiếng. Giống dân Ả Rập hiếu chiến cũng giỏi cỡi ngựa và giống ngựa Ả Rập số một thế giới.
Chưa kể VN lại ở quá xa đối với tộc Hán sinh sống ở vùng châu thổ sông Hoàng Hà ngày xưa.
Thứ ba, các tộc phương Bắc rất thiện chiến và hung dữ. Chẳng hạn như tộc Mông từng chinh phục khắp thế giới, bởi họ là những chiến binh lãnh nghề, có thể ăn ngủ trên lưng ngựa, đến nỗi phương Tây từng lưu truyền câu “vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu cỏ không mọc đến đó” ! Nghe đồn mỗi chiến binh Mông Cổ luôn luôn mang theo một con ngựa dự trữ, để thay đổi nhau rong ruổi khắp nơi.
Cách nay vài năm tôi đọc được truyện dịch khá hay TÔTEM SÓI của Khương Nhung (Jiang Rong), tôi mới hiểu được rõ nỗi ám ảnh sợ những “rợ” Bắc Phương của tộc Hán ra sao, cho nên họ đã xây Vạn Lý trường thành mà không ngăn được vó ngựa xâm lăng của các bộ tộc ít người nhưng hung dữ và thiện chiến đó, nên họ phải tìm cách xâm lăng và đồng hóa, biến thành các thuộc quốc, như vùng Nội Mông, Mãn Châu, Tân Cương và Tây Tạng.
Xin giới thiệu một đoạn ngắn điển hình lời giới thiệu của biên tập viên Mã Ba Thuấn về tác phẩm này:
[trích]
Cảm ơn tác giả Khương Nhung! Cách đây hơn ba mươi năm, là thanh niên trí thức Bắc Kinh, ông tình nguyện về lao động ở thảo nguyên Ơlôn Mông Cổ mười một năm, tính đến năm 1979 thi đỗ nghiên cứu sinh Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Ở thảo nguyên, ông từng chui vào hang sói, từng đào bắt sói con, từng nuôi sói nhỏ, từng chiến đấu với sói, cũng từng sống chung với sói. Thậm chí đã từng chung hoạn nạn với sói con, trải qua cuộc sống tinh thần “du mục” cực khổ thời trai trẻ. Bầy sói Mông Cổ dẫn ông đi xuyên suốt mê lộ ngàn năm, tới trung tâm của những câu hỏi lớn. Chính là sự khôn ngoan và trí tuệ của sói, tài năng quân sự và tính cách ngoan cường của sói, tình yêu và hờn giận của người thảo nguyên đối với sói, sức hấp dẫn ma mị của sói, khiến Khương Nhung gắn bó với sói như một mối lương duyên. Sói là ông tổ, là tổ sư, là thần chiến tranh và là tấm gương sáng của người thảo nguyên; tinh thần đồng đội và trách nhiệm đối với dòng họ của sói, trí tuệ của sói, tính cách ngoan cường và nghiêm cẩn của sói, công việc huấn luyện đội thiết kị và bảo vệ môi trường thảo nguyên của sói, sự sùng bái tột đỉnh của dân thảo nguyên đối với sói, nghi thức thiên táng thần bí cổ xưa của người Mông Cổ. Lại nữa, tiếng hú của sói, tai sói, mắt sói, thức ăn của sói, khói sói, cờ sói… Hàng nghìn chi tiết liên quan đến sói đều làm cho tác giả mê mẩn, từ đó tiến hành hơn ba mươi năm nghiên cứu và suy ngẫm để viết một tiểu thuyết trường thiên về quan hệ giữa con người và thiên nhiên, nhân tính và sói tính, đạo của sói và đạo của trời. Ngày nay, giữa lúc xã hội Trung Quốc đang chuyển đổi mô hình, tính cách quốc dân hình thành từ nền văn minh nông canh đang níu chân mọi người tiến tới, học giả Khương Nhung đã đánh dấu son lên tác phẩm đồ sộ mà ông tâm huyết cả nửa cuộc đời, để rồi hoàn thành sứ mạng tái hiện “Lang đồ đằng” (tôtem sói), trở thành người đúc kết chân lý về sói.
[hết trích]
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nmn3n4n4n31n343tq83a3q3m3237nvn
2/
Và cũng từ đó tôi nhận chân ra, giờ đây Tàu rất sợ Việt Nam hơn cả. Tại sao lại thế ?
2/
Và cũng từ đó tôi nhận chân ra, giờ đây Tàu rất sợ Việt Nam hơn cả. Tại sao lại thế ?
2.1/
Chịu gần một ngàn năm nô lệ, nhưng tộc Việt vẫn anh dũng kiên cường giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mãi cho đến thời CS nắm quyền hiện nay.
Dẫu rằng qua bao phong ba bão táp, phong kiến Việt Nam chỉ nhận là chư hầu, để tỏ sự hiếu hòa và tránh cảnh binh đao dài dài giữa hai nước thôi. Mỗi khi phong kiến Tàu thừa cơ hội tốt, đem quân xâm lăng, là vua quan An Nam sẵn sàng trên dưới một lòng đánh trả, tống xuất ngoại thù ra khỏi bờ cõi. Chẳng hạn như gần nhất có Quang Trung đại phá quân Thanh là thí dụ điển hình nhất. Nguyễn Huệ dân đàng trong, dù không được sĩ phu và dân Bắc Hà ưa thích, nhưng khi vua Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà” (mà thực ra thể theo đúng tinh thần liên minh giữa thiên triều với chư hầu xưa nay vẫn thế), lập tức Nguyễn Huệ trở thành anh hùng dân tộc, được sự đồng tình của dân đàng ngoài đánh đuổi ngoại xâm.
Chỉ có thời CS mới muối mặt, bán nước cầu vinh như ta đã rõ, ko cần bàn thêm mất thì giờ ở đây nữa
2.2/
Một khi VN có dân chủ thì sẽ là một lưỡi gươm nhọn, đâm từ hạ bàn lên thấu tận tim của Tàu cộng là Bắc Kinh.
Vâng tôi đã nhiều lần phân tích ở các forum mở rộng như Đàn Chim Việt là, nếu VN dân chủ trước sẽ kéo theo cơn bão dân chủ trước tiên ở ba tỉnh cực nam cận kề Việt Nam là, Vân Nam và Lưỡng Quảng (Quảng Đông và Quảng Tây). Rồi từ đó kéo dọc theo các tỉnh giầu có vùng duyên hải như Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô, Sơn Đông, cũng như thành phố cảng quan trọng như Hương Cảng, Thượng Hải, Thiên Tân … Rồi từ duyên hải bung vào trong lục địa như Tsunami theo thế ầm ầm như nước vỡ bờ.
Trong ba tỉnh cực nam này, chỉ có Quảng Đông là tỉnh duyên hải nên phát triển bậc nhất trong cả nước, chưa kể nơi đó lại có hai nhượng địa cũ là Hương Cảng (Hongkong; Cảng Thơm) và Ma Cao (Macao đang chạy đua về phát triển thế giới cờ bạc, cạnh tranh với Los Angeles của Mỹ). Vân Nam và Quảng Tây nằm sâu trong lục địa, phát triển rất kém, lại thêm còn tồn tại khá nhiều vấn đề sắc tộc, văn hóa, tôn giáo.
Xét về mặt nhân văn và lịch sử thì tỉnh Vân Nam vốn đã có những hiềm khích từ xa xưa. Vùng này xưa thuộc quốc gia Đại Lý thuộc sắc dân Bạch, bị sát nhập vào Tàu từ thời nhà Nguyên đó thôi. Vùng này còn có nhiều sắc tộc khác cư ngụ, như tộc Thái, vốn cùng sắc tộc với dân Lào và dân Thái Lan, cũng như tộc Thái ở ta vậy. Ở đây đạo Hồi cũng phát triển hơn các vùng khác.
Để mua lòng dân, triều đình đỏ ở Bắc Kinh đã cho thực hiện những dự án vĩ đại (megaproject), như thực hiện một loạt những (14?) con đập bậc thềm (hydro-electric plants en cascade) ở thượng nguồn Mekong nơi tỉnh Vân Nam, nhằm mục đích điện khí hóa và đô thị hóa vùng này, để sửa soạn mở cửa ngõ thông ra vùng biển Melacca qua trung gian Miến Điện (mà ko phải đi vòng quá xa xôi qua Biển Đông, rồi lại xuyên hết chiều rộng nước Tàu đến các tỉnh như Vân Nam, Tứ Xuyên, Tây Tạng, Thanh Hải), cũng như con sông Mekong đi từ các giang cảng lớn Tư Mao ở Vân Nam tiến tới Vientianne, thủ phủ Lào, và đi xuôi xuống Nam, vượt qua vùng thác Khôn hiểm nghèo của Miên, để tìm cách nối dài tới cảng Sihanoukville ở vùng cực nam Miên nếu có thể được. Những dự án này gây tai hại vô cùng cho các nước hạ nguồn Mekong, nhưng Tàu cộng bất chấp mọi phản đối của các lân bang nhỏ bé, thiếu đoàn kết.
(Xin tham khảo thêm các tác phẩm của bác sĩ Ngô Thế Vinh như CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG, và MEKONG, DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH)
Wikipedia
Vân Nam (chữ Hán phồn thể: 雲南; chữ Hán giản thể: 云南; pinyin: Yúnnán) là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam có dân số 44.150.000 người, diện tích 394.100 km² (rộng hơn diện tích Việt Nam). Thủ phủ của tỉnh này là thành phố Côn Minh. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.
Trong thời kỳ Tam Quốc, lãnh thổ của Vân Nam ngày nay, Kiềm Tây (黔西) và miền Nam Tứ Xuyên được gọi chung là “Nam Trung” (南中). Sự tan rã của quyền lực trung ương tại Trung Quốc đã làm gia tăng tính tự trị của Vân Nam cũng như tăng thêm quyền lực cho các bộ tộc địa phương. Năm 225, một chính trị gia nổi tiểng là Gia Cát Lượng (诸葛亮) đã dẫn quân đến Vân Nam để dẹp yên các bộ tộc này.
Vào thế kỷ 4, miền Bắc Trung Quốc chủ yếu bị những bộ tộc từ Trung Á tràn sang. Vào thập niên 320, thị tộc Thoán (爨) đã di cư tới Vân Nam. Thoán Sâm (爨琛) tự xưng làm vua và duy trì quyền lực tại Điền Trì (khi đó gọi là Côn Xuyên 昆川). Từ đó trở đi, thị tộc này đã cai quản Vân Nam trên 400 năm. Năm 738, Bì La Các (皮罗阁), thủ lĩnh bộ lạc Mông Xá, đã thành lập Vương quốc Nam Chiếu (南诏) tại Vân Nam với kinh đô tại thành Thái Hòa (nay là Đại Lý) lập ra năm 739. Ông được nhà Đường công nhận là “Vân Nam Vương”. Từ Đại Lý, mười ba đời vua Nam Chiếu đã cai trị trên 2 thế kỷ và đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ luôn biến đổi giữa Trung Quốc và Tây Tạng. Năm 902, quyền thần của Nam Chiếu là Trịnh Mãi chiếm đoạt quyền hành, đổi tên nước thành Đại Trường Hòa. Năm 929, Triệu Thiện Chính diệt Đại Trường Hòa, lập ra nước Đại Thiên Hưng. Năm 930, Tiết độ sứ Đông Xuyên là Dương Càn Hưng diệt Đại Thiên Hưng, đổi tên nước thành Đại Nghĩa Ninh. Năm 937, thủ lĩnh tộc Bạch là Đoàn Tư Bình (段思平) đã diệt Đại Nghĩa Ninh và thành lập Vương quốc Đại Lý, đóng đô tại Đại Lý. Vương quốc này khi đó bao gồm lãnh thổ ngày nay thuộc các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tây Nam Tứ Xuyên, Bắc Miến Điện, Bắc Lào và một số khu vực tại Tây Bắc Việt Nam.
Năm 1253, Vương quốc Đại Lý bị người Mông Cổ và quân đội của Đại hãn Mông Kha tấn công. Năm 1276, Hốt Tất Liệt cho thành lập tỉnh Vân Nam. Vân Nam đã thành tỉnh đầu tiên trong các tỉnh miền Nam Trung Hoa nằm dưới sự kỉểm soát của Mông Cổ, và nó cũng là tỉnh cuối cùng tại Trung Hoa mà người Mông Cổ nắm giữ, ngay cả sau khi họ đã mất Bắc Kinh và bị đuổi ra khỏi các tỉnh miền Bắc. Tổng cộng họ đã chiếm giữ Vân Nam trong 130 năm. Phải chờ mãi 15 năm sau khi kẻ sáng lập triều đại nhà Minh được thừa nhận là nhà lãnh đạo toàn thể Đế quốc Trung Hoa, ông ta mới phái các đội quân của ông đến trục xuất người Mông Cổ ra khỏi bàn đạp sau cùng của họ, tức là Vân Nam.
[hết trích]
Tỉnh Quảng Tây là nơi dân tộc Tráng cư ngụ đông đảo. Vùng này nghèo khó và từng nổi tiếng xưa nay về tranh chấp.
Wikipedia
Quảng Tây (Tráng văn: Gvangjsih; chính tả kiểu cũ: Gvaŋзsiƅ; chữ Hán giản thể: 广西; chữ Hán phồn thể: 廣西; bính âm: Guǎngxī; Wade-Giles: Kuang-hsi; bính âm bưu chính: Kwangsi), tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Tráng văn: Gvangjsih Bouxcuengh Swcigih; chính tả kiểu cũ: Gvaŋзsiƅ Bouчcueŋƅ Sɯcigiƅ; chữ Hán giản thể: 广西壮族自治区; chữ Hán phồn thể: 廣西壯族自治區; bính âm: Guǎngxī Zhuàngzú Zìzhìqū) là một khu tự trị của dân tộc Choang (âm Hán Việt là Tráng) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
QUẢNG TÂY
Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 trước Công nguyên, khi Quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền Nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.
Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền (金田起义) vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan (镇南关战役) nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài (冯子才) đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng.
Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ. Do Lục Vinh Đình (陆荣廷) và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc (百色起义), một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929. Các căn cứ cộng sản đã được thiết lập mặc dù cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt.
Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế (豫湘桂战役) trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản.
Nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Vào năm 1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Tráng/Choang theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Tráng là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Quảng Tây; tuy nhiên người Tráng vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây. Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Mặc dù có sự phát triển công nghiệp nặng diễn ra trong tỉnh trong suốt những năm 1960 và 1970, vẫn còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh du lịch hấp dẫn mọi người trên khắp thế giới. Thậm chí mức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong những năm 1990 dường như để Quảng Tây tụt lại phía sau. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh về công nghiệp hóa và tập trung hóa cây trồng. GDP đầu người đã tăng nhanh chóng do các ngành công nghiệp ở Quảng Đông phải tìm kiếm các địa điểm sản xuất tại các khu vực có giá nhân công rẻ hơn.
Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 trước Công nguyên, khi Quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền Nam Trung Hoa ngày nay. Tên gọi “Quảng Tây” bắt nguồn từ thời nhà Tống, khi khu vực này được tổ chức thành một lộ, gọi là Quảng Nam Tây Lộ. Vào cuối đời nhà Nguyên, vùng này được tổ chức thành một tỉnh với tên gọi được rút gọn thành “Quảng Tây”. Trong sáu thế kỷ tiếp theo, Quảng Tây vẫn là một tỉnh của Trung Quốc cho đến khi được Chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chuyển thành một khu tự trị dành cho dân tộc thiểu số đông đảo ở đây.
Vào cuối đời nhà Thanh, ở huyện Quế Bình, miền đông Quảng Tây, đã nổ ra Khởi nghĩa Kim Điền (金田起义) vào ngày 11 tháng 1 năm 1851, khởi đầu của phong trào khởi nghĩa nông dân vĩ đại Thái Bình Thiên Quốc. Cửa ải Trấn Nam Quan (ngày nay là Hữu Nghị Quan) trên biên giới với Việt Nam cũng là nơi diễn ra trận đánh Trấn Nam Quan (镇南关战役) nổi tiếng vào ngày 23 tháng 3 năm 1885, trong Chiến tranh Pháp-Thanh. Trong trận đánh này, mũi tấn công của quân Pháp đã bị lực lượng Trung Quốc của tướng Phùng Tử Tài (冯子才) đánh bại, một sự kiện lịch sử rất được những người yêu nước Trung Hoa ca tụng.
Sau ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Tây trở thành căn cứ của một trong những tập đoàn quân phiệt hùng mạnh nhất của Trung Quốc: Tập đoàn Quảng Tây (Quế hệ) cũ. Do Lục Vinh Đình (陆荣廷) và những người khác lãnh đạo, tập đoàn này đã vươn ra kiểm soát cả các tỉnh Hồ Nam và Quảng Đông ở liền kề. Đầu thập niên 1920, Tập đoàn Quảng Tây cũ bị thất bại, và được thay thế bằng Tập đoàn Quảng Tây mới, do Lý Tông Nhân và Bạch Sùng Hi cầm đầu. Quảng Tây còn được nhắc đến bởi Khởi nghĩa Bách Sắc (百色起义), một cuộc khởi nghĩa cộng sản do Đặng Tiểu Bình lãnh đạo vào năm 1929. Các căn cứ cộng sản đã được thiết lập mặc dù cuối cùng đều bị lực lượng Quốc dân Đảng tiêu diệt.
Vào năm 1944 gần kết thúc Thế chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo (hay còn gọi là Chiến dịch Dự Tương Quế (豫湘桂战役) trong một nỗ lực thu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản.
Nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản kiểm soát Quảng Tây muộn hơn. Chính quyền tỉnh thay đổi vào tháng 12 năm 1949, hai tháng sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân. Vào năm 1958, Quảng Tây được chuyển đổi thành Khu tự trị dân tộc Tráng/Choang theo đề nghị của Thủ tướng Chu Ân Lai. Quyết định này được đưa ra do người Tráng là một trong những dân tộc thiểu số lớn nhất ở Trung Hoa, và tập trung nhiều ở Quảng Tây; tuy nhiên người Tráng vẫn chỉ chiếm thiểu số trong dân số Quảng Tây. Suốt chiều dài lịch sử, Quảng Tây là vùng đất nội lục (không có biển). Năm 1952 một phần nhỏ của bờ biển Quảng Đông được chuyển giao cho Quảng Tây, từ đó vùng đất này được thông với biển. Năm 1955 chuyển giao lại, và năm 1965 tiếp nhận lại.
Mặc dù có sự phát triển công nghiệp nặng diễn ra trong tỉnh trong suốt những năm 1960 và 1970, vẫn còn rất nhiều các danh lam thắng cảnh du lịch hấp dẫn mọi người trên khắp thế giới. Thậm chí mức tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc trong những năm 1990 dường như để Quảng Tây tụt lại phía sau. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh về công nghiệp hóa và tập trung hóa cây trồng. GDP đầu người đã tăng nhanh chóng do các ngành công nghiệp ở Quảng Đông phải tìm kiếm các địa điểm sản xuất tại các khu vực có giá nhân công rẻ hơn.
[hết trích]
Nói tóm tắt, Vân Nam và Quảng Tây vì không có biển, lại nhiều núi non chớn chở, sông ngòi nhiều nhưng vì ở (gần) thượng nguồn nên khó giao thông, chỉ thuận tiện cho làm thủy điện (dĩ nhiên sẽ có những bất lợi kèm theo, nếu không khéo khai dụng), lắm sắc tộc thiểu số, nên đa văn hóa và tôn giáo, xa thủ đô tức chính quyền trung ương, cho nên theo tôi chính là môi trường thuận lợi cho một cuộc cách mạng dân sinh dân chủ. Chưa kể đấy xưa kia vốn là vùng đất cách mạng như ta đã thấy trong lịch sử cận đại. Rồi hố cách biệt giầu nghèo được khoét rộng trong thời chuyển mình từ CS toàn trị sang xiết chính trị nhưng lại dần dần mở tung cánh cửa kinh tế, để chuyến biến từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước kỹ nghệ, gây ra những cơn sốt đất đai liên miên, do tham nhũng từ cơ chế độc đảng, kèm theo qui hoạch đất đai bất hợp lý, đền bù không thoả đáng …. Nói chung bức xúc xã hội tăng cao.
Điều không kém phần quan trọng là so với tỉnh lân cận Quảng Đông như đã nói giầu nhất nước với các đặc khu kinh tế, như Thâm Quyến, Sán Đầu, Chu Hải … vốn thu hút dân nghèo ở các nơi về đó, nhưng cũng là vùng khó xâm nhập do lệnh cấm từ trung ương. Sự chênh lệch giầu nghèo giữa các tỉnh trong nội địa với các tỉnh duyên hải chính là đầu mối bức xúc thêm sôi sục ở lục địa Tàu quá rộng.
Cứ xem cảnh dân quê các tỉnh xa đón xe, tàu hoả về quê ăn tết, bị kẹt lại ở bến xe bến tàu cả vài ngày đến một tuần lễ, là ta thấy muôn vàn khó khăn cho dân, lẫn chính quyền trung ương và địa phương trong thời hiện đại hóa Tàu.
QUẢNG ĐÔNG là một tỉnh duyên hải, lại có cơ may tiếp xúc với phương Tây liên tục nhiều thập niên qua cửa ngõ Hongkong và Macao, cho nên nhanh chóng phát triển dưới thời hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình. Đa số các đặc khu kinh tế quan trọng nằm trong tỉnh này. Thủ phủ Quảng Châu rất hiện đại, chả thua gì các thành phố phương Tây. Macao cũng như Hongkong được đặc biệt hưởng qui chế “một nước hai chế độ”, cho nên đang trên đà phát triển chưa từng thấy, cố hết sức cạnh tranh lấy vị trí hàng đầu là thành phố cờ bạc (hay “đỏ đen”) của thế giới với Las Vegas của Mỹ.
Xin trích dẫn những thông tin chính yếu về Quảng Đông.
Wikipedia
Quảng Đông (chữ Hán phồn thể: 廣東; chữ Hán giản thể: 广东; bính âm: Guǎngdōng; Wade-Giles: Kouangtong), là một tỉnh nằm ven biển phía nam Trung Quốc. Tỉnh lỵ là thành phố Quảng Châu. Quảng Đông là tỉnh đông dân nhất Trung Quốc và là một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đứng đầu trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc với GDP danh nghĩa là 165 tỷ USD năm 2003 và tăng lên 265 tỷ USD năm 2005 (tương đương Đan Mạch, gấp 5 lần GDP Việt Nam), GDP năm 2009 của Quảng Đông đạt tương đương 572,12 tỷ USD, tương đương GDP của Thổ Nhĩ Kỳ hay Indonesia. do đó tỉnh này đã thu hút 30 triệu người nhập cư từ vùng khác của Trung Quốc. GDP của Quảng Đông chiếm 12% tổng GDP của Trung Quốc. Quảng Châu và Thâm Quyến là 2 trong 4 tỉnh và thành phố quan trọng nhất Trung Quốc.
(…)
Từ thế kỷ 16, Quảng Đông có những mối quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn châu Âu đã đến phía bắc thông qua eo biển Malacca và Biển Đông, đặc biệt là các nhà buôn Anh thông qua Quảng Đông. Macao nằm ở bờ nam của Quảng Đông là nơi định cư đầu tiên của người châu Âu ở Trung Quốc từ 1557. Việc buôn bán thuốc phiện thông qua Quảng Châu đã dẫn đến Chiến tranh nha phiến, mở ra một kỷ nguyên ngoại quốc xâm lược và can thiệp vào Trung Hoa. Ngoài Macao là nhượng địa cho Bồ Đào Nha, Hồng Kông thành nhượng địa cho Anh và Quảng Châu Loan cho người Pháp. Vào thế kỷ 19, Quảng Đông cũng là cảng chính cho làn sóng người lao động ra đi đến Đông Nam Á, miền Tây Hoa Kỳ và Canada.
Về mặt lịch sử, nhiều cộng đồng Hoa Kiều xuất thân từ Quảng Đông và đặc biệt là Đài Sơn và cùng với những người di cư từ Hồng Kông, tiếng Quảng Đông và tiếng Đài Sơn (phương ngữ ở Đài Sơn) được gần 10% dân số Trung Quốc sử dụng, có nhiều người Hoa Kiều chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ người nói ngôn ngữ này ở Trung Quốc.
Trong thời kỳ những năm 1850, Thái bình thiên quốc nổ ra ở Quảng Đông. Do là địa phương có tiếp xúc nhiều với phương Tây, Quảng Đông là trung tâm của các phong trào chống Mãn Châu và chống đế quốc. Tôn Trung Sơn cũng xuất phát từ Quảng Đông.
Vào đầu những năm 1920 thời Trung Hoa Dân Quốc, Quảng Đông là bàn đạp để Quốc Dân Đảng chuẩn bị Bắc Phạt trong một nỗ lực thống nhất tất cả các địa chủ về dưới quyền kiểm soát của chính quyền trung ương. Học viện Sĩ quan Lục quân Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã được xây gần Quảng Châu để huấn luyện các sĩ quan chỉ huy.
Trong những năm gần đây, tỉnh này đã trải qua một thời kỳ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục do có các mối quan hệ kinh tế gần gũi với Hồng Kông giáp giới. Tỉnh này có GDP cao nhất trong các đơn vị cấp tỉnh Trung Quốc. Đảo Hải Nam trước đây là một bộ phận của tỉnh Quảng Đông nhưng được tách ra thành một tỉnh từ năm 1988.
(…)
Chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã thay đổi toàn diện nền kinh tế tỉnh này do có lợi thế là cửa ngõ ra biển, vị trí giáp Hồng Kông và có các mối quan hệ lịch sử với Hoa Kiều. Ngoài ra, cho đến những năm 1990, khi chế độ thuế khóa Trung Quốc được cải cách, tỉnh này đã thu lợi từ chính sách áp dụng mức thuế khá thấp ở Quảng Đông do vị thế lịch sử của tỉnh này là một tỉnh lạc hậu về kinh tế trước đó vào thời Mao Trạch Đông.
Mặc dù Thượng Hải được xem như bằng chứng về thành công kinh tế của Trung Quốc, sự bùng nổ kinh tế của Quảng Đông lại là một ví dụ cho việc Trung Quốc đã trở thành một nước hàng đầu về ngành chế tạo dựa trên nền tảng sử dụng nhiều lao động và là nơi thử nghiệm cụ thể để Trung Quốc thấy rõ được ưu và khuyết điểm của mô hình sử dụng nhiều nhân công này. Quảng Đông đã trải qua thời kỳ bùng nổ kinh tế từ những năm 1990 của thế kỷ 20 vào sự bùng nổ này đã lan qua các tỉnh lân cận và đã giúp kéo dân của những tỉnh này quay về. Nền kinh tế của Quảng Đông dựa trên nền tảng ngành chế tạo và xuất khẩu.
Quảng Đông ngày nay là một trong những tỉnh giàu nhất Trung Quốc, GDP cao nhất trong các đơn vị hành chính (trừ Hồng Kông và Macao) dù lương người lao động chỉ bắt đầu tăng trong thời gian gần đây do trước kia có những làn sóng lao động di cư từ các tỉnh láng giềng khác đến đây. GDP danh nghĩa là 267,6 tỷ USD, tăng 12,5% mỗi năm. Các ngành công nghiệp sơ cấp, thứ cấp và thứ 3 đạt giá trị 137,46 tỷ NDT, 1,08 ngàn tỷ NDT, và 957,94 tỷ NDT cho mỗi nhóm ngành. [6]. GDP đầu người đã đạt đến con số 23.616 tệ (US$2,912), tăng 84.7% so với năm 2000. Quảng Đông đóng góp 12% GDP của Trung Quốc. Quảng Đông chiếm 4/6 đặc khu kinh tế của Trung Quốc: Quảng Châu, Thâm Quyến, Sán Đầu và Chu Hải. Sự thịnh vượng của Quảng Đông tuy nhiên vẫn tập trung ở Đồng bằng châu thổ Châu Giang.
(…)
Trong những năm 1980, chính quyền tỉnh Quảng Đông nổi tiếng vì dám chống lại các chỉ đạo của chính quyền trung ương, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Đồng thời, tình hình kinh tế của Quảng Đông đã khiến tỉnh này khác lặng lẽ trong các hoạt động chính trị và kinh tế. Dù phương Tây cho rằng, sự tăng trưởng kinh tế của Quảng Đông trong thời gian gần đây và sự bất đồng ngôn ngữ sẽ dẫn đến ly khai nhưng hầu như không có trường hợp ly khai nào cũng như sự ủng hộ ly khai đáng kể nào ở tỉnh này.
Quan hệ với Hồng Kông và Macao
Mặc dù cả Hồng Kông và Macau về mặt lịch sử là một phần của Quảng Đông trước khi trở thành thuộc địa của Anh và bồ Đào Nha, hai thành phố này lại trở thành đặc khu hành chính – ngang cấp tỉnh khi chủ quyền được trao trả cho Trung Quốc. Đạo luật Cơ bản của cả hai đặc khu hành chính nghiêm cấm chính quyền tỉnh can thiệp vào chính trị. Các vấn đề khác như chính sách biên giới và quyền mặt nước có quan hệ đến Hồng Kông và Macao và Trung Hoa đại lục được thương thảo thông qua Đặc khu và tỉnh Quảng Đông. Do các đặc khu là các đơn vị hành chính của Trung Quốc, không bao giờ có xảy ra chuyện chính phủ trung ương lại thương thảo với chính quyền đặc khu. Do đó, chính quyền trung ương cho phép Quảng Đông thực hiện các vấn đề này.
[hết trích]
Thực sự tôi không đồng ý hoàn toàn với nhận định trên về tình hình chính trị ở Quảng Đông nói riêng và các tỉnh và thành phố quan trọng vùng duyên hải (Thượng Hải, Thiên Tân) nói chung.
Ta thấy từ thời Giang Trạch Dân băng đảng Thượng Hải nắm được cơ hội nắm quyền ở trung ương, nên tha hồ tự tung tự tác gây thế lực. Điều này cũng kích thích các tỉnh thành vùng duyên hải muốn có thêm quyền, một khi đã túi tiền đã căng phồng ! Các cụ ta đã bảo rõ, “quyền và tiền đi với nhau như hình với bóng” ! Có quyền là sẽ kiếm ra tiền dễ dàng và có tiền lại càng muốn thêm tiền và quyền, để moi thêm được tiền thế gian. Chả khác gì có bằng cấp lại tham danh vọng, chức tước và ngược lại có chức lại tham có bằng (dù là bằng dzởm bằng giả, miễn là có cái bằng để treo chơi cũng được. Khi đã về hưu, ko cần bằng cấp nữa, thì lại mua danh bằng các ra sách thơ phú …)
Cách nay khoảng hai chục năm, tôi có dịp thảo luận khá kỹ với Nguyễn Gia Kiểng về tình hình Tàu lục địa. Tôi nhớ Kiểng đã bảo tôi đại khái: “Ông nên biết là bọn nhà giầu ở duyên hải muốn tự trị để, thứ nhất thêm quyền, thứ hai bớt phải chi tiền cho trung ương thực hiện những dự án lớn để phát triển vùng sâu trong nội địa!”
Và tôi thấy quả thực là thế thật. Bởi trung ương đã đề ra những dự án vĩ đại (megaprojects), nên rất cần tiền nhằm phát triển các tỉnh nội địa, nhằm thứ nhất không có sự chênh lệch giầu nghèo quá đáng ở khắp nước, thứ hai mua chuộc lòng dân, thứ ba cần phát triển hạ tầng cơ sở về giao thông nhằm điều động quân đội cho nhanh, trấn áp hữu hiệu những nổi dậy nếu có …
Vì thế ta thấy họ hoạch định xây dựng khoảng ít nhất 50 cây cầu lớn bắc ngang qua Trường Giang (sông Dương Tử) đế nối liền hai vùng Hoa Bắc và Hoa Nam; xây đường xe lửa Thanh Tạng (nối Bắc Kinh với Thanh Hải và Tây Tạng) tốn kém vô cùng; điện khí hóa toàn Tàu lục địa bằng các dự án thủy điện vĩ đại như Tam Hợp (Three Gorges) trên sông Dương Tử, khoảng 13 con đập bậc thềm trên sông Mekong ở tỉnh Vân Nam và nhiều dự án lớn khác nữa.
Nguồn tiền duy nhất để chi trả cho các megaprojects, nhằm gọi là canh tân đất nước, chính là sự đóng góp tích cực từ các tỉnh thành giầu có vùng duyên hải chứ còn ai vào đây nữa.
Đó là chưa kể chi tiền rất nhiều những màn nặng phần trình diễn nhằm show off với quốc tế về sự thức giấc của con gấu trúc lớn Tàu (Giant Panda made in China) ra sao, qua các chi phí cực kỳ tốn kém trong Olympic Bắc Kinh 2008, Hội chợ thế giới Thượng Hải, Asian Olympic Quảng Châu 2009 (?), kỷ niệm 60 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung hoa …..
Về quân sự, quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường – hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.
Cuộc chiến năm 1979 cho Trung Quốc thấy sự lạc hậu của vũ khí cũng như chiến thuật mà quân đội nước này sử dụng.
KHOA HỌC VIẾT SÁCH
Viết sách khi người ta có thời giờ, điều kiện, mục đích. Thiếu một trong ba yếu tố này người ta không thể viết sách được. Nhưng viết sách cũng có nhiều dạng. Dạng tâm tình, đó là tiểu thuyết. Dạng quan điểm, đó là cảm xúc. Dạng khoa học, đó là sự nghiên cứu, thông tin khách quan. Chỉ có dạng sau là dạng viết sách khoa học. Hai dạng trước thường nhất thời, trừ phi những tiểu thuyết chủ đề vượt thời gian. Dạng giữa chỉ phục vụ cho tình cảm cao đẹp hay mỹ cảm. Chỉ dạng sau cùng mới là dạng khoa học, nhằm góp phần vào các hoạt động khoa học tích cực của xã hội hay nhân loại. Loai khoa học có thể là khoa học sự vật, hay khoa học chính trị, xã hội. Nó là tiền đề và chất xúc tác cho các phản ứng dây chuyền nhau về mặt khoa học theo một nội dung hoặc chủ đề nào đó. Thường trong xã hội phương Tây, viết sách trong ý nghĩa khoa học rất được ưa chuộng và phổ biến. Người viết chỉ vì mục đích xã hội, khoa học, không bị lệ thuộc hay khống chế bởi bât kỳ điều gì, ngay cả một ý thức hệ bề ngoài nào đó mà người viết không hề bị ràng buộc. Thế nhưng trong các xã hội toàn trị, điều này rất đáng tiếc không bao giờ được tôn trọng. Bằng tiến sĩ ở các nước tiến bộ nói chung là bước đầu của sự làm việc khoa học. Trong khi đó ở nhiều xã hội, bằng tiến sĩ khi được đào tạo không cho thoát ra khỏi sự khống chế của chính trị khi làm luận án cũng như khi viết sách. Cái tệ trạng và cái tai hại cho con người khoa học, cho xã hội khách quan chính là như thế. Cho nên chỉ khi nào xã hội thật sự tôn trọng con người, tức tôn trọng cá nhân người làm khoa học một cách chính đáng, cần thiết, mới có thể có các tác giả khoa học một cách có giá trị cũng như có những tác phẩm mang ý nghĩa khoa học một cách đúng mức và hoàn toàn cần thiết. May mắn thay cho những trí thức khoa bảng Việt Nam ở nước ngoài hay ở những nước phát triển chính là như vậy. Đó chính là ý nghĩa của viết sách một cách khoa hoc hay khoa học viết sách. Có nghĩa viết sách khoa học được thể hiện không những bằng phương pháp khoa học khi hình thành tác phẩm mà còn chính là ý nghĩa và mục đích khoa học của chính tác phẩm được viết ra đó. Trong những xã hội toàn trị, nghèo khó, thật sự rất khó khăn hay không thể viết sách khoa học một cách đúng nghĩa được, bởi vì ý nghĩa chính trị toàn trị và cả kinh tế nghèo đói làm cho con người
khó có ba điều kiện viết sách như ngày từ đầu đã nói, và điều đó ngoài sự thiệt hại riêng cho bản thân người trí thức chân chính, cũng thiệt hại chung cho các đất nước và xã hội liên quan trong đó. Tự do tư tưởng, quan điểm, đó chính là yếu tố cá nhân cũng như xã hội thiết yếu của việc viết sách khoa học hay nói khác đi là cho khoa học viết sách.
Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
(28/3/12)