Nhân chiến dich Thỉnh Nguyện Thư, bàn về yếu tố Đảng Phái Chính Trị
Người Việt Hải ngoại tại Mỹ, trong nỗ lực lật đổ Cộng Sản, đã có nhiều chiến dịch, nhưng phải vô tư công nhận, Chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư vừa qua là một thành công đáng kể. Với một thời gian ngắn, hơn 140 ngàn người đã ký tên trong thỉnh nguyên thư. Phong trào Thỉnh Nguyện Thư đã vực dậy lòng yêu nước, sự khao khát tự do, nhân quyền cho Việt Nam tưởng như đã ngủ quên trong nhiều người. Với kết quả hơn 140 ngàn chữ ký, Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ đã tiếp phái đoàn người Việt để lắng nghe ý kiến.
Hoan hô nhạc sĩ Trúc Hồ, nhạc sĩ Việt Dzũng, đài SBTN, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, những người có sáng kiến và đầu óc tổ chức.
Trong buổi họp với Tòa Bạch Ốc, ban tổ chức Thỉnh Nguyện Thư đưa ra ba bạn trẻ đại diện đồng bào phát biểu (ứng đáp) với nhân viên tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại Giao. Lâu nay trong các cuộc vận động với chính phủ Hoa Kỳ, phần lớn do các vị cao niên hoặc chức sắc trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũ gánh vác. Lần này, giao cho ba bạn trẻ đảm trách, ấy cũng là một sáng kiến. Tuy nhiên, sau đó có một số ý kiến không hài lòng xoay quanh vấn đề này. Trong bài trả lời phỏng vấn với tờ Bút Tre ở Arizona, có lẽ do tế nhị, TS Nguyễn Đình Thắng đã né tránh “để tránh những tranh cãi vô bổ”. Tôi nghĩ đây là vấn đề nên làm sáng tỏ, nếu không sẽ làm nhụt chí những người trẻ và gây ngộ nhận cho các đảng phái chính trị, và như vậy sẽ không có lợi cho công cuộc đấu tranh.
Nhạc sĩ Trúc Hồ sau cuộc tiêp xúc ở Washington, tỏ ý không mấy hài lòng vì ban tổ chức đã chọn lầm một bạn trẻ đại diện có lý lịch không “trong sáng”. Dường như sự “trong sáng” mà ban tổ chức chiến dịch Thỉnh Nguyện Thư muốn là một người trẻ không có liên quan, dính dáng gì tới các đảng phái, tổ chức chính trị. Tôi nghĩ điều này thật khó! Người trẻ có khả năng chuyên môn trong xã hội thì nhan nhãn, nhưng tìm một bạn trẻ vừa có khả năng, vừa có tinh thần đấu tranh cho Đất Nước không đâu hơn là phải nhìn vào các đảng phái, các tổ chức chính trị. Đảng phái, tổ chức chính trị là nơi đào tạo, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ để đấu tranh trong hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Đất Nước . Đảng phái, tổ chức chính trị là môi trường cho các bạn trẻ tập dấn thân, học hỏi kinh nghiệm và có thể trở thành những nhà lãnh đạo sau này. Ban tổ chức chọn ba người đại diện. (Vô tình) Một người thuộc đảng phái, một người thuộc hội đoàn, và một người nghệ sĩ không đảng phái, không hội đoàn. Hãy tạm không nói đến những lãnh vực như tuổi tác, thế hệ, ba vị này cũng đã đại diện cho ba thành phần khác nhau trong xã hội. Sự đại diện như vậy cũng khá bao quát. Tại sao ta phải ngại ngùng với yếu tố đảng phái? Đảng Việt Tân làm gì mà ta phải xa lánh? Trong công cuộc đấu tranh nhằm giải thể đảng CSVN nhiều chiến sĩ Việt Tân đã bị đàn áp, bị tù tội. Nhiều đảng viên Việt Tân đã ngã xuống.Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch đã chết cho ai? Tôi không phải là đảng viên, cảm tình viên của Việt Tân. Tôi không quen biết anh Billy Lê. Nhưng tôi đã từng đì học, đã từng tham gia hội Sinh Viên Việt Nam trong trường đại học. Tôi khâm phục anh Billy Lê. Anh là một người trẻ năng nổ . Vừa đi học vừa tham gia chính trị, hội đoàn, vừa là một chủ tịch hội sinh viên. Đây là một sự hy sinh mà chỉ có những người có lòng thao thức với Dân tộc mới làm được!
Có người nói rằng các đảng phái chính trị đấu tranh nhằm cướp chính quyền . Thật ra, trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam đã học và áp dụng thủ đoạn cướp chính quyền từ đảng Cộng Sản Nga để đạt mục đích. Điều này khiến nhiều người hiểu nôm na rằng “chính trị là đi đôi với thủ đoạn”. Trong khi đó, các đảng phái Cách Mạng khác vì mục đích tối thượng là giải phóng dân tộc nên đã bị CS ám hại, loại trừ. Thời kỳ chống Pháp là giai đoạn các đảng Cách Mạng Việt Nam hy sinh nhiều công lao và xương máu cho dân tộc. Đây cũng là thời gian sản sinh ra những nhà Cách Mạng dân tộc như Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Trương Tử Anh, Huỳnh Phú Sổ. Qua thời kỳ Quốc Gia, các đảng phái chuyển đổi từ đấu tranh cách mạng qua sinh hoạt chính trị, đóng góp cho sự hình thành nền Công hòa miền Nam Việt Nam. Cho đến hôm nay, nhiều đảng phái, tổ chức chính trị trẻ trung trong cũng như ngoài nước, nối tiếp con đường của cha anh, không ngừng đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, công bằng và thịnh vượng. Vì vậy, không thể vơ vào cả nắm mà cho rằng mục đích của các đảng phái cách mạng là “dùng thủ đoạn để cướp chính quyền” hoặc “chính trị là đi đôi với thủ đoạn”. Điều này chỉ đúng với đảng CS mà thôi . Chúng ta không thể dùng mô hình đảng CS để áp đặt lên các đảng phái VN chân chính.
Đảng phái chính trị luôn có tổ chức chặt chẽ, hoạt đông dài hạn, một chết một sống đối đầu với CS. Các đảng phái chính trị Việt Nam hoạt động theo cương lĩnh hẳn hoi. Khác với đảng phái chính trị, phong trào quần chúng thường là thiếu tổ chức, không dài hạn. Cách mạng Ai Cập là một một ví dụ. Phong trào nổi lên rất mạnh đưa đến sự sụp đổ nhà độc tài Hosni Mubarak nhưng không làm thay đổi chế độ. Dĩ nhiên chúng ta không muốn thay chế độ Cộng Sản Việt Nam bằng một chế độ độc tài, độc đảng khác. Chúng ta không thể né tránh yếu tố đảng cách mạng, đảng chính trị trong cuộc đấu tranh này. Không thể chỉ thuần dựa vào phong trào quần chúng mà thay đổi được chế chộ cộng sản. Thật ra, với sự trưởng thành trong đấu tranh của các đảng phái và với thời đại thông tin, một khi thay đổi được chế độ cộng sản, khó có thể cho một đảng nào có thể khống chế và dùng thủ đoạn để cướp công và độc quyền lãnh đạo đất nước như đảng cộng sản Việt Nam đã làm.
Vì vây, chẳng có gì phải lo ngại khi cần kết hợp với các đảng phái chính trị trong các phong trào, chiến dịch vận động tự do, nhân quyền. Các đảng phái chính trị là nhân tố thiết yếu không thể thiếu trong công cuộc đấu tranh nhằm giải thể chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Tháng 3, 2012
Trường Giang gửi tới
© Đàn Chim Việt
Trình làng – Tôi cũng đã nêu rõ quan-điểm của tôi trong phản-hồi ngày 02/04. Tôi cám ơn hai anh Trung Kiên và Bút Thép Diệt Tà đã can-đảm đưa ra nhận-xét hợp-lý về vài điều liên-quan đến Lý-Tống và bài nhận-định của anh ấy. Lẽ ra tôi cũng đã muốn góp ý sau khi đọc một vài phản-hồi ‘ một điều hai điều đều trích-dẫn Lý-Tống ‘, nhưng, như tôi đã nói ở trên, tôi tránh đi quá xa trọng-tâm bài viết ‘ nhân chiến-dịch TNT …’, hơn nữa, tôi không muốn nói gì thêm đối với những loại phản-hồi như thế, vì rằng người thức-giả hẳn đã không làm như vậy, thì chúng ta chấp-nê làm chi, dành thì-giờ cho những thảo-luận hợp-lý, hữu-ích cho công-cuộc chung mà đối-tượng sau cùng phải triệt-để đánh gục là CSVN hiện nay. Có thể rằng những kẻ tiếp tay cho CSVN cố-tình đánh lạc-hướng những người chống chúng bằng nhiều hình-thức mà cách-thức của một số phản-hồi tôi vừa kể ‘ có thể là một ‘ nhằm vừa gây chia-rẽ, vừa đánh lạc hướng chúng ta cũng nên. Chào.
Cám ơn những bạn đọc đã nhắc đến phát biểu của “anh hùng” Lý Tống! Với bản tính tò mò, muốn biết thực hư thế nào, nên tôi đã tìm đọc bài;
TẠI SAO TỔNG THỐNG OBAMA KHÔNG TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ?!?
Thú thực, trước đây tôi rất quí trọng và ngưỡng mộ anh Lý Tống qua những hành động đấu tranh của anh. Nhưng bài viết này của anh đã làm tôi thất vọng. Nội ý bài viết không những không phản ảnh với chủ đề mà còn chủ ý đào sâu chia rẽ giữa TS Nguyễn Đình Thắng và NS Trúc Hồ.
Không những thế, anh Lý Tống đã bới móc và “quyết đánh” TS Thắng một cách không khoan nhượng thay cho csvn!
Nếu quả thực Ts. Nguyễn Đình Thắng viết sách, “vạch ra kế hoạch mười năm, với những bước cụ thể, để phát triển thế lực cho cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đồng thời thay đổi vận mạng của dân tộc ở Việt Nam…là cẩm nang cho những nhà hoạt động cộng đồng, xã hội và dân chủ, cũng như cho những người muốn phát triển khả năng lãnh đạo“….
…thì phải là điều rất đáng mừng và khích lệ, vì như vậy thì sẽ có thêm nhiều người hăng say vì đất nước, anh Lý Tống sẽ không còn cô đơn trong đấu tranh, cũng sẽ không phải hoá trang “giả gái” nữa, mà sẽ có người khác làm thay, để anh vẫn xứng đáng là một “anh hùng”, và là “ĐÀN ANH CHỐNG CỘNG” để cho tuổi trẻ noi theo…
Thế nhưng, với tôi, qua bài viết này anh Lý Tống không chỉ tự bắn vào chân mình, mà còn làm nhụt chí những người dấn thân đấu tranh cho CHÍNH NGHĨA!
Xin được hỏi anh Lý Tống rằng; Không lẽ những hành động đấu tranh “can trường” của Anh trong suốt mấy chục năm qua cũng chỉ là “thủ thuật” để chiếm credit riêng cho mình?
Phải cám ơn tác giả Trường Giang đặt vấn đề quan trọng này.
Phải công nhận rằng thành kiến của người Việt nói chung đối với từ “đảng phái” rất nặng nề; đã thành dị ứng.
Mỹ, Nhật, Đức, Úc, Anh, Pháp … được lãnh đạo bởi những cá nhân độc lập chăng? Khó chấp nhận sự thật hay thành kiến đã làm người ta mờ mắt?
Ai là người lãnh đạo quốc gia, nếu không phải là đảng phái? Ở các xứ độc tài, đảng phái trở thành trở lực ngăn cản sự phát triển cả nước. Nhưng ngược lại, ở những quốc gia dân chủ, đảng phái – nhờ có các cơ chế kiểm soát của đối lập, của các định chế, xã hội dân sự, của truyền thông tự do – góp phần lớn vào việc ổn định xã hội, phát triển kinh tế, thăng hoa giá trị con người. Đảng phái tốt hay xấu là do cơ chế quốc gia đang sở hữu.
Muốn giải thể chế độ độc tài cộng sản thì phải có ít nhất một lực lượng để đối trọng với ĐCSVN. Lực lượng đó là gì nếu không là đảng phái? Những cá nhân riêng lẻ có thể tạo thành đối lập không hay lúc đó mãi bàn đến chữ “đoàn kết”?
Khăng khăng từ chối sự góp mặt của các đảng phải trong bất cứ giai đoạn nào, có phải là một cách thể hiện sự … thiếu tự tin của mình không?
Trên140,000 người ký TNT. Trong số này có phải tất cả đều không đảng phái hay chỉ có 01 Billy.? Người của Việt Tân nói là họ hô hào,giúp đở để chongười dân ,trong đó có đảng viên,giúp và khuyến khích họ ký tên.Còn nói là Billy không phải đảng viên VT.,vì theo NĐT anh ta chỉ là ngoại vi của VT ,như cô Cindy hay bao nhiêu người của đoàn thể này,hội aí hựu,đoàn này,nhóm nọ ..và co ai biết nhửng người ký tên nhưng không nói mính ở QDĐ,ĐV hay người của ông Chánh,người của NDHĐ hay của đảng HĐND.hay Cần Lao,hay Đại Chúng và ngay cả đảng viên,đoàn viên CS.Kẻ góp ý đồng ý với tác giả khi TH sai lầm nêu ra một lâm lẩn sai trái là chon”một bạn trẻ có lý lịch không trong sáng ” Câu này còn tê haị ,mang tính khinh bỉ,hạ nhục nhiều hơn là nói Billy ởtrong đảng VT(Thật ra anh sinh hoạt thanh niên trong đoàn PBC,ngoại vi VT,chưa phải là đảng viênvà nếu chỉ có vậymà nói là “lý lih không trong sáng. Ma tai là quá đáng.Sao chúng ta cứ khảng định VT là có mồi,là CS rồi ghét nó,dè bỉu nó.? It nhất VT củng có hoạt động trong nước ,có người trực diện chống kẻ thù,dù chỉ ôn hòa (như chỉ trong văn chương như g/s Hoàng)cón hơn chán vạn kẻ ở nơi an toàn ,không làm gì hết chỉ chẩu mỏ chê bai? VT là 01 đảng phái QGaikhông thích thì không vào,thế thôi! Còn chê bai,dè bỉu như bà SGN hay Việtland khi mới được tin chịTKTT qua đây do VT can thiệp để mạt sát cả VT thìnếu không là CS thì là Ai? Hạ nhửng người có lòng thỉ dể .Gán cho họ là VT,rồi đội cho VT cái mủ CS thế là xong .Cón chứng minh thì đem chuyện LêTriết bị VT giết (mà FBI điều tra mải không ra ,bọn CS nằm vùng giả danh QG lại biết rỏ/Cón bêu xấu chuyện củ,dù đúng dù sai hầm bà lằngviết ra ,trích dẩn..vv nửa chứ!.).Thật là quá đáng. Còn TH thì ĐN/SGN nói sao? Cho là có nhân viên VC gài vào đài,tiền làm đài phần lớn là VC chi cho và vụ VK can thiệp chỉ là làm theo chỉ thị CS,nhằm giảm áp lực vụ TiênLảng mà thôi. Taị sao bài VK trên youtube đả lâu mà mải tới vụ Ong Vươn ốn ào và có cơ tiép tục gâybất ổn ,thì VC bắt VK và TH “cứu VK”.?
Cho nên phải nói ràng VC thấy chúng ta phê phán ,khích bác nhau thì NÓ(VC) nương theo cái đà đó mà cho tay chân khai thác mạnh,gây chia rẻ nhiều hơn. Việc này là việc của chúng (VC) đả làm quen ,đả thuần thục rồi !Và người QGcứ mắc mưu chúng hoài….
(Gióng như vụ LitôSG gây chia rẻ trầm trọng ,đến bầu cử thì càng chia rẻ hơn chỉ vì một bài viết của ký giả NT CS và một vài người khác .Vậy thôi !…)
Hảy nhìn với cái nhìn thoáng hơn .
Nếu ai cũng biết suy nghĩ và hiểu biết như ông jason t., ông nguyen boston và đa số đang góp ý trên DCV này thì VC chỉ có nước bó tay đứng nhìn.
Những kẻ bới móc, đâm thọc nếu không là cò mồi CS thì cũng là những kẻ khờ khạo về chính trị nhưng cứ thích giành khôn?