WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” [kết]

Tiếp theo phần I II

Đàn Chim Việt: Thời buổi này, kiểm chứng thông tin không phải là khó, nhất là khi chúng tôi có một lực lượng đông đảo bạn đọc tại Mỹ. Muốn vu khống, bôi nhọ ai cũng không phải dễ nữa, bạn đọc ngày nay không còn là “bầy cừu” của Đảng. Họ không chỉ biết nghe bằng 2 tai mà còn biết so sánh, đánh giá, phản biện. Loạt bài này liên quan tới báo chí hải ngoại, chúng tôi xin đăng lên đây để rộng đường dư luận.

———————————————

(CATP) (Tiếp theo và hết) Trên tờ Việt Weekly (báo tiếng Việt tại Mỹ) ra ngày 23-11-2011, trong bài “Cảnh giác với bọn xấu tung tin phá hoại”, có đoạn viết: “Đã đến lúc toàn dân, thương gia, độc giả phải lên tiếng tự bảo vệ mình bằng cách báo cho cảnh sát, chính quyền sở tại để có thái độ với những hăm dọa vô cớ. Phải đòi cho được quyền đọc báo, quyền đi lại, quyền hội họp, quyền làm ăn theo hiến pháp Hoa Kỳ. Bọn độc tài phải chấm dứt hành động gây rối bằng biểu tình. Chính bọn côn đồ chính trị cực đoan này tạo mầm mống cho bọn xấu đứng trong bóng tối phá hoại… Bọn côn đồ độc tài xưa nay chuyên mang cờ vàng, lấy chiêu bài “chính nghĩa quốc gia” để hù dọa thương gia, o ép chủ chợ với nhiều hình thức man rợ, bẩn thỉu…”. Cùng với lời kêu gọi này, hàng loạt báo, đài Việt ở Mỹ đã “vùng lên” kể tội bọn phản động lưu vong chuyên đàn áp báo chí, đòi quyền tự do ngôn luận cho báo Việt.

Kỳ cuối: “CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG

Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa… Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt.

Cờ đỏ sao vàng trên KBC hải ngoại

 

“PHÁ XIỀNG” ĐANG TRỞ THÀNH PHONG TRÀO

Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, đoàn nhà báo Việt ở Mỹ gồm: Vũ Hoàng Lân (phố Bolsa TV), Etcetera Nguyễn và Mimi Tưởng (Việt Weekly), Nguyễn Phương Hùng (KBC hải ngoại)… đã có hai chuyến về Việt Nam làm việc trong hơn năm tuần lễ. Sau khi tiếp xúc với các giới chức, tự do thoải mái đi nhiều nơi từ Bắc vào Nam để làm phóng sự, đến thăm và trao đổi với một số cơ quan báo đài trong nước, họ đã có những cái nhìn rất khách quan về quê hương. Khi trở về lại Mỹ, suốt hai tháng gần đây, nhóm nhà báo này đã gây ra nhiều cú sốc cho làng báo Việt. Họ đã thực hiện nhiều phóng sự trên báo in, báo điện tử, truyền hình hải ngoại về những thay đổi lớn lao, tuyệt vời ở Việt Nam. Họ càng tự tin và dũng cảm hơn với nghĩa vụ của nhà báo trước công chúng là đưa tin kịp thời, trung thực và sẵn sàng đối đầu với bọn phản động cực đoan để nói lên sự thật. Nhà báo Nguyễn Phương Hùng – nguyên là sĩ quan biệt động quân đội Sài Gòn cũ, một người từng chống cộng có “số má”, sau hai chuyến đi này đã nói: “Tôi thấy năm, bảy năm nữa Việt Nam sẽ xán lạn, rực rỡ. Tôi mong những người chống đối sẽ về thăm lại đất nước trước khi họ thật sự nằm xuống ở hải ngoại. Về một lần rồi họ sẽ đồng ý với việc làm của tôi – yêu nước và yêu quê hương (KBC hải ngoại ngày 1-3-2012). Nói là làm, ông Hùng đã cho đăng trên trang web của mình lá cờ đỏ sao vàng – một hành động thách thức nhóm phản động cực đoan. Ngoài cờ Tổ quốc, trang KBC hải ngoại vốn là “trong nhà” của binh lính, sĩ quan chế độ cũ với quan điểm chống cộng cực đoan, gần đây còn đăng lại rất nhiều tin bài của báo chí trong nước, trong đó có cả những bài chống các tổ chức phản động lưu vong và các quan điểm sai trái từng được đăng trên Báo Công an TPHCM. Ngày 19-3-2012, KBC hải ngoại cho đăng bài “Chống cộng cực đoan – rối loạn tâm thần” của tác giả Amari TX, lên án các tổ chức phản động lưu vong bằng những từ ngữ mạnh mẽ: “Bọn chống cộng cực đoan đã đi đến tận cùng của chủ nghĩa lưu manh với những băng đảng, hội đoàn, hàng trăm tổ chức mang nhãn hiệu ma trơi trên khắp nước Mỹ. Chúng bị sai khiến, lạm dụng trở thành những nạn nhân và những con rối trong tay ngoại bang”… Đây là sự thay đổi vô cùng lớn, làm nức lòng bà con Việt kiều ở Mỹ. Bởi vậy trang web này đang thu hút rất nhiều độc giả. Chỉ riêng ngày 14-3-2012, đã có 22.130 lượt truy cập. Còn trong tháng 3-2012, đã có 500.000 người vào đọc…

 

Từ trái qua: Vũ Hoàng Lân, Nguyễn Phương Hùng, “anh Quân” và Etcetera Nguyễn

Đồng hành với KBC hải ngoại, báo in Việt Weekly và kênh truyền hình phố Bolsa TV cũng đang đổi mới trong quan điểm đưa thông tin. Họ chấp nhận đối đầu với các nhóm phản động cực đoan để đòi quyền tự do ngôn luận. Gần đây cả hai báo, đài này đồng loạt đăng phát biểu của nhà thơ Dr.Yêu nói về những nhóm phản động cực đoan: “Quê hương đang cần chung tay xây dựng chứ không phải phá hoại. Quý vị đã phá hoại 36 năm rồi, được cái gì? Một con số 0 to tướng, một đầu óc méo mó… với tôi, bọn biểu tình chống báo Việt Weekly là để kiếm cơm, kiếm danh, kiếm tiền, kiếm gái… chống như thế là chống cả nước Mỹ, chống cả chính phủ Hoa Kỳ!”.

Trong thư tòa soạn đăng trên tờ Việt Weekly số 12NO6 (tháng 2-2012), cho biết: Nhiều báo đài Việt ở Mỹ hiện đang đi theo khuynh hướng chống lại sự đàn áp báo chí của bọn phản động cực đoan. Nguyên văn: “Cộng đồng chúng ta đang trong thời gian thẩm thấu, chiêm nghiệm và thay đổi tập quán về tự do ngôn luận. Những dấu hiệu thay đổi đã bắt đầu bằng một thế hệ của những người trẻ hơn (của các báo đài – TG) người Việt, Việt Face, Sức mạnh cộng đồng, Việt Media Agency, phố Bolsa TV… sẵn sàng nói thẳng, sẵn sàng nói thật, sẵn sàng bất đồng…”.

ĐOÀN NHÀ BÁO HẢI NGOẠI ĐÁNH GIÁ CAO BÁO CHÍ TRONG NƯỚC

Ngày 27-2-2012, đại diện các báo, đài: Việt Weekly, KBC hải ngoại, phố Bolsa TV đã tổ chức họp mặt tổng kết, đánh giá chuyến hồi hương tác nghiệp vừa qua. Nội dung cuộc trao đổi được đăng rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ. Tham dự có các nhà báo Nguyễn Phương Hùng, Etcetera Nguyễn, Vũ Hoàng Lân và một nhà báo lớn tuổi được những người kia gọi là “anh Quân” hay “chú Quân” . Cuộc trao đổi khá dài, được đưa lên Internet thành ba clip, tập trung thành các nhận xét chính, như:

- Trong nước trân trọng đoàn nhà báo hải ngoại về tác nghiệp. Lãnh đạo các cơ quan mà đoàn tiếp xúc rất cởi mở, thẳng thắn và tự tin khi đối thoại với báo chí hải ngoại.

- Báo chí quốc nội phát triển ngoài sức tưởng tượng của đoàn nhà báo hải ngoại. Những đài truyền hình với cao ốc rất cao, phim trường rất lớn, cho thấy chính phủ rất quan tâm đến sự phát triển báo chí. Các cơ quan báo in rất đồ sộ, cơ sở vật chất dồi dào, thị trường rất lớn, lực lượng đông đảo và chuyên nghiệp vì đã được đào tạo qua đại học. Các cơ quan báo chí này không thua gì báo Mỹ ở tính cạnh tranh và quy mô hoành tráng. Nếu báo hải ngoại chủ yếu khai thác thông tin từ báo chí trong nước rồi tìm kiếm quảng cáo, rao vặt, thì báo trong nước chất lượng cao hơn với những phóng sự đặc biệt, thu hút đông độc giả.

- Báo chí cũng như Internet ở Việt Nam không bị kiểm duyệt như chế độ Sài Gòn trước đây. Báo chí đang phát triển nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bất chấp sự suy thoái của kinh tế thế giới.

- Đoàn nhà báo hải ngoại được tác nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi, kể cả ra Trường Sa. Nhưng vì thời gian quá ít nên hy vọng sẽ thực hiện những việc chưa làm kịp vào các chuyến đi sau.

- Báo chí Việt tại Mỹ nên về Việt Nam để nắm tình hình đổi mới của đất nước (nhà báo Nguyễn Phương Hùng có nói: “Sau chuyến đi này tôi càng thấy truyền thông hải ngoại đã đầu độc người xem suốt bao năm qua” – trích báo Tiền phong ra ngày 18-9-2011) và báo chí trong nước nên hợp tác với báo, đài hải ngoại để thắt chặt tình nghĩa dân tộc giữa đồng bào trong nước và bộ phận người Việt sống xa quê hương…

PHẦN KẾT CHO LOẠT BÀI

Hiện có rất nhiều “nhà dân chủ” người Việt trong, ngoài nước đang mù quáng hùa theo giọng điệu xuyên tạc, vu khống của những kẻ chống phá Việt Nam, để cao giọng đòi dạy cho dân Việt Nam “thực thi dân chủ”, “tự do ngôn luận”, “đòi hỏi nhân quyền”… sao các vị không dành thời gian, tâm huyết và cả những mánh lới vu vạ đó đấu tranh cho tự do báo chí của hai triệu Việt kiều ở Mỹ? Đây là cộng đồng bị những tổ chức phản động lưu vong đàn áp tự do ngôn luận suốt 37 năm qua và đang rất cần những trợ giúp để “đứng lên” đòi quyền sống, quyền được làm báo, được đọc báo Việt…

Trong khi cả thế giới đánh giá cao nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội công bằng dân chủ ở Việt Nam. Trong khi cả dân tộc Việt Nam đang làm hết sức mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thì các “nhà dân chủ” vì quá rảnh rỗi nên cố bôi đen phá hoại. Họ không muốn Việt Nam cường thịnh, họ chỉ muốn đất nước này tan vỡ, loạn lạc theo mô hình của “cách mạng màu”, “cách mạng hoa nhài”, “mùa xuân Ả Rập”… Họ muốn đem sinh mệnh cả dân tộc ra đùa giỡn “thí nghiệm” dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”. Cái trò láu cá, mị dân này xưa lắm rồi, chẳng còn lừa được ai đâu!

Trọng Linh

Nguồn: C.A.N.D

 

176 Phản hồi cho “37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” [kết]”

  1. Nguoi Hai ngoai says:

    Nghe bạn Nguyễn Phương Hùng kể lể cuộc đời lưu vong trở về quê cũ sau hai lần chạy trốn CS (1954 và 1975) tôi có cảm tưởng CS bây giờ dễ chịu lắm, đã thay đổi hoàn toàn ..vân vân và vân vân…
    Nhưng theo bạn bè thân hữu và những Bản tin qua email được biết có một số người (xưa làm cho Ngụy) về thăm quê hương được sở Công an thành phố mời lên làm việc , có người bị bắt giam tại quận, huyện.. một vài tuần gì đó, sau đó người nhà phải trả tiền ăn ở với giá cắt cổ.. tôi thấy VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG GHÊ BỎ CHA và tự nguyện khi nào Việt Nam không còn lá cờ búa liểm (cắt cổ nhân dân) đỏ lòm lòm thì mới dám bò về, ớn quá !!
    Thôi em xin cám ơn, xin nhận nơi này nàm quê hương!
    NHN

  2. Huong Nguyen says:

    Theo tôi thì ông Nguyễn Phương Hùng quả là nên tạ tội với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt-Nam. Tạ tội không thì chưa đủ vì lời nói rất rẽ tiền. Ông nên làm 1 trong 2 chuyện sau đây:

    1. Trở về Việt-Nam sống cho hết chuổi ngày tàn, ít ra là chứng minh cái liêm sĩ của mình. Thỉnh thoảng tham dự đại hội linh tinh, đại diện cho người Việt hải ngoại. Là 1 kỹ sư điện toán tầm thường, lại đi vào lứa tuổi ăn trợ cấp người già chắc ông cũng không giúp gì được cho nước Mỹ nữa thì tội tình chi mà ngữa tay lấy đồng tiền dơ bẩn?

    2. Thu hết tàn lực, bám trụ Hoa Kỳ, thực thi nghị quyết 36 cho khỏi uổng phí 1 đời người.

    Chỉ có 1 điều: nếu ông đã mõi mệt thì xin đừng kéo ông Trịnh Công Sơn theo ông, tội nghiệp người ta!.

  3. peter_the Great says:

    37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” như thế đó còn 37 năm được “banh mõ” trên “thiên đàng Xâ hội chủ nghĩa VN” thỉ chắc phải hỏi Hùng, Dũng, Sang, Trọng và quan Thái Thú Khổng Huyền Hựu

  4. côngtằngtônnửthịmẹt says:

    37 năm bị “bịt miệng” trên xứ sơ tự do ?
    Có ai bịt miệng mô nà ? Anh phát ngôn thối quá ,thủm thủm mắm tôm trôn cứt ,nước đaí thì người ta củng “nhẹ nhàng’ “khuyên”,bảo nói phải quấy với anh ,có cho anh thấy anh bị ” ăn cứt ” csvn ,chưởi anh vài tiếng…chớ ai “bịt miệng ” như bọn cs nhà anh bit miệng dân hay tên “cá” bịt miệng cha lý,hay cái thằng đạpvô miệng người ta. Răng anh noói viết ci mà ngu rưá hỉ ?
    Anh có hiểu tự do và cs khác nhau ra mần răng không ?Hồi 8 tuổỉ cha mẹ đưa vô nam tìm tự do,ăn học và nên ông này ông nọ ,rồi khi cs vào Nam anh qua HK,tự do cơm áotrong cái cộng đồng tn có anh đó ,nay anh phản bội họ.phản bội đòng đội,phản bội kẻ đả chết dưới quyền anh, và nhửng bạn đồng ngủ cùng anh tranh đấu chống cộng trên đất tạm dụng ,nay vì chut danh hảo,vì đồng tiền ,anh phản bội họ .phản bộilý tửơng tự do một thời có anh trong đó và phản bội cả chame anh đđua anh vào miền Nam tự do dân chủ ,được sống và đưọc học trong một môi trương nhân bản hơn miền Bắc à ?
    Thật là vô liêm sỉ ,vô giáo dục.
    Anh nên nhớ ,bọn phản bội ,nịnh hót kẻ thù ,sẻ không có kết quả tốt. Trong chuyện TamQuốc,khi lợi dụng xong là bị giết ngay…
    Nhác nhở anh đó !
    Đừng để đồng đội anh phỉ nhổ và kẻ thù cười chê,các con anh vợ anh sẻ “lụt lịt ” sống không dám nhìn ai ví nay anh là thù chớ không còn là bạn…
    “BĐQ.sát.” Mô ngờ cuối cùng cái tên phản bội này lại tự “SÁT” như rứa !
    Đừng làm con bất hiếu,làm dân bất trung,làm người bất nghỉa chớ ,anh bđq “sát cộng’ một thời ,ngphùng !(tụi cộng không quên mô.Chúng thù dai lắm đó. Hỏi mấy người bạn tù bđq,h nói cho nghe !)
    (cttntm)

  5. Trở về says:

    “Trở về” – một động từ chỉ với hai từ nhưng lại mang quá nhiều định nghĩa. Thật là khó cho tôi để đóng góp một bài viết trong tâm trạng một người đã 57 năm rời xa Hà Nội và 36 năm “bỏ nước ra đi” từ Sài Gòn hoa lệ vào thời điểm 30-4-1975. Không biết nhiều về miền Bắc vì ngày đi đang tuổi đánh bi, đánh đáo, đánh khăng nên không có nhiều kỷ niệm. Nhưng miền Nam nơi tôi đã được nuôi dưỡng và trưởng thành thì đất nước sau ngày ra đi tìm”tự do” có rất nhiều kỷ niệm và lưu luyến. Tôi đành chọn chủ đề “Trở về”, dù biết rằng đây là một chủ đề rất khó mà tóm gọn trong một – hai trang giấy, mà cũng không thể tràng giang đại hải, để trang trải tâm sự đầy chi tiết mới nói lên hết tâm tư của mình.

    Vâng, tôi đã thật sự trở về với quê hương thân yêu sau những năm tháng dài miệt mài “đấu tranh” trong vô vọng, nhưng không phải vì vô vọng mà “Trở về”, mà vì những lý do khác và rất tình cờ. Không một người Việt Nam yêu nước nào không nhớ đến quê hương, không nhớ đến cội nguồn dân tộc. Sự bất đắc dĩ phải bỏ nơi chôn nhau cắt rốn cũng là một cố gắng đối với những người thuộc thế hệ của tôi, huống chi bỏ cả đất nước và đồng bào để định cư tại một vùng xa xôi cách trở nửa vòng trái đất. Xét cho cùng sự ra đi và không trở về cũng là những điều không thể chấp nhận. Tôi đã quyết định cực đoan đến độ không về để chịu tang bố mẹ. Một hành động bất hiếu không chấp nhận được trong lễ giáo Á Ðông, nhất là truyền thống dân tộc và phong tục Việt Nam.

    Tháng 7-1995, tôi đã viết thư cho ông Bill Clinton – Tổng thống Mỹ đương nhiệm khi đó – để phản đối quyết định “hủy bỏ cấm vận” (Embargo Trading Lift). Lá thư được Văn phòng Tổng thống hồi âm, qua nội dung tôi biết được chiều hướng đổi thay của chính phủ Hoa Kỳ đối với Nhà nước Việt Nam trong một thế thuận lợi cho đất nước. Năm 1997, quyết định “bình thường hóa quan hệ” (Normalization relationship) của Chính quyền Clinton càng cho thấy những nhận định của tôi về chính sách ngoại giao với Việt Nam là đúng theo sự suy nghĩ. Một sự đổi thay có tính toán cho một con đường dài từ 10 đến 20 năm của Chính phủ Hoa Kỳ.

    Cuối cùng, tôi đã trở về với quê hương, nhưng cũng mãi đến năm 2011. Bởi vì, tôi không chủ trương đi tìm cơ hội và Nhà nước Việt Nam cũng không chủ trương đi tìm những “móc nối”. Sự cách biệt mãi cho đến khi tôi phỏng vấn ông Lê Quốc Hùng, khi đó là Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco. Lần gặp gỡ này mới có dịp cho tôi tìm hiểu thêm về thành phần đại diện Nhà nước tại hải ngoại. Thành kiến người cộng sản Việt Nam ác độc, đi dép râu và mang súng AK tiến vào tiếp quản TP Sài Gòn năm 1975 hoàn toàn biến mất trong tôi, khi cùng ông ngồi nói chuyện rất thân tình và cởi mở. Trong cuộc nói chuyện, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cho tôi thấy đây là một trong những biểu tượng khiêm nhường của người đại diện Nhà nước Việt Nam rất biết người biết ta. Sự thân thiện và không khí dễ chịu hoàn toàn khác hẳn những phiên họp trong cộng đồng. “Kẻ thù” của tôi đây ư? Sao họ đàng hoàng và trí thức so với không khí om sòm hành tỏi trong cộng đồng…

    Trên chuyến bay của Việt Nam Airlines tôi đã cố gắng kiềm chế xúc động. Ðúng ra, ngay từ phi trường Ðài Bắc, tôi đã nén lòng ép những giọt nước mắt và trong gói hành trang tình cảm mang hai chữ “quê hương” khi nhìn thấy hàng chữ Vietnam Airlines trên những chiếc máy bay và màu áo xanh da trời quen thuộc của các cô tiếp viên hàng không gợi lại ký ức trong tôi về màu áo của các cô chiêu đãi viên trước kia thời chính quyền Sài Gòn cũ. Tôi mang trong tâm trạng một sự hãnh diện ngấm ngầm về sự tiến triển của đất nước qua Công ty Hàng không Việt Nam trong sự chinh phục không trung để góp mặt trên các đường bay quốc tế. Hình như nhà báo Vũ Hoàng Lân đoán trước sức ép của sự chịu đựng sẽ nổ tung, cho nên anh đã canh máy thường trực. Anh đã thất vọng vì tôi đã giấu được sự xúc động. Trên chuyến bay tôi thấy đồng bào tôi, những người cùng nói một ngôn ngữ đang vui đùa nói chuyện về Việt Nam và chương trình thăm viếng. Tôi chợt bất giác tủi thân cho số phận và hối hận về những việc mình làm trong 36 năm tại Mỹ. Có thể trên chuyến bay cũng có những người từng đi biểu tình hay từng nằm trong những tổ chức “yêu nước” nhưng hình như ai cũng quên đi và không nhắc nhở đến hận thù. Giờ này, trên khuôn mặt ai cũng chỉ thấy vẻ vui tươi được Vietnam Airlines chuyên chở tình thương về quê nhà. Hình như sau lưng tôi một vài lời xầm xì, có lẽ họ biết tôi và đang ngạc nhiên vì sự có mặt cuả tôi trên chuyến bay.

    Trên máy bay từ Ðài Bắc về Hà Nội, tôi hoàn toàn không ngủ, điều đó ai cũng hiểu. Sự bồn chồn và tâm trạng của người xa quê 36 năm làm sao cho phép tôi yên tâm nhắm mắt. Tiếng cô tiếp viên báo máy bay chuẩn bị đáp xuống phi trường Nội Bài thì tất cả những xúc động bị đè nén từ lúc cơ trưởng loan báo máy bay đã đi vào vùng trời Việt Nam đột nhiên bùng lên như một cơn phẫn nộ của núi lửa. Hai hàng nước mắt như được mở cửa thông thương đã tuôn trào ra trên hai gò má của người con tha phương trở về sau 36 năm. Vâng! Hà Nội của tôi 57 năm trước đây ngày tôi xa Hà Nội để theo gia đình “di cư” vào nam từ phi trường Bạch Mai. Mặc dù, ngày đi tôi chỉ 9 tuổi, một cái tuổi chưa có nhiều kỷ niệm để nhớ ngoài tên Trường Ða Minh (mầm non) và Tiểu học Lý Thường Kiệt. Chùa Một Cột, Dinh toàn quyền, Hồ Tây, Hồ Gươm, chợ Ðồng Xuân mang máng trong trí nhớ. Vậy mà cũng vẫn làm tôi xúc động. Tôi như mơ ngủ, tôi bàng hoàng vì mình vừa được đặt chân trở về đất Mẹ. Cái xúc động của người con xa xứ trở về có lẽ không thể diễn tả được bằng văn chương, vì tình yêu quê hương khác hẳn tất cả những loại tình yêu trên cuộc đời. Một thứ tình cảm không thể nói ra được bằng lời, nó thiêng liêng và huyền diệu trong lòng người. Nó gặm nhấm tâm tư bằng những nỗi nhớ thương và bùng dậy mãnh liệt khi hình ảnh hiện thực đang diễn ra trước mắt. Giờ tôi mới biết tại sao có những người muốn được trở về chết trên quê hương hoặc thân nhân sẵn sàng chấp nhận tốn kém để đưa xác người chết về lại quê nhà. Có đi xa mới thấy mình yêu quê hương đất nước đến chừng nào. Những tình yêu quê hương tưởng chừng đã mất đột nhiên sống lại mãnh liệt trong tôi. “Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người” – câu thơ này thật đúng. Tôi đã khóc như một đứa trẻ từ trên phi cơ cho đến khi ra cổng phi trường đứng đợi xe về nhà. Trước mắt tôi, dòng xe cộ xuôi ngược và người ta đi lại nhộn nhịp làm tôi ngẩn ngơ như đang sống trong mơ.

    Tôi đã khóc bảy lần khi đi dâng lễ vật tại bảy nơi tại Ðền Hùng. Ngày xưa tôi không thích ông Hồ bao nhiêu thì ngày nay tôi càng thấy cảm phục ông là một nhân tài của thế kỷ. Một con người khó tìm thấy trong hàng danh nhân thế giới. Từ thành nhà Hồ (Thanh Hóa), đến Ðền Quang Trung (Nghệ An), Thành cổ Quảng Trị, vịnh Hạ Long, cầu Hiền Lương, đến Dinh Ðộc Lập… mỗi một nơi bước chân tôi đi lại là những giọt nước mắt để lại với đầy cảm xúc trong hãnh diện những gì tôi được nhìn thấy.

    Tôi được tự do đi đây đi đó, tiếp xúc và nói chuyện với bất cứ ai tôi gặp và tôi muốn… Tôi đã mua một cái quạt tại chùa Bái Ðính và ngồi ôm cụ già đã 80 tuổi để khóc mà nhớ mẹ. Trên đường từ Cần Thơ về TP Hồ Chí Minh, chúng tôi ghé qua Mỹ Tho thưởng thức món ăn danh bất hư truyền là hủ tiếu Mỹ Tho. Một cụ già lưng còng mắt mũi lem nhem đi bán vé số. Tôi trả tiền 10 vé nhưng lại “quên” lấy vé số. Hy vọng bà cụ trúng thưởng những vé số đó. Con người tôi lập dị như vậy, đừng bảo là tôi đóng kịch. Mà đóng kịch để làm gì nhỉ? Tôi xúc động vì đất nước tôi đổi mới, những công trình lớn xây dựng khắp nơi. Tôi khóc vì văn minh tiến bộ và những đầu óc thông minh hiếu học của tuổi trẻ Việt Nam, tương lai của đất nước. Nhưng tôi cũng khóc vì đất nước tôi vẫn còn nghèo. Ðất nước nào, xã hội nào cũng vậy trong cái tích cực không thể tránh được những tiêu cực. Có ai dám chắc Hoa Kỳ không có người nghèo, người vô gia cư và người khủng hoảng tâm thần. Có ai dám bảo đảm tại vương quốc dầu hỏa giàu có như Saudi Arabia không có những góc phố của người nghèo?

    Tôi khóc vì tôi yêu quê hương, vì tôi có tội với đất nước, vì tôi mù quáng tin vào những bông hoa vẽ thật đẹp bên ngoài chiếc bánh ngọt thiu cũ của một thiểu số người cộng đồng hải ngoại. Tôi khóc vì tôi đã có một thời gian không giúp gì cho đất nước mà lại không im lặng để người ta rảnh tay xây dựng đất nước. Họ – những người chiến thắng trong cuộc chiến và đã đưa một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh và gánh chịu những hậu quả nặng nề của gần một thế kỷ dưới ách thực dân Pháp lên vị trí khá vững chãi tại Ðông – Nam Á. “Hãy nhìn những gì cộng sản làm”, vâng bạn hãy nhìn đi. Từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh, đi qua những thành phố lớn Huế, Ðà Nẵng, Hội An tôi thấy nhiều quốc gia tự do cũng còn thua xa. Ðà Nẵng có lẽ sạch sẽ nhất tại Việt Nam. Quê hương, đất nước tôi hôm nay đây đang được những người đã thật sự đổi mới tư duy điều hành. Việt Nam đã vươn lên trong sắc diện từ ngày các ông Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, có những sự thay đổi táo bạo. Hãy nhìn những gì cộng sản làm để biết tại sao Hoa Kỳ và thế giới gần 200 quốc gia đã công nhận. Hiện nay số du học sinh từ Việt Nam tại Hoa Kỳ đông hàng thứ bảy. Tôi đã nhìn Nhà nước Việt Nam qua hình ảnh Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC); được vào tổ chức WTO (World Trade Organization); được trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các lãnh đạo Việt Nam từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng đều được đón rước trọng thể trên thế giới. Tôi cũng nhìn thấy trong vòng 10 năm qua, ba vị Tổng thống của Hoa Kỳ và nhiều lãnh đạo cấp cao như Ngoại trưởng, Bộ trưởng đã liên tục đến Việt Nam để giao tiếp và hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

    Tôi thật sự phải tự hỏi, tôi đã làm gì cho đất nước trong một đời người 60 năm tôi đã làm mất 36 năm tại nước ngoài? Tôi đang làm được gì cho đất nước trong khi người ngoại quốc đang đầu tư vào quê hương tôi. Ngày đi với Ðoàn công tác số 6 để ra thăm quần đảo Trường Sa… Tại những đảo đi qua, tôi đã lại rơi nước mắt trong những buổi lễ cầu siêu cho những người con yêu của Tổ quốc đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Tôi đã khóc khi nhìn thấy mầu xanh của biển và những bộ quân phục mầu xanh của lính biển hòa cùng mầu xanh của cây lá trên đảo. Tôi khóc cho đời sống còn nhiều thiếu thốn của đồng bào và chiến sĩ, những con người can trường chống chọi với hiểm họa thiên nhiên, để bảo vệ hải đảo và luôn cảnh giác trước những tranh chấp của bất cứ thế lực bên ngoài nào. Tại Trường Sa tôi mới thật sự thấm thía câu hát trong bài Tình hoài hương: “Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời”.

    Tôi viết lên những tâm sự của Người Trở Về sau một cuộc hành trình dài trên đất Hoa Kỳ – đất nước của những người không nói cùng ngôn ngữ. Còn rất nhiều điều để viết vì quê hương đã có quá nhiều đổi thay. Trang sử đã lật qua và quá khứ thì không lấy lại được, cho nên tôi đi về phía trước để đồng hành với toàn thể dân tộc. Tôi nghĩ đã đến lúc tôi và mọi người hải ngoại bỏ nước ra đi nên có một lời tạ tội với đất nước. Qua bài viết này tôi xin tạ tội với Tổ quốc, với tiền nhân vì tôi đã ra đi và 36 năm không một lần trở về. Hôm nay tôi xin có lời cảm ơn tất cả mọi người đã xây dựng một đất nước Việt Nam và tôi hãnh diện trên mỗi bước chân tôi đi qua. Xin đừng cười chế giễu những giọt nước mắt. Tôi nghĩ rằng chỉ có những xúc động chân tình và sự giác ngộ thật lòng mới làm cho con người nhìn nhận được đổi thay không chối cãi.

     

     
    NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG (Hoa Kỳ)
     
     

    • Thích Nói Thật says:

      - ‘Cuối cùng, tôi đã trở về với quê hương, nhưng cũng mãi đến năm 2011. Bởi vì, tôi không chủ trương đi tìm cơ hội và Nhà nước Việt Nam cũng không chủ trương đi tìm những “móc nối”.

      Ông Nguyễn Phương Hùng đã già nua nên trí não lú lẩn!
      Ai cấm Ông trở về thăm VN?
      NQ 36 không phải là chủ trương đi tìm những “móc nối” của nhà nước CSVN?
      Ồng Hùng không chủ trương đi tìm cơ hội thì đến tổng lãnh sự quán CSVN gặp LQH để làm gì?

      - ‘Lần gặp gỡ này mới có dịp cho tôi tìm hiểu thêm về thành phần đại diện Nhà nước tại hải ngoại. Thành kiến người cộng sản Việt Nam ác độc, đi dép râu và mang súng AK tiến vào tiếp quản TP Sài Gòn năm 1975 hoàn toàn biến mất trong tôi, khi cùng ông ngồi nói chuyện rất thân tình và cởi mở. Trong cuộc nói chuyện, tiến sĩ Lê Quốc Hùng cho tôi thấy đây là một trong những biểu tượng khiêm nhường của người đại diện Nhà nước Việt Nam rất biết người biết ta. Sự thân thiện và không khí dễ chịu hoàn toàn khác hẳn những phiên họp trong cộng đồng. “Kẻ thù” của tôi đây ư? Sao họ đàng hoàng và trí thức so với không khí om sòm hành tỏi trong cộng đồng…

      Ông Hùng đã quên hàng trăm ngàn quân cán chính VNCH bị VC đày đoạ, trả thù trong tù cải tạo?
      Ông Hùng quên rằng VC đã cướp của giết người, đày hàng triệu người dân miền Nam đi vùng kinh tế mới để chiếm đoạt nhà cửa?
      Hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi, trong đó có cả nửa triệu người làm mồi cho cá, hàng trăm người bị VC bắn chết, hàng chục ngàn người chạy không thoát bị bắt giam?

      Nếu thật sự những người đại diện nhà nước CSVN ‘rất thân tình và cởi mở, khiêm nhường, rất biết người biết ta’ như ông Hùng nói, thì tại sao ông lại phải chạy trốn, bỏ nước ra đi?

      Con bò bị con cọp vồ hụt, chết hụt, nay nó thấy con cọp (tiger) no bụng nằm ngủ thanh thản dưới gốc cây, con bò tìm đến vuốt ve, ca ngợi con cọp là thứ hiền lành, không phải là loại thú dữ ăn thịt như những kẻ xấu miệng tuyên truyền?

      Những lời của Ông Hùng phát biểu trên đầy kịch tính, dối trá, lố bịch, không biết ngượng!
      Ông Nguyễn Phương Hùng rất xứng đáng để nhà nước CSVN dùng biểu diễn trong các gánh xiệc?

    • nguyểnthiếutiền says:

      1/Có nhửng tên Bắc Kỳ di cư vào sg tuổi bằng tên này nhưngsau đó củng theo cộng ngay khi bị móc nối hay nghe tuyên truyền hay bất mản gì đó,hoặc học dốt mà muốn làm anh hùng (tự bôm hay được bôm).Hắn (tác giả) có lẻ củng vậy (01 loại nguyểnthànhtrung) hay khi qua hk bất tai ,không ai biết đến,không nổi nên chỉ còn con đường theo cộng là bị người chống cộng “chưởi” nhưng vẩn sướng vẩn hảnh diện vì hăn và có lẻ nhửng bặc trên của hăn khi đưa hắn vào Nam không giáo dục được hăn (sinh con ailại sinh lòng),nên nay viết môt bài văn chảy nước đái hơi (bị) nhiều để tự đề cao mính ,để tự bôm mình,để tự “sụt’ cho khoái cảm dâng tràn,để tự nhận mình yêu nước ,yêu cái thằng dem chủ nghỉa vô đo phi nhân vào vn với nhửng đấu tố ,thủ tiêu mà cha mẹ HẮN sợ qúá nên di cư vào Nam đem hắn theo nếu không thì nay hắn đâu có ức ối chưởi “chamắng mẹ” như vậy? “sao chúng bây không để tau làm “cháu ngoan bác hồ” mà đem tao vào Nam…”
      2/Hắn không phân biệt được tự do dân chủ của quốcgia và độc tài áp bức của cs mà ngày nay không nhửng người vn mà cả thế giới đều ghê tởm .Hắn củng không thuôc sử và củng chẳng hiểu tại sao cs tốt (làm) thế mà nay đả tan rả ,đả không còn nửa (chỉ còn 2nưóc CS và 2nước khác (TCvà vn)thì dựa vào chủ nghỉa cs để cai trị sắt máu người dân :họ còn hơn vua phong kiến thời xưa ,hơn cả thực dân ,hơn cả hitle,quân phiệt và khủng bố.Lịch sử họ củng vượt qua tânthủyhoàng.trụkiệt …nhưng hùng thích chúng thì làm sao nói đây ? Ai nói với thằng khùng để hắn biết là thằng khùng ?
      3/Và sau cùng không biết lý do nào ĐCV đăng bài của thằng này,một thằng phản bội đồng ngủ của hắn ,phản bộicha mẹ hắn ,và phản bội lý tưởng tự do dân chủ mà từ đó hắn đả được nuôi dạy nên người . Phải chăng cái giáo dục miền Nam quá tự do,đầy nhân bản nên đả đàoluyện không ít kẻ phản bội ?
      Hắn khóc hơi (bị )nhiều đó. Thì để cho hắn khóc.việc chi đưa mặt hắn lên đây ,dụ khị người khác khóc chung.?
      Đối với tôi CS là phi nhân tính ,không tự do dân chủ.
      không bao giờ tự mình lạiphản bội cha ông và các chiến sỉ dân chúng ,đồng đội để khóc chomột vncs phản quốc hại dân ,bán nước cầu vinh…
      Đồ phản bội ,gian hùng !
      Và đâu có ai muốn chơi vớilưu manh phải không ?
      4/Nhân bài này tôi củng đề nghị các người chống cộng nên đoàn kết tìm phương cách chống cộng hửuhiệu hơn,thực tế hơn hơn là cứ chống người nào ta ăn hiếp chụp mủ và thoả mản tự ái (như đang quyên tiền để kiện bà phó thị trưởng SJ,dù chuyện đả qua hơn 4 năm và litô SG không là rào cản hửu hiệu chống CS xâmnhập. Hảy sống làm việc tranh đấu như một người vn trí thức chớ không phải khoe bằng cấp hay chức vu..(tác giả bài góp ý trên là Đ/U BĐQ(?) nguyểnphươnghùng đó.
      “…sống sao cho ra cái gióng người “” ( “sống”/PBC)

      • peter_the Great says:

        Ngoài những lý do trên còn có thể các lý do khác là NPH, Vũ Hoàng Lân, “anh Quân” và Etcetera Nguyễn nghiện xì ke ma túy, đánh bạc cháy túi hoặc bị tình báo VC chụp hính quay phim trong lúc làm tình với bọn “Gậy ông đập lưng ông” hay “chân dài tét đít” nên mới ăn nói viết lách rất không bình thường và gông mình chịu trận, nghe người ta mắng

    • Trực Ngôn says:

      Đọc bài viết trên mà muốn nôn oẹ, Nguyễn Phương Hùng làm như mình là người vô cùng quan trọng, là người Việt hải ngoại duy nhất về VN không bằng.
      Mỗi năm có hàng trăm ngàn người Việt từ khắp nơi về thăm quê hương, họ đâu có ỉ ôi khóc lóc, diễn kịch như tên hề NPH.
      Tôi khóc vì tôi yêu quê hương, vì tôi có tội với đất nước, vì tôi mù quáng tin vào những bông hoa vẽ thật đẹp bên ngoài chiếc bánh ngọt thiu cũ của một thiểu số người cộng đồng hải ngoại. Tôi khóc vì tôi đã có một thời gian không giúp gì cho đất nước mà lại không im lặng để người ta rảnh tay xây dựng đất nước“.
      Nguyễn Phương Hùng hãy liếm đất 1000 lần thống hối ăn năn để được nhân dân VN tha thứ, vì đã có tội với đất nước!

    • May says:

      ” nào có ra chi lũ hát Tuồng
      Cũng hò cũng hét cũng y uống
      Nghĩ rẳng dối được đàn con trẻ
      Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn”

    • le thai says:

      Thật là lâm ly và vô cùng… bi đát. Lâm ly vì ông NPH viết mùi còn hơn Sầu nữ Út Bạch Lan xuống vọng cổ, nhưng… bi đát như một người bình thường phải cắt cái… “tự do”” để được trở thành nô tài. Vô cùng bi đát ở chổ tên nô tài thì hân hoan, hãnh diện vì được gần chủ, được dựa oai chủ, nhưng thiên hạ nhìn qua người ta nhìn vào thì tội nghiệp cho một kẻ mang hình hài con người nhưng thực chất đã không còn là con người nữa (vì thiếu mất cái… “tự do” ). Ngày xưa với những kẻ bị mất cái “tự do” được người ta tâng bốc là “công công”, oai ra phết, nhưng sau lưng thì người ta gọi là hoạn quan hay phủ phàng hơn là: thằng bị thiến”.
      Tôi bỏ qua những chi tiết cường điệu nhằm lâm ly hóa bài viết mà ngày xưa chúng ta hay gọi là “ca bài con cá”, một thủ thuật ru lòng người nghe, lấy lòng người đọc, nhưng không mấy thực tâm. Hay bao nhiêu thì xạo bấy nhiêu. Tôi chỉ muốn “hiệu đính” vài từ ngữ mà ông NPH dùng không thuận tai, không thuận tai bởi ông Hùng không phải là một nghệ sĩ cải lương mà là một người lính. Vâng, người lính cũng chỉ là con người, nhưng mà là một con người có danh dự và trách nhiệm. Một người có danh dự và trách nhiệm thì phải nói cái gì ra cái đó, không úp mở, không đánh tráo khái niệm.
      Ví dụ ông phải minh bạch ông không về chịu tang cha mẹ là vì thái độ, lập trường chính trị của ông hay vì ông sợ, ông sợ đòn thù của CS mà ông chưa có kinh nghiệm đối phó ?. Nếu ông vì thái độ chính trị mà không về thì “theo lễ giáo Á Đông” ông không có tội gì cả, vì Hiếu, Trung khó vẹn đôi đường (cải lương thưòng hay hát như thế). Nhưng nếu ông lo lắng về một điạ ngục mờ ảo bên kia bức màn sắt mà không dám về thì đúng là bất hiếu. Tuy nhiên theo “truyền thống dân tộc và phong tục Việt Nam” thì không thể thụ tang cha mẹ chưa phải là điều bất hiếu quá to tát, mà làm nhục gia phong (nghĩa là làm cho thiên hạ nguyền rủa, phỉ báng đến tổ tông) mới là đại bất hiếu. Ông Hùng nên thận trọng nếu thật sự là một hiếu tử.
      “Trở về” không hề có “nhiều định nghĩa”, nhưng tùy vị trí, hoàn cảnh, thái độ, nhu cầu… của người trở về mà ý nghĩa của hai từ này cũng biến thiên theo. Có cái trở về có thể thông cảm, cũng có cái trở về khó chấp nhận. Có cái trở về vinh quang cũng có cái trở về tủi hổ. Hãy khoan bàn chuyện trở về vội khi ta chưa xác định được vị trí thái độ, hoàn cảnh và nhu cầu của sự trở về.
      Hãy nói qua về “sự nghiệp đấu tranh” của NPH, NPH vổ ngực khoe là “miệt mài đấu tranh”, tôi thật sự muốn nghe thành tích đấu tranh của NPH, đấu tranh như thế nào, thế nào gọi là đấu tranh ? Là viết thư phản đối đến Bill Cliton chăng ?. Trẻ con đến thế ư?. Muốn nói đến “đấu tranh” anh phải biết địch biết ta. Khi đã biết địch là như thế nào và ta là ai thì anh mới xây dựng được lập trường vững vàng, có phương án đấu tranh hiệu quả.
      Anh nói đấu tranh mà không biết gì cả, không biết địch là như thế nào, ta phải làm gì, lớ ngớ như gà mở cửa mả thì làm sao mà không “vô vọng” cho được ?. Anh nghĩ anh thay đổi được quyết định của Bill Cliton chăng ?. Ở Mĩ lâu anh thừa biết ngay cả Bill Cliton cũng không thể thay đổi được quyết định ấy, vì đó là một chiến lựợc lâu dài cho quyền lợi của Mĩ mà tổng thống có nhiệm vụ phải thi hành, chứ không phải vì Cọng Sản Việt Nam đáng được như vậy. Viết thư phản đối một việc mà anh biết chắc là không thể đảo ngược được quyết định, thì đó nếu không là ngớ ngẫn thì chỉ là một hành động đánh bóng cá nhân mà thôi. Chẳng có gì gọi là thành tích đấu tranh cả
      Trước một Trung quốc đang trổi lên nhưng cư xử hung hăng đầy tự ti như một nhược tiểu, Mĩ bắt buộc phải có những tính toán cho sự an toàn của họ. Và Việt Nam vớ bở nhờ sự gàn dở của anh Tàu. Hủy bỏ cấm vận, bình thường hoá qua hệ, đưa ra khỏi CPC, đưa vào WTO… tất cả những bước đi đó là vì quyền lợi của Mĩ chứ không phải vì chế độ chính trị của Việt Nam khá lên mà được như vậy. Đó là điều mà toàn thế giới đều hiểu chỉ trừ dân VN. Thành tích cai trị của CSVN đến bây giờ vẫn còn tệ hại, đứng bét trong các bản sắp hạng về quyền con người nói gì đến năm, mười năm trước.
      Tôi không nghĩ NPH ngớ ngẫn tới mức đem những thủ tục ngoại giao để đánh giá chế độ. Hãy so sánh bà Aung San Suu Kyi và Hồ Cẩm Đào, cả hai đều được tiếp đón trọng thể ở Mĩ nhưng ý nghĩa thì khác nhau xa lắm. Bà Suu Kyi là sự tiếp đón của phẩm giá, là sự trịnh trọng cho một nhân cách lớn. Hồ Cẩm Đào là sự trịnh trọng dành cho những thương vụ béo bở. Các lãnh tụ CSVN chưa ai có đủ phẩm giá cũng như những thương vụ hấp dẫn so vói 2 nhân vật này thì sự vuốt đuôi của NPH thật miã mai làm sao
      Không ai không yêu quê hương, nhưng tình yêu quê hương cũng như tình yêu trai gái. Cũng có thứ tình yêu cao thượng và cũng có thứ tình yêu ti tiện. Quan niệm chung đều đồng ý rằng yêu là cho mới cao thưọng, yêu chỉ để thoả tư dục thì chính xác là ti tiện. Riêng với người đã từng mang danh dự và trách nhiệm trên vai NPH nên hiểu rằng, yêu quê hương là phải làm gì cho quê hương tốt hơn chứ không phải thoả mãn nỗi nhớ thương riêng tư của mình. Kiếm cho mình một miếng đất để chôn thân trên quê hương là một hạnh phúc nhỏ nhoi so với việc vận động trả cho dân mình một mảnh đất để sinh sống. Đó cũng là một trong những mục tiêu đấu tranh của cọng đồng hải ngoại chứ không phải vì hận thù.
      Đứng trước một đất nước mà thu nhập bình quân thuộc lại thấp, thế nhưng có những thiếu gia chơi một đêm bằng người bình thường làm cả chục năm, có những tiểu thư tới trường với trang sức trên người đến hàng chục ngàn USD, có những ván cờ hằng tỷ. Đó chỉ là mặt nỗi của những con tép, ai có qua Campuchia xem thiên hạ đốt tiền trong sòng và trong động mới hải hùng, nhưng đó chưa phải là đại gia thứ thiệt. Đại gia thứ thiệt thì phải qua Macao, Thailan thì mới thấy cái “khủng” của những đại gia VN. Những chi tiết này hoàn toàn có thể kiểm chứng từ những báo chí “trung với đảng” chứ không phải bọn hải ngoại xuyên tạc.
      Một miếng bánh vốn đã nhỏ nhoi, nhưng thằng Đảng há mồm hết cở đớp một miếng quá to thì không cần mở hay bịt mắt cũng biết được số đông dân sống ra sao với những mảnh bánh rơi vãi còn lại. Bất công như vậy thì những ai có lương tri đều nóng lòng tranh đấu không cứ gì quốc nội hay hải ngoại, Cọng Hòa hay cọng sản.
      NPH khoe “… được tự do đi đây đi đó, tiếp xúc và nói chuyện với bất cứ ai tôi gặp và tôi muốn…”. Tôi đã nếm 16 năm thứ tự do ấy, nên xin được hướng dẫn NPH như thế này, NPH thử đi xa khỏi phạm vi thành phố chừng 10 Km thôi, bất cứ thành phố nào, xem thử tự do có còn chạy theo mình hay không ?. Muốn biết dân mình hạnh phúc ra sao có thể nhờ Cu Vinh, Cu làng Cát dẫn đi, trí thức cách mạng cả đấy, không phải “ngụy” đâu mà lo, hãy thử gặp cụ Quảng Độ, hay cô Thục Vi, cô Kim Tuyến, chị Bùi Hằng… thì sẽ đo đưọc tự do ở VN ngay.
      Tôi biết NPH muốn khoe lòng hảo tâm của mình khi kể chuyện mua giúp vé số của “Một cụ già lưng còng mắt mũi lem nhem đi bán vé số”. Thế nhưng vấn đề là cụ già “lưng đã còng”, mắt mũi đã lem nhem” mà phải đi bán vé số để mưu sinh thì xây chùa, xây chủng viện lớn nhất Đông nam Á để làm gì hở Phương Hùng ?. NPH đồng hoá cái nghèo ở VN và cái nghèo ở Mĩ (và cả thế giới) là một sự cào bằng gian trá. Gian trá ở chổ tuy cùng chử nghèo nhưng mức độ và sự chia sẽ hoàn toàn khác nhau. Ở Mĩ vẫn có người nghèo nhưng không bao giờ đói, có hằng hà cơ sở từ thiện của chính phủ, hội đoàn và tư nhân cùng lo toan việc này. Tôi lăn lộn trên dưới 20 tiểu bang của Mĩ chưa bao giờ thấy những cụ già phải mưu sinh, khác xa VN, nghèo là đói thê thảm luôn, đến “Mẹ VN anh hùng” cũng còn đói nữa là dân, mà cái khốn nạn nhất là người ta kiếm ăn trên những thân phận này (ăn chận phẩm vật cứu trợ). Còn nói đến thành phần vô gia cư ở Mĩ thì cả một luận án, nó không đơn giãn là cuộc sống “bên lề xã hội” như cách nghĩ của người Việt mình. Có người thất bại mà vô gia cư, nhưng có người vô gia cư vì thích cuộc sống du mục. (Thế mới gọi là Mĩ !). Có hạng hút chích, trộm cướp trong giới vô gia cư, nhưng không thiếu những trí thức thực sự mà trình độ của họ có thể dạy cở “kỉ sư điện toán” 5,7 năm là thừa sức. Cho nên những nhận xét “làm mát lòng” Đảng của NPH rất phản cảm đối với những ai đã từng sống ở Mĩ và VN.
      Nếu NPH là dân làm nail hay cắt cỏ như tôi thì nói quàng nói xiên sao cũng được. Nhưng một nhà báo kỉ sư điện toán mà không hiểu tự do tôn giáo là gì thì nên bẻ bút đi. Một thằng trọc phú nhờ gian ác mà giàu, bỏ tiền ra xây một cái chùa thật hoành tráng là vì hắn mộ đạo hay vì mặc cảm tội lỗi ?. Trên phương diện quốc gia bỏ mặc dân không có nước sạch mà uống, bỏ mặc trẻ em đến trường bằng những chiếc bè mỏng manh hay đu dây mạo hiểm, bỏ mặc những cô gái quê phải bán mình làm nô lệ tình dục, bỏ mặc thực phẩm nhiểm độc cho dân tiêu thụ…bỏ mặc nhiều thứ để xây chùa, xây nhà thờ, chủng viện thật hoành tráng đó là tự do tôn giáo sao ? Tự do tôn giáo là ngăn trở tu học và truyền giáo hay sao ?. Nếu thực sự có tự do tôn giáo để giáo lý đi vào lòng người thì xã hội VN không tàn bạo, vô cảm và gian dối như bây giờ. Muốn biết có tự do tôn giáo hay không cứ nhìn vào cách người ta cư xử với nhau trong gia đình, xóm giềng, xã hội có tình người hay không ? Chứ không phải nhìn vào chùa/nhà thờ to hay nhỏ, nhiều hay ít
      Tâng bốc thành tích xây dựng đất nước, NPH thách thức “Hãy nhìn Cọng Sản làm” Vâng, Hãy nhìn đi… Chà mạnh miệng dữ, những ai không được cơ hội đi và nhìn như NPH thì cũng có thể nhìn qua các cơ quan ngôn luận “danh tiếng” trong nước như TuổiTrẻ, Thanh Niên, Lao Động, NLĐ, Tiền Phong… (thật ra đọc một tờ cũng đủ vì nội dung như nhau chỉ khách cách trang trí mà thôi) để thấy thành tích xây dựng của CS. Xây đường thì đưòng lún, xây cống thì cống nghẽn, xây đập thì đập nứt, xây chợ cho chó.. iả (sang thế), xây nhà máy để nuôi bò (oáo oăm thật). Tôi chợt lo cho chính phủ nào sẽ tiếp quản cái “gia tài” do CS để lại. Đây là mới nói sơ về những cơ sở vật chất, những tài sản phi vật thể mới càng thê thảm hơn. Xã hội VN bây giờ người ta tranh nhau, hại nhau, giết nhau mà sống, lấy lường lọc làm khôn ngoan, lấy nghi kị làm kinh nghiệm, lấy vô cảm làm từng trãi, mọi liên hệ gia đình, láng giềng, xã hội lấy đồng tiền làm thước đo. Hạnh phúc chổ nào hở Phương Hùng ?
      Còn qúa nhiều điều muốn nói,nhưng nưóc mắt của ông NPH làm tôi mất hứng, đọc những điệp khúc lâm ly của ông Hùng làm tôi thấy ngườn ngượng dù rằng không phải mình viết. Người ta nói: Xạo cũng phải có nghệ thuật, đánh bóng (chế độ) cũng như trang điểm, phớt nhẹ mà nên duyên, đậm qúa hoá ra phường tuồng. Thôi dừng ở đây cho lành
      Nói là viết cho NPH nhưng thật sự tôi đang muốn bạn đọc, nhất là các bạn trẻ nên thận trọng với những bài viết loại này. Đừng tin những gì các bạn đọc được kể cả những điều tôi viết, hãy tự mình tìn hiểu, kiểm chứng trước khi đặt niềm tin. Tương lai đất nưóc đặt vào tay các bạn trẻ nhưng phải là các bạn trẻ có tư duy độc lập. Đất nưóc không thể nào trở mình được nếu giới trẻ cứ mãi tin vào những niềm tin đã được chế biến và lập trình.

    • Timsuthat says:

      Con người VN nhiều tình cảm, dễ bị đánh lừa hoặc để tình cảm lấn át cả trí tuệ! Ông NPH này đúng là già đi mà không khôn ra!

      ĐCS rất mánh lới, họ phải đưa những người có học, có phong cách như một người tử tế, văn minh để làm việc ở những nước Âu Mỹ chứ!! Nếu không thì làm sao nói chuyện với Âu Mỹ và gây thiện cảm với dân tị nạn. Trong khi đó, ở những nước khác thì ĐSQ toàn là thứ ma cô, đảng viên “thứ thiệt”, buôn dân bán điếm chứ không phải loại làm kiểng như LQH ở SF!!!

      Đồng ý là có những người “thật”, văn minh, tử tế, vì dầu sao không phải tất cả người CS là ngu dốt hay độc ác, và nhiều người trong họ (nhất là thế hệ sau) cũng đã được ăn sung mặc sướng, đi du học, giàu có hơn (hơn rất nhiều dân tị nạn!). Nhưng các nhà ngoại giao này cũng chỉ là công cụ cho chính sách của ĐCS, và ĐCS chưa hề thay đổi bản chất!

      Nguyễn Hữu Liêm và Nguyễn Khoa Thái Anh cũng chỉ vì tin vào khía cạnh “có tiến bộ” của những người này mà nghĩ là sẽ giúp (!) được họ thay đổi. Tôi nghĩ họ rất lầm vì đàm thoại để thay đổi thì có thể làm chứ làm bạn hữu, xã giao trong liên hệ tình cảm thì thật là sai lầm vì chỉ sẽ là công cụ cho chính sách thâu hồi người tị nạn cho đảng, vô hiệu hóa các thành phần chống CS – nhất là giới trí thức!

      Tôi đề nghị ông NPH, nếu yêu VN quá, thì hãy về ngay và định cư vĩnh viễn, đừng ở đất tự do Mỹ này làm xấu hổ người tị nạn! Ông sẽ biết thế nào là “yêu nước và giúp nước”, đừng ở Mỹ “giúp” người tị nạn thành công cụ của ĐCS. Ông đã phí thời gian ở Mỹ này, không học được tới chốn những vấn đề ông cần học. Tôi nghĩ cộng đồng tị nạn rất hưởng ứng việc ông ra đi!

    • quandannambo says:

      về đâu
      cái
      ổ chuột ba đình
      đả bị
      tàu cộng
      nó chiếm mất rồi
      về chỉ để
      khom lưng
      chấm mút chút ít
      đồng nguyên và tiền hồ
      cho
      rạng rở tấm thân cóc nhái
      thì
      về làm gì

    • MINH says:

      Ảnh xúc động ” đé ” hơi nhiều ( tới 8 lần ) ! Cuối đời ảnh làm 1 cú dưỡng già ! có tiền xài phe phe không xúc động cũng uổng, ” đé ” tiếp nữa đi ngài Phương Hùng !

  6. Le Binh says:

    37 năm , nếu VN đã có tự do, dân chủ, thì dân Singapore đã nhìn dân VN với con mắt nể phục, chứ không phải như Trọng lú khen ngợi Singapore tít cả mồm. Bọn chúng bây giờ thấy cs có tiền, chúng chạy theo bợ đít , rồi viện ra lý do nầy lý do khác. Chúng về VN cố tình không viết lên những cảnh đời đau khổ, ngay ở Sài Gòn, sau cơn mưa, phố bổng là giòng sông uốn quanh, dân vào các báo lề phải cầu cứu cán bộ ơi cứu dân, người khác thì chửi thẳng xây đường nhưng không đặt ống cống thoát nước, năm nào cũng ra thông cáo rồi cuối cùng không giải quyết được gì,…,nhiều lắm kể ra không hết, bọn cs chỉ có đầu óc phá hoại chứ làm sao xây dựng đất nước cho nổi, hết đập thủy điện sông Tranh 2 bị nứt, thì đến tháng 8 nóc hầm Thủ Thiêm cũng bị nứt, trình độ là du kích cs miệt vườn mà leo lên đến Thủ Tướng thật là không biết nhục, bọn đi theo bợ đít cs thì trình độ cũng vậy.

    • Vũ thuận says:

      Thằng này chắc cũng nhiều tuổi rồi lên bị lẫn ý mà . Già rồi mà để trẻ em coi thường thì nhục lắm, tèn tén ten… ♫ ♪ ♫ …

  7. thai le says:

    -Mời quí vị dành chút thời gian đọc tâm sự của người gần đất xa trời NGUYỄN PHƯƠNG HÙNG,với tôi,xin nhắn riêng ông NPH “con người ta,đôi lúc cần gạt bỏ dũng khí,chịu nhục chỉ vì nghèo và đói,cho đến nay,từ ngày đặt đôi chân may mắn lên xứ tự do này,CP và người dân HK đã từng bỏ đói ông và gia đình 1 bữa nào chưa?ông được vinh quang,khỏe mạnh như hôm nay để BƯNG BÔ cho kẻ thù là nhờ ai?ông có thể vì tiền đã phản bội lý tưởng,dối trá với nền dân chủ,tự do ở xứ này,nhưng sẽ không dối được với những người đã cưu mang ông từ lúc bị CS truy sát,nếu còn chút liêm sĩ của người có tuổi,tôi khuyên ông hãy hồi hương về sống với CS,đừng mang tấm thân già nua,hôi hám tiếp tục ăn bám từ đồng thuế của nhân dân HK nữa,dân gian thường nói,con người càng có tuổi,càng cẩn thận trong mọi hành động,lời nói,ông thì ngược lại,đừng để đứa trẻ đáng tuổi con cháu nặng lời với ông” già mà quá ngu,không biết nhục là gì”.
    -Trải lòng của “người con bất hiếu đã chối bỏ quê hương 36 năm”
    -“Thật là một sự bất ngờ cho tôi, một người đã chối bỏ quê hương 36 năm và miền Bắc 57 năm được mời đóng góp bài tham luận trong ngày hôm nay. Một người con bất hiếu đã rời xa quê hương lang thang về phương trời vô định nơi đất khách quê người”

    Trên đây là một đoạn trong bài tham luận của ông Nguyễn Phương Hùng, Một Việt kiều, nhà báo hiện đang sinh sống tại Mỹ. Dưới đây Báo điện tử Infonet xin trích đăng một phần bài phát biểu xúc động của ông trong Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài đang được tổ chức tại TP.HCM.

    Nhà báo Nguyễn Phương Hùng

    Lời nói đầu tiên cuả tôi xin chân thành gửi đến quý vị những lời chào mừng nồng nhiệt đến tất cả những người đã may mắn có cơ hội hiện diện nơi đây trong tụ điểm ngày Nghị Hội Việt Kiều năm 2012. Chúng ta từ muôn dặm nẻo đường của thế giới đã không hẹn cùng nhau để tụ hội dưới mái hội trường này ngày hôm nay.
    Tôi xin được mượn câu châm ngôn cuả người La Mã để ví von cho một chút tươi thắm trong bài tham luận đầy khô khan này: “Tất cả mọi nẻo đường trên thế giới đều dẫn đến thành phố Hồ Chí Minh.”
    Vâng ngày hôm nay chúng ta dù không quen biết, không hẹn hò với nhau bỗng nhiên tay bắt mặt mừng, người người như một, từ khắp các nẻo đường thế giới tụ họp về đây và gặp nhau trong không khí tươi vui rạng rỡ sau một chuỗi liên tục những ngày vui cuả đất nước như: 37 năm thống nhất đất nước, ngày 1 tháng 5, ngày Cách Mạng Mùa Thu, và gần đây nhất là Ngày lễ Độc Lập 2 tháng 9.
    Thật là một sự bất ngờ cho tôi, một người đã chối bỏ quê hương 36 năm và miền Bắc 57 năm được mời đóng góp bài tham luận trong ngày hôm nay. Thật là một xúc động đầy những tình cảm thiêng liêng mà Nghị hội đã dành cho tôi.
    Một người con bất hiếu đã rời xa quê hương lang thang về phương trời vô định nơi đất khách quê người, ngày hôm nay lại được vinh dự đến tham dự Hội nghị và đứng trên đây đọc một bài tham luận mà trong đời tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
    Tôi không nghĩ rằng mình xứng đáng được hiện diện nơi đây, đừng nói chi đến đọc bài tham luận. Trước mặt tôi đang có rất nhiều người nổi danh trên thế giới và thành công mọi mặt xứng đáng hơn tôi để đứng trên đây. Tôi chỉ là một nhà báo rất tầm thường và không nổi tiếng với một quá khứ là một người kỹ sư điện toán cũng tầm thường.
    Tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên năm 2011 khi nhận lời cuả Nhà nước Việt Nam về tham dự Đại hội truyền thông báo chí với chủ đề “Bảo Tồn Bản Sắc Văn Hoá Việt Nam – Giữ Gìn Tiếng Việt” vào tháng 9.
    Là một người làm truyền thông và đặt quyền lợi đất nước lên hàng đầu tôi rất vui vẻ không ngần ngại nhận lời tham dự hầu mong đóng góp những gì mình có thể góp vào cái “Bản Sắc” và sự “Bảo Tồn” này.
    Nhưng không ai ngờ được một chuyến đi, mà tôi cho là lịch sử trong cuộc đời cuả tôi đã đảo lộn tất cả những ý nghĩ và thành kiến về một nước Việt Nam từ sau ngày Thống Nhất đất nước. Nói theo cố nhạc Trịnh Công Sơn thì tôi đã 36 năm qua “Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?”
    Đồng bào Việt Nam chúng ta tại hải ngoại cũng còn yếu kém về kỹ thuật tin học và kiến thức sử dụng Internet. Những người này càng yếu kém kỹ thuật thì càng bị mù tịt về Việt Nam hơn tôi nữa. Bởi vì họ đã được hướng dẫn sai lạc để hiểu sai lầm về tình hình đất nước.
    Khi đã bị bịt mắt bắt dê về những trò chơi tin học thì người ta càng dễ bị mù loà về sự thật. Cộng thêm những tư tưởng cực đoan lỗi thời càng dễ làm cho người ta sẵn sàng để bị lừa gạt vào trò chơi trò xuyên tạc sự thật cho mục đích chính trị.
    Nếu tôi không về Việt Nam tháng 9/2011 thì có lẽ tôi vẫn còn bị bịt mắt bắt dê cho đến khi có cơ hội về lại Việt Nam hoặc sẽ không bao giờ được mở mắt thấy được sự thật nếu không về Việt Nam.
    Nếu tôi không về Việt Nam tháng 9/2011 thì có lẽ tôi vẫn còn bị bịt mắt bắt dê cho đến khi có cơ hội về lại Việt Nam hoặc sẽ không bao giờ được mở mắt thấy được sự thật nếu không về Việt Nam.
    Nhưng rồi dần dần qua những chuyến đi sau, những tấm hình, khúc phim video và bài viết cuả tôi đã có nhiều người bắt đầu tin và cũng báo tin cho tôi đã họ về Việt Nam như lời kêu gọi cuả tôi: “Ai chưa về Việt Nam hãy về một lần cho biết.”
    Tôi chưa có cơ hội đi hết những nơi khác, nhưng tôi tin rằng cũng đã có nhiều thay đổi. Những tuyên truyền về “đàn áp tôn giáo” hoàn toàn biến mất trong tư tưởng khi tôi nhìn thấy những kiến trúc đồ sộ như Đại Chủng Viện (Công Giáo) Long Khánh lớn nhất Đông Nam Á hoặc chùa Bái Đính mới xây cất gần chùa cũ được Liên Hiệp Quốc công nhận là kiến trúc văn hoá cũng như lớn nhất Đông Nam Á.
    Làm sao có đàn áp tôn giáo khi nhà thờ Thái Bình tôi đi qua hoặc rất hiều nhà thờ cũng như chùa chiền xây dựng dọc bên đường quốc lộ 1 từ ngã tư Tam Hiệp đến Long Khánh. Nhiều nơi nữa, tôi chỉ đơn cử vài thí dụ để cho thấy sự kiện không đi không thấy, không thấy không tin. Tôi đã đi, đã thấy, đã tin và vì đã tin nên tôi phải viết, viết sự thật bằng tiếng nói trung thực của trái tim.(…)
    NGUYỄN CƯỜNG (GHI)

  8. quandannambo says:

    mấy bộ nảo
    của
    loài nhai lại này
    cứ nghỉ
    luật pháp của nước Mỷ
    giống như
    luật pháp của nướchxhcnvn

  9. Nguyenvn says:

    Sáng nay ngày 28/9/2012, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 tiếp tục ngày thứ 2. Tại hội nghị nhà báo Nguyễn Phương Hùng đã đọc bài tham luận của mình trước hội nghị, được biết bài tham luận của nhà báo được chọn ra trong hơn 200 bài đăng ký. Kết thúc bài tham luận, cả hội trường vổ tay không ngớt, rất nhiều người đến bắt tay chúc mừng ông, có cả xin chữ ký của ông. Sau đó ông được nhiều báo đài tác nghiệp tại hội nghị đến phỏng vấn. bài tham luận của ông đã nêu lên những vấn đề mà mọi người Việt trong và ngoài nước đang quan tâm.

    • Bích Liên says:

      Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2 ở đâu? Thành phố nào? Ai tổ chức vậy?

  10. MINH says:

    Trích : “Hay các bạn thử đọc những bài nói chuyện của Bác Hồ với thế hệ trẻ.” !
    Bác của ông sẽ dạy gì cho trẻ ?
    – Dạy BÁN NƯỚC ? Bởi Bác đã làm gương trước cho các cháu bằng cái Công hàm 1958 ! Qủa thật hậu duệ của Bác đã noi gương, nên ngày nay biển, đảo , lảnh hải, rừng, tài nguyên đều bị Tàu thâu tóm.Cái huyện Tam Sa sờ sờ trước mắt, đã chứng tỏ Bác đã dạy các ” cháu ngoan” rất… thành công !
    – Trong nước sau 65 năm ” trồng người “, Bác dạy gì cho lớp trẻ ? Xin hãy mở các báo VN mỗi ngày để biết cái thành quả “trồng người” của Bác : cướp của, giết người, hiếp dâm v.v… mỗi ngày thêm man ra mất tính người, lại thêm nữ sinh đấm đá như xã hội đen mới khiếp !
    – Bác dạy gì nữa đây ? khi 1 tên sĩ quan trung tá lại mở mồm : ” tự do cái …con c….” ! Từ ” tự do” vốn được Bác nói đầu môi chót lưởi, để mị dân, để lường gạt dân ,vậy không lẻ ngày đó bác toàn nói ” con c… ” ??? mà quả thật, với cái xứ VN này, thì tự do đối với bọn CS chỉ là con C… mà thôi !
    Trích : ” Bạn hãy nghe lời của những người chân chính ”
    – Xin hỏi ông cái chế độ CSVN này thì ai là người chân chính ? Ông Hồ cùng bè lũ bán nước ? Hay các nhà văn, nhà báo chỉ được “ẳng khi cho phép” ? hay ngài thơ sĩ hành nghề đạo thơ được đề cử …giải Nobel ? hay Sầm hiệu trưởng ?
    Trích : ” Lá rụng về cội ” ! Ông nghỉ rằng VN còn có cội để về sao ? Cái ” cội ” này là cội ĐẠI HÁN ? Bán nước cho Tàu, tự lấy cờ 1 tỉnh của TQ làm cờ quốc gia mà mở mồm đòi có cội nguồn ?
    – Ông không cần lo cho thế hệ trẻ ở hải ngoại, ông hãy nhìn vị PTT Đức gốc Việt là biết họ đã được giáo dục như thế nào.
    Hãy thương cho cái thân của ông đang bị Tàu nó tròng cái gông Bắc thuộc vào đầu như tròng cái luống cày vào đầu con TRÂU …. mà đừng có vạ mồm mà đạo đức …giả, lên lớp với kẻ khác !
    Buồn cười, lại có kẻ TÂM THẦN mang cái tên HỒ BÁN NƯỚC này ra làm gương …bán nước ! Thì nước mất nhà tan là phải rồi.

Leave a Reply to Huong Nguyen