Cần trở về với Marx-Engels để thoát khỏi cái tròng Mác-Lênin
Từ 66 năm nay, cái gọi là chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành quốc giáo, được khẳng định trong Hiến pháp và hiện vẫn còn chiếm 15% thời trình bắt buộc của mỗi sinh viên đại học. Thời Trung cổ, môn thần học Công giáo, bị bắt buộc giảng dậy ỏ Đại học Sorbonne cho sinh viên toàn cõi Âu châu cũng không chiếm một thời lượng lớn như vậy.
Có điều là từ thày đến trò ít người biết, hay có biết cũng không dám nói, là Staline đã bày đặt ra cái chủ nghĩa này sau khi Lénine chết năm 1924, để nhân danh nó triệt tiêu những phần tử bị nghi ngờ là chống đối hay muốn tranh giành quyền hành với mình.
Thật ra, ngay cả cái mà mọi người từ trước tới nay vẫn coi là chủ nghĩa Marxiste cũng không bao giờ là một chủ nghĩa mà chỉ là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng này được Marx và Engels trình bày trong bản Tuyên ngôn Cộng sản năm 1848 và trong cuốn Tư bản luận mà 2 người là đồng tác giả, nên có thể gọi nó là hệ tư tưởng Marx-Engels. Sáu năm sau khi Marx mất, Engels hoàn chỉnh nó để tạo ra một chủ nghĩa gọi là Dân chủ – Xã hội. Một vài khái niệm của hệ tư tưởng này đã bị Lénine, một lãnh tụ của đảng Dân chủ-Xã hội Công nhân Nga (PSDOR) nằm trong đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội do Engels sáng lập, đánh tráo để sử dụng như một công cụ cướp quyền giữ quyền sau Cách mạng 1917. Có thể nói, thừa kế chính thống của hệ tư tưởng Marx-Engels là những chế độ Dân chủ – Xã hội ở Âu châu và ở nhiều nước trên thế giới (Nhật Bản, Úc… ) hiện giờ. Việt Nam muốn đạt được dân chủ phải thoát khỏi cái tròng Mác – Lê, trở về với tư tưởng Marx – Engels trước khi đi đến một thể chế Dân chủ -Xã hội như các nước kể trên.
Nhưng không thể giải thích tại sao một hệ tư tưởng có thể chi phối nền chính trị của một phần ba nhân loại từ đầu thế kỷ thứ XX cho đến nay, nếu không biết qua về thân thế, sự nghiệp của những nhân vật đã sáng tạo ra nó hay đã mạo danh nó trong những mưu đồ chính trị của mình: Marx, Engels, Lénine, Staline.
Tôi xin chia bài viết làm 3 phần:
1) Kể qua thân thế Marx, Engels, Lénine, Staline.
2) Lược qua những khái niệm chính trong tư tưởng Marx – Engels. Tìm hiểu Lénine, Staline đã đánh tráo nó như thế nào.
3) Chứng minh thừa kế chính thống của tư tưởng Marx – Engels là những chế độ Dân chủ – Xã hội.
1) Thân thế Marx, Engels, Lénine, Staline :
Marx (1818-1883) sinh ở hạt Rhénanie nằm ở gianh giới giữa Pháp và Đức, thuộc Pháp từ Cách Mạng 1789. Đến năm 1815 khi Napoléon thua trận, hạt này thuộc về nước Phổ.
Là dòng dõi một vọng tộc gốc Do Thái có nhiều người làm giáo sĩ tuy sau cả gia đình đều rửa tội theo đạo Phản thệ. Cha của Marx là luật sư. Kết hôn với Jenny Von Wesphalen thuộc dòng dõi quí tộc Phổ có anh là bộ trưởng bộ Nội vụ trong chính phủ Hoàng gia. Marx được giáo dục theo chuẩn mực của những gia đình thượng lưu Âu châu thời ấy, lấy văn minh Hi Lạp, La Mã và văn hóa Pháp làm căn bản. Là một người rất thông thái: Trước học luật để nối nghiệp cha. Sau bỏ luật học triết, làm luận án tiến sĩ triết học bằng tiếng cổ Hi Lạp với đề tài là “Sự khác biệt về triết lý thiên nhiên giữa Democrite và Epicure”. Marx quen sống trong tháp ngà, công việc thất thường chỉ lo viết sách nên đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn tuy lúc đầu được gia đình bên vợ chu cấp, sau chỉ còn Engels giúp đỡ. Có đời tư khá bê bối, đẻ con rơi với một người nữ quản gia được gia đình vợ gửi qua Anh nuôi mấy đứa con của Marx. Engels là ngườiphải nhận làm con mình để tránh tai tiếng cho Marx.
Engels (1820-1895) Sinh cùng hạt Rhénanie với Marx trong một gia đình tư bản siêu quốc gia có nhiều xưởng dệt ở Đức và ở Manchester (Anh). Học Triết Hegel như Marx và cũng thông thái như Marx, nhất là về ngoại ngữ, thông thạo 15 thứ tiếng, không kể tiếng Latin và tiếng cổ Hi Lạp mà giới trí thức Âu châu thời ấy đều phải biết. Trái với Marx, Engels là người thực tế chịu làm quản lý trong những xưởng dệt của gia đình, nhờ vậy mà có phương tiện tài chính hoạt động chính trị giúp đỡ giới công nhân. Engels cũng là người “lời nói đi đôi với việc làm” khi chung sống với một nữ công nhân (Lydia Burn) cho đến khi chết và cũng dấn thân tham dự những trận đánh chống quân đội nước Phổ khi Cách mạng năm 1848 từ Pháp lan tràn qua Đức. Engels quen Marx từ năm 1842 và bắt đầu từ năm 1847 viết chung với Marx, đặc biệt là 2 cuốn Tuyên ngôn của đảng Cộng sản và cuốn Tư bản luận.
Cùng một sinh quán, cùng chịu ảnh hưởng của các nhà khai sáng và các nhà cách mạng Pháp, cùng chung nhau một đời sống tinh thần và vật chất, Engels và Marx còn hơn cả Lưu Bình Dương Lễ thời xưa, nên về tư tưởng, khó mà phân biệt được phần nào của Marx phần nào của Engels.
Lénine (1870- 1924)
Con một ông thanh tra học vụ của Nga Hoàng mang 2 dòng máu Nga và Kalmouke (Mông Cổ) theo đạo Phật. Ông này có công “Nga hóa” dân tộc của mình nên được Nga Hoàng phong cho một tước nhỏ trong hàng quí phái nhưng phải rửa tội theo đạo Chính thống. Phía bên mẹ Lénine cũng có máu Đức và máu Do Thái và cũng phải cải đạo từ đạo Phản thệ của Đức qua đạo Chính thống. Vì vậy trong người Lénine có đủ mọi thứ máu, đủ mọi thứ đạo. Lénine tốt nghiệp luật sư năm 1891. Thành tích cuộc đời “cách mạng” của Lénine là 1 năm tù và 3 năm bị quản thúc (1897-1900) trong làng của ông nội mình ở Sibêri sau khi ở Thụy Sĩ về (1895) vì có chân trong một hội kín. Nhưng trong thời gian bị quản thúc, có mẹ ở bên cạnh, được cung cấp sách vở tự do viết lách, được quyền lập gia đình để cùng chung sống với nhau (1898). Vợ Lénine, Nadejda Kroupskaia cũng con một sĩ quan thuộc dòng quí phái. Sau khi lập gia đình và từ năm 1900 trở đi, luôn luôn sống ở Genève và Paris. Khi ở Paris, Lénine còn đèo thêm một người tình là Elisabeth ( Inessa) Armand. Vợ và người tình ở 2 nhà cạnh nhau cùng đường Campagne Première khu nghệ sĩ Montparnasse. Lénine hàng ngày ra quán Closerie des Lilas (vẫn nổi tiếng cho đến tận bây giờ) nhậu nhẹt với giới thượng lưu trí thức Pháp, bàn về giai cấp công nhân. Tháng Tư năm 1917, Lénine được Đức đem xe bọc sắt có bảng ngoại giao đem từ Thụy sĩ xuyên qua Đức về Moscou. Vì vậy mà có tin đồn Lénine được Đức trợ cấp 2 triệu Đức mã để đảng Bolchevik của Lénine làm cuộc đảo chính chống chiến tranh, đòi hòa bình với Đức. Khi Lénine chết năm 1924, có nhiều bằng chứng y khoa khẳng định Lénine chết vì biến chứng của bệnh giang mai được chữa chạy từ năm 1895. Khi trở về Nga, Lénine đem cả vợ và Inessa Armand về cùng ở với nhau. Khi còn ở Pháp cả 3 cũng có nhiều lần ở chung với nhau trong một ngôi nhà nghỉ của Lénine ở ngoại ô Paris. Trong cuốn hồi ký “Đời sống của tôi với Lénine”, Kroupskaia có kể lại và ca tụng người tình của chồng mình: “khi Inessa bước chân vào nhà, căn nhà bỗng nhiên bừng sáng”. Năm 1920 khi Inessa mất vì bệnh dịch tả, Lénine buồn vô hạn và cho chôn ở Công Trường Đỏ dưới tường thành điện Kremlin. Inès Armand là người đàn bà Pháp duy nhất được chôn ở Công Trường Đỏ.
Staline (1879-1924)
Là người ít học nhất. Bị cha nghiện rượu đánh đập suốt ngày nên người mẹ phải gửi từ năm 14 tuổi cho mấy cha cố nuôi mong sau này đi tu trở thành cha. Năm 19 tuổi không chịu đi thi, bị đuổi khỏi tiểu chủng viện làm người mẹ rất buồn bực. Sau này, khi công thành danh toại, Staline trở về làng thăm mẹ, khoe với mẹ là mình bây giờ đã thay Sa hoàng. Người mẹ chỉ trả lời, tao thích mày làm cha cố hơn. Staline giận tím người đến khi mẹ chết cũng không về đưa đám. Staline tuy vậy vẫn giữ nề nếp tổ chức của Giáo hội, biến đảng cộng sản thành một thứ giáo hội mà mình là giáo chủ. Cái giáo hội Cộng sản này có nhiều người “tử vì đạo” nhất vì bàn tay của Staline.
2) Những khái niệm chính trong tư tưởng Marx – Engels. Lénine, Staline đã đánh tráo nó như thế nào
Marx đã nhiều lần tự nói “tôi không phải là người Marxistes” và cũng tự than “Là một nhà kinh tế, vậy mà tôi không lo nổi kinh tế cho chính bản thân mình”.
Ngay cả danh từ “cộng sản” cũng không phải do Marx đặt ra mà là của Engels: Năm 1847 Marx thảo một bản đả kích (un pamphlet) trong đó Marx nhân danh những người Công chính (les Justes) lặp lại gần như toàn thể những nguyên lí Cộng sản của Engels. Engels góp ý với Marx là phải trình bày làm sao cho thật dễ hiểu và phải tìm một nhan đề thật kêu để lôi cuốn. Bài đả kích của Marx được biến thành một bản Tuyên ngôn (Manifeste): Tuyên ngôn của đảng Cộng sản. Thật ra hồi đó chưa có đảng cộng sản mà chỉ có “Liên đoàn những người cộng sản” mà tên đầu tiên là “Liên đoàn những người công chính” (Ligues des Justes). Ngay cả câu “Vô sản mọi xứ trên toàn cầu hãy hợp nhất lại” cũng là theo ý của Engels chứ mới đầu Marx chỉ muốn đưa ra châm ngôn như Khổng Tử “Mọi người đều là anh em“. Có lẽ Marx vẫn chịu ảnh hưởng của câu “Tự do, Bình đẳng, Huynh đệ” của Cách mạng Pháp.
Qua những phát hiện mới nhất, trong 4 tập của cuốn Tư bản luận, Marx chỉ viết có tập đầu. Tôi xin kể lại lai lịch của những cuốn sau:
Bắt đầu từ năm 1865 Marx đã bỏ nhiều công sức viết cuốn Tư bản luận. Nhưng chỉ có tập đầu xuất bản năm 1875 (và được dịch ngay ra tiếng Pháp) là có sự kiểm tra của Marx. Tập 2 xuất bản năm 1885 và tập 3 xuất bản năm 1894 được biên soạn bởi Engels. Tập 4 do Karl Kautsky (1854-1938), 1 lãnh tụ của đảng Dân chủ- Xã hội Đức biên tập và xuất bản năm 1905-1910. Tuy nhiên mới đây người ta đã công bố các tập sau của bộ Tư bản luận mà David Ryazanov (một học giả Bôn sê víc bị Stalin xử bắn năm 1938) dịch từ bản thảo viết tay của Marx có rất nhiều khác biệt khi so sánh với các tập Tư bản luận mà Engels biên soạn, thậm chí có nhiều đoạn đã bị Engels thay đổi. Điều này khiến có thể đặt câu hỏi, trong bộ Tư bản luận được biết hiện giờ phần nào thật sự do Marx viết, phần nào do Engels tu bổ, đổi nghĩa? Cũng cần phải nói thêm rằng bộ Tư bản luận xuất bản ở Liên Xô từ thời Staline, và có lẽ bây giờ vẫn còn được giảng dậy trong những trường Đảng ở Việt Nam qua bản dịch của nhà Xuất bản Tiến bộ ở Moskva, sau này được nhà Xuất bản Sự Thật (nay là nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia trực thuộc TW ĐCSVN) nối bản, chỉ là một “version” đã bị chỉnh lý lại theo ý Staline.
Bởi vậy có thể khẳng định: Những khái niệm về kinh tế- chính trị trong Tuyên ngôn của đảng Cộng Sản và trong mấy tập sau của Tư bản luận là những tư tưởng của cả Marx và Engels.
a) – Những khái niệm thuần triết học của Marx :
Những khài niệm thuần triết học này được Marx trình bầy trong “Những bản viết tay 1844″ (Les Manuscrits de 1844). Hai khái niệm chính là:
Biện chứng : Marx là một triết gia dùng biện chứng pháp để suy luận như nhiều triết gia Cổ Hi Lạp cách đây 2500 năm. Biện chứng pháp tương đồng với Âm/Dương trong Kinh Dịch. Thật ra Biện chứng của Marx chỉ là biện chứng của Hegel và phải được hiểu như một chuyển tiếp đi từ luận đề đến phản luận đề rồi đến hợp đề và đòi hỏi luôn luôn phải vượt qua những mâu thuẫn. Nhưng Marx khác với Hegel ở chỗ là biện chứng Hegel là biện chứng tinh thần (Ý tưởng), còn biện chứng Marx là biện chứng của vật chất.
Tha hóa sức lao động (Die entfremdete Arbeit). Vong thân (Enttausserung): Trong thế giới tư bản, người lao động phải bán rẻ sức lao động của mình nên luôn luôn có ấn tượng sản phẩm do công sức mình tạo ra xa lạ (tha hóa) với chính mình. Con người chỉ khác con vật ở chỗ tạo ra sản phẩm bằng sức lao động. Khi sản phẩm của sức lao động bị tước đoạt, trở thành xa lạ với người làm ra nó thì người đó cũng trở thành xa lạ với chính mình, không thấy mình là mình nữa như đã ra khỏi mình (vong thân). Marx chỉ nhái Hegel: theo Hegel, vong thân là tinh thần của mình trở thành xa la như đã ra khỏi bản thân mình.
Duy vật lịch sử : Những mối liên quan trong sản xuất phụ thuộc vào những lực lượng vật chất. Toàn bộ những tương quan sản xuất này kiến trúc kinh tế của xã hội, tạo cơ sở cho pháp lý và chính trị. Nói tóm lại kinh tế là hạ tầng cơ sở, chính trị chỉ là thượng tầng kiến trúc. Những mâu thuẫn thường trực giữa những quan hệ sản xuất và những lực lượng sản xuất là nguồn gốc của những đảo lộn trong lịch sử. Ý thức con người cũng chỉ là ý thức những quan hệ đó và tạo ra con người.
b) – Những khái niệm Xã hội – Kinh tế của Marx và Engels:
Đấu tranh giai cấp: Theo Marx và Engels, “đấu tranh” chỉ có nghĩa là sự đối nghịch giữa những lớp ngườI (classes) đứng cùng một vị trí trong sàn xuất xã hội. Hai lớp người đối nghịch nhau trong thời Marx và Engels là lớp người nắm phương tiện sản xuất mà Marx gọi là la classe bourgeoise (lớp người thành thị) và le Prolétariat, lớp người làm công ăn lương. Lớp người “làm công ăn lương” không phải là những người không có của cải (vô sản) hay những người nghèo, mà chỉ có nghĩa là phải bán công việc của mình để được trả lại bằng một đồng lương nhất định. Theo định nghĩa này, người Prolétaires là những người công nhân. Thời cổ La Mã, người prolétaires có nghĩa khác: công dân hạng thứ 6, đứng trên những người nô lệ. Nô lệ cũng không có nghĩa là nghèo hèn nhất trong xã hội mà chỉ có nghĩa là bị mất tự do vì có người nô lệ là triết gia, thày học hay thày thuốc, bị mất tự do vì là công dân của những nước thua trận bị người La Mã bắt đem về. Những từ ngữ “đấu tranh”, “giai cấp”, “tư sản”, “vô sản”… là những chữ Tàu dịch bậy. Tôi đã có lần viết “Dịch là cái họa” trong Talawas. Cái “họa dịch” này đã làm Việt Nam khổ cực từ 66 năm nay!
Chuyên chính vô sản: Từ ngữ “chuyên chính” được Babeuf (1760-1797) dùng từ trước thời Cách mạng 1789 Pháp. Còn thành ngữ “chuyên chính vô sản” cũng không phải do Marx và Engels đặt ra vì lần đầu tiên được nghe nói tới là trong cuộc Cách mạng 1848. Marx và Engels định nghĩa “chuyên chính vô sản” là lớp người đông nhất trong xã hội (dưới thời Marx-Engels là lớp người thợ thuyền) cần được tổ chức để trở thành lớp người nắm ưu thế (classe dominante) chính trị và lên cầm quyền. Marx và Engels chỉ theo đúng quy định dân chủ là chính quyền phải thuộc về thành phần đông nhất trong xã hội. Lẽ tất nhiên là trong xã hội ngày nay, lớp người công nhân không còn là đa số trong xã hội nữa và ưu thế chính trị phải thuộc về những lớp người khác thông qua bầu cử.
Lénine đã bóp méo những khái niệm của Marx và Engels như thế nào ?
1) Lénine đã phản bội Engels khi tách phái Bônsêvích ra khỏi đảng Dân chủ-Xã hội Công nhân Nga nằm trong Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ-Xã hội của Engels, biến phái này thành một đảng và sử dụng nó như một công cụ để cướp quyền, giữ quyền.
2) Sau Cách mạng tháng 10, Lénine đã đánh tráo khái niệm chuyên chính vô sản của Marx khi phong đảng Bôn sê vích là đảng tiền phong của giai cấp vô sản, là đảng độc nhất lãnh đạo giai cấp vô sản nắm quyền lực nhà nước, trấn áp giai cấp tư sản, thống trị chính trị. Chế độ độc đảng lãnh đạo toàn trị ra đời. Những từ ngữ “đảng tiền phong “, “trấn áp”, “thống trị” không có trong tư tưởng Marx-Engels: Lénine đã tự đặt ra để định nghĩa nền chuyên chính của mình. Nhà nữ cách mạng marxiste Rosa Luxembourg coi Lénine như là kẻ đã phản bội Marx khi áp đặt chế độ chuyên chính vô sản này. Những lý thuyết gia Marxistes khác thì cho chuyên chính vô sản của Lénine chỉ là “chuyên chính trên người vô sản” hay chỉ là một nền “tư bản Nhà nước”.
3) Nhưng ngay các đảng viên Bôn sê vích cũng bị Lénine tước quyền dân chủ khi Lénine đặt ra cái gọi là Tập trung dân chủ. Theo cách diễn giảng của Lénine: “Dân chủ là các đảng viên được quyền bầu các cơ quan lãnh đạo và các bí thư các cấp. Tập trung là những quyết định của tổ chức đảng cấp trên là bắt buộc với các tổ chức đảng cấp dưới và cuối cùng các đảng viên phải chấp hành không có tranh cãi chống đối”. Không cần phải nói thêm, đảng viên nào cũng thừa biết quyền tự do bầu cử của các đảng viên là “cấp trên” bảo bầu ai thì bầu người ấy. Cấp trên (3-4 người trong ban thường vụ bộ Chính trị) ra quyết định thì phía dưới từ ủy viên trung ương trở xuống chỉ việc chấp hành.
Khi bịa đặt ra cái chủ nghĩa Mác – Lênin, Staline không những đã bôi nhọ tư tưởng Marx – Engels ,mà còn sử dụng nó như một công cụ để củng cố chế độ độc tài cá nhân của mình
Ác giả ác báo: Trước khi chết Lénine đã để di chúc nói rõ Staline là con người tàn bạo, cần phải kiếm người khác thay thế. Nhưng những thân tín của Lénine chưa kịp ra tay thì đã bị Staline giết hết. Chỉ trong một thời gian, cả bộ Chính trị của Lénine bị giết không còn một người nào. Đó cũng là số của nước Nga gặp phải hung thần chứ trước khi chết Lénine đã hối hận, tái lập lại cái gọi là Kinh tế chính trị mới (NEP, Nouvelle Économie Politique). Nếu Lénine còn sống thêm vài năm nữa, có thể Lénine sẽ trở về với chế độ Dân chủ Xã hội của Engels.
Cái định nghĩa đúng nhất về Mác-Lê Nin là của Souvarine, một người Marxiste theo phe Lénine chống lại Staline và là một trong những sáng lập viên của đảng Cộng sản Pháp: “Chủ nghĩa Mác – Lê Nin chỉ là một cách nói láo khoét được Staline đặt ra sau khi Lénine chết để che giấu những thủ đoạn quái gở của mình. Thực ra nó đồng nghĩa với chủ nghĩa Stalinit, ngược với luận thuyết của Marx và chỉ làm lố bịch những ý tưởng của Lénine“. Souvarine cho cái chủ nghĩa Stalinit chỉ là một cái chủ nghĩa Tư bản Nhà nước (Capitalisme d’État).
Nói tóm lại, Staline cũng như mọi nhà độc tài trên thế giới từ thượng cổ chí kim như Néron, Tần thủy hoàng, Mao, Pôn Pốt… không có chủ nghĩa nào cả ngoài lấy lại một vài từ ngữ thật kêu để lấy nó làm thần chú cho những chính sách tàn bạo của mình. Staline cũng chỉ coi đảng cộng sản Bôn xê vích và Đệ Tam Quốc tế của Lénine như những công cụ nên không ngần ngại thanh trừng triệt tiêu bất cứ ai trong những tổ chức này bị nghi ngờ là có ý chống đối mình, kể cả những lãnh tụ cộng sản những nước nằm trong đệ Tam Quốc tế.
Từ ngữ “Chuyên chính vô sản” cũng bị Staline gạch bỏ luôn trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 1936.
3) Thừa kế chính thống của tư tưởng Marx – Engels là các nền dân chủ – xã hội
Nói là thừa kế chính thống vì chính Engels là người đã cập nhật tư tưởng của mình và của Marx trong bản Tuyên Ngôn Cộng sản năm 1848 cho hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội ở Tây Âu 40 năm sau, khi sáng lập Đệ Nhị Quốc tế Dân chủ – Xã hội năm 1889 và thay Tuyên ngôn Cộng sản bằng Tuyên ngôn Nhân quyền của Cách mạng 1789 Pháp. “Nhân quyền” này phải được hiểu theo nghĩa rộng là nhu cầu căn bản về vật chất và tinh thần mỗi con người (chứ không phải chỉ giới công nhân) phải được bảo đảm.
Engels rút kinh nghiệm sự thất bại của những đấu tranh bạo động ở Pháp từ 1848 đến 1871 được Marx phân tích trong cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp, nhận thấy là không thể cứ tiếp tục đấu tranh bạo động mà phải đi theo con đường đấu tranh ôn hòa từng bước một với điều kiện là phải phát triển và tăng cường các công đoàn và các đảng công nhân cho ngang sức với các tập đoàn chủ nhân.
Đệ Nhị Quốc Tế Dân chủ – Xã hội có nhiệm vụ tập hợp mọi tổ chức như các công đoàn, các đảng Dân chủ – Xã hội của mọi nước trên thế giới.
Các công đoàn, các đảng Dân chủ – Xã hội nằm trong đệ Nhị Quốc tế được Engels phân công rõ ràng:
Về mặt xã hội, tập hợp công nhân trong những tổ chức, những công đoàn có đủ sức mạnh bắt buộc giới chủ nhân phải chấp nhận những yêu cầu lương bổng, điều kiện làm việc của mỗi công nhân và những cải thiện đó phải được bảo đảm bởi những công ước tập thể.
Về mặt chính trị, các đảng dân chủ -xã hội chấp nhận thể chế đại nghị (đa đảng), cử đại diện của mình thông qua bầu cử, kể cả ở những cấp bậc thấp nhất (dân chủ). Và nếu giành được đa phiếu trong Quốc hội thì sẽ trực tiếp cầm quyền chính trị. Còn nếu không thì cũng sẽ làm áp lực để cải tổ các cơ chế xã hội, chính sách đóng góp chi thu, chính sách thu thuế theo lũy tiến để phân phối lại lợi tức một cách công bằng hơn, thông qua các hình thức giảm thuế, miễn chi phí cho các tầng lớp cần lao. Trong chế độ dân chủ xã hội, Nhà nước giữ vai trò trọng tài xã hội, giám sát, điều hòa thị trường kinh tế, truy thu và phân phối lợi tức qua thuế má, nhờ vậy mà chênh lệch giầu nghèo không quá lớn và đa số những thành phần trong xã hội thuộc về hạng trung lưu nên ít có những xung đột giữa các tầng lớp trong xã hội.
Về mặt kinh tế, quyền tự do kinh doanh phải được bảo đảm vì đó là đầu mối của mọi tiến triển kinh tế.
Nhưng cũng phải nói, cho đến tận giữa thế kỷ thứ XX, các đảng Dân chủ – Xã hội Âu Tây, tuy đã bỏ con đường đấu tranh bạo động, nhưng vẫn còn tiêm nhiễm tư tưởng kinh tế chính trị tập trung của Marx. Đảng Xã hội Pháp cho đến tận đầu năm 80 vẫn còn mang tên “Phân bộ Pháp Quốc tế Thợ thuyền” (SFIO). Khi Mitterrand thắng cử lên cầm quyền năm 81, vẫn liên kết với đảng Cộng sản, thành lập chính phủ liên hiệp cùng với các đảng phái tả khác và đưa ra chương trình quốc hữu hóa những nhà Ngân hàng và những xí nghiệp công nghệ lớn (thật ra bắt đầu từ De Gaulle ngay sau Thế chiến thứ Hai). Đảng Dân chủ – Xã hội đầu tiên chính thức từ bỏ kinh tế chính trị Marxiste là đảng Dân chủ- Xã hội Đức sau Hội nghị Bad Godesberg năm 1959, khi thông qua Cương lĩnh Godesberg. Đa số các đảng Dân chủ – Xã hội cũng theo gương, cắt đứt lần lần mọi ràng buộc với tư tưởng kinh tế thuần Marx. Vả lại xã hội cũng trở thành phức tạp với nhiều thành phần, nhiều lobbies chống đối nhau chứ không phải chỉ có hai giai cấp như hồi Marx. Vì vậy các đảng Dân chủ – Xã hội lần lần trở thành những đảng đa thành phần gồm nhiều tầng lớp nhân dân và trí thức chứ không phải chỉ là đảng của giai cấp thợ thuyền. Có thể nói, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ thứ XX, ý tưởng dân chủ xã hội là động cơ của những cải cách ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng như ở Nhật Bản và Úc… Các thể chế Dân chủ – Xã hội này cũng chịu nhiều ảnh hưởng của học thuyết Keynes, dành cho Nhà nước quyền can thiệp tạm thời về kinh tế để tránh khủng hoảng như đưa ra những chính sách đầu tư và tiết kiệm của Nhà nước.
Kết luận
Chắc chắn sẽ có nhiều vị chống cộng “mút mùa”, từ trước tới nay vẫn cho Marx là nguồn gốc của “tai ương cộng sản”, sẽ cho tôi là muốn tô bóng Marx để bào chữa cho chế độ. Nhưng cũng có những vị thuộc Ban Tuyên giáo cho tôi là theo “chủ nghĩa xét lại” hay là người nham hiểm muốn lấy gậy ông (Marx-Engels) đập lưng ông (Mác-Lê). Tôi chỉ xin thưa là những gì nói về Marx là tôi lấy ở trong một cuốn Triết học của lớp 12 các trường Pháp mà mọi học sinh thi Tú tài nào cũng phải học (nghĩa là 85% lớp tuổi của mỗi thế hệ trẻ Pháp). Thật ra ở Việt Nam muốn học Marx chính cống chỉ cần lấy lại những bài giảng về triết học Marxiste (nếu chưa bị đốt hết) được diễn giảng ở những trường Đại học miền Nam ngày trước.
Điều tôi mong muốn cho đất nước là: Cũng như “Đổi mới Kinh tế” là trở lại nền kinh tế cũ, “Đổi mới chính trị” cũng phải trở về với những tư tưởng của Marx-Engels chính thống để có thể thoát khỏi cái tròng Mác xít giả hiệu là cái chủ nghĩa Mác-Lê, trước khi đi đến thể chế “Dân chủ Xã hội” theo con đường của đa số các nước dân chủ trên thế giới.
© Phong Uyên
© Đàn Chim Việt
Cảm ơn tác giả Phong Uyên đã cho tôi một cái nhìn mới về Marx và Engels. Khi đi sâu vào học Triết học Mác Lênin, tôi cảm thấy Marx- Engel có rất nhiều tư tưởng có giá trị nhưng khi đọc sang Chủ nghĩa xã hội khoa học lại thấy như đã nhảy 1 bước dài về quan điểm chính trị, dường như đã bị chệch hướng khỏi tư tưởng triết học ban đầu, rồi khi đối chiếu với thực tế của Việt Nam ta thì thấy hẳn là nó đã tự vẽ cho mình một con đường khác.
Kiến thức và tư duy của tôi còn hạn chế nên sẽ tiếp tục học tập để xét thêm những điều tác giả phần nào nói đúng hay nói sai để tiếp tục tin tưởng hay phản biện. Mong sau này tiếp tục được trao đổi sâu hơn với tác giả.
Còn các vị khác, xin thưa các vị muốn chống Đảng hay chống chế độ nhà nước này, các vị đang tạo ra những con thú trong lòng mình, đa phần thế hệ trẻ còn rất non nớt và dễ kích động, các vị muốn mỗi người họ có những con thú như vậy sao? Xong rồi thì để làm gì, để lật đổ chính quyền và để những con thú xây dựng chính quyền. Xin các vị đừng nuôi một con thú như thế, các vị sẽ làm hại dân tộc hơn là làm lợi, các vị hãy trở về cái tình cảm tốt đẹp ban đầu của mình, để khơi gợi tinh thần yêu nước thực sự của thế hệ trẻ và của mọi người, còn nếu có thể rèn luyện tư duy và lý trí của mình sắc sảo, các vị hãy chém thật mạnh vào những gì xảo trá, lớn tiếng chửi thật mạnh, đến lúc đó tôi sẽ thấy rất hả dạ và sự đóng góp của các vị mới có giá trị. Nếu các vị đã già rồi khó học, các vị có thể lập quỹ khuyến khích học tập và nghiên cứu xây dựng đường lối cho đất nước, chắc chắn phải có cả phản biện, tranh luận, chứ hiện nay tôi thấy mấy báo và mấy kênh thông tin trình độ phản biện và phân tích vấn đề còn rất hạn chế, chỉ thu hút được những người bất mãn học hẳn, chỉ muốn phá đổ mà không biết xây dựng. Cảm ơn các vị đã lắng nghe
Cảm ơn tác giả Phong Uyên.
Các bạn Phong Uyên, Vo Trang, Lâm Vũ, ông Ngàn Khơi và tất cả các bạn đọc!
Phong Uyên: “đọc 1 – 2 bài phản biện chỉ cốt để phản biện của 1 vài người, tôi đã quá nản lòng, tính bỏ cuộc rồi”
Nhìn lướt qua tất cả các ý kiến phản hồi trong bài của bạn, tôi thấy hầu hết hay là tất cả ý kiến đều nghiêm túc, phong phú và có ý. Khi gởi bài lên một diễn đàn mở cho mọi người đọc, thì lời khen tiếng chê, lời ra tiếng vào là chuyện bình thường. Không việc gì bạn phải nản lòng. Riêng tôi, tôi hiểu được bạn rất có tâm hoặc là nặng lòng với đất nước VN. Ở trên đời muốn làm bất cứ việc gì, chưa nói tới là nghiệp lớn, người ta ít nhất phải cần có hai đặc tính sau đây: cái dũng và sự khôn ngoan. Cái dũng là có thể làm những gì người khác không dám làm. Sự khôn ngoan là biết học hỏi, phân tích cái đúng cái sai, biết lắng nghe và chấp nhận những ý kiến khác biệt. Ngoài ra, sự trầm tính chừng mực cũng rất cần thiết. Tôi đã chứng kiến (qua đài BBC) một người làm chính trị nọ bị ném trứng trên đầu trên lưng. Nhưng ông ta tuyệt đối không quay lưng lại, sắc mặt không biến đổi vẫn tiếp tục đi về phía trước coi như không có chuyện gì xảy ra. Ông ta không quay lưng lại để xem ai là người ném trứng vào ông ta. Ông ta cũng không phủi áo rờ đầu. Và chuyện ông TT Mỹ George W. Bush vẫn trào phúng sau khi bị một phóng viên người Irac ném hai chiếc giày liên tiếp vào ngày 14/12-2008 ở Irac thì ai cũng biết.
Một cách ngắn gọn, tà thuyết Mác-Anghen (nguyên thủy) cốt lõi bao gồm:
Độc tài toàn trị.
Đấu tranh giai cấp. Xóa bỏ giai cấp. Xây dựng một xã hội không có giai cấp, không có tôn giáo/duy tâm (khoa học/duy vật) và không có quốc gia.
Mọi sản phẩm lao động là của chung (CS = mọi tài sản đều là của chung).
Để đạt được mục đích, họ công khai tuyên bố phải dùng bạo lực cách mạng, bất chấp mọi thủ đoạn. Họ bất kể người thân ruột thịt, cha mẹ anh em, bà con lối xóm, đồng bào trong cùng một nước và vân vân.
Tất cả những hình thể CNCS/Chủ nghĩa Mác-xít sau này: Mác-Anghen, Mác-Lênin, Maoism, tư tưởng HCM, định hướng XHCN căn bản đều dựa trên tà thuyết Mác-Anghen. Thực chất tất cả chúng đều là một, kể cả Mác-Anghen nguyên thủy. Như tôi đã dẫn chứng ở những ý kiến bên dưới, tà thuyết Mác-Anghen/CNCS hoàn toàn không liên quan gì với TDDC ĐNĐĐ. Cũng nên nhớ: XHCN ở VN là ngôn từ bị lạm dụng để đánh lừa người khác, nó hoàn toàn không liên quan gì đến những đảng XHCN (socialist party) ở những nước văn minh TDDC ở bên Âu/Mỹ. Những đảng XHCN này cũng hầu như không liên quan gì đến tà thuyết Mác-Anghen. Có thể vì họ cũng chú trọng (thật, không phải lường gạt như tà thuyết Mác-Anghen) nhiều đến dân nghèo, dân lao động và đặc biệt là về vấn đề an sinh xã hội/thịnh vượng cho nên bạn Phong Uyên mới hiểu lầm chăng? Không phủ nhận, một ít đảng viên cũng như một ít đường lối chủ trương của họ bị ảnh hưởng bởi tà thuyết Mác-Anghen (nhưng hầu hết không phải bởi những tư tưởng cốt lõi, mà tôi đã trình bày ở bên trên).
Không phải khi không mà cả thế giới đều cho: Mác và Anghen là những ông tổ CS.
Nhiều người nói, ở VN hiện nay không còn là một chế độ CS thực thụ đúng nghĩa của nó nữa. Nhiều người không hiểu, ở VN hiện tại thuộc về chế độ nào. Nhiều người cho là một chế độ tư bản đỏ, tư bản quái thai, mà ở trong đó những đảng viên CS là những nhà tư bản đỏ. Những nhà tư bản đỏ này không những có quyền bóc lột ăn cướp mà còn có quyền sinh sát trên toàn dân.
Tôi xin trả lời ngắn: VN hiện nay là chế độ CS 100%. Bằng chứng: tên của tà đảng vẫn là ĐCSVN.
Tôi gọi là tà thuyết Mác-Anghen/CS bởi vì nó hoàn toàn dựa trên sự dối trá, lừa lọc, gian manh và bạo lực.
Người CS luôn tuyên bố, họ đại diện cho dân lao động nghèo, giới công nông nghèo và giai cấp vô sản. Nói tóm lại những người không làm chủ sản phẩm lao động. Người trí/học thức trong tà thuyết Mác-Anghen/CS cũng là người lao động, nhưng lao động bằng trí óc. Lịch sử đã chứng minh người CS chưa bao giờ đại diện cho họ mà chỉ lợi dụng họ mà thôi, trong cái mà họ gọi là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh bạo lực cách mạng.
CS đại diện cho thế lực BÓNG TỐI cho SỰ ÁC/TỘI ÁC (cho bọn tà ma ác quỉ, bọn ăn cướp). Cho nên chúng ta cũng không nên lấy làm thắc mắc tại sao chúng càng ngày càng giàu có, trong khi chúng nói chúng đại diện cho giai cấp vô sản. Con tắc kè CS dù có thay màu da cũng là con tắc kè CS. Tuy nhiên chúng đã làm mờ mắt được rất nhiều người. Sự cầm quyền hiện nay là do chúng ăn cướp mà có không ai trao cho chúng.
Chúng rất giỏi tận dụng hay là mê hoặc lòng ham muốn/tham vọng bình thường của con người: Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo chính quyền. Đảng viên CS là đội tiên phong của giai cấp công nhân. Và ngày hôm nay: CA/QĐ là thanh gươm là lá chắn để bảo vệ đảng/chế độ. Ngoài ra chúng tăng lương lên chức cùng nhiều bổng lộc khác dành cho những người có thể bảo vệ chúng.
Nhưng xảo ngử như “Duy vật/khoa học biện chứng”, “Chủ nghĩa duy tâm”, “Các hình thái phát triển xã hội loài người từ CS nguyên thủy, chiếm hửu nô lệ, phong kiến, TBCN cho đến CSCN”, “Phạm trù vật chất” và vân vân không ngoài mục tiêu là lường gạt và có thể dể dàng dập tắt những tư tưởng đối kháng. Ngày hôm nay chúng còn đồng hóa chúng CS với tổ quốc cùng với các điều luật: điều 79, 88 và 89 quái ác để chúng có thể dể dàng tiêu diệt những người chống đối chúng (Yêu nước là yêu XHCN. Thực ra là CS. XHCN như tôi đã nói là những ngôn từ bị lạm dụng). Nhưng cũng nên nhớ việc làm này hoàn toàn đúng với những tư tưởng cốt lõi trong tà thuyết Mác và Anghen/CS.
Một điều rất nguy hiểm/tàn độc nữa là tà thuyết Mác và Anghen/CS gây cho người ta cảm giác nữa thực nữa mơ, nữa đúng nữa sai, nữa thiện nữa ác, cái gì cũng chỉ có một nữa, lòng yêu nước cũng chỉ có một nữa. Kết quả, chúng ta cải cọ nhau, đánh nhau, giết chết nhau, không còn đoàn kết với nhau được nữa, không còn tập trung sức lực để đánh đuổi, lật đổ chúng.
Những nhà đấu tranh cho TDDC ĐNĐĐ và/hoặc là chống cộng đừng bao giờ cho coi thường chúng, cho chúng là ngu. Chúng có cả Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với nhiều quan thầy/sư phụ tàu của chúng ngày đêm nghiên cứu tà thuyết Mác và Anghen/CS cùng với các chiến lược/sách lược/chủ trương liên quan đến tà thuyết này. Tất cả những những tư tưởng, lời nói, đường lối chủ trương chúng đã thật sự nghiên cứu rất kỷ lưởng, trước khi chúng đưa ra hoặc là chúng muốn nói.
Có thể nói, chúng ta sống trong thời kỳ mà “Con cái bóng tối thì khôn ngoan hơn con cái sự sáng” (Trích trong kinh thánh ở bên công giáo).
Nói tóm lại CS là bóng tối là tội ác chống lại loài người như Phát-xít. Thế giới văn minh đã nhìn rỏ bản chất của chúng, đã lên án chúng và đã quăng tà thuyết Mác và Anghen/CS, mà chúng thờ lạy vào sọt rác. Tà thuyết Mác và Anghen/CS ở các nước văn minh TDDC hiện tại do đó chỉ còn lại là đồ rác rưỡi mà thôi.
Muốn lật đổ CS, một trong những điều quan trong trước tiên phải làm, là tuyên truyền làm sao cho mọi người dân, kể các đảng viên CS, phải thấy ĐCSVN không có tính chính danh/nghĩa của nó:
CNCS là một tà thuyết, đã bị thế giới lên án phạm tội chống lại loài người tương đương với Phát-xít (Theo tôi, như tôi đã nói, tội ác CS nặng hơn phát xít gấp nhiều lần).
ĐCSVN là tà đảng, chúng đại diện cho bóng tối cho tội ác.
CSVN là tà quyền là bạo quyền, chúng cướp sự cầm quyền, mọi quyết định và tự do của toàn dân.
Đảng viên CS là tội đồ của dân tộc, nhân dân VN. Nếu không họ cũng vô tình tiếp tay cho tội ác.
ĐCSVN đã, đang và sẽ bán nước VN cho giặc tàu.
Kêu gọi mọi đảng viên CS từ bỏ tà đảng CS, tà thuyết CS (đồ rác rưỡi của nhân loại) mà trở về với dân tộc với nhân dân VN, vốn có một nền văn hóa, đạo đức và phong tục tập quán vô cùng phong phú, giàu có và đầy nhân ái (Một dân tộc mà không có lòng tự hào riêng sẽ bị tiêu diệt).
Muốn được như vậy, chúng ta phải cần lập những tổ chức kháng chiến. Có hai người thì lập hai người, ba người thì lập ba. Càng nhiều tổ chức kháng chiến càng tốt. Các tổ chức kháng chiến nảy trước tiên có nhiệm vụ gởi lời tuyên truyền này (có thể lời kêu gọi lật đổ tà quyền CSVN) tới cho mọi người, mọi tổ chức trong cũng như ngoài nước, mà họ quen biết.
Sau khi cuộc kháng chiến hình thành, nếu có thể được các tổ chức kháng chiến này nên dùng vũ trang/lực. Mục đích trước tiên là trừng trị những tên CS/CA ngoan cố không những không từ bỏ tà đảng, tội ác mà vẫn tiếp tục bắt bớ đàn áp người dân nói chung cũng như những người kháng chiến, những người đấu tranh cho TDDC, chống cộng nói riêng.
CẢM ƠN ông NguyenHoang
và cảm ơn cả liệt quý vị
- ở đây không dám THƯA THỐT mà là THƯA THẬT !
Quý vị đã bỏ nhiều công sức – trí tuệ – sở học luận bàn về caí goị là “TAI HOẠ” cuả nhân loại, mà số phận dân tộc mình không may phải gánh chiụ năng nhất và dai dẳng nhất !
Moị đau đớn khỗ nhục rồi cũng qua !
NHƯNG ! Sự CHIA RẺ TỪ TRONG GIA ĐÌNH RA NGOÀI XÃ HỘI – già trẻ – gái trai..tầng lớp, giai cấp…. cuả một DÂN TỘC… là NỖI ĐAU LỚN NHẤT!
<b.Ai gieo nên thảm cảnh nầy !!!
Chì là người “dưạ cột đưng nghe”
Xin cho tôi copy nhưng điều tôi đọc hiểu, tôi đồng tình, tôi trân quý – ĐỒNG THANH
Trân trọng mơì bà con – Như là lặp lại thêm lần nữa !!:
“..CNCS là một tà thuyết, đã bị thế giới lên án phạm tội chống lại loài người tương đương với Phát-xít (Theo tôi, như tôi đã nói, tội ác CS nặng hơn phát xít gấp nhiều lần).
ĐCSVN là tà đảng, chúng đại diện cho bóng tối cho tội ác.
CSVN là tà quyền là bạo quyền, chúng cướp sự cầm quyền, mọi quyết định và tự do của toàn dân.
Đảng viên CS là tội đồ của dân tộc, nhân dân VN. Nếu không họ cũng vô tình tiếp tay cho tội ác.
ĐCSVN đã, đang và sẽ bán nước VN cho giặc tàu.
Kêu gọi mọi đảng viên CS từ bỏ tà đảng CS, tà thuyết CS (đồ rác rưỡi của nhân loại) mà trở về với dân tộc với nhân dân VN, vốn có một nền văn hóa, đạo đức và phong tục tập quán vô cùng phong phú, giàu có và đầy nhân ái (Một dân tộc mà không có lòng tự hào riêng sẽ bị tiêu diệt).
Muốn được như vậy, chúng ta phải cần lập những tổ chức kháng chiến. Có hai người thì lập hai người, ba người thì lập ba. Càng nhiều tổ chức kháng chiến càng tốt. Các tổ chức kháng chiến nảy trước tiên có nhiệm vụ gởi lời tuyên truyền này (có thể lời kêu gọi lật đổ tà quyền CSVN) tới cho mọi người, mọi tổ chức trong cũng như ngoài nước, mà họ quen biết. ” (hết trich)
CHAÒ trân trọng
Trả lời ông Minh Đức:
1) Trong “Manuscrits de 1844″ Marx viết ở Paris mà mãi tới tận năm 1832 mới được xuất bản, Marx nói sở dĩ người lao động cảm thấy bị vong thân (Từ của Gs Trần Văn Toàn ĐH Huế theo bạn Lâm Vũ) là vì sản phẩm kỹ nghệ là do nhiều người làm chứ không phải chỉ của mình làm lại chỉ được đổi lại bằng tiền lương tối thiểu nên trở thành xa lạ với chính mình và ra khỏi mình. Đó là số phận của những người lao động bị bóc lột thời Marx, làm công (nhiều) ăn lương (ít). Trái lại, người nghệ sĩ, người làm thủ công nghệ, thấy sức lao động của mình cũng là đồ sáng tác 100% của mình nên vẫn ở trong mình, không xa lạ với mình tuy nhiều khi nghèo đói chả có 1 đồng xu nào. Trong nghĩa này Marx vẫn trung thành với khái niệm về Alienation của Hegel và có nghĩa triết học nhiều hơn là kinh tế. Đó cũng là nghĩa của đấu tranh giữa 2 lớp người, làm công và chủ:(chứ không phải nghĩa đấu tranh giai cấp của Lénine), đòi hỏi sản phẩm mình làm ra phải được trả công cho đúng và tên mình cũng phải có trong sản phẩm chứ không phải xóa bỏ tư hữu. Marx không bao giờ đòi xóa bỏ tư hữu (nghĩa là quyền có của cải), mà đòi xóa bỏ sự bóc lột của những người sở hữu phương tiện sản xuất đối với người làm công. Lénine cố ý hiểu theo nghĩa xóa bỏ tư hữu trái với Dân chủ xã hội của Engels: Có thể quốc hữu hóa những phương tiện sản xuất vĩ mô nằm trong tay của các tập đoàn tư bản (các xí nghiệp quốc doanh của ĐCSVN bây giờ), nhưng mọi người vẫn là sở hữu chủ nhà cửa đất đai của mình.
2) CSVN còn lâu mới hiểu thế nào là Vong thân nên chữ giải phóng chỉ có nghĩa là thống trị. Marx cũng không bao giờ dùng chữ giải phóng (libération) mà chỉ dùng chữ giải thoát (affranchissement): Giải thoát khỏi sự bóc lột.
Nói tóm lại; tư tưởng thật sự của Marx đã được Engels thực hiện trong những chế độ dân chủ – Xã hội ở Âu châu hiện thời. Chế độ cộng sản chỉ là chế độ do Lénine, Staline, Mao, tự đặt ra lấy tên Marx để che giấu cái bản chất độc tài toàn trị của mình. Nếu không có Marx thì Lénine cũng sẽ lấy 1 tên khác như Babeuf, Blanqui chẳng hạn. Rút cục chỉ có 2 nước trên thế giới thật sự là cộng sản (xóa bỏ tư hữu, Trung ương tập quyền, kinh tế tập trung bao cấp) là Liên Xô và Trung Quốc. Việt Nam là vì ở cạnh Tàu, các lãnh tụ lại ngu tối nên bắt buộc phải theo, còn các nước Đông Âu thì vì bị Nga chiếm đóng chứ nếu không thì đã trở thành những nước dân chủ – xã hội rồi.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, chính K. Marx đã viết “Người cộng sản có thể thâu tóm lý thuyết của mình qua một câu duy nhất : Bãi bỏ quyền tư hữu” (K. Marx – Manifeste du Parti communiste – trang 43 – Edition www. Librio.net – 2005). Như vậy, chủ trương Bãi bỏ quyền Tư hữu chính là xương sống của chủ nghĩa Marx.
Trích: “Tha hóa sức lao động (Die entfremdete Arbeit). Vong thân (Enttausserung): Trong thế giới tư bản, người lao động phải bán rẻ sức lao động của mình nên luôn luôn có ấn tượng sản phẩm do công sức mình tạo ra xa lạ (tha hóa) với chính mình.”
Việc Tha Hóa Sức Lao Động này là điều ảnh hưởng xấu đến mức nào cho bản thân người lao động mà Karl Marx chủ trương phải xóa bỏ tư hữu để xóa bó sự tha hóa? Tác giả bài này có thể giải thích thêm? Tha hóa dùng theo lối của Karl Marx có đồng nghĩa với chữ tha hóa của Việt Nam? Tha hóa theo nghĩa Việt Nam chỉ có nghĩa là mình không sống thực với con người mình mà mình sống theo cách của người khác.
Vì mục đích của chủ nghĩa Mác là làm cho con người không còn bị tha hóa nên Cộng Sản mới dùng chữ giải phóng. Nhưng có bao nhiêu đảng viên của đảng CSVN thực sự hiểu ý nghĩa thật sự của chữ tha hóa và xem việc làm cho con người không còn bị tha hóa là mục đích tối hậu của chủ nghĩa Cộng Sản và là mục đích của mình khi chọn chủ nghĩa CS và gia nhập đảng CS? Vì ý niệm giải phóng khỏi sự tha hóa quá trừu tượng và khó hiểu nên Cộng Sản cũng dùng chữ giải phóng theo ý dễ hiểu hơn là giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, giải phóng khỏi sự kềm kẹp của Mỹ – Ngụy, giải phóng khỏi sự bóc lột của tư bản… Dưới chế độ Stalinist, người dân không còn được nói lên điều mình nghĩ, không được sống theo cách mình muốn mà phải suy nghĩ sống theo cách do một nhóm người lãnh đạo đảng CS vạch ra thì có bị tha hóa hay không? Sống như thế còn tệ hơn người công nhân bị “tha hóa” vì đem sức lao động làm việc cho tư bản vì người công nhân dưới chế độ tư bản ngoài giờ làm việc ra còn được tự do suy nghĩ, tự do phát biểu, tự do sống theo cách mình muốn.
Bạn Lâm Vũ,
Cho phép tôi gọi Lâm Vũ là bạn vì mấy phản biện sau này của bạn đã làm tôi có lại hứng viết mấy hàng này, chứ tôi xin nói thật, đọc 1 – 2 bài phản biện chỉ cốt để phản biện của 1 vài người, tôi đã quá nản lòng, tính bỏ cuộc rồi:
Tôi xin phép trả lời từng điểm một những thắc mắc của bạn:
1) Đảng CS tiên khởi là Đệ Nhất QT ? Trả lời : Không. Vì Đệ Nhất QT chỉ có mục đích tập hợp thợ thuyền. Chứng cớ: Trụ sở đầu tiên ở London nơi có nhiều thợ thuyền. Trụ sở cuối cùng ở New York. Bạn đọc lại bài tôi viết thì thấy danh từ “cộng sản” ở đâu ra. Cũng có thể gõ trên Mạng tiếng Anh hay tiếng Pháp.
2) Không có chủ nghĩa Marx-Engels. Tôi đã có 1 lần viết không phải cái gì tận cùng bằng “ism” cũng là 1 chủ nghĩa. Lần đầu tiên tôi nghe ” chủ nghĩa yêu nước”, tôi bị choáng tai : Patriotisme là lòng yêu nước, tình cảm không thể lẫn lộn với ý chí được. Tôi chỉ coi Marx-Engels là 1 hệ tư tưởng như cách tiếng Pháp định nghĩa “Marxisme”, chứ không phải là 1 học thuyết (théorie) và còn lâu với là 1 chủ nghĩa.
3) Sở dĩ tôi nói “Đổi mới chính trị cũng phải trở về với những tư tưởng của M-E chính thống” là vì 2 lí lẽ :
a) – 3 thế hệ ở VN đều chỉ được dạy Mác – Lê là tiếp tục của Chủ nghĩa Mác tuy chả biết Marx là ai. Bởi vậy phải làm sao cho những người này hiểu là muốn đổi mới chính trị phải hiểu thực sự tư tưởng Marx và Engels là những tư tưởng nào và tư tưởng không phải là 1 chủ nghĩa. Tư tưởng hướng dẫn con người đi đến hành động theo cách hiểu của mỗi người chứ muốn mọi người cùng hiểu 1 chiều thì biến đã biến nó thành chủ nghĩa hay đạo giáo rồi. Nếu những người “chống cộng” cùng 1 luận điệu với cộng sản coi Marx – Engels là Mác-Angghen thì làm sao mà cảm hóa được những thế hệ này? Ngoài ra cho chính bản thân những người này, cũng cần phải có chút “honnête té intellectuelle”, đọc sách coi tư tưởng Marx là thế nào, chuyện có đồng ý hay không là chuyện tự do của mỗi người. Đó là lí do tại sao Marx, Engels, và cả trăm những tư tưởng khác được giảng dạy ngay ở bậc trung học Pháp: Mục đích duy nhất là để tập cho học sinh có óc phê phán khi làm dissertation. (chắc có vị nào hồi trẻ có học ở miền Nam, học Triết cũng có nghĩa như vậy)
b) – Khi hiểu thế nào là Marx và Engels và những tư tưởng này phát sinh ra từ hoàn cảnh nào ở Âu châu thời ấy, thì tất nhiên sẽ thấy tại sao những tư tưởng này đưa tới Dân chủ- Xã hội vì dân chủ Xã hội là mặt thực hành độc nhất của tư tưởng Marx- Engels. Khi tôi nói TRỞ VỀ VỚI TƯ TƯỞNG MARX-ENGELS là có nghĩa như vậy chứ không phải muốn nói phải qua giai đoạn “quá độ” (1 từ ngữ đặc CS Tàu) TRƯỚC KHI đi đến Dân chủ – Xã hội.
c) – Tôi cũng xin nói thêm là trên thế giới chỉ có 2 thể chế dân chủ là Dân chủ Phóng khoáng (Démocratie Libérale), đặt biệt của Mỹ và Dân chủ -Xã hội (Social- Démocratie) của đa số các nước Âu châu, Canada, Nhật, Úc….nằm trong Quốc Tế Xã hội, hậu thân của Đệ Nhị QT do Engels sáng lập. Đa số chúng ta hiện đang sống trong chế độ của Engels mà không biết.
Tôi cũng xin nói riêng là bạn muốn đọc những bài tôi viết trên Talawas và TLWBlog chỉ cần gõ TLW. Gõ PU trên Google cũng có nhiều bài tôi viết còn sót lại không kể những bài trên Thông Luận, Dân Luận, Tổ Quốc, Anh Ba Sàm….
Xin ông Phong Uyên đừng nản lòng mà thôi viết. Tôi biết tôi chỉ là người đọc ké, vì không thuộc đối tượng ông viết cho. Năm 75 khi bọn cộng phỉ vào Sài Gòn thì tôi còn học tiểu học nên dĩ nhiên nay đã hết trẻ… Nhưng tôi vừa học hỏi được nhiều điều hay ho, thú vị từ bài viết và những ý kiến của ông ở đây. Xin cám ơn – thật lòng, không vì quan điểm chính trị.
XIN ĐỪNG NẢN
Hình như ông Phong Uyên có hơi nệ thức. Tức ông như muốn gắn bó nhiều với chủ nghĩa hình thức hơn là với chủ nghĩa thực tế. Nói khác ông có vẻ theo chủ nghĩa duy danh. Thật ra danh từ hay tên gọi không quan trọng. Quan trọng chính là nội dung, nội hàm hay ý nghĩa của nó. Đảng công nhân lần đầu tiên Mác tham gia và củng cố, thực chất là Mác muốn lái theo tinh thần CS của mình hay ý nghĩa cùa các đảng CS sau này. Dù Marx, Engels hay Lênin v.v… cũng chỉ là một dọc dài lịch sử nhất quán, có cần phân tích, biện biệt, chẻ mẻ mà làm gì. Nếp nào cũng chỉ là xôi thế thôi. Cho nên tôi thấy hình như ở lâu tại Pháp, ông PU nhuốm tinh thần, ý thức Pháp, hơn là sát sườn với VN hoặc nhiều nước Á châu khác. Nói khác, ồng PU hơi nghiêng về quan điểm lý luận hơn là quan điềm thực tế. Quan điểm lý luận không phải quan điểm lý thuyết. Bởi lý luận có khi chỉ chẽ sợi tóc làm tư, làm tám, còn lý thuyết là hệ thống lý luận mang tính toàn bộ. Lý thuyết của Mác chính là ý thức hệ của Marx đưa ra. Trong đó có nhiều lý luận của Marxs, kể cả những lý luận đầy hay nhiều chất ngụy biện, phiên dịch chủ quan.
Đấy ông PU chỉ thiên về lý luận phân tích mà không nhìn thống quan về lý thuyết và về thực tiển bao quát và đáng nói nhất về tinh thần và ý hướng cũng như cơ sở của chủ nghĩa Mác là như thế. Rất mong ông bình tĩnh để phản biện tiếp cho vui cửa vui nhà trên ĐCV mà đừng vội nản khiến nhiều người phải hụt hẫng hoặc thất vọng, trong đó chắc chắn có cả ông Lâm Vũ phải không ?
Non Ngàn
(14/4/12)
Cám ơn bác PU đã giải đáp một số vấn đề chung quanh chủ nghĩa Mác (- Lê).
Tôi cho rằng, mỗi ý kiến dù “hàn lâm” hay phát xuất từ những trải nghiệm thực tế từ đời sống thực đều có giá trị và bổ túc cho nhau. Một ý kiến phát xuất từ đời sống thực tế giúp nhìn thấy tầm quan trọng thực sự của vấn đề và một ý kiến “hàn lâm” giúp ta hiểu cội nguồn của vấn đề, cộng lại cho ta một bức tranh tổng thể, từ đó có thể phác họa một hướng đi rõ rệt và đúng đắn.
Mỗi câu hỏi đặt ra còn có thể giúp ta trở về vị trí phát xuất, mỗi khi câu trả lời – giải pháp đưa ra – được chứng minh là sai lầm. Nói cách khác, phương cách suy tư bằng câu hỏi là căn bản của triết học.
Triết học khác với “chủ nghĩa” là ở chỗ đó!
“Chủ nghĩa” chủ yếu là những câu trả lời, giải pháp, vốn chỉ là những giả thuyết, có thể đúng có thể sai. Thí dụ, Marx chủ trương đấu tranh giai cấp – “cách mạng vô sản” – để giải phỏng con người khỏi những bất công xã hội, thì đó là “chủ nghĩa” – không còn là “triết học” Mác. Cái nguy hiểm chết người của “chủ nghĩa” – không riêng chủ nghĩa CS, mà mọi thứ chủ nghĩa, như c/n Phát-xít, c/n chủng tộc, các thứ chủ ngjĩa dựa trên tín ngưỡng v.v. – đều chia xe chung một vấn nạn ghê gớm cho nhân loại. Trong mọi thứ chủ nghĩa, chủ thể – tức chính con người – trở thành “phương tiện” cho chủ nghĩa. Lich sử cũng cho thấy, mọi thứ chủ nghĩa cuối cùng đều không đặt được mục tiêu hứa hẹn, là “giải phóng” và mưu cầu tự do hạnh phúc cho con người. Ngược lại chúng đều hiện nguyên hình những lò thiêu người không đáy, những con quái vật ăn thịt người không bao giờ biết no!
Trở về với đề tài chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa Marx-Engels. Nó chỉ là một chuỗi những lý luận để biện minh cho giải pháp hai vị “thánh” của chủ nghĩa CS đưa ra bảo rằng sẽ giải quyết mọi bất công xã hội, tiến đến một thiên đường vĩnh cửu trên mặt đất. Giải pháp đó, Marx và Engels đã vẽ ra rõ ràng trong đoạn kết của “Tuyên ngôn của đảng CS” (1848):
“Die Kommunisten verschmähen es, ihre Ansichten und Absichten zu verheimlichen. Sie erklären es offen, daß ihre Zwecke nur erreicht werden können durch den gewaltsamen Umsturz aller bisherigen Gesellschaftsordnung.” Tạm dịch: “Người CS bác bỏ sự che dấu quan điểm và chủ trương của mình. Người CS tuyên bố công khai rằng, mục tiêu (chúng tôi) đặt ra chỉ có thể đạt được bằng cách dùng BẠO LỰC ĐẠP ĐỔ tất cả những cấu trúc xã hội hiện hữu.”
Chủ trương “san bằng thế giới” để tạo ra thế giới mới, “thiên đường Cộng Sản” chính là cốt lõi của Chủ nghĩa Cộng sản. Cho dù dưới tên hiệu nào, c/n Mác-Lê, Xít-ta-lin-nít hay Mao-ít, chủ trương đó vẫn không thay đổi. Nó được thực hiện ở mọi quốc gia, sau khi đảng CS nắm chính quyền. Ở Trung Hoa, Bắc Hàn, Cuba, Căm-bốt, Việt Nam… đều giống nhau ở chính sách “san bằng con người” đó. Khác nhau chăng chỉ là ở mức độ đẫm máu…
TB. Trở lại với ý kiền trên của bác PU. Tôi đồng ý với tất cả những câu trả lời, ngoại trừ câu hỏi chính là: tại sao, theo ý kiến bác, VN cần phải trở lại với “chủ nghĩa Cộng Sản kiểu Engels” (hay “Đệ nhị Quốc tế”) trước khi tiến sang một thể chế hay xã hội dân chủ, thì bác PU không có câu trả lời. Hay ít nhất không trả lời trực tiếp. Nhưng một cách giản tiếp, tôi hiểu rằng bác PU cho rằng chủ nghĩa (giải pháp) Cộng sản Nguyên thủy (chủ nghĩa Marx-Engels) vẫn đúng, chỉ có “con người” hiểu sai nó.
Nhưng thực tế, dù có sự hiểu lầm chủ trương của “hai ông thánh CS” đi nữa (ai có thể chắc chắn điều này?) thì hậu quả của nó đã rành rành trước mắt, như tôi dẫn ra ở trên, qua diễn tiến những cuộc “cách mạng vô sản” đã thực hiện.
Người Việt chúng ta có cần mang thân ra diễn lại vở tuồng cũ – bằng cách thực hiện một cuộc cách mạng CS – “cải tiến” hay “nguyên thủy” – để chứng minh là chủ nghĩa này sai? Người Việt còn muốn là nạn nhân đáng thương hại hay đáng được nhân loại tuyên dương cho đến bao giờ nữa?
Thật ra, theo tôi, chính Marx thời trẻ tuổi cũng đã cảnh cáo “‘Cứu cánh biện minh cho phương tiện’, nhưng cứu cánh nào cần những phương tiện xấu để thực hiện thì cứu cánh đó không thể là cứu cánh tốt (thánh thiện) được” (*).
Tóm lại, tôi cho rằng đã đến lúc người Việt cần phải dứt khoát đối với chủ nghĩa Cộng Sản, hay mọi thứ chủ nghĩa. Chủ nghĩa nào cũng tự nhận muốn giải phóng con người, nhưng bằng những phương tiện phản lại điều con người hằng theo đuổi trong cuộc sống của mình: đó là tư do và hạnh phúc.
Cám ơn quý bạn đã đọc ý kiến thô thiển của tôi.
LV
(*) Nguyên văn: “»Der Zweck heiligt die Mittel.« Aber ein Zweck, der unheiliger Mittel bedarf, ist kein heiliger Zweck”. Trích từ một bài báo của Marx viết năm 24 tuổi, đăng trên tờ “Rheinische Zeitung”, số 135, tháng Năm, 1842.
Đọc tựa đề “Cần trở về với Marx-Engels để thoát khỏi cái tròng Mác-Lênin” và lời kết luận của tác giả Phong Uyên tôi thật là thất vọng.
Một Hồ Chí Minh đã làm cho đất nước tan hoang ra sao? Và máu xương của bao thế hệ thanh niên đã đổ xuống ngót một thế kỷ vì chủ nghĩa lai căng này rồi mà VN vẫn còn đang nghèo đói, lạc hậu, thiếu tự do hạnh phuc… và quyền làm người.
Xin ông Phong Uyên đừng đem Marx-Engels ra đầu độc tuổi trẻ VN nữa.
Hãy dùng tài năng trí tuệ góp phần mau giải thể chế độ công sản và xây dựng đất nước mới là điều cần và thiết thực hơn.
kbc3505
Bác Lâm Vũ lí luận:
“Đảng mà Marx (và Engels) rắp tâm lập là đảng nào? Việc đầu tiên tôi đi tìm cái Manifest viết năm 1848 thì toàn bộ tên của nó là “Manifest of the Communist Party”. Như vậy ít nhất cái tên đảng Cộng sản có từ năm 1848 và do Marx và Engels đặt ra, chẳng lẽ Marx không gia nhập cái đảng do chính mình đặt ra?”
Tôi xin thưa với bác là cách đây mấy năm thời còn mồ ma Talawas, khi đi tìm tài liệu viết về Marx, Engels và Dân chủ-Xã hội, tôi cũng đặt câu hỏi như bác đấy bác ạ. Nhưng chỉ khác là đáng lẽ bám vào 1 chữ để từ đó suy kiểu “bụng ta ra bụng người” với những từ ngữ “rắp tâm”, “chẳng lẽ”… thì tôi đi tìm tài liệu để hiểu cái từ ngữ “Partei” ở đâu mà ra vì cách đây 150 năm chưa có đảng theo nghĩa bây giờ và thật ra tiếng Âu “parti” cũng chỉ có nghĩa là”phần”, “phái”, dịch “đảng” là theo Tàu dịch bậy. Trường hợp nào Marx để chữ Parti Communiste” vào trong Manifeste, thì tôi đã nói trong bài viết, bác Lâm Vũ chỉ cần đọc lại. Tôi chỉ xin thêm là Marx hồi đó có nhiều bằng cấp, rất hay chữ, nhưng rất tơ lơ mơ (có lẽ vì vậy mà không được nhận làm giáo sư Đại học Bonn), nên tháng 7-1848 khi Engels mới được bầu vào “Liên minh những người Công chính (La ligue des Justes) – đổi tên là Liên minh những người Cộng sản (La Ligue des Communistes) -, nhận được com măng viết cương lĩnh cho Liên minh này thì giao cho Marx viết. Như tôi đã nói trong bài viết, danh từ “Parti communiste” là do Engels tự đặt ra cho thật kêu để lôi cuốn giới thợ thuyền chứ những bản sau của Manifest chỉ để tít là Manifeste Communiste (Tuyên ngôn Cộng sản), bỏ chữ “đảng”. Trái lại các đảng Stalinit bám vào cái Tít “Manifeste du Parti communiste” ban đầu để chứng tỏ Đảng ta mới thật là thừa kế chính thống của Marx và cũng nhân danh cái Tít này giết biết bao nhiêu người cộng sản không thuộc “Parti”. Cái lạ là những người Việt Nam chống cộng cũng hoàn toàn đồng ý với ĐCSVN và trở thành những Don Quichotte độc nhất trên thế giới đi tìm cối xay Marx để đánh !
Tôi đã nói quá một lần, mục đích tôi viết bài này là vạch trần cái gian dối của ĐCSVN đã từ 66 năm nay lừa bịp biết bao nhiêu thế hệ trẻ khi lấy tên Marx, Engels để che đậy cái chủ nghĩa Stalinit tàn bạo của mình. Chứng minh Marx – Engels không phải là Mác – Angghen nhằm trong mục đích đó chứ không phải muốn ca tụng Marx và Engels. Từ thời Marx, Engels tới nay, có cả trăm lí thuyết Xã hội- kinh tế khác ra đời đáng để tôi nói tới và bàn với các bạn trong nước và ngoài nước nếu trong nước có tự do tư tưởng và ngoài nước không còn bị mặc cảm Marx ám ảnh..
NÊN LUÔN BÁM SÁT VÀO CHÍNH CÁI ĐẠI TƯỢNG
Tranh cãi về học thuyết Mác Ănghen là điều tốt, vì để nhận ra cái hay hay cái không hay của nó một cách khách quan, chắc chắn, đúng mức và chính xác hơn. Nhưng muốn vậy phải cần bám vào cái đại tượng, cái cốt lõi của nó mà không đi chệch choạng vào những cái râu ria. Theo chỗ tôi hiểu, Mác là một chiến sĩ cộng sản, ông đã phục vụ cho lợi ích của đảng CS thời của ông ngay từ đầu. Lâu ngày đọc tôi quên, nhưng quả có tài liệu nào đó về Marx sau này từ phương Tây có nói rõ điều đó. Song đó là nói thêm chi tiết ngoài lề, điều ấy có quyết định gì về học thuyết của Mác. Cái muốn nói ờ đây chính là nội dung hay các vấn đề của tác giả đó mà không phải chỉ là tiểu sử hay các chi tiết cuộc đời hoặc bao nhiêu chuyện khác chung quanh đời sống của ông ta. Trong ý hướng như thế, tôi thấy dường như ông Nguyễn Hoàng mang nhiều chất trầm tỉnh, tỉnh táo hơn ông Phong Uyên. Tất nhiên tôi không phải binh ai bỏ ai như kiểu thường tình, nhưng ý tôi muốn nói là mặt lý luận cũng như nhận thức về chính cái cốt lõi của vấn đề có liên quan đã nói mà thôi. Cái đại tượng trong học thuyết Mác Ănghen chính là duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, giai cấp đấu tranh, các hình thái ý thức và xã hội, lý thuyết xã hội cộng sản khoa học. Tính đúng sai cần quan tâm nhất trong học thuyết Mác Ănghen chính là các cốt lõi đó, không phải những khía cạnh cuộc đời hay lịch sử của ông ta, không phải những người tiếp thu và thực hiện chính lý thuyết đó ra sao. Bởi không cơ lửa làm sao có khói, không bột ai gột nên hồ. Bột thiu thì không thể cho hồ trong hoặc tốt được. Nói như thế có vẻ quá nôm na, dung tục, song có lẽ ở khía cạnh này ông Nguyễn Hoàng có tính cách bình tĩnh, bao quát, chiều sâu hơn ông Phong Uyên.
Thượng Ngàn
Thành thực cám ơn bác PU đã giải thích tường tận câu hỏi của tôi về danh từ “Đảng Cộng Sản” và Mác-Ăngghen. Chì xin bác chớ hiểu lầm, tôi không có ý cãi cọ về cái tên đảng CS có từ bao giờ. Nhưng lỗi tại tôi cố tình dùng nhưng chữ (“rắp tâm”, “chẳng lẽ”) chỉ để “khều” ra câu trả lời rõ ràng về một chuyện thắc mắc tôi cũng đã từng có về đảng CS tiên khởi (?) hay cái gọi là Đệ nhất QT etc. (Tôi cũng đọc lâu rồi việc Engels được thuê viết cái “Tuyên ngôn” nhưng viết chung với Marx. Marx là người “giỏi” tiềng Đức hơn, có lẽ là người thũ bút).
Thân
TB. Không hiểu sao tôi vẫn còn nhớ tên của bác PU, từ ngày talawas bộ cũ. Người quen cả!