WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Cuộc chơi ngân hàng và 3 cái chết

Vốn điều lệ tăng lên 3.000 tỷ đồng, khó khăn chung của nền kinh tế và giá cổ phiếu từ từ giảm đang làm nhiều ngân hàng TMCP “chết” từ từ. Cuộc chơi ngân hàng, xem ra, nhiều đại gia đang ngậm phải quả đắng.

Như đã nói ở bài trước, khi phong trào thành lập công ty chứng khoán lắng xuống, các đại gia chuyển sang thành lập ngân hàng thương mại.

Chuyện này cũng dễ hiểu, vì hồi đó, các ngân hàng đang huy động lãi suất từ 5 đến 7%/năm, cho vay ra trên 12%/năm. Có ngân hàng, khắc có người đến mở tài khoản, có người đến gửi tiền, có người đến vay tiền. Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng tín dụng đạt trên 30%/năm. Có huy động, có cho vay, có chênh lệch lãi suất là có thu nhập… Chẳng có gì chắc ăn bằng việc sở hữu nhà băng.

Trước hết, không chỉ vì đây là thị trường béo bở mà ở khía cạnh khác, với những đại gia tiền bạc đã rủng rỉnh, cái họ cần không kém là có một ghế, Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc, kể cả uỷ viên hoặc phó tổng, đủ để dọa nạt thiên hạ. Ông chủ nhà băng, một khái niệm mà không chỉ ở xứ ta, cả xứ Tây nghe cũng phát thèm.

Vậy là, lại nhà nhà đua nhau làm hồ sơ, đặc biệt các tổng công ty, gửi lên Ngân hàng Nhà nước xin thành lập nhà băng. Trước tháng 6 năm 2007, điều kiện thành lập ngân hàng khá thoáng. Theo đó chỉ cần vốn điều lệ 70 tỷ đồng coi như xong. Còn sau đó, quyết định 24/2007/QĐ-NHNN quy định điều kiện thành lập ngân hàng mới, mức vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng thương mại cổ phần đô thị tăng từ 70 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn Internet

Khi thị trường chứng khoán bùng phát, chuyện huy động ngàn tỷ không khó. Các thủ tục, chỉ cần chịu chi, sẽ có tư vấn lo từ A đến Z. Ban vận động chỉ việc họp, thông qua điều lệ, phân định ghế, tìm kiếm văn phòng trụ sở, kiếm nhân sự chủ chốt, coi như xong.

Chính vì sự thông thoáng đó, mà trước đây, Việt Nam chỉ có 4 ngân hàng thương mại đều là của nhà nước, thế mà chỉ trong vòng mấy năm khi Bill Clinton, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, bỏ lệnh cấm vận, con số này đã tăng lên gấp nhiều lần. Trước khi gia nhập WTO thì số ngân hàng thương mại ở Việt Nam đã gần 30. Chưa dừng, các hồ sơ xin thành lập mới lại liên tục gửi lên, gửi lên.

Bạn tôi làm ở Ngân hàng Nhà nước cho hay, tính đến hết tháng 8/2007, đã có 25 bộ hồ sơ được gửi lên Ngân hàng Nhà nước xin cấp phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) mới. Nhiều người nộp hồ sơ, nhiều người chờ đợi, ắt sẽ bị nghẽn. Nghẽn vì chen nhau, nghẽn vì cơ quan quản lý Nhà nước chẳng dại gì lại không khép bớt cửa lại. Ai muốn qua, phải “biết điều”.

Mấy đại gia, cậy có súng to đạn nhiều, tìm cách gõ nhiều cửa, tranh thủ có được nhiều công văn của cấp có thẩm quyền để tác động. Song, chuyện được cấp giấy phép hay không lại do Ngân hàng Nhà nước.

Từ đầu năm 2006 kéo qua 2007, thị trường tài chính tăng đẹp, giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại tăng gấp nhiều lần mệnh giá. Một ngân hàng thương mại mới ra đời, ngoài cổ đông sáng lập không được phép chuyện nhượng, còn các cổ đông phổ thông, cứ mua bán qua giấy viết tay, cũng được dăm sáu chấm. Nghĩa là có thể dùng tay không bắt giặc, cũng kiếm bộn tiền.

Một số ngân hàng đã có giấy phép, chỉ cần tăng vốn điều lệ, gọi cổ đông mới tham gia, bán ưu tiên cũng kiếm lãi gấp ba gấp bốn. Việt Nam, từ chỗ có dăm bảy vị tư bản “cỏ”, vốn liếng ít ỏi, bỗng dưng xuất hiện hàng trăm triệu phú đô la Mỹ, nhiều như nấm mọc sau mưa.

Nhiều triệu phú, thậm chí là tỷ phú đô la Mỹ, lực lượng này bắt đầu can thiệp vào việc ra chính sách. Họ tham vấn cho Chính phủ chính sách thanh toán không dùng tiền mặt. Đầu năm 2008, chính sách này được phê duyệt, tiền lương được chuyển vào tài khoản, muốn tiêu dùng thẻ để rút. Văn minh không kém gì Hoa Kỳ. Hơn thế là cơ hội lớn cho các ngân hàng thương mại. Huy động vốn qua dịch vụ thẻ tăng vọt.
Bạn tôi từ Ba Lan trở về, có vài chục triệu đô, lại kiếm được bằng tiến sĩ kinh tế, muốn khoe khoang. Không có sự lựa chọn nào tốt hơn là thành lập ngân hàng thương mại.
Thời điểm 2007, phải có số tiền tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Tiền tươi, thóc thật, được duy trì số dư tiền gửi tại một ngân hàng trong suốt thời gian từ khi chấp thuận về nguyên tắc cho đến khi khai trương hoạt động. Bao nhiêu vốn liếng từ Đông Âu, dồn về Việt Nam, ra chợ đen đổi đô ra Việt Nam đồng để làm chuyện ấy. Nhiều tháng trời, khoản tiền đó bị giam chết một chỗ, không sinh lợi.

Cũng như với các công ty chứng khoán, với các ngân hàng thương mại, tìm kiếm nguồn nhân lực cũng là chuyện đau đầu. Sinh viên tốt nghiệp ra trường nhiều như quân nguyên, dưng không thạo việc. Để vận hành một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, cần có đội ngũ am hiểu thực tiễn, thành thạo chuyên môn. Chưa nói chuyện bộ khung quản lý, cán bộ chủ chốt.

Khi số lượng các NHTM đột ngột tăng cao, người làm được việc đắt hàng. Các ngân hàng thương mại vẫn áp dụng chiêu cũ: Lôi kéo cán bộ của nhau với những lời hứa về chức sắc, thu nhập, tiền thưởng, điều kiện làm việc và lớn hơn là cổ phiếu. Trong số đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước được coi là những cái kho về nhân sự.
Một người bạn đang giữ ghế trưởng ban ở Agribank bỗng dưng được mời gọi về làm Phó tổng một ngân hàng cổ phần, lương tính bằng đô-la Mỹ, cao ngất ngưởng.

Rồi nữa, bài toán mở rộng mạng lưới, chi nhánh. Muốn giữ khách, muốn hút tiền nhàn rỗi của dân, không cách nào khác phải gần dân. Các chi nhánh cứ thế tăng liên tục như tàu con thoi. Những khu dân cư đông đúc, những khu đô thị mới, ai có nhà mặt tiền hoặc tầng một đều có cơ hội hốt bạc.

Đoạn đường Kim Liên – Ô chợ Dừa mới mở dài chưa đầy cây, chỉ trong có vài tháng đã có 8 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng. Tầng một của hai toà nhà 18 T1 và 18 T2, sát nhau tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính, cũng có mặt tới 5 ngân hàng thương mại.

Không chỉ là chi phí, mà các ngân hàng còn phải tranh địa điểm với nhau. Có ngân hàng vừa thoả thuận với chủ nhà xong, chưa kịp nhận tiền đặt cọc thì đã có ngân hàng khác đến thuê với giá cao hơn. Thậm chí, đã nhận đặt cọc rồi, chủ nhà còn trả lại tiền, chịu phạt để được ký với đối tác khác giá cao hơn.

Ngoài ra là hàng loạt thách thức khác, như: công nghệ, quản trị điều hành, đặc biệt là quản trị rủi ro, đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, chất lượng và uy tín của dịch vụ, thu hút khách hàng… Chỉ riêng việc xây dựng hệ thống core-banking (ngân hàng lõi) cho một ngân hàng thương mại đã tốn khoảng 4 triệu USD.

Chuyện giành giật về nhân sự, cạnh tranh về phát triển mạng lưới, thuê địa điểm đẹp, tưởng đã là những rào cản khó vượt qua. Chưa hết, tháng 10 năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chắp bút cho Chính phủ ra quyết định mới về điều kiện thành lập ngân hàng thương mại.

Theo đó, vốn điều lệ của một ngân hàng TMCP mới sẽ không dưới 3.000 tỷ đồng, cao gấp 3 lần quy định cũ. Ngoài ra, mỗi ngân hàng phải có ít nhất 100 cổ đông, trong đó mỗi DN là cổ đông sáng lập phải có ít nhất 500 tỷ đồng vốn chủ sở hữu và phải đảm bảo làm ăn có lãi trong vòng 3 năm liên tiếp trước khi xin thành lập ngân hàng.
Trước rào cản lớn như vậy, hầu hết các Ban chuẩn bị thành lập ngân hàng đều bỏ cuộc. Một cán bộ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến tháng 8/2008, cơ quan này đã nhận được tổng cộng 37 bộ hồ sơ xin thành lập mới ngân hàng TMCP. Trong số các hồ sơ trên, chỉ có Liên Việt và Tiên Phong được chấp nhận thành lập và đã đi vào hoạt động.

Ít lâu sau, Bảo Việt Bank cũng được Thủ tướng chấp thuận. Số còn lại đang nằm ở Ngân hàng Nhà nước chờ cấp phép bỗng dưng trở thành mớ giấy lộn. Không ít người dở khóc dở cười chỉ vì đã trót bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho công tác chuẩn bị.
Đây được coi là cách chết thứ nhất.

Cũng như các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng sống trong cảnh đìu hiu của thị trường tài chính. Khủng hoảng tài chính toàn cầu chưa kịp phục hồi lại bị bồi thêm chuyện động đất ở Nhật, rồi chuyện nổ nhà máy điện hạt nhân, nghe mà hãi.

Trước những tin dữ đó, đầu tư khu vực tư nhân giảm vẫn chưa khá lên, tiêu dùng nội địa và quốc tế phục hồi chậm. Nhà nước thắt chặt tín dụng, thắt chặt giao dịch vàng, ngoại hối. Cạnh tranh hàng nhập khẩu tăng mạnh, niềm tin của nhà đầu tư yếu…
Điều này đang báo hiệu một cách chết thứ ba: chết từ từ. Giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại giảm có lý do từ bệnh tật này. Theo Vietnam Credit 2009, công ty chuyên về xếp hạng tín nhiệm, có hơn chục ngân hàng thương mại phải xếp hạng CCC, nghĩa là, doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao, nếu điều kiện bất lợi thì ít khả năng thực hiện được các cam kết tài chính của mình.

Theo VEF

 

1 Phản hồi cho “Cuộc chơi ngân hàng và 3 cái chết”

  1. Đỗ Chí Việt says:

    Bài viết hay! Cám ơn tác giả!

    P.S.: Có 1 lỗi chính tả,,, Trước những tin giữ đó… tin dữ chứ!

Phản hồi