Con gái út ông bà Ngô Ðình Nhu qua đời vì tai nạn giao thông
Bà Ngô Ðình Lệ Quyên, con gái út ông Ngô Ðình Nhu và bà Trần Lệ Xuân, qua đời trong một tai nạn giao thông tại Rome, Ý, hôm 16 Tháng Tư, một nguồn tin thân cận với gia đình xác nhận với nhật báo Người Việt.
Luật Sư Trương Phú Thứ, người duy nhất phỏng vấn bà Nhu thời gian sau chiến tranh, và là một người thân của gia đình nạn nhân, nói: “Tôi vừa nói chuyện với Ngô Ðình Quỳnh, anh trai của Lệ Quyên, và được biết cô ấy qua đời trong tai nạn giao thông hôm Thứ Hai. Hôm đó, cô đi làm bằng xe gắn máy, bị té, đập đầu xuống đường. Lúc đó, cô không đội nón an toàn.”
Bản tin trên trang blog caritas.org của Caritas of Rome cho biết, “Ngô Ðình Lệ Quyên qua đời trong một tai nạn giao thông ở Rome vì va vào một xe bus chở học sinh.”
Caritas of Rome, một tổ chức thiện nguyện thuộc Tòa Thánh Vatican, là nơi bà Ngô Ðình Lệ Quyên, 53 tuổi, tiến sĩ luật, làm việc với vai trò giám đốc phụ trách di dân.
Thân phụ của bà Quyên là em ruột và là cố vấn của cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm. Hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu bị giết chết tại Sài Gòn, một ngày sau cuộc đảo chánh ngày 1 Tháng Mười Một, 1963 tại miền Nam Việt Nam.
Luật Sư Trương Phú Thứ cho biết, bà Ngô Ðình Lệ Quyên có khuôn mặt rất giống cha, và là một người cương quyết, có cá tính rất đặc biệt.
“Tôi có thể nói, lúc 20 tuổi, cô có khuôn mặt giống ông Nhu, như hai giọt nước. Người ta thường nói ‘gái giống cha, giàu ba họ.’ Nhưng bây giờ cô không còn nữa, rất tội nghiệp, rất thương,” luật sư này nói.
Ông nói thêm: “Cô là người rất ‘cứng đầu.’ Ở Ý, nếu không có quốc tịch thì không được giảng dạy trong đại học. Cô có bằng tiến sĩ luật, nhưng không chịu nhập quốc tịch. Ðã thế, dù có chồng người Ý, cô lại đặt tên con trai là Ngô Ðình Sơn, tức là lấy họ bên ngoại.”
“Nói là ‘cứng đầu,’ chứ thực ra, ‘con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.’ Cô là người đạo đức, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng cương quyết,” Luật Sư Trương Phú Thứ nhận xét.
Ðức Ông Enrico Feroci, giám đốc Caritas of Rome, ra thông cáo trên trang web bày tỏ đau buồn sâu xa về sự qua đời của bà Ngô Ðình Lệ Quyên.
“Bà Lệ Quyên là một tấm gương cho chúng tôi,” Ðức Ông viết. “Trong nhiều năm, bà làm việc giúp người nghèo và khốn cùng. Bà làm việc với lòng hăng say và tin tưởng, và là một chỗ dựa cho chúng tôi trong công việc.”
Ông Gianni Alemanno, đô trưởng Rome, cũng gởi thư đến Ðức Ông Enrico Feroci để chia buồn và nhắc nhiều lần bà Lệ Quyên đối thoại với chính quyền để bênh vực quyền lợi người di dân, theo Caritas of Rome.
Trang blog của Caritas of Rome tại www.caritas.org viết: “Lệ Quyên đóng vai trò rất lớn trong chính sách của Caritas ở mọi mức độ. Bà được nhiều nhân viên ở Caritas biết. Ðồng sự của bà khắp thế giới luôn nhớ đến bà trong vai trò một người dấn thân cho người nghèo.”
Bà Martina Liebsch, giám đốc chính sách quốc tế của Caritas, được trang blog trích lời nói: “Chúng tôi xin chia buồn với gia đình, bạn bè và nhân viên của Caritas of Rome… Sự ra đi của bà là một mất mát lớn đối với cộng đồng di dân tại Rome.”
Tại Caritas of Rome, từ năm 1992 đến năm 1996, bà Ngô Ðình Lệ Quyên phụ trách một trung tâm chăm sóc người ngoại quốc.
Từ năm 2000 đến năm 2007, bà Lệ Quyên đặc trách việc điều hợp toàn quốc liên quan đến người tị nạn. Bà cũng là thành viên ủy ban di dân thuộc Caritas Châu Âu, và sau đó làm chủ tịch ủy ban này.
Theo trang web www.vietcatholic.com, “bà Lệ Quyên không xin quốc tịch Ý, nhưng do công tác phục vụ nổi bật dành cho Ý, theo đề nghị của Bộ Nội Vụ, tổng thống nước này ban hành sắc lệnh cấp quốc tịch Ý cho bà năm 2008.”
Theo trang web của Caritas of Rome, bà Ngô Ðình Lệ Quyên sinh năm 1959, sang Ý năm 1963 với quy chế tị nạn.
Sau cuộc đảo chánh, thân mẫu của bà và người chị, Ngô Ðình Lệ Thủy, lúc đó đang ở Mỹ, bay sang Rome, và sau đó sang sống tại Pháp.
Năm 1968, bà Ngô Ðình Lệ Thủy thiệt mạng trong một tai nạn giao thông tại Pháp.
Năm 2011, bà Trần Lệ Xuân qua đời tại Ý.
Ông bà Ngô Ðình Nhu có bốn người con, hai nam, hai nữ.
Gia đình bà Ngô Ðình Lệ Quyên sống chung một tòa nhà với gia đình ông Ngô Ðình Trác, con trai trưởng của ông bà Ngô Ðình Nhu.
Nguồn: Đỗ Dzũng (Người Việt)
Đúng là Phước bất trùng lai, mà hoạ thì vô đơn chí.
Ở VN thì gia đình họ Ngô bị sát hại và tai họa, còn ở Mỹ thì gi đình Kennedy cũng không khác gì!
Cũng tại vì ở VN những người tốt bị sát hại nên dân tộc VN phải gánh chịu hậu qủa như ngày hôm nay?
Tôi đã đọc đâu đó lời tiên đoán của ông Ngô Đình Nhu rằng, nếu chế độ này (VNCH-1) bị lật đổ thì một giáp (12 năm) sau miền Nam cũng sẽ rơi vào tay VC.
Lời tiên đoán này đã ứng nghiệm và nó đã xảy ra vào ngày 30/4/1975.
Xin cúi đầu kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của cố TT Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu, các Vị là những người vị quốc vong thân, là những anh hùng của dân tộc VN.
Một đại gia đình với những người con ưu tú và tinh hoa của Dân tộc …thật xót xa uất hận !!! và Bà đã đoàn tụ cùng gia đình lớn của mình trên thiên đàng .
Hình ảnh ở trên cho thấy; Ngô Đình Lệ Quyên có nhiều nét rất giống cha (ông Nhu). Luật Sư Trương Phú Thứ nhận xét;
“Cô là người rất ‘cứng đầu.’ Ở Ý, nếu không có quốc tịch thì không được giảng dạy trong đại học. Cô có bằng tiến sĩ luật, nhưng không chịu nhập quốc tịch. Ðã thế, dù có chồng người Ý, cô lại đặt tên con trai là Ngô Ðình Sơn, tức là lấy họ bên ngoại.”
“Nói là ‘cứng đầu,’ chứ thực ra, ‘con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.’ Cô là người đạo đức, ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng cương quyết.”
Cứng đầu hay cá tính?
Mới nghe hai chữ “cứng đầu” TK phát dội, nhưng đọc lại “lời dẫn giải” của ông TPT thì ra đây là một “cá tính” dễ mến?
Cái chết của Ngô Đình Lệ Quyên khiến chúng ta nhớ đến con người của ông Nhu! TK không biết ông Nguyễn Duy Thành là ai, nhưng đã có nhận xét khá độc đáo;
“Cổ sử Trung Hoa từng tự hào về Quân Sư Khổng Minh Gia Cát Lượng thì Lịch Sử Cận Đại Việt Nam cũng nên hãnh diện có được một Ngô Đình Nhu! qua bài:
Ngô Đình Nhu ngủ trong giấc mộng hòa bình
“Thế giới vỗ tay khi Tổng Thống Obama được giải Nobel Hòa Bình thì người Việt cũng nên khâm phục ý tưởng hòa bình của Cố Vấn Ngô Đình Nhu!” (Nguyễn Duy Thành)
Sự thật ra sao?
CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM _Một tài sản vô giá ! Ngô tiên sinh : Một con người kiệt xuất !
“Cô là người rất ‘cứng đầu.’ Ở Ý, nếu không có quốc tịch thì không được giảng dạy trong đại học. Cô có bằng tiến sĩ luật, nhưng không chịu nhập quốc tịch. Ðã thế, dù có chồng người Ý, cô lại đặt tên con trai là Ngô Ðình Sơn, tức là lấy họ bên ngoại.”
Mỗi người có một lối suy nghĩ. Cuộc đời của Lệ Quyên đã kết thúc. Chúc Cô giấc ngủ ngàn thu.
Vô cùng thương tiếc bà Ngô Đình Lệ Quyên, một phụ nữ đã dấn thân cho tha nhân và xã hội!
Nguyện cầu linh hồn bà được an nghĩ đời đời trong nước Chúa.
Xin chia buồn cùng gia quyến.
Khi Mỹ bị khủng bố trong vụ 9/11,có nhiều người VN.vỗ tay ăn mừng,coi đó cũng như ‘thắng lợi’ của mình
vì bọn khủng bố đã ” trả thù” thay cho mình.Một số trí thức VN.trong nước đã lên án thái độ như vậy.
Điều đáng lạ lùng nhất là trên web.quangduc lại có người ‘ném đá’ khi nghe tin cô Lệ Quyên đột tử.Một
người VN.chết đi đã buồn rồi,cô LQ. làm việc xã hội,giúp ngừơi không may qua đời lại còn buồn hơn !
Cầu cho linh hồn cô LQ.an nghĩ trong chốn thanh bình (RIP).
Đừng nên ngạc nhiên khi có những hạng người reo hò khi người khác bị tai nạn
Kên kên và lũ quạ đen là thứ ăn xác chết, vì thế mà chúng vui thoả reo mừng khi tìm thấy được xác chết.
Web.quangduc để cho quạ đen và kên kên reo mừng trên trang web khi nghe tin cô Lệ Quyên đột tử, cho thấy người chủ trương trang mạng này cũng chỉ là một thứ, một loại như lũ quạ đen hay kên kên?
Dù rằng nhà Ngô đã thế nào , chúng tôi vẫn chân thành chia buồn cùng gia quyến . Chúng ta lại mất đi 1 người Việt Nam cùng máu đỏ da vàng .!…
Nếu Cộng Sản và Nhân Dân Việt Nam thực tình nghĩ đến người Việt Nam cùng máu đỏ da vàng mà ‘chia buồn’ với người chết, thì hãy đối đãi tử tế với người sống, đừng đàn áp, khủng bố, hăm doạ và đánh dân!
http://www.youtube.com/watch?v=rOiT-RB1GKo
Hai chú cháu
Một hôm, nó nập nà nấp na nấp nửng ra đứng trước nhà chõ mõm sang hàng xóm chửi đổng, hàng xóm yêu cầu nó câm mõm, nó bèn đòi quyền tự ro tư tưởng mí tự ro phát biểu, hàng xóm điên tiết cho ngay vào họng nó 1 đấm, máu mồm máu mũi nó phun có vòi, hàm răng cải mả văng tứ lùng tung, từ đó mỗi lần thực hiện “quyền tự ro tư tưởng và phát bieu” nó phải dấu mặt chơi trò thọc gậy bánh xe. Nó cũng có một thằng uncle nghiện lõ đít bán vợ đợ con để có tiền choác, trẻ con trong xóm gọi là Chú Nghiện, 2 chú cháu nó cứ thằng này tung thì thằng kia hứng đi đến đâu gây ô nhiễm tới đó. Bác Hoài An đừng uổng công giáo huấn, hết thuốc chữa rồi.
Sống chết là chuyện ở đời
Ai cũng lần chết, trách trời làm chi
Lệ Quyên đẹp nết cẩn trì
Giã từ dương thế vô vi cõi trời
Xin thắp nén nhang cho người quá cố
Chúc linh hồn Lệ Quyên bình an trong cõi vĩnh hằng