WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi

Henry Kissinger

Câu nói trên của Tiến sĩ Kissinger vì một sự hiểu lầm nào đó đã gây ngộ nhận khiến nhiều người Việt quốc gia hận thù nhà ngoại giao này, họ nghĩ rằng ông đã chửi rủa đồng bào ta khi miền Nam Việt Nam đang trong cơn hấp hối tháng 4-1975. Câu này đã được ghi tại trang 641, phần nói về The Fall of Viet Nam, April 1975, trong cuốn Kissinger a Biography của Walter Isaacson, cuốn sách 800 trang viết về Henry Kissinger.

Nguyên văn như sau:

Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on” nghĩa là “Tại sao những người ấy không chết cho nhanh? Điều tệ hại nhất có thể sẩy ra cho họ là cứ sống kéo dài mãi” nếu dịch xuôi cho dễ hiểu là “Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”.

Ông ta than thở cho số phận của người Đông Dương chứ không rủa họ chóng chết. Ở đây không phải là để bênh vực cho ông này, kết án ông nọ hoặc thương ông này ghét ông kia mà là chúng ta cần hiểu cho đúng lịch sử.

Tháng 12 năm 1974 và tháng 1-1975, CSBV bắt đầu mở cuộc tổng tấn công sau cùng để chiếm miền nam VN tại Phước Long đúng hai năm sau ngày ký Hiệp định Paris. Tháng 3-1975 họ tấn công chiếm Ban Mê Thuột, cuối tháng 3, đâu tháng 4 năm 1975 hai quân khu 1 và 2 lọt vào tay Cộng quân nhanh chóng do sự sai lầm của Tổng thống Thiệu trong kế hoạch tái phối trí lực lượng. Họ bắt đầu chuyển quân đại qui mô vội vã nề phía nam để dứt điểm Sài gòn.

Khoảng đầu tháng 4-1975 trong khi CSBV đang ra sức tiến về Sài gòn, hòa bình Trung Đông thì tả tơi, bang giao với Nga sô xuống thấp, Cam Bốt gần sụp đổ và bây giờ miền nam VN đang bị CS nuốt chửng. Khi ấy ông Tổng thống Ford rời Tòa Bạch ốc đi nghỉ mát đánh golf tại Palm Springs tiểu bang California .
Bản tin truyền hình buổi tối tai Mỹ cho thấy những lời chỉ trích trước cảnh ông Tổng thống Ford đi đánh golf cùng lúc với cảnh Đông Dương đang dẫy chết trong đau khổ. Khi những người phóng viên tới phi trường phỏng vấn TT về thảm kịch đang diễn ra, ông chỉ nói ồ ồ rồi chạy trốn họ. Kissinger và Ford đã cử Tướng Weyand, Tham mưu trưởng tới Sài Gòn để thẩm định tình hình quân sự trong một tuần kể từ 28-3-1975, ông trở lại Hoa Kỳ ngày 4-4-1975. Khi về ông đi máy bay thẳng tới Palm Springs để báo cáo trực tiếp tình hình lên Tổng thống. Ông đề nghị cho oanh tạc bằng B-52 trở lại và đồng thời xin viện trợ khẩn cấp722 triệu cho quân đội VNCH, điều xin thứ nhất tái oanh tạc sẽ trái luật, khoản viện trợ trên đây rất lớn mà chỉ có một ít người tin là có thể giúp VNCH cầm cự được. Khoản xin này gồm trên 440 xe tăng, 740 đại bác, 100 ngàn súng cá nhân, 120 ngàn tấn đạn dược.

Báo cáo của Tướng Weyand biện minh cho khoản viện trợ mới nhằm kêu gọi tới cái nhìn địa lý chính trị của Kissinger, nó muốn nói “Uy tín lâu dài của Hoa Kỳ trên thế giới phụ thuộc vào nỗ lực thiện chí của ta cố gắng làm hơn là thành công hay thất bại trong lúc này,nếu ta không nỗ lực uy tín của ta như một đồng minh sẽ bị tiêu tan có lẽ sẽ qua hết đời này sang đời khác”.

Nói khác đi lời khuyên đó là kéo dài sự kết thúc cuộc chiến tranh cũng chính là cái lý luận mà Kissinger đã có lần dùng để biện minh cho cuộc chiến đấu trên mặt đất: dể giữ uy tín khắp nơi. Ít ngày sau dân biểu Whitten (tiểu bang Mississipi) hỏi “Đề nghị của ông dựa trên cơ bản nào trừ việc chỉ có hình thức, khi chúng ta đều biết chắc là sắp thua rồi?. Tướng Weyand trả lời: “Thưa ông, cái cách mà chúng ta làm hay cái hình thức như ông nói nó cũng quan trọng như thực chất của vấn đề vậy”
Kissinger phản đối đề nghị xin tái oanh tạc của Weyand: “ Nếu ông làm thế, người dân Mỹ sẽ lại xuống đường biểu tình. Các phụ tá của TT tại Palm Springs bàn về khoản xin viện trợ, đa số cố vấn của Ford đều chống đối đề nghị này. Bộ trưởng quốc phòng Schlesinger cũng chống đối nhưng bị Kissinger loại ra khỏi cuộc bàn cãi và trở về Wasington, ông này cho là tình thế của Quân đội VNCH nay không hy vọng gì.
Kissinger vốn bi quan đồng ý rằng tình hình không thể cứu vãn nổi nhưng dù vậy ông cho rằng đề nghị xin Quốc hội khoản viện trợ 722 triệu là cách duy nhất để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ford đồng ý mặc dù không nhiệt tâm lắm. Trên đường tới phòng họp báo để nói cho các ký giả biết quyết định, khi ấy Kissinger quay lai nói với Nessen, tùy viên báo chí phủ Tổng thống về người miền nam VN như sau:

Sao họ không chết lẹ cho rồi? nếu phải sống ngắc ngoải mãi thật là vô cùng bất hạnh cho họ”

Tại phòng họp, Kissinger lý luận theo địa lý chính trị. Ông ta nhấn mạnh quyết định viện trợ sẽ vang tiếng khắp thế giới , cái dấu hiệu gì nó sẽ gửi cho bạn và thù khắp nơi, ảnh hưởng của nó với uy tín của Hoa Kỳ sẽ như thế nào hơn là hiệu quả quân sự của nó ở vùng bao quanh Sài Gòn. Tiến sĩ nói

“Chúng ta đang đối diện với tấn thảm kịch vĩ đại, trong đó có cái gì liên quan tới uy tín, tới danh dự của Hoa Kỳ, tới cái mà các dân tộc khác trên thế giới sẽ nhìn chúng ta như thế nào”
(Kissinger a Biography, trang 641-642)

Ngày 10-4-1975 Ford ra Quốc hội xin 722 triệu, Kissinger làm việc tới khuya soạn một bài diễn văn chỉ trích Quốc hội đã làm tiêu tan Hiệp định Paris . Lý luận về chữ “uy tín” mà ông đã dùng khi bắt đầu nhiệm kỳ của Nixon cũng là chữ mà ông nhấn mạnh lúc cuối. Trong thông điệp mà ông soạn cho Ford để gửi Quốc hội, lý luận này được nói gọn gàng

Hoa Kỳ không muốn viện trợ đầy đủ cho đồng minh của chúng ta để họ chiến đấu sẽ ảnh hưởng uy tín của chúng ta như một đồng minh. Và chính uy tín này là cơ bản cho an ninh của ta vậy”
(Sách đã dẫn trang 642)

Ford giữ câu nói về uy tín nhưng ông làm nhẹ bớt những lời hoa mỹ của Kissinger tấn công chỉ trích Quốc Hội. Ông nhờ phụ tá Hartmann sửa lại dể việc xin viện trợ kết hợp với hòa giải quốc gia. Mặc dù đã nói nhẹ nhàng nhưng tại Quốc hội không có ai vỗ tay cả. Khi Tổng thống ngỏ lời xin viện trợ thì có hai dân biểu Dân chủ Moffet và Miller bỏ ra khỏi phòng họp. Cả Quốc hội lẫn người dân đều không còn muốn ủng hộ cuộc chiến tranh VN .
Sau này Kissinger đổ lỗi cho Watergate đã khiến cho Hiệp Định Paris bị suy sụp. Nói rằng sự sụp đổ quyền hành của Tổng thống có nghĩa là Hoa Kỳ không thể và không muốn cưỡng bức sự thi hành Hiệp định. Nhưng đó không phải do vụ Watergate mà vì người ta đã quá ghê sợ cuộc chiến VN, một cuộc chiến tranh vô ích nó đã tạo tư tưởng cô lập thập niên 70 và khiến cho người dân phải lùi lại trước viễn tượng kéo dài chiến tranh Đông Dương.

Cho rằng quyền hạn của Tổng thống bị Watergate gây ảnh hưởng xấu tệ đến việc thảo luận về VN, cũng vậy nỗi thống khổ do VN có lẽ đã đẩy mạnh sự nhiệt thành của những người chống Nixon trong việc điều tra vụ Watergate. Trong bất cứ trường hợp nào ngay cả TT Ford, vụ Watergate đã qua đi, Quốc hội không cho phép cấp viện trợ kéo dài sự đòi hỏi cho danh dự ở VN.

Cuối tháng 3-1975, do kế hoạch tái phối trí lực lượng sai lầm của TT Thiệu đã khiến VNCH mất hai quân khu 1 và 2, mất luôn cả hai quân đoàn 1 và 2 trong hai tuần lễ từ 14-3 tới 30-3-75. VNCH mất 5 sư đoàn bộ binh (22, 23, 1, 2, 3), 11 liên đoàn Biệt động quân, mất gần hết 2 sư đoàn tổng trừ bị.. vũ khí đạn dược coi như mất hết, một phần lớn lọt vào tay Cộng quân.

Thời điểm giữa tháng 4-1975, dù VNCH có soay sở được một tỷ Mỹ kim để mua tiếp liệu đạn dược cũng không thể cứu vãn tình thế, chỉ trừ có yểm trợ của B-52 mới hy vọng đảo ngược tình hình, lý do quân đội VNCH đã mất một nửa (1/2) lực lượng chính qui (các sư đoàn 1, 2, 3, 22, 23 và 11 liên đoàn Biệt động quân) trong khi CSBV bị sứt mẻ ít hơn.

Ford ít khi nào không nghe lời cố vấn về ngoại giao của Henry Kissinger, người được coi là Khổng Minh thời nay. Một chuyện ít ai biết tới nhưng có ý nghĩa lịch sử là quyết định của ông hôm 24-4-1975, ngay cả khi khoản viện trợ 722 đã bị treo chính thức, ông tuyên bố trong một bài diễn văn tại Đại học Tulane rằng đối với Mỹ cuộc chiến tranh VN coi như chấm dứt. Ít ngày trước đó, ông có nói sơ bài diễn văn này với phụ tá lâu đời Robert Hartmann, ông cho biết Việt Nam đã sẩy ra lâu rồi và không có người sinh viên nào còn nhớ tới, chiến tranh đã chấm dứt.

Ford nói chẳng biết Kissinger có chấp nhận ý tưởng này không? Ông thích ý tưởng này, thảo luận xong ông bảo Hartmann khoan nói cho ai biết chờ ông quyết định, bản thảo có gửi cho Kissinger nhưng không có ghi câu nói về VN này vì muốn dấu không cho Kissinger biết. Khi lên máy bay Hartmann đánh máy bài diễn văn và đưa Tổng thống coi, ông hài lòng. Trước sáu ngàn sinh viên tụ tập tại sân vận động bóng rổ, ông tuyên bố:

“Nước Mỹ có thể lấy lại niềm tự hào trước khi có cuộc chiến VN nhưng chúng ta không thể lấy lại nó bằng cách trở lại cuộc chiến tranh liên hệ với Mỹ nay dã chấm dứt”
(Kisinger a Biography trang 644)

Ford đọc rõ từng câu từng chữ, đám sinh viên ai nấy reo hò, dậm chân mừng rỡ, họ nhẩy nhót ôm nhau sung sướng mãn nguyện trong khi đó tai nước đồng minh xa xôi bên kia trái đất, cảnh máu chảy thịt rơi đang diễn ra hàng ngày. Câu nói “Cuộc chiến đã chấm dứt” vang dội trong nước, nó thể hiện bản tính rộng lượng tế nhị của một người cầu thủ Mỹ già biết cách xử thế cho tế nhị mặc dù đã thua trân đấu khi tiếng còi vang lên và cuộc chơi đã dứt.

Walter Isaacson cho rằng mục tiêu địa lý chính trị phức tạp của Henry Kissinger và ý muốn đổ lỗi trách cứ Quốc Hội của ông có thể hợp lý nhưng nó không còn hợp thời nữa. Điều bổ ích nhất cho nước Mỹ cần làm, cho vấn đề tấm lý trong nước và ngay cả cho uy tín trên thế giới ấy là hãy để cuộc Chiến tranh VN ở lại sau lưng (Sách đã dẫn, trang 644).

Trên máy bay về tòa Bạch Ốc, một ký giả hỏi Tổng thống bài diễn văn này có do Kissinger soạn hay chấp nhận nó không? Ông nói hoàn toàn không. Một người ký giả hỏi có phải Tổng thống cố tình nói thế để đánh dấu sự chấm dứt một thời ký trong lịch sử Mỹ. TT Ford đáp:

Đúng vậy, dù sao đó là một thời khá lâu dài, mối cảm kích của tôi lẫn lộn. Tôi thực tình không muốn nó chấm dứt như thế nhưng ông phải thực tế. Ta không thể thực hiện được sự hoàn hảo trên thế gian này”
(Sách đã dẫn trang 644, 645).

Sáng hôm sau tại tòa Bạch Ốc, Ford cho gọi Hartmann xuống phòng bầu dục, khi ấy Tổng thống đang ngậm tẩu hút xì và Henry Kissinger đang đi tới lui giận dữ như con sư tử mặc dù Ford cố làm cho ông ta bớt giận. Kissinger vung tay trợn mắt nhìn Hartmann bảo:

“Chúng ta không cần phải nói thế, tại sao lại dấu không cho tôi biết tí gì cả?
Hartmann lẩm bẩm nói vì soạn bản diễn văn trễ, không ngờ câu nói về Việt Nam ấy lại tạo lên nổ lớn như thế. Ông ta không nói Ford muốn câu này từ đầu. Ford đồng ý bảo tại vội quá đấy, rồi ông nháy mắt với Hartmann, ông phụ tá này bảo Kissinger “thôi từ nay sẽ không sảy ra chuyện này nữa”

Nhiều năm sau, khi kể lại chuyện cũ, Ford ca ngợi Kissinger không hết lời nhưng khi nói tới bài diễn văn đọc tại Đại học Tulane, ông nói Henry Kissinger không thích câu “chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt” Tôi biết Henry muốn tiếp tục tranh đấu xin thêm viện trợ và trách cứ, đổ lỗi cho Quốc Hội. Chính Ford cũng muốn vậy nhưng ông cho biết đã làm việc tại Quốc hội hai mươi lăm năm, ông biết chắc họ sẽ khước từ. Ford và Kissinger không đồng ý nhau ở điểm đó, nhưng Ford nói ông làm đúng, ông hiểu rõ đường lối của lập pháp hơn Kissinger.

Giờ phú chót, Kissinger tìm một giải pháp ngoại giao và lệnh cho Đại sứ Martin khuyên ông Thiệu từ chức. Hôm sau TT Thiệu từ chức và kết án Hoa Kỳ không giữ lời cam kết, bỏ rơi đồng minh. Sau này Kissinger gửi thư giảng hòa vơi ông Thiệu và nói vụ Watergate đã hủy hoại khả năng của chính phủ Mỹ xin viện trợ cho VNCH năm 1973 và 74 nhất là tình trạng bế tắc năm 1972 do nội bộ Mỹ gây ra. Kissinger nói nếu chúng ta tiếp tục cuộc chiến thì Quốc Hội Mỹ đã áp đặt từ 1973 cái mà họ đã làm sau này năm 1975, ý ông ta nói nếu VNCH không ký kết Hiệp định Paris thì Quốc hội đã bức tử miền nam VN từ năm 1973. Thật vậy tháng 1-1973 Quốc hội Mỹ đã tiến hành cắt viện trợ bỏ Đông Dương đánh đổi lấy 580 tù binh Mỹ nếu VNCH gây trở ngại hòa đàm (Legislation to terminate the war was speeding its way to the floor – Lary Berman, No Peace No Honor, p.221).

TT Thiệu từ chức ngày 21-4-1975 nhưng BV vẫn tiến quân, sáng 29-4-1975 Đại sứ Martin được lệnh thi hành chiến dịch Operation Frequent Wind (Gió đều), đài phát thanh quân đội Mỹ cử bản “Giáng Sinh Trắng” , người xướng ngôn viên nói “Hôm nay tại Sài Gòn 105 dộ và đang lên” đó là mật hiệu đã định trước cho kiều bào Mỹ biết đế tới địa điểm tập trung di tản. Máy bay trực thăng từ hạm đội bắt đầu tới xà xuống nóc tòa đại sứ Mỹ và những địa điểm khác để bốc người.

Cuộc di tản tại VN không êm thắm như bên Căm Bốt, từ bao lâu nay cảnh hốt hoảng lúc trực thăng rời nóc tòa đại sứ đã ăn sâu trong tâm khảm nhiều người Mỹ, một vết thương kéo dài khác của chiến tranh, một hình ảnh tiêu biểu khác của sự tan vỡ kéo dài một thập niên.

Henry Kissinger nói với các phụ tá trong tòa Bạch Ốc bằng giọng khôi hài cay đắng

Tôi là một Bộ trưởng ngoại giao duy nhất đã mất hai quốc gia trong vòng ba tuần lễ”

Nhiếp ảnh gia trẻ Kennerly chụp hình quang cảnh rồi nói
“Tin mừng là chiến tranh đã chấm dứt, hung tin là chúng ta thua trận”.

Sau này Kissinger viết.

“Lần đầu tiên trong thời hậu chiến, Hoa Kỳ đã bỏ rơi một dân tộc thân thiện vào tay Cộng sản, họ đã từng tin tưởng chúng ta”
(Walter Isaacson: Kissinger a Biography, p.647)

Sự thực Kissinger nhận định không đúng lắm, Hoa Kỳ đã từng bỏ rơi Trung Hoa năm 1949 và Đông Âu năm 1945.

Trong chính phủ, Kissinger là người cổ võ hăng hái cho viện trợ cần thiết, ông ta tự coi có trách nhiệm vì đã đàm phán tại Paris , sau này ông viết trong hồi ký.

“Hồi đó tôi đã không ký Hiệp định nếu không được Quốc hội quả quyết sẽ tiếp tục viện trợ dồi dào sau khi ta rút quân. Tôi không ngờ chúng ta có thể kết thúc bằng cách vứt bỏ cà một dân tộc mà ta đã kết nghĩa đồng minh”
(Henry Kissinger: Years of Renewal – page 476)

Thấm thoát từ ngày những đơn vị tác chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng cho tới nay 1975 đã mười năm qua, quân Pháp rút khỏi VN tới nay đã tròn hai mươi năm, quân Pháp trở lại Việt Nam tái chiếm thuộc địa đã ba mươi năm qua. Tác giả Walter Isaacson nhận định (Kisinger a Biography, p.647) tất cả những gì Hoa Kỳ đã lưu lại để cho 58,022 người tử trận thấy chỉ là một chút uy tín do thực hiện được Hiệp định ngưng bắn, nó kéo dài vừa đủ để che dấu sự rút lui của người Mỹ. Hòa bình và danh dự mà Kissinger tuyên bố tháng 1-1973 đều không lâu dài. Nhưng Hiệp định Paris ít ra cũng đã tạo được mục đích để Hoa Kỳ từ bỏ lời hứa của họ với Sài Gòn và cái hậu quả mất uy tín thực ra cũng mơ hồ, cái mà Kissinger đưa ra chỉ là mơ hồ
Điều ấy cho Kissinger một chút an ủi, ông ta nhận định rằng sự thất bại ở VN năm 1975 thể hiện một cú đánh vào uy tín nước Mỹ, nó làm tiêu hao sức mạnh của những lời đe dọa cũng như hứa hẹn của Hoa Kỳ trên thế giới. ông nói.

Do bản tính tự xá tội, chúng ta đã phá hỏng cơ bản tự do khắp nơi, sự đầu hàng ở Đông Dương mở màn cho một thời đại ô nhục của Hoa Kỳ nó kéo dài từ Angola tới Ethiopia, tới Iran, tới Afghanistan”
Trang 647

Cũng theo tác giả Walter Isaacson, “hậu quả Domino” mà Kissinger và nhiều người khác tiên đoán không rõ ràng. Việt Nam và Căm Bót đều đã trở thành Cộng sản, nhưng họ lại đánh lẫn nhau thay vì đổ sang Thái Lan. Các nhà chính khách Hoa Kỳ đã không hiểu rõ để rồi hy sinh biết bao nhân mạng.

Sau khi chiến tranh chấm dứt, trả lời phỏng vấn đài NBC Kissinger nói có lẽ ta sai lầm khi quá quan tâm đến một vấn đề mà bỏ quên những chuyện khác, cuộc chiến này có tính cách Việt Nam hơn là có thể đưa tới ảnh hưởng quốc tế.

Thiếu tướng Vernon Walters tùy viên quân sự, người từng đưa Kissinger đi về trong những buổi đi đêm tại Paris , cho tới nay vẫn giữ được một lá cờ vàng nhỏ của miền nam VN trong văn phòng mình. Khi được hỏi về lá cờ này, ông Tướng giải thích nó tiêu biểu cho “một công việc còn dang dở” (unfinished business). Chúng ta đã để cho 39 triệu người rơi vào vòng nô lệ. Đó là một di sản của Hòa bình trong danh dự (Theo Larry Berman, No Peace, No Honor p.273).

Đầu thập niên 70, đa số người Mỹ chống chiến tranh VN và chủ trương rút khỏi Đông Dương, người dân đánh giá cuộc chiến này tàn ác, bẩn thỉu, tốn quá nhiều xương máu vô ích, đáng ghê sợ, dài vô tận không biết đến bao giờ mới chấm dứt … phải ra khỏi Đông Dương, sống chết mặc bay. Quốc Hội Mỹ do thúc đấy của phong trào phản chiến cắt quân viện bỏ rơi đồng minh không thương tiếc, cho rằng nó chỉ là cuộc chiến tranh sai lầm tai hại, đã khiến cho đất nước bị phân hóa, dầy vò cắn xé nhau tan nát trong bao năm qua, quá tốn kém… phải bỏ Đông Dương bằng mọi giá, từ bỏ những lý tưởng xa vời để quay trở về với quyền lợi của nước Mỹ.

Những người Mỹ ủng hộ chiến tranh VN chỉ là thiểu số gồm các nhà lãnh đạo hành pháp như Tổng thống Nixon, Tiến sĩ Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng Laird… giới chức quân sự và nhiều nhà học giả nghiên cứu về chiến tranh VN… đổ lỗi cho Quốc hội cắt quân viện khiến cho VNCH sụp đổ, làm phương hại tới uy tín của đất nước trên thế giới. Họ lên án Hoa Kỳ đã tàn nhẫn bỏ đồng minh rơi vào vòng nô lệ của Cộng Sản, những người bạn yếu thế này đã hết lòng tin tưởng vào Mỹ. Họ cho rằng việc rút bỏ dù chính đáng tới đâu cũng không có giá trị đạo đức.

Bên nào nói nghe cũng hay, cũng có lý cả, nhưng chỉ giới trẻ, thanh niên là thích thú nhất, ít ra họ sẽ không phải đi lính đóng đồn xa xôi vạn lý bên kia trái đất. Những người này chiếm đa số trong phong trào chống chiến tranh, đòi rút quân về nước bỏ Đông Dương.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

——————————————–

Tài Liệu Tham Khảo

Walter Isaacson: Kissinger A Biography Simon & Schuster 1992.
Larry Berman: No Peace No Honor, Nixon, Kissinger and Betrayal in Vietnam -The Free press 2001
Richard Nixon: No More Vietnams , Arbor House, New York 1985
Henry Kissinger: Years of Renewal- Simon & Schuster 1999
Robert Dallek: Partners In Power, Nixon and Kissinger – Harper Collins publishers 2007
The Word Almanac Of The Vietnam War: John S. Bowman – General Editor, A Bison-book 1985
Stanley Karnow: Vietnam , A History, A Penguin Books 1991
Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc, Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam 1945-1975, Tiếng Quê Hương 2006
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.
Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến tranh Việt Nam 1963-1975, Đại Nam 2001.
Cao Văn viên: Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hoà, Vietnambibliography 2003

140 Phản hồi cho “Kissinger nói: Sao chúng nó không chết quách đi”

  1. Haiha says:

    Không biết còn gì nhục hơn khi bị ô. Kiss chửi đến như vậy, nó giết, nó doạ, nó chửi thế mà cứ tưởng là đồng minh thật, chỉ là chư hầu của Mẽo thôi, cho chết lúc nào là ngẻo lúc đấy. Đến vậy mà vẫn còn cố cào lên các con chữ để chứng minh rằng, VNCH không nhục như vây, vinh quang lắm, hic, có mà cãi nhau, đánh nhau trong cái đám cờ vàng thối nát còn chẳng xong mà còn định đi cãi nhau với người ngoài.

    • Austin Pham says:

      Mới đấy mà đã ..cào mặt thành Haiha rồi cơ à. Các anh có..võ nì ghớm thật.Hề hề, không sùi thì tại sao phải tru tréo liên tục như vậy. Ganh tị phải không? Tức tối giữa sắn luộc và “cơm” nữa chứ gì. Ứ…ừ, có ai ngờ chỉ mỗi chuyện cái ống nhổ mà rùm beng như vầy. Cho tớ xin nỗi nhớ!

  2. Havu says:

    Thế nào, mấy bác cờ vàng cực đoan thấy các đời tổng trưởng ngoại giao của Mẽo đều yêu CS chưa, bây giờ VN và Hoa kỳ quan hệ bình đẳng, đối tác bình đẳng chứ đâu khổ như các bác ngày xưa, Quan thầy nó mắng, nó giết, nó bỏ rơi. Mà bây giờ cũng vậy, sau bao nhiêu năm nó cho ở đợ mà các bác như đứa trẻ con nhiều tuổi, vẫn còn ỉ eo, thỉnh thoảng lại lăn ra ăn vạ như Chí phèo vậy?

    • Hoang says:

      Thôi đừng có nổ nữa, đợi khi nào Mỹ chịu bán vũ khí sát thương hay giải quyết “khu quân sự” của Trung cộng nằm trong lãnh hải chủ quyền của VN thì phát ngôn cũng chưa muộn. Nói nào ngay 37 năm mà còn hộc máu với ba cái vụ chất độc màu da cam, cá ba sa…từ thua tới thua mà còn nổ “Mỹ nó thương chúng em”. 1 triệu một liệt sĩ đi thăm Bác còn chưa sợ sao. Hay là đợi 5 anh em trên chiếc xe lăn đến nhà nhắc nhở. Ráng chứng minh Mỹ thương VC bằng hành động cụ thể giùm. Nhục.

      • Havu says:

        mấy ngườicờ vàng bi kiss nó máng cho mới nhục chứ, cứ lăn ra cào mặt ăn vạ mỗi khi nó đi VN mới nhục chứ, nó cho ăn nhờ khi nhìn thấy ngoài đương nó khinh cho như rác mới nhục chứ

      • Austin Pham says:

        Hề hề, mới bị đập nhẹ nhẹ mà lên cơn sùi rồi hở Haiha. Kiss nó sợ dân cộng hòa lắm nên mới chỉ dám chửi sau lưng. Mao chủ tịch cho Bác xơi cái bô ngay trước mặt, còn khiến Bác hân hoan cười rất…ruồi làm duyên “ngon lắm” để đẹp lòng thầy mới chết chứ. Haiha đừng tự cào mặt trên diễn đàn nữa nghen, có ăn được gì đâu. Số phận mà, định sẳn rồi. Nồi cơm và nồi..sắn luộc khác nhau hoàn toàn đó

  3. Havu...Chà Vá says:

    havu…chà vá , haiha (hai hàng, chàng hảng ? mìn hỏng biết chọn tên nào? ) says :
    ” Hi, ông Kiss này nói đau quá nhỉ, thôi các bác cờ vàng đừng có ỉ eo mà làm gì nữa, nhục lắm! ”

    Chà Vá à , Cái này mới gọi là NHỤC NHÃ đây :

    - Lê Khả Ố : chui đầu vào váy gái Tàu, đến đổi phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999 ! – 25/02/200, Ố ta lại ký 1 bản hiến thêm đất ! – 26/7/2000, Khả Ố lại nhường 50/50 lãnh hải vịnh Bắc Bộ và cắt 24.000 sq Km vùng biển VN cho TQ
    – Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm đi gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Dã Thú này đã cám ơn Trung Quốc rối rít vì đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollars !
    – Vụ bán bôxit, 2 anh THÚ DŨNG và THÚ MẠNH, mỗi anh nhét túi vài trăm triệu Đô làm của riêng.
    – Cái CÔNG HÀM ô nhục thì xưa quá, miễn bàn nhe Vá ?
    Cái TRÍ CAO này sao mà thúi quá hé ?

  4. kbc3505 says:

    Ông Kissinger giờ về già không biết sống có vui không khi thấy China ngày nay giàu mạnh và là chủ nợ trong khi nước Mỹ và người dân phải cắt giảm mọi chi tiêu vì mang nợ? Từ ngày ông phản bội MNVN để đi đêm rồi bắt tay làm ăn với China, nước Mỹ mạnh thêm, giàu có thêm hay đang suy yếu và đang bị China hăm he chiếm lấy ngôi vị cường quốc số một của quốc gia ông? Ông nghĩ sao, có còn chiến lược nào nữa không, sao bấy lâu nay không thấy ông lên tiếng? Đã tôn thằng cộng sản thất học (LĐT) như bậc thày của mình thì tài trí của ông còn có gì để đáng nói?

    Ông đã nhân danh nước Mỹ bỏ rơi rồi còn mắng vào MNVN, một quốc gia trên danh nghĩa từng là đồng minh của nước ông. “Tôi là một Bộ trưởng ngoại giao duy nhất đã mất hai quốc gia trong vòng ba tuần lễ.” Sao ông không soi gương nhìn vào mặt mà tự hỏi sao mình không chết nhanh đi còn sống thừa làm gì?!

    kbc3505

    • Lâm Vũ says:

      Ông thử đọc bài bình luận của Clyde Prestowitz (*), trên website Foreign Policy (link bên dưới). Ông Clyde Prestowitz cho rằng Kiss làm lợi cho TQ hơn là cho Hoa Kỳ. Thậm chí, ông Prestowitz còn cho rằng Kiss lợi dụng TQ mang ơn mình để làm giàu cho cá nhân. http://prestowitz.foreignpolicy.com/posts/2011/06/13/kissinger_in_china_redux

      (*) Clyde Prestowitz là sáng lập viên và chủ tịch của viện Economic Strategy Institute Washington DC. Ông Prestowitz từng cố vấn cho bộ trưởng bộ Thương Mãi, trong nội các TT Reagan và hiện nay là một cây bút thường trực của “Foreign Policy”.

      • kbc3505 says:

        Chào bác Lâm Vũ,

        Bỏ con cá nhỏ téo bắt con cá lớn đương nhiên là có lợi, nhất là đối với chế độ tư bản thực dụng. Kissinger luôn tỏ ra có cảm tình với China và rất hãnh diện vì là người đi vào lịch sử mở được cánh cửa sắt để tư bản Mỹ chui vào làm ăn.

        Chiến lược bỏ rơi MNVN bắt tay đầu tư làm ăn với China, gây chia rẽ với LX ngăn chặn làn sóng đỏ, và nhất là được rút chân ra khỏi cuộc chiến mất mát quá nhiều xương máu và tiền bạc mà không được chiến thắng là đúng, ít nhất đối với cái nhìn và nhận định của chính quyền Washington lúc bấy giờ. Nhưng nó đã hoàn toàn sai sau 30 nhìn lại. Cả Kissinger và chính quyền Nixon đã không đánh giá đúng con người cộng sản, nhất là cộng sản Á Châu da vàng, thiếu hiểu biết về văn hóa (chôm chỉa) và sức mạnh tổng hợp với dân số trên 1 tỷ người. Nói gọn lại thì tư bản Mỹ đã thắng và chính quyền bây giờ là thua.

        Tôi đồng ý với nhận định của tác giả Clyde Prestowitz. Kissinger đã tự đánh bóng cá nhân mình nhiều vì dù sao ông cũng đã đi vào lịch sử.

        Tóm lại, vì không hiểu thấu được lòng dạ gian manh tráo trở con người cộng sản da vàng nên Mỹ đã thua như ngày nay; và kinh nghiệm này Hoa Kỳ không muốn vấp lại ở VN nên vấn đề thay đổi nhân quyền là thiết yếu để có quan hệ tốt về kinh tế cũng như quốc phòng với VN như hiện nay cũng như trong tương lai.

        Cám ơn bác đã gửi đường link này để biết thêm information. Chúc bác sức khỏe.

        Kính,
        kbc3505

  5. Haiha says:

    Hi, ông Kiss này nói đau quá nhỉ, thôi các bác cờ vàng đừng có ỉ eo mà làm gì nữa, nhục lắm!

    • Austin Pham says:

      @James Du, mới đây mà bạn chạy qua chạy lại thành HaiHa rồi sao? Sao có kiếmđược cái tên của tỉnh trưởng chưa, buôn lậu cái gì vậy? Đúng là đồ con vẹt thuộc giống chim…vẹm mờ. Hề hề.

    • ABC says:

      Đối với sự cứng đầu,không chịu nghe theo lời Mỹ một cách mù quáng,của các Tổng Thống VNCH,thì sự tức tối, chửi – lén – sau – lưng ,của các tên chóp bu Mỹ chỉ là hành động để xả stress,nói đúng ra thì chẳng có gì để ầm ỷ cả !
      Còn hành động bưng bô quan thầy một cách mù quáng,tự nguyện,vô điều kiện của HCM,Phạm văn Đồng,Lê Duẫn cùng vô số tên đầu xỏ khác thì dĩ nhiên đã được quan thầy Liên sô,Trung quốc,xoa đầu,cùng lời nói sau lưng: ‘ Hảo ! hảo ! sao tụi chó đẻ nầy không sống mãi cho chúng ta nhờ !”.

    • Xuan- Cau Giay says:

      Thôi bỏ đi Haiha ơi. Cái ống bô của Mao chủ tịch dành để …nói chuyện với Bác ta mà thằng Austin Pham vừa khui nắp cho anh xơi vẫn còn đấy. Khiếp, Bác quả là người phi thường, vẫn nhai…nuốt, cười như pha. Vâng, dân tộc này thật là có phúc, nhờ Bác có một vị thầy…không sai bao giờ với văn hóa loại…phĩ nhỗ. Đúng là cao thâm, phĩ nhỗ xoèn xoẹt ngay mặt của…Bác mà vẫn cười như được thầy dạy. Chả bù với các anh về sau này càng thiện nghệ hơn nhiều: mặc kệ thiên hạ phun, chúng em sẳn sàng…liếm lại để kiếm cơm. Thán phục.

  6. Havu says:

    Nói về các Bộ trưởng ngoại giao Hoa kỳ, những năm gần đây có đến 3 ngoại trưởng là Quý bà, cả 3 Quý bà này đều đến VN cả, nhưng thân thiện nhất có lẽ là người đương nhiệm, Bà H.clinton, nói thật nếu ai quan sát kỹ về đôi ngoại sẽ thấy bà quá yêu VN, ai lại Ngoại trưởng khi tiếp xúc với các quan chức nước sở tại lại cười hết cỡ như vậy. Hic thật là gai mắt với những người chống đối, nhất là các công dân Mỹ còn ôm cờ vàng
    Nhưng người Ngoại trưởng Hoa kỳ gây ấn tượng nhất với dân VN và bản thân tôi là ông Tướng Colin Powell, khi ông đến VN, vừa đến Khách sạn Ông háo hức đi bộ luôn ra phố như người đi lâu mới về quê vậy, kệ cho đám an ninh Mỹ-Việt bở hơi tai, nhìn thấy cái Hồ cạnh KS Daewoo, ông xải chân đi bộ quanh hồ ngắm cảnh, thoải mái như chưa từng được thoải mái như vậy, đám trẻ con thấy một ông tây đi bộ, khoái chí chạy theo hô to:
    - Ông Liên xô, ông Liên xô
    Chẳng hiểu ông tướng Mỹ có hiểu bọn trẻ nói gì không, ông vơ tay bế lấy một thằng bé và hôn chùn chụt, tóm lại là các vị Tổng thống, tổng trưởng ngoại giao đều bị cái bệnh yêu cộng sản cả, làm lợi cho CS thế mà trước khi đi lần nào các con dân Hoa kỳ gốc Việt cực đoan cũng nằm giẫy ra ăn vạ thế này thế kia, khổ thế dấy các bác ạ.

    • VINH says:

      Đừng có lầm vẻ bề ngòai của các tay chính trị. Cái thằng CSVN bàn giao đất ,biển, biên giới cho Tàu Cộng mà nó còn chưa thương được thì lý nào thằng Mẽo lại thương các anh.
      ” Hãy giết chết bọn giặc Việt Nam để làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa !!! Quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) ” – Đó là 1 câu trong 1 bài của báo :Trung Quốc Bình Khí Đại Tòan
      Xin vào : https://chauxuannguyen.wordpress.com/2012/07/31/bon-tau-cong-hay-giet-chet-bon-giac-viet-nam-de-lam-vat-te-co-cho-tran-chien-nam-sa/
      Tên Mao đã từng mang cái ống nhổ ra phẹt phẹt trước mặt BÁC. Càng hèn hạ, khúm núm với thằng Tàu, nó càng khinh, cũng có ngày nó mang cả cái BÔ ra để lên bàn mà vừa ..ĐẠI TIỆN vừa tiếp các lãnh đạo nhà ta ! THẢ BOM cho các vị nghe chơi ! Dầu thúi thì các vị cũng không dám bịt mũi, nhiều khi khen thơm nữa là !

  7. KhoTu says:

    Các ý kiến phê bình VNCH hãy nghe đây:

    Những thằng nói bậy với vnch chỉ dám đứng xa chửi đổng, chứ chưa bao giờ vnch bị thằng nào cầm ba-toong nó đập lên đầu nó dậy cho bài hoc làm người như việt cộng cả.

    Sách vở dạy rằng:
    “người khôn nói ít hiểu nhiều” hoặc:
    “người khôn nói mánh, người dại mới cần phải đánh đòn”

    Việt cộng là một lũ đần độn ngu ngốc, thằng thầy của nó dạy hoài mà nó vẫn không hiểu, thành ra thầy nó phải lấy ba-toong đập lên đầu, tát cho phù mỏ để dậy cho bài học đầu đời.

    Hỏi thử coi có phải sau khi bi đập batoong lên đầu, bọn csvn khi đi triều kiến đàn anh phải quỳ từ cổng quỳ vào không?

    Ai nhục hơn ai?

  8. Khách qua đường says:

    ” Sao chúng nó không chết quách đi …” , câu nói này hình như Kissinger chưởi Lê Đức Thọ . Hai người được lãnh giải Nobel sau Hiệp định ngưng bắn 73 . Tại sao lại chưởi ?

    Kít thì thành thực , hãnh diện đi nhận giải thưởng Hoà Bình Nobel , trái lại Thọ thì âm thầm trốn mất , không dám chường mặt để nhận món quà quý giá danh dự này …!!!

    Con cháu hậu duệ Bác Hồ giờ đây biết được điều này , còn thèm đến nhỏ giải và tức đến …học máu !!!

  9. Havu says:

    Không những chửi mắng ma quan thầy còn giết cả đám và doạ giết nữa, tuy nhiên vẫn phải bám chặt vào quan thầy, vậy mà cuối cùng họ cũng lo chạy thoát thân, quan thầy chạy thì chư hầu cũng ngỏm. Lịch sử đơn giản vậy mà cứ cố tình hiểu sai đi để loè bịp thiên hạ và tự sướng làm gì?

  10. hànhânnguyển says:

    Người Mỷ thua ở VN nhưng thắng lớn là làm sụp đổ cả hệ thống CS.
    Người Mỷ không muốn đem bom nguyên tử mà đả đuợc giới q/sMỷ bàn tới thả ở VN như đả thả ở Nhật. Người Mỷ củng không thả bom đê sông Hồng để nhân dân Vn chết thảm..Và sau này CSVN đả mưng rở vì Mỷ ngưng thả bom Bắc kỳ chớ nếu thả tiếp tục 1-2 ngaỳ nửa thì HN đả treo cờ trắng .Trong Nam VC củng khốn đốn về đói,không bám dược dân (vì dân vào ấp tân sinh).Ruông gặt có ĐPQ NQ gác ,không gặt trôm được.Đói tới nổi mờ mắt ,rau tàu bay ,cỏ mực lá sắn củng không có mà ăn.,đến nổi phải chia khu vực để “cải thiện ‘ và có nhiều vụ giết nhau vì cây rau sam ,rau tàu bay. Thê thảm là vào xin ác cơ sở HTVC thì bị phục kich ,chết khá nhiều…
    Cho nên VN thua là ở Washingon.Phản chiến Mỷ,phản chiến VN (Nhât Hạnh …)cấu kết ,nhất là mùa B/C tt kỳ 2 của Nixon. Đó là Do Thái lúc đó củng rất bất ông ,Kss.là dân Do Thái nên “bỏ VN binh DoThái “,dù mang tiếng phản bội đồng minh…(Reagan đả thấy Mỷ sai ,nên đả chấp thuân v/v cho người Việt miền Nam chống cộng vào Mỷ và các nước đồng minh.)
    Nay Mỷ trở lại ĐNA vì thằng TC lên “giây thiều” quá đáng . Mỷ sẻ lại can thiệp ở Á Châu và sẻ chiến thắng sau cùng .
    VN sẻ trở lại nền CH tự do dân chủ trước đây.
    Cờ Vàng QG sẻ lại tung bay trong gió, trên quê hương yêu dấu từ B. tới N. QH sẻ sach bóng quân thù CS Việt Trung…VK và dân trong nước sẻ không còn hỏi “VN tôi đâu ?”
    Hảy đợi xem (wait & see)

Phản hồi