WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Viết cho tháng Tư

Dòng người chen chúc trên những chiếc trực thăng cuối cùng rời Sài Gòn trước khi thành phố thất thủ. Ảnh minh họa- Google.

Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi  được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.

Gần đây, tôi tình cờ đọc được một nhận xét của tướng William Childs Westmoreland- Tư lệnh Bộ chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam- về tướng Võ Nguyên Giáp của quân đội Bắc Việt như sau: “Of course, he was a formidable adversary…. By his own admission, by early 1969, I think, he had lost, what, a half million soldiers? He reported this. Now such a disregard for human life may make a formidable adversary, but it does not make a military genius…”. Xin được tạm dịch là: “Dĩ nhiên, ông ta là một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm….Với sự thừa nhận của chính ông ta, đến đầu năm 1969, tôi nghĩ, ông ta đã mất nửa triệu lính? Ông ta đã báo cáo điều này. Hiện tại, một sự coi thường mạng người như thế có lẽ sẽ tạo nên một đối thủ (kẻ thù) ghê gớm, nhưng nó không tạo nên một thiên tài quân sự….”

Dù chúng ta là ai,  đứng bên nào của cuộc chiến, chúng ta cũng phải đồng ý với Westmoreland rằng, một chiến thắng quân sự dựa trên chiến thuật đẫm máu, coi thường sinh mạng binh sĩ chỉ có thể tạo nên một kẻ thù nguy hiểm chứ không tạo nên một thiên tài quân sự như nhiều người vẫn rêu rao. Câu nói này của viên tướng Hoa Kỳ làm tôi suy nghĩ rất nhiều về sự “nguy hiểm” của những người Cộng sản Việt Nam. Họ nguy hiểm bởi họ là những người luôn hành động theo phương châm “mục đích biện minh cho phương tiện”, nghĩa là bất chấp mọi thứ, miễn đạt được mục đích. Đối với tôi, nó không chỉ là lời nhận xét về tướng Giáp mà là một câu nói nêu bật lên bản chất của những người Cộng sản Bắc Việt, và cả chế độ mà họ dựng nên. Và những việc họ đã làm suốt từ những ngày đầu có mặt tại Việt Nam đến nay, từ việc “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” đến gần đây nhất là vụ cướp đất của nông dân đã chứng minh tất cả.

Một kẻ đối địch ghê gớm có thể được hiểu theo hai cách. Thứ nhất, đó là một kẻ thù đáng gờm, là đối thủ khó đánh bại vì có mãnh lực vũ trang, có chiến lược, chiến thuật hành động khôn ngoan… Nhưng khi nhìn xoáy vào chữ “formidable” mà Westmoreland đã dùng, tôi chú ý nhiều đến nghĩa “arousing fear”(gợi nên sự sợ hãi) . Với nghĩa này, nó gần giống với “terrorise” (làm cho sợ hãi). Mà làm cho người khác sợ hãi có nghĩa là “khủng bố”. Chúng ta có thể hiểu theo hai cách về một “đối thủ ghê gớm” như tôi đã tạm phân tích ở trên. Nhưng biết đâu, cách hiểu thứ hai mới là điều mà ông tướng Mỹ kia ngụ ý? Xin hãy cho tôi tiếp tục trình bày mà tạm quên đi những mối thành kiến nào đó có thể đang dâng lên trong lòng quý vị.

Khi căn cứ vào những dữ kiện lịch sử- những điều không thể chối bỏ, những điều đã được trải nghiệm bằng chính xương máu của những người đã kinh qua cuộc chiến ấy- chúng ta sẽ có cái nhìn tường minh hơn. Riêng phần mình, với kiến thức ít ỏi về chiến tranh Việt Nam, tôi đã có thể tìm thấy những hình ảnh có khả năng “làm cho sợ hãi” của quân đội Bắc Việt qua nhiều biến cố như Tết Mậu Thân,  và các “trận đánh” của đội Biệt động Sài Gòn như: “trận đánh” tàu nhà hàng Mỹ Cảnh, “trận đánh” cư xá  Brinks…; và chưa kể đến  những câu chuyện ghê gớm mà tôi từng được nghe những người già kể lại về vô số những “trận đánh” như thế vào trường học, khu dân cư, cầu cống….Đến nỗi, khi nghe nói quân đội Cộng sản Bắc Việt sắp vào đến ngã ba Cai Lang, thành phố Đà Nẵng, những người dân sống ở Đà Nẵng khi đó đã run cầm cập vì nghe tin đồn rằng người Cộng sản mà vào họ sẽ rút hết móng tay móng chân người dân. Đó có thể là điều sợ hãi thái quá, nhưng nó cho chúng ta thấy khả năng gieo rắc sợ hãi đến trình độ đỉnh cao của những người tự xưng là “quân giải phóng”.

Những ai đọc lịch sử, những ai có đủ lương tâm và tầm tri thức trung bình, đều thấy rằng, những cái mà quân đội Bắc Việt và những người “nằm vùng” gọi là “trận đánh” gây nhiều tiếng vang đều không nhằm vào những mục tiêu  trên tiền tuyến, để giành chiến thắng quân sự trực tiếp mà đánh vào những nơi ăn chốn ở cốt để gây sợ hãi. Gây sợ hãi cho người dân nhằm làm xáo trộn xã hội, gây sợ hãi đánh vào tâm lý Quốc hội và dư luận Mỹ…. Ngày nay, ai đi qua đường Hai Bà Trưng, đều nhìn thấy “Bia chiến công trận đánh cư xá Brinks”. Cái mà người ta gọi là trận đánh thực ra là một cuộc đánh bom một nơi ở của cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam do hai thành viên Biệt Động Sài Gòn thực hiện. Điều mà họ gọi là “trận đánh” sao tôi thấy nó hao hao giống cách làm của những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan, chỉ khác một chỗ là họ không tự sát. Đối với thế giới ngày nay, những kẻ đánh bom như thế thật sự là những  kẻ “nguy hiểm”, “ghê gớm” .

Ngoài cái cách thể hiện “formidable” như trên, quân đội Bắc Việt còn khiến người ta sợ hãi hơn gấp bội vì sự coi thường tính mạng binh sĩ của họ. Thông thường, con người sợ hãi những kẻ thù tấn công mình một cách tàn ác, nhưng người ta sẽ kinh hoàng đến rợn người khi biết về những hành động coi tính mạng của người phe mình như cỏ rác, cốt chỉ nhằm đạt được mục đích của kẻ chỉ huy. Người Cộng sản đã lấy chính nghĩa chống giặc ngoại xâm để lừa dối, tuyên truyền, kích động hàng triệu Thanh niên miền Bắc lao vào cuộc chiến như con thiêu thân. Chúng ta được nghe nói rất nhiều về những tấm gương đầy nhiệt huyết và sự hy sinh anh dũng của những người trẻ tuổi mới chập chững vào đời. Đối với những cái chết đó, tôi không có bất cứ tình cảm tích cực nào ngoài sự thương tiếc. Cả một thế hệ người đã bị lừa gạt vì không nhận chân được bản chất của chế độ, của cái chủ thuyết mà nó rêu rao. Âu tất cả cũng chỉ là những sản phẩm lịch sử của một thời đại !

Để rồi sau cái ngày “thống nhất” ấy là những chuyến vượt biên vượt biển của hàng trăm ngàn người, và đã có cả hàng ngàn người phải bỏ xác ngoài biển khơi;  là những năm tháng bao cấp, đói khổ đến cùng cực; đến nay đỡ đói khổ một chút, nhưng dân Việt ta vẫn chưa thoát khỏi thân phận làm thuê, ở đợ cho thiên hạ; đặc biệt vẫn còn cam chịu làm thần dân phục tùng các ông vua Cộng sản. Thế nhưng bất chấp cái thực tế đau buồn ấy, nhiều ngụy biện về thống nhất, về “công lao chống Mỹ cứu nước của Đảng” vẫn tồn tại ngay cả trong lớp người “có học” ở Việt Nam.

Thiết nghĩ một sự hy sinh chỉ nên có và đáng được ngợi ca khi đánh đổi với nó là một giá trị to lớn hơn. Bằng lập trường đề cao cá nhân, tôi cho rằng, mọi ý niệm: thống nhất, giải phóng dân tộc, kẻ thù…phải được đặt trong mối tương quan của chúng với những giá trị an sinh hạnh phúc thực sự của người dân. Suy cho cùng, mọi thứ bao gồm: thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chính trị…chỉ là những phương tiện để đạt đến những giá trị nhân bản, để bảo vệ và phục vụ con người. Mọi định chế, mọi nỗ lực chính trị và xã hội đều nhằm vào cái đích đến quan trọng nhất của nó là CON NGƯỜI. Nếu mục đích cuối cùng ấy không đạt được thì mọi phương tiện kia chỉ là mưu đồ của kẻ lãnh đạo. Thật điên rồ thay cho những kẻ luôn hô hào “mục đích biện minh cho phương tiện”. Chúng ta biết rằng, tính chính đáng của phương tiện phụ thuộc vào sự thích nghi và mối tương quan về bản chất của nó đối với mục tiêu. Nói rõ hơn, chúng ta không thể dùng một phương tiện phi nhân để giành lấy một mục tiêu nhân bản.

Kết quả là, “sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước” đã không khiến Việt Nam trở nên hùng mạnh hơn, dân tộc ta trở nên kiêu hãnh hơn; mà đơn giản chỉ là biến một miền Nam trước “giải phóng”  hơn hẳn Hàn Quốc, sau gần bốn mươi năm thống nhất, cùng với cả nước lẹt đẹt chạy theo sau cả Thái Lan. Nếu ta lấy cứu cánh là sự phồn thịnh của quốc gia, là an sinh hạnh phúc, là tự do nhân phẩm của mỗi một người dân làm chuẩn thì liệu sự thống nhất ấy có nghĩa lý gì?

Đó là khi vấn đề được đặt dưới lăng kính lý luận. Còn thực tế thì mọi sự đã quá rõ ràng. Cái mà người ta gọi là “kháng chiến chống Mỹ cứu nước” ấy thực chất chỉ là để giúp Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Hay như Lê Duẩn từng nói : “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước XHCN, cho cả nhân loại”. Nói cho rõ ra, đó là cuộc chiến giúp cho chủ nghĩa Cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á theo tinh thần Quốc tế Cộng sản bất chấp tinh thần dân tộc, là giúp cho Trung Cộng dễ dàng Hán hoá một Việt Nam suy yếu sau cuộc chiến tương tàn khốc liệt.

Đã ba mươi bảy năm trôi qua kể từ ngày “giải phóng”, giải phóng miền Nam khỏi mối quan hệ đồng minh với Mỹ để trở thành chư hầu hèn mọn của Trung Cộng. Sự thống nhất, sự giải phóng đó mới đau đớn làm sao!  Gần bốn thập niên đã qua đi, dấu vết chiến tranh trên mảnh đất quê hương Việt Nam đã dần phai nhạt, nhưng những tổn thương của lòng người vẫn còn hằn sâu, thậm chí ngày càng sâu hơn. Thống nhất hai vùng địa lý nhưng vẫn vắng bóng một sự Hoà hợp trong tình tự dân tộc.  Vết thương cũ do cuộc tiến chiếm miền Nam chưa kịp lành thì chúng ta lại có thêm những chia cắt mới : chia cắt giữa một bên là một nhóm người cam phận làm tay sai cho ngoại bang, với một bên là những con người yêu nước không khoan nhượng; chia cắt giữa một phía là nhóm người lãnh đạo Quốc gia cùng những kẻ ăn theo cố gắng bám giữ ngôi vị độc tài để tiếp tục nô lệ hoá người dân, với  một phía là những người đấu tranh và chấp nhận hy sinh cho tự do và phẩm giá con người. Tôi vẫn nghĩ rằng, một con người trở nên dũng mãnh nhờ có ý chí. Một dân tộc trở nên hùng mạnh, cũng như vậy, phần nhiều dựa vào tinh thần và khí chất. Nhưng tinh thần và khí chất ấy chẳng thể có được nếu dân tộc ấy chia rẽ. Chính sức mạnh của tinh thần đoàn kết, sự Hoà hợp dân tộc  có thể góp phần giúp chúng ta tạo lập một mãnh lực mới cho dân tộc.

Chỉ e Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bỏ lỡ những chuyến tàu thời đại nếu trong lòng dân tộc còn có những chia cắt chí mạng như thế. Nhưng thiết tưởng, sự Hoà hợp có khả năng xoá bỏ mọi ngăn cách, hàn gắn mọi vết thương, mang mọi người Việt về trong cùng một chí nguyện chỉ có thể đạt được trên tinh thần Hoà giải thiện chí, trên quyền lợi dân tộc và trên những nguyên tắc hướng thiện chứ không phải là sự thoả hiệp với cái xấu ác. Chỉ e những người Cộng sản Việt Nam quá u mê và tham lam để khởi động một chương trình Hoà hợp, Hoà giải và thay đổi chính trị đầy tham vọng như thế. Chỉ e những người Cộng sản chẳng thể làm nổi những gì mà nhà cầm quyền độc tài Miến Điện đã làm. Chỉ e…. Bởi đến hôm nay, họ vẫn một lòng một dạ coi mối quan hệ với Trung cộng là “chủ trương nhất quán”, là “ưu tiên hàng đầu” như lời Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam đã tuyên bố mới đây tại Bắc Kinh.

Mỗi năm tháng Tư về, bao nhiêu lễ lạt, đình đám vẫn diễn ra bất chấp mối hoài niệm về quá khứ vẫn nặng trĩu trong lòng nhiều người Việt, bất chấp mối ưu tư về tương lai đất nước vẫn canh cánh trong lòng những người có tâm huyết với đất nước. Những con người có lương tâm và tự trọng không bao giờ vui sướng được trong nỗi thống khổ to lớn ấy của dân tộc. Thử hỏi xương máu của hàng triệu con người đã ngã xuống trong cuộc chiến chỉ để tạo nên một Việt Nam thống nhất trong chia rẽ, thống nhất trong sự Hán hoá, thống nhất trong sự mất tự do và quyền làm người hay sao? Ba mươi tháng Tư- xin cầu nguyện cho tự do và nhân phẩm, cho sự Hoà hợp dân tộc và nền công lý.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

167 Phản hồi cho “Viết cho tháng Tư”

  1. Phuoc Nguyen says:

    Thành thật cảm-ơn cháu Thục Vy và hãnh-diện là người Quãng-nam ” Ngũ Phụng tề phi ” có người con gái như cháu.Chú (mặc dù chú lớn tuổi hơn ba cháu vì 1972 chú đã gỉa từ mái trường Trần Cao Vân để lên đường nhập ngủ).Chú chỉ xin góp ý với cháu 1 chi tiết rất nhỏ để cháu biết thêm về cách dụng quân của những cấp chỉ huy cộng-sản,với binh chủng xe tăng (theo cách gọi của họ)và phòng không thì người ta thường xích chân của bộ đội vào xe hay vào súng để khỏi chạy.Chúc cháu và gia đình cháu luôn-luôn được bình-an và khỏe mạnh.À quyên xin CHÚC MỪNG VU QUI nữa.

  2. says:

    Sau năm 1975 các cán bộ cs Miền Bắc vào Nam nói với dân chúng là : Vàng không có con dấu của CQ cs Miền Bắc ,là vàng lậu sẽ bị tịch thu ( không có giá trị ) …người dân vừa sợ vừa tin đem vàng bán hết giá bèo . Sau thời gian đến 21/9/1975 chính sách đổi tiền xảy ra giá trị 500 đồng tiền VNCH (Sài Gòn ) củ đổi 1 đồng mới ,mỗi gia đình được đổi từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng .Tiền dư thừa còn lại nộp cho NV đổi tiền hoặc đem vứt giá trị =(0) …
    Tính ra cs nói láo cũng phải có sách lược và phỉnh được dân bán vàng ,vàng vào tay NN giá rẽ ,nếu tiền bán vàng còn lại quá một triệu đồng thì xem như mất …
    Thế nhưng thời gian sau chính sách CTCTN ở Miền Nam những nhà buôn lớn bị chính quyền cs thu vàng + tài sản có giá trị = kim loại khác …có số quan chức CA + CB bí mật dấu chia nhau sau này chúng giàu sụ ,rữa tiền qua các phi vụ hùn hạp ,kinh doanh ,mua nhà ,mua đất vv…Cuối cùng dân mắc lỡm và thua cuộc !?

  3. Người San Jose says:

    Chim quốc-quốc.

    Con chim quốc-quốc kêu buồn.
    Tháng Tư thất-thủ Sài Gòn bạn ơi !
    Miền Nam cay đắng đỗi đời.
    Núi sông ảm-đạm,đất trời buồn hiu.
    ………………………………………………..
    Rợ Hồ miệng lưởi cú,diều.
    Dựng lời,bịa chuyện nói điều xão-ngôn.
    Ba Đình, hang ổ du-côn.
    Giết người,cướp của dử hơn rắn, hùm.
    Cậy mình có súng, có cùm.
    Hễ ai trái ý cắc-bùm là xong.
    Ba Đình nói có là không.
    Nói không là có, lòng-vòng quanh co.
    Vào Nam dựng cái chợ Hồ.
    Thẵng tay vơ-vét( con bò cũng rên.)
    Ba Đình là ổ kền-kền.
    Thích ăn xác thối, vừa hèn vừa ngu.
    Ba Đình là túm bú-dù.
    Bám nhau một đám mèo mù liếm quanh.
    Ba Đình xõ-lá, lưu-manh.
    Đợ dân, bán nước cho anh Ba Tàu.
    Ba Đình là xóm nhà giàu.
    Tiền kho, vàng tấn,nhà lầu,xe con.
    Ba Đình là đám chúa ôn.
    Là đồ dịch vật, là con cháu Tàu.
    Ba Đình ăng-ẵng,gầu-gầu.
    Cắn dân,gặm nước, lầu-bầu khoe khôn.
    Ba Đình buôn-bán lổ trôn.
    Là nơi trú ẫn cô-hồn, ma trơi.
    Ba Đình loạn thế, hại đời.
    Giõi nghề đỗ xí, khéo lời bưng bô.
    Ba Đình núp xác họ Hồ.
    Lấm-la lấm-lét nước cờ đu dây.
    Tầm cao trí-tuệ là đây.
    Học gian,bằng giả, bụng đầy mánh-mung.
    Ba Đình là ký-sinh-trùng.
    Giun lươn, sán lá, ma bùn,ma cô.
    Ba Đình phá nát cơ-đồ.
    Hại dân, phá nước,khuông-phò Bắc Kinh.
    Ba Đình là lủ yêu-tinh.
    Không còn nhân-tính, nhân-tình Việt Nam.
    Lưởi dài, nói giỏi hơn làm.
    Thối mồm,thối nảo,dẻo hàm, to môi.
    Một tấc lại bốc tới trời.
    Ba-hoa, khoác-lác bịp đời ,dối nhân.
    Tưỡng rắng cả nước đều đần.
    Nên cứ bốc láo chẵng cần nhìn ai.
    Mồm y rộng đến mang tai.
    Cái ngu của hắn đã dài lại to.
    Hắn là đệ-tử con bò.
    Cái ngu của hắn vừa to, vừa dái.
    Cái đầu như chiếc lá khoai.
    Chữi bao nhiêu cũng ra ngoài hết trơn.
    Tai trâu thật khó nghe đờn.
    Óc như óc cá thờn bơn méo mồm.
    Trên đầu chứa cứt giống tôm.
    Một bầy ma quái đứng ôm xác Hồ.
    Xác Hồ tuy đã phơi khô.
    Nhưng mà cái khắm vẫn chưa nhạt mùi.
    Linh-hồn bọn Vẹm bị cùi.
    Lương-tâm bị hủi đem vùi trong lăng.
    Rợ Hồ mạnh nhất bộ răng.
    Suốt đời cắn xé mà không bị mòn.
    Cuộc đời tham-nhũng bon-bon.
    Hồng-hào béo tốt như con lợn sề.
    Một ngày hai buổi đi về.
    Riệu bia,gái gú sướng tê cả người..
    Tâm-hồn của lủ đười-ươi.
    Chết dân, mất nước vẫn cười nhăn răng.
    Phí tăng rồi thuế lại tăng.
    Ga, gạo, điện, nước hung-hăng theo liền.
    Người dân rất khó kiếm tiền.
    Chạy ăn từng bửa,ưu-phiền quanh năm.
    Rợ Hồ chú-chú chăm-chăm.
    Khoắng tay vét sạch túi dân rất nghề.
    Ba Đình tội ác bề- bề.
    Máu dân, mở nước hã-hê đẫy mồm.
    Trái tim của giống chó xồm.
    Vẫn đều nhịp đập, vẫn gom máu về.
    Bọn này mạnh-khõe hết chê.
    Thẵng tay vơ-vét , chẵng chê thứ gì.
    Ba Đình đệ-nhất ù-lỳ.
    Mặt trơ trán bóng khác chi vượn người.
    Vẹm ơi! Tớ mệt quá rồi .
    Hẹn bay dịp khác chữi bồi,chữi thêm.
    Yên tâm, tớ chữi rất êm…
    ………………………………………………………
    Con chim quốc-quốc kêu buồn.
    Tháng Tư thất-thũ Sài Gòn bạn ơi !
    Rợ Hồ là chuột là dơi.
    Hôm nay tớ chữi mấy lời cho vui.
    Rợ Hồ nó ghét thằng tui.

    Người San Jose

  4. Trần Lê says:

    Khi Ông Hồ đi thăm đền Kiếp bạc thờ Đức Trần Hưng Đạo ở Hải dương , Ông ta có
    làm mấy câu thơ như sau :
    “… Bác đưa dân tộc qua nô lệ ,
    Tôi dẫn năm châu đến đại đồng.”
    Qua câu thơ trên ta thấy Ông Hồ chỉ biết có Chủ nghĩa C.S. là trên hết, chẳng nghĩ gì
    đến đồng bào và dân tộc . Ông ta hoàn toàn ngược lại với Ông Gandhi ở Ấn độ.

    • Người San Jose says:

      Đề đền Trần-hưng-Đạo.

      Cũng tay cũng mắt cũng đao cung.
      Bác tôi, tôi bác cũng anh-hùng.
      Bác đuỗi quân Nguyên thanh kiếm bạc.
      Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hông.
      Bác đưa một nước qua nô-lệ.
      Tôi dắt năm châu đến đại-đông.
      Bác có khôn thiêng cười một tiếng.
      Mừng tôi cách-mạng đã thành- công

      Hồ-chí-Minh
      Đây là bài thơ mất dạy nhất trong lịch-sử văn-học Việt Nam.
      Mất dạy hơn cả thơ Chí Phèo.
      Xin lỗi bác Trần Lê vì tôi đã vào comment của bác.Kính.

  5. Thằng Bờm says:

    Có lẻ bạn Công Đài đã đúng khi cho rằng Thục Vy vẫn còn thiếu khách quan trong một số nhận định. Góp ý cùng Thục Vy một vài điều :

    1) “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” vốn gốc chẵng có gì đáng phê bình. Ví dụ, tôi nói láo với mẹ tôi rằng “con chẵng đau đớn gì cả” trong lúc thật ra tôi rất đau đớn ( xin miễn bàn đau đớn gì ). Tôi nghĩ rằng việc nói láo này ít ra cũng làm cho mẹ tôi phần nào bớt lo lắng về tôi; trong khi đạo đức học phê phán rất nặng “tội nói láo”.

    Cái cụm từ mang tính triết lý và đạo đức này đem ra nhập nhằng với các hành động của CS thì hơi phí. Để đạt được 1 mục đích, người ta có nhiều cách thực hiện. Người có kiến thức, lương tâm đắn đo chọn 1 giải pháp tối ưu, tránh né, giảm gây đau khổ cho con người càng nhiều càng tốt; qua đó, việc thành tựu có thể là rất khó khăn. Người kém cỏi ( tùy theo mức độ ) chọn những giải pháp va vấp có thể không thành công, nhưng khi may mắn đạt được mục đích họ ê a “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”. Do đó, cụm từ này đ/v những việc làm của CS ( VN hay quốc tế ) nên nói cho đúng hơn là : “kết quả biện minh cho sự kém cỏi”. Đừng bao giờ chấp nhận đặt ngang hàng cụm từ “Cứu cánh biện minh cho phương tiện” với người CS.

    2) Kết luận bài viết Thục Vy cầu nguyện. Cám ơn Thục Vy, có lẻ sự cầu nguyện đó có bao gồm cả bản thân tôi vì tôi cũng như mọi người dân VN bình thường khác rất mong những điều đó xảy ra. Tuy nhiên, nếu thay 2 chử “cầu nguyện” với từ ngữ trần trụi hơn là “mong cho” thì có quá nhiều vấn đề phải nói. Tôi chỉ xin bàn đến 1 chuyện nho nhỏ trong bài viết của Thục Vy.

    Ai đó đã nói “yêu nhau là cùng nhau nhìn về 1 hướng”. Trạng thái “hòa hợp dân tộc” không quá gắn bó như “yêu nhau”, nhưng ít ra cũng phải “hòa hợp dân tộc là cùng nhau quay lưng về 1 hướng”. Mọi người có thể khác nhau về tầm nhìn trong 1 vòng cung chừng 270 độ, nếu không, đó chỉ là một mớ hổn tạp. Với các nước dân chủ tiên tiến, chúng ta thấy họ có đủ thành phần nhưng xét kỷ, họ đều cùng quay lưng với quan điểm “độc tài”. Người dân thường VN đã mất đi 2 thế hệ không biết quay lưng lại với cái gì, nhà nước VN cứ gió chiều nào che chiều đó; hôm nay quay hướng Bắc, ngày mai quay hướng Tây và đặc biệt cũng vận hành buộc dân quay theo.Vận mệnh của dân tộc VN hôm nay đứng trước lằn ranh “mất, còn”. Chúng ta có được một mặt để cùng nhau quay lưng. Nếu Thục Vy thành tâm cầu nguyện như đã nói, tôi tin chắc Thục Vy sẽ thấy ngay điều này.

    Khi đã quay lưng đúng chổ, ắt Thục Vy sẽ thấy ngay “hòa hợp dân tộc” là gì, như thế nào, với ai, khi nào, v…v…Trong cuộc chiến Nam – Bắc, trên lãnh vực quân sự, miền Bắc có ưu thế chủ động chọn chiến trường, qua đó họ có lợi thế gấp bội miền Nam là “tập trung quân”. Tôi chỉ nói như thế để Thục Vy suy gẩm lại những gì đã viết. Cuộc chiến ấy như trên web VOA vừa mới đăng, họ chọn tiêu đề là “Cuộc tranh cải vô tận”, bút giấy nào mà viết cho đủ, phải không Vy ?

  6. NamQuan Nguyen says:

    Người Lính Say
    (Xin tang HTVy)

    Trời đất cuồng quay
    Vạn vật đaỏ điên như mờ nhạt
    Trước men cay …
    Ba mươi bâỷ năm trời ta gục mặt
    Nhìn bạn bè ly tán
    Nhìn đất nước ngả nghiêng
    Có ai cùng ta … uống, cho vơi bớt nỗi niềm !

    Còn đâu nữa
    Những ngày binh đao
    Ta vuốt gươm khỏi chiến bào
    Lòng ta sôi sục
    Tim ta như có máu tuôn trào
    Ta như bay bổng chất ngất giữa trời cao
    Như đang bơi ngược dòng sông máu
    Đẩy lưỡi gươm hờn đến suốt tận trái tim tươi
    Cuả quân thù hung bạo
    Và trên đỉnh trời đất Bắc
    Ta gầm vang cuả tiếng thét Đại Bàng
    Với lời thề … giết hết lũ hung tàn
    Giữ vững nửa Giang San …!

    Và hôm nay
    Từ trùng dương
    Ta vượt qua giông bão
    Xua quân về quyết chiếm lại cả Giang San
    Bước quân đi trùng điệp
    Như thác đổ … như mưa ngàn …
    Đổi tên Sai Gòn cũ
    Lấy lại Cố Đô xưa
    Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị
    Cả Thăng Long năm nào
    Và hình như …
    Máu tươi hồng cuả bè bạn vẫn chưa khô !

    Từng cơn gió rì rào
    Tuyết vần vũ trên cao
    Giữa bao la … trái tim ta sao thấy nghẹn ngào !
    Câu chuyện cũ … như một giấc chiêm bao !
    Ba mươi bẩy năm trời ta gục mặt
    Nước mắt vẫn tuôn trào
    Bạn bè vẫn ly tán
    Đất nước vẫn ngả nghiêng
    Có ai cùng ta … uống, cho vơi bớt nỗi niềm !

    Nguyễn Nam Quân
    Minnesota, muà Xuân 2012

  7. Uncle Trần.VN says:

    Rất khâm phục và biết ơn cháu Huỳnh Thục Vy, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn có Tấm lòngThật thà một tâm tình thẳng thắng và tinh thần Dũng cảm đã thay lời cho hàng triệu Người Dân Việt Nam yêu chuộng Tự do Công lý ở trong cũng như ngoài nước, nói lên sự thật những gì Cháu tìm tòi mà có được nhiều kiến thức đúng đắn, kiểm chứng rõ nét về những sự kiện lịch sử cuộc chiến tranh phi nghĩa, do phía Cọng Sản Bắc Việt tấn công cướp lấy được Miền Nam Tự do theo lệnh Quan thầy của Chủ Nghĩa CS với chiêu bài Giải phóng để tiến đến “Một Thế giới Đại đồng”! Cái Thiên đường mù theo như diễn tả mà Bà Dương Thu Hương và một số Đồng Rận CS trong ban Tuyên giáo Trung ương sau ngày 30/4/1975 trong đó có Đại Tá Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Trần Anh Kim v.v. Những người nầy và nhiều Trí thức Miền Bắc mà tôi được tiếp cận, không hẵn họ hồ hởi với cái ngày 30/4/75 đâu, như linh cảm rằng đàng sau cái chiến thắng Thần thánh đó còn có cái gì bí ẩn?. Suy cho cùng 30/4/75 thì Đảng CSVN nên chọn ngày buồn hơn là vui, vì đó chính là: “Ngày báo tử cho Chủ Nghĩa Cọng Sản Liên Xô & Đông Âu” sau nầy. Đánh sập luôn Khối Hiệp Ước Vacsava một Liên minh quân sự đầy hung hãng với nhiệt huyết CNCS tôi luyện để đối đầu với NATO (Liên phòng Bắc Đai Tây Dương) Đã và Đang Tồn tại phát triển hùng mạnh vững chắc đến ngày hôm nay. Ngược lai, mĩa mai thay 30/4/75 là ngày Vui lớn của Chính quyền và Nhân Dân Mỹ, vì được rút chân ra khỏi cái thế “Gà Quấn dây tóc” Trở về với quyền lợi của một Hiệp chủng Quốc. Một cách thay đổi tư duy trong Chiến thuật toàn cầu của Mỹ đó là thọt tay vào hệ thống kinh tế nghèo nàn lạc hậu và què quặt của các nước Đầu Sỏ Cọng Sản để khuấy chơi. Ngày nay Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba chỉ còn lại trên danh nghĩa CS, nội tình thì môi hở răng rụng, trong nước trên bảo dưới không nghe, mạnh được yếu thua Nông Dân bị các Vua địa phương Cướp đất, Công Nhân bị bóc lột tận cùng không đủ sống, chuyên chính vô sản biến mất, nhiều Tỷ phú, Đại gia mọc lên như nấm thi đua đầu tư qua Mỹ thủ tục dễ dàng thuận lợi, tài sản và giá trị Con người được tôn trọng, một rừng luật được áp dụng rất khoa học thi hành trình tự triệt để, tự do về mọi mặt. Ngày nay Hoa Kỳ đang thu nhiều lợi lớn từ những tayTư bản đỏ chạy chính sách tẩu tán tài sản, ít ra phải trả tiền cho con cháu Du học.

    • Builan says:

      Cho phép tôi KÉ bác <Uncle Trần. VN , thể hiện sự đồng tình .

      “Rất khâm phục và biết ơn cháu Huỳnh Thục Vy, thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn có Tấm lòngThật thà một tâm tình thẳng thắng và tinh thần Dũng cảm đã thay lời cho hàng triệu Người Dân Việt Nam yêu chuộng Tự do Công lý ở trong cũng như ngoài nước,…”

      Xin goỉ tặng HTV món quà dùng dể CHE MIỆNG lừa láo cuả HCM cùng băng đảng cuả ông ta !

      QUÀ cho Huynh Thục Vy

      http://img825.imageshack.us/img825/4843/saovang.jpg

  8. nvtncs says:

    Sau đây là sự thật về nội chiến 1954-1975:

    -Chắc chắn là Mỹ không phải thực dân như Tây, vào Nam VN để bóc lột dân ta.
    Mỹ giầu mạnh và tân tiến nhất thế giới về khoa học và kỹ thuật. sự giầu mạnh của họ từ trong kỹ nghệ nặng và tầm năng sản xuất của nền kinh tế chứ không dựa vào sự bóc lột các nước khác.
    - Mỹ chính là đất thuộc địa và chống tư tưởng thuộc địa của Anh, Pháp.
    - Mỹ không có đất thuộc địa và trả nền độc lập cho Phi Luật Tân, qua hòa bình và đàm thoại.
    - Mỹ không bao giờ có ý định lấy VN làm đất thuộc địa của Mỹ, như Tây.
    - Nếu VN xin làm tiểu bang thứ 51 của Mỹ, Mỹ sẽ từ chối.
    - Mỹ không cần bóc lột VN để làm giầu; Mỹ quá giầu, VN quá nghèo và lạc hậu.
    - Mỹ không những không bóc lột Đức, Nhật, Nam Hàn, mà còn giúp những nước đó trở nên giầu mạnh sau thế chiến thứ hai.
    Mỹ cũng đã trả lại nền độc lập cho Đức và Nhật rất sớm sau thế chiến.
    - Mỹ chỉ rục rịch muốn rút quân ra khỏi VN vì ở Mỹ lớp trẻ biểu tình phản đối chiến tranh VN và trốn quân dịch.
    - 17 triệu dân Nam không phải là ngụy vì như thế thì nửa nước là ngụy, vậy thì ngụy hơi nhiều đấy. Thật ra thì ai không theo CSVN là ngụy hết.
    - Hội đàm hòa bình Paris năm 1973, Mỹ rút quân ra khỏi Nam VN nhưng CS bắc việt vẫn tiếp tục chiến tranh ở Nam VN.
    - Hơn thế nữa, tuy rằng Mỹ đã rút quân khỏi miền Nam, nhưng quân đội CS bắc việt vẫn được giữ quân chính quy bộ đội ở Nam VN.
    - Từ năm 1954 đến năm 1963 không có quân Mỹ ở VN, ngoài cố vấn quân sự.

    Và quan trọng hơn hết là, chính CS bắc việt biết rõ tất cã những sự thật kể trên đây. Một người CS như Nguyễn Cơ Thạch chắc chắn phải biết những điều này.

    Dựa vào những sự thật kể trên, ta thấy rằng CS bắc việt đòi “giải phóng Nam VN là một sự lừa bịp không lồ dân bắc việt.
    Và nội chiến 1954-1975 là một cuộc chiến tranh thừa thãi, không cần thiết, không phải để giải phóng dân Nam, mà thật sự là để CS bắc việt làm chủ toàn phần nước VN.
    Đó là một cuộc chiến tranh làm nước kiệt quệ và chia rẽ lòng dân.

    Bao nhiêu triệu người lớp trẻ chết để làm gì? để có 37 năm vừa qua, đất nước nghèo nàn, gái việt cởi truồng phô bầy thân thể kiếm chồng ngoại quốc, các ông lớn mua Rolls Royce chạy, xây sân Golf, khách sạn năm sao, trong khi dân đói rã họng, rách rớt mùng tơi, ở ngoài thì Tầu Cộng lấy biển đảo, nhiễu sách ngư dân, thì sự hy sinh sương máu của 4, 5 tiệu người dân VN, có bõ không? Có đáng không?

    Bõ lắm chứ; vì dân thì kệ xác nó; nhưng đảng viên cao cấp thì sướng hơn những nam xưa nhiều lắm lắm chứ.

    Mhưng mà thật sự cũng chẳng sướng đâu, vì những kẻ thất học như chúng làm sao biết định nghĩa của chữ “hạnh phúc” là gì!

    Tiền nhiều, quyền hành, nhà cao, cửa rông nhưng trong đầu vẫn rối beng ra, và rỗng tuếch ngoài vài cái mánh khoé ranh vặt.

    Đó là cách mạng của lớp mù chữ; Tây gọi cái soi-disant “cách mạng” đó là une jacquerie.

    • nguenha says:

      Thưa bạn nvtncs, cuộc chiến 1954-1975 không phải là cuộc nôi chiến,một bằng chứng hiển nhiên
      58000 ngàn quân Mỹ dả chết trên Chiến trường VN!.Hàng ngàn quân Trung-cộng dược” ngụy trang’dưới “mẩu mả” lính chính quy Bắc-việt,những chuyên viên phòng không Sô-viết trong lực lựng không quân cuả Bác-việt…Tất cả dó dã chưng minh Cuộc chiến 54-75 càng không phải là cuộc Nội- chiến! Vậy thì cuộc chiến nầy rõ ràng là cuộc chiến dấu giữa CS và Tự-Do.! Cuộc chiến nầy do CS phát dộng với mục dích bành-trướng CNCS xuống tận Nam-Á. Chắc Bạn không quên,thời còn chu- ân- Lai,Trung-quốc dã thiết lập “trục”: Nam-dương(thời Sokarno làmTT)-VN-Bắc Triều-Tiên.Nhưng Trời “bất dung nhan”,Sokarno bị lật dổ,Soharto lên,DCS Nam-Dương tiêu tan,ước mơ của Chu-ân-Lai trở thành mây khói.Nước Nam Dương trở thành
      Tự-Do cho dến bây giờ.Lịch sử của CS dã cho chúng ta thấy: mọi cuộc chiến do chúng phát dộng dều không di ra ngòai “ý-thức hệ”là cuộc chiến giữa Vô-sản và tư-Bản,nói khác hơn dó là
      cuộc chiến dấu “một mất,một còn”!,giữa 2 phía không bao giờ cùng tồn-tại cả.!(dây cũng là diểm chính,mà dến nay “hòa hợp,hòa gỉaì không dến dược với dân-tộc chúng ta).Thế cho nên,
      CS luôn mặc áo:”Dân-tộc giải phóng”dể lừa bịp,dể nói 2 chữ “dồng bào’khỏi ngượng miệng,thật ra với CS chỉ có “Dồng chi”mà không bao giờ có “Dồng bào” cả.Cứ xem chúng
      gỉai quyết Hậu quả chiến tranh,sau khi chiếm dược Miền Nam,thì rõ dây:không phải là Nội-Chiến!!

      • nvtncs says:

        Thưa ông Nguyenha:

        Sau đây là bài sử chỉ rõ cuộc chiến tranh 54-75 là do chính ĐCSVN gây ra, và điều khiển chứ không phải MOscow hoặc Beijing ra chỉ thị đánh.

        Một khi đảng CSVN bắt đầu đánh miền Nam, CSVN nhận được súng ông, đạn dược cuả Nga và Tầu, và quân Mỹ đổ bộ đà Nẵng năm 1965, sau khi quân CS bắc việt đánh lớn ở Nam VN. Phải nhấn mạnh, Mỹ rất mong tránh chiến tranh ngay sau khi chiến tranh Triều Tiên vừa chấm dứt.

        Cuộc chiến tranh 54-75 không thể xẩy ra nếu CSVN không gây chiến. Lúc đó các nước Nga, Tầu, Mỹ, không có ý định gây chiến tranh.

        Cuộc chiến tranh 54-75, giữa Nam Bắc, là do Bắc Việt gây ra, vậy nó là một cuộc nội chiến.
        ———————————————
        Nguồn Wikipedia: Việt Cộng
        Google dịch.
        ———————————————
        “Trong tháng 3 năm 1956, nhà lãnh đạo miền nam cộng sản Lê Duẩn trình bày một kế hoạch làm sống lại các cuộc nổi dậy mang tên “Con đường phía Nam” cho các thành viên khác của Bộ Chính trị tại Hà Nội [16]. Ông lập luận cương quyết rằng chiến tranh với Hoa Kỳ là cần thiết để đạt được thống nhất đất nước [17]. Tuy nhiên, như Trung Quốc và Liên Xô cả hai cuộc đối đầu trái ngược tại thời điểm này, kế hoạch của Lê Duẩn bị từ chối và cộng sản ở miền Nam đã được chỉ thị giới hạn bản thân vào cuộc đấu tranh kinh tế [16] lãnh đạo được chia thành 2 phe, “Củng cố miền Bắc”, phe Bắc Kinh, nhóm dẫn đầu là Trường Chinh, và một phe “Đánh miền Nam là ưu tiên” do Lê Duẩn cầm đầu.
        Khi sự chia rẽ Trung-Xô mở rộng trong những tháng sau đây, Hà Nội bắt đầu để chơi hai cộng sản khổng lồ chống lại nhau. Các Bắc Việt lãnh đạo phê duyệt các biện pháp dự kiến ​​để làm sống lại các cuộc nổi dậy miền nam trong tháng 12 năm 1956. [18] Lê Duẩn của kế hoạch chi tiết cho cuộc cách mạng ở miền Nam đã được chấp thuận về nguyên tắc, nhưng thực hiện là điều kiện trên chiến thắng hỗ trợ quốc tế và hiện đại hóa quân đội, mà đã được dự kiến ​​để có ít nhất là cho đến 1959. [19] Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng bạo lực là vẫn còn một phương sách cuối cùng [20] Nguyễn Hữu Xuyên được giao chỉ huy quân sự ở miền Nam., [21] thay thế Lê Duẩn, người được bổ nhiệm là lãnh đạo của Bắc Việt. Điều này đại diện cho một mất quyền lực cho Hồ; ông Hồ ưa thích người vừa phài hơn, Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng [17].

        Trong một bài phát biểu được đưa ra vào ngày 2 tháng 9 năm 1957, Hồ đã nhắc lại các khuynh hướng “Bắc đầu tiên” của cuộc đấu tranh kinh tế. , Hồ đến Moscow với Lê Duẩn và được phê duyệt cho một khuynh hướng chiến binh. [24] Trong đầu năm 1958, Lê Duẩn đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của “Inter-Khu V” (miền bắc Nam Việt Nam) và ra lệnh thành lập các đội tuần tra và các khu vực an toàn để cung cấp hỗ trợ hậu cần cho hoạt động ở đồng bằng sông Cửu Long và tại các khu vực đô thị [24] Trong tháng 6 năm 1958, Việt Cộng đã tạo ra một cấu trúc lệnh phía đông đồng bằng sông Cửu Long. [25]

        Các Bắc Việt Cộng sản Đảng đã được phê duyệt một “chiến tranh dân tộc” vào miền Nam tại một phiên trong tháng 1 năm 1959 và quyết định này đã được xác nhận của Bộ Chính trị tháng ba [15] Trong tháng 5 năm 1959, Tập đoàn 559 được thành lập để duy trì và nâng cấp các Hồ Chí Minh. Trail, tại thời điểm này sáu tháng núi đi bộ qua Lào. Khoảng 500 triệu tập ra bắc năm 1954 đã được gửi về phía nam trên đường mòn trong năm đầu tiên hoạt động [26] vũ khí giao hàng đầu tiên thông qua các đường mòn, một vài chục khẩu súng trường, được hoàn thành vào tháng 8 năm 1959. [27].

        Hai trung tâm chỉ huy khu vực đã được sáp nhập để tạo ra các Văn phòng Trung ương cho miền Nam Việt Nam (Trung uong Cục domain Nam), trụ sở chính của đảng cộng sản thống nhất cho miền Nam [15]. COSVN bước đầu đã được đặt tại tỉnh Tây Ninh gần biên giới Campuchia. Ngày 08 tháng 7, Việt Cộng đã giết chết hai cố vấn quân sự Mỹ tại Biên Hòa, người Mỹ đầu tiên chết trong chiến tranh Việt Nam. [Nb 5] “Giải phóng 2d Tiểu đoàn” phục kích hai công ty của những người lính miền Nam Việt Nam vào năm 1959, các đơn vị lớn đầu tiên hành động quân sự của chiến tranh [6] Điều này được coi là khởi đầu của “cuộc đấu tranh vũ trang” trong tài khoản cộng sản [6] Một loạt các cuộc nổi dậy bắt đầu ở đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Bến Tre vào tháng Giêng năm 1960 tạo ra “vùng giải phóng”, mô hình Việt Cộng-phong cách của chính phủ. (1960-1961) [29]. Moscow ủng hộ việc giảm căng thẳng quốc tế vào năm 1960, vì nó là năm bầu cử tổng thống Mỹ. [nb 6]

        Để chống lại lời cáo buộc rằng Bắc Việt Nam đã vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ, sự độc lập của Việt Cộng đã được nhấn mạnh trong tuyên truyền cộng sản. Việt Cộng đã tạo ra các Mặt trận Giải phóng Quốc gia miền Nam Việt Nam trong Tháng Mười Hai năm 1960 tại Tân Set làng ở Tây Ninh là 1 “mặt trận thống nhất”, hoặc chính trị chi nhánh nhằm mục đích khuyến khích sự tham gia của không-cộng sản. [30] hình thành của nhóm đã được công bố bởi Đài phát thanh Hà Nội và 10 điểm tuyên ngôn của nó kêu gọi, “lật đổ các chế độ trá hình thuộc địa của các đế quốc và chính quyền các độc tài, và để tạo thành 1 chính quyền liên minh quốc gia và dân chủ.” [6] Thọ, các của quân giải phóng “trung lập” Chủ tịch luật sư, là một nhân vật bị cô lập giữa các cán bộ, chiến sĩ.”

      • nguyen ha says:

        Không thể nói,cuộc chiến 54-75 là”nội chiến”vì Bắc-việt xua quân trước!! Vậy thì chiến tranh Triều-Tiên cũng là Nội chiến hay sao? Chủ nhĩa Mác-lênin bách chiến-bách thắng!! Sao gọi là Nội chiến.Hết!!

      • nvtncs says:

        Trước tiên ta hãy đi tìm định nghĩa chữ “nội chiến”:

        “Nội chiến là chiến tranh giữa các thành phần trong một nước hay quốc gia, giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp nhau vì nhiều lý do khác nhau: tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v…”

        Sau đây, xin dẫn trích một bài về lịch sử VN cận đại rất có gía trị, đứng đắn, có nhiều chi tiết mới, và nhấn mạnh ý nghĩa nội chiến ở VN từ năm 1945:

        “HCM gây nội chiến
        và chủ trương chiến tranh trường kỳ
        Gs. Hứa Hoành, 15/01/2007

        Đến đây (1949) cuộc kháng chiến chống Pháp, không còn là kháng chiến nữa. Nó trở thành cuộc đấu tranh giai cấp trường kỳ…

        “Kháng chiến chống Pháp là hình thức cao rộng của đấu tranh giai cấp, nghĩa là cuộc đấu tranh lớn lao trên thế giới giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”. (Tổng Bí Thư Trường Chinh)

        “Ông Hồ cứ đổ vạ cho người khác (Pháp) trong khi chính ông chủ trương gây nội chiến và trường kỳ kháng chiến để nắm quyền hành và làm cách mạng vô sản”.

        Khác với những tài liệu, sách báo do Việt Cộng viết ra “… Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh nầy chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách. Chúng tôi tha thiết với nền độc lập … Nước Việt Nam cần kiến thiết, Nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm ..”.. (“Bác Hồ, những ngày tháng Chạp 1946”, báo Nhân Dân số ra ngày 15/12/1986).

        Tất cả sách báo bên nhà viết ra đều theo đúng lập trường như trên. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu lý thuyết Mác Lênin và những hoạt động của Lênin hồi cách mạng vô sản tháng 10/1917 tại Nga, thì chúng ta nhận ra một sự thật trái ngược. Ông Hồ không những không muốn tránh chiến tranh, mà còn cám ơn Pháp đã xâm lăng Việt Nam, để ông có cơ hội cho đảng CS nắm chặt quyền bính, cũng như ông đã chủ trương gây nội chiến để triệt hạ tất cả những thành phần đối lập, thuộc giai cấp tiểu tư sản.

        Bằng mọi thủ đoạn lừa dối, gian xảo, một nhóm đảng viên CS vô nghề nghiệp (thực chất lúc đó chỉ có 8 người), tụ tập giữa rừng sâu (Tân Trào), tự phân chia vai vế với nhau (16/08/1945), âm thầm kéo về Hà Nội vào ban đêm (24/08/1945), dùng báo tuyên truyền bịa đặt chuyện “Quốc Dân Đại Hội Tân Trào” bầu ra chính phủ lâm thời. Vừa nắm chính quyền bất hợp pháp, ông Hồ thi hành một chính sách hai mặt :

        1 – Về công khai, ông kêu gọi mọi người “đoàn kết với Việt Minh” để ủng hộ chính phủ lâm thời do ông lãnh đạo.
        2 – Trong bí mật, ông thi hành một chính sách khủng bố dã man, dùng như sách lược của Lênin trong thời cách mạng vô sản ở Nga. Chính sách đó là “bắt cóc, ám sát, thủ tiêu, mổ bụng, cắt tiết, buộc đá thả trôi sông, xảy ra như cơm bữa từ thành thị đến thôn quê” (Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi, trang 88, Văn Hóa xuất bản 2002).

        Những tháng kế tiếp, các ban ám sát Việt Minh đêm ngày lùng sục bắt bớ những cán bộ các đảng phái yêu nước theo chủ nghĩa Dân tộc, những người có chút tiếng tăm hay gia sản. Việt Minh chụp cho họ cái mủ “Việt Gian” để biện minh cho những vụ thảm sát vô nhân đạo ấy”.

        HCM gây nội chiến.

        Xin quý độc giả nhớ rõ một điều lúc nào Việt Cộng cũng xưng tụng “Chủ tịch HCM là một người học trò trung thành nhất của Lênin, mới rồi báo Nhân Dân còn ca tụng “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin còn sống mãi”. Những gì Lênin đã làm cho Dân tộc Nga hồi cách mạng vô sản 1917, đều được ông Hồ đem áp dụng vào trường hợp Việt Nam.

        “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và Nhân dân Việt Nam không những là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản”. (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1, các trang 126 – 127).

        Ngay từ khi mới chiếm được chính quyền, quan niệm của Lênin rất rõ : “Phe Bolchevik cướp được và giữ được chính quyền là điều ưu tiên lớn nhứt, mọi việc khác đều phụ, đều là thứ yếu, đều vặt vãnh ..”. (Thành Tín, Về Ba Ông Thánh, trang 54). Còn ông Hồ ? Tưởng Vĩnh Kính, trong tác phẩm nghiên cứu “HCM tại Trung Quốc”, sau khi phân tích tỉ mỉ, đã đưa ra nhận xét : “Nỗi thao thức chính yếu của ông Hồ vào lúc đó (1945/1946) đã không phải là vấn đề : có thể sớm đạt được một nền độc lập hay không, mà chính là vấn đề bản thân của Việt Minh có thể đoạt thủ được chính quyền hay không ?”. (Tưởng Vĩnh Kính, sách đã dẫn, trang 356-357). …”
        ——————————————
        http://www.congdongnguoiviet.fr/ToiAcHcm/VietGianHCM/0701GayNoiChienH.htm

      • nvtncs says:

        Nội chiến VN ( Tiếp ):

        Mong BBT đăng phần sau đây của bài của GS Hứa Hoành vì có vài chi tiết lịch sử, một số đọc giả có thể chưa biết.

        “Liền sau khi tuyên bố độc lập (02/09/1945) một chiến dịch khủng bố bắt đầu :

        Trước đó một ngày 01/09/1945, VM đem quân đánh một căn cứ Đại Việt ở Ninh Bình.

        Ngày 05/09/1945, ký sắc lệnh giải tán các đảng Quốc Gia Xã Hội, Thanh Niên Ái Quốc, Đại Việt Quốc Dân Đảng.

        Ngày 06/09/1945 bắt thủ lãnh Thanh Niên Ái Quốc Võ Văn Cầm. Cùng ngày này trong Nam cũng xảy ra khủng bố, bắt cóc.

        Ngày 10/09/4195, Trần Huy Liệu họp báo thanh minh : “Đó không phải là khủng bố, vì bị bắt bao giờ cũng là những kẻ do sự điều tra, nhận thấy có phương hại đến chính quyền của Nhân dân”.

        Ngày 12/9/1945 bắt nhiều cán bộ, các đảng quốc gia : Bùi Trần Thường, Đào Chu Khải, Lê Ngọc Vũ…

        Ngày 13/9/1945 bắt hai lãnh tụ VNQDĐ Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp, bắt hụt Nhượng Tống… sau đó cắt tiết hai ông Sơn và Nghiệp ở Chèm Vẻ, thả trôi sông.

        Ngày 15/9/1945, ông Hồ ký sắc lệnh an trí những người nguy hiểm cho cách mạng… (Xem Chính Đạo. Việt Nam Niên Biểu, tập 1A, từ trang 255 tới 261).

        Như vậy những gì ông Hồ đã làm chính là sao chép cái phương pháp của Lênin đã áp dụng cho Dân tộc Nga.

        Nếu quý vị là thành viên hay lãnh tụ các đảng phái yêu Nước theo chủ nghĩa Dân tộc, bị khủng bố như vậy, liệu quý vị có phản ứng lại hay không ? Các đảng phái của những người yêu Nước theo chủ nghĩa Dân tộc buộc lòng phản ứng lại, chống lại Việt Minh để sinh tồn, tức nội chiến xảy ra. Ai gây ra nội chiến ?

        Để thấy những việc làm của ông Hồ chính là cái bản sao của Lênin trong thời gian mới chiếm được chính quyền ở Nga, xin nhắc thêm : “Nhiều giấy tờ, chỉ thị mang bút tích của Lênin đều xác nhận chính Lênin chủ trương “tiến hành nội chiến” để “tiêu diệt kẻ thù giai cấp”. Điều này cũng đúng với lý thuyết của Mác Anghen như đã dẫn ở trên.

        Chúng tôi xin dẫn chứng thêm trên báo Cờ Giải Phóng, cơ quan tuyên truyền cổ động trung ương đảng CS Đông Dương, xuất bản tại Hà Nội ngày 05/10/1945, có đăng bài “Kỷ Niệm Lần Thứ 28 Cách mạng tháng 10” đã cổ võ nội chiến như sau : “Giữa cơn bão lửa gầm thét khắp năm châu, Lênin, … lên tiếng. Những lãnh tụ vô sản này đã kêu gọi quần chúng Nhân dân các Nước quay súng lại, bắn vào đầu bọn tư bản trong Nước, đổi “chiến tranh chống đế quốc ra nội chiến”. Như vậy thâm ý của ông Hồ thay vì chuẩn bị kháng chiến chống xâm lăng, chống đế quốc Pháp, thì ông quay ra gây nội chiến trước, đúng sách lược của Lênin. Và như vậy, thực dân Pháp chỉ là kẻ thù phụ, thứ yếu, còn kẻ thù chính là giai cấp tiểu tư sản mà ông Hồ phải “tiêu diệt đương nhiên và trước hết”.”

      • kbc 3505 says:

        Thưa bạn nvtncs,

        Bạn định nghĩa nội Chiến ở comment dưới…
        (Trích) “Nội chiến là chiến tranh giữa các thành phần trong một nước hay quốc gia, giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp nhau vì nhiều lý do khác nhau: tôn giáo, chính trị, kinh tế, v.v…” (hết trích)

        Trịnh Nguyễn phân tranh thời vua Lê (Việt Nam). Và…
        American civil war (Hoa Kỳ).

        Hai cuộc chiến ví dụ nêu trên phù hợp với định nghĩa nội chiến của bạn, hoàn toàn không có không có bóng dáng ngoại nhân.

        Cuộc chiến VN từ 1930 đến 1954: Là cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lăng, quy tụ nhiều đảng phái, trong đó có đảng cộng sản Việt Nam (không phải là nội chiến.)

        Bạn nghĩ hay giải thích sao với cuộc chiến từ 1954 đến 1975 sau hiệp định Geneve chia cắt hai miền Nam Bắc VN với hai ý thức hệ hoàn toàn khác nhau, và cuộc chiến thay đổi với hàng chục nước tham chiến gồm: Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, Thái, Phi, Nam Hàn…và miền Nam VN đối đầu với chủ nghĩa cộng sản gồm Nga, Tàu, Bắc Hàn, Cuba, các nước Đông Âu… và cộng sản Bắc Việt với hơn nửa triệu lính Mỹ và hàng ngàn quân đồng minh tham gia giúp miền nam VN và hơn 58 ngàn lính Mỹ tử trận tai VN? Cuộc chiến này đâu có giống như bạn định nghĩa nội chiến ở phần trên?

        Bạn kết luận: (trich) “…Cuộc chiến tranh 54-75, giữa Nam Bắc, là do Bắc Việt gây ra, vậy nó là một cuộc nội chiến..” Kết luận như vậy có đúng không? Ai gây ra đâu có thành vấn đề. Vấn đề là ai tham chiến chứ? Và Việt cộng cũng rêu rao là đánh đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam mà?

        kbc3505

  9. nt says:

    Formidable, không những Võ Nguyên Giáp mà cả lủ CS BV như HCM, Phạm v Đồng, Lê Duẫn, Lê Đ Thọ,… là bọn quĩ đỏ đã thiêu đốt bao nhiêu thế hệ thanh niên miền bắc vì chỉ chứng minh cho Tàu,
    Nga và CS quốc tế họ là nô lệ. Bây giờ họ làm gì để rửa dết nhơ đó, phải chăng Miến Điện đã mở
    đường cho họ hay toàn dân với sự bất khuất của dòng máu Việt mà quét họ đi và xây dựng lại nước Việt cho con cháu ngày mai.

  10. Thai Duong says:

    Cảm ơn cô Thục Vy vì một bài viết thật suất sắc .
    Cô đứng ngoài cuộc chiến mà có những nhận xét rất chính xác .
    Gia đính họ Huỳnh đáng được ca ngợi .

Leave a Reply to Uncle Trần.VN