Cách Hoa Kỳ nhìn về Việt Nam: Một thay đổi rõ nét
Nhân ngày Tự Do Báo Chí 3 tháng 5 vừa qua, Tổng Thống Obama nêu trường hợp của Blogger Điếu Cày để báo động tình trạng đàn áp tự do báo chí và kêu gọi các chính quyền tôn trọng quyền tự do này.
“Chúng ta không được qu ên những người… như Blogger Điếu Cày, mà việc bắt bớ năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt nhắm vào nền báo chí công dân ở Việt Nam”, TT Obama nói.
Chúng ta hoan hỉ về sự kiện này vì nó biểu lộ mối quan tâm của Hoa Kỳ không những đối với cá nhân Blogger Điếu Cày mà đối với chính sách bóp nghẹt tự do báo chí ở Việt Nam nói chung. Quả vậy, TT Obama nhắc đến Việt Nam như một trong các trường hợp nổi bật về vi phạm tự do báo chí trên thế giới, đồng hạng với các quốc gia Syria, Eritrea, Ecuador, Belarus, và Cuba.
Nếu chúng ta hiểu rằng mỗi bài phát biểu của Tổng Thống Hoa Kỳ đều có sự tham khảo, góp ý của nhiều cơ quan, phải qua nhiều vòng duyệt và chuẩn bởi nhiều giới chức hữu trách về chính sách, thì việc chọn Blogger Điếu Cày và Việt Nam làm điểm nhấn cho lời phát biểu không phải là một quyết định bâng quơ mà nó thể hiện sự đồng tâm trong nội bộ Hành Pháp Obama.
Đây là một bước ngoặt đáng kể về chính sách và mỗi người ký thỉnh nguyện thư đều có thể tự tin rằng mình đã góp phần cho thành quả ấy.
Tôi biết chắc điều này vì hai lẽ.
Thứ nhất, cách đây hơn hai năm, ngày 21 tháng Giêng năm 2010, khi Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về tự do internet, thì Việt Nam không thuộc các quốc gia mà Bộ Ngoại Giao đặc biệt quan tâm. Khi tôi hỏi về các bloggers bị bắt bớ và xử tù ở Việt Nam, Bà Ngoại Trưởng không biết, không chuẩn bị nên trả lời loanh quanh.
Điều này cho thấy rằng các thuộc cấp hữu trách đã không đặt nặng cuộc đàn áp các Bloggers đang diễn ra ở Việt Nam trong các bản phúc trình gởi cho Bà; Việt Nam đã không nằm trong trọng tâm về nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Nhờ những cuộc vận động hậu trường liên tục của một số tổ chức, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm hơn về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nhưng chính sách của họ vẫn rất dè dặt. Nhóm chủ trương nhân nhượng và bao che cho Việt Nam có vẻ mạnh thế hơn các giới chức thực sự quan tâm về nhân quyền.
Chính bởi vậy chúng ta cần và đã lên tiếng trực tiếp với Toà Bạch Ốc qua một chiến dịch thỉnh nguyện thư ồ ạt. Và chúng ta có thể kết luận, tiếng nói của chúng ta đã đến tai Tổng Thống Hoa Kỳ và đã tạo được sự quan tâm của cả Hành Pháp.
Lý do thứ hai để khẳng định điều này là: Nội dung thỉnh nguyện thư gởi TT Obama nêu đích danh Blogger Điếu Cày.
Với sự tự tin về thành quả đạt được này, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ cần đẩy xa hơn nữa nỗ lực đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.
Tôi đã viết loạt bài hướng dẫn để chúng ta từng bước một thực hiện điều này (trên machsong.org)
Các link liên quan:
http://gcepbd.ning.com/profiles/blogs/hillary-rodham-clintons
http://iipdigital.usembassy.gov/st/english/texttrans/2012/05/201205035037.html#axzz1uEmHUVbJ
(Tác giả gửi đăng)
Tan says: ‘Ông Trực Ngôn!
Những ngươi có học người ta đọc bài của các ông nhưTK, Trực Ngôn, Trúc Bạch… là người ta hiểu ngay cái kiến thức của các ông thế nào? Các ông muốn đánh đổ CS ngay lập tức thì viết bài đưa ra giải pháp chống CSVN sao cho có khả thi xem nào ? hãy trả lời ông Cẩn Thận là làm thế nào để VN ta không còn là nhược tiểu nữa đi xem sao?‘
Xin trả lời các ông Tan, Phuong, Vũ, việt và những ai binh vực CSVN luôn thể
Nói như thế là các ông cố tình gian dối, vu oan giá vạ cho chúng tôi mà thôi. Không chỉ ý kiến của tôi, mà cả những người mà các ông nhắc ở trên, chúng tôi chỉ là những người dân, không có khả năng ‘đánh đổ CS ngay lập tức’, mà chỉ nói lên những hành động tàn ác và gian dối của nhà cầm quyền CSVN mà thôi.
Việc lật đổ CSVN là trách nhiệm của tất cả những người VN yêu nước, những người không chấp nhận hèn như lãnh đạo csvn đối với TQ! Nếu CSVN cứ tiếp tục hèn với giặc, ác với dân thì chắc chắn sẽ có ngày máu sẽ đổ, cho dù tôi và rất nhiều người khác không muốn như thế!
Còn làm thế nào để VN ta không còn là nhược tiểu nữa thì mỗi người VN phải ý thức trách nhiệm của mình, phải lên tiếng thúc giục nhà nước CSVN đừng có hèn nữa, đừng ác với dân nữa, hãy thay đổi chính trị để tất cả mọi người cùng góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
Còn như các ông cứ cúi đầu nịnh bợ, binh vực thì chẳng khác nào khích lệ lãnh đạo CSVN hãy tiếp tục hèn và các ông cũng hèn như họ.
Xin lỗi, tôi phải nói thẳng thắn như vậy.
Ông Trực Ngôn!
Ông hãy ví dụ chứng minh thế nào là các ông Tan, Phuong, Vũ, việt “nịnh bợ” đi xem sao? Họ cũng nói là CSVN tham những, đàn qáp dân. Họ cũng muốn lật đổ CSVN ngay nhưng vì họ thấy làm vậy trái với thực tế hiện nay, đó là phương án “bất khả thi” và họ đã nêu rõ ràng các lý do tại sao lại như vậy. Họ còn đưa ra phương án “khả thi” nữa.
Ông Trực ngôn muốn bác bỏ ý kiến của họ thì ông phải có lời phản bác lại, ngay vào những lập luận chính của họ đã nêu. Ông không làm nổi điều đó, ông cứ đóng sống cho người ta là “bênh CSVN” ông thử chúng minh ví dụ xem họ bênh như thế nào xem sao?
Nếu ông Trực Ngôn không đủ trình độ phản bác có lập luận logic, thì cứ im lặng mà xem, không nên nói kiểu “ba lăng nhăng” như thế. CSVN nó xấu thật nhưng nó rất quan trọng với Mỹ khi mà mối liên kết Mỹ- Việt, Ấn, Nhật Asean…hình thành để Kìm chế TQ ở Biển Đông. Đây là một sự thật rành rành cả thế giới đều công nhận trừ ông Trực Ngôn và nhóm Trung Kiên, Trúc Bạch …. ./.
Con người có trí khôn là con người biết nhìn xa, nhìn những cái rộng lớn hơn. TQ một tên không lồ ở ngay sát vách VN. VN cần có hòa bình vì chiến tranh mà nổ ra dù VN có thắng nhưng cũng thiệt hại về xương máu vô cùng to lớn, đât nước cũng bị tàn phá nặng lề. Vậy để có được Hòa Bình VN cần biết kìm chế và khôn khéo.
Những thời gian trước đây, TQ nó làm mưa làm gíó vì lúc đó ta con qúa yếu. Nếu tinh ý theo dõi thì mức độ TQ làm càn với VN ta ngày một it đi rất nhiều. Đó là vì VN đã dần mạnh lên. Lúc mình yếu thì phải nhịn, làm căng là thiếu khôn ngoan. Ông cha ta ngày xưa cũng thế thôi, lúc đầu quân địch mạnh, các vua VN đều bỏ trống thành Thăng Long để rồi sau lại lấy lại và đánh cho quân Tàu chạy nhu vịt cơ mà.
Thế nhưng sau đó VN vẫn cần làm lành với TQ, (thậm chí chịu chiều cống, phong vương…). Tất nhiên ngày nay không còn chuyện ấy nữa. Nay VN ta có thuận lợi hơn là ta không còn đơn thương độc mã như ông cha ta xưa kia để chông giặc Tàu. Ngày nay ta có liên kết được QT giúp đỡ nhiều.
Bây giờ VN đã chuẩn bị hòm hòm rồi, sự nhịn cua chúng ta cũng có giới hạn. Nếu TQ làm càn VN quyết cho chúng một trận “Điện Biên Phủ trên biển” nữa để cho đủ Bộ 3 về ĐBP là ĐBP trên bộ (Pháp), ĐBP trên không(Mỹ) Và lần này ĐBP trên biển (TQ). Thế thôi .
Xin mời ông đầu đất xem đài truyền hinh Bắc kinh nói gì ở phía trên đây nhé!
viet says:
12/05/2012 at 22:44 Vừa rồi ông vietnamnew và ông vũ đã trình bày về phương án VN tiến lên Cường quốc trước rồi mới đa nguyên đa đảng sau (giống TQ).
Vậy bây giờ xin mời vị nào muốn lật đổ CSVN để có đa nguyên đa đảng ngay thì các vị phải có phương án trình bày có lí giải rõ ràng như 2 ông kia. Làm như thế đê mọi người cùng tham khảo và góp ý chứ! Xin mời./.
Không thấy mấy ông đòi “diệt công ngay lập tức” nói gì? Chắc là bí quá ra điều ta đây không thèm trả lời. Vậy người ta nói các ông là “đầu đất” cung không có gì là quá đáng ./.
Ở đây là diễn đàn, Tan? Có phải là ban…tham mưu liên hiệp 4 bên đâu? Phương án kế sách cái…con tiều gì chớ?
Mọi người hầu hết chỉ trình bày quan điểm, sự thật, dựa theo đề tài bài chủ mà BBT đã chọn đăng. Vậy thôi.
Trong lúc…hàn huyên, có ít người….khỏ trúng mỏ ác, mềnh cũng không nên…bức xúc (chử VC hay xài), rồi ra vẽ chỉ có một mình ta là…bảnh, khi dể thiên hạ. Nghe nó…thúi quá Tan?
Riêng cái vụ…cướng quốc trước, rồi…đa đảng sau, thì đúng là…láo. Dưới bàn tay kinh bang tế thế của giặc Cộng, mà dám hát rằng chúng sẽ đưa cái xứ tội nghiệp VN lên hàng…cường quốc, nghe y hệt như…Trần dân Tiên bơm Hồ chí Minh. Bơm cạnh cạnh, hết cở.
Hỡi ôi, 37 năm dài, nhăn răng cũng bị bơm kiểu này, rốt cuộc chỉ có cán lớn, cán bé và thân nhân của chúng, là…lên hàng cường quốc. Còn nhăn răng thì vẫn…chết non đều chi, thiếu ăn tiếu hút, thiếu…chích…
* Tái bút: Tan nên tự…tập hát đi Tan, bỏ bớt cái tật copy & paste, dài sòng sọc, thấy là…muốn chóng mặt, chắc Ngu này…chết sớm quá…
Cái đầu của Tien Ngu có óc không vậy ta?
Cái đầu của Tien Ngu không có óc mà biết suy nghĩ, viết ra những dòng ở trên.
Ông Thái chê ông Tien Ngu không có óc, nhưng sao ông chỉ viết được bấy nhiêu chữ?
Cứ đọc những góp ý thì biết ai là người có óc và ai là kẻ thiểu não! Ông Tân, việt, vietnamnew và ông vũ nữa! Cái gì mà ‘ đã trình bày về phương án VN tiến lên Cường quốc trước rồi mới đa nguyên đa đảng sau (giống TQ)‘ nghe đao to búa, làm như các ông là những chính khách, lãnh đạo đất nước?
Viết vài câu chưa ra hồn, mà đòi bày đặt ‘phương án VN tiến lên Cường quốc’?
Tôi muốn bổ-túc thêm phần phản-hồi của tôi. Tôi ao-ước các độc-giả và những phản-hồi của các bạn cố-gắng không nên đi quá xa khỏi tiêu-đề mà tác-giả bài viết muốn nhấn-mạnh. Ts NĐT muốn nói trong bài chủ rất ngắn này, đơn-giản chỉ các điểm sau :
(1) – Tác-giả viết ‘ mỗi bài phát-biểu của TT Obama đều có sự tham-khảo, góp ý của nhiều cơ-quan, v.v…’ – điều này nói lên rằng, lời tuyên-bố của TT Obama không có tính-cách cá-nhân, vô-thưởng vô phạt, nhưng nó nằm trong chính-sách của chính-quyền Obama nói riêng và của Mỹ nói chung ; có tác-động lớn rộng trên bình-diện thế-giới.
(2) – Tác-giả viết ‘ Đây là một bước ngoặt đáng kể ‘ – tôi tạm ngừng ở đây để có một nhận-xét nhỏ :
từ-ngữ ” bước ngoặt ‘ hơi to-tát, quá-đáng với những phạm-vi Ts Thắng đang đề-cập – có lẽ ông ấy vô-ý hay không quen dùng, nhưng với trình-độ của ông ấy thì khó chấp-nhận được – có thể dùng một từ-ngữ khác nhẹ hơn như ‘ khúc quanh ‘ (tôi ví-dụ vậy mà thôi ) , chứ ‘ bước ngoặt ‘ hay ‘ khúc quành ‘ là những turning-points đánh dấu một hay nhiều historical events, đặc-biệt, to lớn hơn nhiều. Trừ phi tác-giả có tư-tưởng thiên về chủ-nghĩa hiện-sinh để dùng một trong những nguyên-lý nền-tảng là subjectivity (tính chủ-thể ) – nói lên suy-nghĩ riêng của mình, mặc-định tính hợp-lý của nó, cho subjective truth của mình là quan-trọng, không cần phù-hợp với object được biết đến… Tuy nhiên đó chỉ là kỷ-thuật dùng ‘ từ-ngữ ‘, có thể không phải là sở-trường của tác-giả. Hơn nữa cũng không có gì là quan-trọng đối với những issues đang thảo-luận – tôi xin lỗi mọi người vì sự dài-giòng kể trên – Tác-giả trong phần này muốn nói, có những giá-trị của một việc làm (ví dụ chiến-dịch TNT vừa qua) mà chúng ta không nên nôn-nóng sớm có kết-quả – như mì ăn liền -, nhưng cần phải kiên-nhẫn chờ-đợi. Điều gì cũng đòi-hỏi một tiến-trình, có cái mau, có cái chậm tùy vào những nhân-tố khách-quan và chủ-quan. Đó là lô-gíc thôi. Tác-giả đưa ra hai lẽ. Mong các bạn đọc kỹ và cho thêm những phản-hồi tương-ứng. Có nghĩa là, chính-phủ Mỹ không hẳn làm ngơ trước những những vi-phạm nhân-quyền, và những thứ khác gây ra bởi chính-quyền độc-đảng tại VN, mà thực-chất là họ không nắm rõ. Chính vì vậy, tác-giả nói ‘ chúng ta cần và đã lên tiếng…’
(3) – Cuối cùng là gì ? Là tiếp-tục điều gì chúng ta có thể làm được. Hãy nhẫn-nại, và như tác-giả nói ‘ cần đẩy xa hơn nữa nỗ-lực …’. Muốn tìm-hiểu thêm, các bạn có thể theo lời mời của Ts NĐT mà vào machsong.org – Riêng tôi, tôi tự đặt cho mình những câu hỏi : Chúng ta sẽ tiếp-tục như thế nào ? Rút những ưu-khuyết điểm gì từ chiến-dịch TNT vừa qua ? Điều gì là then-chốt ? Có một đa-dạng-tính trong Cộng-Đồng người Việt Hải-Ngoại, đặc-biệt tại Mỹ, vậy làm sao có một sự kết-hợp tương-đối để duy-trì những impulses trong cái impulsion này, cái nào là impetus chính ? v.v…