WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thủ Tiêu: cuốn sách gây kinh hoàng

Nạn diệt chủng ở Campuchia do Khmer Đỏ gây nên từ tháng 4-1975 đến đầu năm 1979 là một sự kiện kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Đã có bộ phim thời sự “Cánh đồng chết” – The Killing Field – ghi lại theo ngôn ngữ điện ảnh, dựng lại những thảm cảnh tận cùng man rợ của con người đối với đồng loại của mình, nhân danh một chủ nghĩa cộng sản đầy tràn thú tính. Thật là quá ít khi trí nhớ nhân loại cần ghi sâu những tội ác kinh hoàng để không cho tái phạm thêm một lần nữa. Cần nhất là tác phẩm văn học.

Mới đây, tại Pháp xuất hiện một cuốn sách sớm gây chấn động dư luận. Đó là cuốn “Thủ Tiêu” – “l’Élimination” của một nhà văn, nhà điện ảnh Campuchia, do nhà xuất bản lớn “Grasset” xuất bản, 332 trang, phát hành từ tháng 3-2012.

Tác giả có lý lịch thật độc đáo, bảo chứng cho giá trị cũng độc đáo của cuốn sách. Đó là ông Rithy Panh, sanh ngày 18 tháng 4 năm 1964 ở thủ đô Pnom Penh, mới 48 tuổi, trong một gia đình trí thức lớn có truyền thống theo văn hóa Pháp từ thời Campuchia còn là thuộc địa Pháp. Bố, mẹ, chú, bác, anh, chị em ruột và anh chị em họ của ông đều bị Khmer Đỏ giết hoặc đày đọa đến chết, ngay trước mắt của ông, từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi quân của họ tràn vào Pnom Penh, cho đến tháng 12 năm 1978, – khi quân đội Việt Nam tiến công vào, quân lính Khmer Đỏ cùng cố vấn quân sự Trung Quốc bỏ chạy sang Thái Lan.

Ngày hôm sau, khi “dân loại 2» ở Pnom Penh và các thành phố, thị trấn bị đuổi hết về nông thôn cho “dân loại 1» cai quản, lại chính là ngày kỷ niệm sinh nhật của cậu bé Rithy Panh tròn 11 tuổi. Dần dần người thân xa gần của cậu bé Rihty Panh bị ốm bệnh, ốm đói, bị đâp vỡ sọ qua thẩm vấn, trên các công trường thủy lợi, cậu bé côi cút ghi vào trong bộ não non nớt của mình không biết bao nhiêu cảnh kinh hoàng, cho đến ngày cậu bị trôi dạt sang Thái Lan vào đầu năm 1979, để rồi sau đó được may mắn đưa sang Pháp, khi 15 tuổi.

Rithy Panh được cộng đồng Khmer và chính quyền Pháp nuôi dưỡng, cho ăn học chu đáo và thành tài. Năm 1985, khi 21 tuổi, anh tốt nghiệp Học viện cấp cao điện ảnh Pháp – Institut des Hautes Études Cinématographiques, vừa chuyên viết kịch bản phim phóng sự, vừa quay và dựng phim, anh còn làm diễn viên điện ảnh khi cần. Anh nói và viết tiếng Pháp trôi chảy như một trí thức Pháp.

“Những con người của đồng ruộng”, “Một buổi chiều sau chiến tranh”, “S21, bộ máy của Khmer Đỏ” là những bộ phim phóng sự đầu tay của Krithy Panh, đều được khen thưởng.

Tất cả sáng tác của Rithy Panh đều nói về cuộc diệt chủng ở quê hương anh, trong 4 năm cai trị của Khmer Đỏ, dưới cái tên hiền lành là “Campuchia Dân chủ”.
Rithy Panh kể rằng tâm trạng anh trải qua nhiều dằn vặt âm thầm mà dữ dội. Vừa muốn quên đi những năm tháng kinh hoàng để không bị quá khứ đau thương đầy chết chóc ám ảnh ngày đêm, có khi nửa đêm tỉnh dậy hốt hoảng tưởng như còn ở thời diệt chủng; lại có lúc muốn nhớ lại hết, ghi lại hết, kể lại hết những tội ác đã chứng kiến, coi đó là nghĩa vụ đối với đồng bào mình, anh chị em, bố mẹ mình đã bị giết một cách thảm thương.

Thế rồi anh đã trở về Pnom Penh, trở về nước đang hồi sinh, gặp lại đồng bào mình và tự nhủ không thể quên lãng. Anh hiểu rõ mình là một chứng nhân quý hiếm của lịch sử hiện đại Khmer. Anh trở lại chùa Tháp Angkor, trở lại những cánh đồng chết chóc năm xưa, trở lại nơi có ngôi nhà ấm cúng xưa kia của gia đình ở giữa thủ đô Pnom Pênh, anh nhớ lại những năm tháng kinh hoàng của anh giữa tuổi thiếu thời, chết đi sống lại nhiều lần, từ khi 11 đến 15 tuổi. Anh nghiền ngẫm về cái sống và cái chết, về bản chất thiện, ác của loài người, của từng con người.

Tại quê hương đang hồi sinh, anh có dịp dự phiên tòa án quốc tế xử bọn tội phạm diệt chủng như Nuôn Chea, Yeng Sari, Khieu Samphan…và đặc biệt Duch, tên trùm công an Khmer Đỏ Tổng giám đốc cơ quan S21 kiêm chỉ huy nhà tù lớn Tuol Sleng, giữa thủ đô Pnom Penh.

Anh đặc biệt chú ý đến Duch, tên đồ tể kinh khủng nhất của mọi thời đại, kẻ đã trực tiếp và ra lệnh giết 12.380 đồng bào của hắn khi đứng đầu cơ quan Công an S21 của Khmer Đỏ cầm đầu nhà tù Tuol Sleng trong 3 năm, từ đầu năm 1976 đến tháng 1 năm 1979.

Rithy Panh đã dự các phiên tòa, ghi lại các lời khai của Duch trước tòa, đọc và chụp lại hàng mấy trăm trang khai cung của đương sự trước cơ quan điều tra và kiểm sát. Ngoài ra Rithy Panh còn gặp riêng và hỏi chuyện, ghi âm Dutch trong hơn một trăm giờ đồng hồ, về cuộc đời, những hành động, suy nghĩ của tên sát nhân khủng khiếp này.

Cuốn sách “l’ Élimination” – “Thủ Tiêu” ra đời là từ những tư liệu hiếm quý, trực tiếp, sống động đó. Cuốn sách nhận ngay được giải thưởng của France Télévision.

Bộ mặt rất kỳ lạ, khó tưởng tượng nổi của tên sát nhân vào loại kinh khủng nhất trong lịch sử loài người xuất hiện dần trên hơn 300 trang sách, ngồn ngộn tư liệu sống của nhà báo, nhà điện ảnh chuyên nghiệp Rithy Panh, với sự cộng tác của nhà văn Pháp Christophe Bataille, 41 tuổi, trong việc chải chuốt văn phong, nâng cao thêm sự hấp dẫn vốn có của tác phẩm.

Bùi Tín (VOA)

8 Phản hồi cho “Thủ Tiêu: cuốn sách gây kinh hoàng”

  1. việt says:

    Đó qua lời tường trình lại sự thật chứng nhân hãy nhìn kỷ bộ mặt thật của cộng sản gian tàu qua tác phẫm thủ tiêu cộng sản gian tàu còn sống ngày nào thì còn xe tăng nghiếnnát hàng ngàn sinh viên thương dân yêu nước anh hùng vốn quý TRUNG HOA THIẾN AN MÔN và chỉ đạotừ xa những cộng sản gian nồi da xaó thịt như cuốn thủ tiêu là bản cáo trạng chỉ rỏ tội ác kinh thiên động địa của quỷ dữ tàu cộng gian cộng sản vô thần loài người quyết không dính vào dưới bất cứ hình thức naò để không bị tai nạn kinh hoàng của quỷ dữ tinh ranh khốn nạn dã man mọi rợ dơ bẩn nhục nhã hèn mạt nhất trong mọi loài , hiện tại tên cộng sản gian tham tiền bán rẻ nhân tâm danh dự tổ quốc đồng bào đã theo cộng sản tàu quỷ dữ đang cầm quyền tại campuchia kínhmong những anh hùng campuchia hãy tiến hành công cuộc đập đầu con rắn độc này để cứu tổ quốccứu lương dân , cứu chính mình , chính nghĩa quyết tâm khôn khéo sẽ thì thắng chắc và bền lâu

  2. says:

    Cuộc chiến tranh DÃ MAN ,ĐẪM MÁU ,tương tàn ở CAMPUCHIA do ai gây ra ???
    Tất cả do 3 ông đ/c cọng sản cùng một chủ thuyết mác , đi theo cái XHCN hoang tưởng … 3 ông bạn cùng chí hướng bôi mặt đánh nhau thất điên bác đảo , gây ra cảnh thảm sát dã man dân lành gánh chịu .cảnh chết chóc hàng triệu người !..3 thằng đ/c cs , bôi mặt đá nhau đó chính là : Trung cọng XHCN – nước CHXHCNVN – NƯỚC campuchia dân chủ ( khơ me đỏ ) Chủ nghĩa cọng sản lộn tùm phèo

  3. Babua says:

    Các đ/c Khmer đỏ học từ các đ/c csvn từ các vụ tàn sát và chôn sống ở Huế 68. Tháng Tư năm 75, các anh hùng giải phóng quân và quân đội nhân dân tràn vào bắn giết bừa bải dân xả Xuân Lập (Tân Lập) thuộc tỉnh Long Khánh. Bây giờ xã này còn bãi tha ma bị xây tường che kín. Nạn nhân phần lớn là đàn bà vả trẻ con. Vụ thảm sát Mỹ Lai so với vụ diệt chủng Xuân Lập… nhỏ như con thỏ! Xin có lời hoan hô các chiền sỷ anh hùng giải phóng – các cựu đ/c của cụ Bùi Tín.

  4. Tien Ngu says:

    Việt Cộng giấu nhẹm sự…dính chùm với Khờ Me đỏ trước dư luận công chúng. Trưóc 1975 VC là…anh em thân thiết của Cộng Miên, một tay dàn dựng nên Khờ Me đỏ.

    Mãi sau này bám Nga Cộng, đá giò lái Tàu Cộng, Việt Cộng mới…xích mích nặng với Khờ Me đỏ. Chúng…láo tỉnh rụi, ra cái điều VC ta là…nhân đạo, giãi phóng dân Miên từ tay…Miên Cộng. Lê đức Anh xua bộ đội VC tràn qua Miên. ( Khờ Me đỏ, đi đứt, nhưng VC bị cô lập, đói mờ người…)

  5. Dân Chửi says:

    Những nhà đạo diễn trẻ tuổi VN tốt nghiệp ở hải ngoại và thành danh như Trần Anh Hùng, đọc và nghĩ gì về nhà đạo diễn trẻ người Kampuchia này? Cuộc chiến tranh VN và những “cánh đồng chết” trên quê huơng VN có đủ chất liệu cho các anh các chị đạo diễn trẻ VN hay chưa??? Chúng ta vẫn còn đang chờ đợi những tác phẩm mang lại giá trị như thế này từ những người đạo diễn trẻ VN. Hay VN chúng ta bây giờ vẫn chưa bằng người Kampuchia?

    • Hồng Lĩnh says:

      Hình như các đạo diễn nhà văn trẻ gốc VN chi chú ý đến mảng “vượt biển” .
      Có lẽ ký ức của họ ghi dấu đậm hơn về biến cố này .

    • Hong says:

      Các đạo diễn trẻ Việt Nam bây giờ bận làm phim thời thượng, chân dài ngực bự để đáp ứng thị hiếu người trẻ trong nước. Làm sao để nỗi danh và nhiều tiền là chính, huỡn đâu mà lật lại lịch sử vừa phiền vừa ít tiền. Thua Campuchia là cái chắc, mà thua từ lâu rồi kià.
      Thật ra thì “chất liệu” đâu có thiếu, chỉ riêng cái “Đường đi không đến”, ” Xương trắng Trường Sơn”, “Mạng người lá rụng”… của Xuân Vũ không thôi cũng đã ngợp người rồi, xài mệt nghĩ rồi… Nhưng họ né vì còn về VN kiếm cơm nữa chứ

    • Lữ Út says:

      Việt Công dịch The Killing Fields thành Cánh đồng chết ( giống như Corn fields : cánh đồng trồng ngô/bắp ) vậy mà bà con cắm đầu viết theo là làm sao?
      Đáng lẽ phải , tạm dịch , là TRƯỜNG CHÉM GIẾT giống như AIR FIELDS hay MAGNETIC FIELD mới tạm ổn.

Leave a Reply to việt