WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhân việc nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên thành phật

Nhà thơ Mai Văn Phấn. Ảnh Tiền Phong

Phật dạy: Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành. Nên chuyện một người đang là đảng viên cộng sản ( Marx : Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân), một cán bộ hải quan như nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên biến thành Phật âu cũng chẳng có gì lạ. Nhưng cái tin giật gân này ở đâu ra ? Thưa bởi nhà thơ Dương Kiều Minh vừa thông báo trên tạp chí nhà văn số tháng 03-2012 .

Tạp chí Nhà Văn số 03-2012 ( của Hội nhà văn Việt Nam) có in bài của tác giả Dương Kiều Minh ca ngợi hết lời tập thơ vừa được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam “ Bầu trời không mái che” của Mai Văn Phấn, với một tiêu đề sau: “Cuộc trở về tâm không trong tập Bầu trời không mái che của nhà thơ Mai Văn Phấn”.

Chúng tôi xin được trao đổi với tác giả Dương Kiều Minh về bài tụng ca Mai Văn Phấn để đẩy ông nhà thơ này vào cõi Phật khí sớm khi đã đạt được đỉnh của tu thiền là TÂM KHÔNG.

Thưa, TÂM KHÔNG là một khái niệm của nhà Phật. Phật tử hay tăng ni tu thân tích đức, ăn chay niệm Phật cốt để đạt TÂM KHÔNG. Lời Phật dạy : “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Theo nhà Phật: Tâm: lòng dạ. Không: rỗng, không có gì hết.

Tâm không là cái tâm ở trạng thái trống không, không ham muốn, không lo buồn, không giận hờn, không thương ghét, không bị ngoại cảnh chi phối, không không….
Giữ được tâm không thì an lạc tự tại, tức là đắc đạo.

Theo Kinh Phật : TÂM KHÔNG là điều kiện cần thiết để đắc A La Hán. Thực ra, đắc TÂM KHÔNG thì đã đi được 90% đoạn đường. Đắc TÂM KHÔNG nghĩa là đã đạt được ba thực tại Niết Bàn : THÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG, PHÁP KHÔNG. Kinh Phật dạy tu được TÂM KHÔNG là THÀNH PHẬT…

Nếu Dương Kiều Minh viết đúng sự thật, thì chúng ta cần phải nhiệt liệt hoan nghênh đã có một vị Phật sống gần 60 tuổi vừa xuất hiện tại Việt Nam là nhà thơ Mai Văn Phấn.

Chúng ta thử xem vị Phật sống Mai Văn Phấn viết thơ ra sao mà đạt được TÂM KHÔNG, theo sự trích dẫn và lời bình ngút ngát tụng ca của Dương Kiều Minh:

Lay giật tả tơi cho đã cơn hưng phấn điên cuồng
Cơn ức chế thèm khát
(Đỉnh gió)

Co quắp con ngủ trong gió lạnh
Mơ thành bào thai
Cuống nhau nối mặt trời


Mô Phật ! Phật gì kỳ vậy ta?

Ngay tiêu đề bài viết của Dương Kiều Minh đã thông báo tin mừng rằng Mai Văn Phấn và tập thơ “ Bầu trời không mái che” đã hoàn tất cuộc trở về TÂM KHÔNG tức NIẾT BÀN tức NGƯỜI VÀ THƠ ĐỀU ĐÃ THÀNH PHẬT.

Thành Phật rồi sao còn tham sân si tới mức thèm khát “cơn hưng phấn điên cuồng” là sao ? Thành Phật, đạt tới cõi TÂM KHÔNG, cõi mà Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từng đạt tới, Phật hoàng Trần Nhân tông từng đạt tới, sao con người trong tập thơ Mai Văn Phấn vẫn phải ức chế cơn thèm khát dục tính “Cơn ức chế thèm khát” là sao?

Mai Văn Phấn thành Phật rồi, đạt tới cõi ngộ rồi, cõi Phật rồi, TÂM KHÔNG: tâm không còn một chút hỉ nộ ái ố thì làm sao làm thơ đây? Mà nhà thơ bao giờ cũng chứa trong tâm hồn mình cả nỗi sầu thiên địa “ mang mang thiên cổ sầu”. Thử tước nỗi sầu, nỗi đau, nỗi khắc khoải dằn vặt kiếp người của Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Huy Cận…đi thì nước Việt sẽ không còn nền văn học nữa.

Không, Mai Văn Phấn chưa thể nào đạt được TÂM KHÔNG, không thể nào thành Phật khi trong thơ ông vẫn còn đầy khát vọng dục tính, còn đầy những “ Cửa mẫu”, “bào thai”, thèm khát điên cuồng, tử cung, cuống nhau, ức chế…Hãy nghe chính Dương Kiều Minh bình thơ Mai Văn Phấn sau đây, ta biết từ ÔNG PHẤN đến ÔNG PHẬT còn là một khoảng cách vô cùng:

“Như phần đầu tôi đã đề cập, tập thơ mới Bầu trời không mái che của nhà thơ Mai Văn Phấn được bao phủ bởi không gian và ánh sáng từ cuộc trở về tĩnh lặng đến cái đích của Tâm không và tái sinh ở một đời sống mới với tinh thần “Vẫn hiểu nhau dù quên tiếng nói/ Đã yêu. Hiến dâng. Đã sống”.

Trong cuộc trở về đầy hứng khởi và đam mê nhưng cũng không ít những khó nhọc của sự công phu hướng nội theo lối hành lang hun hút dần về với ánh sáng tịnh độ mênh mông của cõi tâm không.

Bông hồng sớm nay mình anh thấy
Tiếng chim hót tỉnh giấc
Tạ ơn con đường dẫn anh đi
Mây trên cao
Lá cây rơi
Cả những gì chưa hiện hữu
(…)
Tiếng chim qua đỉnh đầu
Vào cơ thể anh lúc đang tịnh độ

Xua đi cho lòng yên lặng
Sao về được tâm không
(Hình đám cỏ – Nhịp I)

Ôi, tâm không. Trên thế gian cũng như vũ trụ mênh mông rộng lớn này,  chỉ những gì rỗng không mới có thể chứa tải và sinh sôi mà thôi. Tâm không tức là bầu trời, là biển cả. Chỉ có Tâm không mới chất chứa và sinh nở. Những câu thơ cùng được sinh ra từ tâm không đó thôi, tâm không mới đủ sức thu chứa những ý nghĩa của thiên tạo và nhân tạo cùng những dư ba của kiếp người.”

Do nhà thơ Dương Kiều Minh chưa hiểu được khái niệm TÂM KHÔNG nên đem vào áp dụng cho thơ Mai Văn Phấn khiến bài viết khen nhau này không còn giá trị. Ca ngợi nhau vô tội vạ thế này quả tình còn bằng mười hại nhau.

Nhân việc nhà thơ Mai Văn Phấn bị bạn bè đẩy lên bàn thờ mà thành Phật , chúng tôi xin bàn qua một đôi điều vì sao NỀN THƠ TRẠNG NGUYÊN do báo chí thổi phồng đang dẫn thi ca Việt Nam đến đoạn đầu đài.

Chung quy, trước hết là lỗi ở Hội Nhà văn Việt Nam đã chính trị hóa toàn bộ nền văn học, dùng văn học làm phương tiện cho những ý đồ phi văn học. Ấy là việc trao giải thưởng văn học cho những tác phẩm dở. Ví dụ Hội nhà văn vừa trao giải thưởng cho cuốn “ Hội thề” của Nguyễn Quang Thân ca ngợi các tướng giặc Minh là nhân nghĩa, lịch lãm, hào hoa, sang đây khai hóa văn minh và dùng lòng nhân ái giúp đỡ Đại Việt; còn Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các tướng lĩnh Lam Sơn là quân vô học, phàm phu tục tử, chuyên hiếp đáp dân mình NHẰM Ý ĐỒ PHỤC VỤ CHO 16 CHỮ VÀNG ( CHÓE) đó sao ? Xin bạn đọc vào công cụ tìm kiếm http://google.com gõ mấy chữ : Trần Mạnh Hảo phê bình tiểu thuyết “ Hội thề” của Nguyễn Quang Thân sẽ đọc được năm bài phê bình “Hội thề” của chúng tôi.

Lại nữa, đang lúc chuyện biển đảo nước nhà lâm nguy trước cái lưỡi bò xâm lược phương Bắc, chính ra Hội nhà văn phải hướng dư luận ca ngợi vua Gia Long – người đã cho các đội hải thuyền tới canh giữ Hoàng sa, Trường Sa, đưa hai quần đảo chiến lược này vĩnh viễn vào bản đồ Đại Việt, thì Hội lại đi trao giải thưởng cho truyện ngắn “ Dị Hương” của Sương Nguyệt Minh chửi bới vua Gia Long là hôn quân bạo chúa để phục vụ cho ý đồ của ai ? (“Dị hương” thó ý tứ, văn phong Nguyễn Huy Thiệp). Xin bạn đọc gõ vào công cụ tìm kiếm trên tiêu đề “ Dị hương : Sao lại bịa chuyện nói xấu vua Gia Long thế ?” sẽ đọc được bài phê bình của chúng tôi.

Gần đây, có cả mấy chục tập thơ dở (như hai tập thơ của ông Hữu Thỉnh: “Trường ca biển” và “Thương lượng với thời gian” được giải thưởng nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh đã nói lên chuyện văn học không còn đích thực nữa, văn học đã biến thành công cụ cho những ý đồ phi văn học. Việc gần đây nhất, Hội nhà văn trao giải thưởng cho bốn tập thơ nhạt nhẽo của bốn tác giả: Mai Văn Phấn, Đinh Thị Như Thúy, Đỗ
Doãn Phương và Từ Quốc Hoài là một việc làm phi văn học, đúng như bài viết của chúng tôi : “ Sao Hội nhà văn Việt Nam lại hè nhau tiễn thi ca lên đoạn đầu đài”
Ngay cả giải thưởng thơ Làng Chùa năm nay trao cho một bài thơ dài rất dở cũng do ông Nguyễn Quang Thiều, phó chủ tịch Hội và các vị Nguyễn Đăng Điệp (Viện trưởng Viện văn học), Y Phương, Trần Quang Qúy…cán bộ Hội về chấm giải đó sao?
Báo chí lề phải và báo chí mạng tha hồ tung hô các trạng nguyên thơ bằng những lời mà đem ca ngợi Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…chắc hai cụ tổ thơ Việt Nam này còn phải ngượng.

Là một người làm thơ kiêm viết phê bình, chúng tôi lên tiếng phản biện các giải thưởng của Hội Nhà Văn là một việc làm danh chính ngôn thuận; sao Hội Nhà Văn có hàng chục tờ báo, có hàng trăm nhà lý luận phê bình, mà Hội lại không đàng hoàng chính chính, dùng báo chí để tranh luận với chúng tôi tìm ra lẽ phải, sao lại phải cử một ông phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam là nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, người được cho là trí thức nhất Hội, núp vào xó tối, trả lời chúng tôi bằng bức thư qua email kinh hãi như sau:

“Từ: nguyen quang thieu <nquangthieu@gmail.com>
Tới: Bo Me <hungdimy@yahoo.com>
Đã gửi 8:43 Thứ Sáu, 15 tháng 6 2012
Chủ đề: Re: Về: nqthieu gui
Đây là nội dung file tôi gửi anh :

Hà Đông, 14.06.2012
Gửi anh Trần Mạnh Hảo,

Tôi nhắn tin cho anh, không thấy anh trả lời. Bởi vậy tôi viết mấy dòng gửi anh.
Thư này tôi chỉ đề cập đến hai điều anh viết liên quan đến làng Chùa của tôi và đến cá nhân tôi.  Tất nhiên những gì anh chửi thơ tôi từ năm 1994 đến nay, tôi không bao giờ bàn luận với anh. Chẳng lẽ tôi lại chửi lại anh.  Vì như thế thật vô học. Chắc anh hiểu tại sao tôi dùng chữ CHỬI khi nói về những bài viết của anh.

Điều thứ nhất: Anh đã dè bỉu và xúc phạm cuộc thi thơ do những người nông dân làng tôi tổ chức. Cuộc thi này là lời kêu gọi những người Việt Nam nhớ về nguồn cội của mình thông qua một thể loại văn học mà người Việt Nam yêu thích : đó là thơ ca, khi ngày càng nhiều hơn những kẻ vô ơn và vô học với cố hương, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đồng loại của mình. Vì là nông dân nên họ đã mời những người có hiểu biết thơ ca giúp họ chấm giải. Và tôi được họ phân công làm thư ký giúp việc cho họ và cho những người chấm giải. Làng Chùa của tôi đã  yêu thơ, làm thơ và tổ chức các cuộc thi thơ ở nhiều hình thức có lẽ đã hơn hai thế kỷ này rồi. Tôi đã đọc cho những người nông dân làng tôi nghe những gì anh viết về cuộc thi thơ hay nói cách khác là lời kêu gọi tình yêu quê hương, tình yêu con người. Nếu anh là kẻ có đọc về việc tổ chức cuộc thi đó, anh sẽ không mù lòa để mà không nhận ra tính nhân văn của nó. Ở đây, không ai tuyên xưng Trạng nguyên hay Bảng nhãn…cả.

Sau khi nghe những gì anh viết, những người nông dân làng tôi sợ tôi cả giận mất khôn mà dặn rằng: Con không được viết bất cứ bài báo nào chửi lại ông ấy. Làng ta ngèo và học hành không nhiều nhưng không được làm điều vô học. Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó.

Những người nông dân yêu thơ và thích làm thơ làng tôi nhờ tôi nhắn tới anh một câu. Đó là một trong hàng trăm câu nói của những người làng Chùa : Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ.

Điều thứ hai: Anh viết tôi là Công an cài vào Hội nhà văn và để rồi chiếm Hội nhà văn.  Anh đã vu khống tôi và có thể gây cho bạn bè tôi và bạn đọc những hiểu lầm tệ hại về tôi. Nếu là người còn một chút nhân cách thì không bao giờ làm điều bẩn thỉu ấy. Vì lời dạy của những người nông dân làng tôi, tôi không bao giờ nói lại anh trên báo chí hay các trang mạng cho dù như thế sẽ có không ít những người hiểu sai về tôi.  Nhưng với những gì anh viết về tôi (tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.

Nguyễn Quang Thiều

2012/6/14 Bo Me <hungdimy@yahoo.com>
Chào NQT
Thiều gửi thư cho mình bằng phần mềm gì mà mở không ra, hãy gửi theo kiểu thông thường qua email nhé
Từ: nguyen quang thieu <nquangthieu@gmail.com>
Tới: hungdimy@yahoo.com
Đã gửi 21:52 Thứ Năm, 14 tháng 6 2012
Chủ đề: nqthieu gui

kem file

Chúng tôi xin chờ ý kiến của công luận và của Hội Nhà văn Việt Nam.
Sai Gòn ngày 15-6-2012
Trần Mạnh Hảo

 

24 Phản hồi cho “Nhân việc nhà thơ Mai Văn Phấn hốt nhiên thành phật”

  1. Trung Kiên says:

    NHÂN CÁCH CON NGƯỜI QUA MỘT BÀI VIẾT

    Thành ngữ có câu: “ Hãy nói cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào”. Tương tự như vậy, trong thời đại kỹ thuật số, cuộc sống thật- ảo lẫn lộn người ta cũng có thể đoán định tư tưởng chính trị và nhân cách của tác giả qua những trang “mạng”, cơ quan phát thanh, truyền hình nào đăng tải, chào đón.
    Gần đây, lợi dụng chủ trương của Đảng và Nhà nước sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 các thế lực thù địch trong và ngoài nước và những kẻ “ bất đồng chính kiến” công khai và trá hình tung lên mạng, phát trên đài phát thanh nước ngoài xuyên tạc, bôi nhọ, vu cáo vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội được ghi trong Hiến pháp 1992 (HP 1992). Trong số đó có Trần Mạnh Hảo (TMH) với bài “ Điều 4 Hiến pháp 1992 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến pháp” đăng trên “ Dân Luận”- trang mạng của những kẻ chuyên hành nghề chống Cộng. Vậy lý lẽ của TMH ra sao? Thực chất ý đồ chính trị của ông ta là gì? Và nhân cách của con người này qua bài viết đã thể hiện như thế nào?
    Trước hết chúng ta hãy xem Điều 4 ( HP 1992) viết như thế nào?
    Điều 4 viết như sau: ” Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác –Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
    Bây giờ chúng ta hãy xem lập luận tác giả bài viết trên (TGBV) những lập luận như thế nào?
    - TMH viết: “Điều 2 HP 1992 viết “Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”, trong khi Điều 4 lại khẳng định: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, tức là nước CHXHCNVN theo một chế độ Đảng trị = Đảng chủ”.
    - TMH viết: “Điều 83 của Hiến pháp viết “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN… , như vậy cơ quan cao nhất ở đây “không thuộc về Đảng CSVN như Điều 4 “.
    -Về đường lối kinh tế, TMH viết: “ Điều 15 của HP, viết: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng…”. Như vậy Điều 15 trái với Điều 4 ghi: “Đảng CSVN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Vì chủ nghĩa Mác-Lê phủ nhận kinh tế thị trường = tư bản, xóa bỏ sở hữu tư nhân” và TMH hỏi:… “Vì sao theo chủ nghĩa Mác-Lênin” lại phát triển kinh tế tư bản? ”!
    Tựu trung lại TMH gợi ý/ kêu gọi, “ cần phải xóa bỏ Điều 4” HP 1992” thực chất là xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam, đơn giản chỉ là như vậy!
    Có lẽ không cần thiết phải phân tích những sai trái trong từng lập luận của TMH, bởi vì mọi người có thể thấy rõ tất cả những lập luận của tác giả chẳng qua chỉ là sự sao chép tư duy chính trị dân chủ đa nguyên mà các phần tử hành nghề chống Cộng ở ngoài nước đã post đầy rẫy trên mạng cùng với thủ đoạn ngụy biện, đánh tráo khái niệm thô thiển mà thôi.
    Theo TMH đã là Nhà nước pháp quyền XHCN là Quốc hội-cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì không thể có vai trò lãnh đạo của bất cứ đảng chính trị nào! Ở đây TMH ngỡ mình sắc sảo hóa ra đã tự bộc lộ sự ấu trĩ về chính trị. TMH không biết rằng trong tất cả các nền dân chủ hiện đại bao giờ cũng có đảng chính trị lãnh đạo, cầm quyền. Sự khác nhau chỉ là ở mục tiêu và phương thức lãnh đạo mà thôi.
    Ở Hoa Kỳ đó là hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau lãnh đạo, cầm quyền. Ở Cộng hòa liên bang Đức cũng như vậy, phần lớn thế kỷ XX do hai đảng Đảng Dân chủ Thiên Chúa và Đảng Dân chủ xã hội Đức cầm quyền. Ở Úc thì hai đảng, đảng Lao Động và Liên đảng Quốc Gia – Tự Do thay nhau cầm quyền…
    Cứ như TMH thì ở Hoa Kỳ, Đức, Úc… đều là xã hội không có dân chủ vì ở đây đều có đảng chính trị thay nhau cầm quyền …Thật ra TMH lập luận vòng vo chằng qua chỉ nhằm loại trừ đảng Cộng sản Việt Nam ra khỏi vai trò lãnh đạo, cầm quyền Nhà nước và xã hội mà thôi. Tất nhiên sự vòng vo luẩn quẩn trong lập luận ở đây không phải do lỗi về tư duy mà về nhân cách con người của TMH.
    Lại nói về Điều 17. Điều này quy định: “Phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…”. Theo TMH thì chính sự khẳng định “Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa (ở Điều 17 này) đã “giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo và cương lĩnh của Đảng như Điều 4”.
    Trong lập luận trên, TMH không chỉ thể hiện mâu thuẫn trong tư duy mà còn lộ rõ nhân cách là một người lèo lá, không đàng hoàng, thiếu trung thực. Bởi vì TGBV cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam “đang xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa”, là “giết chết chủ nghĩa Mác-Lênin”. Ở đây TMH làm như mình là người bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin thế nhưng ông ta không dấu được chân tướng là người chống chủ nghĩa Mác- Lê-nin vì ngay ở câu đó ông ta lại nói ” chủ nghĩa Mác-Lênin là tôn giáo”. Và ở một đoạn khác ông này còn rằng” nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường (khái niệm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa”.
    Quan điểm “định hướng XHCN” hoàn toàn vô nghĩa” của TMH đã “vi phạm bản quyền” của hàng trăm bài viết trên mạng của những kẻ chống Cộng, thiểu năng về trí tuệ vì chúng không hiểu rằng xưa nay chưa bao giờ cũng như chưa ở đâu có một nền kinh tế nào “ không có tính ngữ”, không có định hướng chính trị. Đơn giản vì không có một nền kinh tế nào nằm ngoài một không gian chính trị, nằm ngoài một quốc gia với một nhà nước với một đảng chính trị nào đó cầm quyền.
    Những ai có đôi chút kiến thức về lịch sử tư tưởng kinh tế thì đều biết rằng, tư tư tưởng kinh tế thế giới đã trải qua nhiều học thuyết: Chủ nghĩa tự do cổ điển do Adam Smith đề xướng ra đời khoảng thế kỷ XVIII.
    Học thuyết Maynard Keynes, mà nội dung của nó là kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ra đời sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở CNTB 1929-1933.
    Vào những năm 80 (thế kỷ XX) ở hệ thống TBCN đã chuyển sang học thuyết “Chủ nghĩa tự do mới” với nội dung “thị trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn”…Tiếp đó vào đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), một lần nữa CNTB hiện đại lại điều chỉnh mô hình kinh tế thị trường. Mô hình mới được gọi là “Con đường thứ ba” mà nội dung của nó là kết hợp giữa Chủ nghĩa tự do mới với các ưu tiên dành cho chính sách xã hội (như đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, việc làm, y tế, giáo dục…).
    Còn Trung Quốc, như mọi người đều biết, nền kinh tế của quốc gia này được gọi là “nền kinh tế thị trường XHCN”. Từ lý luận và thực tế cho thấy, định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường Việt Nam không phải là ngoại lệ, mà là thông lệ, hơn nữa còn là một tất yếu đối với chế độ ta.
    Tóm lại những lập luận ngụy biện, vòng vo của TMH trong “Điều 4 Hiến pháp 1992 phá hủy nền tảng của chính bản Hiến pháp” chẳng những không có sức thuyết phục người đọc về trí tuệ mà còn bộc lộ trình độ nhận thức hạn hẹp, logic hình thức và hoàn toàn ngụy biện. Nhân cách con người này không đáng được tôn trọng và tin cậy
    Điều 4 Hiến pháp 1992- quy định về vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử, chính trị và pháp lý, kể cả pháp lý quốc tế. Tại Điều 1, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966) ghi: “Tất cả các Quốc gia đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình, tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá” .
    Quy định trên có nghĩa: việc lựa chọn chế độ chính trị nào, thể chế tam quyền phân lập hay phân công phối hợp có sự giám sát của nhân dân; đề cao hệ tư tưởng nào- Chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa Mác –Lê-nin, Chủ nghĩa xã hội hay tôn giáo và việc có ghi hay không ghi vào Hiến pháp, điều đó hoàn toàn là quyền của mỗi dân tộc, không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc.
    Tất nhiên đối với TMH thì Điều 4 là “vô lý” vì nó không phải là bản photo coppy của nhà nước TBCN nào. Điều này là dễ hiểu vì tầm trí tuệ của TMH chỉ có được ở vài ba hình thức: ngụy biện vòng vo, vi phạm bản quyền và cop-past mà thôi! ./.
    Về pháp lý, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được Quốc hội nhất trí và được quy định tại Điều 4, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (1992). Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với pháp luật quốc tế.
    Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam được Quốc hội quyết định ghi vào Hiến pháp 1992 chỉ là văn bản hóa vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta trên thực tế hơn một nửa thế kỷ qua của đảng Cộng sản Việt Nam mà thôi.
    Không phủ nhận rằng xã hội ta hiện nay còn nhiều vấn đề thậm chí có những vấn đề bức xúc như tình trạng phân hóa giầu nghèo, tình trạng quan liêu, tham nhũng chưa bị đẩy lùi, đặc biệt là sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên. Tuy nhiên cho đến nay xã hội ta đã tạo lập được những cơ sở chính trị, tư tưởng, pháp lý vững chắc để giải quyết những vấn đề đó, nhất là quyết tâm chính trị của toàn Đảng ta thể hiện trong Nghị quyết hội nghị TW Bốn vừa qua.
    Tất cả sự xuyên tạc, khêu gợi, góp ý “ chân thành” hoặc mưu toan áp đặt một mô hình dân chủ nào đó cho xã hội ta đều nhằm loại bỏ sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, tạo cơ hội cho các thế lực thù địch trong và ngoài nước thực hiện dã tâm chuyển hóa xã hội ta trở lại chế độ bóc lột, trở lại chế độ thuộc địa cho ngoài bang mà thôi.
    Hơn nữa vai trò lãnh đạo, cầm quyền của đảng Cộng sản Việt Nam còn là một giá trị của dân tộc ta trong thế kỷ XX- thế kỷ mà dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đướng lên giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, giải phóng xã hội và xây dựng một xã hội mới hướng đến những tiêu chuẩn chung của nền văn minh của nhân loại.

  2. ĐĂNG says:

    Tôi có đọc bài văn TMH viết cho Hữu Ứớc. Đây là 1 bài viết mang tính khôi hài và chửi hết sức độc ông Hữu Ứơc. Nếu ộng TMH …sợ quá như bà HL nghỉ mà dám viết 1 bài chọc vào mõ ông Hữu Ứơc như thế này ? Không lẻ bà đọc mà không hiểu ? Đã không hiểu thì nên đọc lại cho hiểu rồi mở lời ! Tại sao phải mở lời thô bỉ với kẻ khác nếu không vì 1 sự thâm thù gì đó ?
    Mang chữ THIỀN ra mà gán cho thơ ông MVP, thì ô. DKM quả là 1 tên khùng nặng ! ô. TMH đã phê bình quá đúng. Với lời thư đầy chất nhục dục mà lại mang thiền vào gán thì ai mà ngửi nỗi .

    • phuoc phan says:

      Mắt Lệ Cho Người

      Khoảng từ vài năm đầu thập niên 1980, đời sống dân chúng Sàigòn còn vô cùng thiếu thốn, đói khổ. Có nhiều đợt tù nhân chính trị được thả về. Họ là những người sĩ quan trẻ nhưng bị bệnh tật vì thiếu thuốc men hay vì “lý lịch khá trong sáng ”, không có “nhiều nợ máu với nhân dân”. Những người tù binh trở về ấy đã được dân Sàigon rỉ tai loan tin nhau, ra bến xe, ra ga đón tiếp một cách âm thầm (như mang quà bánh, nước ngọt, trái cây, quần áo và tiền để tặng, những người phu xe xích lô chở về nhà không lấy tiền ..v…v….). Năm 1990, tôi được sang định cư tại Mỹ, một trong những tình cảm đẹp trong hành trang tôi mang theo là tình thương yêu ấy của đồng bào hai miền Nam Bắc dành cho những người trẻ tuổi anh hùng thất thế ấy- mà nhà cầm quyền CS gọi là “ngụy quân ngụy quyền”. Năm 1992, tôi được cộng tác với đài VOA, tiếng nói chính thức của chính phủ Hoa Kỳ phát thanh về Việt Nam. Tôi không bao giờ quên những người ở lại, khi đó vẫn còn đang trầm luân đói rách. Trong những bài tường thuật gửi qua làn sóng VOA, những sinh hoạt cộng đồng, những tấm lòng nhân ái tại nơi xứ người hướng về người ở lại. Những bản tin như thế, mang niềm hy vọng cho người miền Nam nhất là những người tù, người vợ, người mẹ, người con Tù nhân Chính trị.

      Ngay cả đến chương trình Câu ChuyệnThơ Nhạc mỗi tối thứ sáu của đài VOA, tôi cũng vẫn có những bài dành cho những người bất hạnh nhất trong một đất nước đã hết chiến tranh. Vâng, cho dù chiến tranh đã tàn nhưng khói của nó vẫn làm cho ta cay mắt.

      Tôi nhớ có một chương trình nói về một câu chuyện bắt nguồn từ một cảm xúc về bài thơ mà tôi đã giới thiệu trên đài. Bài thơ ấy như sau:

      Một chiều qua bến đò ngang

      tình cờ nghe bài hát cũ

      người hành khất mù và cô gái nhỏ

      cây guitar lạc phím tự bao giờ

      Cô gái hát

      nỗi đau mênh mông của người tình phụ

      chiều bay mưa hiu hắt dòng sông

      khách qua đò cuối năm lưa thưa

      có người dừng lại

      xót xa trong lòng nhưng túi rỗng không

      Mấy mươi năm rồi người con gái qua sông

      tôi viết lời ca sao buồn quá vậy?

      những câu hát cho lòng tôi thuở ấy

      ai biết bây giờ

      người hành khất hát để ăn xin

      Yêu bài thơ ấy của Đynh Trầm Ca, tôi đã biên soạn một ch/trình Thơ Nhạc “nhớ người thương binh” và sau bài thơ là ca khúc Mắt Lệ Cho Người của Từ Công Phụng. Thời gian sau đó, tôi nhận được một lá thư thính giả từ trong nước. (khi đó chưa có email nên phong thư giấy rất thô sơ, vàng úa vì loại giấy dùng rồi phải nấu lại vài ba lần, tem thư cước phí rất đắt do nhiều người chung góp).

      Trong thư kể rằng, cũng từ cảm xúc của bài thơ ấy, những người tù xưa đã kể lại một câu chuyện tình ly biệt.

      “Có hai người bạn ở trong tù, rất thân nhau. Họ là hai người bạn thời trung học. Lớn lên mỗi người một nơi, cho tới ngày gặp lại nhau thì buồn thay, lại ở trong một trại tù của người Cộng sản.

      Sau năm năm trong nhà tù, họ lại chia tay nhau. Một người được thả về mang theo chiếc vòng của người bạn còn ở lại, nhờ trao đến tay một người con gái ở quê nhà. Chiếc vòng đeo tay làm bằng vỏ đạn có khắc bông hoa điên điển. Nhưng tiếc thay, khi tìm được đến nơi thì người con gái ấy đã không còn ở địa chỉ đó nữa…” Phần cuối câu chuyện không có kết thúc, cho nên nó đã để lại cho người đọc một niềm ray rứt thương cảm khôn nguôi.

      Nhưng sau đó tôi lại nhận được thư vị thính giả khác. Ông cho biết về một người bạn cùng ở một tiểu bang , người đã nhận mang chiếc vòng của người bạn đồng tù. Người ấy có về lại tìm người bạn xưa. Còn nỗi đau nào bằng khi gặp lại người bạn học thân thiết thời thanh bình cũ, giờ đây trong một hoàn cảnh rất bất ngờ, đầy thương tâm. Người bạn xưa ấy sau khi ra tù bị mù đôi mắt, đang là một hành khất hát rong trên một bến đò… Hai người bạn cũ gặp lại nhau trong một buổi chiều cuối năm trời mưa bay rất nhẹ. Khung cảnh buồn hiu hắt cả lòng…

      Được nghe kể rằng người yêu xưa có tìm gặp nhưng người hành khất đã chối từ: “Tôi không phải là người cô muốn tìm lại, chắc người giống người mà thôi”. Khi người đàn bà ấy buồn bã qua cầu, văng vẳng từ phía sau tiếng ghi ta và tiếng hát như đuổi theo…

      “Mưa theo dấu chân em qua cầu

      Theo những cánh rong trôi trên niềm đau

      Đời em đã khép đi vội vàng

      Tình ta cũng lấp lối thiên đàng

      Như cánh chim khuất ngàn

      Còn mong còn ngóng chi ngày yêu dấu Mưa… soi dấu chân em qua cầu

      Theo những cánh rong trôi trên niềm đau

      Thời nào yêu hết trái tim buồn

      Lời nào yêu hết trái tim buồn

      Xin giữ trong mắt lệ

      Nhòa theo từng gót chân người trông vời

      Mưa âm thầm buổi chiều thổn thức,

      Sẽ nhạt nhòa từ ngàn năm nữa như em khóc hồn nhiên

      Nỗi muộn phiền ngày tàn hơi thở

      Em thấy không cõi đời vô vọng… Xin em hãy cho tôi tạ tình,

      Khi em đã đi qua quãng đời tôi

      Dù một khoảnh khắc sớm phai tàn,

      Và lệ em rớt trên môi nhạt

      Đôi mắt em rất buồn,

      Đôi chúng ta rất buồn,

      Vàng câu tình cũ

      Xin gửi cho đời…

      Trong đời sống, chia ly là chuyện bình thường. Nhưng có lẽ không có cuộc chia ly nào mà không có nhiều nước mắt đớn đau kể từ năm 1975. Bao nhiêu gia đình tan nát. Hai vợ chồng đôi ngả chia xa, hai người yêu nhau muôn đời cách biệt. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng dù thời gian có xóa nhoà đi tất cả, dù không gian có cách xa, họ vẫn mãi nhớ nhau. Rồi có một phút giây nào đó gặp lại, họ nói với nhau lời tạ từ, nghẹn ngào trong hạnh phúc đắng cay, nhạt nhòa mắt lệ…

      Tháng 6/2012
      Bích Huyền

  3. Trần Khang Nguyên says:

    Bà hay ông Hoàng Lan- đọc văn không hiểu, thì không nên đao to búa lớn để thốt ra những lời thô tục, không có nhân cách. Ông Trần Mạnh Hảo viết thư gửi Hữu Ước là một bài văn chửi xéo, chửng thâm thúy. Ông nên đọc lại và suy ngẫm. Viết bình luận nên viết cảm nghĩ của bài chủ, ông không nên mang đời tư của nhau ra để chửi. Chỉ có người không có nhân cách, cục súc mới viết như vậy.

  4. Phước Phan says:

    Bài viết của Kiều Phong( Lê Tất Điều)
    Tống cổ về Việt Nam ăn…

    Ông Võ văn Ái là chủ nhiệm tờ Quê Mẹ. Ông Nguyễn viết Ty là chủ nhiệm tờ Đoàn Kết. Cả hai tờ cùng xuất bản ở thủ đô nước Pháp nhưng lập trường đối nghịch nhau như sáng với tối, như địa ngục và thiên đường, như chiến sĩ quốc gia và bồi bút Cộng sản.

    Tờ Quê Mẹ, như phần lớn những tờ báo của người Việt lưu vong, thường đem tội lỗi của Đảng Cộng sản Việt nam ra phân tích cặn kẽ, châm trích cay nghiệt. Tờ Đoàn Kết thì như tất cả những tờ báo của những đảng viên cộng sản trẻ tuổi, đang lớn, ra công bảo vệ sự sáng suốt của Đảng cũng như sự rực rỡ tên vàng của bác Hồ, khoe khoang nước giàu dân mạnh, Việt nam đói rách hiện nay chính là đuốc soi đường cho nhân loại…

    Làm công việc khen ngợi một bọn độc tài, bảo vệ uy tín cho một chính quyền cỡ như chính quyền Hà nội hiện nay quả là một việc làm có tính cách Mác xít, vì nó đòi hỏi sự lao động cật lực, vất vả lắm. Còn những người làm công việc giễu cợt ở tờ Quê Mẹ thì có vẻ khơi khơi, thoải mái … Một bên chê, một bên kia ra công nâng bi, hận thù to dần. Cho đến một hôm, Nguyễn viết Ty, chủ nhiệm Đoàn Kết chịu không nổi nữa, hắn viết cho ông Võ văn Ái và tờ Quê Mẹ những dòng nguyên văn như sau:

    *“Kể từ nay tôi rất mong ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ đóng miệng chó lại – chứ không có ngày sẽ vỡ mặt và bị tống cổ về Việt nam ăn cứt, Chủ báo Đoàn Kết Nguyễn viết Ty, 70 Rue Magazine 75006 Paris quyết liệt tranh đấu”.*

    Những lời lẽ trên đây được in trên tờ Đoàn Kết, in nguyên thủ bút của tác
    giả. Có lẽ chủ báo Nguyễn viết Ty cẩn thận, sợ không đăng chữ viết tay của mình lên thì không ai dám tin là hắn lại có được những câu văn chương xuất thần bay bướm lả lướt như vậy.

    Trước hết phải công nhận ngay một giá trị khó chối cãi của năm dòng văn
    chương có đầy đủ chó với cứt đái của chủ nhiệm báo Đoàn Kết: Nó độc đáo lắm, độc đáo không ngờ. Đoàn Kết đại diện cho tiếng nói lập trường của nhà nước cộng sản Việt nam ở Pháp, ở thủ đô văn hóa, lâu nay Đoàn Kết cũng cố gắng nhiều có đưa ra những bài văn ghê gớm, nhưng chỉ có những dòng như trên mới thực sự đại diện cho tư cách, lập trường và nền văn minh của chính phủ ta. Nó vừa độc đáo vừa cô đọng, đáng được đem về dâng cúng ở ngôi mộ của bác Hồ để bác được thêm một dịp vui mừng về nền văn chương của con cháu bác, những đứa ở xa vẫn nói và làm đúng theo lời bác dậy.

    Cán bộ Nguyễn viết Ty nên cám ơn ông Võ văn Ái và ban biên tập Quê Mẹ. Lâu nay chắc cán Ty có viết bài, có hoạt động văn chương với tư cách chủ nhiệm, nhưng tài nghệ của cán Nguyễn viết Ty không mấy ai rõ. Chính nhờ Quê Mẹ chọc ghẹo, chế diễu, cán Ty nổi sùng lên mà văn tài bỗng phát tiết hết ra, lồ lộ thành câu thành chữ, tinh anh của người nhà nước chỉ trong có mấy câu ngắn ngủi đã hiện rõ mồn một, khách thập phương bỗng dưng được một dịp cười chết bỏ.

    Có lẽ quí vị độc giả không nên cười nhiều vì e rằng chúng ta đang cười
    trên sự đau khổ của người khác. Cán bộ Nguyễn viết Ty, trong cơn giận dữ đã tiết lộ hơi nhiều bí mật quốc gia, bí mật của Đảng, và quan trọng nhất tiết lộ những điều anh ta chỉ dám nghĩ lén trong đầu.

    “… VỀ VIỆT NAM ĂN CỨT”. Chủ nhiệm Đoàn Kết viết như thế. Lạ quá. Những người Việt di tản còn nhớ là trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 không có ai dùng cứt làm món ăn cả. *Nay một cán bộ của nhà nước mời gọi người ta về Việt nam ăn món ấy, thế chắc là Cách mạng đã phát minh ra một món ăn mới?
    Và chắc các đồng chí Đảng viên cao cấp đã có thử cả rồi mới tính phổ biến sâu rộng trong quần chúng! *Lâu nay chúng ta cũng đã từng nghe là nhà nước không cho dân dùng cầu tiêu máy để nhà nước tịch thu phân làm phân bón, phân quí hơn vàng… nhưng quí đến độ thành ra thực phẩm cho người Cách mạng, đến nỗi một cán bộ đem món ăn đó dính liền với Quốc hiệu thì thật quả là ít ai ngờ.

    Dù sao chuyện vô tình tiết lộ về một thực phẩm mới do Cách mạng phát minh vẫn không tai hại bằng chuyện tiết lộ những điều nằm trong tiềm thức của chính Nguyễn viết Ty, cán bộ hải ngoại, chủ báo Đoàn Kết.

    “Tống cổ về Việt Nam ”… Thế thì Việt nam là một nhà tù, một địa ngục? hay là cả hai? Có thể nghĩ Nguyễn viết Ty quên tiếng Việt? Anh ta là cán bộ mới được cử ra ngoại quốc tuyên truyền, hay đã ở Pháp quá lâu? Nhưng giả thuyết quên tiếng Việt không ổn, vì anh ta là chủ nhiệm tờ báo của Đảng. Chắc chắn con người ấy còn đọc thông viết thạo tiếng mẹ đẻ…
    “bị tống cổ về…” sau những chữ ấy là một nơi đáng sợ, đáng ghê tởm, là
    hình phạt, là cái chốn mà con người không muốn sống. Không ai nói “tống cổ về thiên đường, tống cổ về chỗ… ấm no hạnh phúc”. Người ta chỉ nói “Tống cổ mày xuống địa ngục, tống cổ mi vào tù, tống cổ nó vào chuồng cọp”. Như thế Nguyễn viết Ty đem Việt nam ra dọa “tống cổ” người ta về chả hóa ra Việt nam là chỗ đáng ghê sợ, đáng tởm lắm sao? Anh ta trong lúc thảng thốt, đã tính đồng hóa xã hội Việt nam bây giờ với một thứ nhà tù, một địa ngục, hay một chốn lưu đầy ?

    Điều khốn khó cho anh ta là, trong lúc “hốt hoảng” anh ta đã nói lên cái
    sự thực không làm ai ngạc nhiên. Cả thế giới đã tố cáo Việt nam là địa
    ngục, là nơi con người sợ chết khiếp nếu bị sống trong đó, là trại tập
    trung là nhà tù khổng lồ. Nếu hai ông Ngụy dọa nhau: tống cổ mày về Việt nam, điều ấy rất có ý nghĩa, ai cũng hiểu.

    Nhưng Nguyễn viết Ty, anh ta là cán bộ cao cấp, nhiệm vụ căn bản mà Đảng giao phó là phải ăn gian nói dối để vẽ nên một Việt nam huy hoàng, đầy tự hào, một Việt nam lôi cuốn những thanh niên dại dột kiêu hãnh trở về phục vụ. Đảng muốn anh ta nói rằng về Việt nam sống là một vinh dự … Tất cả những điều gian dối mà những tờ báo Việt ngữ ở Pháp, ở Gia nã Đại, ở Mỹ, ở khắp nơi huênh hoang lâu nay không vì cái mục đích tô son đánh phấn cho mục đích đó sao?
    Trong nhiều năm nhiều tháng nhiều ngày, nỗ lực thổi phồng sự cai trị của
    Đảng, vẽ ra những hình ảnh tổ quốc, thiêng liêng, bịa đặt những chuyện đồng bào hạnh phúc. Đùng một cái, hạ luôn Việt nam xuống thành một thứ địa ngục, một nhà tù dã man, một thứ ông kẹ đáng ghê tởm để đe dọa người ta? Cơn giận dữ, hốt hoảng của Nguyễn viết Ty quả thực là tai hại.

    Lập trường của anh ta ra sao, chắc Đảng biết rõ hơn ai hết. Nhưng đọc
    những dòng anh ta viết thì thấy cái lập trường ấy vẫn còn một chỗ hở, vẫn
    chưa kiểm soát nổi những toan tính của anh ta. Anh ta có nhiều điều giấu
    Đảng, giấu thật kỹ trong tiềm thức.

    “Về Việt nam ăn…”, “bị tống cổ về Việt nam…” những điều ấy bật ra trong cơn giận dữ hốt hoảng vì chính anh ta cũng sợ chuyện phải về Việt nam, sợ lắm, sợ đến nỗi nghĩ rằng đem điều ấy ra dọa thằng khác thì thằng khác cũng chết khiếp, cũng teo bu gi, tê liệt không dám cục cựa nữa.

    Một cán bộ cao cấp, cầm đầu một cơ quan tuyên truyền cho Đảng ở hải ngoại mà lại coi cái chuyện phải về Việt nam như một chuyện xuống địa ngục, vào lò sát sinh, vào chỗ bị hành hình. Tình cảnh ấy khôi hài và bi đát quá. Đời sống ở Tây đã làm hỏng anh ta rồi, đã đưa vào tiềm thức anh ta sự ghê tởm, khiếp hãi đất nước. Một con người mang trong tiềm thức những nỗi hãi sợ như thế mà rồi mai đây lại tiếp tục viết những bài ngợi ca đất nước tươi đẹp vinh quang, về phục vụ Tổ quốc là niềm vinh hạnh là nỗi tự hào… Đảng quen gian dối, đóng tuồng, nay cũng được đền đáp bằng những sự gian dối, đóng tuồng xuất sắc.

    Pháp là một thủ đô văn hóa, người Việt tập trung ở Pháp cũng có tầm kiến thức cao. Trong một nơi như thế, kẻ được chọn cho tiếng nói của nhà nước cộng sản Việt nam hẳn phải là một thứ cán bộ khá (ngoại trừ trường hợp đó là kẻ có họ hàng với một Đại đồng chí nào đó được cho vào trong ê kíp tuyên truyền hải ngoại để ăn chơi du hí). Một cán bộ xuất sắc và quan trọng của Đảng, trong một cơn hốt hoảng vớ vẩn bỗng dưng trút lên đất nước Việt nam những từ ngữ tục tằn, những lời tố cáo gián tiếp “về Việt nam ăn…” về Việt nam như vào nhà tù, như xuống địa ngục… Chao ôi! Cái nền nhân tài của Đảng ta xem chừng đã thưa thớt lắm rồi. “Không có chó bắt mèo chấm chấm…” thì cũng chẳng thê thảm đến nỗi thế vì con mèo dù không chu toàn bổn phận chắc cũng không đến nỗi vấy đồ dơ lên khắp nhà, lên mặt mũi mồm miệng những ông chủ nhà như thế.

    Món ăn Cách mạng mới phát minh sau năm 1975 như thế xem ra không có lợi cho trí óc. Chính trị Bộ có nên nghiên cứu một thực phẩm khác cho các nhà lãnh đạo Đảng sáng suốt hơn chăng?

    • NON NGÀN says:

      SO CỰA

      Ông Phước Sang, Kiều Phong, hay Lê Tất Điều gì đó mặc dậu luận điệu có phần cay cú, uất tức, song cái khiếu khôi hài cũng thuộc loại có hạng, văn phong, ngôn ngữ chế diễu cũng thuộc loại truyền thống của người Việt. Thế nên ông Nguyễn Viết Ty cũng nên có một bài “phản biện” lại tương tự, để chứng tỏ “tầm cỡ” ngang ngữa của mình. Nếu không ông không thể xứng đáng được ra nước ngoài làm nhiệm vụ mà cần phải bị “trục” về nước như ý của ông Phước Sang, Kiều phong hoặc Lê Tất Điều gì đó mong muốn theo cách gậy ông đập lưng ông đối với tài năng ngôn ngữ của ông Ty.

      Éo le thay người Việt Nam
      Thông minh có khác, tài năng có thừa
      Thế nên trời vẫn chả ưa
      Giật dây cho chúng choảng bừa cùng nhau
      Nâng bi thì cũng quá tay
      Chửi nhau sát ván bậc thầy chào thua
      Bao giờ Thượng tọa làm vua
      Tu tâm tích đức để vừa lòng nhau

      NGÀN KHƠI
      (17/6/12)

      • Trọng lú says:

        Ông Nguyễn Viết TY nầy là 1 học trò xuất sắc của Bác Hồ đại diện cho đỉnh cao trí tuệ của ĐCS VN ở Pháp. Các Ông , Bà chớ xem thường, Ông ấy còn nhiều chiêu độc hơn đấy !!?

      • Phước Phan says:

        Bích Huyền
        Giọt nước mắt của lề phải Trong suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành, qua phản ánh của phim ảnh, nghề báo đẹp như được phủ một lớp hào quang. Nhà báo được tiếp xúc với số lượng người cực lớn, trong đó có nhiều quan chức cao cấp, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nhà báo có thể “dồn” một ông cốp tới lúc phải đắng họng, có thể vạch trần những âm mưu xấu xa, có thể bá vai bá cổ một nhà văn chụp ảnh, hay ôm hoa đứng bên các nghệ sĩ. Nhà báo có xu hướng là người quảng giao, rất hiểu biết, nói chuyện hay ho, trên thông thiên văn dưới tường địa lý, giữa biết đủ ngóc ngách của xã hội. Nhà báo có xu hướng thông minh, hài hước, dũng cảm, biết chụp ảnh. Nghề báo là nghề đầy vinh quang và có cả sự phiêu lưu mạo hiểm… Đó là suy nghĩ của nhiều người ngoài ngành về nghề báo và nhà báo. Tất nhiên, không phải 100% ý kiến đánh giá đều như vậy. Ở thái cực kia, người ta lại nghĩ nhà báo Việt Nam là cái lũ đầu rỗng, nỏ mồm chém gió và nói phét, đã thế lại đểu, chỉ giỏi vặt tiền doanh nghiệp, nói tục chửi bậy kinh khiếp mà viết lách thì không bài nào sạch lỗi. Người ta cũng có thể nghĩ nhà báo Việt Nam là một lũ cừu, cứ sểnh ra là viết sai, viết láo, viết không có lợi cho tình hình chung, làm phương hại tới quan hệ giữa Việt Nam và một quốc gia nào đó. Người ta còn nghĩ nhà báo Việt Nam là một bọn bồi bút, bọn lưỡi gỗ tuyên truyền phản dân hại nước, ngậm miệng ăn tiền. Không đếm được có bao nhiêu lời mạt sát “lề phải” trên mạng: “não nhẵn”, “óc phẳng”, “hèn hạ”, “ngu xuẩn”, “vô lương tâm”… Tuy nhiên, không thể tóm gọn diện mạo của cả làng báo Việt Nam trong một vài tính từ tích cực hay tiêu cực nào. Vì họ có tất cả những gương mặt ấy, khía cạnh ấy. Và dù thế nào đi nữa, trong đội ngũ các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa-tư tưởng (cách gọi khác của từ “đàn cừu”), vẫn luôn có những nhà báo lề phải ngày đêm lặng lẽ mang những gì tốt đẹp nhất mình có thể tìm được đến cho độc giả. Tôi kính phục họ – những nhà báo trung thực, giấu sự phản kháng vào trong thầm lặng. Thật tiếc là, dẫu vô cùng muốn viết về họ, nhưng ngay cả lúc này, tôi vẫn cứ phải giấu tên các nhà báo ấy, để họ ở yên trong trận tuyến của họ – vì lẽ mọi lời nói ám chỉ đến họ đều có thể trở thành thông tin chỉ điểm. “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này…” Họ trước hết là những người rất thông minh, sắc sảo. Và chúng ta đều hiểu là, một người có đầu óc thông minh, sắc sảo, biết xét đoán và biết phản biện, sẽ không bao giờ chấp nhận sự định hướng, lừa mị, bưng bít. Không thể che mắt họ bằng lối nhồi sọ của thế kỷ trước. Họ cũng “phản động” chẳng kém bất kỳ nhà báo tự do, blogger lề trái nào. Nhưng trong hoàn cảnh của họ, họ không thể thoải mái viết bài phê phán, chỉ trích rồi đưa lên mạng tùy thích. Họ im lặng, cố gắng mang đến cho độc giả những thông tin tốt nhất có thể có được, thông qua một lối diễn đạt nhẹ nhàng nhất, và chỉ thầm ước mong: rồi độc giả sẽ hiểu. Không có họ, ai là người đưa những thông tin đầu tiên về đại dự án bauxite 2009 ở Tây Nguyên ra công luận? Không có họ, ai đưa những phát ngôn “đỉnh cao trí tuệ” trong chính trường Việt Nam lên mặt báo? Ai ghi lại những câu nói “bất hủ”, phản ánh trình độ (ít nhất là khả năng tư duy logic, khả năng diễn đạt) đáng báo động của một bộ phận không nhỏ quan chức nước nhà? Không có họ, ai phản ánh về những vụ dân thường chết trong đồn công an một cách bí hiểm? Cho dù nhiều sự việc đau lòng như thế có thể chẳng đi về đâu, nhưng ít nhất, cũng nhờ có họ mà chuyện đã được đưa ra công luận. Không có họ, ai viết về mãi lộ? về lũ lụt, tai nạn, tiền cứu trợ bị bớt xén hay hàng cứu trợ toàn bột giặt? về những tai nạn thảm khốc – cho thấy một xã hội đầy rủi ro, tỷ lệ tử chắc chắn là cao hơn mức 6/1.000 người dân/năm rất nhiều? về những bê bối trong trường học, bệnh viện? về một Vinashin vỡ nợ? Tất nhiên, việc báo chí viết về Vinashin hay các bê bối tương tự rất có thể chỉ là kết quả của những đấu đá nội bộ “trên thiên đình”, trong đó báo chí được sử dụng làm công cụ, vũ khí để bắn giết nhau, nhà báo chỉ là những con tốt mà thôi. Nhưng dù sao thì lũ tốt đen ấy cũng đã làm được công việc đưa một phần sự thật ra ánh sáng. Cũng có những lúc lề trái và lề phải “phối hợp tác chiến” một cách rất hoàn hảo. Hình ảnh những người dân đi đầu trong đoàn biểu tình mùa hè năm 2011, giương cao tờ báo Thanh Niên với hàng chữ nổi bật trên trang nhất: “Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước”, có đủ nói lên sự ủng hộ ngấm ngầm của lề phải cho lề trái chăng? Tôi nhớ ở đâu đó, một độc giả bình luận: “Báo Thanh Niên đã góp sức để người dân thể hiện lòng yêu nước một cách an toàn – và quý báo cũng… an toàn!”. Họ cũng ra đi. Ra đi nhiều lắm. Cứ sau mỗi vụ tờ báo nào đó bị xử lý, rất có thể là lại có hàng loạt người “bay”. Nhất là với cái thứ văn hóa đổ vấy của người Việt Nam, khi một loạt bài được “trên” biểu dương, thì lãnh đạo tòa báo hưởng, mà khi loạt bài bị “đánh” thì chỉ có thằng đánh máy, con sửa mo-rát là chết, mà lại là chết trong âm thầm, không ai hay biết. Cũng nhiều người tự động bỏ đi, vì chán ngán, vì bế tắc. Một trong những người ấy đã gửi tôi một dòng tin nhắn mà không bao giờ tôi quên được: “Nhưng chúng ta không thể bỏ mặc thế giới này cho những kẻ mà ta khinh bỉ”. (1) Vì nhân dân Năm 2009, trong một bài về “Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975”, tôi đã viết: “… nghề báo thì bao giờ cũng vậy, là niềm vui, là nỗi buồn, là lòng nhiệt tình của tuổi trẻ và cả những giọt nước mắt”. Đó thực chất là điều tôi muốn nói về báo chí Việt Nam sau năm 1975. Tôi không biết trong cuộc chiến thầm lặng chống lại sự bưng bít, bóc trần cái xấu, thúc đẩy sự minh bạch, bao nhiêu nhà báo đã lau nước mắt. Chiều 2/8/2011. Ngày ấy, ở Hà Nội diễn ra hai sự kiện: phiên xử phúc thẩm TS. Luật Cù Huy Hà Vũ và cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, với nội dung thông báo kết quả điều tra vụ “đạp mặt người biểu tình”. Cảm giác “lạnh người” khi nghe tin ấy: Bộ Công an tổ chức họp báo ngay tại Thành ủy Hà Nội (giữa trung tâm thủ đô) để thông báo kết quả điều tra, và trước đó, tin đồn ít nhiều rằng đã có những cuộc tiếp xúc, điều đình giữa công an và người biểu tình bị đạp mặt – anh Nguyễn Chí Đức. Chúng tôi đều hiểu rằng, không có lý gì mà công an tự tin đến thế. Chắc là sẽ có một diễn biến gì đó… 3 giờ chiều, từ ngoài đường, tôi gọi điện cho bạn (vừa ở cuộc họp báo ra): – Tình hình sao rồi mày? – Xong rồi. Họ bảo tay Đức chống đối, ngồi bệt xuống đất, nên công an phải khiêng lên xe đưa về đồn. Ông Đức cũng bảo không bị ai đánh, viết tường trình nói rõ thế rồi. – Còn cái clip kia? – Không xác định được có phải là giả không. – Thế bây giờ mày định…? – Thì về viết bài, có thế nào viết như thế chứ còn định gì. So what? (thế thì sao) – So what cái cục cứt! – chưa bao giờ tôi thô lỗ như thế trên điện thoại di động. – Mày định thế nào? Mày muốn cứ thế mà tương vào bài à? Mày không hỏi Chí Đức lấy một câu à? – Mày muốn gì? Có giỏi thì mày viết đi, viết xem có đăng được không? Hai người chửi nhau một trận nảy lửa trên điện thoại. – Đừng có vô lý thế. Mày phải hiểu là không thể khác được. Trong trường hợp này tao chỉ có thể làm hết sức mình là phản ánh lại đúng sự việc qua lời của công an, và sẽ ghi rõ là “theo kết luận điều tra”. Thông tin được chừng nào tới người đọc tốt chừng ấy. Mày viết theo kiểu đa chiều, lấy ý kiến Chí Đức, xem có đăng được không? Sao cáu kỉnh vô lý thế? Có phải lỗi của tao không? Đến lượt tôi ngồi bệt xuống đất, tay run bắn lên vì giận. Phải, chính tôi mới là kẻ vô lý. Tại sao tôi lại gầm lên trên điện thoại, lại văng tục với bạn tôi – nhà báo mà tôi nể phục, quý trọng, nhà báo mà tôi vẫn thường yêu mến bảo: “Như John Lennon và Paul McCartney, hai ta song kiếm hợp bích”. Tại sao tôi lại nói bạn như thế, trong khi cả hai đều hiểu ai là những kẻ phải chịu trách nhiệm về tất cả chuyện này. Bất cứ người làm báo chuyên nghiệp nào cũng hiểu quá rõ rằng, “trung thực, khách quan, công bằng” là các nguyên tắc đạo đức hàng đầu; và nếu ở một nền truyền thông đa chiều như phương Tây, thì sau khi dự một cuộc họp báo của cơ quan công an như thế, việc tiếp theo phóng viên phải làm là phỏng vấn “phía bên kia”, tức là nạn nhân Nguyễn Chí Đức, để xem anh có ý kiến như thế nào, có thực anh đã viết tường trình khẳng định mình không bị đạp mặt hay không. Nhưng báo chí nước mình nó khác, khác ghê lắm. Mà chẳng riêng báo chí, nói chung là cái nước mình nó khác. Video clip ghi lại hình ảnh vụ đạp mặt không được thừa nhận một cách thản nhiên. Cuộc họp báo của cơ quan công an, tổ chức tại Thành ủy Hà Nội, không có mặt Nguyễn Chí Đức, cũng không mời bất cứ một ai trong số những người đã ký kiến nghị đề nghị xử lý nghiêm vụ đạp mặt công dân. Kết luận chỉ hàm ý đơn giản là Nguyễn Chí Đức ăn vạ. Hỡi ôi, cả một hệ thống xông vào vùi dập một công dân! Và chúng tôi đã chẳng thể làm gì để bảo vệ công dân ấy. Nhưng bạn tôi nói đúng. Chúng tôi không làm khác được. Trong một nền báo chí được định hướng chặt chẽ, sát sao. Trong một nền truyền thông nơi “quyền bình luận” của nhà báo bị triệt tiêu sạch sẽ – đừng hỏi vì sao báo chí (lề phải) Việt Nam bao năm qua không có nổi một cây viết bình luận cho ra hồn; phóng viên, nhà báo đâu có cái quyền ấy; nó là quyền của lực lượng “chống âm mưu diễn biến hòa bình” kia. Trong một nền truyền thông nơi báo chí bị coi như công cụ, nhà báo không khác gì con chó, khi nào bảo sủa thì sủa, bảo im thì im. Thì người làm báo phải lựa chọn. Hoặc là im lặng để cố gắng đưa được thông tin tới bạn đọc chừng nào tốt chừng ấy. Hoặc ra đi. Và trong cuộc chiến lặng thầm đưa thông tin tới bạn đọc, nhiều nhà báo chỉ còn biết gạt nước mắt, thở dài mỗi khi bị hiểu nhầm, bị nghe chửi (oan) là “lưỡi gỗ”, “chó lợn”, “ngu xuẩn”… Đôi khi, họ làm tôi nhớ đến một câu hát buồn: “Many times I’ve been alone, and many times I’ve cried. Many ways you’ve never known, but many ways I’ve tried…” (2) Ngước mắt nhìn trời… Năm 2011 khép lại bằng một vài sự kiện, trong đó có chuyến về nước của GS. Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt. Một trong những nhà báo thầm lặng mà tôi cũng rất yêu mến, khi tôi hỏi “có theo sự kiện này không”, đã trả lời: “Khi thất vọng với mặt đất thì là lúc nên nhìn lên trời”. Dẫu là một câu nói đùa, nhưng nó đúng. Nhìn lên trời cũng là một cách để bớt ức chế với mặt đất. Nếu không ngước mắt nhìn trời, họ – những nhà báo vẫn cố gắng bám trụ với nghề, chấp nhận cay đắng, chấp nhận sự định hướng của một lực lượng mà năng lực truyền thông hẳn nhiên là thua xa họ – sẽ không chịu nổi bao nhiêu bụi bặm, rác rưởi. Thôi thì chúng ta có thể hy vọng rằng, mọi việc được làm trên thế giới này đã được tiến hành bằng hy vọng. Ghi chú: 1. Tiểu thuyết “Suối nguồn” (The Fountainhead, 1943) của Ayn Rand. 2. Ca khúc “Con đường dài và khúc khuỷu” (The Long and Winding Road, 1970) của “The Beatles”. 3. “Everything that is done in the world is done by hope” (Martin Luther). Được đăng bởi Đoan Trang vào lúc 23:46 Nhãn: báo chí, làm báo ở Việt Nam, lề phải, lề trái, nghề báo, nhà báo, truyền thông”.

  5. Hàng Lan says:

    Thơ Mai Văn Phấn không có hồn. Điều này có lần tôi đã nói trên Damau.
    Xin đọc: một bài khác của Mai Văn Phấn

    Em cho con bú
    Chiều nay anh được nhìn em cho con bú. Ngoài kia từng chân kiến đang đi, từng cánh ong vẫn còn đang vỗ. Nơi anh về trú ngụ là ô trời xanh trong mắt em cười. Hạnh phúc nào bằng ta bên nhau thảnh thơi, như được xoải mình nơi chân đê cát mịn. Anh hôn lên ngực em căng đầy thơm mát, chiều ngọt ngào cánh cò cánh vạc, qua môi anh khẽ đậu xuống hồn. Căn phòng mình chẳng còn những bức tường bao quanh và không gian thành thời gian thánh thiện, khi anh mải mê nhìn vầng ngực em dâng đầy như biển, cứ thu mình tìm vào miệng con be bé xinh xinh …
    Nghe đâu đây có tiếng thạch sùng điểm nhịp, hay những giọt nước xa xưa đang rơi vào vại nước nhà mình .

    Bài thơ trên hoàn toàn là một bản tin. Những câu gọi là thơ chỉ là câu trần thuật, chỉ có 1 nghĩa tường minh, không có nghĩa nghệ thuật. Người đọc chỉ thấy tác giả chằm chằm vào ngực vợ và muốn giành lấy vú vợ từ miệng đứa con.”Thơ” Mai Văn Phấn là vậy . Mai Băn Phấn chẳng là Phật gì cả khi cái bầu nhân dục còn sờ sờ ra đấy, cái mà Freud gọi là xung lực tính dục (libodo).Cũng may MVP còn chút tự trọng đã không giành vú vợ của con. Ông đứng mà thèm thuồng nuốt ừng ực cơn mê cuồng xác thịt của mình.

    Một giọt nước chứa cả đại dương. Chỉ cần đọc một bài thơ của MVP, người ta hiểu đến chân tơ kẽ tóc tài thơ của ông ở tầm cỡ nào. Xin đừng phong Phật cho ông mà tội nghiệp!

    Rất tiếc TMH đã không dựa trên một phương pháp phê bình khoa học để phân tích chỉ ra giá trị thực của thơ MVP, thay vào đó TMH lại bộc lộ những hỉ nộ ái ố dung tục, khiến cho NQT phải gọi TMH là một thằng đê tiện và bỉ ổi. Điều ấy thật đáng tiếc

    Nhưng NQT có lẽ đúng. Bởi TMH là một người Công giáo, Hảo bỏ Chúa đi theo Đảng, rồi Ly Thân với Đảng đi theo tham vọng riêng của cá nhân mình. Trước kia TMH đã chửi hết cả làng Văn, Hảo muốn làm Chí Phèo thời đại, nhưng Hảo tự nhận rằng mình chưa bằng Chí, vì Chí giết được Bá Kiến, còn Hảo chưa giết được Cái Tinh Thâm thời đại. Một người tự phản bội đức tin (bán Chúa như Giuda), một người tự phản bội lý tưởng (phản bội Đảng, vì khg được Sáu Dân trọng dụng), một người làm thơ lại Phản Thơ, một người cầm bút nhưng không biết tôn trọng người cầm bút khác, NQT gọi là thằng đê tiện và bỉ ổi thì cũng có lý

    Sự đê tiện và bỉ ổi cực kỳ của TMH thể hiện ở thư gửi Hữu Ước sau ĐH Nhà Văn vừa rồi. Hảo quậy ở ĐH Nhà văn, sợ Hữu Ước bắt đi tù, Hảo xun vòi lại, bèn viết một lá thư cắn cỏ ngậm vành xin Nguyễn Ước tha mạng. xin đừng bỏ tù vợ con Hảo. Ai đọc thư ấy cũng thấy rằng chữ “bỉ ổi và đê tiện ” NQT dành cho Hảo vẫn chưa đúng với bản chất nhân cách của Hảo. Có lẽ nhà văn nước Nam từ xưa đến nay chưa có ai mà nhân cách lại hèn mạt đến thế

    Giả như Hảo cứ làm thơ, thì còn giữ được thiện cảm của bạn đọc.Hảo đã đánh mất tất cả. Hảo đã bị người ta biến thành con rối, thành cái bung xung mà không biết. Thật đáng thương hại

    Tôi không coi Mai văn Phấn là nhà thơ, vì “thơ” của ông không có hồn, và vì ông chưa hiểu thơ là gì, chưa hiểu những phẩm chất cần phải có của một bài thơ là gì, có chăng ông bắt chước người khác làm thơ, như một quán tính học trò.

    \Tôi nói thật lòng, có lẽ làm TMH và MVP buồn lòng. Đành phải xin lỗi chư vị

    • NGÀN KHƠI says:

      ĐỪNG GIỠN MẶT THẾ GIAN

      Thế gian không bao giờ hết người tài giấu mặt. Mọi cái xuất hiện ra bên ngoài nhờ điều kiện hay vì lý do nào đó chỉ là bề nổi chút đỉnh của hàng khối băng còn ngầm ẩn đó đây. Bài viết của Hàng Lan ở trên chính là một trường hợp như vậy. Chẳng biết nhận xét và thông tin của HL về TMH có hoàn toàn khách quan và chính xác không. Tuy thế nhận xét và phê phán của HL về “thơ” của Mai Văn Phấn đúng thật như vậy. Rất mong MVP cần phải học nhiều hơn nữa về cách làm thơ, trau nhiều hơn nữa về kỹ năng làm thơ rồi mới nên tiếp tục làm thơ trình làng thiên hạ. Bởi thiên hạ không thể nào là cái ao sau, ao nhà như kiểu một số người vẫn chủ quan cứ tưởng.

      Éo ơi anh muốn làm thơ
      Phải cần học kỹ đừng mơ mộng bừa
      Thơ nào giống cái sao rua
      Tờ mờ huyễn ảo như bùa thầy mo …

      NON NGÀN
      (17/6/12)

      • Hoàng Lan says:

        Xin bạn Non Ngàn đọc bài :
        Thư ngỏ gửi Trung tướng Công an Nhà văn-Họa sĩ-Nhạc sĩ-Thi sĩ-Kịch sĩ-Nhiếp ảnh gia- Điện ảnh gia Hữu Ước của TMH đăng trên Talawas

        Xin trích vài câu:

        “Chiều 07-08-2010, từ Hà Nội bay về nhà, tôi đã thấy vợ con khóc như ri, khóc khản cả tiếng rằng sao ông dám cả gan bóp dái ngựa thế, chết là phải rồi ông ơi là ông ơi…

        Mấy hôm nay, cả nhà tôi sợ quá không dám ngủ, không dám ăn, chỉ uống nước lã cầm hơi, ngồi chờ lính ông đến trói mang tôi đi. Cứ tình hình này, cả nhà tôi có thể chết vì quá sức sợ hãi mà đứt hết ruột gan.

        Tôi xin cắn rơm cắn cỏ, van ông trung tướng quyền uy ngang trời hãy thương xót chúng tôi mà mở lượng hải hà, ban cho vợ con tôi một con đường sống, dù ông có bắn tôi ngay bây giờ…

        Mấy lời thô thiển của kẻ dân đen mạt hạng đang run sợ như cầy sấy, cắn rơm cắn cỏ van ông rủ lòng từ bi hải hà mà tha cho vợ con tôi khỏi phải chết vì quá sợ hãi, bằng cách ông “hô biến”, biến chúng tôi từ Lý Tống thành Lê Công Định…

        Kính thư
        Kẻ hèn mọn tên là Trần Mạnh Hảo

      • Bạt Ngàn says:

        TÌNH THẬT VÀ THẬT TÌNH

        Cám ơn anh / chị Hoàng Lan. Theo tôi thấy, khi ông TMH viết với giọng điệu như vậy cho ông Hữu Ước, mà lại đề “thư ngõ”, quả thật đó đúng là chơi xỏ hơn là “chơi thật” ông Ước. Bởi nếu ông Hảo muốn “chơi kín” riêng với ông Ước, tức chỉ hai ông “chơi” riêng với nhau, hà tất phải đề là thư ngõ. Vả lại, ông H. hài ra cả một lô chức năng sở trường của ông Ư. , cho thấy ông Hảo cũng chẳng phải tay vừa gì. Nên kiểu nói của ông H. quả là kiểu nói muốn nằm trên ông Ư. mà lại giả đò nằm dưới đối tác thôi. Chị / anh Hoàng Lan có lẽ quá dị ứng với ông Ư. nên lại thành nhìn gà hóa cuốc, la toáng lên là ông H. quá nhủn như con chi chi thì làm gì còn chơi nổi ông Ư. được. Đó chỉ là do chưa kịp dụi mắt mà thôi, có gì to tát đâu. Cho nên các anh chị kê HL như thế theo tôi cũng có hơi cương quá. Đây chỉ “chơi” là chính thôi mà !

        Chơi nhau đến thế là cùng
        Anh chơi tôi trước bộ khùng không chơi
        Xỏ qua xỏ lại kịp thời
        Tại anh xỏ lại tôi thời xỏ qua !

        Rất cám ơn anh / chị

        Ngàn Khơi

      • nguoivehuu says:

        Nữa, không ngờ nhà thơ Hoàng Lan lại hiểu một cách rất …AQ về bài của tay Hảo gửi tay “nhiều Nhà” H. Ước như thế.

        Đâu rồi người phố Ga Hải Phòng ?

        Cười chết.
        nguoivehuu

    • Lâm Vũ says:

      Đáng nhẽ bạn Hoàng Lan chỉ nên phê bình thơ thôi, đừng nói đến đời tư thì hay hơn. Có ai đặt vấn đề là Goethe sinh thời có bao nhiêu người tình, Paul Valéry có mấy vợ (thật ra chỉ có một vợ), Tagore theo đạo nào (tôi đoán Tagore chẳng theo đạo nào cả)?

      Tình thực tôi nghĩ chính TMH cũng hết làm thơ được rồi, vì người lam thơ chẳng ăn nói viết lách lăng nhăng thế.

      LV

  6. ĐẠI NGÀN says:

    NGÀY CỦA CHA

    Thế giới này hai ngày đầy ý nghĩa
    Ngày của cha và của mẹ thân thương
    Cha sinh ta đâu có khác mặt trời
    Mẹ sinh ta như vầng trăng rạng rỡ

    Hai ngày đó cả loài người hợp lại
    Cùng tôn vinh và ngưỡng vọng trong đời
    Không có cha đâu thể có mỗi người
    Không có mẹ có ai từ tấm bé

    Cây sinh cành luật đời là như thế
    Hạt cho mầm rồi hoa trái đơm theo
    Khắp không gian không thể bị xóa nhòa
    Ngày của mẹ của cha là bất diệt

    Ai không có một quãng đời tấm bé
    Kỷ niệm nào lại dễ bị phôi pha
    Đôi bàn tay với ánh mắt chan hòa
    Cha cùng mẹ lo cho ta mọi thứ

    Dầu cuộc sống trong đời không thống nhất
    Trẻ Á, Âu, Phi, Úc vẫn nên người
    Những nhọc nhằn ngày tháng khắp muôn nơi
    Có tình mẹ lòng cha luôn hiểu được

    Người trong khắp thế gian đều vẫn vậy
    Từng khó khăn hay hạnh phúc một thời
    Bàn tay chèo tình phụ tử nơi nơi
    Trong biển sóng cuộc đời là thế ấy

    Không có cá nhân đâu thành xã hội
    Không có cha có mẹ chẳng thành đời
    Không cội nguồn không hiện hữu khắp nơi
    Ngày của mẹ của cha là như vậy

    Kỷ niệm ấu thơ có khi nào mai một
    Như chất men dậy mãi với thời gian
    Nó theo ta khắp biển cả non ngàn
    Trong mỗi bước cuộc đời luôn như thế

    Nên thế giới có hai ngày trọng đại
    Hướng về nhau cùng thông cảm lẫn nhau
    Mỗi cá nhân dẫu hoàn cảnh ra sao
    Song nghĩa mẹ tình cha đều chỉ một

    Giống chất ngọc mọi nơi hằng thống nhất
    Dẫu bao la dạng thức ở bên ngoài
    Ngày của cha của mẹ vẫn hàng đầu
    Như thế giới ngọc ngà và châu báu

    Tình cha đó có bao giờ quên được
    Vẫn nhớ hoài những ngày tháng xa xưa
    Tuổi bé thơ tay cắp vở qua cầu
    Cha dặn bạn phải cầm tay cho khỏi té

    VÕ HƯNG THANH
    (17/6/12)

  7. Trần Hữu Cách says:

    Chuyện của các văn thi sĩ tôi không dám lạm bàn, nhưng vì ông Trần Mạnh Hảo mời “công luận” lên tiếng cho nên tôi xin góp vài ý kiến thô thiển từ tư cách một người đọc.

    Tôi thấy cách thức ông TMH đánh giá các bài thơ có gì đó rất bá đạo, chẳng hạn ông dựa trên tiêu chuẩn là chính ông có thể “ngoáy ra trăm bài trong một ngày” hay không. Tôi biết có những người có thể “ngoáy ra” hàng chục bài thơ Đường mỗi ngày, nhưng họ không bao giờ dựa trên điều đó để chê thơ Đỗ Phủ hay Thôi Hiệu. Cũng vậy với những người làm lục bát, không chê thơ Nguyễn Du là dở.

    Tôi không rõ cách thức đánh giá của ông TMH là theo trường phái gì? Nhưng nếu đây là một “trường phái” thì chúng ta có quyền nghi ngờ tính học thuật của nó. Bởi vì mỗi nhà phê bình trong trường phái này sẽ chỉ được quyền “chê” theo khả năng sáng tác của mình: gặp loại thơ nào hắn không “ngoáy” được thì hắn không chê được, còn “ngoáy” được là còn chê được, v.v.

    Từ cảm nhận của người đọc tìm hiểu các áng văn thơ, cá nhân tôi không thấy những bài phê bình của ông TMH có gì là bổ ích. Ông thẳng thừng chê sự thu nạp tư tưởng và kỹ thuật thi ca tây phương, thì ông không nên viết về những tác giả có những vốn liếng đó, bởi vì ông sẽ đi từ chỗ không hiểu đến chỗ khiến người đọc thêm rối trí. Thơ văn ngày nay đúng là khó đọc, thế cho nên người đọc luôn mong đợi những nhà phê bình hiểu biết rộng hơn họ, phân tích và giúp họ hiểu một tác phẩm, chỉ cho họ những cách thức để cảm nhận được cái hay của tác phẩm. Người đọc chúng tôi không cần một nhà phê bình dị ứng với một trào lưu nhảy vào phân tích một tác phẩm thuộc trào lưu mà hắn ta bị dị ứng.

    Ông TMH nên nhường việc phê bình đó cho một nhà phê bình khác. Dù là người này nhỏ tuổi, non kém hơn ông TMH tới… cả trăm bài ngoáy, nếu hắn ta chỉ ra được một vài cách hiểu hoặc thưởng thức thi văn của các nhà thơ cách tân, thì người đọc cũng được lợi ích rồi. Về phía người đọc, tôi nghĩ là chúng tôi chỉ cần được vậy. Tất cả những cuộc tấn công vào tác phẩm hay nhân cách tác giả đều là thừa thãi, và nó đang đem lại hậu quả cho kẻ tấn công.

    • ĐẠI NGÀN says:

      THỬ LẠM BÀN THÊM MỘT TÍ CHÚT VỀ THƠ

      Phần lớn người VN rất ưa thơ, thích thơ, đó là một đặc điểm văn hóa truyền thống rất tốt. Lại có rất nhiều người VN ưa sáng tác thơ, đó là điều rất nên khuyến khích, trân trọng. Tuy nhiên, nhà thơ phải khác thợ thơ. Sáng tác thơ không có nghĩa là sản xuất thơ. Bởi sáng tác phải có sáng tạo, mọi thứ trong thơ. Từ ngôn từ, hình ảnh, tứ thơ, ý thơ phải không bài nào được giống bài nào, của mình cũng như mọi người. Bởi có như thế mới mang lại sự hấp dẫn, giá trị, bèn không chỉ buồn chán, thừa thải, vô bổ. Vì sản xuất có nghĩa làm ra hàng loạt, na ná nhau, có tính giả tạo, máy móc, tầm thường, còn thua cả việc sản xuất các vật dụng trong xưởng thợ. Thơ trước nhất là ngôn ngữ. Đó là nghệ thuật ngôn ngữ. Nó còn độc chiêu hơn cả văn nữa. Bởi văn giống như nước thường, còn thơ chính là nước hoa, nước cất, nước tinh chất, nước có mùi vị khác biệt thơm tho, quyến rũ khác biệt. Ấy thế nên thơ không phải là chỗ tầm thường. Bởi nếu thơ chỉ là chỗ tầm thường, nó còn dở hơn văn, tệ hơn văn, chán hơn văn thường là cái chắc. Nên người làm thơ phải nắm trước nhất nghệ thuật về ngôn ngữ, về bút pháp, tức là về thi pháp, về tứ thơ, tức hồn thơ và ý tứ. Tất cả những cái đó tạo nên chúng cái cốt lõi đó là hình tượng của thơ. Thơ mà không có hình tượng cũng giống như ốc mà không có ruột, chỉ để trình diễn giả tạo mà không ai thấy say sưa, thu hút cả. Thế nên thơ không thể ăn ốc nói mò, mà thơ phải có tài năng sáng tác và chủ động. Tài năng sáng tác và chủ động đó là vượt cả ra ngoài thơ, vượt cả ra ngoài mọi ràng buộc nhất thiết phải có của thơ như trên vừa nói. Giống như người đánh cờ vượt qua nước cản. Chỉ đánh cờ một cách ung dung thanh thoát, như phong thái của một ông tiên. Nên người thơ có tài không bao giờ chủ ý làm thơ mà thơ tự làm lấy trong tài năng của họ. Đấy, thơ và phi thơ, thi sĩ hay nhà thơ và nghệ nhân thơ khác nhau hoàn toàn chính là như vậy. Xin bổ sung một ý nhỏ như thế để cho mọi người làm thơ có khi thấy cảm hứng mà nói thêm cho. Nói chung lại, hay cái đáng nói nữa ý nghĩa chính yếu của thơ là vì chính bản thân nghệ thuật của thơ, vì ý tình không cưỡng được của nhà thơ, chẳng phải vì lợi ích bản thân riêng hay bản thân chung của ai cả. Ý thức về thơ, và mục đích hay mục đích diệu vợi nhất của thơ, luôn chính là như vậy.

      NON NGÀN
      (17/6/12)

  8. Lý Đại Minh says:

    Đọc xong chỉ còn biết ôm bụng cười, ông Hảo ơi là ông Hảo!

  9. nguyenha says:

    Thưa Ông TMH, Ông bận tâm chi, là Phật,là Thánh dưới chế dộ CS! HCM chổm-chệ vào ngồi với Phật Thích Ca ở Chùa Dại-Nam(Bình Dương),sao không nghe Ông nói! Ông Mai văn Phấn mới là Phật của “hội-nhà-làng” chưa dược “thỉnh”vào Chùa,mà Ông dã “nhảy ngược’!!Nói cho cùng,dưới cái chế-dộ mà Ông dang sống,hội-hè …dều là cơ quan ngọai vi của Dảng,diều nầy Ông biết rỏ hơn ai hết!! Dảng cho ai là Phật thì người dó là Phật!! không cần phải tu-tập.Giết người,mổ lợn…dều Phật hết!! Những ai còn cầm thẻ Dảng thì”tương lai”cũng thành “Phật”,nếu biết “bợ dít”,uống máu-ăn-thề!! Xem thế ,tôi có lời khuyên Ông:Thâm tâm thường an-lạc!.Trách chi những việc CS làm,dó là chuyện thường tình Ở huyện!!

  10. NGÀN KHƠI says:

    SÍNH THƠ

    Sính thơ nói bậy nghĩ là thơ
    Thơ thẩn kìa ai những thẩn thờ
    Ngôn ngữ vật vờ thêm chán ngắt
    Điệu vần lộn xộn quả tay mơ
    Lơ thơ tơ liễu đời nay đó
    Ngớ ngẩn nhiều nhà chuyện vẩn vơ
    Ỏm tỏi khích nhau càng chí chóe
    Ba đồng một chục những nhà thơ

    ĐẠI NGÀN
    (16.6.12)

Leave a Reply to ĐẠI NGÀN