Chủ nhà Ba Lan từ giã sân chơi
Trận đấu vào lúc 20h45′ (giờ địa phương) là trận cuối cùng của đội tuyển Ba Lan trong khuôn khổ Euro 2012. Để thua Cộng Hòa Séc 0-1, Ba Lan được 2 điểm- kết quả của 2 trận hòa- và giữ vị trí đội bảng.
Đội được cho là mạnh nhất bảng A và đã được 4 điểm trước trận đấu hôm nay là Nga, cuối cùng cũng ngậm ngùi ra về sau khi để thua Hy Lạp 0-1.
Giới bình luận cho đây là điều bất ngờ. Đá trên sân nhà và theo thống kê trong vài năm trở lại đây, Ba Lan thường thắng Séc nhưng trận đấu đã diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Hy Lạp được cho là đội ‘lập cập’ nhưng đã loại được gấu Nga khi Nga cũng đá gần như trên ‘sân nhà’ nếu tính theo số lượng khán giả. Khoảng 20 ngàn cổ động viên Nga đã sang để cổ vũ cho đội nhà trong trận đấu vừa qua và khán giả của họ áp đảo trên khán đài.
Sức ép hay điềm gở?
Ngay khi tiếng còi vừa dứt, huấn luyện viên trưởng của tuyển Ba Lan, ông Franciszek Smuda đã tuyên bố ra đi. Cũng như các cầu thủ, ông bị nhiều sức ép trước trận đấu. Chỉ riêng việc chọn thủ môn thôi, đã rất nhiều khó khăn. Trong lúc ông còn phân vân, thì dư luận Ba Lan, theo thăm dò trên mạng, tới 75% muốn Tytoń bắt trận đấu này. Tytoń vốn là thủ môn dự bị nhưng vào thay thủ thành chính trong trận Hy Lạp sau khi anh này bị thẻ đỏ, nhưng đã chứng minh được khả năng của mình sau hơn một trận bắt chính. Đội hình đội tuyển cũng luôn bị báo chí săm soi từng giờ một.
Từ bao năm nay, trong các giải châu Âu, Ba Lan chưa bao giờ vượt qua được vòng bảng. Trước trận đấu, báo chí nhắc tới “cơ hội lịch sử” của Ba Lan và đặt vào đó nhiều niềm tin và hy vọng.
Điều này chắc chắn tạo áp lực lên các cầu thủ chủ nhà. Là đội trẻ thứ 2 sau Đức và không có nhiều kinh nghiệm trận mạc như các tuyển thủ khác, chắc chắn yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không ít tới kết quả trận đấu.
Mặt khác, nhiều người cho rằng, việc chọn Wrocław là một điềm gở vì trong lịch sử, tuyển Ba Lan chưa bao giờ đá thắng ở thành phố này.
Góc độ kinh tế
Trong khi các nhà bình luận thể thao đang phân tích chiến thuật, kỹ thuật, cũng như thể lực của các cầu thủ Ba Lan và việc tại sao họ lại bị loại nhanh chóng và dễ dàng đến như vậy, thì các nhà kinh tế lại có cái nhìn khác.
Theo đó, xét trên góc độ kinh tế, việc Séc và Hy Lạp vào sâu hay nói cách khác Nga và Ba Lan sớm từ bỏ cuộc chơi là một thiệt hại lớn. Nếu giới chính trị có cái nhìn đầy xét nét với Nga, còn đám côn đồ Ba Lan nhìn họ đầy hằn học thì giới kinh doanh Ba Lan lại có những đánh giá hết sức tích cực.
Là nước kề cận với Ba Lan và có số lượng cổ động viên cực lớn, có khi tới vài chục ngàn/ trận, Nga được xem là khách hàng tiềm năng. Trước mỗi trận đấu, hàng chục chuyến chuyên cơ của Nga trở theo khách du lịch tới và đa phần là loại “ví căng phồng”. Báo chí ca ngợi khách hàng Nga rất chịu chơi, ăn ngon, mua sắm không tiếc tay và boa rất hậu hĩnh. Một bồi bàn tại Wrocław kể, lần đầu tiên trong cuộc đời chạy bàn của mình, cô được boa 500 Zua-ty, và đó là từ khách hàng Nga.
Khoang khách VIP (logia) của sân vận động quốc gia Ba Lan được bán cho tỉ phí Nga Roman Arkadiewicz Abramowicz với giá 5 triệu Zua-ty, trong khi đáng lý nó được dành cho Tổng thống.
Trong khi đó, Hy Lạp đang khủng hoảng kinh tế trầm trọng, lượng khán giả đã ít lại nghèo!
Việc Séc thế chỗ của Ba Lan cũng là một “tổn thất kinh tế” lớn. Mỗi trận có tuyển Ba Lan đá, ngoài số lượng khán giả áp đảo trên sân cỏ, còn có khoảng nửa triệu cổ động viên trong các khu Fan zone trên cả nước. Riêng tại trung tâm Warsaw, mội trận có tuyển Ba Lan đá thường có trên dưới 100.000 khán giả, hàng quán chật như nêm và doanh thu mua sắm tăng vượt bậc.
Tuyển Ba Lan không đi tiếp cũng đồng nghĩa với việc khu vực Fan zone sẽ vắng khách hơn rất nhiều và túi tiền của những người kinh doanh dịch vụ cũng vơi bớt.
‘Lời nguyền’
Bóng đá Ba Lan từng có thời vàng son với các danh thủ Lato, Boniek. Ở Việt Nam, cái tên “bô- nhếch” thậm chí đã có lúc trở thành một từ chỉ sự nhếch nhác. Đó là những năm từ 1974 tới 1982 khi Ba Lan 2 lần đứng thứ 3 của cup bóng đá thế giới. Thế hệ vàng một thời đó giờ đây người trở thành huấn luyện viên, người lãnh đạo liên đoàn bóng đá nhưng họ không đem lại được điều mà những thế hệ sau kỳ vọng ở họ.
Lịch sử không lặp lại từ đó tới nay, khi bóng đá Ba Lan mãi vẫn lẹt đẹt, hiện đang xếp thứ 66 theo ranking do FIFA công bố.
Trước khi giải bóng Euro bắt đầu, và đặc biệt trước trận gặp Séc vừa qua, báo chí có dịp điểm lại chặng đường trầm bổng mấy chục năm qua của sân cỏ Ba Lan và nhắc tới ‘lời nguyền’ của cựu huấn luyện viên Antoni Piechniczek, người đã dẫn dắt bóng đá Ba Lan tới đỉnh cao vinh quang.
Năm 1986, sau thất bại ngay từ vòng đầu của đội tuyển trong giải World Cup Mexico, ông đã từ chức trước búa rìu của dư luận. Đáp lại những chỉ trích nặng nề khi đó, Antoni Piechniczek nói, đại ý rằng, “tôi mong rằng vài chục năm nữa, sẽ có một người làm được cho nền bóng đá Ba Lan như tôi đã làm”.
Gần 30 chục năm đã trôi qua, và những người hâm mộ, một lần nữa lại chứng kiến đội tuyển nhà bỏ lại đằng sau mình những cơ hội. Nói cách khác, lời nguyền xưa của ‘phù thủy’ Antoni Piechniczek vẫn chưa được hóa giải.
Bài viết này kết thúc khi các cầu thủ Ba Lan lên ô tô từ khách sạn để ra sân bay, trở lại Warsaw. Mới hôm qua, họ tới đó trong một rừng cờ hoa rực rỡ và hàng ngàn người vây quanh chào đón. Giờ, họ ra đi trong vắng lặng và dọc đường từ sân vận động, cờ quạt, hình ảnh cổ động vương vãi khắp nơi.
Thể thao là thế, vinh quang và cay đắng.
Tường thuật từ Warsaw
© Đàn Chim Việt
Subject: RE: TRẬN ĐẤU CUỐI BẢNG B CHỦ NHẬT 17 THÁNG SÁU 2012
Date: Mon, 18 Jun 2012 06:28:32 +0000
Thưa qúi hữu,
1/
Công bình mà phán xét, cái thua đau của HL trong cả ba trận để rồi trắng tay về nước, không thấm gì so với cái đau đớn của GẤU NGA ! Nhập cuộc thật hoành tráng với trận thắng cộng hòa Tiệp bằng tỉ số rất ấn tượng (indruk-wekkend / full of impression) 4-1, khiến người người ngạc nhiên trước đội quân của coach Dick Avocaat ! Vâng chả ai dám nghi ngờ tài nghệ của các coach HL được xem như các nhà phù thủy trong thế giới bóng đá thế giới ! Quá khứ đã chứng minh họ là những nhà huấn luyện viên tài ba, chẳng những của các câu lạc bộ bóng đá quốc tế, ở các thánh địa Âu châu như Tây Ban Nha, Ý, Đức và Anh, mà còn cho các đội tuyển quốc gia trên hành tinh này.
Người ta bàn nhiều đến cái thua không đáng của tuyển Hòa Lan trước các chú lính chì Đan Mạch trong trận đầu, nhưng người ta quên rằng ĐM là một đội từng có quá khứ oanh liệt không xa trong giải vô địch túc cầu Âu châu. Rồi trận cuối thua Bồ Đào Nha, bởi ngôi sao sáng muộn Ronaldo, thủ quân đội Bồ !
Cái thua này so với cái thua bất ngờ của Gấu Nga ở trận cuối vòng bảng trước đội Hy Lạp mới thật đau vô cùng tận. Thua bằng một tỉ số vô cùng mỏng manh 1-0, nên dù đang ở đầu bảng A với số điểm 4 là tỉ số bàn thắng bại cao 5-2=3; trong khi Hy Lạp mới lượm được 1 điểm (một thua một hòa). Để từ đó chia tay trong ngậm ngùi và nuối tiếc. Tôi thật tình đau lòng khi nhìn thấy hình ảnh các cổ động viên Nga ngỡ ngàng không tin nổi kết quả khi ngồi trên khán đài theo dõi trận đấu từ đầu đến cuối !
Họ không biết trách ai, ngoài trời già oái oăn cay nghiệt, chơi khăm họ. Toàn đội Nga đá hay, nhưng gặp đội Ba Lan quyết tử trong trận hai nên giữ được hòa 1-1 để có thêm một điểm; rồi trước trận cũng quyết tử được ăn cả ngả về không của Hy Lạp, nên họ đã thua như đã nói, chứ ko phải kém cõi gì. Rồi trời xui đất khiến đội chủ nhà Ba Lan lại thua trước đội Tiệp, đẩy đội Tiệp lên đầu bảng với 6 điểm (một thua hai thắng).
Tôi vẫn chưa hiểu tại sao Gấu Nga lại bị loại do xếp hạng ba trong bảng, trong khi đồng 4 điểm với Hy Lạp (một thắng một hòa một thua), nhưng hiệu số bàn thắng bại của Nga cao hơn 5-3=2, trong khi Hy Lạp 3-3=0 !???
2/
Bên cạnh niềm đau khôn cùng của gấu Nga dĩ nhiên là niềm vui vỡ òa và như điên của tuyển Hy Lạp. Đứng cuối bảng sau hai trận, thế mà tình thế đảo ngược đứng hạng hai trong trận cuối bằng vào quyết tâm nỗ lực hết mình vật ngã gấu Nga !
Chiến thắng này sẽ là tin vui lớn, dù trong chốc lát, cho dân và nước Hy Lạp, đã và đang lâm vào khủng hoảng kinh tế triền miên không lối thoát; và có nguy cơ bị “đá” ra khỏi khu vực đồng Euro !
Tôi nói là niềm vui tạm thời với nhiều lý do. Thứ nhất, về túc cầu thì vòng trong tức tứ kết Hy Lạp sẽ đụng đầu với sát thủ Đức. Cỗ xe tăng này sẽ nghiền nát Hy Lạp không thương tiếc. Thứ hai, về kinh tế thì dù có ẵm cúp vô địch về nước cũng chả giúp cho dân và nước Hy khá lên chút nào về nhiều mặt !
3/
Tối nay bảng C sẽ có hai trận đấu cuối. Không cần tham khảo báo chí, cũng không uống sữa cô gái Hòa Lan hay rờ mua rùa em gái HL, tôi có thế nói ngay đương kim vô địch Âu châu và thế giới Tây Ban Nha sẽ dành một xuất vé. Đội tuyển Ý sẽ dành xuất thứ hai.
Tối mai bảng D sẽ đá trận cuối, không rõ số phận đội chủ nhà Ukraine sẽ ra sao ?
Năm 2000 Hòa Lan và Bỉ cùng là hai nước chủ nhà của giải vô địch bóng đá Âu châu, nhưng ở đội Bỉ bị vướng lại như đội Ba Lan, còn đội HL đi tiếp vào vòng trong. Năm 2008 Áo và Thụy Sĩ là hai nước đăng cai, cả hai nước không đi sâu nổi khỏi vòng bảng để vào vòng tứ kết.
Ciao,
Mõ
=======
Tham khảo
http://euro.tuoitre.vn/euro-binh-luan-Ban-doc/Index.html
Trích dẫn lại cách xếp hạng của UEFA khi cách đội bằng điểm mà Tuổi Trẻ đã đăng cách đây không lâu:
“1. Đối đầu trực tiếp giữa các đội có liên quan
2. Hiệu số bàn thắng thua giữa các đội có liên quan”
LMCường bình loạn: Gấu Nga vì đá thua Hy Lạp, cho nên dù có hiệu số bàn thắng bại cao hơn Hy Lạp, nhưng vẫn bị xếp hạng ba và bị loại ở vòng bảng !
=======
Bình loạn của các fan trong nước:
EURO năm nay quá nhiều bất ngờ!
Với việc Hy Lạp đánh bại Nga để giành một suất vào tứ kết, không điều gì là không thể xảy ra. Các đội bóng lớn hãy dè chừng.
Gấu Nga Ngủ Đông Lúc hè
Việc tuyển Nga thắng dễ dàng CH Czech ở trận đầu làm ai cũng tưởng Nga là đội mạnh nhất. Điều đó chẳng những người hâm mộ tuyển Nga mà ngay trong lòng các cầu thủ tuyển Nga cũng có sự tự mãn nhất thời. Họ đã quá chùn xuống khi đang dẫn Ba Lan và rồi để Ba Lan gỡ hòa, để hôm nay họ bị chính đối thủ Hy Lạp đưa tiễn về nước với 1 bàn thắng mong manh.
Sở dĩ Nga thắng Czech là vì Czech dám chơi đôi công với Nga, còn như Hy Lạp thì họ chọn lối chơi phòng thủ phản công thì tuyển Nga bị tịt ngòi. Ngoài ra còn yếu tố vui là vì CĐV Nga quậy quá nên thần Zớt muốn Hy Lạp vô và Nga về nước cùng đám CĐV quậy của mình. Và có lẽ chính quyền Ba Lan vui hơn khi Nga bị loại
Tôi không đồng ý với HLV Dick Advocaat
HLV Dick Advocaat cho rằng Nga không gặp may. Nhưng theo ý của riêng tôi thì không phải vậy, Nga thua vì bị Hy Lạp ru ngủ. Đối với Hy Lap mùa này chúng ta phải để ý 1 điều, là họ chơi cực kỳ tệ ở H1, nhưng lại là đội bất khả chiến bại ở H2. Cho nên có thể Nga không ngờ bị ru ngủ và sau đó thì dẫn tới hôn mê. Vâng, Hy Lap đã làm cho trận đấu chảy máu đến chết, nhưng cũng vì vậy mà Bóng Đá đáng để chúng ta phải xem đến cùng. BÓNG ĐÁ là VUA. Trái Bóng tròn quỹ đạo thật khôn lường.
Đội thắng luôn hay
Theo tôi chả có gì phải tiếc nuối khi Hà Lan thất bại cả. Họ đến với Euro lần này trong thế là ứng cử viên cho chức vô địch,nên trong lòng các cầu thủ và bản thân HLV Marwijk đã quá tự mãn, nhu nhược khi không có bất cứ sự thay đổi đáng kể nào. Sneijder và đặc biệt là Robben hoàn toàn mờ nhạt mà vẫn thi đấu. Robben đã bị cú sốc khi thất bại trong 2 trận chung kết là cúp quốc gia Đức và Champions League năm nay. Ở giải này Robben không còn là chính mình nữa. Còn Sneijder thì chả làm được trò trống gì khi đã ở bên kia sườn dốc. Và theo tôi thì người chịu trách nhiệm này không ai khác là HLV Marwijk.
Phân tích
Tôi cho rằng Hà Lan có thể đi tiếp là không tưởng. Nhưng lại có 1 thú vị là Hà Lan có thể quyết định kịch tính của bảng B này. Nếu Hà Lan vào trận đấu với quyết tâm cao và giả sử có được bàn thắng sớm trong thế áp đảo thì chắc chắn HL và BDN bị loại. Vì khi đó Đức chắc suất đi tiếp, không dại gì thắng Đan Mạch để tạo điều kiện cho BDN hoặc HL đi tiếp.
Nên để hi vọng đi tiếp HL chỉ nên chơi phập phù, nhưng tránh để thua sớm vì như vậy mới buộc được Đức chơi hết mình, Đức thắng Đan Mạch, HL mới có cơ hội đi tiếp. Và nếu Đan Mạch thắng Đức, HL có thể buông cho BDN thắng đậm để loại Đức. Âu cũng là 1 cách trả thù cho trận thua 1-2 trước Đức.
LMCường:
Chính vì Ban Tổ Chức biết các đội bóng có thể đá “xây cá nại”, cho nên đặc biệt ở trận cuối, hai trận đấu đá cùng giờ, chứ không chênh giờ như ở hai trận đầu !
Xe tăng Đức không rõ tình thế ra sao, cho nên để tránh rủi ro cứ việc đá thẳng giò để đoạt tối đa 9 điểm ở vòng bảng cho chắc ăn hơn … bắp !
=====
Trang chủ – Sữa Cô Gái Hà Lan
SỮA + chính là sữa Cô Gái Hà Lan với công thức độc đáo giúp trẻ Cao, Khỏe,
Thông Minh và hơn thế nữa. Công ty | Điều khoản sử dụng | Liên hệ | Chính sách …
http://www.dutchlady.com.vn/
Giới thiệu – Sữa Cô Gái Hà Lan
FrieslandCampina Việt Nam Nam là công ty liên doanh được thành lập từ năm
1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và …
http://www.dutchlady.com.vn/gioi-thieu
Thưa bà con,
Xin cám ơn Ban Biên Tập Đàn Chim Việt đã nổ lực cải tiến đưa tin chính thức về các trận đấu quan trọng của giải vô địch túc cầu Âu châu đang diễn ra ở Ba Lan và Ukraine.
1/
Sau 1975 kẹt lại ở Việt Nam, tôi có dịp làm quên kỹ hơn về các đội tuyển bóng đá từng quốc gia CS ở Đông Âu, trong đó có đội Ba Lan.
Nếu tôi nhớ không lầm thì báo chí thời CS gọi tuyển Ba Lan bằng mỹ danh CON PHƯỢNG HOÀNG TRẮNG TRÊN SÔNG ODER (?), bởi quốc huy của Ba Lan hình con phượng hoàng trắng tinh, nên màu áo thi đấu chính thức của tuyển BL trắng toát từ đầu đến chân, với quốc huy in ngay trên ngực áo phía trái của từng cầu thủ.
Wikipedia:
Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), quốc danh hiện tại là Cộng hòa Ba Lan (Rzeczpospolita Polska) là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ 10. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Thế chiến thứ hai theo Thoả thuận Yalta.
Sông Oder (Odra) là một con sông ở Trung Âu. Khởi nguồn từ Cộng hòa Séc và chảy xuyên qua phía Tây Ba Lan, sau đó trở thành biên giới dài 187 km giữa Ba Lan và Đức, là một phần của hệ thống Oder-Neisse. Dòng sông còn chảy qua vùng Szczecin Lagoon thuộc bắc Szczecin và phân ra làm 3 nhánh (Dziwna, Świna và Peene) tất cả đều chảy vào Biển Baltic.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Ba Lan (tiếng Ba Lan: Reprezentacja Polski w piłce nożnej) là đội tuyển cấp quốc gia của Ba Lan do Hiệp hội bóng đá Ba Lan quản lí.
Đội bóng thi đấu trận đấu quốc tế đầu tiên vào 18 tháng 12 năm 1921 tại Budapest gặp Hungary với kết quả thua 0-1. Ba Lan giành được huy chương vàng ở Thế vận hội Mùa hè 1972 tại München, huy chương bạc ở Thế vận hội Mùa hè 1976 tại Montréal và Thế vận hội Mùa hè 1992 tại Barcelona. Ở các kì World Cup, thứ hạng cao nhất của Ba Lan là xếp thứ ba (2 lần): 1974 và 1982.
2/
Euro 2008 là lần đầu tiên Ba Lan vượt qua vòng loại để tham dự vòng chung kết. Cùng với Ukraine, Ba Lan là nước đăng cai giải Euro 2012, nên hưởng ưu đãi lọt qua vòng đấu loại để vào thẳng vòng chung kết. Rất tiếc Ba Lan đã bị lọt sổ ở vòng bảng, không đi sâu vào vòng trong (tứ kết).
Tuy nhiên phải nói thẳng là tuyển Ba Lan đá không dở, thậm chí đội đã cống hiến những trận đấu đáng nhớ, như thủ hòa trước Gấu Nga đang bừng bừng khí thế trước trận mở màn thắng đậm tuyển Tiệp 4-1. Trận cuối tuyển Ba Lan đá đâu có thua kém gì đối phương, nhưng thần may mắn đã không mỉm cười trước các con phượng hoàng trắng trên sông Oder.
Tương tự Ba Lan, Gấu Nga đã đau buồn sách va ly về nước trong ngỡ ngàng, vì đang dẫn đầu bảng với bốn điểm sau hai trận (một thắng một hòa), nhưng sơ sảy để thua Hy Lạp, đội đang nằm cuối bảng (một điểm, với một thua một hòa).
Cái thua này làm đổ vỡ mọi chuyện do qui định nghiệt ngã của UEFA là, nếu hai đội trong cùng một bảng đồng điểm, như Gấu Nga và Hy Lạp đồng bốn điểm (một thắng một hòa một thua), sẽ xét tiếp theo xem về kết quả trận đối đầu giữa hai đội; kế tiếp hiệu số bàn thắng bại; rồi bàn thắng.
Hiệu số bàn thắng bại của Nga (5-3=2) hơn hẳn Hy Lạp (3-3=0) và bàn thắng cũng nhiều hơn (5 vs 3), nhưng do thua Hy Lạp ở trận cuối cùng, nên Nga bị xếp hạng ba, nhường hạng hai cho Hy Lạp, đồng nghĩa với xuất vé thứ hai còn lại vào vòng trong cùng với Tiệp, đứng hạng nhất bảng với 6 điểm (một thua hai thắng)
3/
Trên thực tế báo chí bàn luận um xùm về những cái thua của cơn lốc màu da cam Hòa Lan, mà thực chất kỳ này họ chỉ là cái bóng mờ của quá khứ oai hùng (á quân World Cup 2010) hay những trận thắng ròn rã ở vòng đấu loại.
Báo chí trong nước đã ví von tuyển Hòa Lan như những cánh hoa đẹp Uất Kim Hương (Tulip) bị các chú lính chì vùi dập dưới chân, hay bị hai cái lưỡi kéo sắc bén (trung phong Gomez và tiền đạo ….) của chiếc kéo Đức cắt tận gốc rễ; hay cơn lốc da cam lần này chỉ là cơn gió thoảng. Riêng coach Đức chê thẳng rằng, tuyển thủ HL chỉ được cái chạy nhanh bla bla bla
Cái thua của tuyển HL rất đích đáng, bởi phá sản toàn bộ trong cả ba trận đấu. No comment anymore.
Và lịch sử bóng đá chỉ là sự lập lại không ngừng. Chẳng hạn trước đó tuyển Pháp cũng có lúc lên voi xuống chó; tuyển Đức cũng rứa. Đấy mới chính là sự hấp dẫn nhất hạng của môn thể thao vua này.
Chính vì thế mà tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông đại chúng đã vô tình nhận chìm nỗi buồn vô tận, như những cánh đồng thảo nguyên mênh mạng bát ngát thường đầy băng giá, của các hảo thủ tuyển Nga, cùng các cổ động viên lẫn coach người Hòa Lan Dick Avocaat ! Họ không thể tin nổi là Hy Lạp lội ngược dòng loại họ ra khỏi cuộc chơi vào phút chót !
Đội Nga sẽ phải tự kiểm điểm lại chính mình thật rốt ráo. Vì sao lại càng đá càng xuống dốc ? Từ thắng như chẻ tre, đến hòa, rồi thua ….
Còn nếu bình loạn hòa vốn ta sẽ an ủi gấu Nga rằng, thôi thì cũng nên để gỡ … ghẻ, wên gỡ gạc một chút sĩ diện và mang lại niềm vui mong manh cho dân và chính phủ Hy Lạp đang trong thời mạt vận, do khủng hoảng kinh tế triền miên với nguy cơ bị đá bay khỏi khối đồng euro !
Dù sao tôi cho là nỗi vui của Hy Lạp sẽ ko kéo dài lâu, bởi vài ngày nữa cỗ xe tăng Đức sẽ nghiền nát pho tượng cổ thần Olympic Hy Lạp dưới xích sắt. “Die Mannschaft” đã nghiền nát nhiều đội lẫy lừng lần này thì hà cớ gì họ lại tha cho Hy Lạp !
Lão Ngoan Đồng
DâM tui được Tướng Bui Lan phong tước cho là
đại cán thông thái cho CS,
nên hôm nay rất là ức chế về …kụm từ mà LHM
đã khéo xài nhằm hạ giá cái xã hôi Cs của tui.
Cụm từ đó là…” tiu ngỉu zề quê như thằng ” mất
sổ gạo” thời bao cấp Xả hơi trủ Nghẽ..”‘. He he…
Bác DâmTiên ui!
Nếu Lâm gia “nhỡ xài nhầm của bác, cướp mất phẩm hàm được phong” thì xin 2 chữ đại xá cho nhé. Đây chỉ là “sư cố” chứ không hề… cố ý.
Từ khi Talawas đóng cửa, nữ sĩ Phạm Thị Hoài quyết rũ áo về hưu non, Lâm gia đành “theo cô gái Sáng tạo” để cầu duyên mới.
Xin mời quý vị độc giả hãy ghé thăm trang Sangtao.org dể thưởng thức “vài món” của Lâm gia.
Thân ái.
LHM
Hóa ra nàng này bình luận bóng đá cũng được phết thế mà lâu nay nàng ấy dấu nghề. Bình luận nữa đi em ơi để mấy người mù tiếng ba lan còn có thêm ít thông tin.
Tôi không phải là dân say mê bóng đá, chưa từng ra sân chơi bao giờ. Nhưng tôi thích theo dõi những trận tranh tài tầm cỡ quốc tế như thế.
Nếu lấy lối chơi kỹ thuật cao trộn với nghệ thuật và đội hình vững chắc như Tây Ban Nha (đá bại Ireland 4-0) thì tôi cảm thấy thất vọng ê chề cho đội Ba Lan kỳ này.
Đội chủ nhà hội đủ nhiều điều kiện ưu đãi như: đá tại sân nhà, được khán giả cả nưo’c ủng hộ hết mình. Vậy mà chỉ vì kỹ thuật giao bóng quá kém, hàng tiền đạo “không biết sút banh, làm bàn” phá hỏng biết bao cơ hội vàng, nhất là trong suốt hiệp đầu, Ba Lan hầu như chiếm lĩnh trận địa, tấn công liên tục, cầu thủ sung sức, phấn chấn. Khó chịu và nhàm chán nhất là cứ thấy cầu thủ xoay sang “đá người” thay vì đá bóng, hay chỉ biết phá banh khẩn cấp ra ngoài biên liên tục.
Kết luận: đây là phần lỗi nặng nhất của huấn luyện viên trưởng, trong đó Nhà Nưo’c Ba Lan cũng phải chịu trách nhiệm lây vì không đào tạo nổi một đội banh có đẳng cấp.
Bác LQT ui!
Thôi thì cứ “trăm dâu đổ đầu ông bầu” như bác “lên án”, nhưng thực ra Ba-lan hầu như không có những cầu thủ tầm cỡ quốc tế, tài nghệ cũng chỉ “tầm tầm với Tiệp” trong khi bị sức ép quá lớn của CĐV cũng như toàn dân Ba-lan và của bọn chơi cá độ làm sao mà dám tự tin đá cho đúng như khả năng được. Mà đội Tiệp cũng phải “sống chết cố thắng, nếu không ông bầu cũng về rửa chén cho vợ” tranh việc máy rửa bát, chứ có bỡn đâu!
Trên thế giới, đội Tam-sư Anh quốc đâu có dở, lại có nhiều cầu thủ tầm cỡ thế giới, ấy thế cũng chưa khi nào được vào Chung kết các giải World Cup hay Châu Ấu, trừ 1 lần năm 1986 nếu không có “bàn tay Chúa” của cậu Bé Vàng Ăc-giăng-tin chắc có thể làm nên “sự nghiệp” (?). Tất nhiên đội Ukraine không phải là địch thủ của đội Tam-sư trong trận tới, nhất là kỳ này Rooney được ra sân. Ay thế, chưa biết đâu, chủ quan chỉ có kềnh. Bóng đá là như vậy. Anh quốc cũng đã từng “đau đớn ê chề thua những đội đàn em”, không kèn không trống tiu nghỉu về quê như thằng “mất sổ gạo” thời bao cấp ở XNCN của Dzịt-nàm những năm xa xưa!
Ngay Hà-lan cũng còn đang “chuẩn bị váy áo” về quê huống chi Ba-lan, một đội đứng hàng thứ 66 trên thế giới. Không bị loại mới là chuyện lạ!
Đằng nào “huấn luyện viên Ba-lan kỳ này cũng về mở trại nuôi gà”, có khi còn bị những kẻ thua cá độ đe giết, thôi bác LQT cũng “nhón tay làm phúc” tha cho “con dê sẽ bị tế thần” kỳ nằy.
Chúc bác LQT sẽ hâm mộ bóng đá hơn sau mùa giải này!
Và rất lạ, nữ sĩ Mạc Việt Hồng ngoài cái tài viết ra còn có tài “bình luận bóng đá” thế mà chả ai biết. Kỳ này khố bình luận gia bóng đá sẽ “thất nghiệp” nếu nữ sĩ MVH “xắn tay áo” tham chiến bình luận môn đá banh!.
Chúc tất cả vui vẻ, nhưng chớ có cá độ mà “tan cửa nát nhà”, ra đê mà ở.
Thân ái.
LHM