Những câu chuyện bên bàn nhậu 3: Vệ Ưởng- Chơi ’’Lửa’’ – Lửa’’Chơi’’!
Những chuyện báo óan trong ’’Túi khôn của nhân loại’’ (Đông chu liệt quốc) – qúa nhiều. Cuốn sách chép lại những sự kiện quan trọng trong đời sống các triều đại thời Xuân Thu – Chiến Quốc cách đây hơn hai nghìn năm (hơn 600 năm trước Công nguyên). Với 108 hồi, có thể nhặt ra vô số chuyện khiến người đọc thời nay liên tưởng, nhận ra: Đây đó – Qúa khứ của nước TH cổ đang đang lặp lại , tái hiện ở các quốc gia trên hành tinh này. Từ thời đó rất nhiều nhà chính trị vĩ đại xuất hiện mà tên tuổi , bước đường công danh của họ dù đã nhiều nghìn năm trôi qua vẫn in đậm dấu ấn trong lòng nhân loại – hôm nay. Một trong các khuôn mặt đó là nhà Chính trị đại tài – độc tài: Thương quân Vệ Ưởng (vì ông được phong 15 thành trì ở đất Ư, đất Thương, phong hiệu Thương quân nên nói gọn là Thương Ưởng (1).
Thương Ưởng (tiếng Trung phồn thể: 商鞅; giản thể: 商鞅; bính âm: Shāng Yāng; Wade- Giles: Shang Yang (khoảng năm 390 Trước Công Nuyên) – tên thật là Công Tôn Ưởng, người nước Vệ (gọi tắt là Vệ Ưởng). Lúc bé bản chất thông minh, có cá tính lại chăm học… khi trưởng thành có chí lớn nhưng nước Vệ không dùng. Vệ Ưởng (VƯ) quyết định’’vượt biên’’, ra thế giới bên ngoài lập thân, lập nghiệp.
Thu thập được nhiều thông tin có lợi cho việc tiến thân, VƯ quyết định đến nước Ngụy. Quan đại phu nước Ngụy là Công Thúc Toa tiếp xúc, nhận ra một tài năng tiềm ẩn trong con người chàng thanh niên đầy sức sống. CTT thu nạp vào môn hộ, cho làm Trung thứ trưởng, cùng học với con trai mình . Khi sắp mất, ông tiến cử VƯ cho Ngụy Vương hi vọng được trọng dụng. Ngụy Vương tiếp xúc… thấy không có ấn tượng tốt nên không dùng (2). VƯ không sờn lòng, sau khi CTT chết ít lâu, bỏ nước Ngụy tiếp tục lên đường đến nước Tần. Được bạn bè mách bảo, VƯ tìm gặp người bề tôi mà vua Tần yêu là Cảnh Giám – bầy tỏ nguyện vọng . Cảnh giám đã nghe tin VƯ. Khi tiếp xúc, nhận ra những ý tưởng cao siêu của VƯ nên có cảm tình, hứa sẽ bố trí cho tiếp kiến Tần Hiếu Công (THC), đồng thời cung cấp cho những thông tin về Tần vương: Sở thích, tính cách, ham muốn… VƯ tiếp nhận rồi vạch kế hoạch chuẩn bị cho cuộc gặp mặt sắp tới. Dịp may đến, CG đưa VƯ vào gặp Tần Hiếu Công (THC) – người đang say mê việc tranh giành làm bá chủ với các nước chư hầu khác…
Rút kinh nghiệm thất bại trong lần tiếp xúc với Ngụy vương, lần này trước tiên VƯ thăm dò vua Tần xem ông ta muốn gì trong khi cầm quyền rồi đem thuyết ’’Đế đạo’’ và ’’Vương đạo’’ mà nội dung của hai thuyết này: Lấy Đức trị quốc (được các thời Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thang, Chu) – đã dùng trong qúa khứ – để thuyết phục… Vua Tần nghe, ngoài mặt khen ngợi ý tưởng của VƯ nhưng trong bụng không muốn áp dụng , chê: Nếu dùng thuyết này, nước Tần còn lâu mới có thể trở thành cường thịnh. THC cho rằng VƯ cũng chỉ là loại’’mọt sách’’, tầm thường như nhiều kẻ đã từng đến hiến kế cho ông.
Biết thóp ’’gu’’ của đối tượng, VƯ mới ’’tung chưởng’’ – Trình bầy thuyết’’Bá đạo’’ – tức là cách’’đi tắt’’, làm cho nước mạnh, dân giầu trong thời gian ngắn nhất , áp đặt quyền lực bắt ép dân làm theo…
Như gãi đúng chỗ ngứa, Tần Hiếu Công đồng ý ngay, lập tức bổ nhiệm Vệ Ưởng làm Tả thứ trưởng (chức quan cao nhất – như Thừa tướng) cho phép VƯ tiến hành cải cách chính sự thực hiện’’Biến pháp’’ (thuyết của Lý Khôi), thay đổi pháp chế (hiến pháp thời nay), thực hiện mục đích : Đưa nước Tần trở thành cường thịnh – giầu về kinh tế, mạnh về quốc phòng để thực hiện tranh ngôi vị bá chủ. Tuy nghe, nửa tin nửa ngờ, THC vẫn chưa thật yên tâm…VƯ nhấn mạnh: Muốn thực hiện được ý đồ ’’tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên…Bá chủ’’, điều trước tiên phải dám làm, dám phá bỏ lề thói cũ, phế truất những quan lại thoái hóa chỉ ngồi hưởng thụ cao mà không làm gì , đồng thời phải làm cho dân tin vào chính sách, tin vào người điều hành, răm rắp làm theo’’không bàn tán, nghi ngờ’’…
Vì suốt nhiều thế hệ, dân nước Tần không tin vào chính thể bởi quan lại tham nhũng, quân đội yếu hèn, guồng máy điều hành thối nát, đầy rẫy bất công, luật pháp loạn xà ngầu…nên đất nước nghèo không có uy thế với các nước chư hầu trong vùng… THC nghe ra, đồng ý kế hoạch của Vệ Ưng, giao toàn quyền cho ông điều hành chính sự,
Muốn dân tin để cải thiện tình hình, trước hết Vệ Ưởng bắt tay khắc phục tình hình bằng một’’tuyệt chiêu’’: Sai người dựng một cây cột ở cổng thành phía Nam, thông báo cho dân biết: Hễ ai nhổ được cậy cột mang đến trồng ở cửa phía Bắc thì đưọc thưởng 50 lạng vàng.
Vì đã qúa mất lòng tin vào chế độ, không người nào hưởng ứng. Sau cùng, có một anh nông nô – không còn gì để mất – ’’bất đắc chí’’ – liều chết làm đúng như thông báo…
VƯ giữ đúng lời hứa!
Dân chúng bắt đầu tin tưởng, VƯ công bố với thiên hạ: Từ nay ai thực hiện đúng chủ trương, chính sách, đường lối (…) – sẽ được thưởng, ai làm sai sẽ bị phạt nặng. Dân chúng nước Tần thấy vậy thay đổi thái độ: Hưởng ứng, đón chờ chủ trương mới sắp được đưa ra. Chính sách của VƯ bị đám quan lại đầu triều phản đối…
VƯ cho áp dụng’’Biến pháp’’ của mình mà cốt lõi là coi trọng Hiến pháp, pháp luật, dùng “Pháp trị” thay “Đức trị”, sử dụng các chính sách khuyến khích dân chúng trong lao động, sản xuất, buôn bán… thưởng cho binh sĩ hăng hái chiến đấu – dùng đòn bẩy kinh tế đi đôi với luật pháp khắc nghiệt để đưa đất nước đi lên. Tuy nhiên trong 7 điều ông ban hành… có điều thứ 7 rất hà khắc: Xã hội được gom lại từng cụm, thành 5 nhà hay 10 nhà (Ngũ gia liên bảo, Thập gia liên bảo) – một nhà phạm pháp, không nhà nào báo thì cả 10 nhà cùng bị tôi chết.
Do từ trước đến nay, dân chúng sống tự do thả lỏng, giờ bị gò ép vào khuôn khổ, nhất là việc VƯ chia dân cư thành từng nhóm, tổ (giống như tổ dân phố ở ta ngày nay), biến cả nước Tần như một trại cải tạo – nhà giam khổng lồ. Dân Tần oán hận ngất trời. Vệ Ưởng không nhân nhượng mà thay đổi chính sách đã ban ra, ngược lại còn kiên quyết, khắc nghiệt hơn, bằng đầy ải, chém giết. Cách cai trị’’độc tài’’ không được lòng dân nhưng cũng có hiệu qủa nhất định (do dân sợ – chứ không tin yêu, tự nguyện): Chỉ trong 5 năm cầm quyền, nước Tần thay đổi : Giầu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, đời sống của dân được cải thiện… Các sử gia đời sau ghi lại thời kì này – xã hội ổn định đến độ: Đêm ngủ không đóng cửa, của rơi ngoài đường không ai nhặt, giao thông trật tự răm rắp, nam nữ đi trên đường từng hàng theo giới tính. Đặc biệt tệ nạn xã hội bị triệt bỏ: Không còn cướp, trộm, thụt két, khoét gạch, đào tường, đòi tiền mãi lộ hoặc nhũng nhiễu dân chúng… Chính thể của VƯ rất căm gét tệ nạy này. Kẻ nào vi phạm nhẹ – chặt chân tay, thích chữ vào mặt đầy ra biên ải, nặng – bị giết thẳng cánh!
Luật pháp rất nghiêm, ai cũng phải theo bất kể công hầu hay khanh tướng. Một chuyện làm cả nước Tần kinh hãi: Thái tử – người sẽ kế vị vua cha (sau này là Tần Huệ Công) – theo thói quen cũ : Đi cả xe ngựa vào trong thành, (đó là hành động là bất kính) – bị bộ phận chấp pháp thực thi theo nguyên tắc:’’Thiên tử phạm pháp bị tội như thứ dân’’. Các đại thần xin VƯ không xử tội thái tử (vì sẽ làm vua…), VƯ nhất quyết không tha.Thái phó (thầy dậy Thái tử) phải thân chinh , tình nguyện chịu phạt thay, nhờ vậy thái tử thoát nạn , còn thầy dậy thì bị chặt chân cùng những con…ngựa (kéo xe chạy vào).
Nước Tần cường thịnh.
Nhiều người khen , lắm kẻ chê.
Nghe tin, VƯ sai bắt tất cả những người khen lẫn kẻ chê (Biến pháp) – trị tội. Ông cho rằng: Biến pháp chỉ có thể thực hiện, không được bàn khen – chê. Kẻ khen – chỉ vì chứng nịnh hót để mong được quan trên chú ý, ban thưởng hoặc cất nhắc. Còn người Chê – là do ’’chứng lười biếng, tự do cá nhân’’ không chịu được gò bó… bởi vậy tất cả đều là’’mầm mống của tai họa’’, làm chậm bước tiến đưa đất nước xưng Bá! Họ đều bị xử phạt – đầy ra biên ải!
Vệ Ưởng làm cho nước Tần cường thịnh, còn ông thì lại gánh tất cả oán hờn của dân chúng . Ông như ngồi trên chảo lửa. Triệu Lương – một người bạn thân, từng bênh vực VƯ trước khi được THC trọng dụng – nhận ra tình hình, khuyên VƯ nên trả lại tất cả 15 thành ấp được phong, từ quan trở về sống yên bình như mọi người dân thường mới mong giữ được mạng. Vốn kiêu ngạo trước thành qủa mà mình tạo ra, VƯ không nghe lời bạn, vẫn tại vị khi mỗi ngày một tích tụ oán thù của cả một dân tộc.
Khi THC sắp mất, quan Thái phó được vào yết kiến, bên giường bệnh Thái phó đề nghị: Cho dù VƯ có công đưa đất nước Tần trở lên cường thịnh, vua Tần xưng bá, nhưng không thể tiếp tục dùng một người đã mang 4 tội với đời:
- Làm con nuôi Công Thúc Toa (quan đại phu nước Ngụy), không nghe lời CTT, bỏ Ngụy sang Tề là Bất hiếu.
- Muốn đạt được mục đích để nổi tiếng , lừa gạt – giết người bạn kết nghĩa là công tử Ngang để chiếm thành của nước Ngụy , Đẩy người tưóng tài, thân cận của mình – Mạnh Lan Cao vào đưòng chết là Bất nghĩa.
- Giết vô số dân Tần cốt đề cao chính sách Biến Pháp là Bất nhân.
- Mạo phạm, bất tuân, vượt quyền vua THC làm cho dân Tần chỉ biết đến Thương quân mà không biết vua Tần , là Bất trung.
Một con người phạm cả 4 tội tầy đình, lại vẫn dương dương tự đắc với việc mình làm… sao còn xứng ngồi ở cương vị Thừa tướng.
Tần Hiếu Công – nghe ra ., giao cho Thái phó cùng thái tử tiến hành kế hoạxh trừ bỏ Vệ Ưởng…
THC chết, Thái tử lên thay là Tần Huệ Công. Việc làm đầu tiên của vị vua mới này là giết Vệ Ưởng! Tội danh’’làm phản’’ được gán cho kẻ mấy năm trước suýt chặt chân ông ta… Vệ Ưởng bỏ tất cả nhằm chạy thoát thân. Sau nhiều ngày trôn chui lủi…Một đêm kia ông lại tìm cách’’vượt biên’’. Đi tới thị trấn nằm gần biên giới nước Tần thì trời đã tối, tìm vào lữ quán xin nghỉ trọ qua đêm. Chủ quán yêu cầu khách xuất trình giấy tùy thân (…). Ông Thừa tướng (Tả thứ trưởng) – làm gì có’’chứng minh nhân dân’’ để chứng minh mình là người lương thiện. Vả lại đang bị chính quyền truy nã, đành nói khó, năn nỉ với chủ quán (thậm chí hứa ’’hối lộ’’), hi vọng ông ta thông cảm cho ở trọ…
Chủ quán thẳng thừng từ chối : Theo lệnh của Thương quân – Nếu ai làm sai quy chế của quán trọ sẽ bị xử tội chết, tịch biên tài sản!
Vệ Ưởng thất vọng ngửa mặt lên trời than: Ta là người ban ra chính sách và lại chính là người gánh hậu qủa của chính sách đó – ư? Người chủ quán theo luật báo quan. Quân lính ập đến, Vệ Ưởng bị bắt, chịu hình phạt’’Ngũ mã phân thây’’ (5 ngựa xé xác).
Sư phó và vua Tần Huệ Công trả được thù xưa, còn lấy việc trừng phạt này làm gương răn dậy dân nước Tần (…)
Thương thay nhà chính trị kiệt xuất , độc tài – Thương quân Vệ Ưởng!
Cái kết cục mà ông gánh chịu đáng làm gương cho các chính khách thời nay ở mọi quốc gia, vùng miền – soi chung . Đạo lý này bất di bất dịch: Đẩy thuyền là Dân. Lật thuyền cũng là Dân!
Được lòng dân là được tất cả – nêu danh thiên cổ.
Mất lòng dân là mất hết – bao gồm cả mạng mình!
Thương Quân Vệ Ưởng : Chơi với Lửa – bị Lửa thiêu!
26.03.2011
© TCN
© Đàn Chim Việt
———————————————————
Ghi chú:
(1) Theo Wikipedia: Vệ Ưởng tên thật Công Tôn Ường, người nước Vệ, làm thừa tướng nước Tần dưới thời vua Tần Hiếu Công. Ông là chính trị gia xuất sắc theo đường lối Pháp gia ( tức thuyết Biến pháp của Lý Khôi – Binh pháp của Ngô Khởi), có công lớn đưa Tần Hiếu Công làm lên nghiệp bá, được phong 15 ấp ở đất Ư, đất Thương, phong hiệu là Thương Quân nên gọi ông là Thương Ưởng.
Triệu Lương (趙良) là người cùng thời với ông từng đến gặp VƯ khuyên nên từ quan mới giữ nổi mạng do pháp chế của ông quá nặng lại có quá nhiều người ghét . Thương Ưởng không nghe vẫn tại vị. Sau khi Tần Hiếu Công mất, thái tử lên ngôi tức Tần Huệ Công. Thương Ưởng bị vua ghét vì trước từng bị ông trừng phạt. Do đó ông bị vu vào tội làm phản. Việc chạy trốn không thành, ông bị xử xé xác, giết cả nhà. Trước tác của ông để lại có Thương Quân thư.
(2) – … Công Thúc Tọa (Quan đại phu nước Ngụy) – biết TƯ là người tài giỏi, trước khi chết tiến cử Thương Ưởng cho vua Ngụy Huệ Vương và dặn nếu không dùng ông thì phải giết ông đi. Khi Công Thúc Tọa gọi Thương Ưởng đến khuyên nên bỏ Ngụy mà trốn thì Thương Ưởng đáp:”Nhà vua đã chẳng nghe lời của ông cho tôi làm Tể tướng, lẽ nào lại có thể nghe lời ông mà giết tôi?”. Rút cục – Thương Ưởng không nghe CTT bỏ đi, vẫn ở lại nước Ngụy mà không bị vua Ngụy nghi ngờ hay giết hại….
Vệ Ưởng là người thực sự có lý tưởng.
Ông còn là một tài năng xuất chúng.
Lý tưởng của ông là tin vào pháp quyền một cách không giới hạn.Cho dù sau này khi gặp cảnh chính ông ta bị bắt do sắc lệnh của mình và than thở : chính ta lại là nạn nhân của chính sách mà ta đề ra , thì ông vẫn là người có lý tưởng , có bản lĩnh.
Ông thà đối diện với nguy hiểm/ ông thừa biết nguy hiểm gì khi Tần Hiếu Công mất/ nhưng không tháo lui , quyết tâm có mặt để thực hiện đến cùng những cải cách của mình.
Đoạn mô tả Vệ Ưởng ba lần thuyết phục Tần Hiếu Công tôi cho rằng hay nhất và nói hết tài học của ông ta.Ông là một nhà thuyết khách đại tài và là nhà tâm lý học xuất chúng.Nhìn sắc mặt Tần Hiếu Công là ông biết nhà vua đang nghĩ gì? nghĩ về đường xa rong ruổi/ mới được tăng một con ngựa đẹp / hay nghĩ về ân ái / đựoc tặng ái thiếp đẹp/ và quan trọng hơn là biết Tần Hiếu Công muốn theo vương đạo , có chí lớn hợp với học thuyết của ông..
Cho dù Vệ Ưởng có bị ngũ mã phanh thây thì công lao của ông với nước Tần là to lớn đến nỗi không có gì sánh bằng.
Sẽ không có nước Tần hùng mạnh nếu không có Vệ Ưởng. Sẽ không có Tần Thủy Hoàng nếu không có các chính sách của Vệ ƯỞNG đẫn đường.Tóm lại sẽ không có TQ ngày nay nếu không có Vệ Ưởng.
Bình luận như trên của tôi thì bạn đọc đã thấy :thời phong kiến thì chơi với vua như chơi với cọp. Nhưng vì lý tưởng, tin mạnh mẽ vào thuyết pháp trị của mình Thương Ưởng đã chịu hình phạt thảm khốc.Cũng do những thắng lợi to lớn của các cải cách do ông đề nghị đã đưa ông vượt tầm các nhà cải cách nổi tiếng của lịch sử TQ như Quản Trọng…
Trần Chân Nhân nếu có rãnh thì viết (và luận) một bài về Quản Trọng luôn dùm đi. Để cho độc giả đọc và chiêm nghiệm TƯ và QT, mục đích giống nhau, phương pháp cũng giống, nhưng một theo Bá Đạo, một theo Vương Đạo. Đa tạ.