WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển

Sáng 21/6, với 99,2% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam, sau khi đã thảo luận, cho ý kiến vào giữa kỳ họp vừa qua.

Trong báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự luật do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật của Quốc hội Phan Trung lý trình bày trước khi thông qua, cho thấy đa số các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này và nhiều nội dung của dự thảo luật.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật, Quốc hội đã tán thành với đề xuất của dự thảo, trong đó có quy định rõ về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại điều 1 của Luật.

Đặc biệt, sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu, ban soạn thảo đã cho bổ sung thêm nội dung về phạm vì điều chỉnh gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển, Luật Biển Việt Nam nói rõ “giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời là một nguyên tắc đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Hiến chương ASEAN”.

Khoản 1, điều 4 của Luật Biển quy định rõ nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Đối với chính sách quản lý và bảo vệ biển và quản lý nhà nước về biển, Luật chỉ rõ: “Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

Luật Biển cũng tiếp tục quy định “đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam” là nhằm nhấn mạnh hơn nữa sự gắn bó, không thể chia cắt của bộ phận lãnh thổ này, khẳng định chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn của nước ta đối với các đảo, quần đảo.

Với vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, Luật Biển có quy định về quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta.

Về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, Luật Biển quy định, gồm: các lực lượng có thẩm quyền thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác.

Ngoài dự thảo Luật Biển Việt Nam, trước đó, trong phiên họp sáng 21/6, Quốc hội cũng đã thông qua một số dự thảo luật, nghị quyết khác như: Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Quảng cáo, nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010, nghị quyết giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn…

Tin VnEconomy

31 Phản hồi cho “Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển”

  1. says:

    VIỆT NAM – BIỂN ĐÔNG –
    R FI (Pháp) – Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012 – Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012

    Biển Đông : Việt Nam bác bỏ phản đối « phi lý » của Trung Quốc

    Thụy My
    Hãng tin Pháp AFP hôm nay 22/06/2012 cho biết Hà Nội vào tối qua đã bác bỏ phản đối « vô lý » của Bắc Kinh về Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua, trong đó khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
    Quốc hội Việt Nam hôm qua đã thông qua Luật Biển với 495/496 phiếu, trong đó khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc tranh chấp là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ngay lập tức, Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ để phản đối.
    Tối qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã tuyên bố : Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là « thành phố Tam Sa ».
    Cũng theo tuyên bố trên, « Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo này là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông ».
    Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều, sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Theo báo Nhân Dân, đây là bộ luật có tỉ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết vào hôm qua 21/6.
    Hôm nay trên mạng xã hội Facebook, trang Nhật ký yêu nước đã đưa ra lời kêu gọi « Tuần hành ôn hòa chống Trung Quốc, ủng hộ Luật Biển của Việt Nam » vào sáng Chủ nhật 1/7 ở gần đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và lãnh sự quán Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

  2. says:

    VIỆT NAM – TRUNG QUỐC –
    RFI – Bài đăng : Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012 – Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 22 Tháng Sáu 2012

    Luật biển của Việt Nam làm Trung Quốc nổi đóa

    Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam được chú thích là Xisha (Tây Sa) của Trung Quốc.
    Tú Anh
    Hôm qua, ngay sau khi Quốc hội Việt nam thông qua luật biển, bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu đại sứ Việt Nam tới nghe phản đối. Theo giới phân tích, pha biểu diễn « cơn thịnh nộ của thiên triều » không dọa được dân chúng Việt Nam, mà còn cho thấy Bắc Kinh e dè pháp lý, một nhược điểm của kẻ chỉ biết dùng sức mạnh.
    Theo phân tích của nhật báo Mỹ The New York Times, trong một « pha biểu diễn quyết tâm » đối đầu với mọi tranh chấp tại « Nam Hải », Trung Quốc đã đả kích một cách mạnh mẽ Việt Nam thông qua luật biển khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ngay sau khi luật biển được Quốc hội Việt Nam thông qua, đại sứ Nguyễn Văn Thơ tại Bắc Kinh đã bị bộ ngoại giao Trung Quốc triệu mời nghe phản đối « luật biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại Tây Sa và Nam Sa là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc » và « Trung Quốc cực lực chống lại ».
    Đây là lần đầu tiên Việt Nam trang bị cho mình một vũ khí pháp lý bảo vệ biển đảo sau khi Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974 lúc đất nước phân đôi và một phần Trường Sa bị rơi vào tay Trung Quốc năm 1988.
    Dự luật này đã bị dời đi dời lại nhiều năm liền trước khi bất ngờ được biểu quyết hôm qua 21/06/2012. Trong những ngày qua, giới thạo tin tại Hà Nội còn báo động là Bắc Kinh gây sức ép để ngăn chận.
    Thái độ giận dữ của Trung Quốc được biểu lộ hai tuần trước khi diễn ra hội nghị cấp ngoại trưởng của Hiệp Hội Asean tại Phom Penh, mà trong đó có sự tham dự của ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Theo New York Times, hồ sơ tranh chấp biển Đông sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự.
    Bắc Kinh cũng gấp rút ban hành một số biện pháp hành chánh trong mưu toan đặt quốc tế và các nước láng giềng trước sự đã rồi : tuyên bố nâng cấp địa bàn gồm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ( mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) và đảo Macclesfield Bank của Philippines ( mà Trung Quốc gọi là Trung Sa ), thành « Địa cấp Tam sa thị », lớn hơn huyện nhưng nhỏ hơn tỉnh.
    Cũng trong kế hoạch biến Biển Đông thành ao nhà, Trung Quốc tiếp tục duy trì tàu ngư chính và tàu đánh cá bên ngoài vùng bãi đá ngầm Scarborough của Philippines, sau hơn hai tháng biểu dương sức mạnh.
    Theo nhận định của New York Times, hội nghị diễn đàn an ninh khu vực tại Phnom Penh trong hai tuần tới sẽ mở ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và tranh giành ảnh hưởng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong bối cảnh này, chưa rõ Việt Nam và Philippines sẽ được Hoa Kỳ hậu thuẩn cụ thể ra sao. Nhưng Việt Nam đã chủ động đặt Trung Quốc « trước sự đã rồi », khẳng định chủ quyền biển đảo bằng một đạo luật quốc gia.
    Cũng chưa biết là quân đội Việt Nam sẽ bảo vệ ngư dân và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến đâu, nhưng ít ra những người có trách nhiệm cầm súng bảo vệ quốc gia hay đàm phán trên bàn hội nghị kể từ nay có trong tay những cơ sở pháp lý.
    Trong vấn đề biển Đông, khi nói đến pháp lý, Bắc Kinh hoàn toàn không đưa ra được một chứng cứ nào để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.Có lẽ đây là lý do khiến cho Bắc Kinh « nổi cơn thịnh nộ » và de dọa chống lại luật biển của Việt Nam một cách kịch liệt.
    Đối với người dân Việt Nam, nhất là những người quan tâm đến sự tồn vong của đất nước, lời dọa nạt của Bắc Kinh không làm họ lo sợ. Luật biển là ngọn gió làm giới thanh niên sinh viên lên tinh thần . Trên mạng « Nhật Ký Yêu Nước » đã xuất hiện lời kêu gọi biểu tình vào chủ nhật 01/07/2012 tại hai thành phố lớn Hà Nội và Sàigòn, như cách nay đúng một năm về trước.

  3. Trà Khúc says:

    Ồ thế hả?
    Vậy ông thủ tướng đã die của mình ký công hàm công nhận cái đảo nào đó là thuộc anh Tàu?
    Lúc dâng lúc đòi lại là thế nào?
    Vn mình thiếu mẹ gì đảo,thí dụ như Côn đảo, “bồng đảo”…. Mấy cái đảo hoang đầy..cứt chim …đó thì quan trọng mẹ gì…
    Làm thế sinh bất hoà trong anh em…không nên.

    Nghĩ cho cùng thì cũng: bên đây biên giới là nhà…

  4. LeQuocTrinh says:

    Chuyện lạ đời và mâu thuẫn thiệt!!!

    Tựa đề bài báo ghi rõ ràng là: “Chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa được ghi tại điều 1 Luật Biển”. Vậy mà tôi đọc lõ con mắt, đọc tới đọc lui cả chục lần, cầm kính hiển vi soi cho rõ …mà rốt cuộc hổng thấy “điều 1 của Luật Biển VN” nằm ở đâu ?

    Ai biết nó ra sao xin yết lên Mạng cho bà con thưởng lãm nhe!!!

  5. PHC says:

    Làm luật nhận chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa,
    thì hoan nghênh.

    Nhưng đến khi mang luật mới làm ra mà đòi biển đảo,
    thì thằng Chệt nó ngoan cố mà rằng:

    Trả Hoàng Sa cho mi hả? Thì mi hãy trả Miền Nam
    cho Việt Nam Cộng Hòa trước đi.

    Có lẽ, cuối cùng lại phải nhờ tới ông Mỷ xét giùm.

    • Thái says:

      PHC Đừng có mà nằm mơ! Định nhờ TQ khôi phục cái thây mà VNCH à? Có mà đến tết mùng 3, ông PHC à!

  6. kbc3505 says:

    Sức ép quản trị yếu kém về kinh tế và đòi hỏi quyền lợi quốc gia dân tộc của người dân trong nước cũng như hải ngoại ngày càng tăng và tăng cao liên tục mỗi ngày đối với nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội, và đặc biệt là tình hình chiến lược kinh tế và quân sự toàn cầu đang tích tụ và hình thành chung quanh Châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ này; đã thế, sức ép cũng ngày càng lớn của cả hai anh Hoa Kỳ và Tàu cộng đã làm cho thế đu giây bấy lâu nay của Hà Nội phải chấm dứt, nhà nước và đảng đã thấy rõ an nguy của chế độ đang lung lay có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nên đã bắt dầu có những dấu hiệu thay đổi và đang ngả dần về Hoa Kỳ hầu có thể ngăn chận sự xâm lấn ngày càng nhiều và thô bạo của Tàu cộng và cũng để kéo dài sự cai trị của đảng và nhà nước.

    Vì ngả theo Hoa Kỳ nên mọi người cũng chẳng ngạc nhiên khi thấy phong trào CĐVN công khai ra đời lúc này, và đương nhiên được sự đồng thuận của cả Hà Nội và Washington trong tiến trình cải thiện nhân quyền làm vừa lòng Washington và cũng là bước đầu tiến tới hòa hợp hòa giải dân tộc và dân chủ đa nguyên trong tương lai để xây dựng một VN vững mạnh không thua kém Nhật Bản hay Nam Hàn. Và một VN vững mạnh về quân sự và kinh tế là điều mong muốn của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương, vì chỉ VN mới là quốc gia tiếp cận trực tiếp để ngăn chận Tàu cộng thâu tóm lợi ích của Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng, và quốc hội thông qua luật biển VN là dấu hiệu tích cực của sự thay đổi trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ VN đòi lại Hoàng Sa dù cộng sản còn cầm quyền hay sẽ thối

    kbc3505

  7. Minh Đức says:

    Trich: “Luật Biển Việt Nam nói rõ “giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng biện pháp hòa bình là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta”

    Luật thì chỉ ghi ra lý lẽ vì sao điều này được xem là đúng, vì sao điều kia không chấp nhận được. Còn thái độ bảo vệ luật bằng biện pháp hòa bình thì không phải là điều để ghi vào trong luật. Đường lối hòa bình hay đường lối chiến tranh là do quyết định của chính quyền tùy theo tình hình thực tế của mỗi lúc. Ghi vào luật biển là phải giải quyền bằng hòa bình thì sau này khi Trung Quốc lấn ép quá đáng Việt Nam phải đánh nhau với Trung Quốc thì hóa ra là nhà nước Việt Nam vi phạm luật của chính mình?

    Thế thì việc cho máy bay Su 27 bay tuần tra trên không phận Trường Sa là vi phạm Luật Biển của nhà nước chăng? Nếu chủ trương giải quyết bằng hòa bình thì tại sao lại cho máy bay chiến đấu đi tuần tra làm gì? Còn bảo chỉ đi tuần tra thôi mà không bao giờ chiến đấu để bảo vệ không phận để khỏi vi phạm đường lối hòa bình thì đâu cần phải đi tuần tra làm gì cho tốn xăng.

  8. Chien Nguyen says:

    Ngày nào đảng CS còn lãnh đạo đất nước thì ngày ấy nhân dân còn lãnh đạn. Quốc hội dưới sự lãnh đạo của CS thực chất chỉ là một đám bùi nhùi diễn trò dân chủ. Đừng kỳ vọng vào họ. Đất nước VN chỉ có thể đứng lên khi chế độ CS vĩnh viễn nằm xuống
    CN

  9. Lý Nhân Bản says:

    Có lẽ đây là lần đầu tiên Quốc Hội Việt Nam thực sự làm một việc có ý nghiã kể từ khi có Quốc Hội!
    Mong Quốc Hội sẽ biến thành tiếng nói thực sự phục vụ dân và nước thay vì chỉ làm theo đảng.

    Mong lắm thay!

  10. bo says:

    Trung quốc hàm hồ và đê tiện chính là nhờ 1 phần hèn hạ của việt nam,cho đến ngày này hôm nay,đám cướp trung quốc vẫn hùng dũng tiên bố lảnh hải không chối cải trường sa hoàng sa là của bọn chúng.Cái lý do đúng là không chối cải bởi vì nhân dân Vn biểu tình chống trung quốc đã bị công sản việt nam bắt sạch,và còn cột cho cái tội thế lực thù địch,hèn chi VN mất nước bây giờ tui mới hiểu.!!!!

Leave a Reply to Chien Nguyen