WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Không muốn dối trá, có được không?

Ảnh chỉ mang tính minh họa

Mấy ngày gần đây, sau khi clip gian lận trong kì thi tốt nghiệp ở Trường THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) xuất hiện, dư luận trong nước rộ lên bình luận về sự dối trá.

Bắt đầu từ đề luận dối trá trong kì thi tốt nghiệp. Đến hành động cụ thể chống thói thi cử dối trá của một thí sinh dũng cảm. Và, cả những phát biểu “giàu tính giáo dục” của giáo sư, kiêm Bộ trưởng giáo dục. Chuyện xưa như trái đất, bỗng xôm lên bất thường…

Dối trá ở đâu?

Chuyện dối trá, bây giờ mới nói, chắc chắn không còn sớm, cũng chắc chắn không còn “kịp thời, đúng quy trình” nữa — như người ta quen nói.

Nhưng chưa muộn. Cảnh thức thế hệ tương lai của một dân tộc, không bao giờ là muộn.

Nghe có vẻ nghiêm trọng.

Vậy, thực tế, thói dối trá đã bành trướng, đã trở thành nan bệnh trên cơ thể Việt Nam chưa? Hay người ta cố ý thổi vống lên, để tiện việc phê phán?

Thiển nghĩ, quý vị không cần mệt óc trả lời câu hỏi trừu tượng trên, thay vào đó, ứng khẩu với những câu cụ thể và sát sườn hơn.

Có khi nào, một vị lãnh đạo “xin nhận trách nhiệm”, “rút kinh nghiệm sâu sắc” mà khuyết điểm cũ của cơ quan được giải quyết minh bạch, dứt điểm chưa?

Có khi nào, người ta đồng loạt cam kết “không” tiêu cực mà thực sự nghiêm túc, trong sạch chưa?

Có khi nào, điểm trên lớp của con cái của quý vị toàn khá, giỏi, mà 3 môn thi đại học không đạt nổi điểm trung bình tối thiểu chưa?

Có khi nào, một Hội đồng sư phạm trường, đa số là lao động tiên tiến (cả ngành gộp lại, đa số là lao động tiên tiến, rất ít cán bộ đạt mức tối thiểu “hoàn thành nhiệm vụ”) mà chất lượng học sinh vẫn đáng báo động chưa?

Có khi nào, tiêu cực, thậm chí ở mức nghiêm trọng, xảy ra trong một tổ chức đạt “Trong sạch, vững mạnh” chưa?

Có khi nào, quý vị thấy người ta chẳng những không dám chỉ ra sai phạm của lãnh đạo, ngược lại, còn dành nhau ca tụng công lao “chỉ đạo sâu sát” của các Ngài chưa?

Có khi nào, ngày ngày đi chợ (vì tuyệt đại đa số dân Việt phải mua hàng từ chợ), quý vị tin rằng mình được mua hàng đúng giá chưa?

Vân vân và vân vân

Bằng cách này,với điều kiện có thời gian, ai cũng có thể kể ra hàng ngàn biểu hiện dối trá. Ngay trước mắt mình.

Cũng vì thế, một người ngây thơ nhất cũng đủ hiểu, căn bệnh dối trá trong xã hội đã đến giai đoạn nào.

Tuy nhiên, điều lạ lùng nằm ở chỗ: dối trá hiển nhiên tồn tại, có khi, được ca ngợi trong một bộ phần chúng nhân “thức thời” (mà tôi tin chắc, tỉ lệ này không hề nhỏ) như chính nó là thành phần tất yếu của xã hội vậy.
Thực đáng ngại, đáng buồn, đáng hổ thẹn!

Nhưng vì sao?

Dối trá, dĩ nhiên là thói xấu, rất xấu.

Vì thế, không ai muốn con cái mình sống dối trá.

Không ai muốn mình bị người khác coi là kẻ dối trá.

Cũng không ai muốn người khác đối xử dối trá với mình.

Thành thực, chắc chắn là một trong những bài học đạo đức đầu tiên người lớn dạy cho trẻ con, ở trường cũng như ở nhà.

Người ta, vốn cảnh giác với dối trá, còn hơn với bọn kẻ cắp.

Vậy, tại sao thói dối trá vẫn có đất sống, thậm chí, tràn lan trong xã hội này?

Để trả lời, thực ra, chỉ cần đặt ngược vấn đề:

Anh muốn trung thực chỉ ra khuyết điểm của lãnh đạo — được không?

Anh muốn đánh giá đúng năng lực của học sinh, dù phải cho hàng loạt em điểm xấu, có khi, rớt lên lớp, rớt tốt nghiệp — được không?

Anh muốn tổ chức vào tận “hiện trường” (phòng thi), lấy bằng chứng tiêu cực, thay vì đứng ở sân trường ghi các bức hình “đẹp”: trên hành lang, thanh tra túc trực; trong phòng thi, thí sinh ngay ngắn, giám thi bám sát; khuôn viên trường, không một bóng người, cuối cùng kết luận: kì thi nghiêm túc — liệu có được không?

Vân vân và vân vân

Bao nhiêu biểu hiện dối trá trong xã hội, bấy nhiêu sự bất lực chống trả đi kèm của thiểu số có văn hóa, có lương tri.

Muốn không dối trá, trong bối cảnh xã hội như thế, liệu có được không?

Không. Chắc chắn không. Nếu nhà cầm quyền chỉ biết, và đã an tâm, giăng đầy những khẩu hiệu sáo rỗng.

Rốt cục, vấn đề vẫn nằm ở kẻ nắm quyền.

Vấn đề nằm ở hành động.

Và có chăng, nằm cả ở đội ngũ trí-thức-thiếu-thốn, cả sự tử tế lẫn lòng tự trọng.

Nguồn: Nhất Thanh (Tienve.org)

 

4 Phản hồi cho “Không muốn dối trá, có được không?”

  1. Nguyễn Hà Huy says:

    Thời buổi loạn xạ bằng cấp nghe thật chối tai con người . Đồng chí Mạc Kim Tôn , ủy viên thường vụ tỉnh ủy , nhà giáo ưu tú , chiến sỹ thi đua cấp nhà nước , giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình hôm nào , Ông còn kiêm đại biểu Quốc hội khóa , … Trước khi bị bắt vì tội tham nhũng , gái gú , thất thoát , .. Ông ta còn tổ chức cuộc gặp của nhà giáo ( phía Nam và phía Bắc tỉnh ) rất hoành tráng , giả tạo , vô hồn ( nhiều nhà giáo đã được mời tham dự chứng kiến ) . Còn hiện thời , nhiều tỉnh thành ở VN đều la lá giống Thái Bình . Các quan chức muốn cất nhắc thì phải đi đêm cho đủ số tiền mới hòng có được , vậy để tìm được nhân tài cho các ngành , các cơ quan như lá mùa thu vậy . Đất nước cứ trượt dài theo con đường mà Cụ Hồ đã chọn ( nói liều là Nhân Dân ta đã chọn ) . Vì thế các viên chức , công chức cứ mãi dối trá nhau , làm cầm chừng , giáo dục tụt hậu nhiều so với vài nước trong khu vực . Còn lâu mới bắt kịp và hào nhập thế giới văn minh được . Đất nước quá lâm nguy ! nhiều thế hệ sau lãnh đủ .

  2. NGÀN KHƠI says:

    CHÍNH TRI VÀ SỰ DỐI TRÁ

    Chính trị đúng đắn là chính trị chính nghĩa, như vậy không cần gì sự dối trá vẫn có thể thành công, thắng lợi. Thánh Gandhi lãnh đạo đất nước Ấn độ lật đổ được ách thống trị của thực dân Anh trước kia là như thế. Trường hợp này rất nhiều, như Tôn Trung Sơn, A. Lincoln, De Gaulle … Thời cổ người ta cũng phân biệt chính trị vương đạo và chính trị bá đạo. Chính tri vương đạo là vì quyền lợi chung thật sự. Chính trị bá đạo chỉ vì quyền lợi riêng, bản thân và cá nhân. Chính trị vương đạo không bao giờ dùng sự dối gạt, cho dù khía cạnh nào. Ngược lại chính trị bá đạo bao giờ cũng dùng mưu mô, xảo thuật để đạt đến sư thành công. Cho nên khi chính trị vương đạo thành công, mọi việc tiếp theo cũng theo cách vương đạo, dĩ nhiên đều cũng kết quả, thành công. Ngược lại, chính trị bá đao, khi thảnh công, chưa chắc các hệ luân về sau đã đạt được các kết quả mà mọi người mong muốn, bởi vì nó chỉ phục vụ phe nhóm và cá nhân, đó chính là sự khác nhau giữa mưu mô, tà đạo và không mưu mô, tà đạo. Đó cũng là sự khác nhau giữa chính nghĩa và phi chính nghĩa trong tự bản chất của nó. Chính nghĩa theo nghĩa rộng là sự công chính nói chung. Phi nghĩa theo nghĩa rộng là sự phi công chính nói chung. Thế nên cũng cần phân biệt ý nghĩa của chiến lược, chiến thuật. Thật ra, ý nghĩa của chiến lược, chiến thuật thực chất chỉ là tính đáp ứng tình hình, không thể coi chiến lược, chiến thuật là mưu mô xảo quyệt, mà đó chỉ là các kỹ thuật linh hoạt nhằm đáp ứng tình thế cụ thể đòi hỏi. Có nghĩa, chính trị đi đôi với sự giáo dục có tính công chính, tuyên truyền chính nghĩa, đó là chính trị chính nghĩa, vương đạo. Trái lại, chính trị đi với sự tuyên truyền sai sự thật, phản sự thật, vẫn luôn là chính trị không công chính, cho dầu có thành công trước mắt, cuối cùng cũng thất bại. Chủ nghĩa quốc xã và kỹ thuật tuyên truyền kiểu quốc xã của Hitler chính là một trong nhiều trường hợp tương tự kiểu độc tài, phát xít là như vậy. Thế nên, nguyên lý xã hội là sự kéo theo. Cái gì mà khởi điểm có vấn đề, luôn luôn mang lại mọi hệ luận về sau đều có vấn đề tương ứng. Đây chính là kinh nghiệm của các cá nhân và các xã hội khi đi theo các mục đích chính trị đúng đắn hay thiếu đúng đắn, ngay thực hay không ngay thực. Bởi chính trị luôn luôn là đầu tàu kéo theo xã hội, văn hóa, giáo dục. Ý nghĩa của chính trị quan trọng như vậy. Cho nên hiểu lầm về tính cách của chính trị luôn giết chết xã hội. Tức là nếu chỉ hiểu chính trị là sự tranh đoạt quyền lợi, tranh giành quyền lực, kiểu đấu tranh giai cấp, luôn không phải chính trị kiểu vì nhân quyền, nhân sinh thật sự, nên đó lại là kiểu chính trị nguy hiểm thật sự.

    NON NGÀN
    (02/7/12)

  3. Hồng Lĩnh says:

    Một lãnh tụ dối trá, lãnh đạo một đảng dối trá
    Môt tập đoàn dối trá giáo dục các thệ hế dối trá
    Kết quả mộ xã hối sống với nhau qua quan hệ dối trá .

    Có những ngừoi biết …. nhưng vẫn loanh quanh không dám nói sự thật.
    Rốt cuộc chính họ đã và đang tiếp tay cho sự dối trá bành trướng và phát triển .

    !!!

  4. dân đen says:

    Giáo dục Việt nam thời Cộng sản suy đồi, tụt hậu, thua xa thời Việt Nam Cộng Hòa .
    Theo gương Bác thanh niên cùng nhau học tập thói dối trá, hèn hạ !
    Di sản của Bác chỉ toàn là: cướ’p chánh quyền, giết hại dân lành, gian dối, che đậy và thủ tiêu để bảo vệ Đãng .
    Ngày nay con cháu Bác chỉ toàn bọn tham nhũng, vơ vét , bán biển đảo, đất đai tài nguyên cho bọn Tàu cộng .

Leave a Reply to NGÀN KHƠI