WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?

Gs. TsKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT), đã mạnh bạo lên tiếng về sự thu hồi đất trái pháp luật của chính quyền Hải Phòng đối với gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Ông được đánh giá là chuyên gia đất đai số một của Việt Nam và sự lên tiếng này của ông được báo giới đánh giá rất cao.

Bà con nông dân Văn Giang liên quan đến dự án Ecopark đã liên tục khiếu kiện suốt 8 năm nay. Và vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Văn Giang ngày 25-4-2012 với lực lượng vũ trang hùng hậu đã gây xôn xao dư luận trong nước và quốc tế.

Ba ngày sau, 28-4-2012 BBC phỏng vấn chuyên gia đầu ngành về đất đai, Gs. TsKH Đặng Hùng Võ. Với câu hỏi của BBC “quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang có đúng với pháp luật hay không?” ông trả lời “Tôi cho rằng đây là một quyết định đúng”.  Ông cho rằng những bất cập của dự án Ecopark “chủ yếu thuộc về khung pháp luật mà không thuộc về phần thực thi pháp luật”. Nói cách khác việc thực thi pháp luật là đúng (thẩm quyền, thủ tục) nhưng do pháp luật chưa hoàn chỉnh nên đã nảy sinh những rắc rối.

 

GS Đặng Hùng Võ. Ảnh VnExpress

Rồi những người nông dân Văn Giang cho biết: Ngày 28/6/2004 UBND tỉnh Hưng Yên ký tờ trình lên Bộ TNMT; ngày 29-6-2004 thứ trưởng Bộ TNMT Đặng Hùng Võ đã ký tờ trình số 99/TTr-BTNMT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất để xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hưng Yên-Hà Nội và xây dựng Khu đô thị thương mại-Du lịch Văn Giang; trên cơ sở đó phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 30-6-2004 về việc thu hồi đất và giao đất cho dự án (đổi đất lấy hạ tầng) này đúng (chưa đầy) một ngày trước khi Luật Đất đai 1993 (đã được sửa và bổ sung năm 1998 và 2001) hết hiệu lực và Luật Đất đai 2003 (được thông qua ngày 26-11-2003) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-7-2004. Luật 1993 còn cho phép “đổi đất lấy hạ tầng”, luật 2003 thì không. Bà con nông dân Văn Giang rất bức xúc với phát ngôn của Gs. Võ.

Bà con nông dân Văn Giang đã nhờ các luật sư tư vấn cho mình và đã có một cuộc đối thoại rất văn minh và mang tính xây dựng với Bộ TNMT tại trụ sở của Bộ vào ngày 21-8-2012. Bà con nông dân nói các quyết định thu hồi và giao đất là trái pháp luật, Bộ nói không sai và đã cung cấp cho bà con các bản sao của các tờ trình của Bộ khi đó do thứ trưởng Đặng Hùng Võ ký.

Bà con, thông qua các luật sư của mình, đã gửi ý kiến của họ đến Gs. Võ và yêu cầu có đối thoại với ông.

Ngày 7-11-2012 Gs. Võ trả lời phỏng vấn nhiều báo rằng ông sẽ mượn hội trường của Bộ TNMT để đối thoại với bà con nông dân Văn Giang từ 2 giờ chiều ngày 8-11-2012.

Trong các phỏng vấn này ông vẫn nhấn mạnh: “Thanh thiên bạch nhật mà nói thì thủ tục thu hồi đất của dự án này, tôi nhắc lại, không có gì sai pháp luật”; “Việc ký 2 tờ trình vào thời điểm đó là đúng đắn và tốt cho đại cục, tốt cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội và Hưng Yên, như vậy có nghĩa là người dân cũng sẽ được hưởng lợi”; ông muốn “giúp bà con hiểu về pháp luật đất đai”; làm cho “bà con hiểu rõ tính chính đáng của dự án và tôi tin rằng không ai có thể cãi về điều này”.  Ông cũng mời các nhà báo đến dự và đưa tin.

Có thẻ nhà báo từ cả chục năm rồi nhưng năm nay không được cấp lại, nên tôi chỉ ké các nhà báo thật để vào quan sát để học hỏi.

Hàng trăm nông dân Văn Giang tụ tập bên ngoài Bộ TNMT. Chỉ có một số đại diện của họ, các luật sư, các nhà báo (có cả 3-4 đài TV ghi hình liên tục), khoảng 50-60 người dự đối thoại. Cuộc đối thoại đã kéo dài gần 3 giờ liên tục, không có giải lao. Nội dung chỉ xoay quanh 3 câu hỏi mà bà con nông dân Văn Giang đã gửi cho Gs Võ:

1) Quyết định thu hồi đất và giao đất số 742/QĐ-Ttg do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 30-6-2004 dựa trên tờ trình số 99/Ttr -BTNMT do chính Gs. Võ ký có đúng thẩm quyền hay không?

2) Quyết định giao đất cho chủ đầu tư (mà bà con cho là không đúng quy hoạch và chủ đầu tư chưa đủ điều kiện được giao đất theo luật lúc đó) có đúng luật hay không?

3) Quyết định giao đất có đúng không khi không nghi rõ tên người sử dụng đất (mà bà con cho rằng thực chất là ủy quyền cho cấp dưới [UBDN tỉnh Hưng Yên] là không phù hợp với Điều 25 của Luật Đất đai 1993]?

Chỉ cần ít nhất một 3 câu trả lời cho 3 câu hỏi trên là không [đúng] thì có nghĩa là Quyết định 742/QĐ-Ttg do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký là trái luật và trong trường hợp đó tất cả các quyết định của các cơ quan cấp dưới dựa vào Quyết định đó cũng trái luật và bà con yêu cầu Gs Võ chính thức cải chính lời tuyên bố của ông với BBC (ngày 28-4-2012) và với các phóng viên báo chí (ngày 7-11-2012).

Cuộc trao đổi đã hết sức sôi nổi, đôi khi khá gây cấn.

Gs. Võ lúc đầu vẫn giữ quan điểm của mình như đã nói với BBC và phóng viên các báo ngày 7-11-2012.

Đại diện của bà con nông dân Văn Giang (và các luật sư của họ) đã trưng ra hết bằng chứng này đến bằng chứng khác của Luật đất đai khi đó (1993 và được sửa đổi bổ sung 1998 và 2001), tranh cãi khá gay gắt về sự hiểu luật kém cỏi của những người ký các tờ trình. Gs Võ đã thực sự bị các đại diện của bà con Văn Giang áp đảo về lý lẽ. Nhưng sau hơn 2 giờ trao đổi ông vẫn không nhận mình sai khi ký các tờ trình.

Tôi có cảm giác rằng những người nông dân Văn Giang hiểu luật đất đai sành hơn ông Giáo sư và chính họ đã giúp ông “hiểu về pháp luật đất đai” chứ không phải ngược lại. Mỗi lần ông thanh minh hay giải thích khá lòng vòng, thì luật sư hay bà con nông dân đưa ra những lý lẽ, bằng chứng bằng các điều khoản của luật, nghị định, thậm chí thông tư của chính Bộ của ông để bác lại.

Về thẩm quyền ký quyết định thu hồi đất và giao đất bà con lập luận: luật đất đai 1993 đã giao cho thủ tướng chính phủ quyết định; nhưng sau đó do thấy tập trung quyền lực vào ta một người dễ gây ra sự lạm dụng hay quyết định thiếu cơ sở nên Quốc hội (trong đợt sửa 1998 và 2001) đã chuyển quyền đó sang cho Chính phủ chứ không phải Thủ tướng. Thế nhưng trong tờ trình số 99/Ttr –BTNMT Gs. Võ đã ghi “kính gửi Thủ tướng Chính phủ” chứ không phải Chính phủ và khiến cho phó Thủ tướng đã ký Quyết định 742/QĐ-Ttg (chứ không phải Chính phủ có một nghị quyết rồi trên cơ sở đó Thủ tướng thay mặt Chính phủ ra Quyết định). Gs. Đặng Hùng Võ nói, Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng. Bị truy, quyết định ủy quyền đâu? Ông trả lời có nghe nói thế và ông nói thêm tất cả các dự án tương tự từ trước đến nay đều làm thế chứ không chỉ dự án này.

Tôi phát hoảng nên nói xem vào: Xin Gs. Võ thận trọng bởi vì nếu đúng như Giáo sư nói là Chính phủ đã ủy quyền cho Thủ tướng quyết định về thu hồi đất và giao đất đối với các dự án như vậy, thì không khác gì bảo “Chính phủ đã cố ý làm trái luật vì trước kia do ngại một mình Thủ tướng quyết định là không tốt nên Quốc hội mới bỏ việc đó và bắt Chính phủ phải quyết định. Nay nếu Chính phủ lại ủy quyền cho Thủ tướng thì chẳng phải Chính phủ (tất cả các thành viên Chính phủ) đã cố tình vi phạm luật hay sao?”

Kết quả có hậu là, cuối cùng Gs Võ đã được bà con nông dân và các luật sư của họ thuyết phục và đã thừa nhận và trả lời rành rọt cho các câu hỏi: 1) không đúng thẩm quyền và thậm chí ông còn nói là trái luật; với câu hỏi 2) ông thừa nhận mình đã sai vì đã dùng từ “giao đất” [mà lẽ ra phải là từ “thu hồi đất”] trong Tờ trình số 99 [trong đó có 7 lần nhắc đến “giao đất” (4 lần của Bộ TNMT), 2 lần của Hưng Yên, 1 lần của Bộ Tài chính], nói cách khác câu trả lời cho câu hỏi 2 cũng là không; về câu hỏi thứ 3) quyết định thu hồi đất không ghi tên từng người bị thu hồi đất (được quy định bởi luật lúc đó và hiện hành) cũng như không ghi tên người được giao đất cũng là sai luật.

Mỗi lần Gs Võ trả lời “không” cho các câu hỏi trên thì bà con tham dự đã vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh. Bà con đã đại xá cho Gs Võ.

Thật đáng trân trọng sự dũng cảm của Gs Võ khi ông thực sự hiểu mình đã sai và thừa nhận sự sai đó. Sai là chuyện con người, ai cũng mắc phải. Vấn đề là có dám nhận sai không để tìm ra cách khắc phục những sai lầm đó, thay cho việc coi bà con đi khiếu kiện là bị “các thế lực thù địch” xúi giục.

Đối thoại trên tinh thần xây dựng để tìm ra sự thật như đã xảy ra tại Bộ Tài Nguyên Môi trường lần trước và lần này rất đáng được hoan ngênh. Và đấy là cách duy nhất để giải quyết thấu đáo các rắc rối hiện tại sao cho có lợi cho bà con nông dân, cho chủ đầu tư và cho chính nhà nước, rút kinh nghiệm để cho việc sửa đổi Luật đất đai hiện thời tốt hơn.

Các quan chức nhà nước khác và cơ quan nhà nước khác có thể lấy đấy làm tấm gương.

Giá mà có cuộc đối thoại tương tự giữa bà con nông dân Văn Giang với nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và giá như ông cũng can đảm nhận sai lầm, nếu ông đã sai, và trong trường hợp ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định của nguyên phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì uy tín của Thủ tướng chắc sẽ lên cao.

Giá mà các quan chức nhà nước và các cơ quan nhà nước bớt được 50% (hay hơn) số vụ họ vi phạm luật do chính họ (nhà nước) làm ra, thì sự phát triển của đất nước đã tốt đẹp hơn rất nhiều.

Nguồn: Anhbasam

 

6 Phản hồi cho “Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?”

  1. Trung Kiên says:

    Nói gì thì nói, tôi thấy nhân cách của ông GS Đặng Hùng Võ đang từ từ lớn lên, mặc dù trước đó, khi còn là cán bộ nhà nước (thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường) cái nhân cách ấy bị thui chột tưởng chừng như đã mất, vì thế mà ông đã trân tráo, bất kể đến lương tâm và trách nhiệm, đã làm những điều sai quấy, gây ra bao cảnh đau khổ cho nhân Văn Giang qua dự án Ecopark…

    BBC – Chính phủ có cố ý làm trái luật đất đai?

    Thế nhưng từ khi ông về hưu, có thời gian nằm vắt tay lên trán suy nghĩ lại…ông mới nhận ra sai lầm đó?

    Ngay từ vụ cưỡng chế ở Cống Rộc, ông đã khẳng định là chính quyền Tiên Lãng làm sai. Rồi bây giờ ông cũng đã xác nhận vụ Văn Giang cũng sai nốt…Vậy thì còn bao nhiêu cái sai nữa mà dân oan đang phải gánh chịu???

    Nhận lỗi và xin lỗi cũng là một nếp văn hoá!

    Chỉ những người có liêm sỉ, có nhân cách, mới có thể làm được điều ấy. Và như tôi thấy, nhiều cán bộ lãnh đạo csvn, chỉ khi nào về hưu thì họ mới có thể nói được những lời ngọt tai phải lẽ, đẹp lòng dân…

    Do vậy, tôi ước ao và mong rằng, tất cả lãnh đạo csvn hãy về hưu càng sớm càng tốt…để có thể trở thành người tử tế, có lương tâm, nhân cách…và nhân bản của một con người! Mong thay…

  2. cataract eye drops says:

    Một trong những bất cập của luật Đất đai hiện hành là việc xác định giá đất. Dự thảo luật đã sửa nguyên tắc “xác định giá đất sát với giá thị trường” thành “xác định giá đất phù hợp với giá thị trường”, liệu có giải quyết được những tồn tại hiện nay?

  3. Hồng Tâm says:

    Ông Nguyễn Quang A ơi, ông có đang nằm mơ không đó.
    Từ ngày ĐCSVN lãnh đạo đất nước. Ông đã thấy có bao giờ Họ nhận rằng Họ sai chưa. Thậm chí một từ “xin lỗi” cũng không thấy có.

    Cá nhân đồng chí X – Nguyễn Tấn Dũng lùn học thức, lùn đạo đức, lùn chí tuệ, tham lam vô hạn, đủ các ngón đòn cao thủ. Làm gì có chuyện “can đảm nhận sai lầm”

    Còn chuyện “Uy tín”. thử coi cán bộ ngày nay, có ai quan tâm đến uy tín cá nhân trong nhân dân không. Điều mà họ quan tâm là cái ghế để vơ vét đến hết nhiệm kỳ thì “hạ cánh an toàn”.

    Uy tín ư, ôi Ông A ơi! Ông đưa ra một thực đơn cao xiêu, xa xỉ quá. Đảng ta cần kiệm liêm chính, không thích món này.
    Hồng Tâm

  4. Thày Chùa says:

    Người ta Ngu thì mới Hèn (thành ngữ có câu Ngu Hèn), ông Đặng Hùng Võ là giáo su TS Khoa học, một người thông thái vì thế “dám nhận sai lầm” trước nhân dân lao động. Còn Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng không dám nhận cái sai bởi vì ông ta (còn) hèn, vì ngu.

    Chính vì thế TS Nguyễn Quang A mới dùng từ giả định “Giá như” ông Dũng không Ngu thì chắc cũng không Hèn như vậy!

  5. says:

    Vỏ ơi là Vỏ.đạo đức giã một thời đương chức chưa đủ sao,nay về vườn mà còn muốn diển tuồng,rỏ là bị bệnh nghề nghiệp.

  6. ĐẠI NGÀN says:

    ĐẤT ĐAI VÀ CON NGƯỜI

    Đất đã có khi con người chưa có
    Hành tinh xanh vũ trụ đã ban cho
    Nhờ có đất nên con người được sống
    Quyền làm người quyền tư hữu tự nhiên

    Cuộc đời đó khác gì đâu quán trọ
    Lớp trước đi lớp sau tới thế vào
    Người thay lớp đất còn luôn ở đó
    Hành tinh xanh là sở hữu của chung

    Quyền tư hữu thật ra là phương tiện
    Bằng mồ hôi cùng nước mắt tạo thành
    Có của nào tự trên trời rơi xuống
    Mà kế thừa từ các lớp tiền nhân

    Con người sống hợp quần nhau để sống
    Xã hội luôn pháp luật lẫn văn minh
    Và văn hóa khiến cùng nhau nhường nhịn
    Bởi tự do là ý nghĩa nhân quyền

    Kẻ dốt nát xướng tiền đề bạo lực
    Lại nhân danh thuyết giai cấp đấu tranh
    Toàn chỉ phịa giống anh gàn nói bậy
    Ấy kiểu như Các Mác với Ăn-ghen

    Muốn công bằng cần dựa vào pháp luật
    Công bằng nào cũng tương đối mà thôi
    Nếu chỉ nghĩ công bằng đầu cá đối
    Thật là ngu kiểu ngoại cỡ trên đời

    Kẻ ngu dốt thích cá mè một lứa
    Nhằm dựa vào để lạm dụng nhân gian
    Kiểu chùa chung rác đa không ai quét
    Kiểu cha chung nào ai muốn thắp hương

    Ấy Các Mác và Lênin là vậy
    Quả ngông cuồng mang nhân loại thử chơi
    Bởi tuyên truyền khiến nhiều người hồ hỡi
    Non trăm năm mới té mứa cuộc đời

    Ôi nhân loại quả thay ôi nhân loại
    Bằng tay không sao chống lại bạo quyền
    Khmer đỏ đập đầu người bằng búa
    Ba triệu người đã thành sọ trắng tinh

    Hay họ Mao lừa dân đi giết sẻ
    Chẳng bao lâu đồng lúa ngập côn trùng
    Trí tuệ đấy đỉnh cao là thế đấy
    Lò luyện gan thôn dã chuyện cười chung

    Rồi khắp nơi màn đêm đành hạ xuống
    Bức màn tre màn sắt cũng qua đi
    Tuyên truyên dối cũng im hơi lặng tiếng
    Im hơi luôn thứ văn nghệ cu li

    Quả trí thức trăm năm là thế đó
    Thật hầu như thua kém một cục phân
    Mao đã nói và Lênin đã nói
    Bởi vì ta là kẻ nắm quyền hành

    Người trí thức miệng ăn đâu miệng nói
    Óc rỗng không vì kiếp sống đọa đày
    Ăn chẳng có lấy gì đâu suy nghĩ
    Chỉ trừ ra loại trí thức cuồng si

    Thôi chuyện cũ nói hoài đâu hết được
    Dẫu ngày nay đã kinh tế thị trường
    Vì ngày nay thế gian cùng hội nhập
    Cùng quên đi thời bao cấp ngày xưa

    Quả thuở ấy nhân dân cùng làm chủ
    Cùng xuống đồng hợp tác mãi không thôi
    Tới cuối tháng ngồi lại nhau bới điểm
    Nhằm bữa ăn toàn thấy sắn cùng khoai

    Nên cuộc đời con người là tất cả
    Dở hay hay cũng bởi tại con người
    Là trung thực hay gạt lường dối gạt
    Người gây nên biết bao chuyện trên đời

    Bởi dốt nát cãi um về tư hữu
    Người như nhau thì đất phải của chung
    Không thích kiểu áo quần ai nấy mặc
    Ép hè nhau để quấn một xà rông

    Quả nực cười khác chi gà mắc tóc
    Khi lớn lên nong rách cả xà rông
    Đành mọi cái tô hô ra là vậy
    Vì thích chung nên cả thảy tồng ngồng

    Tục ngữ nói riêng ai người nấy giữ
    Chỉ nhẹ nhàng đơn giản vậy mà thôi
    Vì bao nếp một xôi thì cũng vậy
    Chỉ ngu ngơ mới bày đặt trên đời

    Lắm nhiêu khê sự đời càng rắc rối
    Vì đất chung thành quản lý trời ơi
    Cũng cớ sự đẻ ra trò tham nhũng
    Chuyện dại khôn ai chẳng biết trên đời

    Quả đất đai và con người là vậy
    Đất để đi hoặc đất vốn để ngồi
    Bởi rốt cuộc nói chung là phương tiện
    Chỉ ai ngu mới đội đất lên đầu

    Ôi quả thật bé cái lầm là vậy
    Ai gây nên bao chuyện tếu nhân gian
    Quả trí tuệ đỉnh cao toàn nhân loại
    Còn ai hơn Các Mác với Ăng-ghen !

    THƯỢNG NGÀN
    (10/11/12)

Leave a Reply to Hồng Tâm