Một tuần sau bầu cử: Được làm vua, thua cãi cọ
Thời gian: sáng thứ Tư tuần trước, Địa điểm: thành phố Boston, nơi ứng viên Cộng Hòa Mitt Romney đặt bản doanh.
Lượng khách: gần 400 người được ông mời dự buổi ăn sáng, phân nửa là các thành viên từng đóng vai trò chủ chốt trong ủy ban vận động tranh cử cho ông, nửa còn lại là những người đã đóng vai trò quan trọng, giúp ông quyên được những khoản tiền khổng lồ, trang trải phần lớn chi phí cho cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc.
Hình ảnh tất cả quan khách không thể quên là dù ông vẫn nở nụ cười khi bắt tay, chụp hình hay nói chuyện với từng người nhưng rõ ràng ông Cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts trông thật mệt mỏi, dấu hiệu của đoạn đường 6 năm miệt mài theo đuổi ước mộng trở thành người lãnh đạo quốc gia, nhất là sau khi ông thất bại ở cuộc đua mới kết thúc chỉ một ngày trước đó.
Tất cả đều yên lặng khi ông đứng lên bảo có vài lời muốn trình bày. Trước hết, ông cám ơn mọi người đã hết lòng giúp ông, đặt trọn tin tưởng vào ông, sau đó nhắc lại những kỷ niệm mà ông nói “sẽ chẳng bao giờ quên” trên đường đi tranh cử, từ những cuộc tập họp chỉ vào chục người lúc ban đầu hay các cuộc tập họp có tới vài chục ngàn người ở những ngày cuối cùng tại các tiểu bang, cho tới điều ông và mọi người “đều tin cuối cùng chiến thắng sẽ thuộc về đảng Cộng Hòa”. “Rất tiếc điều đó đã không đến, cử tri đã chọn người lãnh đạo”, ông bảo tiếp, “nhưng mọi người ai ai cũng biết chúng ta muốn làm gì cho đất nước” do đó, “không thể bảo là chúng ta đã hoàn toàn thất bại”.
Nghe ông nói xong, “nhiều người trong chúng tôi không cầm được nước mắt, biết anh Mitt (Romney) nói từ đáy lòng, biết anh thật chân tình khi chia sẻ những gì anh nghĩ”, ông L.E. Simmons, một trong những thành viên nồng cốt của Ủy Ban Tài Chánh Mitt Romney kể lại. Chỉ tiếc một điều: những gì ông Romney phát biểu không đủ để tạo dựng đoàn kết ngay trong bữa ăn, bằng chứng là số quan khách được mời đưa mắt nhìn dàn cố vấn của ông Romney, thầm bảo “lỗi này tại mấy đứa bay”.
Mới vài ngày trước đó, hầu hết những người có mặt trong bữa ăn sáng và các thành viên trong ban tham mưu hay nhân viên điều hành Ủy Ban Vận Động Tranh Cử cho liên danh Romnay-Ryan từng bàn thảo hay dự đoán với nhau về chuyện ai sẽ nắm giữ chức vụ gì trong chính phủ sau ngày đắc cử. Nhưng từ sáng sớm thứ Tư cho tới bây giờ, nhưng người đã đi thật sát với ông Romney trên đoạn đường đầy khó khăn đã phải đối đầu với những lời chỉ trích nặng nề đến từ nhiều phía.
Đại để, những chỉ trích này đưa là những luận cứ để giải thích tại sao ông Cựu Thống Đốc tiểu bang Massachusetts -và đảng Cộng Hòa- không thành công, nhưng “nặng” nhất vẫn là những lời chỉ trích đến từ “người trong nhà”, theo lời một phụ tá của ông Trưởng Ban Chiến Lược Tranh Cử Stuart Stevens viết trong thư email gửi cho bạn bè. Lá thư này được viết để bày tỏ sự bất ngờ “trước thất bại không thể tin được”, đồng thời cũng để bày tỏ sự chán nản vì “tụi này đã làm hết sức mình mà vẫn bị chỉ trích, bị gọi là bọn tự tin quá đáng”.
Một trong những điểm những người bỏ tiền vận động cho ông Romney không hài lòng là kế hoạch tranh cử lúc ban đầu, khi dàn cố vấn của ông Romney xem cuộc bầu cử 2012 “là cuộc trưng cầu dân ý”, để xem cử tri có tái tín nhiệm ông Obama trong vai trò lãnh đạo và có đồng ý với chính sách kinh tế của ông ta hay không. Theo họ, đây là sách lược hoàn toàn sai lầm vì đáng lẽ ngay từ đầu phải đánh thật mạnh vào mục tiêu tranh cử, cho người dân thấy khả năng lãnh đạo và chính sách của ông Romney so với khả năng lãnh đạo và chính sách của ông Obama.
Đồn đãi về chuyện bên đặc trách “tài chánh” không bằng lòng với sách lược bên đặc trách “chiến thuật” được tung ra ngay sau ngày bầu cử, đẩy chính những người thân tín nhất với ông Romney phải lên tiếng chống đỡ, cho biết “hoàn toàn không có chuyện đấu đá nội bộ”. Một trong những người quyết định tiếp xúc với báo chí để “chữa cháy” là ông Bob White, từng làm việc, bỏ vốn đầu tư chung với ông Romney trước khi nhận lời làm Trưởng Ban Tài Chánh cho cuộc vận động. Theo lời ông White, “không có chuyện tụi tôi xích mích với nhau, cũng chẳng hề có chuyện ông Romney nghĩ xấu về người này hay người khác trong thành phần cố vấn”. Bằng chứng được đưa ra: một tuần trước ngày bầu cử, “đích thân ông Romney chỉ thị cho tụi tôi (bên tài chánh) tưởng thưởng thêm cho các anh em bên Ban Vận Động”. Ông White không cho biết số tiền thưởng là bao nhiêu, nhưng nghe đâu tổng cộng lên đến khoảng nửa triệu dollars, và khoản tiền này do chính ông Romney bỏ ra, không đụng chạm đến tiền quyên sử dụng cho cuộc bầu cử.
Ông Romney nghĩ gì về cuộc vận động, và tại sao ông lại thất bại?
Những người có mặt trong bữa ăn sáng hôm thứ Tư tuần trước cho biết ông có nói đến điều này, cho rằng trận bão Sandy thổi qua vùng Đông Bắc Hoa Kỳ là nguyên nhân lớn nhất, vì “chận hẳn luồng gió chính trị thuận lợi mà ông đang có” vào đúng tuần cuối cùng của cuộc vận động. Vẫn theo lời kể lại, ông Romney và dàn cố vấn chính trị không hề nhắc tới chuyện ông bạn Thống Đốc Cộng Hòa Chris Christie của tiểu bang New Jersey ca ngợi tài lãnh đạo của đối thủ Barack Obama, nhưng trong thành phần đóng góp tiền giúp ông tranh cử, “không ít người nói với nhau về điều này”, và theo lời một người trong đám quan khách, “chính tôi được nghe họ nhắc đến tên ông Christie với giọng nói rất bực dọc”. Ông này tiết lộ thêm theo đánh giá của nhiều người, “sai lầm chính trị của ông Christie khiến liên danh Romney-Ryan mất ít nhất 4 hay 5 điểm vào những ngày quan trọng nhất, giúp ông Obama cơ hội ngồi ở Tòa Bạch Ốc thêm 4 năm nữa”.
Điều đó đúng hay sai? Câu trả lời: chẳng ai biết được, nhưng rõ ràng chuyện ông Christie bị chỉ trích “ôm” ông Obama là một bằng chứng mới cho thấy dường như có sự rạn nứt giữa 2 bên. Bên ủng hộ ông Christie cho biết ông -và bà- Thống Đốc “bực mình vì thủ tục chọn người đứng phó”, kể cả chuyện hai ông bà “đều không hài lòng khi được thông báo ông Paul Ryan là người được chọn”, trong lúc vẫn bắn tiếng nói “đứng đầu danh sách là ông Christie”.
Bên ông Romney không nói gì về điều này, nhưng qua nhiều ngả khác nhau, bắn tiếng cho giới truyền thông biết là họ cũng chẳng bằng lòng với bài diễn văn ông Christie đọc ở Đại Hội Đảng tại Tampa Bay, hôm đó “ông ta nói quá nhiều về mình, không chú ý tới trọng tâm của vấn đề là giới thiệu ứng cử viên Romney với cử tri”. Nghe đâu người bên ông Thống Đốc Christie đã phản pháo, nhắc lại trước khi bài diễn văn được đọc, “bên đó (Romney) có xem và chấp thuận tất cả những điều được (ông Christie) trình bày”.
Bất kể lục đục bên trong diễn ra như thế nào và đúng hay sai, ông Thống Đốc Christie vẫn “thấy có trách nhiệm phải lên tiếng trình bày cho mọi người biết” chuyện gì xảy ra. Theo ông, không hề có chuyện ông ca tụng ông Obama, mà ông chỉ nói lên sự thật. “Tổng Thống làm điều gì đúng, tôi sẽ lên tiếng nói ông làm đúng”, nhưng nhắc mọi người đừng quên “tôi là thống đốc đầu tiên tuyên bố ủng hộ ông Romney, tôi đã từng đi vận động với ông trên đoạn đường cả chục ngàn miles, và tôi đã giúp ông Romney quyên được cả chục triệu bạc và làm việc cực nhọc chung với ông Romney hơn tất cả những người khác”, chi thua mỗi mình ông phó Paul Ryan.
© Nguyễn Văn Khanh
© Đàn Chim Việt
Bầu cử là chuyện nước người ta nhưng người VN ở đây (ăn nhờ ở đậu nước người ta) lại cứ tưởng là chuyện của đất nước quê hương mình , cãi nhau bênh ông này chửi ông kia, hùng hổ chửi lẫn nhau vô duyên, stop it
NHN
Ăn cây nào rào cây nấy, không muốn tham gia , có thái độ , thì từ bỏ quốc tịch , xéo về với bác và đảng, có ai bắt đâu, cãi nhau là một nghệ thuật , chửi nhau là một kỹ thuật , hùng hổ là hùng khí , vẫn hơn bọn chó vịt cộng , chỉ định người thắng , cha truyền con nối , về Vn mà tưởng Vn là của mày .
Người Việt Nam
Chuyện bầu cử là chuyện nước người ta, mình chỉ là những người ở nhờ. ( Ăn nhờ ở đậu)
Tranh luận cho vui cũng được, cãi cọ nhau chỉ thêm mệt chẳng lợi ích gì, ông nào lên thì cũng vậy.
Lựa chọn ứng cử viên nào nó tùy theo sự tính toán và trình độ hiểu biết mỗi người, thích ai thì cứ bầu, họ tín nhiệm ai thì kệ họ, đây là xứ tự do không thể bắt người ta nghĩ theo mình được, chuyện bầu cử TT nước Mỹ cứ 4 năm một lần, chẳng có gì lạ, nó thay đổi như cơm bữa thôi dù sao nước Mỹ tiêu biểu cho xứ tự do sau Nam Bắc chiến tranh họ bầu bán nắm quyền trị dân qua đầu phiếu không có gian manh tráo phiếu hay mua bán vì là dân của nước Pháp Quyền tôn trọng tinh thần dân chủ pháp trị không như Việt Nam đảng cộng sản VN muốn độc tôn cai trị đã giết hại bao người quốc gia yêu nước chân chính và dùng xương máu hàng triệu dân để thống trị đất nước làm như của riêng họ nên dùng biển đảo đất đai cướp được của dân đem dâng cho kẻ thù truyền kiếp Hán tộc phương bắc đến nổi một vài anh hùng, anh thư nước Việt yêu nước chống Tàu đều bị bọn cầm quyền bắt giam với tội danh mù mờ theo kiểu công an trị “ chống phá nhà nước”?
NVN
Hồ Mu Lũng says: “lấy nhà người giàu cho người nghèo ỡ, con gái nhà giàu cho người nghèo địt miễn phí, con trai nhà giàu phục vụ người nghèo là đậu rồi.”
Phải kể thêm một nguyên nhân ông Romney thua nữa là có nhiều ủng hộ viên rất “bựa” như Hồ Mu Lũng và đồng bọn.
Cũng chỉ 1 tuần lễ sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2012, hàng ngàn người Mỹ đã vào trang web “We the People” của chính phủ và ký thỉnh nguyện thư để xin tách tiểu bang của họ ra khỏi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Những tiểu bang có cử tri ký thỉnh nguyện thư gồm có: Alabama, Arkansas, Colorado, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Michigan, Mississippi, Missouri, Montana, New Jersey, New York, North Carolina, North Dakota, Oregon, South Carolina, Tennessee và Texas.
20 tiểu bang lập ra thỉnh nguyện thư kể trên, có 13 tiểu bang bầu phiếu cho Romney và 7 tiểu bang Obama thắng phiếu cử tri đoàn (là Colorado, Florida, Kentucky, Michigan, New Jersey, New York, và Oregon).
Các thỉnh nguyện thư đã nói thẳng vào vấn đề “tách rời tiểu bang ra khỏi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ”. Ví dụ như các cử tri tiểu bang Tennessee đã viết: “Hãy trao cho tiểu bang Tennessee rút ra khỏi Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và lập chính phủ tiểu bang mới riêng”.
Không có ai ngạc nhiên! Vì những thỉnh nguyện thư ly khai tương tự đã từng được ký sau các cuộc bầu cử vào năm 2004 hay 2008. Nhiều người cho rằng “các sự kiện này chỉ có ý nghĩa biểu tượng, và xác suất mà chính phủ Hoa Kỳ cho phép tiểu bang nào đó tách ra khỏi liên bang khó như trúng số độc đắc, không thể xảy ra!”
Được làm vua, thua cải tạo
Chuyển đề tài đi Ông Khanh ơi, bầu cử đã qua lâu rồi, văn hoá Việt Nam không quen đánh người ngã ngựa. Ông đánh người ta suốt kì tranh cử chưa vừa ý sao ???.
Tôi chẳng quan tâm lắm chuyện bầu cử, ai lên thì cũng chỉ là nhân viên cầm quyền thôi, dân Mĩ tìm không ra người khá hơn đành mướn Obama thêm 4 năm nữa chứ chẳng phải Obama giỏi giang gì, nhưng cái cách mà ông đánh kẻ thua cuộc… thật khó ngửi quá
Bác Romney thua là đúng. Bác đi tranh cử để bảo vệ cho quyền lợi của người giàu trong khi nước Mỹ cần mọi người chung lưng với nhau để chung góp và đưa đất nước đi lên . Đây là những cái lỗi lớn của bác Romney:
1. Đặt nặng vấn đề giảm thuế cho người giàu trong khi người giàu không cần giảm thuế . Họ đầu tư khi có điều kiện thuận tiện chứ không phải có nhiều tiền . Nếu điền kiện kinh tế xấu cho dù có nhiều tiền họ cũng gởi cất ở ngân hàng … Thụy sĩ .
2. Bác quá coi thường người nghèo nhất là những người di dân người trung Mỹ . Theo bác những người này chỉ biết ăn bám xã hội mà không đóng góp được gì . Đây là điều rất sai với sự thật vì những người di dân này làm siêng cũng không thua dân Việt nam mình . Họ làm phần đông là những việc nặng nhọc nhất với số lương thấp nhất . Nếu ở trong hoàn cảnh của họ bạn sẽ biết tại sao họ không bỏ phiếu cho Romney .
3. Bác Romney đã nói dối quá nhiều lần . i) Bác dựng chuyện Jeep sẽ layoff công nhân để đem việc qua Tàu . ii) Bác nói Obama từng nói “Nếu chúng ta bàn về kinh tế thì chúng ta sẽ thua” trong khi đó là lời nói của John Mccan campaign manager năm 2008 mà Obama chỉ lặp lại . Đây chỉ là hai ví dụ điển hình thôi chứ bác còn nói láo nhiều nữa .
4. Thực ra công ty của Mỹ tạo hàng triệu triệu công ăn việc làm vòng quanh thế giới vì chính phủ có chương trình giảm thuế cho họ khi đưa việc ra nước ngoài . Bác Romney là người chủ đưa công việc của người dân Mỹ ra nước ngoài để được hưởng lợi ích đến từ chính phủ và đồng lương rẻ mạt ở các nước mà điều kiện dân sinh không cần bàn tới . Chỉ có Obama là người có chính sánh cắt bỏ tiền giúp cho các công ty đưa việc ra nước ngoài mà thôi .
5. Bác Romney mất lòng chị em phụ nữ rất nhiều vì bác bị bắt quả tang trên truyền hình chống đối quyền phá thai của họ . Bác bị chi phối bởi các người theo đạo quá khích muốn áp đặt lối sống của mình trên quyền lợi của người khác .
Mất lòng người nghèo, mất lòng phụ nữ, mất lòng tin vì dối trá, bác Romney thua là phải …
Tôi đồng ý với Đạo Dụ.
Đọc các bài viết của ông NVK về cuộc bầu cử tổng thống 2012 tại Mỹ cho tới giờ này; tôi thấy ông NVK trước đây nhằm giúp đảng CH, nay lại bào chửa sự thất cử.
Có người nói cô Sara Murray trên tờ Wall street journal viết nguyên nhân thất cử của ông Romney là do thiếu tiền. Nghe thật buồn cười. Đúng là được làm vua, thua đổ thừa. Ngày cuối cùng bỏ phiếu, ông Romney còn tự tin là mình sẽ đắc cử và soạn sẵn bài diễn văn chiến thắng chứ không soạn diễn văn thất cử chúc mừng Obama, ông cũng bỏ tiền mua pháo bông chuẩn bị bắn ăn mừng. Cá nhân ông và gia đình cùng dàn cố vấn chủ quan không tin sẽ thất cử, coi như mọi chuyện chỉ còn chờ uống beer ăn mừng. Họ chẳng nghĩ Obama sẽ thắng, đến khi thấy thua thì bắt đầu đổ thừa.
Ông Romney cho lý do thất cử là vì trận bão Sandy giúp Obama tăng điểm.
Ông thống đốc New Jersey Christopher Christie thì cho là vì ông Romney kiếm không đủ phiếu.
Một số thì cho là vì chọn ông phó không giúp được gì.
Đủ thứ lý do nhưng có một lý do chẳng ai nói: Romney và đảng cộng hòa không hiểu lòng dân!
kbc
Bác kbc đừng chê Romney và đảng CH quá. Ít gi, họ cũng đã “hiểu” được gần một nửa (đại khái) 48% dân chúng Hoa Kỳ. Vấn đề là, theo luật bầu cử thì (chẳng may) 48% có nghĩa thất cử, khi chỉ có hai ứng cữ viên tranh nhau chức TT…
Thua trận thì bao giơ cũng có cả triệu nguyên do, mà nếu “phe ta” thắng trận thì chính những nguyên do đó có thể được được là lý do dẫn đến chiến thắng!
Thí dụ, việc chọn ứng viên PTT, dân biểu Paul Ryan. Tôi chắc chắn, khi chọn P.Ryan làm “bạn đồng hành”, ông Romney đã tính toán rất kỹ càng, và đã quyết định đặt hết láng vào lá bài “bảo thủ” rồi. Dân biểu P.Ryan là một chính trị gia “arch-conservative”, nên tôi đã suy ra, ông Romney hy vọng, là nếu lấy được phần lớn của giới cử tri “bảo thủ” thì có thể thắng (ông thừa biết là không có gì bảo đảm). Một chỉ dấu khác cho thấ Romney tính toán nhu thế, là lời tuyên bố “bạo phổi” là ông không “cần” đến đám 47% “dân nghèo”…
Tóm lại, tôi đoán, vì thất thế cờ ngang ngửa hay đúng hơn phần thắng nghiêng về phía đối thủ, Romney đã chọn chiến thuật “húc bừa” (danh từ của dân chơi phé VN).
Nếu chỉ nói đến chuyện thắng bại , chiến thuật này chưa chắc đã dở. Sở dĩ nó không đủ giúp cho Romney chiến thắng, vì những “rủi ro” không thể biết trước (như trận bão Sandy) hay (biết là có) nhưng không thể định lượng (quantify) chính xác trước ngày bầu cử (thì dụ số người đi bầu ở mỗi tiểu bang) v.v.
Ít dòng “trà dư tửu hậu” để mua vui thôi.
LV
Chào bác Lâm Vũ,
Được chia xẻ và bàn luận với bác thật là hân hạnh.
Chúng ta thấy bầu cử ở các nước tự do dân chủ khác hẳn các nước độc tài cộng sản như Việt Nam. Thắng thua hoàn toàn do dân tự do lựa chọn chứ không như Việt nam.
Muốn chọn mà đảng chẳng cho
Thôi đành chấp nhận đảng cho mà bầu.
Chẳng biết bác Lâm Vũ nghiêng về Romney (cộng hòa) hơn hay là Obama của đảng dân chủ, nhưng với tôi thì đảng nào cũng vậy, cũng phục vụ đất nước và người dân Hoa Kỳ. Tuy vậy, lần này tôi thầm mong Obama thắng vì tôi nghĩ Obama thắng sẽ có lợi cho Việt Nam hơn là Romney. Chính sách đối ngoại của Romney có vẻ nghiêng về người bạn Israel hơn Á Châu Thái Bình Dương. Chỉ mới tuyên bố, tổng thống Obama chưa đi thăm Miến Điện, Thái, Cam bốt mà anh chàng thủ tướng Benjamin Netanyahu của Do Thái đã quậy tung ở Gaza để mong kéo Mỹ quay về Trung Đông. Khó lắm! Netanyahu không thắng được Obama. Sự sống còn của đế quốc tư bản Mỹ ở Châu Á Thái bình Dương quan trọng hơn nhiều.
Tình hình Việt Nam cũng đang có những thay đổi. Người dân mọi giới đã có những cái nhìn khác về đảng và nhà nước cộng sản và ngày càng tăng sức ép đòi thay đổi. Đại biểu quốc hội dám công khai đòi thủ tướng từ chức mà không sợ bị trả thù như xưa, điều này chứng tỏ cá nhân Dũng và đảng cộng sản ngày càng mất lòng dân và đang suy yếu dần, kinh tế đang lụn bại lại càng mau đưa đảng xuống hố nếu không mau thay đổi.
Sống ở Mỹ đã lâu và đương nhiên mọi ràng buộc và bổn phận đều phải là ở Mỹ và luôn đặt quyền lợi Mỹ lên trên nhưng không hiểu sao tôi vẫn nghiêng về Việt Nam nơi sanh tôi ra. Nói như Việt Khang “Vì tôi là người Việt Nam” Trước khi là người Mỹ, tôi là người Việt Nam và tôi thầm mong VN thay đổi cho dân chúng bớt khổ đau.
Vài hàng chia xẻ, chúc bác Lâm Vũ sức khỏe.
* Tôi viết khá dài, chưa kịp save thì thằng cháu nhỏ chơi lấy tay đập đập xóa hết, phải viết lại nhưng ngắn bớt.
kbc
Cám ơn bác kbc.
Như tôi đã viết vài lần trên các diễn đàn khác, tôi cũng cầu cho Obama thắng, vì chính sách “hướng về TBD”. Tôi cũng rất hy vọng đổi thay đang đến gần VN.
Tuy nhiên, mối lo – và vật cản – vẫn còn đó: TQ. Theo tôi, dù TQ có phải nhượng bộ HK ở vùng TBD, họ sẽ không bao giờ thay đổi thái độ “hiếu chiến” ở VN, bởi lẽ VN là cái miếng ăn ngon đảng CSTQ mang ra nhử dân chúng TQ. Nếu hòa hoãn trên mặt trận VN, đảng CSTQ sẽ đánh mất rất nhiều niềm tim nơi dân mình…
CSTQ gọi Tây Tạng và VN (biểu hiện bằng hai quần đảo HS-TS) là “chủ quyền không thể tranh cãi” vì lí do đó. Điều này cũng có nghĩa, nếu VN thay đổi thề chế chính tri, lấy lại chủ quyền đất nước, thì TQ cũng sẽ thay đổi theo… CSTQ vẫn nói họ và VN ở thế “môi hở răng lạnh” chính là vi thế.
Tuy nhiên, tôi tin VN sẽ thay đổi trước – TQ phải theo sau…
Thân
Điều bác Lâm Vũ lo cũng đúng nhưng ăn thua ở lòng dân. Trung cộng biết sử dụng người dân họ thì VN cũng vậy. Lòng dân VN với quá trình chống Tàu ngoại xâm đã hơn 4 ngàn năm. Ngày nay với dân số hơn 90 triệu, muốn đô hộ ngàn năm như xưa là điều khó xảy ra, ngay cả Trung cộng rồi cũng sẽ có ngày tan rã.
Thân
kbc
Coi lại bài viết tôi đã gửi cho bác Lâm Vũ chẳng hiểu sao khi paste lại mất phần phân tích thất bại của Romney nên tôi gửi thêm.
1) Romney không được lòng cử tri phụ nữ da trắng mặc dù ông là người da trắng. Tại sao? Điều này đảng cộng hòa đã thấy sau bầu cử và đã chọn một bà làm nhân vật thứ tư của đảng.
2) Trước ngày bỏ phiếu, Romney luôn là người thua trong tất cả các polls, họa hoằn lắm thì gần bằng chứ chưa chứng tỏ trên cơ so với Obama.
3) Không đủ 50% số phiếu phổ thổng hay 270 phiếu cử tri đoàn là điều ông Romney và dàn cố vấn phải lượng định trước ngày bỏ phiếu và phải tìm cách thay đổi chiến thuật trước khi mọi chuyện đã xong.
4) Chọn ông phó Paul Ryan là một chọn lựa tốt theo đánh giá của ông Romney, nhưng nó cũng tương tự như John MCcain chọn bà phó Palin năm 2008; nó đã không làm vừa lòng đảng cộng hòa.
5) Số cử tri bảo thủ không đông bằng lớp trẻ và các dân thiểu số như Latinos hay Asean và đám dân nghèo cả nước.
Mấy ông cộng hòa nhà giàu chỉ giỏi ngồi trên mây tính toán chứ không hiểu người dân nghèo muốn gì nên đã thất bại. Thay đổi chiến thuật là điều cần cho cuộc tranh đua kỳ tới.
kbc
đơn sơ thôi, lặc cái bằng đít lên cũng hiễu mà, cần chi cho dài giồng, bỡi vì hai ông này vẫn còn khá trẽ, và thành công trong nhiều lãnh vực, giàu có học vấn cao vì thế đám u mê không thích hai ông thành công cho quốc gia họ đang sống. nước mạnh dân sẽ giàu có ấm no, chuyến dịch cũa hai ông nầy là muốn nước mạnh dân giàu, không muốn người dân sit on the ass for food sẽ tan hoan đất nước. hai ông muốn tiến bước kiến thức và thai đõi phươn hướn đễ tạo mọi phươn tiện cho người dân kiến thức phát triễn xã hội bền dữn và giúp đất nươc mạnh và người dân không phãi lợi thuột chín phũ.
tôi bão đãm hai ông này sẽ thắng cữ níu nói tăng thuê người giàu cấp đôi đễ giúp người nghèo khõi cần đi làm cực khỗ, lấy nhà người giàu cho người nghèo ỡ, con gái nhà giàu cho người nghèo địt miễn phí, con trai nhà giàu phục vụ người nghèo là đậu rồi. hứa giúp đũ thứ cho không người dân, bão đãm thắng cữ, nhưn hai ông này coi thẫm giá con người cao, không có lẹo lưỡi hứa bậy hứa bạ, tại vì hứa không làm được rất xấu hỗ cho một vị quốc gia. Robin Hood lôn xao hứa sang bàng người giàu cho người nghèo bằng nhau, cũng hay. nghèo giàu bằng nhau, hay hay. à, thoát méc nghèo giàu bằng nhau? đem thằng nghèo lên bằng thằng giàu? hay kéo thằng giàu xuốn bằng thằng nghèo? tại vì kèo thằng giàu xuốn bằng thằng nghèo cũng là nghèo giàu bằng nhau. hu, hu, hu, and hu, hu.
nữa lại có người ba xạo nữa, nói con mèo đã bắt con chuột thật lớn bên kia đại dươn, không biết mấy người này có bị trầm cãm khong ta? nói không ngượn miện. mấy con mèo giàu kinh nghiệm chuyên đi săng mà không bắt được chuột, mà lại con mèo nằm ị thiếu kinh nghiệm bắt được chuột to như vậy, có phãi chăng mấy con mèo săng đang cười chãy vãi trong quần không ta? máy con mèo săng nói con mèo ngu kia không biết bắt chuột đễ tụi mình dượt con chuột này nhốt vào lòng cho nó, đễ nó có something. cơ hội này mèo nằm ị một bãi rồi tha con chuột cũa từ mèo khắc vào miện mình. ha, ha, ha, ha, and ha, ha.