Tiếu lâm chính trị ở Nga thời CS [2]
Tiếp theo phần I
26/ Diễn giả nói rằng, Chủ nghĩa Cộng sản đã xuất hiện ở đường chân trời. Có người hỏi:
- Thế nào là “đường chân trời”?
- Đó là đường tưởng tượng, nơi bầu trời gặp trái đất, và nó càng xa ta hơn khi chúng ta cố gắng tới gần.
27/ – Có thể xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở Thụy Điển không?
- Có thể, nhưng thật đáng tiếc!
28/ – Khi tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản liệu có còn tiền tệ nữa không nhỉ?
- Bọn xét lại Nam Tư bảo rằng có, Tụi giáo điều Trung Quốc nói là không. Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề này một cách biện chứng: ai sẽ có và ai sẽ không.
29/ – Giữa toán học và Chủ nghĩa Cộng sản khoa học có gì khác biệt?
- Trong Toán học, – có một số yếu tố “được cho trước”, rồi phải “chứng minh” một điều gì đó; còn trong Chủ nghĩa Cộng sản khoa học thì tất cả đã được “chứng minh” mà không có điều gì “cho trước” cả.
30/ Các Mác được mời tới thăm Liên Xô. Ông muốn phát biểu trên Đài phát thanh.
- Vì ông là người đã đặt nền móng cho Chủ nghĩa Cộng sản – Brêgiơnhép nói với Mác – Tôi không thể một mình quyết định một việc quan trọng như vậy được. Chúng tôi có lãnh đạo tập thể.
- Tôi xin phép chỉ nói một câu thôi.
Brêgiơnhép nghĩ rằng, nói một câu thì ông ta có thể chịu trách nhiệm được và đồng ý.
Các Mác tiến lại gần micro và hét to:
- Vô sản toàn thế giới, hãy tha thứ cho tôi!
31/ – Rabinovich, anh có đọc báo không?
- Tất nhiên rồi! Nếu không thì làm sao tôi biết được là chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc.
32/ Rabinovich sáng nào cũng đi ra quầy bán báo, cầm tờ “Sự Thật” lên, liếc nhìn trang nhất rồi lại đặt tờ báo về chỗ cũ, không mua. Mấy ngày sau, người bán báo mới hỏi là ông tìm gì.
- Cáo phó.
- Cáo phó thường người ta in ở trang cuối cơ, ông ơi.
- Cáo phó mà tôi chờ, sẽ được in trên trang nhất kia!
33/ – Có sự khác nhau nào giữa tờ “Sự thật” (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như tờ Nhân dân nhật báo của ĐCS Trung Quốc, hay tờ Nhân Dân bên nước Vệ) và tờ “Tin Tức” (cơ quan ngôn luận của Xô viết tối cao Liên Xô) hay không?
- Có. Tờ “Sự Thật” thì không có tin tức, còn tờ “Tin Tức” thì không có sự thật.
34/ Một đồng chí Bônsêvích già nói chuyện với bạn chiến đấu cũ:
- Không, ông ạ, chúng mình chả chắc sống được đến lúc xã hội Cộng sản chủ nghĩa, nhưng đã có bọn trẻ rồi… Thật tội nghiệp cho chúng nó quá!
35/ – Trong những năm sắp tới, chúng tôi muốn đặt mua một số lượng lớn ngũ cốc. – Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Grômưcô nói với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
- Vâng, xin mời.
- Chúng tôi cũng muốn mua nhiều máy tính điện tử loại hiện đại nhất.
- Được thôi, ta sẽ ký hợp đồng.
- Ông thấy thế nào, liệu có thể bán cho chúng tôi một loạt sáng chế công nghệ mới không?
- Tại sao lại không?
- Ngài Tổng thống, vậy ta có thể ký một hiệp định bao gồm tất cả những thỏa thuận trên. Chắc ngài không phản đối?
- Thật tuyệt vời! Chúng ta sẽ ký một hiệp ước, trong đó quy định Mỹ phải có nghĩa vụ xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô.
36/ – Có đúng là sau khi quân Liên Xô tràn vào Tiệp Khắc (1968), Chủ nghĩa Cộng sản đã đến với đất nước này?
- Đúng, vì công cuộc điện khí hóa toàn quốc họ đã xong từ lâu rồi.
37/ – Tại sao quân Nga ở lại Tiệp Khắc lâu như vậy?
- Vì đến giờ họ vẫn đi tìm, ai là người đã gọi họ đến giúp đỡ.
38/ – Làm sao có thể rút quân Liên Xô ra khỏi Tiệp mà lại không bị mất mặt nhỉ?
- Rút qua Rumani.
39/ – Tại sao người Tiệp lại biết quả đất tròn?
- Năm 1945 họ đánh đuổi quân xâm lược chạy về phía Tây, còn năm 1968 chúng trở lại từ phương Đông.
40/ Một ông lão đánh cá người Tiệp câu được con cá vàng. Cá xin ông thả nó ra, đổi lấy ba điều ước.
- Điều ước thứ nhất, – ông lão nói – là Trung Quốc tấn công nước Tiệp. Điều ước thứ hai là, Trung Quốc lại tấn công chúng tôi lần nữa. Điều thứ ba, Trung Quốc tấn công Tiệp Khắc lần thứ ba.
Đến khi biết chuyện này, bà vợ nổi cơn tam bành lục tặc.
- Ôi, bà không hiểu sao? – ông già nói – Khi đó thì quân Trung Quốc phải đi qua chỗ CHÚNG NÓ những sáu lần!
Nguồn: Facebook Bùi Xuân Bách
Đây là chuyện cười của các anh cán ngố Cộng sản :
Năm 75, một tay “ný nuận” cán ngố từ rừng vào Saigon làm bộ oai hỏi móc dân Nam bộ “Tại sao mùa thu của các anh mới 7 giờ đã tối hù như vậy này, tại các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em còn sáng bửng”
Mộ bàn tay run rẩy đưa lên : “Dạ thưa “ný nuận gia’ mặt trời cũng ngán các ông nên đã di tản về phương Tây mất rồi”
Chuyện 31: nhờ đọc báo mới biết cuộc sống có hạnh phúc. Chuyện này phản ảnh chính sách tuyên truyền của chế độ CS: che dấu những cái dở của chế độ XHCN, ca tụng xã hội nhưng là thiên đường toàn hảo, không có tệ nạn, không có vấn đề gì nghiêm trọng, trong khi mô tả xã hội tư bản có nhiều vấn đề.
Lúc đầu người dân cũng tin tưởng vào các tuyên truyền này và hăng hái làm việc. Chuyện này cho thấy người dân về sau dần dần cũng biết XHCN không phải là toàn hảo như trên báo nói nhưng họ phải chấp nhận.
ĐẦU ÓC BÉN NHẠY
Ai có đầu óc bén nhạy nhất sẽ chú ý tới ngay các câu này trong số các câu “tiếu lâm chính trị ở Nga thời Liên Xô” (2) :
1/ Câu 26 : Diễn giả nói rằng, Chủ nghĩa Cộng sản đã xuất hiện ở đường chân trời. Có người hỏi:
- Thế nào là “đường chân trời”?
- Đó là đường tưởng tượng, nơi bầu trời gặp trái đất, và nó càng xa ta hơn khi chúng ta cố gắng tới gần.
2/ Câu 28 : – Khi tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản liệu có còn tiền tệ nữa không nhỉ?
- Bọn xét lại Nam Tư bảo rằng có, Tụi giáo điều Trung Quốc nói là không. Chúng ta sẽ tiếp cận vấn đề này một cách biện chứng: ai sẽ có và ai sẽ không.
3/ Câu 29 : – Giữa toán học và Chủ nghĩa Cộng sản khoa học có gì khác biệt?
- Trong Toán học, – có một số yếu tố “được cho trước”, rồi phải “chứng minh” một điều gì đó; còn trong Chủ nghĩa Cộng sản khoa học thì tất cả đã được “chứng minh” mà không có điều gì “cho trước” cả.
4/ Câu 30 : Các Mác được mời tới thăm Liên Xô. Ông muốn phát biểu trên Đài phát thanh.
- Vì ông là người đã đặt nền móng cho Chủ nghĩa Cộng sản – Brêgiơnhép nói với Mác – Tôi không thể một mình quyết định một việc quan trọng như vậy được. Chúng tôi có lãnh đạo tập thể.
- Tôi xin phép chỉ nói một câu thôi.
Brêgiơnhép nghĩ rằng, nói một câu thì ông ta có thể chịu trách nhiệm được và đồng ý.
Các Mác tiến lại gần micro và hét to:
- Vô sản toàn thế giới, hãy tha thứ cho tôi!
5/ Câu 31 : – Rabinovich, anh có đọc báo không?
- Tất nhiên rồi! Nếu không thì làm sao tôi biết được là chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc.
6/ Câu 32 : Rabinovich sáng nào cũng đi ra quầy bán báo, cầm tờ “Sự Thật” lên, liếc nhìn trang nhất rồi lại đặt tờ báo về chỗ cũ, không mua. Mấy ngày sau, người bán báo mới hỏi là ông tìm gì.
- Cáo phó.
- Cáo phó thường người ta in ở trang cuối cơ, ông ơi.
- Cáo phó mà tôi chờ, sẽ được in trên trang nhất kia!
7/ Câu 33 : – Có sự khác nhau nào giữa tờ “Sự thật” (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, cũng như tờ Nhân dân nhật báo của ĐCS Trung Quốc, hay tờ Nhân Dân bên nước Vệ) và tờ “Tin Tức” (cơ quan ngôn luận của Xô viết tối cao Liên Xô) hay không?
- Có. Tờ “Sự Thật” thì không có tin tức, còn tờ “Tin Tức” thì không có sự thật.
8/ Câu 34 : Một đồng chí Bônsêvích già nói chuyện với bạn chiến đấu cũ:
- Không, ông ạ, chúng mình chả chắc sống được đến lúc xã hội Cộng sản chủ nghĩa, nhưng đã có bọn trẻ rồi… Thật tội nghiệp cho chúng nó quá!
9/ Câu 35 : – Trong những năm sắp tới, chúng tôi muốn đặt mua một số lượng lớn ngũ cốc. – Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Grômưcô nói với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.
- Vâng, xin mời.
- Chúng tôi cũng muốn mua nhiều máy tính điện tử loại hiện đại nhất.
- Được thôi, ta sẽ ký hợp đồng.
- Ông thấy thế nào, liệu có thể bán cho chúng tôi một loạt sáng chế công nghệ mới không?
- Tại sao lại không?
- Ngài Tổng thống, vậy ta có thể ký một hiệp định bao gồm tất cả những thỏa thuận trên. Chắc ngài không phản đối?
- Thật tuyệt vời! Chúng ta sẽ ký một hiệp ước, trong đó quy định Mỹ phải có nghĩa vụ xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô.
10/ Câu 36 : – Có đúng là sau khi quân Liên Xô tràn vào Tiệp Khắc (1968), Chủ nghĩa Cộng sản đã đến với đất nước này?
- Đúng, vì công cuộc điện khí hóa toàn quốc họ đã xong từ lâu rồi.
11/ Câu 37 : – Tại sao quân Nga ở lại Tiệp Khắc lâu như vậy?
- Vì đến giờ họ vẫn đi tìm, ai là người đã gọi họ đến giúp đỡ.
12/ Câu 38 : – Làm sao có thể rút quân Liên Xô ra khỏi Tiệp mà lại không bị mất mặt nhỉ?
- Rút qua Rumani.
13/ Câu 39 : – Tại sao người Tiệp lại biết quả đất tròn?
- Năm 1945 họ đánh đuổi quân xâm lược chạy về phía Tây, còn năm 1968 chúng trở lại từ phương Đông.
Tất cả những ai thật sự hết sức thú vị với 13 câu nói trên, đều là những người có đầu óc khôi hài nhất, thông minh nhất, và cũng là hiểu sâu xa CNCS nhất. Không tin cứ tự trắc nghiệm thử coi.
SUỐI NGÀN
(20/11/12)
Câu tiếu lâm 26/cũng có thể đổi thành: “Con đường Việt nam” của nhóm Trần huỳnh duy Thức,vì đi mãi (mòn cả dép lốp xe VC!) mà không thấy”chân trời”,nhưng vẫn được tiếp tế bằng phở bò,và Vịt Tiềm !!
Các chuyện cười này đều chứa một phần sự thật, nhưng vì chúng được diễn tả nghe có vẻ như trái khoáy hay vô lý nên làm cho người đọc phải buồn cười. Nếu nó không chứa điều gì liên hệ đến cuộc sống thực tế cả thì nó không có giá trị gì cả, người đọc sẽ thấy chỉ là chuyện bịa vớ vẩn.
Câu chuyện người Tiệp biết quả đất tròn có lẽ là truyện cười của dân Tiệp chứ không phải dân Nga. Vì câu chuyện này nói đuổi quân xâm lược chạy về phía Tây năm 1945, tức là quân Đức, còn quân xâm lược đến từ phía Đông tức là Hồng Quân Nga tiến vào Praha, Tiệp Khắc năm 1968 để đè bẹp phong trào dân chủ của dân Tiệp.
Đoạn 37 có thể đổi lại rất thích hợp với hiện tình của VN:
Tại sao quân Tàu ở lại VN lâu như vậy kể từ 1945 cho đến nay?
- Vì đến giờ họ vẫn đi tìm, ai là người đã gọi họ đến giúp đỡ.(Tên đã mời gọi giặc Tàu vào nhà đang nằm phơi khô trong lăng, làm sao còn hỏi được nữa????)