WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bông hồng ngày 20/11 cho Internet

Dân chủ trong giáo dục

Cách đây 30 năm, vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT, ấn định ngày 20/11 hằng năm là “Ngày nhà giáo Việt Nam”. Cũng có người vẫn gọi nó theo cái tên có xuất xứ từ trước đó, là “Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”, được xác lập từ năm 1958 tại một cuộc họp của Liên hiệp Quốc tế Các Công đoàn giáo dục.

Cho dù gọi bằng tên nào, thì 20/11 vẫn được xem như một ngày lễ dành riêng cho các giáo viên Việt Nam, một ngày để học sinh-sinh viên, các bậc cha mẹ, tất cả những người đi học nói chung, bày tỏ lòng biết ơn và tinh thần tôn sư trọng đạo đến những thầy cô giáo mến thương của mình.

Như vậy, có lẽ sẽ là một điều hơi lạ khi nhân ngày 20/11, chúng ta lại đặt ra vấn đề “dân chủ trong giáo dục”. Khái niệm dân chủ trong giáo dục không bao gồm “bầu cử tự do”, “đa nguyên”, “tam quyền phân lập”… như trong chính trị, nhưng chắc chắn nó cũng có những hàm ý liên quan đến “quyền”, đến sự tự do, bình đẳng của người học trong quan hệ với người dạy. Liệu dân chủ trong giáo dục có đi ngược với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam không?

Để có câu trả lời, trước hết phải xác định dân chủ trong giáo dục nghĩa là gì. Nó nghĩa là “tự trị”, “tự quyết”: Bất kỳ khi nào có thể, người học phải được hướng dẫn để học hoặc tự học vì mục đích của mình, vì những mục tiêu do chính mình đặt ra. Nó nghĩa là “đa nguyên”, “đa dạng tinh thần”: Chương trình, nội dung đào tạo không nhằm tạo ra hàng trăm, hàng nghìn con người cùng một phương pháp suy nghĩ và làm việc, mà trái lại, phải kích thích sự sáng tạo và năng lực đặc thù của mỗi người. Nó nghĩa là “công khai, minh bạch”: Mọi người đều có thể tự do tham gia hoặc ra khỏi hệ thống giáo dục – như thể đó là một thị trường cạnh tranh hoàn hảo vậy – và mọi thông tin trong cái thị trường này đều phải được công khai, hay nói cách khác: không nhạy cảm.

Dân chủ trong giáo dục còn có nghĩa là “tương tác”, tức tương tác giữa trường học với chính quyền, doanh nghiệp, xã hội dân sự, tóm lại là với cả cộng đồng. Điều đó khiến cho kiến thức của người học luôn luôn được cập nhật và mở rộng, theo kịp với thực tiễn cuộc sống.

Với những đặc điểm ấy, một nền giáo dục dân chủ không hề triệt tiêu tinh thần tôn sư trọng đạo. Trên bình diện cá nhân, một người thầy có khuynh hướng yêu chuộng dân chủ sẽ tạo điều kiện cho các học trò mình thực hiện được bốn nguyên tắc trên để trở thành một con người sáng tạo, năng động, gắn kết với cộng đồng.

Internet – người thầy vĩ đại

Căn cứ vào các tiêu chí “dân chủ trong giáo dục” nêu trên, thì chúng ta có thể thấy rằng đang có một “người thầy” dân chủ như thế góp mặt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Đó là… mạng Internet.

Với Internet, 24 triệu người sử dụng mạng ở Việt Nam (trong đó một tỷ lệ rất cao là thanh niên) có thể tự do tiếp cận bất kỳ nội dung nào mình quan tâm. Họ được toàn quyền quyết định vào mạng để chơi game, xem phim online, hay để tự học, tự nghiên cứu, bổ sung kiến thức cho mình và chia sẻ với bạn bè. Họ cũng có thể truy cập cả những nội dung mà vì những lý do khác nhau, chưa hoặc không xuất hiện công khai trong chương trình học ở nhà trường. Với ý nghĩa đó, Internet kích thích sự tìm tòi và phản biện trong bản thân mỗi học sinh-sinh viên, và thậm chí quay trở lại tạo sức ép với chính người đi dạy: Người viết bài này từng nghe kể chuyện một giáo viên trẻ, dạy sử ở cấp phổ thông trung học, nói rằng lâu nay cô phải duy trì cập nhật giáo án thường xuyên và chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp, vì đã có những học sinh vào mạng tìm hiểu thêm thông tin ngoài phần cô dạy, chưa kể các em còn có xu hướng “kiểm tra” xem cô dạy có gì… khác Internet không.

Internet là như thế: rộng mở, công khai, thúc đẩy dân chủ và đương nhiên, tạo ra cả những sức ép khiến người ta phải cảm thấy ức chế, phải nỗ lực mà vươn lên không ngừng. Ngày 20/11, giữ truyền thống tôn sư trọng đạo và biết ơn các thế hệ thầy cô, nhưng có lẽ chúng ta cũng nên đặt thêm một bông hoa hồng bên bàn phím chiếc máy tính của ta, và nghĩ đến những gì chúng ta đã và đang được hưởng từ Internet – người thầy cổ súy dân chủ.

(Bài đã đăng trên tạp chí Tia Sáng nhân dịp 20/11/2011)

Blog Đoan Trang

2 Phản hồi cho “Bông hồng ngày 20/11 cho Internet”

  1. quang phan says:

    Nỗi sợ làm báo ở Việt Nam
    19 tháng 9, 2012

    Việt Nam bị cáo buộc gia tăng đàn áp giới phóng viên và blogger, theo báo cáo ra ngày 19/9 của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ).
    Tổ chức đặt trụ sở ở New York nói “với ít nhất 14 phóng viên đằng sau song sắt, Việt Nam là nước cầm tù báo chí tệ thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc”.
    Tác giả báo cáo, Shawn W. Crispin, nói ông đã phỏng vấn 32 blogger, nhà báo, biên tập viên cả trong và ngoài Việt Nam.
    Các cuộc phỏng vấn “cho thấy chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng đã gia tăng đàn áp”.
    Báo cáo của CPJ cho rằng sự kiểm soát truyền thông ở Việt Nam thuộc trong số “nghiêm ngặt và thô bạo nhất châu Á”.
    Họ ghi nhận tất cả các ấn phẩm tin tức ở Việt Nam đều thuộc sở hữu và kiểm soát của chính phủ.
    ‘Bốn điện thoại di động’
    Theo một số người biên tập và phóng viên, các chủ đề bị cấm bao gồm hoạt động của bất đồng chính kiến, tham nhũng cấp cao, chia rẽ trong Đảng Cộng sản, các vấn đề nhân quyền, thái độ hoặc biểu tình chống Trung Quốc, chia rẽ hai miền Nam – Bắc, vân vân. Gần đây khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, danh sách cấm lại bao gồm việc phê phán điều hành kinh tế của chính phủ, tranh chấp đất đai, và các hoạt động kinh doanh của con gái Thủ tướng.
    Các phóng viên nói với CPJ rằng chính quyền vẫn theo dõi sự đi lại, trò chuyện qua điện thoại và hoạt động trên mạng của họ.
    Một nhà báo cho hay ông có tới bốn điện thoại di động, trong đó ba là đăng ký theo tên người khác, để tránh bị nghe lén, đặc biệt khi nói chuyện với sứ quán nước ngoài và giới đối kháng.
    “Khi còn là nhà báo, có nhiều điều tôi muốn viết và đăng nhưng không được. [Là một blogger], tôi viết về những điều tôi thấy và bày tỏ ý kiến của mình.”
    Huỳnh Ngọc Chênh, nói với CPJ
    Nhiều phóng viên báo nhà nước, nói chuyện với CPJ, cho biết họ đã từng duy trì blog cá nhân, để đăng những bài mà tòa soạn kiểm duyệt, hoặc phê phán cách tường thuật bị bóp méo của chính báo nhà. Nhưng khi chính quyền gia tăng theo dõi blog, nhiều người nói đã đóng blog vì sức ép chính quyền hoặc vì lo ngại bị đuổi việc.
    ‘Uống cà phê’
    Các phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam đối diện những hạn chế kiểu khác. Công an theo dõi họ bằng những buổi “uống cà phê” với trợ lý người Việt của họ.
    Trong một buổi cà phê, công an hỏi trợ lý của một tờ báo phương Tây là tại sao phóng viên tờ này gặp một nhà báo người Việt – cô này nói chuyện này chứng tỏ công an chìm theo dõi kỹ sự đi lại của phóng viên quốc tế.
    Một trợ lý khác của một hãng tin quốc tế nói ông có thể biết cuộc điện đàm nào ở tòa soạn bị nghe lén thông qua các câu hỏi của an ninh khi “uống cà phê” hàng tuần.
    Các phóng viên nước ngoài phải xin phép Bộ Ngoại giao khi muốn tường thuật bên ngoài thủ đô Hà Nội. Những người nói chuyện với CPJ than rằng đơn xin thường mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, và khi nhận được giấy phép thì tin đã nguội mất.

  2. d says:

    Ở các nước không có dân chủ thực sự thì Internet là một cứu cánh cho sự tìm hiểu sự tự do ,dân chủ và quyền tự do cá nhân của con người được kết nối toàn cầu , dù xã hội , chính quyền sở tại có bưng bít TT thì người xử dụng Internet cũng có được mọi thông tin đa chiều đễ hiểu và biết , chứ không phải như những thời kỳ trước đây con người sống trong một xã hôi độc tài , mất dân chủ thông tin bị bưng bít , thì khác gì một xã hội người mù , kẽ chột mắt được làm vua được tự do ba hoa chính chòe ,tự sướng theo kiểu thao thao bất tuyệt trên diễn đàn ” bầy cừu ” như đ/c ( x )…Sống chung cùng một ” bầy sâu ” mà cai NQ 4 của đ/c TBT Trọng l…dày công biên soạn cũng chả có một sự biến chuyển trong một bộ phận không nhỏ đang ngày càng thoái hóa biến chất về tư tưởng ,suy thoái về chính trị lập bè chia nhóm ‘tham nhũng trụ lợi ” cho lợi ích nhóm , trong lúc công nghệ TT ( Internet ) phát triễn không ngừng nhưng vẫn bị nhà cầm quyền độc tài toàn trị cố tình ngăn chặn , bưng bít một cách thô thiển , kệch cỡm và lố bịch dù cho cả thế giới đang theo dõi hằng giờ hằng ngày . Những họ vẫn nói và làm theo kiểu tùy thích không phù hợp với quyền lợi của nhân dân và trào lưu chung của thế giới . Nhìn chung chỉ phục vụ cho đảng và nhóm lợi ích mà đ/c x đã trình bày ?

Phản hồi