Cần bao nhiêu thế hệ nữa?
Đang xem lại các bài viết của Thức, tôi đọc thấy câu chuyện ngụ ngôn con voi:
“Từ lúc còn rất nhỏ, voi con bị con người giữ chân bằng dây xích chặt vào cột. Vài lần nó cố giật bứng cái cột đi, nhưng sức bé làm nó thất bại. Từ đó định hình trong đầu nó một giáo điều là nó không thể làm được điều đó. Sức vóc nó lớn nhanh, nhưng đầu óc nó vẫn xơ cứng với giáo điều như vậy. Nó đã lớn đến mức thừa sức hất phăng cây cột giữ chân nó lâu nay, nhưng sự xơ cứng đầu óc đã ngăn cản mọi suy nghĩ thay đổi của nó. Nó vẫn nghĩ mình không đủ sức để có được tự do mà nó hằng ao ước từ bé. Tệ hơn nữa là nó còn hàm ơn những người đã xiềng xích mình vì được cho ăn. Cuối cùng nó chết già và hài lòng với những lời thương tiếc và ca ngợi của chủ.”
Ngày xưa, Thức thường dùng ngụ ngôn này để nói với các nhân viên công ty rằng phải luôn suy nghĩ độc lập và sáng tạo, đừng tự trói mình bằng thói quen “không thể” và xơ cứng của chính mình và bằng lối suy nghĩ lệ thuộc vào người khác. Giờ câu chuyện này xuất hiện trong các tài liệu của Con đường Việt Nam để kêu gọi thế hệ trẻ tư duy và hành động bằng chính mong muốn và khát vọng của mình để trở thành những con người tự do. Có như vậy nước nhà mới độc lập, dân tộc mới tự do, xã hội mới dân chủ, người dân mới thịnh vượng.
Đọc lại ngụ ngôn này khiến tôi phải giật mình cho chính mình. Đã gần 80 tuổi, được bao nhiêu năm mình thực sự là một người độc lập. Chắc hẳn là không nhiều. Không chỉ riêng mình mà đa số thế hệ của mình cũng vậy. Nếu không thì đất nước giờ đây đã phải rất thịnh vượng và văn minh rồi. Nhưng nếu mình tự an ủi rằng thế hệ của mình chấp nhận hy sinh vì tương lai mai sau thì cũng không thể trả lời được rằng mai sau ấy là bao nhiêu thế hệ nữa.
Tôi vừa đi thăm một gia đình tứ đại đồng đường còn đủ 4 thế hệ: ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu. Chủ gia đình là một phụ nữ đang điều trị ung thư giai đoạn cuối. Bà là một người phụ nữ kiên cường, đã chống chọi với căn bệnh này suốt 5 năm qua một cách mạnh mẽ, không để nó khuất phục mình thành người vô ích. Bà là một đảng viên, là con của một liệt sĩ hy sinh khi bà còn rất nhỏ. Mẹ bà ở vậy nuôi con thờ chồng đến tận bây giờ. Chồng bà đã từng là một người lính rồi trở thành thương binh hạng 4/6 thời kỳ chống thực dân Pháp, nhưng vẫn vượt lên sự nghiệt ngã để trở thành giáo sư dạy đại học. Năm nay ông đã hơn 80 và là một đảng viên gần 60 năm tuổi đảng. Con trai duy nhất của bà là một tù nhân chính trị đã ra tù nhưng đang bị quản chế. Trong 3 năm con trai ở tù, bà dù đã bị ung thư nặng nhưng vẫn đều đặn đi thăm con và vẫn gánh trọng trách trong gia đình. Bà là người khẳng khái đến mức hay làm người khác khó chịu một cách không cần thiết, nhưng sự thẳng thắn của bà cũng khiến cho các quan chức địa phương kiêng dè. Giờ thể chất đã kém lắm rồi nhưng ánh mắt bà vẫn tinh anh. Bà kể về những việc bà đấu tranh với sự nhũng nhiễu hành chính, với những sự bất hợp lý trong các chính sách ở cơ quan. Bà tự hào về đứa con trai duy nhất của mình thừa hưởng tính cách không chấp nhận sự ngang trái giống mình nên đã dấn thân tranh đấu với chúng. Nhưng giờ bà lại lo lắng cho con trai vì nghĩ rằng không thể thay đổi những cái xấu ấy được nữa.
Bà kể trước khi con trai ra tù, đại diện của cơ quan chức năng nói bà nên khuyên nhủ anh ấy trở về hãy chí thú làm ăn mà lo cho gia đình, chăm sóc cha mẹ già, đừng “chính trị, chính em” gì nữa mà lại rước họa. Vì thương con bà cũng đã khuyên anh như thế, có lúc còn gây áp lực. Bà chính là mẹ của Lê Thăng Long.
Long dù rất yêu thương mẹ và gia đình nhưng vẫn quyết định tiếp tục con đường mình đã chọn. Mẹ Long nói rằng bà đã rất buồn và lo lắng, không khí gia đình đã có lúc rất căng thẳng dù Long mới đoàn tụ chỉ vài tuần. Nhưng Long đã kiên trì thuyết phục để gia đình hiểu những gì mình làm. Rồi Long lấy câu chuyện ngụ ngôn con voi kể trên để nói rằng không muốn cha mẹ mình, mình và con cái mình và bao nhiêu người dân khác nữa phải sống và chết theo một kiếp như vậy. Gia đình cuối cùng rồi cũng chấp nhận những gì Long đã lựa chọn.
Nhưng cũng kể từ đó, áp lực lại đến từ bên ngoài. Dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ năm nay, khoảng hơn một tháng sau khi Long phát động phong trào Con đường Việt Nam, chính quyền địa phương đã không đến nhà thăm hỏi và tặng quà cho bà ngoại Long, ba Long như vẫn làm đầy đủ những năm trước. Mẹ Long đã rất giận dữ gọi ra phường hỏi lý do thì họ mới xin lỗi và bảo là thiếu sót, hôm sau cho người đến. Bà nói rằng còn nhiều áp lực khác mà nó vô hình nên chẳng biết đầu mối ở đâu mà hỏi cho ra lẽ.
Tháng trước Long trình diện ở phường theo thủ tục hàng tháng dành cho người bị quản chế. Long kể rằng những người của cơ quan an ninh xuất hiện bất ngờ ở đó yêu cầu Long làm việc với họ mà không hề hẹn trước. Long từ chối và nói rằng phải về nhà chuẩn bị cho mẹ vào bệnh viện vì đang rất nguy cấp. Nhưng họ kiên quyết không cho Long về trừ khi Long tuyên bố từ bỏ phong trào Con đường Việt Nam, Long đã bác bỏ yêu cầu đó nên họ giữ Long lại chỉ để trả lời những câu hỏi của họ trong mấy giờ liền. Mục tiêu cũng không ngoài việc gây áp lực. Nhưng Long vẫn tiếp tục con đường của mình.
Tôi hỏi Long: “Cháu có bao giờ thấy hối tiếc vì con đường đã chọn không?” Long trả lời: “Không bác à. Thỉnh thoảng có buồn nhưng hối tiếc thì không. Cháu chọn con đường làm người chứ không chọn con đường làm voi!”, rồi cười rất vui.
Đất nước này rất nhiều gia đình với nhiều thế hệ như vậy. Phải hy sinh bao nhiêu thế hệ nữa để có được tương lai mai sau tươi sáng? Hai thế hệ đầu tiên đã hy sinh tính mạng và xương máu cho tổ quốc rồi tiếp tục sống và cống hiến bằng sức lao động chân chính của mình. Nhưng hai thế hệ con, cháu của họ vẫn chưa được sống trong một hiện tại tốt đẹp. Họ sắp trở về với tổ tiên, nhưng vẫn chưa nhìn thấy được một tương lai tươi sáng, chí ít bằng một niềm hy vọng khả dĩ. Bà ngoại Long đã hơn 90 tuổi, đã sống và chứng kiến cả một thời kỳ dài lịch sử hy sinh của dân tộc trải qua nhiều chế độ từ thời Pháp thuộc, giờ vẫn phải chịu những áp lực xảy đến với cháu mình và cả gia đình mình.
Nhưng có lẽ đó chính là sự khởi đầu cho những điều tốt đẹp. Nếu Lê Thăng Long chọn con đường sống yên thân, phì gia thì Long đã vào đảng, rồi dựa vào lý lịch gia đình mà thăng quan tiến chức. Long kể hồi học đại học Long cũng từng nghĩ như vậy nên rất tích cực hoạt động đoàn và trở thành sinh viên đầu tiên làm bí thư đoàn của toàn khoa Điện đại học Bách khoa Tp HCM. Nhưng Long đã sớm từ bỏ con đường đó sau khi ra trường và làm cho một doanh nghiệp nhà nước rất lớn. Long nhận ra nếu tiếp tục con đường đó thì mình phải chấp nhận nhiều sai trái, nhiều lúc còn phải luồn cúi. Long rời bỏ nó đi làm cho một công ty liên doanh, rồi sau đó thành lập doanh nghiệp cùng với Thức và trở thành doanh nhân. Và dấn thân.
Một con đường khó khăn nhưng nó cho họ được sống đúng với mong muốn và khát vọng tự do của mình. Dù khó khăn nhưng ngày càng có nhiều người chọn đi trên con đường đó. Những thế hệ đàn anh lớn hơn Long như Nguyễn Văn Hải, nhỏ hơn như Việt Khang và cả những thế hệ còn rất trẻ có thể gọi Long hàng chú bác như Phương Uyên. Đã và sẽ còn rất nhiều người nữa bước vào con đường đó dù biết rằng thân xác mình có thể bị cầm tù nhưng tinh thần mình mãi được tự do. Và đó chính là những đoạn khởi đầu không thể thiếu cho một con đường để đi đến với tự do, dân chủ, thịnh vượng và văn minh cho cả một dân tộc.
Lịch sử đã cho thấy mỗi cá nhân thiếu tự do thì cả dân tộc không thể không lệ thuộc, nô lệ và phải hy sinh triền miên từ thế hệ này đến thế hệ khác mà vẫn không thể có được một hiện thực tốt đẹp. Tương lai thì bất định với những hy vọng tươi sáng được gửi gắm từ đời này qua đời khác.
Rồi để tìm chút an ủi trước khi trở về với cát bụi thì đành lòng chấp nhận như chuyện con voi.
Do vậy cần bao nhiêu thế hệ nữa để được sống trong dân chủ và thịnh vượng tùy thuộc vào suy nghĩ và hành động tự do của các thế hệ hiện tại, nhất là thế hệ trẻ.
Trần Văn Huỳnh
(Tác giả gửi đăng)
Trích dẫn:
Tháng trước Long trình diện ở phường theo thủ tục hàng tháng dành cho người bị quản chế. Long kể rằng những người của cơ quan an ninh xuất hiện bất ngờ ở đó yêu cầu Long làm việc với họ mà không hề hẹn trước. Long từ chối và nói rằng phải về nhà chuẩn bị cho mẹ vào bệnh viện vì đang rất nguy cấp. Nhưng họ kiên quyết không cho Long về trừ khi Long tuyên bố từ bỏ phong trào Con đường Việt Nam, Long đã bác bỏ yêu cầu đó nên họ giữ Long lại chỉ để trả lời những câu hỏi của họ trong mấy giờ liền. Mục tiêu cũng không ngoài việc gây áp lực. Nhưng Long vẫn tiếp tục con đường của mình.(TVH)
SAo lại thế? Sao lai bỏ mặc người phụ nữ lớn tuổi trong cơn nguy cấp như thế?!
Làm gì thì làm cũng phải để con người ta đưa mẹ đi cấp cứu đã chứ!
Dù sao thì người mẹ ấy cũng là con của một liệt sĩ, vợ của một thuơng binh 60 tuổi Đảng, gia đình ấy cũng có nhiều hi sinh tính mạng và thân thể cho sự thành công của Đảng mà!
Thật là ngạc nhiên khi được biết gia đình kỹ sư Lê Thăng Long là gia đình đảng viên gộc,CM nòi.
Chắc là không dễ dàng gì khi vượt qua được thành trì kiên cố của gia đình để chọn con đường dấn thân như hiện tại,hơn nữa lại là con trai duy nhất.
Qua đó chứng tỏ LTL là người có rất nhiều nghị lực, kiên trì, không chỉ vượt qua rào cản từ gia đình, từ luật pháp cai trị, vượt qua bao khó khăn từ nhận thức thấp về quyền con người ở VN mà anh còn phải vượt qua được những tấm “bia miệng” nặng về thị phi,chỉ trích chuyện nhận tội để được sớm ra tù, để được tiếp tục đi trên Con Đường bị gián đoạn..
Chân thành chúc anh Long vượt qua tất cả. Chúc anh súc khỏe và cả gia đình gồm bốn thế hệ của anh nữa .
Khi nhìn vào hình bài nầy, thì biết tác giả là ai, bài viết muốn nói gì…..Đúng vậy bài “viết” rất hay. Cái hay nữa là Con Đường Dân Chủ lựa chọn tên người ” vào danh sách ” rồi đồng tình ký tên…? sau đó có danh sách rồi, thì……………
Trong cuộc kháng chiến chống PHÁP của dân tộc ta nhiều người đã trở thành đảng viên csvn không phải vì theo lý tưởng cs mà chỉ vì muốn giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ.Hiện nay có không ít đảng viên cs bất tín tổ chức đảng nhưng vì lý do nào đó mà chưa dám nói lên chính kiến của mình.
Cuộc đấu tranh đã và đang xảy ra trên đất nước ta nhằm mục đích xây dựng một chế độ tự do ;dân chủ cho VN và chúng ta đã biết chân lý của cuộc đấu tranh này không nằm ở phía nhà câm quyền ;vì thế cho nên ta không ngạc nhiên có những sự tham gia từ những người cộng sản .
Chúng ta biết rằng chính trị là muôn mặt;cảnh giác là điều cần có;còn nghi ngờ thì không nên kẻo làm nản lòng những người nhập cuộc.Theo tôi được biết Ba của LTL là người QUẢNG NGÃI;Mẹ là người HÀ NỘI có tuổi đảng nên thuyết phục được gia đình không phản đối việc đã làm vừa qua của LTL là một thắng lợi không nhỏ của LTL nói riêng và PTCDVN nói chung.
Tôi nghĩ Bác PHAN LIÊN chưa hiểu được hết ý của Bác HUỲNH khi nói về thân mẫu của LTL;Bác Huỳnh muốn nói những người đảng viên cộng sản có nhiều tuổi đảng đã nhận ra chân lý và ủng hộ việc đấu tranh để xây dựng một xã hội dân chủ cho VN và thái đô giận dữ với chính quyền là một hành động biểu hiện thái độ của mình,
“Cuộc đấu tranh đã và đang xảy ra trên đất nước ta nhằm mục đích xây dựng một chế độ tự do ;dân chủ cho VN và chúng ta đã biết chân lý của cuộc đấu tranh này không nằm ở phía nhà câm quyền ;vì thế cho nên ta không ngạc nhiên có những sự tham gia từ những người cộng sản”
Tôi chẳng ngạc nhiên! Nếu bác có ngạc nhiên là chuyện của bác, đừng gán chữ “ta” vào cả hai. Chế độ CS ở Đông Âu bị hạ bệ là do chính những người CS lật đổ.
Tôi chỉ ngạc nhiên vì sao bác Huỳnh nằm mơ lâu thế! Bác cứ mê mẩn với cái giấc mộng hoành tráng là giải phóng dân tộc, mang lại ấm no, hạnh phúc cho đất nước. Xin trích lời bác Huỳnh: “Hai thế hệ đầu tiên đã hy sinh tính mạng và xương máu cho tổ quốc rồi tiếp tục sống và cống hiến bằng sức lao động chân chính của mình.” Những câu kiểu này nhan nhản trong khắp các bài viết của đảng viên trung kiên Trần văn Huỳnh và bao giờ bác Huỳnh cũng rất tự hào về thành tích của bản thân và thế hệ mình. Tôi có cần lục lại, đưa đường link ra đây hay không? Có bao nhiêu kẻ trong cái thế hệ đáng tự hào đó “tiếp tục sống và cống hiến bằng sức lao động chân chính của mình”? Các bác cứ đưa ngón tay ra mà đếm.
“Theo tôi được biết Ba của LTL là người QUẢNG NGÃI;Mẹ là người HÀ NỘI có tuổi đảng nên thuyết phục được gia đình không phản đối việc đã làm vừa qua của LTL là một thắng lợi không nhỏ của LTL nói riêng và PTCDVN nói chung”
Chuyện riêng gia đình họ mà là “thắng lợi không nhỏ”, thành công của cả phong trào, thì xem ra cái phong trào đó cũng chỉ ở mức độ karaoke gia đình. Nếu mẹ LTL đổi ý không cho phép nữa thì phong trào yêu quý của bác Như Nguyện tịt ngòi mất :)
“Tôi nghĩ Bác PHAN LIÊN chưa hiểu được hết ý của Bác HUỲNH khi nói về thân mẫu của LTL”
Đúng vậy! Tôi không bao giờ hiểu nổi những người như Bác Huỳnh. Và, những người như bác Huỳnh, như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm… cũng chẳng dám để người ta hiểu được bụng dạ thật của mình.
Họ là quá khứ, chẳng đáng cho thế hệ sau bận tâm. Chỉ mong các cụ vỏ chanh Mặt Trận đừng lải nhải khoe khoang và tự hào mãi về những công lao vĩ đại của họ đối với đất nước và dân tộc.
“Bác Huỳnh muốn nói những người đảng viên cộng sản có nhiều tuổi đảng đã nhận ra chân lý và ủng hộ việc đấu tranh để xây dựng một xã hội dân chủ cho VN và thái đô giận dữ với chính quyền là một hành động biểu hiện thái độ của mình”
Bác ấy nói đoạn nào vậy? Bác Như Nguyện dẫn chứng đoạn đó ra được không? Tôi chỉ thấy thảm hại khi đọc đoạn này:
Dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ năm nay, khoảng hơn một tháng sau khi Long phát động phong trào Con đường Việt Nam, chính quyền địa phương đã không đến nhà thăm hỏi và tặng quà cho bà ngoại Long, ba Long như vẫn làm đầy đủ những năm trước. Mẹ Long đã rất giận dữ gọi ra phường hỏi lý do thì họ mới xin lỗi và bảo là thiếu sót, hôm sau cho người đến
Chẳng lạ gì cái kiểu nổi cơn tam bành của một bà đảng viên gộc Hà Nội khi quyền lợi bị cắt xén.
” Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta nhiều người đã trở thành đảng viên csvn không phải theo lý tưởng cs mà chỉ vì muốn giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ.” (hết trích)
Nói lại MỘT LẦN CHÓT cho rõ:
1) Không có bất kỳ đảng viên của bất kỳ một đảng phái chính trị nào khi gia nhập lại không hoạt động theo” lý tưởng” cuả đảng mình. Đảng viên phải tuân thủ kỷ luật cuả đảng, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao v.v… Về phần đảng phải xem xét xem đảng viên cuả mình có tuân thủ kỷ luật không, có tích cực thực hiện công tác được giao không…Nếu không , đảng viên phải chịu kỷ luật (tùy mức độ). Cho nên nói gia nhập đảng cs mà không theo lý tưởng CS là nói… chây!
2) Cho rằng khi chưa biết CS nên đi theo cũng tạm chấp nhận đi, nhưng khi CS đã lộ ra bản chất của nó qua cuộc đấu tranh giai cấp, mà cuộc cải cách ruộng đất là điển hình, hay các cuộc “chỉnh huấn” kéo dài hết năm nọ đến năm kia… Nền móng xã hội VN đã bị đào xới tận gốc rễ do chủ trương phá bỏ “xã hội cũ”, xây dựng một “xã hội mới”, xã hội theo chủ nghĩa CS.. mà vẫn cứ ở trong Đảng thì vì lý do gì? Lúc đó lý tưởng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ Pháp còn tồn tại không, để đến tận bây giờ vẫn dùng nó làm cớ bào chữa hả các ông/bà đảng viên?
Johnny To, hy vọng, không phải là một CAM đấy chứ?- Ai là người thiếu hiểu biết và ngoan cố ở đây? – Có phải you muốn ám chỉ LTL và những nhà tranh đấu cho Tự do Dân chủ VN?- Nếu đúng vậy thì you đúng là tên khốn đấy!!!
Xin nhắn với cháu Nguyễn Phương Uyên, chú là một đồng bào gốc Bình Thuận đây, chú rất ngưỡng mộ cháu, chúc cháu có một sức khoẻ rất tốt và một ý chí thật kiên cường, Dân tộc VN đang kỳ vọng vào cháu và bạn bè của cháu!!!
CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Em từ trong ấy em ra
Em là nội bộ phải là ai đâu
Em từng là Bí thư đoàn
Sao em không giống cả làng xưa nay
Xếp vào hàng một rồi lên
Mà sao em lại bung ra kiểu này
Thế nên em mới phải tù
Trở vể em vạch Con Đường Việt Nam
Con đường trong đó đi ra
Đi ra em quyết về nhà Việt Nam
Thật tình em quả đáng khen
Đi lâu tuy vậy không quên quê nhà
Đường về cho dẫu bao xa
Đã về phải quyết xông pha mọi bề
Cho dầu gai góc ê chề
Đã về cũng phải quyết về cho xong
Chỉ vì mái ấm Việt Nam
Nên Lê Thăng Long phải quyết tâm trở về
TRĂNG NGÀN
(24/11/12)
“Dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ năm nay, khoảng hơn một tháng sau khi Long phát động phong trào Con đường Việt Nam, chính quyền địa phương đã không đến nhà thăm hỏi và tặng quà cho bà ngoại Long, ba Long như vẫn làm đầy đủ những năm trước. Mẹ Long đã rất giận dữ gọi ra phường hỏi lý do thì họ mới xin lỗi và bảo là thiếu sót, hôm sau cho người đến. Bà nói rằng còn nhiều áp lực khác mà nó vô hình nên chẳng biết đầu mối ở đâu mà hỏi cho ra lẽ.”
Đấu tranh thì phải có tiếng thơm, quyền lợi của đảng dành cho thì phải hưởng cho được. Thật đau buồn cho những màn kịch chính trị.
Bao giờ thế hệ các ông mới nhận ra được bản chất tội ác của những việc làm trong quá khứ? Bao giờ ông Trần văn Huỳnh mới mở miệng nói được một lời hối hận về cái tai họa mà các ông mang lại cho dân tộc? Cần bao nhiêu thế hệ nữa? Phải, cần bao nhiêu thế hệ lầm than nữa, mới dọn hết đống rác mà các ông rước về. Chỉ vì ông già rồi, chỉ vì ông là cha của một kẻ vì muốn “giúp đảng trở nên tốt hơn” mà phải ở tù, nên cộng đồng mạng ráng chịu đựng những lời càm ràm của ông. Nhưng cái gì cũng có giới hạn.
Bao giờ ông Trần văn Huỳnh trả lại thẻ đảng, từ chối bổng lộc cướp từ mồ hôi nước mắt dân oan, từ chối đứng chung hàng ngũ với bọn sâu mọt hại dân thì ông đủ tư cách nói về tự do và dân chủ.
Cảm ơn
Tôi tuy tuổi không còn trẻ nhưng đây là truyện ngụ ngôn thứ hai về con voi mà lần đầu tiên tôi biết.Cho dù có phải truyện ngụ ngôn này do Anh THỨC sáng tác để định hướng cho nhân viên của mình hay không nhưng ý nghĩa của câu chuyện thật hay;nếu tất cả các em học sinh;sinh viên của mình biết và hiểu được ý nghĩa của truyên ngụ ngôn này tôi tin rằng đất nước ta sẽ có nhiều nhà khoa học tài ba.
Trải qua hơn 70 năm sống dưới chế độ độc tài cộng sản có quá nhiều người dân phải chịu cảnh oan ức ;lầm thang và giờ đây dân tộc ta lại đứng bên bờ bị xóa sổ.Nếu nhìn dưới góc độ đạo đức thì đây là một ‘trái quả” mà thế hệ chúng ta phải nhận lãnh vì tổ tiên ta đã tạo một nhân không tốt là xóa sổ dân tộc CHIÊM THÀNH .Vì thế cho nên mới đưa đẩy chủ nghĩa cộng sản du nhập vào VIỆT NAM.
Những năm tháng trải qua dưới chế độ độc tài cộng sản người dân bị nhiều oan ức ;đất nước lại bị cắt xén dâng cho TÀU tại sao chúng ta chưa có được những sự phản kháng như người dân AI CẬP ?Bỡi vì có nhiều người dân suy nghĩ và chấp nhận như chuyện ngụ ngôn về con voi mà Anh THỨC đã kể cho nhân viên của mình.
Nếu mỗi cá nhân mất quyền tự do thì dân tộc đó khó tránh khỏi bị lệ thuộc.Những gì đã và đang xảy ra trên đất nước chúng ta đã minh chúng cho khẳng định vừa nêu.CHÚNG TA VÔ CÙNG XẨU HÔ TRƯỚC BẠN BÈ NĂM CHÂU tạị HỘI NGHỊ ASEAN vừa qua tại NONGPENH với thái đô im thin thít của hai ông NTD và PBM khi nước chủ nhà CAMPUCHIA tuyên bố về biển đông.
Sau khi mãn hạn tù Anh LÊ THĂNG LONG phát động PTCĐVN đã có không ít người cho rằng LTL cò mồi cho công sản ;qua bài viết hôm nay của Bác HUỲNH tôi hy vọng nhiều người sẽ xóa tan ý nghĩ đó .Lúc học đại học mà LTL đã làm bí thư đoàn khoa và với lý lịch gia đình như vậy nếu muốn có chút danh phận thì LTL giờ đây có đủ khả năng làm bí thư tỉnh ủy QUẢNG NGÃI (khi LTL làm bí thư đoàn khoa thì khi đó Ông VÕ VĂN THƯỞNG hiên là bí thư tỉnh QN cũng là cán bộ đoàn nhưng vai vế còn thua xa LTL)
Qua bài comment này tôi xin cầu chúc cho Anh LTL sức khỏe tốt;tiếp tục đảy mạnh PTCĐVN hơn nũa để góp phần đưa người bạn thân của anh là THDT sớm thoát cảnh lao tù để cùng anh góp phần đấ tranh xây dựng một xã hội dân chủ cho VIỆT NAM và đặt biệt cầu nguyện cho thân mẫu của Anh LONG qua cơn bạo bệnh để chứng kiến được ngày dân tộc VIỆT có được tự do ;dân chủ trong đó có phần đóng góp không nhỏ của người con thân yêu vủa bà.
Trích bài chủ:…”Long dù rất yêu thương mẹ và gia đình nhưng vẫn quyết định tiếp tục con đường mình đã chọn. Mẹ Long nói rằng bà đã rất buồn và lo lắng, không khí gia đình đã có lúc rất căng thẳng dù Long mới đoàn tụ chỉ vài tuần. Nhưng Long đã kiên trì thuyết phục để gia đình hiểu những gì mình làm. Rồi Long lấy câu chuyện ngụ ngôn con voi kể trên để nói rằng không muốn cha mẹ mình, mình và con cái mình và bao nhiêu người dân khác nữa phải sống và chết theo một kiếp như vậy. Gia đình cuối cùng rồi cũng chấp nhận những gì Long đã lựa chọn.“.
Kính chào bác Trần Văn Huỳnh
Cám ơn Bác đã đem chuyện ngụ ngôn “voi con” của anh Trần Huỳnh Duy Thức kể cho mọi người nghe…và đặc biệt là anh Lê Thăng Long không muốn làm con “voi con” đó…lớn thể xác nhưng óc “xơ cứng”, không muốn phá cũi bứt xiềng, cho dù khả năng của nó bây giờ đã dư sức!
Cũng rất cảm khái và thông cảm với anh Lê Thăng Long, dù gặp nhiều khó khăn về mọi mặt nhưng anh vẫn muốn khẳng khái đứng thẳng người, chứ không chịu cúi lòn để được nhà nước trọng dụng và ban phát bổng lộc như những tên nô tài (voi con an phận)!
Những bài viết như thế này của Bác sẽ là những liều thuốc “đại bổ” cho anh Thức, Long và tuổi trẻ Việt Nam. Kính chúc Bác sức khoẻ tốt, luôn kiên cường và nhiều nghị lực…
Kính nhờ Bác chuyển lời thăm anh Thức, Long, Định, Trung, Blogger Điếu Cầy, AnhBaSàiGòn, Tạ Phong Tần, Phạm Thanh Nghiên và những người đang đấu tranh cho DÂN CHỦ Việt Nam!
TRẢ GIÁ QUÁ ĐẮT ! ?
Chúng tôi thiển nghĩ rằng:
Không có gì trả giá qúa đắt bằng sự thiếu hiểu biết và ngoan cố !
Johnny Tọ S&FR. Boston, USA