WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”*

Những ngày qua, cái tên Trung Quốc đã gần như thu hút mọi sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Người ta nói về sức mạnh của Trung Quốc, dự đoán khi nào Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới… Nhưng người ta đã không để ý rằng, những dấu hiệu “diệt vong” đang xuất hiện lại khá nhiều ở Trung Quốc.

Không thể phủ nhận sự trỗi dậy quá mạnh mẽ của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến không ít quốc gia phải lo ngại và thậm chí là gióng lên những hồi chuông báo động ở những cường quốc mạnh nhất thế giới. Tại Diễn đàn An ninh quốc tế vừa diễn ra hồi tuần trước tại Halifax (Canada), cái tên Trung Quốc đã trở thành tâm điểm của mọi cuộc thảo luận. Ở đó, các đại biểu đặt câu hỏi liệu ông Obama có bị hút theo vị tân lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc hay không? Liệu nước Mỹ sẽ làm gì với những cuộc tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay ASEAN? Liệu Tokyo và New Delhi có bỏ Washington để chạy về phía Bắc Kinh hay không?… Từng đó câu hỏi đã cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc giờ đây đã lớn đến thế nào.

Nhưng cũng có nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thực tế những dấu hiệu diệt vong giống như những gì đã có ở Liên bang Xô viết trước kia giờ đây đang xuất hiện trở lại khá nhiều ở Trung Quốc và rất có thể Trung Quốc sẽ sụp đổ trước khi kịp vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, cách đây 2 thập kỷ, cả chính phủ Mỹ và CIA đã khá bối rối khi bất ngờ nhận ra rằng đối trọng của mình đã sụp đổ quá nhanh chóng đến như vậy và giờ đây, đã đến lúc nước Mỹ cần phải lắng nghe lời kêu gọi: “Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”.

Nhưng những dấu hiệu đó là gì? Các chuyên gia đã chỉ ra ít nhất 5 yếu tố cho thấy lịch sử đang chuẩn bị lặp lại.

1. Hàng ngũ lãnh đạo bị chia rẽ và bê bối

Trong năm 2012, vụ bê bối của chính trị gia thuộc nhóm “ngôi sao đang lên” Bạc Hy Lai đã trở thành vết nhơ lớn nhất trong vòng 40 năm qua của chính trường Trung Quốc. Nhưng theo bình luận của tờ The Diplomat (Nhà Ngoại giao) vụ bê bối này cũng cho thấy những cuộc đấu tranh giành quyền lực tại Trung Nam Hải đang diễn ra gay gắt và vấn nạn tham nhũng đã “leo cao, chui sâu” đến mức nào trong bộ máy lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.

Bạc Hy Lai

Đại hội 18 của Đảng cộng sản vừa kết thúc nên những cú sóng dồn mới chỉ đang ở mức độ bắt đầu đối với ông Tập Cận Bình và 7 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị. Không ai dám chắc, một vụ scandal tương tự vụ Bạc Hy Lai sẽ không xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập và nếu có, nó sẽ khiến cho sự chia rẽ và rạn nứt trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc trở nên sâu sắc hơn nữa đồng thời sẽ gây ra những sự bất mãn dẫn đến bất ổn nghiêm trọng trong xã hội Trung Quốc.

Trong thời gian vừa qua, các nhà phân tích còn nhắc đến vấn đề “phe quân đội” cũng đang trỗi dậy ngày một mạnh mẽ và “nếu ông Tập không vững tay lái, rất có thể con dao sắc này sẽ khiến ông đứt tay”, The Diplomat nói.

2. Tăng trưởng kinh tế chậm lại

Trong suốt 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế cho cả thế giới. Sau gần 30 năm liên tục tăng trưởng với tốc độ trên 10%, bước sang năm 2012, kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc khá nhanh. Quý trước, tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ đạt 7,4% do kinh tế Mỹ và châu Âu khủng hoảng. Sự “thất tốc” đột ngột này đã trở thành một đòn giáng mạnh vào toàn bộ lực lượng lao động Trung Quốc và đã bắt đầu phát sinh những bất ổn, đặc biệt là sự giận dữ của hàng triệu người dân ở nông thôn hay công nhân trong các nhà máy khi phải nhìn thấy thu nhập của mình giảm nhanh chóng.

Chỉ tính riêng trong năm 2010, nền kinh tế yếu đã khiến Trung Quốc phải gánh chịu khoảng 180.000 cuộc đình công, biểu tình hay thậm chí là bạo loạn và điều này đã trở thành gánh nặng khó chịu cho toàn xã hội cũng như hệ thống chính trị Trung Quốc.

Kinh tế khó khăn khiến làn sóng di cư trong nước và sang cả các nước châu Á khác tăng mạnh. Những cuộc đụng độ nảy lửa giữa người bản xứ và dân di cư cũng bùng nổ thường xuyên hơn, đặc biệt là tại các thành phố lớn.

Chưa hết, Trung Quốc còn đang phải đối mặt với vấn đề nợ của các chính quyền địa phương cũng như bong bóng bất động sản đang ngày một phình to ở những đô thị lớn. Chỉ cần 1 trong 2 quả bong bóng này phát nổ, những hệ lụy kinh tế đối với cả nước trở nên vô cùng khó lường.

Cuối cùng, tác động của chính sách một con kéo dài đã đẩy Trung Quốc vào một vấn đề rất khó giải quyết: lực lượng lao động ngày một mỏng đi khiến các kế hoạch phát triển kinh tế trong tương lai trở nên ít khả thi hơn rất nhiều.

3. Những vụ tranh chấp chủ quyền không lối thoát

Trong gần một thập kỷ, chính sách “ngoại giao nụ cười” đã giúp Trung Quốc có được khá nhiều bạn bè cũng như thiện cảm của thế giới. Đã có lúc người ta coi Bắc Kinh là đối tác dễ chịu và sáng tạo hơn tất cả các quốc gia khác, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Cùng với đó, các dự án viện trợ hào phóng cũng giúp cho Trung Quốc gây dựng được sự hiện diện ở khắp thế giới. Nhưng tất cả những thành tựu này đang có nguy cơ tan thành mây khói bởi tuyên bố đòi chủ quyền tại các vùng biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với các nước ASEAN. Để lấy chỗ dựa, Trung Quốc buộc phải kích động chủ nghĩa dân tộc trong nội bộ nước mình nhưng có điều đó là con dao 2 lưỡi vì chính quyền sẽ không thể kiểm soát được ngọn lửa này. Kết quả là các nước nhỏ hơn sẽ liên kết với nhau để đối phó với Trung Quốc. Châu Á – Thái Bình Dương trở nên bất ổn sẽ tác động ngược trở lại nền kinh tế Trung Quốc, gây ra những khó khăn mới đồng thời trong con mắt cộng đồng quốc tế, Trung Quốc trở thành kẻ hiếu chiến, xấu xa và sẽ bị cô lập dần dần.

4. Những thảm họa môi trường đang chực chờ

Đã đến lúc Trung Quốc phải trả giá đắt cho việc chỉ chú tâm phát triển kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường. Trong những năm gần đây, các nguồn nước có thể uống được đã giảm đi nhanh chóng, hạn hán tại các vùng Tây Bắc trở thành vấn nạn thường xuyên hơn do lượng mưa ngày một giảm trong khi nhiệt độ lại cứ tăng đều đều. Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí đã ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm đồng thời tình trạng mất an toàn thực phẩm cũng tiếp diễn với chiều hướng ngày một xấu hơn.

Để giải quyết vấn nạn môi trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn một cách duy nhất: Hy sinh tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cải tạo môi trường. Nhưng cũng chính từ đây, các bất ổn xã hội sẽ được dịp bùng phát mạnh hơn nữa.

5. Không có ý tưởng mới

Có lẽ một trong những mối lo ngại lớn nhất của ông Tập Cận Bình và 6 thành viên khác trong Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc là họ không có một ý tưởng thực sự “hay ho” nào để thúc đẩy cải cách. Thực tế, những cá nhân có ý tưởng và tài năng để cải cách ở Trung Quốc không thiếu nhưng có điều ban lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc sẽ không thể mạo hiểm hy sinh những chức vụ quan trọng hàng đầu để trao nó vào tay những cá nhân này. Trong lúc này, ông Tập lại phải đối mặt với sức ép từ giới thượng lưu, nhà giàu đòi hỏi chính phủ phải có những biện pháp để bảo đảm quyền lợi cho họ còn những tầng lớp còn lại thì giận dữ với nạn tham nhũng và tình trạng mức sống suy giảm nghiêm trọng. Đến một lúc nào đó, những sức ép này lớn dần và buộc ban lãnh đạo cấp cao quốc gia phải vội vã tiến hành cải tổ. Kịch bản này có vẻ như khá giống với những gì ông Mikhail Gorbachev đã làm ở Liên Xô 25 năm trước.

Dưới thời của mình, ông Hồ Cẩm Đào đã cố tình giảm nhẹ vai trò của kinh tế tư nhân và chú trọng vào các doanh nghiệp nhà nước nhưng đến nay, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đã hết thời. Dưới thời của mình, liệu ông Tập sẽ làm gì để tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời xoa dịu sự bất mãn của người dân trong bối cảnh các chính quyền địa phương lãnh đạo ngày càng yếu kém?

Câu hỏi đặt ra là: Đâu là tầm nhìn cho Trung Quốc trong vòng 10 hay 25 năm tới?

Các chuyên gia tại Halifax kết luận: Dù đây mới chỉ là những dấu hiệu nhưng diễn biến của nó trong khoảng 10 năm tới vẫn còn khá phức tạp và điều quan trọng là hiện nay, khi các nền kinh tế đã giao thoa với nhau khá sâu sắc, chắc chắn Mỹ và phương Tây cũng sẽ không thể yên ổn nếu Trung Quốc sụp đổ và nhiệm vụ của họ là phải theo dõi rất kỹ những tín hiệu này đồng thời có bước chuẩn bị “thoát thân” cho chính mình.

Nguồn: infonet.vn (Bộ Thông tin & Truyền thông)

—————————————–

* Cái tựa của bài  sau khi lên mạng vài giờ đã được đổi thành: Thách thức với Trung Quốc “mới”.

11 Phản hồi cho ““Hãy chuẩn bị cho ngày Trung Quốc sụp đổ”*”

  1. p says:

    Mong cho chính quyền cs Tàu khựa mau sụp đổ đễ nhân loại trên thế giới này không còn thảm họa xâm lược và ăn , mặc tiêu dùng những sản phẩm giả , dỏm , độc hại từ Trung Quốc sản xuất ra !

  2. Vũ duy Giang says:

    CSVN chuyên”bắt chước”CS Tầu như loài khỉ(trong chủ nghĩa duy vật), nên những gì có thể diễn biến tại TQ trong 10 năm tới,thì sẻ xẩy đến ở VN ngay sau đấy,đặc biệt là về chính thể vì khi đó CSVN sẽ không còn chổ nương tựa(nếu CSTQ sụp đổ như Liên xô và Đông Âu),trừ Cu Ba,và Triều Tiên!

    Nhưng với hiện trạng VN bây giờ có đầy đủ”giặc nội xâm”(mà HCM đặt tên cho tham nhũng của bè lũ của ĐC.”Ếch xì xằng”), và giặc ngoại xâm TQ do CT.Tư Sang”đón về(theo tố cáo của nhóm Thủ lợn!),mà HCM đã cảnh báo nguy cơ mất nước cho Bắc Triều,thì sợ rằng VN sẽ trở thành Tây Tạng, trước khi CSTQ sụp đổ.

    Vậy;”Nói Tầu,hãy nghĩ đến ta.Phải sờ lên gáy,xem xa,hay gần” “!

  3. Tỷ Phú Thời Gian says:

    Đúng là “thừa cơm, thừa thời gian” nói chuyện dở hơi. Riêng chuyện cộng sản Vn, chuyện NĐD, Trần Lệ Xuân…. cãi nhau như mổ bò, nay lại bàn chuyện Trung cộng sụp đổ
    …..
    “Mang chuyện muôn năm trở lại bàn
    Hỏi ra chúng ăn lương trợ cấp…..”

    Trung-cộng, Đài loan, Hàn quốc, Nhật bổn…. sụp đổ mặc xác chúng, hơi đâu mà lo chuyện sụp đổ. Hãy lo Obama kỳ này có vực được kinh tế hay không, nó mà cắt trợ cấp, đói giã họng hết cả phản loạn, hết cả nói phét.

    • SUỐI NGÀN says:

      TÊN ĐÊ TIỆN

      Tên “Tỷ phú Thời gian” này là tên đê tiện trong thiện hạ. Không biết nó sống ở Mỹ hay ở trong nước. Cuộc đời của nó quả chẳng khác gì như con heo, con vịt, chỉ biết ăn để sống cho qua ngày đoạn tháng thế thôi. Đúng như nick name nó đặt. Ăn không ngồi rồi quanh năm suốt tháng như vậy có ích gì cho bản thân nó, cho người khác và cho mọi người, cho xã hội. Trong đời sống xã hội, mọi vấn đề trên thế giới đều quan hệ lẫn nhau. Không có sự kiện nào hoàn toàn tách rời, độc lập, riêng lẻ trong cuộc sống này. Vả chăng trong các thức ăn tinh thần của mọi người, còn có nghĩa tìm hiểu thời sự, chính kiến. Đó cũng là thú vui văn hóa hữu ích. Con người nếu chỉ hàng ngày chui rúc trong cái ăn, cái mặc, có khác gì như loài dế, loài chuột bọ. Cho nơi bàn chuyện thế giới, nhiều khi không tác động gì, nhưng cũng là thứ cảm thức cao thượng, nâng cao tầm nhìn, sự hiểu biết, tạo nên mối đồng cảm giữa nhiều người.
      Vậy mà nó dám vỗ ngực như ta đây là biết điều, thực tế hơn mọi người. Đó chỉ là thái độ u mê, thấp kém hay hạ cấp mới chi biết lo riêng cho cái dạ dày như vậy. Quả thật tư cách toát ra một ý thức ích kỷ, vụ lợi đê tiện, không còn mang nghĩa cộng đồng quốc tế gì cả. Thử hỏi từ lâu nay mọi nước khác có giúp gì cho VN hay không thì rõ. Người xưa có nói ôn cố tri tân, không ôn cố lấy gì tri tân. Nên tên này chỉ biết có Obama như là thượng đế cho cái dạ dày của hắn, thật là hạ đẳng hết chỗ nói. Làm gương ý kiến cho thiện hạ kiểu này quả như xô thiên hạ xuống bãi phân không bằng.

      GIÓ NGÀN
      (25/11/12)

    • Sự thật says:

      Sự thật thì mất lòng, những câu nói quá thật như sát muối vào nỗi đau nhiều thập kỷ, nhưng nói khác là nói dối lòng mình, dù có cố tình tru tréo lên như ông NGÀN cũng chẳng ai nghe, chẳng ai tin, sự thật vẫn là sự thật!

      • SƯƠNG NGÀN says:

        SỰ ĐỜI

        Sự đời đâu phải mình mình
        Dù mình thấp kém đừng lây tới người
        Nói ra không sợ hổ ngươi
        Tâm tình bỉ ổi hại người để chi
        Nhân danh sự thật làm gì
        Thật không là tại nghĩ suy bụng mình
        Gian ngoan thì mãi nhân danh
        Người tâm chính đáng nhân danh nỗi gì
        Dừng vênh mặt kiểu dạy đời
        Nhân danh sự thật để trời đánh cho
        Nên chi đừng kiểu giở trò
        Nhân danh sự thật để cho người cười
        Cho dù sự thật tầm ruồng
        Hỏi người có muốn cỡi truồng chạy rông ?

        BẠT NGÀN

  4. Chúng ta muốn đánh giá về kinh tế và sức mạnh của các nước thì nhất thiết phải dựa vào những con số biết nói của Ngân hàng Thế giới đã công bố chứ không thể đánh giá theo cảm tính của mình. Tình trạng Trung quốc có nguy cơ bị phân chia thành nhiều quốc gia đã có nhưng chưa gay gắt bằng nước Mỹ. Hiện nay đã có 20 tiểu bang đồi tách khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Còn Trung quốc mới là ở tình trạng đòi ly khai mà thôi. Nhưng quan trọng là châu Ấ và Đông Nam Á có những đổi tay rất rõ khi Mỹ đang can thiệp vào khu vực này. Hãy đọc bài báo sau đây:
    Châu Á chịu tác động gì từ chiến lược mới của Mỹ
    Chuyến thăm vừa rồi của Tổng thống Mỹ Obama nhằm thúc đẩy chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á Thái bình dương. Chính sách này kể từ khi được công bố cách đây một năm đã tác động đến bàn cờ khu vực này như thế nào?
    Theo đánh giá của hãng AP, Trung Quốc cho rằng chiến lược “chuyển trọng tâm” của Mỹ là nhằm kiềm chế Bắc Kinh, nhưng sự lớn mạnh của nền kinh tế số hai thế giới là không thể ngăn chặn được. Nhật Bản thì dường như phiền lòng với lập trường không rõ rệt của Mỹ khi người đồng minh Tokyo bị cuốn vào khủng hoảng tranh chấp. Các nước Đông Nam Á, qua những diễn biến nóng bỏng suốt một năm qua, có cơ hội hiểu ra những gì có thể – và cả không thể – trông đợi vào Mỹ.
    Trung Quốc: Sao có thể kiềm chế được con Rồng?
    Đối với Bắc Kinh, chính sách chuyển trọng tâm của Obama là tàn dư của ý tưởng Chiến tranh lạnh đã lỗi thời. Bắc Kinh tin rằng, do lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc Washington đang cố tìm cách đổ thêm dầu vào các cuộc căng thẳng ở khu vực để cô lập họ và khích lệ các nước mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ. Hầu như là tất cả các nước láng giềng có cùng biên giới đều có tranh chấp với Trung Quốc.
    “Sử dụng sự trỗi dậy của Trung Quốc và thuyết ‘mối đe dọa Trung Quốc’, Mỹ muốn làm cho các nước láng giềng của Trung Quốc tin rằng châu Á-Thái Bình Dương cần đến sự hiện diện và bảo vệ của Washington. Mỹ muốn tập hợp họ để kiến tạo ra một thế ‘tái cân bằng chiến lược’ chống lại Trung Quốc ở khu vực” , ông Wang Yusheng, một học giả về an ninh Trung Quốc, viết trên tờ China Daily.

    Bắc Kinh khẳng định một chiến lược như vậy chắc chắn sẽ thất bại.

    Trung Quốc cho rằng sự trỗi dậy của mình là đương nhiên và không thể ngăn chặn. Họ cũng tin rằng các nước láng giềng sẽ ngả theo việc xây dựng quan hệ tốt hơn với Trung Quốc trong khi từng bước loại dần ảnh hưởng của Mỹ. Bắc Kinh cũng coi sự thống trị về kinh tế của mình là một ưu thế rõ ràng.

    Khi Trung Quốc cho chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên và những máy bay chiến đấu tàng hình, thử khả năng không gian mạng và những loại tên lửa tiên tiến, nóc này đang ngày càng giành được vị thế mạnh hơn để ngăn Mỹ không tiếp cận vùng tiếp giáp lãnh thổ của mình cũng như một số tuyến đường biển quan trọng trên Thái Bình Dương. Tình hình này có thể trở nên phức tạp nếu chính sách của Obama phải chuyển đổi từ thúc giục sang thúc ép.
    Đọc thêm: Ngoại giao của Trung Quốc thời Tập Cận Bình
    Nhật Bản: Đã cảm thấy sức nóng
    Tàu tuần duyên Đài Loan và Nhật Bản trong màn đấu vòi rồng ở vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 24/9. Ảnh: Huanqiu
    Chắc chắn là Nhật Bản là đối tác an ninh trung thành nhất của Washington ở Thái Bình Dương. Và Nhật Bản cũng là nước đã chịu tác động nhiều nhất do sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mấy tháng nay Nhật Bản và Trung Quốc đã dính vào vụ tranh chấp ngày càng căng thẳng về một nhóm đảo không người ở trên biển Hoa Đông. Sự hiện diện gần như liên tục của các tàu Trung Quốc xung quanh các đảo này đã làm cho lực lương Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bị căng mỏng hết cỡ. Không lực Nhật Bản nói rằng Trung Quốc đã tăng đáng kể các phi vụ bay tuần tra trong khu vực.
    Lo sợ bị cuốn vào tổ ong của chủ nghĩa dân tộc, sự thù địch trong lịch sử và trò chơi chính trị dân túy, đều là những nhân tố đang tiếp lửa cho các căng thảng, Mỹ đã thận trọng không đứng về một bên nào. Thay vào đó Mỹ đã kêu gọi hai nước tự giải quyết vấn đề của mình, thông qua con đường ngoại giao.
    Lập trường đó đã làm cho nhiều người Nhật tức giận. Hiện có 52.000 lính Mỹ đang đóng trên đất Nhật theo cam kết được hiệp ước hai nước ký năm 1960, quy định Mỹ có trách nhiệm bảo vệ vùng lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản. Washington luôn khẳng định rằng hiệp ước đó bao gồm cả các đảo đang nằm trong trung tâm của những căng thẳng hiện tại giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
    Kazuhiko Togo, một nhà ngoại giao cao cấp và hiện làm Giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế tại Đại học Sangyo ở Kyoto nói: “Thật là lạ lùng. Tôi tin rằng Mỹ là đồng minh của chúng tôi, nhưng chúng tôi lại cần phải giải quyết vấn đề ‘trung lập’ của Mỹ”.
    ASEAN: Sôi lên vì Biển Đông
    Đầu năm nay Washington cũng đưa ra lập trường có tính không can dự tương tự đối với cuộc tranh chấp giữa một bên là Trung Quốc với các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam về các đảo trên Biển Đông, khu vực được cho là có chứa nhiều khí và dầu hỏa và án ngữ các tuyến đường biển quan trọng.

    Philippines, đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong cuộc tranh chấp ở đó, cuối cùng đã phải rút các tầu của mình khỏi bãi cạn tranh chấp Scarborough, nhưng các tfu chiến của Trung Quốc vẫn còn đóng cho đến bây giờ.
    Ramon Casiple, nhà phân tích chính trị tại Manila cho rằng các cuộc tranh chấp làm cho các nước đồng minh của Mỹ hiểu rõ hơn về các điểm yếu của mình, cũng như hiểu họ có thể trông đợi được gì, và không được gì, từ phía Mỹ. Casiple nói: “Mỹ đang có một sự lựa chọn khó khăn. Mỹ phải trấn an các nước đồng minh của mình rằng cuối cùng thì Mỹ vẫn ở phía họ”. Ông nói thêm rằng Mỹ đã nói rõ rằng nước này hiển nhiên không mong muốn một cuộc đối đầu lớn trong đó họ bị buộc phải “hoặc là can thiệp hoặc mất ảnh hưởng.”
    Thế nhưng cũng có một điều gây chú ý về ý định của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta khi thăm Việt Nam mùa hè này đã nói rằng Mỹ muốn được tiếp cận các cảng biển như là Cam Ranh, nơi quân đội Mỹ từng sử dụng thời chiến. Hà Nội chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.

    Đọc thêm: Vì sao ASEAN thích Obama
    Chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu USS George Washington trong một chuyến bay thông thường ngày 17/10 trên Thái Bình Dương. Ảnh: Facebook USS George Washington.
    Đài Loan: Cảm giác bị bỏ rơi
    Khi Trung Quốc ngày càng mạnh lên và có tầm quan trọng lớn đối với kinh tế Mỹ, Washington ngày càng cảm thấy tiến thoái lưỡng nan trong việc coi Đài Loan (hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là một phần lãnh thổ phải thống nhất) là một đối tác an ninh đầy đủ. Điều này là sự thay đổi lớn so với thời kỳ những năm 1950 và 1960, khi hai bên còn có một hiệp ước phòng thủ chính thức, và Mỹ đóng hàng ngàn lính trong một căn cứ lớn, nơi được coi là tiền tiêu để ngăn chặn Trung Quốc.
    Ngày nay, sự hợp tác giữa hai bên bị hạn chế vào một số lĩnh vực như chia sẻ tin tình báo, huấn luyện nhân lực cho không lực của Đài Loan, đôi khi có tham khảo an ninh và bán hạn chế vũ khí. Tuy nhiên các vũ khí hiện đại hơn như máy bay chiến đấu F-16 và các tầu ngầm chạy dầu diesel mà giới quân sự Đài Loan đang thực sự cần thì Mỹ không bán.
    Bán đảo Triều Tiên: Lá chắn thép phía trên Seoul?
    Triều Tiên có một nhà lãnh đạo mới mà thế giới bên ngoài hầu như không biết gì nhiều, một chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo thường được đưa ra để làm căng thẳng khu vực và một thái độ ngang tàng đối với Mỹ.
    Nhưng Obama có một người bạn ở Seoul.
    Trong những năm của thập kỷ 1950, Mỹ đã dấn thân vào cuộc chiến tranh Triều Tiên, và đã từng nghĩ đến việc sử dụng bom hạt nhân trước khi chiến tranh kết thúc. Hiện nay Mỹ có khoảng 28.500 quân đóng ở Hàn Quốc và 70% vũ khí của nước này được nhập từ Mỹ. Một hợp đồng cực lớn đang chờ một công ty Mỹ ký ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Obama, trong đó Hàn Quốc sẽ công bố bên thắng thầu một dự án trị giá 7,6 tỷ USD cung cấp 60 máy bay chiến đấu tiên tiến cho nước này.
    Thương vụ này sẽ là vụ mua sắm vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Bên cung cấp dự kiến sẽ là công ty Lockheed Martin với các phiên bản máy bay tiêm kích đa năng F-35. Các hãng Boeing và công ty máy bay khổng lồ châu Âu, EADS cũng sẽ tham gia đấu thầu.
    Austraila: Sống chung với lính thủy đánh bộ Mỹ
    Australia là nước đầu tiên đón nhận các đợt sóng của chính sách chuyển trọng tâm khi, năm ngoái Mỹ tuyên bố sẽ luân chuyển 2.500 lính thủy đánh bộ đến thành phố phía bắc nước này là Darwin. Giờ đây Mỹ đang cố gắng tiếp cận với một căn cứ hải quân của Australia ở phía nam của thành phố phía tây Australia là Perth, và mở rộng tầm ném bom đến phía bắc thành phố Outback.
    Một số chuyên gia an ninh và quốc phòng sợ rằng mối quan hệ này đang đi quá nhanh.
    Một mặt, trong nội bộ Australia đang có một sự ủng hộ rộng rãi cho mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, do đó sự có mặt của lính thủy đánh bộ là một bước đi tự nhiên. Tuy nhiên, nó cũng gây ra các mối lo ngại rằng Washington sẽ đòi hỏi nhiều hơn thế, điều mà Australia có thể chưa sẵn sàng. Trên hết, Trung Quốc là khách hàng trung tâm của nền kinh tế Australia, mua hầu như toàn bộ các nguồn khoáng sản và than đá của nước này.

    Hugh White, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại trường đại học Quốc gia Australia (ANU) nói rằng: “Điều làm chúng tôi lo ngại là hầu như có thể khẳng định được là Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng coi nhau như đối thủ chiến lược.” “Chúng tôi lo ngại về ý tưởng cho rằng mối quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối địch. Mỹ muốn tiếp tục là một cường quốc thống trị ở châu Á, còn Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc thống trị ở châu Á”, ông nói.
    “Còn điều chúng ta, cũng như những người khác, muốn: là không một nước nào trong hai nước đó trở thành cường quốc thống trị ở châu Á.” của Phạm Ngọc Uyển-Tập san Thế giới
    Kết luận sau cùng: Cuối cùng thì kinh tế Trung quốc có thể bị giảm độ tăng trưởng từ 9, 2 xuống còn ở khoảng &, 2 đến 8 % hoặc 7,8 % nhưng kinh tế châu Âu sẽ là âm 1, 8 % và ở Mỹ là âm 0. 9 %. Và cứ đà này thì Trung quốc vào năm 2015 sẽ vượt Hoa kỳ đứng đầu nền kinh tế Thế giới. Nước Mỹ giuờ như người khổng lồ đang hết hơi. Còn Nhật thì sẽ ở mức 2,8 % và nếu cứ bị trung quốc cô lập và tẩy chay hàng thì có thể xuống âm. Đây là trò chơi nham hiểm của Trung quốc.

    • GIÓ NGÀN says:

      MỘT BÀI VIẾT HAY

      Bài của Hoàng Thế Vinh, tuy chỉ là một reply, một bài comment đơn giản, song tầm vóc của nó như một bài chính diện. Một bài bình luận thời sự quốc tế khá hữu ích, khá bao quát. Nhưng cái quan trọng nhất lại là tinh thần, thái độ hoàn toàn khách quan, chừng mực, nghiêm túc, đúng đắn của tác giả bài viết. Nói chung đây là một bài viết hay vì nó thể hiện ý nghĩa và tinh thần trí thức đúng nghĩa trong sự diễn đạt ý tưởng của tác giả.

      MÂY NGÀN

  5. NGÀN KHƠI says:

    TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC

    Cái gì không phải tự nhiên
    Chỉ là gò bó vẫn thường lung lay
    Dù anh có mạnh thế nào
    Mạnh ngoài hình thức trong nào ra chi
    Ở đời phát triển thường khi
    Tự trong tiềm lực có chi bên ngoài
    Anh theo lý thuyết bề ngoài
    Chuyện này đâu được hoài hoài vậy sao
    Bởi vì suối phải có nguồn
    Không nguồn thì suối cũng ngày cạn queo
    Cạn thôi vì nước ở đâu
    Nước đâu mà gánh đổ vào suối sao
    Anh theo học thuyết từ ngoài
    Điều này cho thấy anh đồ tầm vơ
    Cho nên chẳng phải đợi chờ
    Có ngày anh cũng tự quay về mình
    Người đời cần phải thông minh
    Tầm nhìn chiến lược mới hình dung ra
    Vậy nên dẫu mọi ba hoa
    Cuối cùng anh cũng nhận ra sự đời
    Liên Xô đâu phải việc chơi
    Mà là thực tế để đời xét suy
    Tương lai Trung Quốc khác chi
    Chuyện đời đơn giản lý gì khác sao
    Cho dù zích zắc ngã nào
    Đường về La Mã vẫn vào một phương
    Bởi không xây được thiên đường
    Thôi thà quay lại nhằm thương dân mình
    Bao năm xập xỉnh xập xình
    Về nơi lối cũ tự mình đi thôi
    Con đường dân chủ tự do
    Thi đua với Mỹ khỏi lo điều gì
    Những gì của Mác của Lê
    Thôi đánh trả lại niềm tin cho Trời
    Trạch Đông đã chết lâu rồi
    Cận Bình giờ phải tự lo lấy mình
    Cớ gì thiên hạ chẳng tin
    Tầm nhìn chiến lược của Bình hay sao ?

    SÓNG NGÀN
    (24/11/12)

  6. NHƯNGUYEN says:

    Khi MAO TRẠCH ĐÔNG lãnh đạo đảng cstq với chính sách tàn bạo đã giết hại không it người dân vô tội ;đặc biệt với chủ trương mỗi gia đình chỉ đẻ một người con đã giết hai hơn 10 triệu bé gái sơ sinh.Những oan hồn trê đang xuôi khiến TQ làm bậy để đưa đên tan rã .chúng ta hãy chờ đợ ngày tr tiêu tan

  7. Trung Hoàng says:

    BẠO PHÁT BẠO TÀN.

    Bạo phát bạo tàn là chơn lý không một mải mai sai chạy, kẻ gieo gió ắt phải gặp bảo, trồng cam được cam ngọt, trồng quit phải nhận quít chua, lý nhơn quả thường hằng cuả cơ tạo hoá. Chính quyền Bắc Kinh không ngừng leo thang gây hấn, gấp rút vội vàng muốn thâu tóm Biển Đông Việt Nam, từ chiếm Hoàng Sa Trường Sa bằng võ lực thô bạo, đến tự biên tự diễn Đường Lưỡi Bò Chín Khúc, nay lại ngang nhiên vẽ lấy trên hộ chiếu xem như lảnh thổ cuả mình, khiến không riêng gì Việt Nam và Phi Luật Tân, mà cả Ấn Độ và Đài Loan, cũng đã ngay tức khắc lên tiếng phản đối.

    Đường Lưỡi Bò Chín Khúc là một tên gọi định mệnh, cái định mệnh giành sẵn riêng cho Trung Hoa Lục Điạ ở một tương lai không xa. Sự tan rã cuả Liên Bang Xô Viết ra thành nhiều nước nhỏ, thì sự tan rã cuả nước Cộng Sản độc tài toàn trị, vô cùng khắc nghiệt tàn bạo như Trung Hoa Lục Điạ, chắc chắn sẽ phải có những điều xảy ra cũng đúng theo như vậy mà không thể khác. Chính sự gom thâu các nước Tạng Hồi Mông Mãn bằng bạo lực trắng trợn thô bạo, sẽ khiến cho Trung Cộng không thể nào tránh khỏi cuộc tan rã, một định mệnh mà chính kẻ tạo ra, đã chọn cho mình một danh hiệu trước, được tạm gọi là Cái Lưỡi Bò Trung Quốc Chín Khúc.

    Sự tan rã cuả Trung Quốc trong tương lai, nó cũng đúng là một thách thức to lớn mới đang chờ đợi, và luôn tiến tới từng ngày từng giờ, đối với các nhà lảnh đạo Cộng Sản Bắc Kinh hôm nay. Chính quyền Camphuchia hiện nay đang đi vào con đường tự diệt chủng, một con đường thực ra là do chính ông hoàng Sihanúc Cam Bốt chọn lấy cho người dân cuả ông, khi chọn trung lập mà thực chất thì theo lời xúi giục cuả CSBK, luôn gây hấn với người Việt Nam, cho là người Việt cướp lấy đất cuả người Khờ Me một cách hoang tưởng. Chính CSBK đã làm công việc bất nhân đầy tội ác đó với người dân hiền lành Cam Bốt, tạo hận thù Miên Việt không dứt, cái nghiệp báo đó cuã người CSTQ sẽ phải gánh lấy một hậu quả một ngày không xa. Chỉ đáng thương là chính những người dân hiền lành Miên-Việt sống nơi biên giới phải chịu thảm cảnh tương tàn tương sát, chỉ vì cái lòng tham lam thù hận không đáy cuả người CSTQ hiện nay.

    Các vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là do chính vua chuá Cao Miên đem cho chính quyền Việt Nam lúc bấy giờ, vì vưà trả ơn, mà thực ra nó chỉ là vùng sình lầy phèn chua nước đọng, không thể trồng cấy được. Việt Nam đã đào kinh khai phèn ra biển qua bao đời, bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt đã phải đổ xuống mới có được như ngày nay. Trong khi Quảng Đông Quảng Tây và cả Hải Nam trước đây, vốn dĩ là nơi mà tộc Việt sinh sống, Trung Hoa Lục điạ đã cướp lấy, đẩy tộc Việt phải đi về phương Nam. Việt Nam không dùng võ lực nào để cướp lấy đất Cuả Cao Miên và cả Chiêm Thành, nếu Chiêm Thành không nghe theo vua chuá TRung Quốc đánh chiếm Thăng Long, thì tộc Việt không bao giờ xâm lấn Chiêm Thành. Chính Chiêm Thành nghe theo lời vua chuá Trung Quốc đánh người Việt, mà bị cảnh mất nước. Bài học đó người Cam Bốt yêu nước trong ngoài cần phải cảnh giác âm mưu thâm hiểm cuả người CSBK hiện nay. Hãy hiểu câu ÁC LAI ÁC BÁO.

    Nếu các mốc biên giới phiá Bắc được cấm xuống, thì các mốc biên giới phiá Tây Nam cũng đã được hình thành tiếp theo sau đó, vì dân Việt thực ra biết rất rõ ý đồ nham hiểm thâm độc cuả người Trung Hoa, vốn từ xưa đến nay là khó thay đổi. Luôn luôn sử dụng người Cam Bốt để đánh phá Việt Nam ở phiá sau lưng, chính quyền Cam Pu Chia nếu nghe bùi tai những lời ngon ngọt cuả Trung Quốc, tất sẽ đưa dân tộc mình tiếp tục theo con đường diệt chủng, mà chắc chắn sẽ không được hưởng lợi lộc gì cho người dân hiền Cam Bốt. Chỉ chuốc lấy sự thù hận Miên-Việt không thể nào dứt được, cái ác đó chính người Trung Quốc sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường sau nầy. (“Phiên Tần hai nước mưu đồ, Tóm thâu Nam Việt bị hồ phá tan. Bây giờ còn hởi chưa an, Bởi loài hung dữ ngổn ngang dẩy đầy. Giỏi chi lũ muổi một bầy, BỊ LÀN KHÓI TÓC muổi nầy phải tan.” ).

    Câu ngạn ngữ ÁC LAI ÁC BÁO và BẠO PHÁT BẠO TÀN, chính là thách thức mới cho Trung Quốc trong tương lai gần đây.

    Xin trân trọng.

Leave a Reply to GIÓ NGÀN