Ngày nay không có người Pháp chính gốc
Phải chăng không có người Pháp chánh gốc? Tất cả đều do một ý nghĩ đơn giản: bản sắc dân tộc chỉ là một tập họp những giá trị, thành quả của một dòng lịch sử kết hợp với một lãnh thổ, tức muốn nói một địa lý. Định nghĩa như vậy phải loại bỏ mọi qui chiếu về chủng tộc. Danh từ ” Người Pháp chánh gốc không có ý nghĩa gì hết.” Khi nói dân tộc, người ta kết họp những cá nhơn chung quanh những nguyên tắc mà những nguyên tắc này không phải không thay đổi. Những giá trị không ngừng diền tiến theo thời gian. Đây là tóm tắc ý kiến của Ông Claude Allègre, Giáo sư Khoa học, cựu Tổng trưởng Giáo dục trong Chánh phủ Lionel Jospin và Ông Denis Jeambar, nhà báo.
Người ta nói ” người Pháp chánh gốc” là để phân biết vớỉ người Pháp gốc Á-rặp, gốc Ba Tàu hay gốc Việt, gốc Miên? “. Theo luật pháp thì không có “Người Pháp chánh gốc” mà chỉ có công dân Pháp, tức người Pháp do huyết thống hay sanh đẻ trên đất Pháp.
Khi nói “không có người Pháp chánh gốc” phải chăng cũng là môt cách nói ” chánh trị ” vì muốn tránh bị người Pháp không chánh gốc phản đối ” có tinh thần kỳ thị chủng tộc”? Pháp mang nặng mặc cảm do lịch sử để lại.
Người Pháp chánh gốc là một huyền thoại
Ông Didier Raoult, Giáo sư về Sinh học, nói không có người Pháp chánh gốc vì mọi người đều sống trên một đất nước mà sự pha trộn giống rất phổ biến. Khi Ông Didier Raoult đưa ra nhận xét này cũng bị một số người Pháp phản đối vì muốn bảo vệ nguồn gốc. Nhưng sự phản đối rời rạc. Trái lại sự thừa nhận lại rất ồn ào và trên một qui mô rộng lớn.
Ông Didier Raoult cư ngụ tại thành phố Marseille, miền nam nước Pháp, trên bờ Địa Trung hải, nên ông chứng kiến dân ở đây là kết quả một sự pha trộn chủng tộc. Nhiều nhà khoa học tới đây nghiên cứu sự di truyền chủng tộc. Từ đó Ông Didier Raoult mới tìm hiểu về mặt khoa học vấn đề người Pháp chánh gốc có thật không hay chỉ là một huyền thọai.
Muốn biết có người Pháp chánh gốc hay không, người ta bắt đầu xác định khu vực họ sanh sống. Mà nước Pháp lại rất khó xác định vùng lảnh thổ về mặt địa lý vì biên giới không ngừng thay đổi qua nhiều thế kỷ. Như thành phố Marseille trong thời gian dài không phải là đất Pháp. Thàng phố duyên hải Nice và vùng Savoie nằm dọc theo dảy núi Alpes chỉ mới thuộc về Pháp cách nay không lâu lắm. Còn xứ Algérie nằm bên kia Địa Trung hải, có tiếng nói riêng, dân chúng theo hồi giáo, tập quán phong tục hoàn toàn khác với Pháp, lại là một Tỉnh của Pháp từ năm 1830 tới năm 1962. Hai tỉnh Alsace và Lorraine ở Đông-Bắc Pháp, sát biên giới Đức từ một phần của thế kỷ 19 và thế kỷ 20 thuộc về nước Đức. Dân thành phố Saint-Louis ờ Sènègal hưởng qui chế công dân Pháp từ thời Cách mạng, …
Theo cách nói này, thì Việt Nam, đúng hơn Miền nam Việt nam cũng là xứ Pháp hải ngoại. Ngày nay, muốn tìm những giấy tờ hộ tịch của người Viêt sanh ở Việt Nam trước 1954, báo chí, sách vở xuất bản ở Việt Nam, cả biên lai tiền hụi, đều có thể có được ở Văn khố hải ngoại tại Tỉnh Aix ở Miền nam nước Pháp.
Với người Việt Nam tại Pháp ngày nay, có khá nhiều người Pháp nói tiếng Việt giỏi hơn tiếng Pháp, ăn cơm cá kho, nước mắm, nhưng ngoại hình là Tây cỡ 80 %. Cũng có không ít người Việt Nam 100 % nhưng cung cách sống như người Pháp: ăn ở theo Pháp, nói tiếng pháp hoàn toàn, suy nghĩ và ứng xử như người Pháp. Thật khó nói họ là Tây hay Việt huống hồ là Tây chánh gốc?
Ở Pháp nếu căn cứ trên huyết thống để xác nhận chủng tộc có phải là dân pháp chánh gốc hay không thì lại vô cùng phức tạp. Trên thực tế người Pháp sống trên lảnh thổ Pháp nhưng về mặt chủng tộc họ không mang huyết thồng thuần pháp.
Vì vậy quốc tịch theo huyết thống là hoàn toàn thiếu căn cứ. Giống như Huê kỳ hay Úc, người dân Pháp là những người sanh sống trên đất Pháp hoặc do cha mẹ là dân Pháp .
Pháp là Đen Trắng Bơ
Muốn nhận diện nước Pháp chỉ cần nhìn vào Đội Banh của Pháp là thấy rỏ hơn hết. Pháp là nước có ba màu. Vô tình lại phù hợp với lá cờ Pháp có 3 màu: xanh, trắng, đỏ. Nhưng ba màu của sắc dân là Đen, Trắng và Xám (beur). Bơ là tiếng lóng chỉ thanh niên gốc á-rặp Bắc phi sanh ở Pháp, cha mẹ là di dân từ Bắc phi. Vấn đề kết hợp thành viên Tổng Cục Túc cầu Pháp theo chủng tộc cho tới ngày nay hãy còn tranh cãi.
Hội banh Pháp lúc nào cũng bị chia rẽ, có khi xung đột do vấn đề chủng tộc. Muốn giữ quota theo chủng tộc nhưng khó đáp ứng yêu cầu khả năng. Đội banh Pháp lúc nào cũng thiếu sự hợp tác nhuần nhuyễn. Có lẻ đây cũng là yếu tố đá thua trận của Pháp.
Sự thiếu hợp tác nhuần nhuyễn còn dẫn tới những đòi hỏi riêng tư theo chủng tộc như chế độ ăn uống riêng, phòng tắm riêng theo sắc dân. Cảnh đồng sàn dị mộng này còn thảm hại hơn nữa là làm nhục nước Pháp trong lễ chào cờ trước khán giả thế giới. Họ chẳng những không chào cờ, không hát quốc ca, mà còn la ó, huýt sáo miệng trước mặt Tổng thống và Thủ tướng Pháp trên hàng ghế danh dự như hồi giải thế giới tổ chức tại Pháp.
Trong giải túc cầu tổ chức năm 2010 ở Nam Phi, nhiều cầu thủ trong đội banh Pháp, tới giờ chót lại chọn đá cho Đội banh dưới màu cờ của cha mẹ họ vì họ mang song tịch do sanh đẻ và lớn lên tại Pháp. Người làm chánh trị ở Pháp quan niệm theo xu hướng có lợi cho đảng phái khi bầu cử Pháp là một nước Công hòa nên Pháp là nước của mọi người sanh sống trên đó. Nhưng thực tế rất phức tạp vì Pháp không có văn hóa thật sự đa nguyên như Huê kỳ hay Úc. Khẩu hiệu nước Pháp là “Trắng, Đen, Bơ” của Cựu Tổng thống Chirac chẳng những không thể hiện được tinh thần hội nhập hài hòa, mà còn phương hại ngược lại với người Pháp trắng gốc Âu châu.
Xí nghiệp mỹ phẩm Oréal cho biết tuyển dụng nhân viên dành ưu tiên cho người gốc ngoại quốc. Cùng khả năng như nhau, chúng tôi chọn phụ nữ hoặc người ngoại quốc.
Nước Pháp là của mọi người sanh sống trên đất Pháp. Nhưng thực tế lại khác hơn. Chẳng những không thể có hòa hợp với người sống, mà cả với người chết nữa. Giữa đầu tháng giêng tới cuối tháng chín năm 2010, có 485 nghĩa địa và nơi thờ phượng của người Pháp công giáo bị phá để biểu hiện tinh thần kỳ thị. Có không ít người Pháp ngày nay cảm thấy mình là người vô tổ quốc sống trên đất đai của ông bà mình.
Phản ứng
Một thư ngỏ phản ứng quan điểm của Ông Didier Raoult cho rằng kềt quả nghiên cứu dựa trên khoa học mà thiếu khoa học vì thiếu phương pháp luận khoa học.
Tác giả bức thư phản đối bác bỏ lập luận của Ông Didier Raoult dựa theo lịch sử chánh trị lấy vài chi tiết về lãnh thổ mà kết luận Pháp không có một lãnh thổ địa lý rõ ràng. Tác giả bức thư cũng ngạc nhiên là Ông Didier Raoult lại không để ý tới có một số người không ít muốn loại bỏ ra khỏi cộng đồng dân Pháp thuần túy những người không phải là người Pháp. Tức ý muốn nói những người chỉ là một huyền thoại chớ không phải là thành phần của dân tộc Pháp.
Mà dân tộc là một tập họp những người sống trên cùng một lãnh thổ, cùng ý thức có chung một lịch sử, một văn hóa và cấu tạo thành một thực thể chánh trị chung.
Tác giả hỏi nếu nước Pháp là một huyền thoại. Vậy dân tộc Pháp cũng là một huyền thoại luôn? Người Pháp chánh gốc không có thì nước Pháp cũng không có, dân tộc Pháp cũng không có.
Nhưng có hằng triệu những người sanh đẻ ra ở đây từ nhiều thế hệ. Họ có chung những tập quán giống nhau, giữ gìn những giá trị chung giống nhau. Họ không phải là người Pháp thiệt sao? Không cùng một dân tộc sao?
Tác giả bức thư viết tiếp những người Đông dương, Ma-róc, Algérie, đã đổ máu cho nước Pháp tuy họ không giống người Pháp. Phải thấy họ là người Pháp bằng “huyết thống” vì họ đã đổ máu cho nước Pháp như những người Pháp chánh gốc.
Tác giả bức thư ngỏ kết luận nếu Ông Didier Raoult phổ biến một quan điểm chánh trị thì có lẽ sẽ có nhiều người nghe được.
Nguồn gốc chủng tộc, văn hóa hay xã hội của chúng tôi (tác giả bức thư) có là gì đi nữa, một khi chúng tôi đã sống trên xứ Pháp, đã hội nhập vào đây, thì chúng tôi là người Pháp hoàn toàn.
Để người Pháp không còn cảm thấy như mình là người vô tổ quốc đang sống ngay trên xứ sở của tổ tiên chớ không phải là người Pháp đang sống thật sự trên đất nước của mình thì họ phải lấy lại niềm tin ở họ và ở tương lai nước Pháp, phải gấp rút thu hồi quyền sơ đẳng của họ đã bị tước đoạt, đó là quyền được phát biểu và nhận lãnh điều mà họ hiểu “Người Pháp ” là gì trong trí, trong tim, trong tìêm thức của họ!
Ngày nay ở Việt Nam, ngoài sự hiện diện ở vài nơi công an Tàu – hỏi ra được trả lời là “để quản lý người Tàu sanh sống ở đây – và đông đảo dân tàu ở và làm ăn đủ ngành nghề, bản đồ Sài gòn, các tỉnh, ấn bản mới, đều có ghi thêm tiếng tàu bên cạnh tiếng Việt, đậm nét hơn tếng Việt. Mục lục một quyển sách không phải loại lịch sử hay nghiên cứu khoa học, một loại rất phổ thông, lại có kèm tiếng tàu như mục lục bằng song ngữ . Thấy có cần như vậy không?
Trong trường học bắt đầu dạy tiếng Tàu như sinh ngữ chánh và người dạy phải là người Tàu để phát âm mới chuẩn xác.
Không biết bao lâu nữa trên đất nước Việt Nam có còn người Việt Nam chánh gốc không? Hay nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là của mọi người xã hội chủ nghĩa mà Tàu lãnh đạo?
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt