WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

‘Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đào hết than…’

Phiên thảo luận “Người trẻ và sự học” diễn ra cuối tuần trước tại TP.HCM do chương trình Hạt giống lãnh đạo IPL tổ chức đã thu hút được đông đảo bạn trẻ, sinh viên ưu tú của các trường đại học lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về việc học hành.

Giới trẻ đang học cái mình thích

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, việc học kiến thức thì vô tận, kho kiến thức cũng vô hạn nhưng thời gian hữu hạn, quan trọng là người trẻ biết chọn lựa cần học cái gì?

Mọi việc chúng ta làm đều phục vụ cho đời sống và cuộc sống của riêng mình. Các bạn trẻ hiện nay đã biết học để làm gì và thích học gì, có người học ít, người học nhiều, hoặc không học nhưng chúng ta đang học cái chúng ta thích hơn là học cái để sống (học để kiếm tiền).

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh VNN

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng hiện nay, nếu muốn thống trị thế giởi phải là sức mạnh của sự học. Cách đây 700 năm trước đế chế Mông Cổ thống trị cả thế giới bằng vó ngựa. 500 năm về trước người ta thống trị thế giới bằng thuyền buồm và chỉ mới cách đây 250 năm người Anh đã thống trị thế giới bằng sức mạnh của động cơ hơi nước – Ông Bùi Văn phân tích.

Theo ông kết quả của sự học đã chứng minh, trong 3 năm liên tiếp gần đây năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam đã tụt từ hạng 59 xuống 65. Ba vùng lõm gồm GDĐH – CĐ và dạy nghề, khả năng tiếp thụ công nghệ và năng lực sáng tạo đều thấp dưới mức trung bình.

Tại buổi thảo luận, đại diện cho thế hệ trẻ, diễn giả Võ Thị Minh Anh – ĐH Mount Holyoke (Mỹ) cũng đồng tình rằng, hiện nhiều bạn đang đi học nhưng không biết đi học cái gì, hoặc học cái mình thích nhưng sau khi ra trường đời, cần phải học lại để cảm nhận cuộc sống và soi lại để xem nó có phục vụ cuộc sống hay không.

Anh Lê Ngọc Duy Thắng – CEO Navisto cho rằng, thế hệ trẻ hiện giờ “học xói đầu” nhưng nền GD của Việt Nam chưa tạo ra được nhiều cơ hội cho bạn trẻ đi theo đam mê mà học giống như là một nghĩa vụ.

Con đường duy nhất là sự học

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, các bạn trẻ đừng đòi hỏi nền GD phải thay đổi mà nên tự thay đổi, tự tạo ra nhu cầu về sự học, chủ động để học. Các bạn trẻ có nhiều lý do học nhưng trong đó có những lý do rất lãng xẹt như học chỉ để lấy cái bằng, lấy chỗ chứ không phải học điều chúng ta cần, nên điều này rất lãng phí thời gian.

“Nền GD của Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm yếu nhưng đừng để cái điểm yếu đó ảnh hưởng đến sự học. Nếu ngồi chê giáo dục Việt Nam học nặng quá, học nhiều quá thì mỗi người nên tự làm khác môi trường học của mình”

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn cho rằng, cái chính của sự học là sự nỗ lực. “Chúng ta hay nói việc học ở Việt Nam là thầy giảng, trò ngồi nghe. Lớp học có tới 60-70 người đã cho là đông, khó tiếp thu, nhưng có những lớp học ở Harvard có tới 1.000 SV ngồi nghe, vậy tại sao họ vẫn đưa ra được cách học tốt? Cứ thử làm một phép so sánh đơn giản, để làm được 1 tỷ USD đầu tiên, Bill Gates đã phải mất từ 6 đến 7 năm nhưng ông chủ Facebook làm ra số tiền đó chỉ mất trong vòng 1 năm, đó là sự khác nhau giữa sự học và không học.

Ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường PACE và Viện trưởng viện IRED cũng nêu quan điểm rằng, người Việt Nam ai cũng mong muốn tiếng nói của mình được thế giới lắng nghe. Nhưng để có được điều đó phải có năng lực và thành tựu; quan trọng là chúng ta phải học và học kiểu gì để có năng lực và thành tựu.

Tôi rất tâm đắc với các bạn đi học ở nước ngoài về bảo rằng ở Anh- Pháp –Mỹ học chẳng khác gì Việt Nam nhưng vấn đề có chăng chỉ có vài điểm khác nho nhỏ. Khác ở chỗ thầy nói cái gì và nhận thức của người học như thế nào. Ví dụ, tại giảng đường Harvard sinh viên vào trường, câu khẩu hiệu “chúng tôi là những nhà lãnh đạo thế giới” nên suy nghĩ của họ làm thế nào để thay đổi thế giới, làm thế nào để thế giới tốt đẹp hơn. Chính sự khác biệt nho nhỏ đó biến học trò của họ thành người khác và dân tộc họ thành một dân tộc khác – Ông Trung phân tích.

Chuyên gia kinh tế Bùi Văn ví von: “Tôi không dám đại diện cho cả thế hệ chúng tôi. Nhưng cá nhân tôi thấy: Thế hệ chúng tôi đã hút gần hết dầu, đã đào gần hết than, đã dùng lưới cào và thuốc nổ khai thác hết cá ở biển, từng đi chặt rừng để bán sang Nhật.

Như vậy, cái chúng tôi để lại cho thế hệ sau là gì?

Là hết than, hết dầu, hết cá, hết rừng nhưng tôi rất tự hào về cái đó. Bởi vì chúng tôi để lại cho thế hệ trẻ một con đường duy nhất là phải học là không còn dựa vào tài nguyên thiên nhiên nữa. Đó là điều mà tôi tự hào để lại cho thế hệ sau”.

Lê Huyền (VietNamNet)

Phản hồi