WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính sách thực dân và nuốt biển của TQ

Tham vọng qua đường lưỡi bò

Sau các thử nghiệm viện trợ vào Campuchia và Lào, cũng như ỏ nhiều nước châu Phi thành công. Nay Trung quốc áp dụng viện trợ kinh tế, đỏ tiền duới danh nghĩa các công ty, các doanh nghiệp đầu tư làm ăn vào các nước nghèo nhưng có vị trí quan trọng thực hiện chiến lược lâu dài là bành trướng lãnh thổ mà không tốn một viên đạn, một người lính mà lại chính danh. Tổng số tiền viện trợ không đặt điều kiện cho Campuchia đã lên tới 7 tỷ đô-la trong 10 năm qua và cho vay ưu đãi là 6 tỷ cùng với hơn 20 tỷ núp dưới các đại gia, các công ty đầu tư vào nước này. Nay Campuchia dần thành một tỉnh của Trung quốc. Lào cũng đang theo vết này và tổng số tiền viện trợ đã là 4 tỷ đô-la, đầu tư vào Lào là 6 tỷ. Với việc biến các nước này càng lệ thuộc sâu vào mình, giới lãnh đạo Trung quốc đã dẫn dắt các lãnh đạo quốc gia này theo cái gậy của mình rất dễ dàng. Như điều khiển Campuchia phá hoại các hội nghị quốc tế tại quốc gia này, dẫn dắt các hội nghị ở đây có lợi cho Trung quốc. gây chia rẽ các quốc gia Đông Nam Á.

Người ta tổng kết thì thấy, chỉ có Miến điện là Trung quốc thất bại vì tinh thần dân tộc của nhân dân ở đây rất cao và lãnh đạo quốc gia này rất tỉnh táo. Việc áp dụng hình thức này cũng khó khăn hơn ở Việt nam sau khi vụ Bauxite Tây nguyên bị các nhà lãnh đạo lão thành quân đội và trí thức phanh phui nhưng họ vẫn chờ thời cơ mới.

Sách lược này được vạch ra do ông Đặng Tiểu Bình lên cầm quyền cách đây 35 năm khi thời cơ đến đó là tổng thống Richad Nixon Mỹ đã ký thông cáo chung Thượng hải với ông Mao và Chu Ân Lai. Chiến luợc đó đã được thực hiện thành công nhất ở thời kỳ ông Giang Trạch Dân lãnh đạo đất nước này. Theo chiến lược này còn đi xa hơn nữa đó là nuốt dần nước Mỹ bằng cách triệt để lợi dụng tình hình khủng khoảng kinh tế của quốc gia này mua các công ty, các hãng, các ngân hang đang bị phá sản.

Như dư luận Trung quốc đang rộ lên chuyện giật gân là: Theo một số nhà kinh doanh có quan hệ gắn bó với lãnh lão chóp bu Trung quốc tiết lộ thì Trung quốc đã đề nghị Mỹ cho mua hẳn một tiểu bang ở phía Nam nước này và sẵn sàng xóa đi một phần nợ mà Mỹ đã vay của họ. Nếu Mỹ bán, họ sẽ áp dụng thử quản lý theo kiểu Hongkong và nếu thành công thì sau đó sẽ mua thêm nhiều tiểu bang khác.

Tin này cần phải xem xét, kiểm chứng. Nhưng trên thực tế thì Trung quốc đã áp dụng kế hoạch này từ lâu rồi và nay thì bật đèn xanh cho các nhà tư bản nước này mua tất cả các công ty, các hãng, ngân hàng v.v… của Hoa kỳ, Canada và cả ở các nước châu Âu đang bị phá sản. Với cách này họ thực hiện làm ăn kiểu “ mua tận ngọn bán tận gốc”. Hiện chính sách này đang có hiệu quả tại Canada khi mà các hãng dầu hỏa đang rơi vào tay họ và châu Âu, còn ở Mỹ họ cũng đang tăng tốc.

2. Chiến lược về Biển:

Một bài báo rất giá trị mà bạn Thái-An đã viết lại của báo Reuters đăng tải ngày 11 tháng 12, sau đây:

“Hãy thử hình dung nếu Hawaii của Mỹ thông qua đạo luật cho phép cảnh sát biển lên tàu và nắm giữ các tàu thuyền nước ngoài hoạt động ở pham vi 1.000 km từ Honolulu.

Nhưng đó lại là điều diễn ra ở Trung Quốc một tuần trước đây. Tại tỉnh Hải Nam – nơi có những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển và cũng là nơi có một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc – chính quyền địa phương đã cho phép cảnh sát được tiếp cận, kiểm tra và thậm chí là bắt giữ các tàu nước ngoài mà họ gọi là “hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”.

Chính sách mập mờ

Vào thời điểm cộng đồng quốc tế nhìn về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và là một siêu cường đang trỗi dậy nhanh chóng với mong muốn sở hữu vị thế xứng đứng trên vũ đài quốc tế, thì chính sách ngoại giao mập mờ của Trung Quốc đang gây ra những sự hỗn loạn và leo thang căng thẳng trong khu vực.

Việt Nam và Philippines – những nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cùng với Brunei và Malaysia – đã phản đối mạnh mẽ những quy định mới mà tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa ra..

Ấn Độ tuần trước tuyên bố đã sẵn sàng điều động tàu hải quân tới khu vực để đảm bảo các lợi ích của mình. Mỹ công khai yêu cầu Trung Quốc làm rõ phạm vi và ý nghĩa của quy định mới. “Nó thực sự không rõ ràng, tôi cho rằng với mọi quốc gia”, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke nói.

Giới phân tích cho rằng, thực tế là một chính quyền tỉnh có thể đơn phương làm xấu đi một trong những vấn đề ngoại giao nhạy cảm nhất của Trung Quốc, thậm chí có khả năng gây rủi ro lớn trong việc hoạch định chính sách cho khu vực này. “Nó thể hiện một chính sách đối ngoại hỗn độn thế nào của Trung Quốc khi đề cập tới Biển Đông”, một quan chức ngoại giao phương Tây tại Trung Quốc nói.

Theo một báo cáo của Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) hồi đầu năm nay, có không ít hơn 11 cơ quan chính phủ từ quản lý du lịch tới hải quân Trung Quốc – tham gia đóng vai trò ở Biển Đông. Tất cả, ICG cảnh báo, đều có khả năng hành động làm tổn hại nỗ lực ngoại giao.

Tuyên bố chủ quyền

Đó chính là những gì xảy ra trong trường hợp quy định mới của Hải Nam.

Ngô Thế Xuân – quan chức cấp cao trong văn phòng đối ngoại tỉnh này nói, ông nghĩ quy định mới được hội đồng lập pháp địa phương thông qua và không chắc Bắc Kinh có nắm rõ điều này hay không. Phần lớn các nhà phân tích tin rằng, nỗ lực phối hợp giữa vô số cơ quan quản lý chính sách biển tại Trung Quốc đã thất bại trong khi ngày càng có nhiều thừa nhận trong tầng lớp quan chức Trung Quốc rằng, khi một vấn đề tồn tại thì khó có khả năng thay đổi nhanh chóng.

Trong khi đó, cuộc tranh chấp trên Biển Đông tiếp tục gia tăng. Tuần trước, Việt Nam đã phản ứng việc 2 tàu cá Trung Quốc cố tình cản trở và gây đứt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Báo cáo của ICG nhấn mạnh, các tàu cá Trung Quốc trong một số trường hợp được chính quyền tỉnh “thúc ép” hoạt động xa hơn.

Không lâu trước khi ban hành quy định mới, cả khu vực đã lên tiếng bất bình vì một bản đồ in trên hộ chiếu mới của Trung Quốc. Bản đồ này thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc với hầu hết Biển Đông. Chu Phong, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, Đại học Bắc Kinh cho hay, tấm hộ chiếu mới được Bộ Công an (MPS) Trung Quốc phát cho dân thường. “Tôi nghĩ rằng, MPS thấy họ cần làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng tôi không nghĩ họ có được sự ủng hộ từ bộ Ngoại giao”, ông nói.

Trong khi đó, bộ Ngoại giao Trung Quốc cấp hộ chiếu cho quan chức chính phủ, và những tấm hộ chiếu ấy không mang hình bản đồ nói trên.

Ở đây xuất hiện một phần lớn của vấn đề: bộ Ngoại giao Trung Quốc có nhiệm vụ phối hợp giữa các bên, nhưng ảnh hưởng lại chưa đủ lớn để làm việc này một cách hiệu quả. Trong cuộc họp báo gần đây, người phát ngôn của bộ này là Hồng Lỗi dường như không có nhiều thông tin về quy định mới của Hải Nam. Một phóng viên đã hỏi về trách nhiệm điều phối chính sách Biển Đông của bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn họ Hồng trả lời: “Trung Quốc quản lý biển theo quy định của pháp luật”.

Đường 9 đoạn

Một nhân tố phức tạp khác trong cuộc cạnh tranh chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông là việc Bắc Kinh tự mình thể hiện tham vọng trên cái gọi là “bản đồ 9 đoạn”. Bản đồ này lượn sát bờ biển các nước khác trong cái gọi là phân định chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Nhưng nó không đơn giản là như vậy. Carlyle Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Đại học New South Wales ởi Australia, cho hay, trong 26 hội thảo ông tham dự suốt hai năm qua, các câu hỏi được lặp đi lặp lại với các học giả Trung Quốc chỉ là về đường 9 đoạn và không hề có câu trả lời rõ ràng. “Không một người nào ở Trung Quốc có thể nói cho bạn nó nghĩa là gì”, ông nhấn mạnh.

Các cơ quan chính phủ Trung Quốc cũng có những quan điểm khác nhau. Một quan chức Đông Nam Á ở Bắc Kinh cho hay. “Trung Quốc thậm chí không có tọa độ chính xác về yêu sách mở rộng chủ quyền trong khu vực, khiến vấn đề trở nên khó khăn khi phải xác định nơi chủ quyền của họ bắt đầu và kết thúc”, ông nói. “Chúng tôi đã hỏi họ về tọa độ chính xác và họ không thể trình bày cho chúng tôi”.

Một số nhà phân tích lập luận, sự mơ hồ đôi khi giúp Bắc Kinh “rảnh tay” trong việc thương thảo ở một số khu vực tranh chấp. Nhưng “mặt khác”, theo ông Thayer, “họ cũng đối mặt với áp lực to lớn” hiện tại để truyền tải rõ ràng và cụ thể về vị trí của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc thừa nhận cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan, nhưng có rất ít tiến triển.

Trong tương lai gần, tầng lớp lãnh đạo mới dưới sự dẫn dắt của ông Tập Cận Bình sẽ tập trung nhiều vào các vấn đề trong nước. Stephanie Kleine-Ahlbrandt, tác giả – thuộc Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế – báo cáo chính sách Biển Đông của Trung Quốc nhận định. “Trong bối cảnh ấy, hầu như sẽ không có thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc”.

Dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến các cuộc biểu tình giận dữ của người dân Việt nam tại Hà nội và Sài gòn mấy ngày qua. Họ cho rằng Nhà nước Việt nam đã đánh mất vai trò lãnh đạo của chính mình khi không để các tổ chức quần chúng như Quốc hội, Mặt trận tổ quốc và Thanh niên, Phụ nữ, cựu chiến binh, sinh viên v.v… tham gia mà lại ra sức ngăn cản. Như vậy chỉ càng làm mất đi uy tin và làm cho tiếng vang của các cuộc biểu tình này thêm mạnh mẽ hơn mà thôi. Nếu không tìm ra các biện pháp tháo gỡ thì ngọn lửa yêu nước đó của nhân dân một khi bị cản ngăn nó có thể sẽ thổi ngược lại thiêu đốt chính họ.

Âm mưu và thủ đạo của Trung quốc rất nham hiểm và lớn đang là thách thức to lớn của không chỉ Việt nam mà cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Nhật bản, Nam hàn, đồng thời thách thức cả chính với Hoa kỳ. Người ta không gì tốt hơn là phải cảnh giác, nắm vững vũ khí trong tay là lòng yêu nước, tính dân tộc cao của nhân dân mình và trang bị quốc phòng, đoàn kết liên minh với nhiều quốc gia tạo nên một mặt trận chung đối phó với một cường quốc mới lên nhưng mang dòng máu Bành trướng đại Hán.

Ngày 11 tháng 12 năm 2012.

© Nguyễn Hoàng Hà

© Đàn Chim Việt

 

Tags:

4 Phản hồi cho “Chính sách thực dân và nuốt biển của TQ”

  1. hung yen says:

    làm bất cứ việc gì nhất là lãnh đạo cuả một quốc gia phải đối phó với những kẻ hung hăng côn đồ ,bất chấp lẽ phải,bất chấp luật pháp quốc tế như thằng Tàu điều kiện ắt có và đủ để phải đối phó với chúng thì phải có đầu óc không những minh mẫn kèm theo thủ đoạn ,mưu lược thiên biến vạn hoá thì mới đứng vững và bảo vệ Tổ quốc được vẹn toàn còn những kẻ hủ lậu ,đầu óc hẹp hòi tầm nhìn không qua lỗ kim
    khâu thì làm sao bảo vệ được quốc gia bây giờ.trước lũ lang sói đầy thủ đoạn sảo quyệt lưà lọc,tiểu nhân
    mình laị như con nai ngơ ngác,như ngố cả hết chỉ làm mồi cho chúng thộp cổ ,khi chúng Tàu nó làm càn
    một việc gì đó ,ngay sau đó nó TQ cho một tên chó săn sang việt nam,vưà suả ,vưà hù hoạ ,vừa để an ủi gọi là để làm vơi đi căm phẫn chúng ,rồi mang tình hữu nghị anh em 16 chữ vàng,4 tốt ra ca tụng
    thế là VN như mê say cùng nhau cứ thế mà ca bài bị mắc mưu lũ côn đồ BK.chúng nay như một con chó
    điên chẳng biết gì hết cứ thế mà suả rồi cắn ,gặp ai chúng cũng cắn bất kể …trước khi chết nó cắn càn
    cắn bậy sau đó bị người ta đập chết nó thẳng cẳng không thương tiếc.

  2. Thằng Bờm says:

    Khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào năm 2008, TQ tưng hững với hàng trăm triệu $ của nó tiêu tan chỉ qua đêm. Việc đóng góp vào trái phiếu Mỹ (nói hay hơn là cho vay) như là số tiền cược cho nền an ninh của các tuyến vận chuyển nguyên liệu thô, nhiên liệu mà Mỹ (dù muốn hay không) đang bảo kê cho thế giới trong đó có TQ ; đã được Bắc Kinh xem xét lại. Từ đó, TQ như con cọp đói gầm rú “đòi đặt lại trò chơi toàn cầu với Mỹ, đang là quốc gia bá chủ duy nhất”.

    Miến Điện và Việt Nam là 2 quốc gia thần phục TQ kể từ năm 1990, cho nên đến năm 2008 thì 2 quốc gia này như đã nằm gọn trong túi TQ. Cũng vì thế, Trung Nam Hải chẵng ngần ngại chèn ép những tay lãnh đạo của 2 quốc gia này. Chính phủ quân nhân Miến không thể chịu nhục hơn được nữa vì lãnh tụ anh hùng của họ chưa từng là một “thiếu tá” dưới trướng “lãnh tụ kiệt xuất Mao Trạch Đông”. Đảng CSVN vẫn “cố đấm ăn xôi, lòn trôn TQ” vì vẫn còn ngây dại tin vào “tình đồng chí anh em” nhưng thật ra là “tình chủ tớ” vì “lãnh đạo anh minh” của họ đã từng là bầy tôi trung thành của Mao.

    Tháng 11/ 2011 Obama đưa ra cái “pivot to Asian” ; Miến Điện “thở phào” nắm bắt cơ hội ; lãnh đạo VN “thở dốc” vì với “cựu thù” Hoa Kỳ thì cơ hội đi kèm với những thách thức sự tồn tại của chiếc ghế “ăn trên ngồi trước của ĐCSVN”. Người dân VN “tá hỏa” với chiếc lưỡi bò 9 đoạn của TQ, nhưng ông Trọng, người cầm đầu ĐCSVN hiện nay, vẫn muối mặt tuyên bố “biển Đông không có gì lạ”.

    Những điều trên nói lên rằng TQ thất bại ở Miến không vì “tinh thần dân tộc ở Miến cao” chỉ trong người dân Miến, mà tinh thần đó cũng tồn tại ngay trong giới quân nhân cầm quyền Miến Điện. Trái lại, tinh thần dân tộc ở VN chỉ tồn tại trong người dân và thành phần cán bộ nhà nước không có thực quyền, riêng với giới cầm quyền VN thì tinh thần dân tộc của họ chỉ là sự phiền toái ngăn cản họ chiếm lấy quyền lực, cho nên họ đã vứt bỏ nó, nếu còn có chút dây dưa.

    ĐCSVN đặt cược số phận của họ trên sự hùng mạnh của CSTQ. Nhưng họ đâu biết rằng, phát triển kinh tế của TQ đã “đụng trần”. Một đất nước TQ với số dân khổng lồ nhưng không thể tự túc được lương thực ; hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng của nước ngoài ; ngay cả nước uống cũng không được bảo đảm. TQ không thể đòi hỏi chia phần với thế giới khi chỉ có duy nhất một chiếc hàng không mẫu hạm ; nếu họ muốn thế giới lắng nghe thì ngân sách quốc phòng của nó phải gia tăng thêm nữa ( điều mà Mỹ đang thọc lét) để tự bảo đảm an ninh cho tuyến giao thông của nó. Thúc đẩy một quân đội hùng mạnh dựa trên một hậu cần nằm ngoài phòng tuyến của mình chính là việc tự đào mồ chôn lấy bản thân.

    Già miệng đòi thâu tóm biển Đông, đòi làm cảnh sát quốc tế chính là “tử huyệt” của TQ. CSVN rồi sẽ đi vào tử huyệt hoặc cùng với TQ, hoặc khi TQ nhận thấy con đường chết của mình mà tháo lui và yên bề “ta về ta tắm ao ta”.

  3. Trung Hoàng says:

    IM LẶNG SẤM SÉT.
    Nga, Ấn, Nhật, Úc sẽ luôn là một áp lực chống lại sự trỗi dậy hiện nay cuả Trung Quốc, trong khi Hoa Kỳ là cường quốc đứng đầu thế giới về các mặt, nước mà Trung Quốc phải trực tiếp đối mặt, nếu muốn có toàn quyền hành động trên vùng Biển Đông Á. Cho dù Nga không đứng cùng Hoa Kỳ trên mặt trận nầy, nhưng khó có thể Nga liên minh với Trung Quốc, nếu có sự cố ở đây giưả Mỹ Trung. Nhật Ấn Úc là một tam giác sắt, để khoá lấy sự trỗi dậy hung hãn hiện nay ở Biển Đông Á, quyền lợi kinh tế trên mặt lưu thông hàng hải trong khu vực nầy, sẽ là động lực chính kết hợp các nước đó ngăn chận Trung Quốc trong tương lai.

    Mua các công ty tư nhân cuả Hoa Kỳ, tạo một áp lực kinh tế trên đường lối đối ngoại, các lảnh đạo CSBK hiện nay có thể làm được điều đó, nhưng mua cả một tiểu bang cuả Hiệp Chủng Quốc, thì đó lại là một mộng tưởng rất xa vời, nếu không muốn nói chỉ là một hí luận để mua vui không hơn không kém. Hoa Kỳ sẽ phải cắt giảm bớt ngân sách quốc phòng, cũng có nghiã dường như muốn tập trung vào một hướng mang tính rất dứt khoát phải giải quyết. Khi những vấn đề Châu Phi được xem khá tạm ổn định, mũi vùi tập trung cuả Hoa Kỳ cũng đang hướng vào khu vực Đông Nam Á, một khu vực mà quyền lợi cốt lõi cuả Hoa Kỳ cần phải bảo vệ trong cả tương lai lâu dài. Không riêng gì sự gắng kết với nền kinh tế Trung Quốc, mà cả Nhật Hàn Ấn Úc Sing Đoài, luôn là những đồng minh kinh tế và quốc phòng khá vững chắc cuả Hoa Kỳ từ lâu nay.

    Cũng chính vì thế mà với những hành động quấy phá khiêu khích cuả CSBK từ trước đến nay, không ngoài mục đích loại bỏ Hoa Kỳ ra khỏi sân chơi trong khu vực nầy, một Điạ Chính Trị mà Trung Quốc muốn độc quyền chiếm lỉnh ở đây; cho dù CSBK vẫn biết, điều đó là sẽ làm cho cả số đông các nước trên thế giới bất bình. Khi mà số đông các nước nầy có thể thấy trước được, khi CSBK với Cái Lưỡi Bò Trung Quốc Chín Đoạn, sự khống chế đường hàng hải chắc chắn sẽ phải bị Trung Quốc khuynh đảo bắt chẹt nhiều mặt, cũng chẳng thua gì các đòi hỏi ngang ngược cuả các hải tặc, trên các vùng biển thế giới từ bấy lâu nay.

    Hãy nhìn xem các hành động cực kỳ ngạo mạn vưà qua tại khu vực nầy cuả CSBK, cướp Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988, nhanh chóng thành lập cứ điểm Tam Sa, in Hộ Chiếu Lưỡi Bò, Truyền Ban Cấm Lệnh, nhất là “Cho phép Hải Tuần Hải Giám Trung Quốc” kiểm soát truy đuổi bắt các tàu xâm phạm Cái Lưỡi Bò Trung Quốc Chín Khúc nầy. Liệu số đông các nước trên thế giới có quyền lợi thông thương kinh tế ở đây, sẽ phải cúi đầu tuân theo Lệnh Cấm cuả Thiên Triều Trung Quốc; hay sẽ phải liên kết lại, để cùng nhau ngăn chận ý đồ bá quyền bành trướng cực kỳ hung hãn nầy. Sớm hay muộn, CSBK sẽ khiến người dân đáng mến Trung Quốc, sẽ phải bị cả thế giới nhìn họ với cặp mắt khác, biến đất nước Trung Quốc Lục Điạ hiện nay, sẽ trở thành là kẻ thù chung cuả cả nhơn loại thế giới. Đó là điều chắc chắn sẽ bị xảy ra không xa, có thể sẽ phải thấy trước được rất dể dàng.

    Việt Nam vẫn phải giử lấy sách lược Trường Kỳ với Cái Đầu Lạnh, trung hoà với mọi hướng trên mặt ngoại giao, nắm chặt lấy những gì đang ở trong tay, tự chuyển hoá thanh lọc trong ổn định. Tự chuyển hoá và thanh lọc trong ổn định linh hoạt, để thực hiện cần thiết một IM LẶNG SẤM SÉT, kiên quyết nhẫn nhục cho một sức ép tối ưu, cho đến khi Nhất Nhung Đại Định.

    Xin trân trọng.

  4. nguenha says:

    Chúng ta còn nhớ,khi VNCS dưới thời Lê-Duẩn,ngả theo Liên-Xô,lúc ký Hiệp định Paris 1975,Trung-công
    có lúc ve vản Miền Nam(VNCH),vì thấy trước mắt một nước VN theo Nga thì mất hết!! Nói thế đủ biết vị thế
    VN rất quan trọng cho mộng bành-trướng về phía Nam của Tàu phù.! Ngày hôm nay,” chiếc cầu ô-thước”
    đó đả được bọn Ngụy quyền CS bắt cho bọn Tàu, tiến về phía Nam,cả trên bộ,lẩn trên biển.Đó là lý do có
    đường 9 điểm (lưởi bò).Đó cũng chính là tại họa mà VC đem đến cho “bà con” trong khối ASIAN,mà Phi-
    luật Tân là kẻ chịu trận nhiều nhất.Đó củng chính là bài học, khi hội các nước Asian kết nạp VC là thành viên,không khác nào “chơi với hủi’!!?

Leave a Reply to Thằng Bờm