“Không hay sao lại đỗ ngay Tú Tài”
“Đề câu đối dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng: hay thì thực là hay,
Không hay sao lại đỗ ngay tú tài … ”
Tú Xương
Báo Pháp hôm 20/06 loan tin một bà mẹ 52 tuổi cải trang làm thí sinh để thi giúp con gái môn Anh văn, Sinh ngữ 1 Văn bằng Tú Tài khóa 2013, tại Trung tâm Bossuet-Notre-Dame ở Paris X hôm 19 tháng 6.
Tội nghiệp cho bà Caroline D. và cả cô con gái Laetitia 19 tuổi, thí sinh tự do, vì chắc Bà Caroline D. sẽ bị phạt tiền có thể lên tới mươi ngàn euros và 3 năm tù, cô con gái sẽ bị cấm thi trong 5 năm tất cả bằng cấp trên toàn nước Pháp.
Để mạo hiểm giúp cô con gái, bà mẹ đã khéo léo cải trang cho trẻ lại để sử dụng căn cước của con gái. Bà mặc quần jean lưng xệ thật thấp, mang giày bát-kết, mắt kẻ thật thời trang. Bà vào phòng thi trót lọt và làm bài thi Anh văn. Chẳng may, giám thị nhận ra không phải cô thí sinh đã ngồi đây hôm trước làm bài môn Triết. Sự việc được kín đáo thông báo giới chức Trung tâm thi. Buổi thi vẫn diễn ra bình thường để tránh xáo trộn phòng thi ảnh hưởng không tốt tới thí sinh.
Gần hết buổi thi, bốn cảnh sát mặc thường phục tới nhưng không vào phòng thi. Bà giám thị phòng thi mời thí sinh giả ra ngoài. Cảnh sát can thiệp. Bà mẹ thú thiệt là muốn giúp con gái có điểm cao môn Anh văn để vớt môn khác yếu.
Pháp là nước dân chủ pháp trị lâu đời nhưng vẫn không tránh khỏi gian lận thi cử. Riêng năm 2011 có tới 419 vụ gian lận, 298 thí sinh vi phạm bị phạt, 140 thí sinh bị cấm thi từ 1 tới 5 năm. Chánh phủ Pháp ra chỉ thị phạt gắt gao những người vi phạm. Năm nay, Chánh phủ cho đặt ở 30 Trung tâm Giáo dục (Académie: Cơ sở Giáo dục Tiểu Trung học cấp vùng, không phải Hàn lâm viện) máy dò điện thoại cầm tay để ngăn ngừa mọi gian lận như thông báo bài làm sẳn, tài liệu, … .Vậy ở Việt nam, cán bộ đảng viên được học giùm, thi giùm, mua bằng để lên chức …là hiện tượng bình thường rất xã hội chủ nghĩa.
Cái học của Tây và Văn bằng Tú Tài
Trước thời Trung cổ, giáo dục Tây chia ra làm 3 cấp: học sinh từ 7 tới 12 tuổi học đọc và học đếm; học sinh từ 12 tới 15 tuổi học văn phạm, học tảng văn, học thi ca; sau 15 tuổi, học sinh vào cấp Cao đẳng học nghệ thuật hùng biện do nhà hùng biện hướng dẫn.
Từ thời Trung cổ mới có trường học để dạy đọc và viết. Tới thế kỷ XVII, việc học mở mang ỏ đô thị nhờ các nhà trường tôn giáo do các Linh mục phụ trách và cấp Trung học do các nhà dòng trông nom.
Tới cách mạng 1789, Chánh quyền mới bắt đầu can thiệp vào việc giáo dục. Năm 1791 Chánh quyền ban hành luật bải bỏ việc nhà dòng mở trường dạy học, cho thầy giáo được phép dạy học với tư cách cá nhân và được trợ cấp của nhà nước. Năm 1794, luật cho phép việc dạy học tự do. Trường Cao Đẳng Sư phạm (Ecole Normale Supérieure) ra đời và qua năm 1795, Trường Bác khoa (Ecole Polytechnique) mở cửa.
Năm 1802, giáo dục chia ra làm nhiều Cơ sở ( Académie). Tiểu học giao hoàn toàn cho nhà thờ. Chỉ có Trung học và Cao đẳng do nhà nước kiểm soát. Năm 1808, Napoléon khai sanh ra Tú tài kết thúc cấp Trung học.
Lúc đầu, thi Tú tài chỉ có vấn đáp tổ chức trong Đại học, giữa thí sinh và giám khảo, về các tác giả la-tinh, hy-lạp, về hùng biện, lịch sử, địa lý và triết học . Ban giám khảo có thể khảo thí một lần 8 thí sinh .
Theo đà tiến xã hội, Tú tài chia ra làm nhiều ban ngành nhưng vẫn tồn tại cho tới ngày nay qua 200 năm và vẫn giữ được giá trị của nó. Đó có thể nói là đặc điểm của nền giáo dục pháp .
Năm nay 2013, Pháp có 664 709 thí sinh thi Tú tài, kém hơn năm rôi 5, 45%, được chia ra 338 186 thí sinh thi Ban Phổ thông, 3, 89% chọn Kỷ thuật và 16, 5% chọn nghề để ra di làm việc ngay. Chọn ban Phổ thông, có 78% thí sinh thuộc gia đình khá giả và có học trong lúc đó chỉ có 18% thí sinh thuộc gia đình nghèo và ít học.
Giáo dục ở Pháp hoàn toàn miễn phí và cưỡng bách cho tới 14 tuổi nhưng vẫn có 1/5 đứa trẻ 16 tuổi mù chữ. Năm 2007, có 18% học sinh nghỉ học không có một bằng cấp nào cả.
Việc học cho 10 triêu học sinh và lương trả 730 000 giáo chức tốn 53 tỷ euros hằng năm cho ngân sách nhà nước. Tính ra cứ mỗi giây, nhà nước chi 1680 euros cho giáo dục quốc gia. Thế mà nhà nước còn phải chi 2 tỷ cho 38% học sinh ở lại lớp mỗi năm.
Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ
Học ở Pháp, trước khi có trường công và trường tư, cũng giống như ở Việt Nam thời xa xưa. Học do những người biết chữ tổ chức và đảm trách. Ở Pháp những người biết chữ là các tu sĩ thiên chúa giáo. Ở Việt nam là những Cụ đồ. Ở Việt Nam, cái học đem lại cho người đi học hai con đường lập nghiệp: tiến vi quan, thối vi sư. Nên ở Việt Nam, thời xưa, việc mở trường dạy học, chẳng những được tự do, mà còn được khuyến khích. Người dạy học và kẻ đi học đều được xã hội trọng vọng .
Khi người Pháp đặt xong nền cai trị, cái học củ lần lược được thay thế bằng cái học mời. Và trường học xuất hiện.
Cho tới trước 30/04/75, ở Miền nam, Văn bằng Tú tài vẫn còn chia làm 3 ban A,B,C (Khoa học, Toán, Văn chương – giống như Tú tài Pháp ở thập niên 50). Ngoài ra, có thêm ban Kỹ thuật.
Học sinh Việt Nam đậu Tú tài, đi ra nước ngoài học, thường không thua kém học sinh tại chổ tuy sinh ngữ có gặp khó khăn trong thời gian đầu. Như vậy mới thấy cái học ở Miền nam có giá trị cao với cả thế giới. Và cũng vì giá trị phẩm chất đó mà số học sinh thi đậu Tú tài không nhiều. Số thi rớt mới nhiều.
Đang thời chiến tranh, tuổi trẻ bị quân đội hốt hết . Có Tú tài, thanh niên đi học lớp sĩ quan . Không Tú tài, đi học lớp Trung sĩ, Hạ sĩ quan . Nên mới có câu hát “ Rớt Tú tài, anh đi Trung sĩ, ….”.
Ở Miền nam, thanh niên lấy cái học tiến thân. Trong lúc đó, người cộng sản lấy thành tích khủng bố, phá hoại, thanh trừng, đàn áp làm bước tiến thân để sau cùng vào TW đảng lãnh đạo đất nước. Lãnh đạo cả trí thức!
Nhìn lại lớp lãnh đạo ở Hà Nội, có người nào có học? Từ Hồ Chí Minh học xong lớp Ba, Lê Duẩn, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Võ văn Kiệt, … cho tới Trương Tấn sang ngày nay? Rìêng Đỗ Mười, chẳng những dốt đặc cán mai, mà còn điên điên, khùng khùng nữa. Trong lứa tuổi đó, chỉ có Võ Nguyên Giáp học tới Đại học. Phạm văn Đồng có học Trung học.
Nhưng không phải không có Tú tài là cánh cửa mở ra tương lai bị khép lại. Ở Pháp là nước khai sanh ra Văn bằng Tú tài từ 200 năm nay, mà vẫn có những lãnh đạo xí nghiệp lớn, chánh khách lớn ở ngày nay không có Tú tài. Nhưng họ giỏi thiệt vì chính khả năng của họ đưa họ tiến thân, từng bước, một cách lương thiện, chớ không dựa vào cái thứ đảng độc tài, có đảng là có đủ thứ, như ở Hà Nội xưa nay.
Không Tú tài, anh vẫn làm quan
Nhà lãnh đạo xí nghiệp François Pinault, Thủ tướng Pierre Bérégoyoy, Chủ tịch Thượng viện René Monory, Dân biểu, Tổng trưởng Christian Estrosi, …đều là những ngưòi làm nên sự nghiệp sáng chói cho mình mà không có Tú tài. Vậy khi người ta nói “ Bạn sẽ trở thành thứ gì nếu bạn không có mảnh bằngTú tài? ”, bạn hảy giữ sự thảng nhiên và tự tin. Những người hỏi câu đó sẽ lầm.
Họa sĩ tài danh Christian Poltanski, không bằng Tú tài để vào Cao đẳng Mỹ nghệ nhưng tranh của ông triển lãm ở Grand-Palais trên đại lộ Champs-Élysée bậc nhứt của Paris. Sự thành công của ông nhờ ở sự làm việc cần cù và sáng tạo . Vẽ, vẽ, vẽ. Ở Pháp không phải chỉ có một mình Christian Poltanski.
Ca sĩ Laurent Voulzy là một đứa trẻ nghịch phá, nhiều lần bị đuổi lúc học Trung học. Voulzy chưa bao giờ hoàn tất chương trình Trung học. Nhạc sĩ, ca sĩ, diển viên nổi tiếng của Pháp, Alain Souchon, thi ba lần Tú tài đều rớt. Còn nhiều người nữa. Trước sự thành công ngoạn mục của những người không một bằng cấp trong lưng, người ta bảo “Bằng cấp là tờ giấy để dành riêng cho những người thiếu tài năng. Bạn có tài phải không? Bạn đừng mất công cho việc thi lấy Tú tài làm gì”.
Đó là nghệ sĩ. Còn những người lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân? Dân Pháp và chánh giới quốc tế còn nhớ Ông Pierre Bérégovoy, cựu Thủ tướng Pháp dưới thời Tổng thống Mitterrand, chỉ có bằng Brevet Élémentaire (Trung Học Đệ nhứt cấp). Và ông rất tự hào, đem ra khoe với mọi người, không chút mặc cảm. Mà ông có tài thật. Trong những buổi thảo luận công cộng trên TV với phe đối lập, với báo chí, ông tỏ ra vững vàng, với kiến thức về chánh trị, xã hội, kinh tế không thua những người xuất thần Quốc gia Hành chánh, trường đào tạo ra làm quan. Ông René Monory ba lần làm Tổng trưởng và sau cùng làm Chủ tịch Thượng viện, không bằng Tú tài. Gần đây hơn hết, Ông Christian Estrosi, 57 tuổi, Phó Chủ tịch đảng UMP (cánh hữu của cụu TT Sarkozy), cựu Tổng trưởng, Dân biểu, Thị trưởng thành phô Nice, bỏ Trung học vì mê mô-tô . Người đời châm biếm ông là “ mô-tô tự học ” (moto-didacte) .
Trong giới lãnh đạo xí nghiệp, Ông Jean-Claude Decaux, 75 tuổi, con trai của một người bán giày, không bằng cấp, trở thành người đứng đầu nghành làm bảng quảng cáo trên thế giới và có tài sản kết sù của nước Pháp . Ông François Pinault, 76 tuổi, thôi học năm 16 tuổi, trở thành người đứng đầu nghành luxe thời trang của Pháp . Và ở Pháp, có lối 1/10 Chủ Xí nghiệp Nhỏ-Vừa (3,2 triệu, theo Trung tâm Kinh tế-Tài chánh, 2010) không có Tú tài.
Những người này thành công do bản lãnh thật của họ. Đó là những người can đảm, tự tin, dấn thân thực hiện dự tính, nhắm thẳng mục tiêu. Nên nhớ ở Pháp là xứ trọng bằng cấp, xét người qua bằng cấp. Không khác ở Hà nội ngày xưa “Phi Cao đẳng bất thành phu phụ”. Nên người ta thường nhắc nhở tuổi trẻ “Mày không học, mày chỉ là thứ vô lại”.
Sau 200 năm tồn tại, thi Tú tài ngày nay đang trên đà thảo luận có nên bỏ hay không. Như ở nhiều nước Âu châu và Mỹ châu, thi đậu, thi rớt, không hẳn do kết quả chấm thi vô tư của 170.000 giám khảo. Học tài, thi phận vẫn còn ám ảnh học sinh và gia đình. Nếu có bỏ thi Tú tài, ít ra, sẽ tránh cho nhà nước khỏi tốn, như năm nay, 1, 5 tỷ euros về chi phí tổ chức thi, chỉ cho Tú tài Phổ thông và Kỹ thuật.
Không bằng cấp mà thành công là những tấm gương cầu tiến rạng rỡ. Không bằng cấp, không có tinh thần cầu tiến, mà thành công, phải gia nhập đảng cộng sản VN. Vì chỉ có với cộng sản, nhỏ không học, lớn vào Trung ương đảng mà thôi!
© Nguyễn thị Cỏ May
© Đàn Chim Việt
Xã hội VN từ xa xưa quả là công bằng. Ông bà ta có một câu tục ngữ đánh giá sự thành bại của một người, bất luận người đó có học vấn hay không, làm nghề gì, thuộc lãnh vực nào. Cách nói tuy là chung chung, nhưng vô cùng chính xác:
“NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH”.
Căn cứ vào kết luận của bài viết này, câu nói trên hầu như không còn áp dụng được trong xã hội VN. Bởi vì ở VN hiện nay, chỉ cần có một NGHỀ, không cần TINH, nhưng vẫn làm cho người ta VINH.
Đó là nghề ăn cướp, dưới nhãn hiệu đảng viên ĐCSVN.
Thử hỏi: cướp mà có cả một hệ thống công an nhà nước hộ tống và bảo kê. Công an và “nhà nước” VN do ĐCSVN độc quyền “lãnh đạo”, lại có cả một bộ máy tuyên truyền 100% “lề phải” mở hết công suất để áp đảo kẻ bị cướp thì còn ai dám đụng đến đảng cướp này? Cướp “hoành tráng” thế thì làm gì mà không thành công? Cướp lớn trúng lớn, cướp nhỏ, trúng nhỏ, càng cướp càng trúng thì làm gì mà không VINH hoa, phú quý?
Bởi vậy, các CAM muốn tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường làm giàu thì dại gì mà không tìm cách gia nhập ĐCSVN?
Vậy mới có chuyện các CAM cứ nhào vô ĐCV đánh phá bừa bãi, đâm bị thóc, thọc bị gạo, hòng mau được kết nạp vào đảng. Không vào đảng thì chắc chắn cũng được thuởng vô số huy chương “anh hùng cách mạng”, may ra đủ để đem chùi đít!
Vài lời xin thưa cùng ông CÃI CỐI,
“Có vị nào đó” (không biết có phải ông ám chỉ tôi không?) hay góp ý của độc giả nào đó mà ông cho là không đúng hay không vừa lòng, sao ông không tranh luận thẳng thắn với người đó? Tranh luận hay chia xẻ trên tinh thần xây dựng tốt hơn là sỉ vả phải không ông?
Tôi không phủ nhận Comment ông viết về các ban và hệ, nó quả có đúng như ông viết. Nhưng nhiều thứ thay đổi theo thời gian, như sau năm 1970 không còn gọi đệ tam, đệ nhị, đệ nhất mà đổi gọi là lớp 10, 11, 12; hay niên khóa 72-73 bộ giáo dục hủy bỏ thi tú tài I; và cũng thế, các ban đã được thay đổi chia làm 4 ban cho tới thời điểm 1975.
Wikipedia:
“Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước 1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo thứ tự là khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban văn chương; và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn.”
Và như tôi đã viết ở comment trước. Ban A đổi là ban Vạn Vật; B là ban Toán (bao gồm Vật Lý và Hóa Học); ban C đổi là ban sinh ngữ (Pháp hoặc Anh ngữ); và ban D đổi là ban Văn Chương (Việt Văn, bỏ dạy Hán Văn).
Ông CÃI CỐI có gì thắc mắc xin chỉ giáo hay tranh luận chứ đừng suy bụng ta ra bụng người. Tôi nghĩ viết comment là để chia xẻ kiến thức, hay học hỏi chứ chẳng ai khoe mấy chuyện vớ vẩn trên diễn đàn ảo này như lời ông nói đâu.
kbc
Ha…ha… tưởng trích dẫn nguồn thông tin ở đâu ghê gớm lắm, hoá ra lại đi trích Wikipedia, một loại Free encyclopedia, ai viết vô đó cũng được. Người ta đã đánh giá Wikipedia như thế này:
” The open nature of Wikipedia has led to various concerns, such as the quality of writing,the amount of vandalism, and the accuracy of information. Some articles contain unverified or inconsistent information”
Bởi vậy những bài viết đứng đắn không ai lại đi trích Wikipedia cả, chỉ trừ một số tác giả Việt Nam đương đại trong Nước.
Tôi không suy bụng tôi ra bụng ai cả, nhất là bụng ông, bởi đơn giản chúng ta đâu biết nhau là ai đâu. Thật tình tôi cũng không ám chỉ ông đâu, chẳng qua ông có tật giật mình thôi! Tôi chỉ muốn gọi đúng tên sự vật, điều mà người xưa gọi là CHÍNH DANH đó, thưa ông đã mất KBC
Nền giáo dục của Miền Nam Việt Nam trước 1975 : chững chạc, bài bản, đàng hòang, tuy rằng đang trong thời chiến, không như bây giờ!
Học sinh sắp xong lớp 11 phải thi Tú tài I (còn gọi là Tú tài bán phần) để lên lớp 12. Năm 1972 ghi thêm điều kiện thí sinh phải 17 tuổi cùng phải nộp học bạ hay chứng chỉ của hai lớp 10 và 11. Nếu 18 tuổi trở lên thì miễn nộp học bạ. Dưới 16 tuổi thì phải nộp đơn xin miễn tuổi. Hồ sơ phải kèm giấy khai sinh , học bạ hoặc chứng chỉ học trình, cùng chứng chỉ hợp lệ quân dịch.
TÀI VÀ HỌC
Tài năng là cái trời cho
Học hành là cái phải do tự mình
Có tài thì vượt mọi người
Còn như có học ở đời mới hay !
Tài năng không học dễ chi
Học hành mới tạo con người thông minh
Hệt như mầm của cái cây
Học hành nào khác bón phân cho mầm !
Người làm việc nước việc dân
Cần tài trước hết rồi cần chuyên sâu
Tài năng không có đã rầu
Học hành không có hỏi cầu mà chi !
Những thời loạn lạc nhiều khi
Cần người tài cán hơn anh học hành
Nhưng khi đã có chính quyền
Không ngoài học vấn mới nên nước nhà !
Đó là vì nước vì dân
Mình xong nhiệm vụ phải cần lui ra
Để cho người giỏi thay vào
Cuộc đời mới đúng trôi hoài dòng sông !
Những anh cố vị tham quyền
Quyền vào nắm mãi thực tình ra chi
Khiến cho đất nước suy vi
Khiến cho dân tộc dễ gì đi lên !
Việc này vẫn thấy nhãn tiền
Trên toàn thế giới trừ miền nào đâu
Khác nào tự cổ chí kim
Hôn quân bạo chúa vẫn phiền nhân gian !
Thế nên vương đạo đàng hoàng
Bao giờ cũng biết đề cao nhân tài
Còn như bá đạo xạt xài
Nhân tài loại hết để còn riêng ta !
Thời nay dân chủ cộng hòa
Là thời hiện đại ích cho mọi người
Phải thi để chọn nhân tài
Thi mà gian dối nhân tài còn đâu !
Người tài như thể cây cao
Bất tài như thể cỏ may bụi bờ
Kẻ nào giai cấp tôn thờ
Không ngu cũng chỉ dại khờ vậy thôi !
Dã man lý lịch ba đời
Đúng là hắc ám hại đời bao nhiêu
Chỉ vì dốt nát nghe theo
Biết gì văn hóa hiểu gì văn minh !
Nhắm đầu nhắm mắt công nông
Hỏi không có học thì trông được gì
Không tài ít học khù khờ
Chỉ còn cuồng tín hại đời vậy thôi !
Ấy là ông Mác ông Mao
Gạt đời nhằm lấy vinh quang cho mình
Vinh quang nhờ dốt ở đời
Những người hiểu biết ai thèm vinh quang !
Người tài chỉ biết toàn dân
Người tài chỉ biết nước non của mình
Khác xa những bọn bất tài
Suốt đời tư lợi gọi là vinh quang !
Bởi đời như một dòng sông
Suối nguồn đổ xuống biển Đông tràn vào
Tài năng con nước chảy hoài
Hậu sinh khả úy khiến đời hay ho !
Có gì trụ mãi trên đời
Có gì vạn đợi gọi là muôn năm
Chẳng qua chỉ thói mị dân
Vì mình để gạt người dân dại khờ !
ĐẠI NGÀN
(29/6/13)
Xem ra “bọn sĩ quan ngụy” bị khinh bỉ trong nước VN XHCN đều là tinh hoa của Miền Nam Tự Do. Chúng nó hầu hết đã ở Mỹ. Tinh hoa sinh ra tinh hoa : đa số các Pharmacy Doctors đang hành nghề ở Cali là con của họ. Tạ Đức Trí đương kim thị trưởng thành phố Westminster cũng là con SQ CH.
Tháng 9/75 tôi cùng với 14 nguời bạn rời trại tỵ nạn Fort Chaffee để theo học College ở Missouri. Ở đó có Dr. Patton là Foreign Student Advisor. Trong tay ông có quyển cẩm nang của Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH, và ông đánh giá cao những người đã đậu Tú Tài và cựu sĩ quan VNCH. Người nào có Tú Tài sẽ đươc 15 credit hours về general education, cựu sĩ quan (Thủ Đức, Đà Lạt, Hải, Lục, Không Quân) được 15 credit hours về military scicence. Nhờ có thêm 30 credit hours này mà một số anh em chúng tôi tốt nghiệp Cử Nhân (120 credit hours) trong vòng 3 năm, thay vì 4 năm.
Vào thời điểm đó, và ở một trường college nơi khỉ ho cò gáy như Missouri mới có chiệng evaluating khơi khơi 30 units như dzậy, chứ như hiện nay ở bang California chẳng hạn thì khó mong chuyện đó xảy ra.
Hơn nữa, còn tuỳ major chọn học nữa, học major nào mà lại được tính 15 units về military science?
Trường Võ Bị QG Đà Lạt, sinh viên học 4 năm về văn hoá, trước kia được Bộ QGGD VNCH tính tương đương với bằng Cử Nhân Khoa học ứng dụng, một số trường Colleges ở Mỹ evaluting chừng 15-20 units of general education thì còn có lý. Chứ Thủ Đức học 9 tháng chiên đấu cấp trung đội thì lấy gì mà tính tương đương vào G.E. Rõ là ông Hank Tenn này phóng đại.
Nhiều vị trên diễn đàn ĐCV này, tưởng mình già rồi, chiệng trước 1975 muốn nói sao thì nói không ai biết. Như có vị nào đó ra vẽ rành, viết rằng Tú Tài ở MN hồi xưa chia ra 3 ban: A:Vạn Vật; B: ban Toán, C: ban Sinh ngữ. Thật ra chẳng có ban nào gọi là ban Vạn Vật hay ban Sinh ngữ cả. Chỉ có ban A: Khoa học Thực nghiệm ( Vạn vật, Lý hoá là môn chính); ban B là ban Toán-Lý; và ban C: Văn chương ( Việt Văn và Sinh ngữ là môn chính; môn chính là môn với điểm hệ số 3 cao hơn các môn khác với hệ số 1, 2).
Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Đừng biết lạng quạng mà lại ưa khoe!
Học sinh lên lóp 10 (cấp 3) thì chia làm 4 ban A:Vạn vật B:toán C:sinh ngử D: Cỗ ngữ (ít ai ghi tên hoc nên dần dần coi như bõ luôn..) Học sinh nói vậy cho gọn vì các môn trên có hê số cao (theo Ban),chớ thât ra ban nào cũng hoc qua các môn ấy cã. (như môn vạn vật chả hạn thí B ,C cũng phải học, )
“Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết. Đừng biết lạng quạng mà lại ưa khoe!”
Chuyện đã qua .Chẫng ai thèm khoe,bỡi vì căn bãn vẫn là vậy.Và vì bài viết “vô doan” này thì góp ý cho dzui .Đâu quan trong.
Cân bãn là đậu Tú tài I nếu đúng tuổi hoc thi thì đươc hoản dịch để học xong phần tt2, Và nếu đổ nữa thì tiếp tục lên ĐH. Một só nhỏ hoc giỏi (tt2 :ưu hoậc tối ưu) thi cho học bổng du học.(ưu tiên cho nữ sinh vì không phai đi lính) Như NGK,ĐT … nhiều người khác. Có người hoc xong không về vì sợ chết (đi SQT Đ).Sau 75 quai mỏ ra ca ngợi VC và mạt sát vnch.(nhc).
Đúng là bọn tiểu nhân,thấy người ngã ngựa đap luôn để thầng chủ mới cho ân huệ…
Cái cối hay cãi cối cũng viêt bầng chữ CỜ (C) cả thôi !
(tn)
Đúng là cãi cối. Chính anh đã công nhận trường khỉ ho cò gáy Missouri nào đó làm chuyện evaluation là chuyện có thể xảy ra, nhưng lại cho rằng Hank Teen phóng đại. Đúng là tự mâu thuẫn. Hơn nữa, Hank Teen có viết sĩ quan Thủ Đức được trường Missouri nào đó công nhận đâu mà nhà anh tự dưng buộc câu đó vào mồm người ta rồi chửi cho sướng miệng? Thật mất tư cách quá. Những chữ “ban tóan”, “ban vạn vật” là ngôn ngữ hằng ngày, nói ra ai cũng hiểu. Có nhất thiết phải dùng đúng những chữ của bộ giáo dục mới được coi là “đúng”? Những chuyện Cãi Cối đang lên giọng dạy dỗ thiên hạ là chuyện quá lặt vặt nhỏ mọn, vậy mà nhà anh vô cùng hãnh diện về sự hiểu biết lặt vặt này, chán thì thôi.
Tiếp tay với thịnỡ
“Cái cối hay cãi cối cũng viêt bầng chữ CỜ (C) cả thôi ! ” (tn)
Ngắn gọn quá e rằng anh CAĨ CỐI-CHÀY CỐI…… không hiểu hết,nên cần phaỉ triễn khai thêm ! Noí chung lá “CC” rồi thì tùy nghi tuỳ hỉ ai thích ĐỌC kiêu nào- diễn dạt theo nghiã nào, ý nào cũng tuỳ theo sở thích !
Xin làm ơn tránh xúc phạm, nghĩa là tránh nhạo ; “con cầy …con câủ.. con cu con cún… CC…” rất dễ mat lòng nhau !
Noí cho cùng – cũng đáng kiếp -đáng đời caí anh CÃI CỐI (CC) lắm mồm !!! Khakhakha
@CÃI CỐI
Bạn ơi! Chuyện bạn Hank Tenn nói thì possible happens lắm. Bạn cũng nên biết là đại học Mỹ ko có trường nào giống trường nào & chính phủ cũng ko trực tiếp tham gia vào công việc giảng dạy của trường. Nói chung là họ tự quyết định cả, nhưng phải dựa trên tiêu chuẩn nào đó. Thân ái! Bần-Nông
Một bài viết …vớ vẩn, ý này “đập lộn ” ý kia!
Muốn chứng minh “giàn” lãnh đạo CSVN từ trước tới nay… vô học, làm đất nước lụn bại nên đề cao học vấn. Tốt! Nhưng rồi lại “chê” cái học(có tú tài hay không, không thành v/đ) bằng cách trưng bằng cớ là có nhiều người “thiếu học” vẫn…thành công!
Các nghệ sĩ, có cần Tú Tài hay không? Lấy một trình độ học vấn nào đó, tú tài chẳng hạn để đánh giá văn, thi sĩ, hoạ sĩ, diễn viên, nhà tạo mẫu…à? KHÔNG!
Đem một ông Thủ Tướng, vài ôngTổng Bộ Trưởng, Chủ tịch QH, hay một số người lãnh đạo xí nghiệp không… Tú Tài liệu có làm cho lập luận không có Tú Tài mà vẫn thành công, đứng vững? Được bao nhiêu người hoặc do may mắn hay có thực tài như họ trong số hàng trăm…triệu người Pháp có Tú Tài giúp ích cho nước Pháp về mọi lĩnh vực?
Tào lao!
Khó thế ! Người ta viết cho đọc ,đọc xong mắng ,chẵng có lể độ tí nào
Trích: “Cho tới trước 30/04/75, ở Miền nam, Văn bằng Tú tài vẫn còn chia làm 3 ban A,B,C (Khoa học, Toán, Văn chương)” (ngưng)
Xin bổ túc thêm
Thật ra có 4 ban cho tới năm 1975 là: A, B, C, và D
A là ban vạn vật
B là ban toán
C là ban sinh ngữ
D là ban văn chương.
(Riêng hai ban C và D trước là ban văn chương và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn)
Học sinh sắp xong lớp đệ nhị (tức lớp 11 bây giờ) phải thi Tú tài I để lên lớp đệ nhất.
Học sinh lớp đệ nhất (tức lớp 12 bây giờ) phải thi tú tài II.
Đậu tú tài I nhưng rớt tú tài II thì vào Trường Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức, ra trường là chuẩn úy.
Đậu tú tài II hay cử nhân thì vào Trường Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt, ra trường thiếu úy.
Rớt tú tài I thì đi trung sĩ (đương nhiên có bằng trung học đệ nhất cấp)
Không có bằng trung học đệ nhất cấp, tức chưa học hết đệ tứ (lớp 9 bây giờ) thì đi lính trơn.
Có thể tham khảo thêm ở Giáo dục Việt Nam Cộng hòa
kbc
Còn một ban nữa, là ban kỹ thuật, thi tú tài kỹ thuật riêng. Học sinh kỹ thuật được tăng thêm một năm hoãn dịch. Đậu tú tài kỹ thuật lúc trước không nhiều, đi lính thì được ưu tiên vào công binh, quân cụ.
Còn một ban nữa, là ban kỹ thuật, thi tú tài kỹ thuật riêng. Học sinh kỹ thuật được tăng thêm một năm hoãn dịch. Đậu tú tài kỹ thuật lúc trước không nhiều, đi lính thì được ưu tiên vào công binh, quân cụ.
Nói trật lất!
Ban Đ là ban Việt Hán, học chữ Hán và Latin; chỉ có đến khoảng niên khoá 61-62 thì bỏ, còn giữ lại 3 bab. Ban C mới là ban Văn Chương lấy Việt văn và Sinh ngữ là môn chính.
Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, tiếng Pháp là Brevet de Premier Cycle, hoặc Diplôme trước kia cũng phải thi toàn quốc. Về sau, khoảng năm 1960 thì phải, bỏ kỳ thi đó, những ai học hết lớp Đệ Tứ được cấp Chứng Chỉ Đệ Tứ dùng thay bằng Trung học Đệ Nhất Cấp để vào trường Hạ sĩ Quan, học ra Trung sĩ.
Xin bổ túc thêm với tg về chuyện đi lính trước năm 1975. Ko phải học sinh nào cũng bị hốt lính cả. Có nhiều trường hợp miễn trừ. Con trai độc nhất trong gia đình thì được hoãn dịch gia cảnh. Đậu tú tài 17 tuổi hoặc trẽ hơn thì được hoãn dịch học vấn & cứ thế tính lên. Năm thứ nhất đại học phải 17, năm thứ 2 phải 18, năm thứ 3 phải 19 …vv… thì được hoãn dịch học vấn. Còn có trường hợp hoãn dịch vì công vụ nữa.
Còn rớt tú tài anh đi trung sĩ thì anh chàng đó phải có học bạ trung học mới được đi trung sĩ, bằng ngược lại thì đi binh nhì tg ạ! Thân ái. Bần-Nông