WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Putin đang sống ở thế giới nào?

 

Putin

Putin

Sau hành động Nga đưa quân đội vào Krym, thủ tướng Đức Angela Merkel đã trao đổi điện thoại với tổng thống Putin. Sau cuộc nói chuyện điện thọai bà đã nhận xét: Putin như đang ở một thế giới nào khác, tôi không chắc là ông ta còn khả năng tiếp cận với thực tế không.

Nhận xét trên đây của bà thủ tướng Đức được nhiều nhà báo, chính trị gia…chia sẻ, nhưng có những ý kiến phản bác. Đến nay Nga đã hoàn thành các bước sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga còn điều động hàng vạn quân tập trận và áp sát vùng biên giới với Ukraina, hậu thuẫn cho những người dân gốc Nga ở phía đông Ukraina đòi ly khai, gây nên tình hình bất ổn và nguy cơ chia cắt nước Ukraina. Những người phản bác đưa ra những nhận xét, rằng Putin đã hành động rất tỉnh táo và hiệu quả. Một vài tác giả của báo chí ”lề phải” Việt Nam còn hân hoan ca ngợi „Trận pháp Putin”(1), rằng sau thắng lợi ở Krym, ai cấm được Nga hợp tác với Trung Quốc sản xuất vũ khí siêu thanh tấn công toàn cầu, đánh thắng chiến lược ”xoay trục” của Mỹ.
Vậy hậu quả của việc Putin sáp nhập Krym vào Nga đối với nước Nga nói riêng và thế giới nói chung sẽ ra sao?

Vài dòng lịch sử

Bán đảo Krym nằm ở phía bắc của Biển Đen, phần đất liền nối với miền nam Ukraina, phía đông giáp Biển Azov. Diện tích 27.000 km2. Phía đông Krym có dãy núi Jailu dựng đứng, chạy bao quanh bờ biển đến tận phía bắc, chia thành những dẫy nhỏ chạy song song và được bao phủ bởi rừng rậm. Phía bắc là những cánh đồng hoang rộng kế tiếp nhau. Phía nam Krym với nhiều thắng cảnh, nhiều di tích , các thành quách, các khu nhà cổ đổ nát, các tu viện của người Tatar, những khu vườn cây xinh đẹp, những cánh rừng ô liu nhỏ. Phía bắc khí hậu điều hòa, tạo điều kiện cho thảm thực vật phát triển gần giống khí hậu cận nhiệt đới, những thung lũng màu mỡ phì nhiêu nằm trên các bờ vịnh nhỏ, với những dòng suối chảy ngang, tạo thành những bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ.

Với khí hậu ôn hòa ở bờ biển phía nam, thuyền buồm của cư dân từ Biển Đen dễ dàng đến Krym trú ngụ và sinh sống. Nơi đây luôn là vùng đất của nhiều sắc tộc sinh sống và các cuộc chiến tranh giành Krym của các quốc gia vùng Biển Đen. Năm 1774 chiến tranh Nga – Thổ kết thúc với thắng lợi của Nga, Năm 1783 Nga sáp nhập Krym vào lãnh thổ của Nga. Năm 1864 sau những biến động về di cư, dân số của Krym 198.000 người, trong đó 50,3% người Tatar, 28,5% người Nga, 6,5% người Hy Lạp, 5,3% người Do Thái, 2,9% người Ác Mê Ni, 2,7% người Đức, 1,7% người Karaimi(2), 1,7% người Bungari. Đây là thời điểm sau cùng người Tatar chiếm đa số tại Krym.

Năm1917 những người bolsevik Nga nắm chính quyền nhưng chưa đủ sức mạnh để cai trị dân Tatar tại Krym. Tháng 11 năm 1917 Hội Đồng Trung Ương nước Ukraina đã sáp nhập 3 huyện phía bắc của Krym vào Ukraina trước sự phản đối của Nga và cộng đồng người Tatar.

Cuối năm 1920 chính quyền Lenin mới thực sự cai quản được Krym, năm 1921 thành lập nước Cộng Hòa Tự Trị Krym thuộc Cộng Hòa Liên Bang XHCN Nga. Trong chiến tranh thế giới II, năm 1942 – 1944 quân Đức đã chiếm đóng Krym. Tháng 05-1944 Hồng Quân giải phóng Krym. Ngay sau giải phóng, Stalin đã quyết định trục xuất 200 ngàn người Tatar Krym đến nước Cộng Hòa XHCN Uzbekistan thuộc Liên Xô, gần một nửa đã chết trên đường đi do đói rét hoặc ốm đau bệnh tệt. Chính quyền Stalin đã phạm tội ác chống loài người, họ đưa ra lý do cộng đồng dân Tatar Krym đã hợp tác vớí quân Đức chống lại Liên Xô.
Năm 1954, nhân dịp 300 năm ngày ký kết thỏa thuận Perejaslawska(3) Xô Viết tối cao ký quyết định sáp nhập Krym vào Ukraina.

Hiện nay dân số Krym 2,4 triệu, người Nga 60,4%, người Ukraina 24,01%, người Tatar 10,21%. Về sử dụng ngôn ngữ, tiếng Nga 79,1, tiếng Ukraina 9,6%, tiếng Tatar 9,6%.

Đi ngược dòng chảy của thời đại

Chiến tranh thế giới lần thứ II đi qua đã 60 năm, đây là khoảng thời gian hòa bình dài nhất kể từ đầu thế kỷ XX mà châu Âu được hưởng thụ. Các cuộc chiến tranh tàn khốc quy mô lớn thường bắt đầu từ châu Âu, lan rộng và cuốn hút cả thế giới, đưa đến thảm họa kinh hoàng cho nhân loại. Chỉ một nước Đức với chủ nghĩa dân tộc cuồng tín đã gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới, giết chết hàng chục triệu người. Các lò thiêu người ở Oswiecim Ba Lan và rải rác ở châu Âu luôn nhắc nhở các thế hệ người dân châu Âu ghê sợ, cảnh giác để ngăn ngừa chiến tranh. Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh thường bắt đầu với những lý do về lãnh thổ, biên giới, chủng tộc, vùng ảnh hưởng và bảo vệ những người đồng hương.

Ý tưởng tiến tới một châu Âu thống nhất để ngăn ngừa chiến tranh, gìn giữ hòa bình, xây dựng phát triển kinh tế hiện đại đã được các chính trị gia, nhà văn, nhà triết học … của châu Âu đề cập từ thế kỷ XVIII, XIX, nhưng nó chỉ được thảo luận cụ thể sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày 18-04-1951, sáu quốc gia dân chủ tây Âu gồm Pháp, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Lusemburg đã ký kết thành lập Cộng Đồng Than Thép Châu Âu. Đây là tổ chức cơ sở đầu tiên tiến tới thành lập Liên Minh Châu Âu (EU) sau này. Hiện nay đã qua sáu lần phát triển mở rộng, EU bao gồm 28 quốc gia thành viên, hầu hết đều nằm trong khối quân sự NATO. Khu vực sử dụng đồng EURO gồm 17 quốc gia.

Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, Stalin đã hành động bạo ngược, vạch lại biên giới nhiều quốc gia trung và đông Âu. 1/3 lãnh thổ của Ba Lan ở phía đông đã bị sáp nhập vào Liên Xô, một phần lãnh thổ phía đông của Đức (bằng khoảng một nửa diện tích của Ba Lan đã bị sáp nhập vào Liên Xô) được sáp nhập vào Ba Lan. Biên giới giữa Tiệp và Đức cũng bị vạch lại. Một cuộc di dân ép buộc rộng lớn, đầy bi thương đã xẩy ra, hàng vạn người dân đã mất hết nhà cửa, ruộng vườn quê hương.

Liên Xô tan dã, chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp dùng bạo lực trong tranh chấp biên giới và lãnh thổ càng trở nên xa lạ ở châu Âu. Để duy trì hòa bình và ổn định, EU cùng các quốc gia của châu Âu đã đàm phán, ký kết các hiệp định giữ nguyên các đường biên giới giữa các quốc gia tồn tại từ sau chiến tranh thế giới II.

Sáp nhập Krym vào lãnh thổ Nga, chính quyền Putin đã vi phạm luật pháp quốc tế về tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia, phá vỡ sự ổn định của châu Âu, đi ngược lại xu thế lịch sử.

Một trong những lý do Nga đưa ra để thôn tính Krym là nó đã từng là lãnh thổ của Nga. Vậy, nếu như Ba Lan cũng đưa ra lý do tương tự để đòi lại thành phố Lwow, nơi đã sinh ra nhiều danh nhân Ba Lan nay thuộc Ukraina? Nếu như Đức cũng đưa ra lý do tương tự để đòi lại thành phố Wroslaw cổ kính nay thuộc Ba Lan?

Câu trả lời: có thể sẽ đưa châu Âu đến một cuộc chiến tranh mới.

Lý do thứ hai Nga đưa ra là để bảo vệ những người Nga đang sinh sống ở Krym. Đây là sự ngụy tạo làm các nước láng giềng của Nga phải „giật mình”. 14 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ giờ đây là các quốc gia độc lập, nhưng đều có người Nga sinh sống. Một ngày xấu trời nào đó, „Nga Hoàng” Putin ra lệnh đưa quân vào để bảo vệ những người đồng hương của mình (chẳng hạn như Estonia có đến 25,6% dân số là người Nga), như đã từng làm ở Osetia và Abchazja của Gruzia.

Hành động sau cùng mà Nga tiến hành để sáp nhập Krym là tổ chức trưng cầu dân ý. Krym là lãnh thổ của Ukraina, chính quyền Krym muốn tổ chức trưng cầu dân ý phải thảo luận và được sự đồng ý của chính phủ Ukraina theo đúng hiến pháp hiện hành của Ukraina. Nhưng có một điều chắc chắn, trưng cầu dân ý dưới họng súng của của những binh lính Nga bịt mặt, các xe tăng Nga đã khống chế các đường phố, trụ sở các cơ quan hành chính, các căn cứ quân sự của Krym, một cuộc trưng cầu dân ý như vậy không thể được coi là hợp lệ.

Như vậy sáp nhập Krym vào Nga, Putin đã gây ra tình hình bất ổn cho Ukraina và châu Âu, không một quốc gia nào (kể cả ông bạn vàng Trung Quốc của Nga) ủng hộ hành động này. Putin đã đưa nước Nga đi ngược xu thế hòa bình, ổn định của châu Âu và thế giới ngày nay.

Nga đã hành động như một đế quốc, luôn nhòm ngó lãnh thổ các nước láng giềng để chiếm đoạt hoặc gây ảnh hưởng. Hành động đã và sẽ đưa nước Nga đến vị thế cô lập và sự bất ổn về kinh tế.

Mỹ và EU biết phải làm gì để thắng Putin

George Soros nhà kinh tế, tỷ phú Mỹ, người đã đầu tư nhiều tiền bạc và công sức để giúp đỡ phát triển thể chế tự do dân chủ của các quốc gia đông Âu hậu cộng sản đã nói: ”Châu Âu rất cần đến Nga như một đối tác, nhưng Putin đã đưa nước Nga trở thành đối thủ của châu Âu”. Chúng ta thử xem xét, so sánh sự cân bằng lực lượng giữa hai đối thủ nước Nga của Putin và EU, dĩ nhiên là EU và cả Mỹ đều mong muốn hợp tác với Nga hơn là đối địch.

Ai cũng biết nước Nga là một quốc gia rộng lớn nhất thế giới, diện tích 17.075.400 km2, chiếm gần 1/6 diện tích địa cầu, trải dài từ bắc Á đến đông Âu, dân số là 143,5 triệu (số liệu 2012), mật độ dân số 8,4 người/km2. Tổng sản phẩm quốc dân năm 2013 là 2.117 tỷ USD, tương đương với với tổng thu nhập quốc dân của Ý

(dân số Ý 60,92 triệu người). Nước Nga có trữ lượng dầu hỏa, gaz nhiều nhất thế giới, Nga còn có nhiều kim loại quý như vàng, kim cương, niken, titan, nhôm . Năm 2012, mỗi ngày Nga khai thác 10,73 triệu thùng dầu, đứng đầu về sản xuất dầu của thế giới. Xuất khẩu dầu hỏa, gaz và khoáng sản đem lại 90% nguồn thu nhập ngân sách và dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Năm 2013, mặc dù giá dầu hỏa trên thế giới tăng đều đặn, kinh tế Nga chỉ tăng trưởng có 1,3%.

Chế độ độc tài của Putin đã đưa kinh tế nước Nga phát triển, nhưng nền kinh tế Nga phát triển không bền vững, phụ thuộc nhiều vào giá dầu hỏa và gaz của thế giới. Putin dùng việc xuất khẩu dầu hỏa và khí đốt làm công cụ để thực hiện ý đồ chính trị : mua chuộc, trừng phạt, gây sức ép … Nga là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về tham nhũng. Theo PricewaterhouseCooper (PwC), một trong bốn công ty toàn cầu có uy tín nhất thế giới về kiểm toán và tư vấn, tỷ lệ tham nhũng của bộ máy chính quyền Nga là 60%, châu Phi 50%, mức trung bình của thế giới 37%. Những đại gia Nga, những người chi phối, kiểm soát một phần đáng kể nền kinh tế Nga, không có một niềm tin nào vào chế độ Putin, họ gửi con cái sang các nước phương tây du học và sẵn sàng chuyển tiền bạc tài sản đến đó để làm ăn sinh sống.

Tổng thu nhập quốc dân của 28 quốc gia EU là 17.720 tỷ USD gấp 8 lần của Nga, dân số EU 732 triệu, gấp 5 lần dân số Nga. Tất cả các quốc gia EU đều theo thể chế dân chủ và có nền kinh tế thị trường ổn định, có chung một chính sách về an ninh và quốc phòng và hầu hết đã tham gia khối quân sự NATO. Chi phí quân sự của UE là 285 tỷ USD chiếm 1,7% thu nhập quốc dân, gấp 4 lần chi phí cho quân sự hàng năm của Nga. Nếu tính cả Mỹ trong khối NATO, chi phí của NATO hàng năm là 935 tỷ USD, gấp 15 lần Nga.

Về xuất khẩu, Nga là khách hàng đứng thứ 4 của EU , chiếm 6,7% lượng hàng xuất khẩu của EU (sau Mỹ 17,5%, Trung Quốc 8,3%, Thụy Sỹ7,7%).

Mỹ và EU sẽ làm gì để ngăn chặn hành động xâm lược Krym và những hành động leo thang tiếp sau của Putin?

Trước hết Mỹ và EU loại bỏ khả năng đối đầu quân sự với Nga nếu như Nga không mở rộng hành động xâm lược sang các nước thành viên khối NATO.

Sau khi Nga sáp nhập Krym, Mỹ và EU đã hoạch định chính sách đối phó kịp thời trước mắt và lâu dài đối với Nga.

Ông Elmar Brok, nghị viên đại diện của đảng CDU/CSU Đức, chủ tịch ủy ban đối ngoại của nghị viện EU nói:”Nga tồn tại nhờ bán dầu hỏa và gaz, nếu chúng ta ngừng xuất khẩu các sản phẩm và công nghệ cao một thời gian dài, sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Nga, chúng ta từng bước, từng bước làm thất bại chính sách bành trướng của Putin” Các nhà chính trị cho rằng, nước Nga của Putin không phải chỉ ham muốn Krym và khôi phục đế quốc Xô Viết, Putin còn muốn đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị quan trọng của thế giới. Theo kế hoạch, Putin sẽ đón 7 nguyên thủ quốc gia khác của nhóm G8 tại Sochi, nơi vừa tổ chức thế vận hội mùa đông vào tháng 06 tới , Obama và 6 nguyên thủ quốc gia phương tây đã khai trừ Nga ra khỏi nhóm G8 và chuyển địa điểm họp về Anh. Mỹ và EU đã lên danh sách các quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ và EU, Mỹ còn đóng băng một số ngân hàng Nga mà chủ ngân hàng là tay chân của Putin. Sự cảnh baó của Mỹ và EU đã tác động đến tình hình chính trị và kinh tế của Nga. Trong mấy ngày, đồng Rúp đã mất giá 13% so với đồng USD, thị trường chứng khoáng mất điểm, Elwira Nabiullina tổng giám đốc ngân hàng Nga đã phải công khai thừa nhận, dự đoán kinh tế Nga tăng trưởng 1,5 đến 1,8 trong năm 2014 đã quá xa vời, ngân hàng nhà nước vừa phải điều chỉnh xuống 0,6%.

Nếu Nga tiếp tục gây bất ổn và xâm chiếm lãnh thổ Ukraina, Mỹ và EU buộc phải cấm vận kinh tế đối với Nga. Mỹ có thể mạnh tay hành động vì Mỹ không bị phụ thuộc vào trao đổi hàng hóa với Nga. EU nhập khẩu từ Nga 1/3 tổng số gaz cần dùng, Putin sẵn sàng đóng các đường ống dẫn gaz sang EU nếu bị cấm vận.

Vì vậy EU đã và đang có kế hoạch „an ninh năng lượng ”. Đầu tiên, EU dần dần giảm tỷ lệ nhập khẩu gaz của Nga, trước mắt nguồn gaz hóa lỏng sẽ được nhập khẩu từ Mỹ, việc xây dựng hệ thống các thiết bị để tiếp nhận gaz hóa lỏng tại hải cảng Wilhelmshaven ở phía tây bắc Đức gần như đã hoàn tất. Trữ lượng gaz đá phiến ở các nước đông Âu của EU như Ba Lan, Rumani …rất cao, với sự giúp đỡ kỹ thuật của Mỹ đã và đang thăm dò và chuẩn bị khai thác. EU sẽ tiến hành đầu tư một công trình trọng điểm là đường ống dẫn gaz Nabcco dẫn ga từ vung biển Kaspien đến châu Âu và đình chỉ xây dựng đường ống dẫn ga từ Nga mang tên South Stream, đi dưới đáy Biển Đen, qua vùng phía nam châu Âu bỏ qua Ukraina.

Qua việc sáp nhập Krym, Nga đã đẩy Ukraina về với châu Âu, làm cho xu thế tách Ukraina ra khỏi sự phụ thuộc của Nga trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Giờ đây, những đảng phái, giới tinh hoa của Ukraina đã nhận ra, họ đã bỏ nhiều cơ hội để xây dựng đất nước trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, dân chủ và giầu mạnh, nằm trong gia đình châu Âu. Họ phải rút ra bài học của quá khứ, bài học vể chia rẽ, „cãi vã” giữa các nhà chính trị. Ukrain đang trong tình trạng rất khó khăn. Nga dùng mọi biện pháp để can thiệp, kích động những người gốc Nga sống ở các tỉnh phía đông Ukraina, dùng sự phụ thuộc năng lượng để khống chế Ukraina. Mỹ và EU trước hết giúp đỡ Ukraina vượt qua khủng khoảng kinh tế, kế hoạch giúp đỡ lâu dài của Mỹ, EU và Q ũy Tiền
Tệ Quốc Tế (IMF) gắn với các đòi hỏi về cải cách kinh tế, chính trị. Các nước đông Âu hậu cộng sản như Ba Lan, Séc…sẽ giúp đỡ U kraina tiến hành các cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách luật pháp v…v. George Soros cho rằng, EU phải coi trong việc giúp đỡ Ukraina hơn việc trừng phạt Nga. Nếu những người lãnh đạo mới của Ukraina quyết tâm và khôn khéo, với sự giúp đỡ của Mỹ và EU, Ukraina có thể trở thành một nước tự do, dân chủ và giầu mạnh, một đối tác tốt hay có thể là một thành viên của EU với 45 triệu dân.

&

Chiến tranh lạnh giữa hai khối XHCH và TƯ BẢN CHỦ NGHĨA đã dẫn đến sự tan dã của Liên Xô và phe XHCN. Cuộc đối đầu giữa nước Nga với Mỹ và EU có thể dẫn đến sự sụp đổ của thể chế độc tài Putin. Nhiều nhà bình luận tiên đoán rằng, sự kiện Krym là bắt đầu của quá trình kết thúc một giấc mơ bất thành của Putin : khôi phục lại đế quốc Xô Viết. Chúng ta hãy chờ xem „Nga Hoàng ” thời hiện đại Putin sẽ đưa nước Nga về đâu.
Warszawa 06-04-2014

© Đàn Chim Việt

————————————————————–

Ghi chú:
(1) Trận pháp Pụtin, tác giả Đặng Vương Hạnh, Tiềnphong điện tử, 18-03-2014
(2) Một sắc tộc có vài trăm ngàn người, sống rải rác ở các nước Ả Rập, Thổ và châu Âu.
(3) Hiệp ước PEREJASLAWSKA ký ngày18-01-1654 giữa đại diện của Nga Hoàng với hội đồng những người Kozak Ukraina, giữ lời thề trung thanh với Nga Hoàng.

Bài viết sử dụng các số liệu của nhật báo WYBORCZA Ba Lan và WIKIPEDIA WOLNA ENCYKLOPEDIA.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

58 Phản hồi cho “Putin đang sống ở thế giới nào?”

  1. Vẹm says:

    Nghĩ mà buồn cười cho các em Dư lợn viên
    Nga nó bỏ CS rồi, dù nó hục hặc với Mỹ, với Tây thì nó vẫn là tư bản, nó vứt cờ búa liềm xuống cầu tiêu, chuồng chồ, hố phân… từ mấy chục năm rồi thề mà các em Dư lợn viên vẫn tưởng nhớ dến thằng quan thầy cũ, thằng quan thầy cũ nó từ bỏ bọn chư hầu từ lâu rồi
    Thật tội nghiệp cho các em Dư lợn viên ngu như con bò vẫn gân cổ ca tụng quan thầy cũ

  2. Huỳnh says:

    Sự ngây ngô về chính trị và ngoại giao của ban lãnh đạo Ukraina được dựng lên mộ cách bất hợp hiến, bất hợp pháp:

    Thủ tướng Ukraine dùng cờ Đan Mạch đón Tổng thống Thụy Sĩ – http://dantri.com.vn/the-gioi/thu-tuong-ukraine-dung-co-dan-mach-don-tong-thong-thuy-si-862701.htm

    Nhân đây nói thêm:
    - Những cuộc biểu tình bạo lực làm chết và bị thương hàng trăm người để lật đổ chính quyền hợp hiến, hợp pháp của tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thì Mỹ và Liên minh châu Âu gọi là DÂN CHỦ.
    - Những cuộc biểu tình chống lại chính quyền Ukraina bất hợp hiến, bất hợp pháp, được dựng lênành bằng con đường bạo lực, đảo chính, cướp quyền thì chính quyền lâm thời Ukraina, Mỹ và Liên minh châu Âu gọi là… KHỦNG BỐ.

    Vậy như thế nào là DÂN CHỦ, như thế nào là KHỦNG BỐ??? Phải chăng, nếu cứ cúi đầu đi theo đuôi Mỹ và Liên minh châu Âu là DÂN CHỦ, và ngược lại thì tất tần tật là KHỦNG BỐ???
    Thật là quái gỡ cho cái gọi là nền dân chủ của Mỹ và phương Tây.

    • Chuyện cờ quạt says:

      http://www.youtube.com/watch?v=k7Da1VccLV4

      He he he …

      Anh Huỳnh chỉ nhìn thấy bụi dưới gót chân người khác, mà không nhìn thấy kít dính đầy trên….trán của mình .

      Đi rửa cái mặt dính kít đi anh …Huỳnh .

    • UncleFox says:

      _”chính quyền hợp hiến” mà làm chuyện mờ ám, bất hợp pháp . Cho sát thủ bắn tỉa dân biểu tình . Vì quyền lợi của ngoại bang mà phản lại nguyện vọng của dân chúng .
      Đồng chí Yanukovich tự ý chạy trốn từ bỏ ngai vàng chứ chưa ai lật đổ cả . Chẳng biết đồng chí ấy bán cái giống gì cho Putin mà có tiền xây dinh thự nguy nga không kém đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các lãnh đạo Việt Cộng ta nhỉ ?
      _Không khủng bố sao chiếm cứ cơ sở chính quyền bằng vũ khí ? Ở xứ Cộng Trừ Xã Nghĩa Vi_Xi chi biểu tình ôn hoà chống ngoại bang xâm lược thôi thì đã nhừ đòn rồi đấy !
      _Lãnh đạo lâm thời Ukraine cũng chưa “ngây ngô” bằng bọn bán nước ở Hanoi, cho trẻ con cầm cờ “Lục Tinh” để đón mừng Thiên Tử Hồ Cẩm Đào giá lâm kia mà !

  3. Ông Putin đang được sự ủng hộ của Thế giới. Xin tặng bài báo này:
    Phát biểu của Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả sau Tuyên bố của Thủ tướng Liên bang Angela Merkel về tình hình Ukraine tại Phiên họp toàn thể của Nghị viện Liên bang Đức ngày 13.3.2014:
    Thưa ông Chủ tịch! Thưa các quý bà và quý ông! Putin muốn giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng biện pháp quân sự. Ông ta không hiểu rằng các vấn đề của nhân loại không thể giải quyết bằng binh lính hay súng đạn, mà hoàn toàn ngược lại.
    Kể các các vấn đề của nước Nga cũng không thể giải quyết bằng cách đó.
    Tư duy và hành động của ông ta là sai và chúng tôi lên án điều này một cách rõ ràng! Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức tư duy từng thống soái và vẫn đang thống soái ở Phương Tây: ở các trường hợp Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya. Thay thế cho xung đột hệ thống trước đây nay là các đối kháng về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Nga. Chiến tranh lạnh đã kết thúc, tuy nhiên các đối kháng về quyền lợi như vậy vẫn hoàn toàn có thể dẫn đến những hệ quả tương tự.
    Hoa Kỳ muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có, và Nga muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có. Liên quan đến Nga tôi chỉ nêu ra các từ khoá sau đây: Georgia, Syria, Ukraine.
    Cho dù lên án hành động của Putin, người ta vẫn phải nhìn nhận nguyên do đã dẫn tới toàn bộ tình trạng tình trạng căng thẳng và xung đột hiện tại. Tôi xin nói một cách hoàn toàn rõ ràng với các quý vị: Tất cả mọi sai lầm mà NATO và EU có thể có thì họ đều đã mắc phải.
    Tôi bắt đầu với Gorbachev vào năm 1990. Ông đã đề nghị thiết lập một Ngôi nhà chung châu Âu, giải thể NATO và Khối hiệp ước Warsaw, xây dựng một quan niệm “An ninh chung” với Nga. NATO đã bác bỏ đề nghị này và nói rằng: Giải thể Khối hiệp ước Warsav thì được, nhưng NATO vẫn cứ tiếp tục tồn tại. Và từ một liên minh phòng thủ, NATO đã trở thành một liên minh can thiệp.
    Sai lầm thứ hai: Khi tiến hành thống nhất nước Đức, Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao chúng ta lúc đó là Genscher và các Bộ trưởng Ngoại giao khác đã tuyên bố với Gorbachew rằng sẽ không có việc mở rộng NATO về phía Đông. Lời hứa hẹn này đã không được giữ. NATO đã được mở rộng một cách quyết liệt về hướng của Nga.
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates đã đánh giá việc kết nạp một cách vội vàng các nước Đông Âu vào NATO là một sai lầm lớn và cố gắng của Phương Tây nhằm mời Ukraine vào NATO là một khiêu khích nghiêm trọng. Không phải tôi, mà là Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ đã tuyên bố như vậy.
    Và sai lầm thứ ba tiếp theo đó là quyết định đặt tên lửa ở Ba Lan và Séc. Chính phủ Nga đã nói rằng: Việc này ảnh hưởng đến các quyền lợi an ninh của chúng tôi; chúng tôi không muốn điều đó. – Thế nhưng Phương Tây đã tuyệt nhiên không hề quan tâm tới ý kiến này. Quyết định đặt tên lửa vẫn được thực hiện.
    Ngoài ra trong cuộc chiến ở Nam Tư, Phương Tây đã nhiều lần vi phạm và vi phạm một cách nghiêm trọng công pháp quốc tế. Giữa chừng cựu Thủ tướng Schröder cũng đã thừa nhận việc này. Serbia đã không tấn công một nhà nước khác, và cũng không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vậy mà nó đã bị ném bom, với sự tham chiến lần đầu tiên của Đức sau 1945. Và người dân của Kosovo đã được phép quyết định li khai khỏi Serbia thông qua một trưng cầu dân ý.
    Lúc đó tôi đã cực lực phê phán sự vi phạm công pháp quốc tế này và đã nói với các quý vị: Ở Kosovo các quý vị đang mở nắp chiếc bình của Pandora; bởi vì nếu việc này được cho phép ở Kosovo thì các quý vị cũng sẽ phải cho phép nó ở những nơi khác. – Các vị đã mắng chửi tôi. Các vị đã không đếm xỉa đến điều này, đơn giản bởi vì các vị cho rằng với tư cách là những người thắng cuộc trong Chiến tranh lạnh thì tất cả các ràng buộc cũ không còn hiệu lực với các vị nữa. Tôi xin nói với các quý vị rằng: Người Basque hỏi rằng, tại sao họ không được tiến hành trưng cầu dân ý về việc họ có muốn là một phần của Tây Ban Nha hay không. Người Catalan hỏi rằng, tại sao họ không được tiến hành trưng cầu dân ý về việc họ có muốn là một phần của Tây Ban Nha hay không. Và tất nhiên bây giờ người dân của Krym cũng sẽ hỏi như vậy. Thông qua việc vi phạm công pháp quốc tế và qua phương thức luật tục người ta cũng có thể tạo ra một công pháp quốc tế mới; các quý vị đều biết điều này. Tôi vẫn giữ quan điểm rằng việc ly khai Krym là một sự vi phạm công pháp quốc tế, cũng như việc ly khai Kosovo đã là một sự vi phạm công pháp quốc tế.
    Tuy nhiên tôi đã biết trước Putin sẽ dựa vào tiền lệ của Kosovo, và ông ta cũng đã làm như vậy. Và bây giờ, thưa bà Thủ tướng Liên bang, bà lại nói rằng: Tình hình dạo đó hoàn toàn khác.
    (Claudia Roth, Augsburg, LIÊN MINH 90/ĐẢNG XANH: Thì cũng đúng như vậy mà!)
    Cũng có thể như vậy. – Nhưng mà quý vị bỏ qua một điều rằng: Vi phạm vi phạm công pháp quốc tế đơn giản là vi phạm công pháp quốc tế.
    Thưa bà Roth thân mến, bà hãy thử hỏi một vị thẩm phán xem liệu ăn cắp vì động cơ cao cả so với việc ăn cắp vì động cơ không cao cả có còn là hành vi ăn cắp nữa không. Vị thẩm phán sẽ nói với bà rằng: Ăn cắp là ăn cắp. – Đây chính là vấn đề.
    Dạo đó ông Struck (Bộ trưởng Quốc phòng Đức dưới thời Thủ tướng Gerhard Schröder) đã tuyên bố rằng: Cộng hoà Liên bang Đức phải bảo vệ an ninh của mình ở dãy Hindu Kush. – Và bây giờ ông Putin tuyên bố: Nước Nga phải bảo vệ an ninh của mình trên bán đảo Krym – Phải nói thêm là Đức không có hạm đội đóng ở dãy Hindu Kush và cũng nằm xa nơi này nhiều lần. Mặc dù vậy tôi nói rằng: Cả hai câu nói này đều đã sai và đang sai.
    Nhưng vấn đề còn lại là: Một khi nhiều bên vi phạm công pháp quốc tế trách cứ một bên vi phạm công pháp quốc tế là nước Nga, rằng nước này đang vi phạm công phạm quốc tế, thì điều này không mang tới một hiệu quả và độ tin cậy đặc biệt nào. Đây là một thực tế mà chúng ta phải đương đầu.
    Obama cũng nói y như bà, thưa Thủ tướng Liên bang, về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Thế nhưng các nguyên tắc này đã bị vi phạm ở Serbia, Irag và Libya. Phương Tây cho rằng có thể vi phạm công pháp quốc tế bởi Chiến tranh lạnh đã trôi qua. Người ta đã coi thường một cách thô bạo các quyền lợi của Trung Quốc và Nga. Các quý vị không còn một sự nể vì nào trước nước Nga thời Jelzin, vị Tổng thống thường say xỉn này. Thế nhưng tình huống đã thay đổi. Một cách rất muộn màng, các quý vị đã dựa vào những nguyên tắc công pháp quốc tế được hình thành vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tôi rất ủng hộ cho việc tái lập hiệu lực của công pháp quốc tế – nhưng mà là cho tất cả mọi bên! Khác đi thì chẳng thể nào được.
    Tiếp theo đó lại có sự giành giật Ukraine giữa EU và Nga. Cả hai đều suy nghĩ và hành động như nhau. Barroso, Chủ tịch Uỷ ban EU, đã nói: Hoặc là Liên minh thuế quan với Nga hoặc là Hiệp định với chúng tôi! – Ông ta không nói: “Cả hai”, mà là “Hoặc thế này – Hoặc thế kia!”. Còn Putin thì nói: Hoặc là Hiệp định với EU hay là với chúng tôi! – Cả hai đều cùng tư duy và hành động theo phương thức loại trừ. Đây là một sai lầm đầy tai hoạ của cả hai bên.
    Không hề có một Bộ trưởng Ngoại giao nào của EU đã tìm cách nói chuyện với chính phủ Nga và ghi nhận các quyền lợi an ninh chính đáng của Nga.
    Nga e sợ rằng sau khi có quan hệ chặt chẽ hơn với EU thì NATO sẽ vào Ukraine. Nga cảm thấy càng ngày càng bị bao vây. Nhưng người ta chỉ tập trung vào việc tranh dành ảnh hưởng ở Ukraine. Các Bộ trưởng Ngoại giao EU và NATO đã hoàn toàn không đếm xỉa đến lịch sử Nga và Ukraine. Họ chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của Krym đối với nước Nga. Bản thân xã hội Ukraine bị phân hoá một cách sâu sắc.
    Kể cả điều này cũng không được lưu ý đến. Sự phân hoá sâu sắc này đã bộc lộ từ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và vẫn còn thể hiện tới tận ngày hôm nay. Phía Đông Ukraine có thiên hướng nghiêng về Nga. Phía Tây Ukraine có thiên hướng nghiêng về Tây Âu. Hiện tại không có bất cứ một nhân vật chính trị nào ở Ukraine khả dĩ đại diện được cả hai phần của đất nước. Và đây là một sự thật đáng buồn.
    Tiếp theo đó còn có Hội đồng châu Âu và OSZE, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Thưa bà Thủ tướng Liên bang và ông Bộ trưởng Ngoại giao, các quý vị đã quá sao nhãng các tổ chức này trong thời gian cuối. Tiền cho các tổ chức này ngày càng bị cắt giảm, bởi vì các quý vị cho rằng chúng không có gì quan trọng. Thế nhưng đây là những tổ chức châu Âu duy nhất mà cả Nga và Ukraine đều là thành viên. Vì vậy chúng ta phải củng cố lại những tổ chức này – cả trên phương diện tài chính – và không được phép lảm nhảm về việc khai trừ Nga; đây là một chuyện hoàn toàn trật khấc.
    Tiếp theo đó chúng ta đã chứng kiến tình trạng căng thẳng gia tăng một cách nghiêm trọng ở Maidan. Chúng ta đã chứng kiến những kẻ bắn tỉa và nhiều người chết. Có nhiều lời đồn đại về việc này. Trong những tình huống như vậy sẽ có nhiều điều dối trá. Vì vậy mà chúng tôi đề nghị thiết lập một Uỷ ban điều tra quốc tế. Chúng ta, trước hết là người dân Ukraine, có quyền biết những gì đã xảy ra và ai chịu trách nhiệm nào ở đó. Tôi vui mừng là bà, thưa Thủ tướng Liên bang, đã ủng hộ việc này.
    Ở Maidan có nhiều lực lượng dân chủ, nhưng cũng có nhiều lực lượng phát xít. Và Phương Tây đã trực tiếp và gián tiếp đồng loã.
    Sau đó Bộ trưởng ngoại giao Steinmeier, Bộ trưởng ngoại giao Pháp và Ba Lan đã ký kết với Yanukovych và phe đối lập một hiệp định. Và bây giờ, thưa Bộ trưởng Ngoại giao, ông lại nói rằng, Yanukovych đã vô hiệu hoá thoả thuận này thông qua việc ông ta bỏ trốn. Điều này sai. Người dân ở Maidan đã bác bỏ thoả thuận này với một đa số áp đảo,
    Còn ông, thưa Bộ trưởng Ngoại giao, đã không tranh thủ sự ủng hộ cho thoả thuận này trên quảng trường Maidan. Chỉ sau khi bị bác bỏ, Yanukovych mới rời khỏi Kiew.
    Sau đó Nghị viện đã họp và phế truất ông ta với 72,88 phần trăm số phiếu.
    Tuy nhiên Hiến pháp quy định tỷ lệ số phiếu phải là 75 phần trăm. Bây giờ ông Röttgen (Chính khách CDU, Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Nghị viện Liên bang Đức) và những người khác nói rằng: Ừ thì trong một cuộc cách mạng người ta không thể để ý đến Hiến pháp một cách tường tận được. Chỉ vài phần trăm ít hay nhiều hơn thì cũng có sao đâu…
    – Vâng, người ta có thể làm được mọi việc như vậy. Chỉ có điều là bây giờ Putin dựa vào đó và nói rằng: “Không có đa số để phế truất theo quyết định của Hiến pháp”, và vì vậy đã căn cứ vào bức thư mà Yanukovych đã gửi cho ông ta.
    Ngoài ra: Khi bỏ phiếu ở Nghị viện có rất nhiều người trang bị vũ khí đứng ở đó. Điều này không thật đặc biệt dân chủ. Và trong đợt trưng cầu dân ý vào chủ nhật tới ở Krym cũng sẽ có nhiều binh lính có trang bị vũ khí có mặt ở đó. Cả điều này cũng không thật đặc biệt dân chủ.
    Điều thú vị là, thưa Thủ tướng Liên bang, bà có nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý như vậy không được Hiến pháp Ukraine cho phép. Vậy thì lúc nào nó có hiệu lực và lúc nào thì không? Khi bỏ phiếu phế truất Tổng thống thì nó không có hiệu lực, và khi tiến hành trưng cầu dân ý ở Krym thì bỗng nhiên nó lại có hiệu lực. Các quý vị phải biết rằng: Quý vị chấp nhận toàn thể Hiến pháp Ukraine hay chỉ là một số phần nhất định của nó, những phần dễ chịu đối với các quý vị? Đây là một kiểu cách mà tôi biết và không thích.
    Tiếp theo đó một chính phủ mới đã được thành lập và ngay lập tức được công nhận bởi Tổng thống Obama, bởi cả EU và cả chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức. Thưa bà Merkel! Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Môi trường, Viện trưởng Viện Công tố tối cao – tất cả họ đều là các thành viên phát xít. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia là người đồng sáng lập Đảng phát xít Swoboda. Các thành viên phát xít chiếm giữ những vị trí quan trọng và áp đảo, chẳng hạn trong khu vực an ninh. Chưa bao giờ những kẻ phát xít tự nguyện từ bỏ quyền lực, một khi họ đã chiếm giữ một phần của nó.
    Tối thiểu thì chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức phải vạch rõ đường giới hạn ở đây, cho dù chỉ vì quá khứ lịch sử của chúng ta.
    Khi mà đảng FPÖ (Đảng cánh hữu ở Áo) của Haider tham gia chính phủ Áo, thậm chí đã có các biện pháp tẩy chay quan hệ và tương tự. Vậy mà đối với những kẻ phát xít ở Ukraine chúng ta lại án binh bất động? Swoboda có những mối quan hệ vô cùng mật thiết với NPD (Đảng phát xít mới ở Đức) và với các đảng Nazi khác ở châu Âu. Chủ tịch của Đảng này, Oleg Tjagnibok, đã tuyên bố nguyên văn như sau. Bây giờ tôi sẽ trích dẫn; các quý vị phải nghe những gì ông ta đã nói, nguyên văn như sau:
    “Hãy cầm lấy súng, hãy chiến đấu chống lại bọn lợn Nga, bọn Đức, bọn lợn Do Thái và những bọn hạ đẳng khác.”
    Kết thúc phần trích dẫn. Tôi nhắc lại. Người đàn ông này đã nói như sau:
    “Hãy cầm lấy súng, hãy chiến đấu chống lại bọn lợn Nga, bọn Đức, bọn lợn Do Thái và những bọn hạ đẳng khác.”
    Kết thúc phần trích dẫn. – Hiện tại đang có những sự tấn công đối với người Do Thái và người Cánh tả, vậy mà các quý vị không hề nói một điều gì về việc này? Vậy mà các quý vị vẫn nói chuyện với những người của Swoboda? Tôi cho đây là một vụ tai tiếng. Tôi phải nói thẳng với các quý vị như vậy.
    Bây giờ thì – như đã báo trước – các quý vị muốn đưa ra các biện pháp trừng phạt, nếu như không còn có cách nào khác. Nhưng mà việc này sẽ không gây ấn tượng đối với Putin. Nó sẽ chỉ làm cho tình hình căng thẳng thêm. Kissinger, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, có lý. Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt không phải là dấu hiệu của một chiến lược, mà là dấu hiệu cho việc thiếu đi một chiến lược. Điều này cũng đúng với các chuyến bay quân sự đang diễn ra tới tấp ở Ba Lan và các nước Cộng hoà vùng Ban Tích. Làm như vậy là vì mục đích gì? Các tài khoản của Yanukovych và thuộc hạ của ông ta bị phong toả, vì đây là tiền bị ăn cắp của quốc gia. Câu hỏi của tôi là: Các quý vị không biết điều này từ trước đó à? Câu hỏi thứ hai: Tại sao lại chỉ là tài khoản của những người này? Thế còn tài khoản hàng tỉ bạc của các trùm tài phiệt ủng hộ cho những lực lượng khác thì sao? Tại sao ở đây các vị lại không làm gì cả? Tại sao mọi việc lại diễn ra một chiều như vậy?
    Chỉ có con đường của ngoại giao.
    Thứ nhất. Phương Tây phải công nhận quyền lợi an ninh chính đáng của Nga ở Krym, như giữa chừng Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã thừa nhận. Phải tìm ra một quy chế cho Krym mà Ukraine, Nga và chúng ta có thể chấp nhận.
    Phải đưa ra đảm bảo đối với Nga rằng Ukraine sẽ không trở thành thành viên của NATO.
    Thứ hai. Tương lai của Ukraine nằm ở chức năng cầu nối giữa EU và Nga.
    Thứ ba. Ở Ukraine phải triển khai một quá trình trao đổi và hoà giải giữa miền Đông và miền Tây, có thể là thông qua một hệ thống liên bang hay là một liên minh quốc gia, có thể là với hai chức danh Tổng thống.
    Điều mà tôi trách cứ EU và NATO: Cho đến hiện tại chưa ai tìm và tìm thấy quan hệ với Nga. Bây giờ điều này phải thay đổi một cách triệt để.
    An ninh ở châu Âu không thể có được nếu không có Nga hoặc chống lại Nga, mà chỉ có thể có được cùng với Nga. Nếu như cuộc khủng hoảng này vào một ngày đó được khắc phục thì một lợi thế có thể có được là công pháp quốc tế sẽ được mọi bên cùng tôn trọng. Xin cảm ơn.”
    Vậy ông Putin đang ở đâu? Cảm ơn tác giả đã viết để bạn đọc hiểu về thế giới đã chiều.

  4. Sự Thật says:

    Phải nên chịu khó đọc báo hơn để nhìn nhận đúng mới là người tiến bộ bạn Dâm Tiện a!
    Tôi tặng bạn nhé để đọc mà sám hối:
    Nước Pháp nói gì?
    Cùng quan điểm này nhưng thẳng thắn hơn Bà Marine Le Pen – Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia theo đường lối cực hữu của Pháp, mới đây đã thẳng thừng lên tiếng đổ lỗi cho Liên minh Châu Âu (EU) về việc đã tuyên bố cuộc Chiến tranh Lạnh mới nhằm vào Nga. Theo bà, điều này sẽ làm tổn thương đến tất cả các bên có liên quan.
    Những phát biểu trên được bà Le Pen đưa ra khi bà có chuyến thăm chính thức đến thủ đô Moscow hồi cuối tuần vừa rồi, báo chí Nga đưa tin.
    Quan hệ giữa Nga và Châu Âu đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây sau khi Tổng thống Vladimir Putin tiến hành sáp nhập Crimea vào Nga, khiến EU nổi giận đùng đùng, tung ta một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào hàng chục quan chức và nghị sĩ nổi tiếng của Nga.
    Bà Marine Le Pen – Lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia Pháp
    Tuy nhiên, bà Le Pen cùng với rất nhiều nhà lãnh đạo của phe cựu hữu và cực tả khác tin rằng, gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ Brussels đề nghị mối quan hệ thân thiết hơn với Ukraine – một động thái mà Moscow phản đối.
    “Tôi rất kinh ngạc khi người ta lại tuyên bố một cuộc Chiến tranh Lạnh với Nga ở Liên minh Châu Âu”, Nhà lãnh đạo Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp Le Pen cho biết tại cuộc gặp với ông Sergei Naryshkin – Chủ tịch Hạ viện Nga.
    “Điều đó không phù hợp với mối quan hệ truyền thống, thân thiện cũng như không phù hợp với lợi ích kinh tế của đất nước chúng ta hay của các nước Liên minh Châu Âu. Nó gây hại đến các mối quan hệ tương lai”, bà Le Pen chỉ trích gay gắt.
    Quan điểm của bà Le Pen trùng với lập trường đã từng được đưa ra trước đó của Lãnh đạo phe cực hữu của Australia Heinz-Christian Strache. Ông này đã công khai dứng về phía Tổng thống Nga Putin, lên án các biện pháp trừng phạt của EU là nực cười. Đối tác chính trị người Hà Lan của bà Le Pen – ông Geert Wilders cũng thẳng thừng tuyên bố Liên minh Châu Âu (EU) là người gây ra lỗi lầm đầu tiên.
    Cách mà Châu Âu xử lý cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể trở thành một vấn đề trong các cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy, những đảng phái cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc sẽ có kết quả tốt trong cuộc bầu cử sắp tới. Cụ thể, các cuộc thăm dò dư luận ở Pháp cho thấy, Đảng Mặt trận Quốc gia đang nổi lên là đảng hàng đầu của Pháp trong cuộc bầu cử Châu Âu.
    Tại cuộc gặp với bà Le Pen, ông Naryshkin – một trong những vị quan chức Nga đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt phong tỏa tài sản và cấm đi lại của EU, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Nga và Pháp nhưng khẳng định mối quan hệ này đang bị căng thẳng bởi “các chiến dịch bài Nga, chống Nga” của nhiều quốc gia Châu Âu.
    Mỹ và Liên minh Châu Âu luôn cáo buộc và bày tỏ lo ngại về việc Tổng thống Nga Putin có thể tìm cách giành quyền kiểm soát nốt các khu vực phía đông và phía nam Ukraine sau vụ sáp nhập Crimea. Các nước này cảnh báo sẽ áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới nhằm vào nền kinh tế Nga nếu khủng hoảng Ukraine leo thang.
    Hiện tại, phong trào biểu tình rầm rộ đang lan rộng khắp khu vực đông nam Ukraine. Những người biểu tình đã chiếm đóng hàng loạt tòa nhà chính quyền và trụ sở cảnh sát ở nhiều thành phố. Kiev cho rằng, Nga có thể sử dụng cái cớ này để đưa quân vượt biên giới vào xâm chiếm nước họ. Moscow liên tục bác bỏ mạnh mẽ những cáo buộc trên. 0
    Bà Le Pen – một cựu nghĩ sĩ thẳng tính cho biết, các khu vực phía đông Ukraine nên được phép lựa chọn con đường độc lập hơn với Kiev. “Ý tưởng thành lập chế độ liên bang sẽ cho phép các khu vực có quyền tự trị lớn hơn và có quyền quyết định tương lai của họ một cách độc lập”, hãng tin Interfax dẫn lời bà Le Pen cho hay.
    Cảm thấy bất an trước một chính quyền lâm thời mới ở Kiev có nhiều phần tử có tư tưởng bài Nga, phân biệt đối xử với người gốc Nga, các khu vực phía đông và phía nam Ukraine đã vùng lên đòi quyền tự trị lớn hơn, đòi độc lập hơn trong việc đưa ra quyết định về tương lai của họ. Các khu vực này muốn thiết lập một mối quan hệ gắn bó, thân thiết hơn với Nga bởi đa số người dân nơi đây có gốc Nga hoặc nói tiếng Nga.

  5. việt gian says:

    bố mấy thằng việt gian rởn mỡ.

  6. Quan điểm người đồng minh thân nhất của Hoa kỳ.
    Theo báo chí phưưong Tây ngày 15 tháng 4 năm 2014.
    Israel – đồng minh thân thiết hàng đầu của Mỹ, trong hai tuần qua đã liên tục bày tỏ sự lo ngại rằng, việc công khai áp dụng một lập trường chống Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể gây ra tổn thất thực sự đối với các lợi ích an ninh của họ, một quan chức Israel tham gia các cuộc hội đàm với Washington đã cho tờ Haaretz biết như vậy.
    Ngoại trưởng Israel Avigdor Lieberman
    Tờ Haaretz hôm 13/4 đưa tin, Washington đang nổi điên trước việc Jerusalem không công khai lên tiếng chỉ trích Nga về vụ sáp nhập Crimea. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, một trong những lý do khiến Nhà Trắng nổi giận là vì Israel đã vắng mặt tại cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc cách đây 2 tuần nhằm lên án vụ sáp nhập Crimea của Nga cũng như để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine.
    Chính sách “không can thiệp” của Israel vào vụ sáp nhập Crimea của Nga đã khiến chính quyền Mỹ thực sự cảm thấy tức giận. Các thành viên của Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao cho biết, họ rất thất vọng khi Israel không ủng hộ lập trường của Mỹ trong vấn đề Ukraine.
    “Chúng tôi đã tham vấn và bàn bạc rất kỹ về vấn đề Ukraine với các đối tác và đồng minh trên khắp thế giới. Rõ ràng, chúng tôi đang trông chờ toàn bộ cộng đồng quốc tế lên án hành động của Nga và ủng hộ Ukraine, vì thế, chúng tôi rất kinh ngạc khi Israel không đến tham gia cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc”.
    Trong các cuộc đàm phán ở cả cấp làm việc và cấp cao hơn diễn ra suốt hơn 2 tuần qua, Israel đã nhiều lần giải thích lập trường của họ về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng như lý do tại sao nước này vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu nói trên. Giới chức Israel cho biết, trong khi Bộ Ngoại giao và Quốc hội Mỹ thể hiện sự thông cảm đối với lập trường của Israel thì Nhà Trắng vẫn không cảm thấy bị thuyết phục trước những lời giải thích từ Jerusalem.”
    Nhưng nếu Israel theo Mỹ đối đầu Nga thì sao? Rõ rằng sẽ đẩy Nga bán vũ khí cho Iran và các đồng mình khác của nước này tại Trung đông thì hậu quả sẽ là vô cùng tai hại. Nhưng quan trọng là nhì từ thực tế thì Israel đã không tán thành chính sách chiến tranh lạnh hậu Xô-viết của Hoa kỳ và một số nước châu Âu gây ra khiến Nga cảm thất bất ổn khi bị kẻ khác đâm lưng mình mà sự chia sẻ của nhiều nhà chính trị và ngoại giao của châu Âu đã thẳng thừng tuyên bố mới đây. Người ta đang lo lắng khi các ứng cử viên Tổng thống ở Ucraina Oleh Tsarev đã bị những người cấp tiến ở Kiev bị những kẻ cực đoan đánh hội đồng trọng thương và hiện đang trong tình trạng nguy kịch bắt ông phải rút lui khỏi sân khấu chính trị. Cùng hoản cảnh đó ông Dobkin bị ném chai nước khử trùng màu xanh và chất flour. Ứng viên Mikhail Dobkin đại diện cho miền Đông vì một mục đích duy nhất là những kẻ này để chỉ còn một nhà nước mới phân biệt chủng tộc cùng thể chế phát-xít bài Do Thái, Nga, Đức.
    “ Sự bất mãn của Mỹ với đồng minh thân thiết hàng đầu Israel trong chính sách về Ukraine đã được phơi bày rõ nét trong cuộc họp hồi tuần trước ở thủ đô Washington giữa Ngoại trưởng Avigdor Lieberman và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice. Ông Leiberman đã giải thích rằng Israel không tham dự cuộc bỏ phiếu tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Ukraine do cuộc đình công của các nhân viên Bộ Ngoại giao Israel. Ngoại trưởng Leiberman cho hay, trong cuộc đình công mới nhất, cách đây 3 năm, Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev đã phải hoãn chuyến thăm dự kiến đến Israel vào giây phút cuối cùng và Nga đã hiểu tình hình mà không thể hiện sự tức giận. Bà Rice đã lắng nghe những phát biểu của Ngoại trưởng Lieberman nhưng nhấn mạnh rằng, chính quyền Mỹ rất thất vọng về cách hành xử của Israel. ( Kiệt Linh VNMedia tổng hợp)
    Kệ Mỹ, Tổng thống Afghanistan ủng hộ Crimea về Nga
    Tổng thống Hamid Karzai tuyên bố ông ủng hộ quyết định của người dân Crimea để sáp nhập với Nga. Trong khi Tổng thống Belarus Lukashenko nhấn mạnh, Crimea là một phần của Nga.
    Tờ Pazhvok đưa tin, ông Karzai đã thẳng thắn tuyên bố ủng hộ quyết định của người dân Crimea để về với ‘đất mẹ Nga” trong một cuộc họp với đoàn dân biểu từ Mỹ ngày 22/3.
    Cơ quan báo chí của Tổng thống Karzai dẫn lời ông cho biết: “Crimea đã quyết định trở thành một phần của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Người dân Crimea đã quyết định tương lai riêng của họ. Chúng tôi tôn trọng quyết định này”.
    Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.
    Cơ quan báo chí của Tổng thống Karzai dẫn lời ông cho biết: “Crimea đã quyết định trở thành một phần của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Người dân Crimea đã quyết định tương lai riêng của họ. Chúng tôi tôn trọng quyết định này”.
    Trong khi đó, Tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố, Belarus công nhận Crimea là một phần của Liên bang Nga trên tinh thần hoàn toàn ủng hộ chứ không hề bị ai ép buộc.
    “Ngày nay Crimea là một phần của lãnh thổ Nga. Bạn có thể công nhận hay không công nhận điều đó. Sẽ chẳng có gì thay đổi. Không ai có thể ép buộc chúng tôi công nhận sự thật đó hoặc ủng hộ quyết định của Nga”, ông Lukashenko tuyên bố trong cuộc họp báo tại Minsk hôm qua.

    Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

    Tổng thống Lukashenko cũng nhấn mạnh, là một công dân ông cảm thấy bi quan về những sự kiện gần đây ở Ukraine và “Nga đã buộc phải đưa ra các biện pháp như vậy”.
    Cuối cùng, ông Lukashenko cam kết, Belarus sẽ sát cánh cùng Nga: “Chúng tôi bị ràng buộc bởi một thỏa thuận với Nga. Chúng tôi sẽ sát cánh bên Nga. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách cân bằng nhưng nếu ai đó hỏi, chúng tôi sẽ không ngần ngại tuyên bố chúng tôi luôn đứng về phía Nga và tôi cũng đã nói điều này với Tổng thống Putin”.
    Bạch Dương (tổng hợp)

  7. nguyễn như vân says:

    Tác giả này nói nghe thì cũng thấy hay phết, nhưng thực ra cũng chỉ là người nhận xét một cách phiến diện lắm. Ông này ăn cơm Mỹ nên phải đi chửi thằng Nga, không lẽ chửi và nói xấu bố mình. Mỹ và EU không ngông cuồng và quá trớn trong vụ Ucraina thì Nga đâu có cớ gì mà sát nhập được Krym. Người ta thường có câu ” gieo nhân nào thì gặp quả ấy” . Thế thôi có gì đâu mà phải gòa khóc thế.

  8. Các bạn viết theo nhận thức của riêng mình thì đó là cái quyền nhưng miệt thị một đất nước, vu khống một lãnh đạo của quốc gia xứ người là vô lễ. Để các bạn Dam Tiện và một vài kẻ có tâm đen vì ông, cha và bản thân là kẻ thất sủng giận cá chém thớt nên tôi gửi tặng họ bài báo này đăng trên báo Đức để mà xấu hổ nếu là một người biết trọng danh dự:
    Châu Âu không tuân lệnh Mỹ, khiến OBama bẽ bàng.
    Mỹ đang tìm mọi cách để thuyết phục Châu Âu về sự cần thiết phải tung thêm các biện pháp trừng phạt mạnh tay và hà khắc hơn nhằm vào Nga vì vấn đề Ukraine. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phương Tây đang khá lưỡng lự vì ít nhiều “sợ uy” của Nga. Điều này có thể khiến Mỹ cảm thấy bẽ bàng.
    Ảnh minh họa
    Liệu Liên minh Châu Âu (EU) có dám trừng phạt Nga?
    Mỹ đang kêu gọi Liên minh Châu Âu (EU) cùng “phối hợp tác chiến” để trừng phạt Nga thêm nữa đồng thời cảnh báo Moscow hãy lùi bước nếu không muốn bị những “cú đánh” về tài chính.
    Châu Âu rõ ràng đang bị đẩy vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa muốn ủng hộ đồng minh Mỹ trừng phạt Nga nhưng lại vừa lo sợ một cuộc chao đảo về kinh tế gây ra từ hành động áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại nghiêm khắc hơn với đối tác Nga.
    Châu Âu vốn là đối tác thương mại hàng đầu của Nga, vì thế Châu Âu có ảnh hưởng khá lớn và có thể gây bất ổn cho nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, cũng tương tự như vậy, Nga cũng nắm trong tay khả năng có thể khiến nền kinh tế EU chao đảo.
    Các nhà kinh tế cho biết, Mỹ có nguy cơ rơi vào tình trạng yếu thế vì không có sự ủng hộ của Châu Âu. Và đây là nguy cơ nhãn tiền bởi các nước Liên minh Châu Âu không hề muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với Moscow bởi điều đó gây ảnh hưởng chính đến sự ổn định về tài chính đối với Châu Âu và còn có nguy cơ gây nguy hiểm đến nguồn cung cấp năng lượng chính cho họ.
    Tổng thống Barack Obama đã ký sắc lệnh cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các ngành công nghiệp then chốt của Nga. Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh Châu Âu cũng sẽ có cuộc họp để bàn về khả năng tung ra thêm các biện pháp trừng phạt nếu Moscow tiếp tục phớt lờ cảnh báo của phương Tây.
    Biện pháp trừng phạt của Mỹ ảnh hưởng đến EU nhiều hơn Nga
    Đề cập đến các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm vào Nga, một số chuyên gia cho rằng, nó chẳng có ích gì và chẳng gây ảnh hưởng gì đến Nga. Các công ty Nga vốn trong nhiều năm qua đã bị phân biệt đối xử ở phương Tây. Không có sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự, tình hình xin cấp visa cũng tồi tệ, vì thế khi Mỹ và EU nói rằng, họ cắt đứt quan hệ quân sự với Nga thì điều đó đồng nghĩa với việc họ chẳng làm gì cả.
    Nói đến các biện pháp trừng phạt gây tổn thương đến nền kinh tế Nga, vấn đề nằm ở chỗ những biện pháp mà Mỹ và EU có thể áp đặt sẽ không chỉ gây ảnh hưởng riêng đến Nga mà còn “làm đau” chính các nước phương Tây.
    Mỹ không mua bất kỳ vũ khí nào của Nga. EU hầu như không mua các sản phẩm hàng hoá từ Nga. Các nước này gần như đóng thị trường với Nga. Vì thế, Mỹ và EU chẳng thể nói, từ giờ chúng tôi sẽ không mua trực thăng của Nga hay không mua các sản phẩm công nghiệp của Nga.
    Họ chỉ có thể nói là không mua khí đốt tự nhiên hay dầu mỏ từ Nga nhưng nếu họ làm thế thì bản thân chính họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề kinh tế to lớn. Kết quả là các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU tác động đến nền công nghiệp của Châu Âu nhiều hơn là đối với ngành năng lượng Nga. Điều này đặc biệt đúng khi mà Nga đã sẵn sàng mở cửa thị trường dầu khí cho khách hàng khổng lồ tiềm năng Trung Quốc.
    Với những phân tích ở trên, rõ ràng ở đây chúng ta đang rơi vào một tình huống mà Mỹ sẽ có mâu thuẫn với Châu Âu trong vấn đề trừng phạt Nga. Mỹ muốn những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn nhằm vào Nga và chính quyền Tổng thống Obama đang hối thúc điều đó. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu thì chần chừ không muốn theo Mỹ bởi tất nhiên họ hiểu ra rõ rằng, việc theo đuôi Mỹ sẽ khiến các ngành công nghiệp, kinh doanh của họ mất hàng tỉ euro. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhiều người dân Châu Âu nổi giận trong bối cảnh khu vực này trong những năm qua đã và đang phải chật vật chống lại sự trì trệ của nền kinh tế. Và ở Đức – một cường quốc mạnh hàng đâu Châu Âu, đang diễn ra một thứ gì đó giống như một mặt trận lớn chống lại chính sách trừng phạt của các nước Châu Âu với những đại gia hàng đầu như Siemens hay Volkswagen tuyên bố sẽ không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào nhằm vào Nga. Diễn biến này là điều chưa có trong tiền lệ kể từ sau Thế chiến II. Thực tế này chắc chắn sẽ không khỏi khiến Mỹ cảm thấy bẽ bàng. Siêu cường này phải chấp nhận thực tế, họ không thể điều khiển các nước khác trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích lớn của họ.
    Hiện tại, mọi người vẫn chờ xem sau cuộc họp của Ngoại trưởng của các nước thành viên EU, phương Tây có theo chân Mỹ tung ra đòn trừng phạt mới với Nga hay không. Trong khi giới chức chính trị đang thảo luận thì giới kinh doanh ở Châu Âu đang kêu gọi bạn bè của họ trên chính trường chấm dứt chính sách trừng phạt ngu ngốc bởi nó chẳng đi đến đâu mà chỉ cướp đi của khu vực hàng tỉ euro.
    Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang chứng kiến cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Mỹ và phương Tây ra sức đổ lỗi cho Nga về tình hình bất ổn ở Ukraine và tìm cách gây sức ép, cô lập Nga.

  9. Nói Thật says:

    Putin tin đang sống ở thế giới mà họ hạ bệ anh khổng lồ hết hơi Mỹ định chọc lưng Nga đấy. Và cuối cùng anh Khổng lồ hết hơi kêu gào đàn em trừng phạt cấm vận kinh tế Nga mà không đàn em nào nghe lời. Anh ngồi và gào khóc một mình. Các cậu ngồio khóc chung đi để ta thuê thợ kèn nữa là thành đám ma thôi.

    • Hồ Bác Cụ says:

      Trông người lại ngẫm đến ta,
      Đến khi mất nước chạy qua Nga Tàu

      Mấy ông bà người Việt hải ngoại “khóc” vì lo mất nước vào tay bọn Tàu khựa giống y như việc đang xảy ra ở Ukraina. Trong khi đó, bọn tay sai bán nước cho Tàu khựa vui mừng vỗ tay mong cho ngày mất nước chóng đến để bọn chúng được quì mọp đầu dưới chân các quan thày Tàu của chúng. Khi đó, bọn chúng mong sẽ được giàu to hơn bây giờ tiền bạc tha hồ rửa ở ngoại quốc, vì từ tên phản quốc Hồ chí minh, cho đến Nguyễn Tấn Dũng đều theo đuổi định huớng: Không gì mau chóng leo lên đỉnh sang giàu trong thiên hạ hơn bán nước. Người khóc là người thuơng nước, còn kẻ cười người lại chính là kẻ tay sai bán nước vậy!!!!

    • vui says:

      http://www.themoscowtimes.com/article/497807.html
      Ka ka ,cứ tự sướng đi !Đọc xong thì rõ thôi mà .

  10. Nguyễn Thanh Tùng says:

    Tham quyền cố vị không sớm thì muộn sẽ đưa đến độc tài và phản cách mạng. Putin của Nga cũng không phải là ngoiại lệ. Với việc luân phiên giành quyền làm Tổng thống nước Nga ông ta đã chứng tỏ là một người tự cho mình là tài giỏi hơn mọi người khác ở Nga thời hiện tại. Từ đó ông ta trở thành nhà độc tài phi dân chủ. Bảo thủ và phản cách mạng sẽ dẫn đến thực thi một chính sách quân phiệt và đế quốc. Tất yếu sẽ dẫn đến diệt vong. Bằng sự xâm lược Ucraine, Putin dã tự đào huyệt chôn mình. Đế chế Putin Nga hoàng đang trên con đường diệt vong. Theo tôi suy đoán sẽhông chậm hơn 2050. Sao năm 2050, nếu những người nắm quyền kế tiếp Putin không tỉnh ngộ thì nước Nga sẽ hoàn toàn sụp đổ và một phần lãnh thổ của Nga sẽ rơi vào tay những nước khác đặc biệt là phần lớn lãnh thổ Châu Á phía Đông Nga sẽ bị sáp nhập vào Trung quốc.
    hãy chờ xem lời tiên tri của tôi ngày hôm nay có đúng hay không nhé các bạn. Đừng quên lúc đó gửi lời thán phục đến cho tôi ở địa chỉ tungnguyen878@hotmail.com. Tôi hứa với các bạn dù lúc đó có thể tôi đã về thế giới bên kia, tôi sẽ vẫn nhận được email của các bạn và mỉm cười với các bạn đấy.

Phản hồi