WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dòng hồi ức về biến cố 30 – 04 – 75

30_thang4_SaigonMới ngày nào đây, khi còn sống ở Việt Nam thân yêu, cả gia đình sum họp đầy đủ. Bây giờ kẻ còn người mất, lại thêm những người mới được sinh ra, tất cả đang sống an bình, đầy đủ vật chất, nhưng tâm hồn thì lưu lạc ở nước người. Âu, cũng là do biến cố 30 – 4 – 75 xẩy ra, đã làm thay đổi cả một đất nước, cả một lịch sử, cả một đời người. Thế mà thấm thoắt đã 39 năm trôi qua. Giật mình hồi tưởng, giống như một giấc chiêm bao. Thực và hư. Cái được và mất. Cái có và không. Vui buồn lẫn lộn. Ôi, kiếp người, nghĩ cũng lạ thay.

Nhớ lại bài thơ đã làm, lúc xa Sài Gòn:

Chầm chậm những bước chân

hôn lên hè phố

ngập ngừng em gái kiêu sa

thoảng mùi hoa lan

tiếc ngày quí phái

*

Hai bên lề đường

hàng sao hàng me

đã là

ngày của năm xưa

nghe xa mịt mờ

cây lắm khi già

bao lớp đi qua

vẫn xanh mầu lá

nghe thân quen

cuồn cuộn quay tròn

*

Đếm gốc già

thoáng đã trăm năm

cây lịch sử thở dài

dọc đường tự do mắt uống khắp thân quen

chỗ nào cũng tiếc

chỗ nào cũng thấy yêu thương

không biết có viên gạch nào biết đau

khi những bước chân dậm tủi hờn

hàng trăm năm chưa ngớt

nằm chất trong tim

đầy ắp trong thơ

tỏ bày nghìn lời với gió

gió thổi tới mai sau khôn cùng

*

Mùa hạ chiều Sài gòn mơ ngủ

thổi những cuồng giông

bất ngờ

đường phố ướt mèm

nào có làm mát da thơm

nghẹn ngào đau buồn thay lời nói

lúc xa rồi

thành phố đã thay tên

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

(Bài thơ Ngày Xa Sài Gòn, trên đây. Trích trong Thi tập TÊN EM LÀ HOA KỲ, của cùng tác giả, xuất bản tại Hoa Kỳ)

*

Ngày chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình cho Việt Nam (nhưng phải là hòa bình thực sự). Cả Dân tộc mơ ước.

Không phải cho đến ngày 30 – 4 – 75 mới là ngày chấm dứt cuộc chiến. Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam trên nguyên tắc đã được định đoạt  vào ngày 27 – 01 – 1973, khi Hiệp định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê về Việt Nam, đã được bốn bên là:  Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Cộng sản) và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tham chiến ký kết.

Tuy nói là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Ba Lê, nhưng đây chỉ là Hiệp Định ngưng bắn, Hòa Bình trá hình, do các nước lớn định đoạt. Không phải là ước muốn của quân và dân sống ở miền Nam Việt Nam.

Để tiến tới được cái gọi là Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, sự thực, đây là kết quả  một cuộc dàn xếp ngưng bắn bí mật về chiến cuộc Việt Nam giữa Bắc Kinh và Hoa Kỳ trước đó, do Ngoại Trưởng Mỹ  Henry Kissinger sang Trung Quốc đàm phán.

Trong quá trình diễn biến, mặc cả trong Hội Nghị Ba Lê, bề mặt là bốn phái đoàn của các phe lâm chiến tham dự, nhưng  thực chất là do hai phái đoàn của Mỹ và Bắc Việt, do Kissinger và Lê Đức Thọ đại diện định đoạt, còn Phái đoàn của Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng miền Nam chỉ là kẻ “ăn theo”, thứ yếu. Đôi lúc có những mặc cả khó khăn, Hội nghị thường gặp bế tắc, hai người chủ chốt này thường gặp nhau bí mật, ‘đi đêm’ để giải tỏa bế tắc.

Chúng ta còn nhớ, sau ngày Hội nghị Hòa Bình Paris thành công, được ký kết, cả hai  người, Kissinger và Lê Đức Thọ được trao Giải thưởng Quốc tế Nobel Hòa Bình, của Hàn Lâm Viện Thụy Điển.

Tổ chức Hội đàm Paris  kỳ này, mục đích là để Hoa Kỳ có lý do chính đáng nhằm để rút hơn 500 ngàn quân lính viễn chinh, và quân đội các nước tham chiến như: Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan ra khỏi Việt Nam, vì dân chúng và Quốc Hội Mỹ không ủng hộ cuộc chiến tranh, đã làm hơn 72 ngàn binh sĩ Mỹ hy sinh và hàng trăm ngàn chiến sĩ bị thương. Hơn nữa cuộc chiến đã làm phân hóa và chia rẽ trầm trọng trong nội bộ nước Mỹ, cụ thể là vụ đặt máy nghe lén Watergate của Đảng Cộng Hòa đối với đảng Dân chủ.

Không phải khi không mà Hiệp Định Paris được tiến hành. Trước thời gian đó, từ đầu năm 1972 cuộc chiến tranh Việt Nam đã leo thang đẫm máu, Cộng quân đã cho nhiều sư đoàn thiện chiến tấn công vào các tỉnh phía bắc của miền Trung Việt Nam như tiến đánh Lộc Ninh, Bình Long, Phước Long , Kontum , rồi Khe Sanh, Đông Hà . Ác liệt nhất là trận tiến chiếm Cổ thành Quảng Trị ngày 1 – 5 -1972. Sau một thời gian chiến đấu đẫm máu khốc liệt, giằng qua kéo lại, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm lại ngày 25 – 7 – 72 và chiếm giữ phía bên này sông Thạch Hãn.

Phía Mỹ cũng đã dùng không lực từ Hạm đội 7, và các pháo đài B52 xuất phát từ những căn cứ bên Thái lan để không kích miền Bắc Việt Nam. Cuộc không kích dữ dội kinh khủng chưa từng có trước đó, được mệnh danh là Điện Biên Phủ trên không , song cũng không chiến thắng được đối phương , nên phía Mỹ phải giải quyết chấm dứt cuộc chiến trên bàn hội nghị, trong thế chẳng đặng đừng, là Hội đàm Paris như chúng ta đã biết.

Thực chất Hiệp Định Tái Lập Hòa Bình Paris, chỉ là trá hình như đã nói ở trên, không ai mong đợi, chỉ làm lợi thế cho phe Cộng sản có thời gian chuẩn bị, dễ bề thôn thính miền Nam hai năm sau đó!

Sau ngày 27 – 1 – 1973, Hội nghị Ba lê được bốn bên ký kết có hiệu lực. Cuộc ngừng bắn phải thi hành ngay tức khắc. Bên nào đóng quân ở đâu phải giữ nguyên vị trí, án binh bất động, theo như những điều khoản trong Hiệp định ngừng bắn qui định, đồng thời  các bên tham chiến thành lập Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên, lên danh sách trao trả tù binh. Nhưng  ngay sáng ngày hôm sau, khi bản văn chưa ráo mực, Việt cộng đã vi phạm và cho pháo kích, dành dân, lấn đất, ở khắp các làng quê hẻo lánh của miền Nam.

Phải nói rằng, phía Cộng sản kể từ khi ký kết cho đến 30 – 4- 75 họ luôn luôn không tôn trọng ngừng bắn, đi đến phá vỡ Hiệp định mà họ đã ký kết.

Cộng sản ngoài những vi phạm các điều trong Hiệp Định ở chiến trường, lợi dụng thời gian ngưng bắn, để chúng tăng cường hoạt động tuyên truyền, chống phá chính quyền bằng những chiêu bài:  như Phong trào Phụ nữ đòi Quyền Sống của Bà Luật sư ngô Bá Thành, Phong trào Sinh viên Học sinh của Huỳnh Tấn Mẫm, Phong trào Thanh sinh công của Linh Mục Phan Khắc Từ, Nguyễn Ngọc Lan v. v. . . Những chống phá của các Dân Biểu thân cộng như: Ngô Công Đức, Hồ Ngọc Nhuận, Lý Quý chung, Lý Chánh Trung. . ., những Tạp chí Đối Diện của Linh mục Chân Tín. Nguy hiểm nhất là Việt cộng nằm vùng đã trà trộn trong hàng ngũ Phật giáo của khối Ấn Quang do Thượng tọa Trích Trí Quang, Thượng tọa Thích Thiện Minh lãnh đạo.

Song song với việc làm lũng đoạn, phá rối ở các thành thị do Mặt Trận Giải phóng Miền Nam chủ xướng, Bắc Việt đã lợi dụng Hiệp định Hòa Bình và việc Mỹ rút quân, không ngừng gia tăng bổ xung quân viện, vũ khí, lương thực, quân trang, quân dụng từ miền Bắc xâm nhập theo đường mòn Hồ Chí Minh vào các tỉnh ở Cao Nguyên và miền Trung Việt Nam nhằm chuẩn bị Chiến dịch Hồ Chí Minh, Tổng tấn công xâm chiếm miền Nam như Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản đã hoạch định.

Lợi dụng tình hình chiến sự ngày càng bất ổn của Việt Nam Cộng Hòa, sau khi đồng minh rút quân và Mỹ cúp viện trợ quân sự, ngày 10 – 3 – 1975, Cộng quân chiếm tỉnh lỵ Ban Mê Thuật, rồi tuần tự các tỉnh Pleiku, Khánh Hòa, Lâm đồng, Đà Lạt, Phú Yên. Quân Đoàn II đã mất. Các tỉnh ở vùng 1 Chiến thuật như Đà Nẵng, Huế cũng được lệnh di tản.

Quân Cộng sản sau đó từ Nha Trang tiến chiếm Phan Rang, Phan Thiết, Bình Thuận, đã tiến công làm tan rã Sư đoàn 18 chiếm tỉnh lỵ Long Khánh, ngày 27- 4 đang tràn về tới Trảng Bom, Biên Hòa.

Lúc này gia đình tôi đã chạy hết về Sài Gòn, còn Bố mẹ tôi từ Lâm Đồng đã chạy xuống Nha Trang, được tàu Hải Quân chở về Sài Gòn, nhưng tàu chạy thế nào, nay nghe nói là còn kẹt ở Phú Quốc.

Kể từ chiều 29 – 4 khi Cộng quân tiến vào Sài Gòn qua ngả cầu Xa lộ Phan Thanh Giản, thỉnh thoảng người dân thành phố nghe thấy tiếng đại bác bắn vu vơ đâu đó từ các chiến xa T-54 , tiếng súng AK nổ dòn khiếp vía. Trong phi trường Tân Sơn Nhất, đạn pháo kích không ngớt để ngăn cản những  chiếc máy bay cất cánh chở người di tản của không lực Việt Nam Cộng Hòa còn kẹt lại.

Trước đó có tin đồn là Việt Cộng sẽ ‘tắm máu’ và sẽ trả thù sau khi họ chiếm được Sài gòn, nên ai cũng run sợ tìm cách trốn chạy.

Hầu hết mọi gia đình trong Sài Gòn, ai có phương tiện gì đều chở người nhà ra Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Bến Chương Dương,  các bến tàu thuộc Nha Quân Vận bên Khánh Hội, để mong xuống tàu thoát thân ra nước ngoài. Nhất là những gia đình có chồng con, hay anh em là quân nhân hết sức hốt hoảng, sợ tới bến cảng không kịp.

Phía Phi trường Biên Hòa, cửa chính vào phi trường nghe nói  cũng đã đóng, vì cộng quân pháo kích rất dữ dội. Nhiều khu vực đã bị đối phương chiếm đóng, máy bay không thể cất cánh, nhiều người bị chết hay bị kẹt không ra được.

Những chiếc chiến xa T-54 và quân xa chở Bộ đội của đối phương càng lúc càng đông, đã tiến vào trung tâm thành phố, họ đang tìm phương hướng tiến về phía Dinh Độc Lập. Lúc này mọi người đều nhốn nháo, lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong nay mai.

Lúc đó tôi đang loay hoay với chiếc xe Honda cà tàng sắp hết xăng, đạp mãi không nổ máy. Chao ơi, ruột tôi nóng như lửa đốt. Làm sao về được nhà trước cảnh dầu sôi lửa bỏng này. Bỗng có anh lính Nhẩy dù chạy ngang qua như đoán biết xe tôi đang cần xăng anh tốp xe lại nói với tôi: “Anh chạy đến gần cầu Trương Minh Giảng, chỗ đó có bồn xăng mà lấy, chủ đã chạy đi ngoại quốc rồi, bà con đang phá kho lấy xăng ở đó, nhanh lên trước khi ‘bọn nó’ tràn vào.” Tôi cám ơn, rồi vội vàng đẩy xe đi.

Trên đường phố người quá đông đúc, kẻ ngược, người xuôi, ai cũng hốt hoảng, lo sợ. Những binh sĩ VNCH có người đã trút bỏ quân phục ngay trên đường phố. Quân trang, ba lô, súng đạn vất ngổn ngang, chẳng ai còn để ý tới những chuyện gì khác, ngoài chuyện phải tìm đường về đến nhà cho nhanh chóng.

Đến được cây xăng, phải chen chúc vất vả lắm mới dành giật được một bình. Tôi vội vã tìm đến nhà một người bạn để hỏi tin tức. Nhà anh bạn ở phía sau trường Đại học Vạn Hạnh. Bỗng nghe thấy một tràng súng nổ phía chợ Trương Minh Giảng, tôi dừng xe lại. Thật hãi hùng, thấy một người lính Dù nằm bất động, máu me lênh láng, trên tay vẫn còn cầm khẩu M-16. Nghe đâu anh vừa tự sát.

Gặp người bạn, cả hai chúng tôi rủ nhau, mỗi người một xe đến tòa Đại sứ Mỹ trên Đại lộ Độc Lập để tìm cách ra đi, vì anh bạn và tôi có danh sách được Mỹ di tản .

Tới được tòa  Đại sứ thật vất vả, vì cảnh người chen lấn đông đúc. Cổng trước Sứ Quán đã đóng kín, phía trong chỉ thấy lính Thủy Quân Lục Chiến nai nịt súng ống đầy mình. Trên trời máy bay trực thăng vần vũ đang lên xuống như mắc cửi trên nóc nhà Sứ Quán, chở người di tản ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi Việt Nam. Người đông như kiến đang chen nhau tiếp cận trong khuôn viên và chen lấn nhau leo vào trong hàng rào, người nào cũng cố bám vứu leo chồng cỡi lên nhau, mong vượt rào để nhẩy lên nóc, được trực thăng bốc đi. Lính Thủy quân Lục chiến Mỹ phía trong hàng rào vẻ dữ tợn, súng lăm lăm trong tư thế nổ súng, nếu ai bất tuân lệnh.

Tiếng đạn pháo kích ở ven đô gầm rú. Nghe nói cổng phi trường vào Bộ Tư Lệnh Không Quân cũng đã đóng, lính gác cổng nhận được lệnh “nội bất xuất ngoại bất nhập”, ai bất tuân lính gác sẽ nổ súng.

Thấy không có hy vọng lọt vào trong khuôn viên Sứ quán, chúng tôi ngán ngẩm chia tay nhau, anh bạn còn ở lại xem tình hình thời cuộc, còn tôi đi về khu Khánh Hội lo cho gia đình đang tạm cư ở nhà cô em vợ .

*

Bữa qua là ngày 28- 4. Tôi về nhà ông bà cụ ở Biên Hòa để đưa chú em vừa chạy thoát chết từ Quảng Đức để về Sài gòn, vì tỉnh Long Khánh đã lọt về tay Cộng quân. Nếu không chạy kịp sẽ rất nguy hiểm. Mà bây giờ, biết chạy về đâu cho an toàn đây? Thôi thì cứ chạy về Sài Gòn rồi mọi việc sẽ tính sau. Trong lúc này ai cũng nghĩ thế. Nhưng cũng có một số người có phương tiện, chạy ra hướng Vũng Tàu để tìm cách ra biển.

Trên xa lộ Biên Hòa, từ Hố Nai trở về Sài Gòn, người người tay xách nách mang, kẻ chạy xe Honda, người đi bộ, lính tráng đầy rẫy. Họ di chuyển bằng chiến xa M48, M113  khó khăn, vì người đi bộ chật ních hai bên đường, nhiều đoàn người và xe phải tìm cách xuống ruộng để di chuyển cho nhanh. Thỉnh thoảng mỗi quãng đường có những hàng rào kẽm gai chắn ngang, nhiều chỗ vẫn còn lính địa phương quân canh gác. Có lẽ cấp trên của họ chưa nhận được lệnh di tản, nên vẫn để lính thi hành nhiệm vụ canh gác.

Chiếc xe Hon da  của tôi chở hai người ngồi sau và ít đồ dùng thường ngày, lạng lách khó khăn, nhiều quãng đường phải xuống xe dắt bộ, đôi lúc phải băng qua ruộng đồng vì trên đường thì nhung nhúc những người và xe quân sự, dân sự ách tắc, không thể vượt qua.

Thật muôn vàn khó khăn, khi tới được chân cầu Phan Thanh Giản SG, đã gần 10 giờ đêm. Người nào người nấy đói khát muốn lả. Lúc này không thể nào tìm được một quán ăn, phải cố gắng chạy về nhà  ở mãi bên Kho 5, Khánh Hội. Đường xá ách tắc đầy rẫy người đi lánh nạn, kẻ đi tìm người nhà. Người nào cũng hớt ha hớt hải, lo sợ không biết khi quân Cộng sản vào tới thành phố mọi sự sẽ ra sao? Tiếng pháo kích khắp ven Đô kinh hoàng không ngớt. Cơn hỗn mang khắp thành phố, mọi người giao động đến cùng độ. Thành phố đã về đêm, mò mẫm mãi rồi anh em chúng tôi cũng đã tới nhà, đúng 12 giờ đêm, trong nỗi kinh hoàng và khốn khổ cùng cực.

Về đến nhà, sau khi cơm nước, tôi quyết định ra bến tàu để tìm đường di tản, kẻo không bao lâu nữa Việt Cộng sẽ tiến vào thành phố, lúc đó có muốn ra đi cũng không còn kịp. Tôi nói với chú em tôi “ Hai anh em mình đi một xe Honda, còn chú Tín (người em rể) đi một xe”.

Chúng tôi ra bến tàu ở Kho 5, Khánh Hội. Thành phố vẫn nhốn nháo trong cảnh sợ hãi. Cổng bến tàu vẫn còn cảnh sát đứng canh gác. Chúng tôi vào trình giấy tờ, mấy người em  mặc quân phục, mang lon trung úy nên nhân viên gác cổng cũng dễ dãi.

Tôi nói với chú em: “Chú xuống tàu xem có còn chỗ trống, có thể đi được không? Mấy giờ thì  ông Chỉ Huy cho khởi hành? Rồi lên cho anh biết, để  anh về nhà di chuyển cả gia đình đến cho kịp giờ, không thôi tàu chạy mất sẽ không đi được.”

Nói xong, mấy người em của tôi vào trong. Chừng một lúc, chú em lên cho tôi biết: “Mọi thứ cần thiết như lương thực, nước uống đã được chuẩn bị đầy đủ”. Đại tá Cục trưởng nói: “Chừng 1 giờ nữa thì ông cho tàu khởi hành”. Tôi  nói với chú em: “Chú ở lại đây cho chắc ăn, để anh về thu xếp mang cả gia đình cùng đi”.

Lúc tôi về đưa gia đình ra tới nơi, thì tàu đã khởi hành, vì thời gian quá gấp rút, họ đã  đã không còn chờ đợi được. Thế là tôi và gia đình phải kẹt ở lại, không còn phương tiện nào để ra đi!

Đêm  29 – 4 – 75, Đài phát thanh Sài Gòn ra rả đọc tuyên bố của Tổng Thống Dương Văn Minh, nội dung mời Cách Mạng tới bàn giao Chánh phủ. Và Nhật lệnh của Thiếu Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng QLVNCH, ra lệnh tất cả Quân nhân các đơn vị buông vũ khí, giao nộp cho Cách Mạng.

Cả đêm qua, tôi không chợp mắt được. Có lẽ nhiều người cũng mang tâm trạng sợ hãi như tôi. Câu hỏi cứ hiện ra trong đầu, không biết ngày mai mọi sự sẽ ra sao? Tất cả có được bình an như người Tổng Thống lâm thời mong muốn “Buông vũ khí giao nộp Cách Mạng để tránh đổ máu.”

Quá nửa đêm thấy người em rể cột chèo hớt hải vác về một bao gạo Mỹ, cậu thở không ra hơi vất bịch xuống giữa nhà nói: “Các kho ở Khánh Hội dân chúng đã phá để vào lấy lương thực, em cũng chen vào dành được một bao, phải khó khăn lắm mới mang về được nhà, vì người hôi của túa ra đông như kiến, dành giật, xô ngã dẫm cả lên nhau, có người phải bỏ gạo lại, vì chen chân và vác bao gạo không nổi. “Sau đó tôi cũng theo cậu em ra kho, kiếm một bao cho gia đình, để phòng hờ, sợ mai này không có ai  buôn bán.

Sáng 30 – 4, lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh đã chính thức đọc trên Đài Phát thanh Quốc gia tại Sài gòn. Thành phố, tình hình thế sự nghẹt thở đến rợn người, vẻ yên tĩnh giả tạo, thỉnh thoảng cũng có tiếng đại bác 130 ly gầm rú, nhưng tiếng gầm rú khủng khiếp nhất là ở trong tâm thức mỗi người. Một vài tràng AK nổi lên đâu đó, cũng có những tiếng súng M16 của người lính VNCH chen lẫn. Phải chăng có tốp lính nào phẫn uất còn chống trả, dù chống trả trong tuyệt vọng. Cũng có thể có người lính nào đó tự sát, vì họ không muốn nhục nhã cúi đầu hàng giặc. Hay cũng có thể một vụ trả thù, ám sát. Vì từ đêm hôm rồi, người ta đã thấy những người mang băng đỏ trên cánh tay áo đi lùng sục ‘phản động’ khắp nơi trong thành phố. Những người mang băng đỏ đó là các cán bộ Cộng sản nằm vùng, hay những người hoạt động bí mật trong khu phố ra mặt chỉ điểm những ai mà chúng cho là nợ máu nhân dân. Quyền sinh sát bây giờ nằm trong tay họ. Cả thành phố bây giờ không khí rất nặng nề, bao trùm sự sợ hãi .

Thỉnh thoảng có xe bọc thép hay xe quân sự tuần tiễu ngang qua. Nhà nào cửa cũng đóng im ỉm, thỉnh thoảng họ lén nhìn ra khe cửa xem có động tĩnh gì không?

Lúc này điều sợ nhất là tiếng gõ cửa vì những tên nằm vùng. Dân chúng thường gọi là “Cách mạng 30”. Không ít người  trước đây là Sĩ quan, công chức cao cấp của Chánh phủ, đã bị gõ cửa bắt, rồi họ bị trói tay, dắt đi mà không thấy trở về. Cũng có không ít người, chỉ vì thù oán cá nhân, lợi dụng tấm băng đỏ trên cánh tay áo, ám chỉ là những tay sai của bên thắng trận, vu oan, hãm hại nhau vì tư thù.

Người ta không ngạc nhiên khi thấy những sinh viên, học sinh trước đây trong phong trào Tranh đấu như Nguyễn Hữu Thống, Võ Như Lanh . . . đeo băng đỏ đã đành, mà người ta còn ngạc nhiên khi thấy Nhà văn được mến mộ Cung Tích Biền, Sơn Nam, Vũ Hạnh . . . cũng đeo băng đỏ. Thật lúc này không thể tin được ai, trắng đen lẫn lộn.

(Sau ngày này, cũng có một số tên tuổi gọi là sinh viên, trí thức, theo đóm ăn tàn, cố phô trương mình là người của Cách mạng , bợ đỡ, bưng bô cho một số Cán bộ Việt cộng, chức to quyền rộng, để hãm hại anh em. Một ngày nào đó chịu không nổi cảnh hà khắc của họ, đã tìm cách vượt biên. Bây giờ thấy bọn họ sống ở hải ngoại cũng vênh vang, hò hét chống Cộng hơn ai hết.

Nhiều người chống Cộng thực sự ngán ngẩm bởi nhiều tên muốn làm tay sai, để về Việt Nam kiếm chút bổng lộc. Khốn khổ thay, Cộng sản lại từ chối. Nhưng bọn này vẫn chưa sáng mắt ra, muốn về việt Nam để ‘xây dựng’ đất nước! Bài học của cha con ông Thiếu tướng Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ còn rành rành).

Sáng 30 – 4, Thành phố Sài gòn giống như một thành phố chết, không sinh hoạt buôn bán, mọi công việc tất cả đã ngừng hoạt động, cảnh chết chóc bi thương, lo sợ, bao trùm lên hầu hết mọi người dân, bất kỳ già trẻ.

Những xe Jeep của chế độ cũ, bây giờ được những tên nằm vùng và bộ đội xử dụng, làm xe tuần tiễu giữ gìn an ninh trật tự. Những tốp lính của Quân đội Bắc Việt còn trẻ măng, mặt búng ra sữa, lúc nào cũng kè kè súng AK, hay mang súng lục dắt sau mông đít, quần áo màu cứt ngựa tơi tả. Người nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo. Họ thẫn thờ nhìn hết cái này cái nọ, ra chiều ngạc nhiên, từ chiếc xe Honda, xe đạp. Cái nhà cao tầng ’hiện đại ‘quá , như có anh bộ đội không kiềm chế được phải la to lên. Nhất là Phụ nữ Sài Gòn, sao xinh đẹp và tử tế quá, người nào cũng quần là áo lượt, quí phái làm sao.

Hầu hết họ không tin đây là sự thực, vì như nhiều người trong bọn họ đều có cùng một suy nghĩ,  Sài Gòn phải là một thành phố tàn tạ, rách nát, nghèo khổ, điêu linh cơ. Chứ sao lại là một Thành phố vô cùng tráng lệ, diễm kiều như vậy, có người còn trầm trồ , đặt câu hỏi: “Đây có phải là nước Thiên Đàng của Chúa?” Vì trước đây họ đã luôn được học tập tuyên truyền trước khi tham gia Chiến Dịch Hồ Chí Minh: Sài Gòn là Thành phố tạm chiếm, do Mỹ Ngụy chà đạp, kìm kẹp, bóc lột người dân, nên Cách mạng phải  mau về  Giải phóng, để Nhân dân được hưởng ấm no hạnh phúc!

Sau ngày 30- 4 này, hậu quả kế tiếp là những Sĩ Quan phải ra trình diện học tập cải tạo (thực chất là đi ở tù). Có những cuộc bắt bớ, ám sát, thủ tiêu, tịch thu nhà cửa, tài sản; những Cải tạo Công thương nghiệp, áp bức đi xây dựng vùng kinh tế mới. Những ai còn chút tài sản, bán đi lấy tiền vượt biên.v.v. . . tuần tự diễn ra. Cho đến nay vừa tròn 39 năm. Nghĩ lại, nhiều người vẫn còn sợ hãi.

© Quỳnh  Thi

© Đàn Chim Việt

 

 

154 Phản hồi cho “Dòng hồi ức về biến cố 30 – 04 – 75”

  1. DâM TiêN says:

    SÁU ĐIỀU TÂM NIỆM
    Của

    Người Chiến Sĩ QLVNCH
    Là Chiến Sĩ VNCH :

    Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống
    còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

    Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước
    mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

    Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

    Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng,
    là tự sát.

    Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập
    họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

    Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại
    hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn
    của Đồng Bào.

    ( Chúng ta chỉ có một Đảng là Đảng KaKi ! Có một mục đích: Bảo vệ Đồng Bào ! )

    • tonydo says:

      Lạy ngài quan Sáu, xin ngài coi lại cái Điều 3: (Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào).
      Hình như quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Điều 3 trong Sáu Điều Tâm Niệm không có đoạn: (Đứng đắn với phụ nữ).
      Kính xin Ông Thầy sửa lại cho trúng.
      Kính cám ơn.

      • DâM TiêN says:

        KHÔNG đứng đắn với phụ nữ Miền Nam … thì thiệt hòi…mất cơ hội…

        Nhu mì, má lúm đồng tiền, thơm hoa bưởi, ai ai cũng Thẩm Thúy Hàng,
        Thanh Lan, Kim Cương hòa nhã… eng hai tui ui… Ý Dâm ui ui…

        chứ đâu như ” bà nông dân ” bắc kỳ, đi chân chữ bát, hôi rình, đít ỏng,
        mở mồm
        là… đấu tranh giai cấp, đã thế còn Võ tắc Thiên bởi bụng lép thiếu ăn…

        Thì ai mà mê mấy ” bà lôn rận” bắc kỳ, nghệ tịnh ,vướng mùi cộng phỉ…

        ( Ấy chết.. thì cô TonyDo quê quán ở đâu tá,,, kẻo mềnh nhỡ nhời…)

    • tonydo says:

      Chả biết phụ nữ Sài Gòn hoa lệ, Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương ra sao chứ mấy em Thanh- Nghệ- Tĩnh- Bình di cư cả vài đời cạo mủ cao su ở Căm Pu Chia cũng được các anh quân nhân Việt Nam Cộng Hoà vượt sông Mê Kông hết sức Đứng Đắn, Yêu Thương các em.
      A Mô A Di Đà Phật.
      Cứu khổ, cứu nạn quan Thế Âm Bồ Tát.
      Tội nghiệp ngài quan Sáu.

  2. Vĩnh Long says:

    Nhân loại đã đúc kết: Người nào mang nặng hận thù thì tổn thọ, chết sớm. Người nào sống lạc quan, vui vẽ thì trướng thọ, sống lâu.
    Nếu điều đó là đúng thì xem ra CSVN và người Việt Nam ở quốc nội sẽ sống rất lâu. Đơn giản là cứ xem CSVN và người dân quốc nội trong một năm có rất nhiều ngày kỷ niệm lớn (chứ không phải tưởng niệm đâu nhé) và rất nhiều lễ hội, mà toàn là những kỷ niệm và lễ hội vui vẽ, tưng bừng, náo nhiệt, đắm say lòng người. Riêng từ sau tết nguyên đán đến giữa tháng 5 dương lịch thì đúng là mùa đại lễ hội và đại kỷ niệm. Này nhé, chỉ trong tháng 3, tháng tư và tháng 5 dương lịch thôi, thì ngoài rất nhiều lễ hội dân gian, lại có những ngày kỷ niệm rất lớn như: Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch, mỗi tỉnh ở miền Nam lại có một ngày kỷ niệm tỉnh mình được giải phóng, rồi cả nước kỷ niệm ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 01/5, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, kỷ niệm ngày sinh ông Hồ Chí Minh 19/5… Trong những tháng ngày nay, từ rừng núi đến đồng bằng, ven biển, từ thành thị đến nông thôn rợp cờ, hoa, có nơi còn bắn pháo hoa mừng ngày kỷ niệm, nhân sự kiện 30/4 lại nghỉ đến 5 hoặc 6 ngày, dân chúng nghỉ ngơi, tiệc tùng, ai có kinh tế khá giả thì đi du lịch xa, ai chưa giàu có thì đi du lịch gần… Như tôi đây kinh tế chỉ thuộc hạng èng èng, nhưng cũng đi một chuyến ra Quảng Bình lên tham quan di sản thiên nhiên thế giới là động Phong Nha-Kẻ bàng, động Thiên Đường, động Sơn Đoòng cho biết. Như vậy, xem ra CSVN sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc nên sẽ trường thọ.
    Ngược lại, người Việt tị nạn ở hải ngoại thì quanh năm suốt tháng đều là mùa biểu tình chống Cộng và mùa… chửi bới và chống đối lẫn nhau. Chỉ riêng từ tháng 3 đến tháng 5 dương lịch thôi thì đó là mùa đại hận thù, “Mùa quốc hận”, mùa nhớ về hận thù để tăng thêm lòng thù hận… Như thế sẽ rất tổn thọ, chết sớm.

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Nghe cò mồi VC Khoe, so sánh kiểu…bất lương mà chán mớ đời.

      Đúng là cái tật láo, tự sướng, cũng không bỏ.

      Dưới cái cặp mắt..hí của anh cò nào cũng vậy. Việt hải ngoại là…num bờ ten, Việt Cộng nội địa là num bờ oanh. Nhân dân VN nên nghe theo lời…cò mồi mà vui vầy với cộng sản. Không nên nghe lời Việt tự do hãi ngoại mà…đói nghèo, thô bỉ, láo…

      Mắc cười quá cò à cò…

      Việt hải ngoại chúng nó tệ bạc thế, sao Cộng láo cứ bám theo hoài vậy?

    • DâM TiêN says:

      Vểnh Lông này ơi :

      “mùa nhớ về hận thù để tăng thêm lòng thù hận”

      Thì cái gì đây :

      ” Thề phanh thây uống máu quân thù…”

      ( Chẳng có ai là thù, chúng mi phịa ra nhằm đánh
      lừa đồng bào làm con thiêu thân cho chúng mày!)

  3. tonydo says:

    Đọc hết 99 ý kiến của qúi Còm Sỹ, có lẽ ý của ngài Hữu Hưng says:
    26/04/2014 at 19:21 là có vẻ đúng sự thật:
    Dù nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo tôi, 30/4 là ngày vui, vui vì ngày đó là ngày đầu tiên dân VN có hoà bình, và nay mấy ngày đó lại được nghỉ dài, vui vui….( hết trích ).

    Là dân thường, sau một thời gian dài đằng đẵng bắn giết nhau, con mất cha, vợ mất chồng, nhà cửa, ruộng vườn tan nát thì ngày mà cả nước im tiếng súng phải là ngày vui là đúng rồi còn gì nữa?
    Còn bây giờ, khi chiến tranh đã qua, các em, các cháu không biết gì về cuộc chiến đó, lại được nghỉ lễ dài dài thì vui cũng chẳng có gì là khó hiểu.
    Thế nhưng cái ngày 30/4 này đối với bà con Việt Kiều và qúi công dân Mỹ, Đức, Pháp, Ăng Lê.v.v.gốc Việt thì không phải vậy.(ngoại trừ qúi Việt Kiều yêu nước).
    Phân tích ra thì nó dài dòng văn tự và ai cũng biết cả rồi nên xin chia sẻ một ý sau đây:
    Làm theo nghị quyết 36, Việt Cộng bỏ ra rất nhiều tiến bạc và nhân sự để đạt tới mục tiêu Hòa Hợp, Hòa Giải.v.v.Và họ đã và đang làm mọi cách cho bà con Việt Kiều ta happy. Đặc biệt là ngài Nguyễn Thanh Sơn đi khắp mọi nơi, làm đủ mọi kiểu cho mục tiêu đó.
    Thế nhưng cái khổ cho ngài Nguyễn Thanh Sơn là bà con ta không thèm cái lặt vặt đó, nhưng từ “đáy lòng, không nói ra được” là Việt Cộng phải chết đi. Tất nhiên cái Diện vẫn là Dân Chủ, Nhân Quyền, Tự Do tôn giáo.v.v.
    Và đảng Cộng Sản không thể làm bà con ta hài lòng trên điểm đó vì, “như vậy có nghĩa là họ tự sát” lời đồng chí tổng Trọng.
    Thế nên, Buồn Vui nó cứ là còn dài dài….
    Chúc bà con Còm Sĩ vui vẻ cuối tuần.

  4. Hoàng says:

    Bút Thép VN says: “bánh xe lịch sử vẫn quay đều, nó sẽ nghiền nát tất cả những chướng ngại cản đường”.

    Đúng! Đúng! Rất đúng! Chế độ VNCH cố tình vĩnh viễn chia cắt đất nước, cản trở sự thống nhất, độc lập của dân tộc VN, nên đã bị bánh xe lịch sử đã nghiền nát trưa 30/4/1975.

    • noileo says:

      Trich: “Chế độ VNCH cố tình vĩnh viễn chia cắt đất nước, cản trở sự thống nhất” ( Hoàng says: 27/04/2014 at 10:00)

      Cố tình chia cắt đất nước chính là bọn cộng sản VNDCCH, bọn cộng sản Hồ chí Minh & võ Nguyên giáp & Phạm Văn Đồng tại hội nghị giơ ne vơ 1954 đã tuân lệnh giặc tàu & đồng lõa với thục dân Pháp chia cắt đất nước tại vỹ tuyến 17, trong khi VNCH, lúc ấy là Quốc Gia VN quyết liệt chống lại sự chia cắt.

      Nhờ tuân lênh giặc tàu mao trạch Đông chia cắt VN, bọn cộng sản VNDCCH gian ác vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu, bọn cộng sản Hồ chí minh & võ Nguyên giáp & Phạm văn đồng phản quốc mới đuọc giặc tàu chống lưng cho làm tay sai thay mặt tàu cộng cai trị miền bắc VN, dựa vào súng đạn & cố vấn trung quốc cộng sản vĩ đại khủng bố thảm sát nông dan VN dựng nên chế độ cộng sản VNDCCH đê tiện gian ác trên miền bắc VN từ 1954.

      Không có giặc tàu, không có hành động phản quốc của cộng sản Hồ chí minh rước giặc tàu vào VN từ những năm 1950, muôn đời cộng sản VNDCCH cũng không thể dựng nên nhà nước VNDCCH tập 2 vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu sau khi nhà nước VNDCCH tập 1 đã bị khai tử từ ngày 6-3-1946 qua bản văn tự bán nước ngày 6-3-1946 do bọn cộng sản VNDCCH tập 1 & cộng sản Hồ chí Minh & cs Võ Nguyên giáp & cs Phạm văn Đồng ký với thực dân Pháp, đón quân Pháp vào hà nội trong ngày 19-5-1945

      Không có giặc tàu, không rước giặc tàu vào Vn từ 1950, muôn đời cộng sản VNDCCH, cho đến hết thế kỷ này, thế kỷ kia, vẫn chỉ là bọn phiến quân cộng sản lạc loài nơi biên giới Việt Hoa,

      Không có giặc tàu, không rước giặc tàu vào Vn từ 1950, muôn đời cộng sản VNDCCH, cho đến hết thế kỷ này, thế kỷ kia, cũng không thể áp đặt ách cai trị cộng sản lên miền bắc VN.

      Bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ, trí thức kiki, trí thức hà nội & sĩ phu bắc hà & lão thành cách mạng cộng sản, tầm cỡ trí thức hà nội sĩ phu bắc hà Lê Hồng Hà hãy cố gắng có đủ cái can đảm trí thức của người trí thức bình thường để mà nhìn nhận sự thật như trên, sự thật tội ác của cộng sản VDCCH & cộng sản Hồ chí Minh rước giặc tàu vào VN, để đừng có mà bịp bợm lừa người dối mình những là “công lao cách mạng” & những là “ơn bác ơn đảng” & những là “giải phóng & dành độc lập”, những là “chiến thắng DBP vĩ đại”!

      Ở đâu có kẻ “chiến thắng vĩ đại” mà cứ phải tuân lệnh người khác đặt để tác thành cho mình, mà cứ phải tuân lệnh giặc tàu chia cắt đất nước?

      *****

      Cuộc chiến tranh Hồ chí minh tội ác không nhằm “thống nhất” VN, mà chỉ nhằm tiếp tay bọn cộng sản Nga tàu, đánh thuê cho bọn cộng sản Nga tàu bành trướng chủ thuyết Mác lê tội ác vào VNCH.

      Như người ta đã thấy, sau ngày 30-4-1975, chiếm đóng VNCH, bọn cộng sản VNDCCH đã bê nguyên si chế độ cộng sản VNDCCH đê tiện gian ác từ miền bắc VNDCCH cộng sản vào VNCH, với súng đạn tàu cộng trong tay, áp đặt lên người dân VNCH.

      Cuộc chiến tranh của VNCH, của người dân VNCH tiến hành chống lại quân cộng sản bắc Việt xâm nhập VNCH, phá hoại VNCH, thảm sát người dân VNCH, là cuộc chiến tranh tự vệ chống lại cuộc chiến tranh xâm lăng của VNDCCH dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí minh tội ác vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu,

      *****

      VNCH, người dân VNCH quyết liệt chống lại ách cai trị cộng sản.

      VNCH, người dân VNCH không chống lại thống nhất, nhưng quyết liệt chống lại mọi cuộc “thống nhất” mà thục chất là bị đặt dưới ách cai trị & chế độ cộng sản VNDCCH đê tiện gian ác vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu,

      VNCH, người dân VNCH không chống lại thống nhất, nhưng quyết liệt chống lại mọi cuộc áp đặt chế độ cộng sản & áp đặt ách cai trị cộng sản VNDCCH độc tài gian ác đê tiện vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu lên VN dưới chiêu bài “thống nhất”

      sự thật cho thấy, sau một thời gian bị cộng sản VNDCCH chiếm đóng, nước VN dưới ách cai trị của bọn cộng sản VNDCCH phản quốc, code name “CHXHCNVN”, đã trở nên thuộc quốc của tàu cộng, từ đó lãnh thổ VN, biển đảo Vn càng ngày càng bị thu hẹp, bị mất dần, vì bị bọn cộng sản VNDCCH cắt xẻ dâng cho tàu cộng hòng đuọc giặc tàu chống lưng cho làm đầu nậu trấn lột VN

      Người “trí thức” chân thực phải là một người tử tế, người tử tế không bao giờ gọi một cuộc chiến tranh xâm lăng là “giải phóng”, không bao giờ gọi hành động tội ác phản quốc của cộng sản Hồ chí Minh & cộng sản VNDCCH rước giặc tàu vào Vn là “yêu nước”

      chỉ có bọn bất lương, bọn trộm cắp, bọn cộng sản tội ác và trí thức hà nội sĩ phu bắc hà như trí thức Lê Hồng hà, như bọn “lão thành cách mạng” cộng sản mới lơ đi tội ác phản quốc của cộng sản Hồ chí minh & cs VNDCCH rước giặc tàu vào VN từ 1950,

      mới nhục mạ lịch sử VN, mới tuyên ngôn độc lập 2-9 bịp bợm gọi hành động phản quốc của cs Hồ chí Minh & cs VNDCCH rước giặc tàu vào VN, dựa vào giặc tàu phản bội lý tưởng kháng chiến chống Pháp, tiếp tay Tàu cộng bành trướng chủ thuyết mác lê tội ác vào VN, là “yêu nước”,

      mới bịp bợm tuyên ngôn độc lập 2-9 gọi cuộc chiến tranh Hồ chí Minh tội ác, cuộc chiến tranh VNDCCH cộng sản xâm lăng VNCH tự do, dâng VN cho chủ thuyết Mác lê tội ác là “giải phóng & thống nhất”!

  5. DâM TiêN says:

    Theo lời dậy của họ Mao, ông Hồ đã xua quân đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa qua lá bài trung gian Mặt trận Giải phóng Miền Nam.

    Và cũng với cái tên của Mặt Trận này, ông DươngVăn Minh đọc “ Lời đầu hàng.” Có nghĩa là ông Minh không đầu hàng trực tiếp với cánh Bắc Việt.

    Nhưng cái hoạt cảnh đầu cua tai nheo, đem treo lá cờ xanh đỏ MTGPMN lên cái ăng-ten xe tăng T-54 và trên nóc dinh Độc Lập, trong khi tại phòng khánh tiết, những cán bộ quân sự trung cấp Bắc Việt, nón cối dép râu, cướp danh nghĩa MTGPMN nhận cuộc đầu hàng. Đó là cái đại thắng mùa xuân cộng sản kéo dài cho đến tháng Tư năm nay, 2014.

    Như trên, ông Minh không đầu hàng với ” thằng nào” hết trọi. Kịch bản còn lên thê đi dìa đâu…

  6. Hữu Hưng says:

    Dù nhiều ý kiến khác nhau nhưng theo tôi, 30/4 là ngày vui, vui vì ngày đó là ngày đầu tiên dân VN có hoà bình, và nay mấy ngày đó lại được nghỉ dài, vui vui….

  7. Thiệu ve says:

    Hoà bình says:

    Năm 1975 chẳng có bên nào thua, chỉ có nhân dân VN là thắng vì có hoà bình, không tiếng súng và VN được thống nhất bắc nam.

    tonydo says:

    Đó là lời đồng chí Bùi Tín tuyên bố trong dinh Độc Lập với TT Dương Văn Minh ngày 30/4/1975(Theo lời ngài Bùi Tín) khi ở lại Pháp Quốc.

    Tien Ngu says:

    Trật!

    Nhân dân VN bị cò mồi và Cộng láo…đưa đò mà…lãnh cái búa tài xồi cả trước lẫn sau năm 75. Từ đó mà bị…láo cai trị, vừa bị…dốt, vừa bị khũng bố, vừa bị tâm thần tự hào tự sướng.

    Nhân dân VN cả hai miền, bại thãm hại trước cái chủ nghĩa cs láo…

  8. Thomas C. Fox - Người dịch: Lê Anh Hùng says:

    Việt Nam: Quốc gia ủng hộ Mỹ nhiều nhất ở Châu Á
    http://www.datviet.com/tin-nong/141448-vi%E1%BB%87t-nam-qu%E1%BB%91c-gia-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-m%E1%BB%B9-nhi%E1%BB%81u-nh%E1%BA%A5t-%E1%BB%9F-ch%C3%A2u-%C3%A1.html#.U1vlsVV_vHo

    Quốc gia Châu Á nào ủng hộ Mỹ nhiều nhất?
    Câu trả lời: Việt Nam. Ít nhất là nếu bạn đánh giá từ quan điểm của người dân.
    Việt Nam ư? Chẳng phải đấy là nơi mà khoảng 2 triệu người Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc xung đột với người Mỹ hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà 58.000 lính Mỹ đã chết trận hay sao? Chẳng phải đấy là nơi mà viên tướng không quân Hoa Kỳ Curtis Lemay đã nói rằng chúng ta cần “ném bom để đưa họ trở về thời kỳ đồ đá” (bằng cách phá huỷ các nhà máy, bến cảng và cầu cống “cho đến khi chúng ta tiêu huỷ mọi công trình nhân tạo ở Bắc Việt Nam”) hay sao?
    Tôi từng sống ở Việt Nam 5 năm, từ 1966 đến 1972, đầu tiên là một tình nguyện viên làm việc với người tỵ nạn, và sau đó là một nhà báo. Tôi học Tiếng Việt, cưới một cô vợ người Việt, và đã quay lại đây hàng chục lần trong những năm qua. Tôi theo dõi sát sao tình hình Việt Nam như một số ít người khác. Tôi đã thăm Việt Nam gần đây, dành 7 tuần đi từ bắc chí nam. Tôi tin rằng Việt Nam và người Việt Nam có nhiều thứ để dạy chúng ta.
    Bây giờ tôi xin phép được chia sẻ một vài suy nghĩ liên quan đến cái cách mà chúng ta, với tư cách một quốc gia, vẫn nhìn nhận các quốc gia và dân tộc khác.
    Phần lớn người Mỹ không còn nghĩ nhiều về Việt Nam sau khi những người Mỹ cuối cùng rời khỏi đây năm 1975. Đó là khi cuộc chiến tranh chính thức chấm dứt và Miền Bắc cộng sản tiếp quản Miền Nam.
    Thoáng chốc gần 40 năm sau
    Một trong những điều thú vị nhất mà một du khách tới Việt Nam nhận ra là mức độ thân thiện mà người Việt Nam dành cho người Mỹ. Đây là một vài lý do – văn hoá, lịch sử, địa chính trị, và những lý do khó cắt nghĩa khác – giải thích cho điều đó. Hy vọng là các nhà hoạch định chính sách ở Washington có thể lắng nghe.
    1. Người Việt Nam đã giành chiến thắng. Niềm tự hào của người Việt Nam vẫn y nguyên. Người dân, kể cả các quan chức chính quyền, có thể tỏ ra vị tha. Suốt chiều dài lịch sử, người Việt Nam luôn cho rằng họ đã đánh bại những kẻ xâm lược ngoại bang, trong đó có Trung Quốc, Pháp và Mỹ. Họ mang theo mình hình ảnh cao đẹp về bản thân. Cuộc chiến tranh Việt Nam chỉ càng khẳng định thêm hình ảnh đó.
    2. Việt Nam là một đất nước tương đối nhỏ, tiếp giáp với Trung Quốc, một kẻ thù lịch sử. Quân đội Việt Nam chiến đấu với quân Trung Quốc trên biên giới Việt-Trung gần đây nhất là vào năm 1979. Với việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với các đảo của Việt Nam trên Biển Đông, mức độ căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam gia tăng hàng ngày. Nhiều người Việt Nam tẩy chay hàng hoá Trung Quốc. Người Việt Nam (nếu không muốn nói là toàn bộ chính quyền Việt Nam) coi Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất đủ sức kiềm chế Trung Quốc.
    3. Các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa biết quốc gia nào có nền giáo dục bậc cao tiên tiến, ở đâu trẻ em có thể được tiếp cận với lối tư duy, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhất. Họ gửi con cái của mình sang Mỹ – chứ không phải là Trung Quốc hay Nga – để du học.
    4. Hãy xem cuộc di cư ồ ạt của người Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc. Thật khó mà tìm ra được một gia đình Việt Nam nào, đặc biệt là ở Miền Nam, mà không có người thân sống ở Mỹ. Trong năm 1975 và những năm sau đó, hơn 1 triệu người Việt Nam đã vượt biên bằng đường biển, nhiều người đi bằng thuyền, và phần lớn trong số đó đã tìm đến Mỹ. Nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Nam, phụ thuộc vào cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, với hàng tỷ dollar được gửi về hàng năm cho thân nhân ở Việt Nam. Mối liên hệ giữa con người với con người đã khiến cho chính sách quốc gia trở nên mờ nhạt.
    5. Ngày nay, chỉ còn một bộ phận nhỏ người Việt Nam còn lưu giữ ký ức về cuộc chiến tranh. Thập niên 1960, hai miền Nam Bắc Việt Nam đều có số dân chỉ hơn 15 triệu người. Hiện nay, dân số Việt Nam lớn gấp 3 lần con số đó, với khoảng trên 90 triệu. Đây là một quốc gia với dân số trẻ. Nếu xét đến thực tế một người ít nhất phải trên 55 tuổi mới có ký ức đáng kể về cuộc chiến thì tỷ trọng dân số đó là tương đối nhỏ. Có lẽ chỉ khoảng 15% dân số có thể lưu giữ một ký ức sống động.
    6. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định là họ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhưng chính sách của họ lại tạo thuận lợi cho đầu tư tư bản từ nước ngoài. Chỉ tính riêng năm 2013, các công ty Việt Nam đã ký kết những hợp đồng lên đến 2,6 tỷ USD để mua động cơ máy bay và tua-bin gió do Hoa Kỳ sản xuất, góp phần tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động Mỹ trong lĩnh vực chế tạo.
    7. Ảnh hưởng của phương Tây hiện diện khắp mọi nơi ở Việt Nam. Những cư dân đô thị trẻ tuổi, con trai và con gái của tầng lớp tinh hoa, ngồi chật các các tiệm cà phê và cửa hiệu bán kem, mang theo bên mình những iPhone và iPad, mặc quần bò và áo phông với những dòng chữ Tiếng Anh.
    8. Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam, được dạy ngay từ bậc tiểu học. Người Việt Nam thích luyện Tiếng Anh với người Mỹ.
    Và vì thế, sau bấy nhiêu năm, sau bao bom đạn và chết chóc, sau bao nỗi kinh hoàng, đôi khi tôi lại tự vấn: “Vậy thì cuộc chiến kia liên quan đến cái gì nhỉ?” Vâng, nó liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và nền độc lập của người Việt Nam. Vâng, đất nước chúng ta đã từng lo sợ trước “hiểm hoạ cộng sản lan rộng”, trước “hiệu ứng domino”. Việt Nam ngày nay có những vấn đề của mình. Nhưng ít nhất thì người Việt Nam cũng tự đưa ra quyết định cho mình.
    Tôi cứ nghĩ mãi là giá như chúng ta có thể thua sớm hơn trong cuộc chiến đó. Nếu vậy thì bao nhiêu con người đã có thể tránh khỏi chết chóc?
    Thomas C. Fox
    Người dịch: Lê Anh Hùng

    • Phản chiến Hoa kỳ tố cáo CS says:

      Trong giới phản chiến Hoa Kỳ là nữ ca sĩ Joan Baez, nhưng khác với Jane Fonda. Nếu Jane Fonda chỉ biết xin lỗi và không làm gì hết thì Joan Baez, sau khi nhận ra được lý do “giải phóng miền Nam” của đảng CSVN, Joan Baez đã làm nhiều việc tích cực để xin lỗi những hành động “phản chiến” của mình trong quá khứ. Joan Baez kêu gọi những người “phản chiến” ngày xưa cùng viết thư tố cáo sự tàn ác và dã man của chính quyền CS Hà Nội áp đặt lên người dân miền Nam, kêu gọi chính phủ Mỹ tiếp nhận người tị nạn, v.v…

    • Tôi cứ nghĩ mãi là giá như says:

      ” tôi lại tự vấn: “Vậy thì cuộc chiến kia liên quan đến cái gì nhỉ?” Vâng, nó liên quan đến chủ nghĩa dân tộc và nền độc lập của người Việt Nam. Vâng, đất nước chúng ta đã từng lo sợ trước “hiểm hoạ cộng sản lan rộng”, trước “hiệu ứng domino”. Việt Nam ngày nay có những vấn đề của mình. Nhưng ít nhất thì người Việt Nam cũng tự đưa ra quyết định cho mình.
      Tôi cứ nghĩ mãi là giá như chúng ta có thể thua sớm hơn trong cuộc chiến đó. Nếu vậy thì bao nhiêu con người đã có thể tránh khỏi chết chóc? ” – Thomas C. Fox

      Đầu óc bã đậu chẳng biết đếch gì về chân tướng thực của bè lũ Việt cộng, viết lách lem nhem. Dưới đây là tâm tình phỏng theo ý của gã Thomas Fox :

      Tôi cứ nghĩ mãi là giá như nước Mỹ đừng giận quá mất khôn lao đầu vào các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan thì đã tiết kiệm được bao nhiêu xương máu và tiền tài không những cho nước Mỹ mà cho cả các nước Iraq, Afghanistan và đồng minh.

      Gây oán thù chồng chất, ngày nay dân Mỹ cứ thấp tha thấp thỏm không biết khi nào bọn khủng bố Hồi giáo sẽ lại ra tay lần nữa .

      Biến cố Toà Nhà Tháp Đôi chỉ làm thiệt mạng vài ngàn người, ít hơn nhiều so với số người Mỹ chết vì tai nạn xe cộ hàng năm . Chỉ cần làm một đài tưởng niệm và gia tăng các biện pháp an ninh đề phòng khủng bố, thế là 9/11 sẽ chỉ là chuyện quá khứ .

    • Phản chiến Pháp tố cáo CS says:

      Sử gia Jean Luis Margolin -giáo sư Université de Provence là một trong tác giả viết cuốn “Le livere noir du communisme” – đã nói “tôi đã xuống đường biểu tình ủng hộ MTGPMN, tôi đã reo mừng với cuộc chiến thắng tại Việt Nam..Không phải mình tôi mà tôi tin rằng rất nhiều người cùng thời với tôi đã bị sai lầm vì những tuyên truyền sai lạc của cộng sản..”

  9. PHẠM XUÂN TRƯỜNG says:

    Những người tác động tới nội các Dương Văn Minh

    Tôi có dịp gặp Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí), người chỉ huy Khối điệp báo-Tình báo quân sự Quân giải phóng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và được nghe ông kể lại những năm tháng hoạt động nội tuyến trong Tổng Nha Cảnh sát của chính quyền Sài Gòn, nhất là thời điểm ông và đồng đội từng tham gia tác động để nội các Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ngày 30-4-1975…

    Ông kể: Trưa 28-4-1975, sau bữa cơm trưa, tôi đang ngồi đọc báo trên gác nhà H3 (bí danh của Ba Lễ, một cán bộ điệp báo của ta) tại khu Nguyễn Tri Phương, Chợ Lớn thì một người con của H3 lên báo tin: Có hai người không phải bạn của H3 nhưng lại nói muốn gặp Sáu Trí. Đây là một tình huống bất ngờ, song tôi nghĩ mình cần phải tìm hiểu cụ thể hơn nên đã nhờ H3 xuống phòng khách xem hai người ấy là ai, tại sao lại biết tôi ở đây, gặp tôi để làm gì? Một lát sau, H3 lên cho biết: Đó là anh Tô Văn Cang, một nhân sĩ trí thức yêu nước, công tác trong lưới tình báo của anh Đinh Sơn Đường (tức Hai Thắng) thuộc Cụm A24 từ đầu năm 1973. Cùng đi với anh là kỹ sư Lê Văn Giàu, một cơ sở trí vận của ta. Tô Văn Cang đến đây là do nội các Dương Văn Minh muốn nhờ anh đi tìm đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhằm thương lượng một vấn đề quan trọng.
    Sở dĩ Tô Văn Cang biết tôi có mặt tại nhà H3 là do Hai Thắng tiết lộ. Thấy việc đó không ảnh hưởng nhiều tới công việc của lưới tình báo nên tôi đã xuống gặp. Khi thấy tôi, Tô Văn Cang đứng dậy chào, tự giới thiệu là cán bộ của Cụm A24 và là cha ruột của một chiến sĩ tình báo công tác tại A24. Anh xin lỗi vì đã vi phạm nguyên tắc bí mật, đường đột đến tìm tôi và cho biết: “Tôi là bạn thân của Nguyễn Văn Diệp (Tổng trưởng Tiếp thương trong nội các Dương Văn Minh, trước đó Diệp là Giám đốc Việt Nam ngân hàng). Vì Dương Văn Minh muốn bố trí gặp người đại diện cấp cao của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nên Diệp đã nhờ tôi đi tìm”. Tô Văn Cang cũng giải thích vì nội các Dương Văn Minh chia làm hai phe, một phe chịu thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng để kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào, phe thứ hai với người đại diện là Nguyễn Bảo Kiếm quyết tử thủ Sài Gòn, cố gắng kéo dài chiến tranh thêm một thời gian hòng kiếm giải pháp có lợi cho chính quyền Sài Gòn. Phe chủ hòa do Diệp cầm đầu có nhiều ảnh hưởng đến Dương Văn Minh nên muốn tìm gặp đại diện của ta để xử trí trong bối cảnh căng thẳng. Tôi trả lời Tô Văn Cang là chỉ đến nhà H3 có việc riêng nên không có tư cách đại diện của cách mạng để gặp gỡ bất cứ ai, còn chính quyền Dương Văn Minh muốn gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời thì cứ đến cơ quan bốn bên tại Tân Sơn Nhất, ở đó luôn có người thường trực. Tô Văn Cang truyền đạt câu hỏi thứ hai của Nguyễn Văn Diệp: Trong hoàn cảnh hiện nay, nội các Dương Văn Minh nên xử trí ra sao? Tôi trả lời rằng, Dương Văn Minh là một nhà quân sự nên ông ta có thừa khả năng để đánh giá tình thế khi Sài Gòn đang bị các quân đoàn của Quân Giải phóng bao vây. Quân đội Sài Gòn sẽ không còn đủ lực lượng để chống đỡ, Mỹ không thể đưa quân trở lại và cũng không còn thì giờ tiếp cứu. Chính quyền Sài Gòn đừng ảo tưởng vì sự cứu viện của Mỹ cũng như của bất cứ cường quốc nào. Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn được tính từng ngày, nếu để kéo dài tình trạng ấy sẽ gây tác hại lớn, đồng bào thương vong nhiều, thành phố Sài Gòn sẽ đổ nát. Nếu chọn giải pháp tử thủ Sài Gòn thì nội các Dương Văn Minh sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân. Vì thế, việc đầu hàng ngay và đầu hàng vô điều kiện là thái độ có trách nhiệm trước lịch sử và trước sinh mạng của nhân dân…
    Sau đó, Tô Văn Cang đã thông qua Nguyễn Văn Diệp và Nguyễn Đình Đầu (một trí thức có nhiều ảnh hưởng đối với Dương Văn Minh) nhằm tác động đến viên tổng thống cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Thảo luận với Nguyễn Văn Diệp xong thì 16 giờ ngày 29-4, Phó tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Huyền lên đài phát thanh tuyên bố “sẵn sàng thương thuyết hòa bình với Mặt trận Giải phóng”.
    Khoảng hơn 8 giờ ngày 30-4, Nguyễn Đình Đầu điện thoại cho anh Cang báo tin là Dương Văn Minh đã chịu chấp thuận đầu hàng vô điều kiện. Nguyễn Văn Diệp cũng gọi điện thoại mời Tô Văn Cang vào Dinh Độc Lập để tổ chức đón tiếp Chính phủ Cách mạng lâm thời và dặn nên đi theo lối đường Nguyễn Du, tại đó Nguyễn Văn Diệp sẽ ra đón. Tô Văn Cang liền đi cùng xe do kỹ sư Lê Văn Giàu lái hướng về phía Dinh Độc Lập, nhưng đến cầu Bông thì xe bị cảnh sát Sài Gòn chặn lại, không cho vào nội thành. Xe phải chạy ra lối ngã tư Hàng Xanh, đến ngã tư xa lộ thì gặp đoàn xe tăng, xe thiết giáp của Quân Giải phóng từ hướng cầu Sài Gòn chạy đến và đang lúng túng chưa biết đi đường nào. Tô Văn Cang liền tiến đến chiếc đi đầu và ra hiệu cho đoàn xe thiết giáp chạy theo xe của mình…
    Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30-4, tại nhà H3, tôi nghe trên Đài Phát thanh Sài Gòn lời của Dương Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Vài giờ sau, Tô Văn Cang và người bạn của anh là kỹ sư Lê Văn Giàu lại mời tôi và H3 vào Dinh Độc Lập để chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh, tránh mọi hành động đáng tiếc xảy ra khi Quân Giải phóng vào tiếp quản Dinh Độc Lập. Tôi và H3 cùng theo xe của Tô Văn Cang vào Dinh Độc Lập, đến phòng của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thì có một bộ phận Quân Giải phóng đã có mặt trong dinh. Bộ đội ta đòi bắt toàn bộ các nhân vật này làm tù binh. Sợ anh em vi phạm chính sách của Mặt trận Giải phóng, tôi liền gặp và giải thích: Nội các Dương Văn Minh đã chấp thuận theo những điều kiện của ta nên vừa mới thông báo đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng trên Đài phát thanh Sài Gòn. Lúc đầu, anh em không tin vì thấy tôi mặc thường phục. Tôi tự giới thiệu là Đại tá Sáu Trí, Sĩ quan Bộ Tham mưu B2 đang làm nhiệm vụ đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. May sao, đúng lúc đó xuất hiện một sĩ quan thuộc đơn vị thiết giáp, anh chính là người bạn học cùng khóa quân sự cấp cao với tôi ở Hà Nội. Anh tới bắt tay tôi và thân mật nói: “Đi đâu cũng gặp thằng tình báo này!”.
    Sau đó, tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An-Tư lệnh Quân đoàn 2 -và cùng anh bàn việc tiếp quản Dinh Độc Lập. Chúng tôi nhất trí nên có lời công bố chính thức của Quân Giải phóng trên đài phát thanh. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An phân công tôi soạn thảo gấp. Tôi cùng với Tô Văn Cang, Ba Lễ bàn nhau và thống nhất giao cho Tô Văn Cang chấp bút bản thông báo với tựa đề “Thông báo số 1”. Viết xong, tôi đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An để thông qua. Ông tế nhị từ chối không đề tên đơn vị mình và đề xuất chỉ nên đề là “Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định”. Anh Cang được phân công cùng với anh Giàu lên xe com-măng-ca chạy ra Đài phát thanh. Phải khó nhọc lắm xe của anh mới vào được bên trong. Anh Cang lên lầu, đọc chậm và rõ bản “Thông báo số 1”. Anh Giàu đọc lại lần hai. Sau đó dặn cứ 5 phút thì lặp lại một lần.
    Bản “Thông báo số 1” của Bộ tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là bản tin chính thức được ta phát trên Đài phát thanh, vài giờ sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.
    Trong lúc tôi và Thiếu tướng Nguyễn Hữu An đang bàn công tác bảo đảm an ninh thì anh em cho biết những thành viên nội các Dương Văn Minh đang tỏ ra hoảng loạn. Anh An bảo tôi nên đi gặp gỡ họ vì tôi là người miền Nam, lại làm tình báo nên biết tâm lý, tình cảm của họ. Tôi mời họ ra hành lang để nói chuyện. Tướng Minh đứng trước, các thành viên đứng kế tiếp. Tôi động viên họ về sự chiến thắng vĩ đại của quân, dân ta và về việc đầu hàng không điều kiện của nội các Dương Văn Minh đã giúp cho thành phố Sài Gòn vẫn giữ được nguyên vẹn. Tôi còn hứa sẽ bảo đảm việc an toàn tính mạng cho họ. Lúc ấy, Dương Văn Minh xin phép tạt qua phòng riêng để thăm người vợ đang lo lắng cho số phận của chồng, anh Cang cũng rảo bước theo sau…
    PHẠM XUÂN TRƯỜNG ghi lại

    • Tài liệu VC rác rưởi says:

      Cựu Tổng bí thư đảng CS Liên xô Gorbachev phát biểu: “Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng CS. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng CS chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”

      Tổng thống Nga Putin – cựu trùm tình báo Liên xô KGB – phát biểu: Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim.

      Nguyễn Khải -đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS”: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ…

      Vậy thì ngồi đọc những gì bọn Việt cộng viết để làm gì ?!

    • Tien Ngu says:

      Thưa,

      Chuyện…kể của cán Cộng, đa phần là phải qua…trưỡng phòng, trưỡng ban văn hoá, bí thư từ huyện lên tỉnh, chúng duyệt xét từng từ, rồi mới cho…lên khuôn.

      Thành ra, cứ vô tư mà nghe chuyện kể của các cán Cộng, thì nghe chuyện…Trần dân Tiên kề sướng hơn…

      • DâM TiêN says:

        Cuộc thử thách cũa thời gian nào rồi cũng nảy sinh ra một kết quả nào đó.

        Cuốn hồi kỳ “ Đại thắng mùa xuân” được các cán bộ tuyên giáo đề cao lên tít tận mây xanh, hồ hởi, tự hào, phấn khời, bỗng dưng có lệnh thu hồi chỉ một năm sau ngày nó ra đời, có ý là hãy vô hiệu hóa nó đi. Đóng cửa khoe khoang trong nội bộ với nhau thì được; sao lại vạch áo cho người (ngoài) xem lưng?

        Bây giờ người Mỹ đã quay trở lại. Đại thắng ơi, bây giờ mi ở đâu ?

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Trong thời gian đầu ở trại tập trung Long Thành (dành cho các viên chức chính quyền , SQCSQG và tình báo VNCH), tôi có nghe đến ông Nguyễn Văn Diệp này. Ông có khoe công lao với bọn CS xâm lăng. Hình như ông và vài người “tương cận” (như VLT,….) được về sớm (sau vài tháng).
      Vài anh trí thức “Nam kỳ” có hơi hướng thực dân Pháp nà với đầu óc kỳ thị dễ ăn phải bã cuả bọn tay sai mạt hang cuả CSBV là MTGPMN. Họ chính là bọn tiếp tay cho chủ nô CS Miền Bắc nô lệ hoá nhân dân miền Nam.
      Nguyễn Thế Viên

  10. Dai says:

    trang web phản động.

Leave a Reply to Tien Ngu