WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hỗn và loạn trong văn hóa

Ảnh blog Tễu

Ảnh blog Tễu

Trong dịp giỗ Tổ vừa qua – 10 tháng 3 âm lịch (9 tháng 4/2014), ở xã Bình Đà quận Hà Đông đã làm lễ giỗ rất linh đình, khánh thành một tấm bia đá lớn trên đó có khắc ‘’bài văn giáng bút‘’ của nhà văn hóa Vũ Khiêu ca ngợi công đức của Quốc tổ Lạc Long Quân.

Trong bài văn bia dài, có những câu: Gò Tam Thai mộ thiêng Quốc Tổ
Đất Hiền Lương Quốc Mẫu về Trời

và:

Cho hay Quốc Tổ tự buổi xưa lập ấp dựng làng
Đại Việt khởi nguyên tại Bình Đà – địa linh nhân kiệt .

Mạng Tễu của nhà nghiên cứu hán nôm Nguyễn Xuân Diện có ngay bài ra ngày 10/4, vạch rõ sai lầm kinh hoàng của bài văn bia. Sai lầm kinh hoàng vì xưa nay chưa có ai xác nhận là Quốc Tổ nước ta Lạc Long Quân sinh ra tại vùng Bình Đà và có mộ chôn ở vùng này. Cũng chưa có một tài liệu lịch sử nào xác nhận Bà Âu Cơ – Quốc Mẫu dân ta – đã ‘’về trời» từ vùng đất Hiền Lương – Bình Đà này.

Kinh hoàng hơn nữa là người đầu têu phạm sai lầm ấy lại là nhà văn hóa trứ danh bậc nhất của chế độ, Giáo sư, Viện sỹ Vũ Khiêu, từng là Viện trưởng Viện Xã hội học, phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội, gíáo sư triết học Học viện Chính trị Quốc gia, Huân chương Độc lập hạng Nhất, năm 2000 được phong Anh hùng Lao động thời Đổi mới. Năm nay ông bước vào tuổi 98.

Kinh hoàng là do nhà văn hóa hàng đầu của chế độ này đã có 30 tác phẩm văn học – văn hóa và hơn 30 tác phẩm khác cùng sáng tạo với người khác, trong đó có những tác phẩm đồ sộ như Đẹp bàn về thẩm mỹ trong văn học,Anh hùng và Nghệ sỹ , Cao Bá Quát, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi…

Kinh hoàng hơn nữa là lão trí thức Vũ Khiêu tự cho mình là tiên, là thánh khi ông coi việc ông viết ra bài văn bia là ‘’giáng bút‘’, vì xưa nay khi nói giáng bút là mọi người đều hiểu là do có thần hay tiên, thánh nhập vào mình để viết ra những áng văn thiêng liêng, rồi biến mất, gọi là thăng. Người trần tự nhận là tiên thánh khó có thể coi là nhà văn hóa lương thiện.

Trước đây chỉ có ông Tiến sỹ Hoàng Quang Thuận đạo văn của ông quản lý khu du lịch Yên Tử để viết nên tập thơ Thi vân Yên tử, cũng huênh hoang là do được Thần Phật nhập vào ông, coi là những bài thơ thiêng, có giá trị văn học tuyệt đỉnh để Bộ Ngoại giao tính chuyện gửi đi ứng cử giải Nobel Văn học.

Cũng trong dịp này trên mạng Tễu nêu lên chuyện vẫn nhà văn hóa Vũ Khiêu đã đứng ra viết bài giới thiệu bản in mới của Truyện Kiều do tác giả là kỹ sư Đỗ Minh Xuân ‘’khảo dịch‘’. Trong bản in gọi là «khảo dịch» này tác giả tùy tiện tự mình sửa rất nhiều câu chữ của nguyên bản Truyện Kiều như hiện được lưu hành rộng rãi, sửa đến hơn 900 trong hơn 3000 câu, nói là cho độc giả thời nay dễ hiểu cốt truyện, vì bản gốc có quá nhiều chữ gốc Hán và có quá nhiều ẩn dụ, điển tích.

Giáo sư Vũ Khiêu nhận định đây là một mẫu mực sáng tạo ‘’làm cho truyện Kiều trở nên hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng‘’.

Xin nêu vài thí dụ: ‘’Sè sè nắm đất bên đường‘’ sửa là ‘’se se… ‘’; ‘’Trải qua một cuộc bể dâu‘’ sửa là « … mỗi cuộc… ‘’; ‘’Hồ Điệp Trang Sinh‘’ sửa là ‘’trong mộng, thực sinh‘’; ‘’ Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn‘’ sửa là ’’Lứa đôi còn có cần gì nhiều hơn»; ‘’đỉnh Giáp non Thần‘’ sửa là ‘’tiên nữ giáng trần‘’; ‘’Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này‘’ sửa là ‘’Xưa nay hiếm thấy sai đâu thế này‘’; ‘’Hợp Phố ‘’ sửa là ‘’chủ cũ‘’; ‘’lỏng buông tay khấu‘’ sửa là «lỏng buông cương ngựa‘’…

Đã có ngay 60 phản hồi trên mạng Tễu nhận xét cả tác gỉ Đỗ Minh Xuân và nhà văn hóa Vũ Khiêu đã hỗn láo với cụ Nguyễn Du, lao vào một cuộc phiêu lưu lẩm cẩm, phi văn hóa, hạ thấp, thông tục hóa một tác phẩm quý giá, vì chính những điển tích dù cho là của Trung Hoa vẫn là một phần giá trị của tác phẩm văn học, đã có chú thích, chú giải, và có cả từ điển về Truyện Kiều rồi.

Rất mong nhà văn hóa cao tuổi Vũ Khiêu hãy tỉnh lại. Tùy tiện đưa cái nôi Quốc Tổ từ vùng Việt Trì – Phú Thọ về vùng Bình Đà – Hà Đông là một việc làm hỗn xược với tiền nhân, với lịch sử, là việc làm phi văn học, cũng là việc làm phi pháp rất đáng trách của một người có học vấn, am hiểu về các di tích lịch sử được xếp hạng, không thể tùy hứng được.

Đúng là đang có tình thế hỗn và loạn về chính trị lan rộng sang văn học và văn hóa. Khi các nhóm lãnh đạo chỉ lo cho lợi ích riêng tư của phe nhóm mình, bỏ mặc cho nhân dân theo kiểu sống chết mặc bay, sau ta là trận Hồng Thủy cũng được, thì mọi hiện tượng kỳ quái vượt qua mọi tưởng tưởng đều có thể xảy ra. Thái độ của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch và tỉnh bơ về sự kiện xảy ra ở Bình Đà, cũng như việc Bộ Giáo dục và Đào tạo làm ngơ về chuyện sửa văn Truyện Kiều hàng 900 chỗ cũng là chuyện không lấy gì làm lạ trong thời hỗn và loạn này.

Blog Bùi Tín (VOA)

12 Phản hồi cho “Hỗn và loạn trong văn hóa”

  1. Trần giả Tiên says:

    “Viện khỉ”, “Tiện sỉ” Xã Hội Cực Ngu (XHCN) đông như quân Nguyên trong một đất nước Chưa Hề Xấu Hổ Chút Nào Vì Ngu (CHXHCNVN).
    Hết thuốc chửa.
    Híc, híc.

  2. Tập Làm Văn says:

    Xin nêu vài thí dụ: ‘’Sè sè nắm đất bên đường‘’ sửa là ‘’se se… ‘’; ‘’Trải qua một cuộc bể dâu‘’ sửa là « … mỗi cuộc… ‘’; ‘’Hồ Điệp Trang Sinh‘’ sửa là ‘’trong mộng, thực sinh‘’; ‘’ Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn‘’ sửa là ’’Lứa đôi còn có cần gì nhiều hơn»; ‘’đỉnh Giáp non Thần‘’ sửa là ‘’tiên nữ giáng trần‘’; ‘’Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này‘’ sửa là ‘’Xưa nay hiếm thấy sai đâu thế này‘’; ‘’Hợp Phố ‘’ sửa là ‘’chủ cũ‘’; ‘’lỏng buông tay khấu‘’ sửa là «lỏng buông cương ngựa‘’…

    Lão Bùi Tín lúc này dư giờ thừa sức nên có thời giờ đọc và viết những bài như thế ni? Đã gọi là “sáng tác văn học” thì phải chế biến sao cho mới mẻ, copy nguyên con của người khác để trình làng sẽ mang tiếng giống như bác Hồ “đạo văn”.

    Sè sè xả nước bên đường
    Tụt quần vén váy bể mương châu trần
    Bấy lâu cỏ đất khô khan
    Bây chừ có nước nước tràn ướt chân

    Đỉnh đào mép giáp non thần
    Kià trông trinh nữ đưa chân hát tuồng
    Dần dà cương ngựa lỏng buông
    Loạn trong văn hóa hỗn đường văn chương

  3. THƠ NGÀN says:

    “KHẢO DỊCH”

    Ôi thôi “khảo dịch” cào cào
    Hay là toi dịch tào lao vậy mà !
    Dỏm thay chú kỹ sư đa
    Khoắm trò dịch dọc Truyện Kiều Nguyễn Du
    Cục liều mới thật thiên thu
    Vậy mà hưởng ứng còn ngài Vũ Khiêu
    Hỗn danh văn hóa mỹ miều
    Để cùng bôi bẩn thiên tài Tố Như
    Ngu này quả rất chí ngu
    Văn chương chữ nghĩa tù mù thế sao
    Khiến cho cái việc tầm phào
    Ruồi bu kiến đậu quả ôi lạ lùng
    Đúng là đầu óc khật khùng
    Dám đi bôi bác tứ người ngày xưa
    Ngu sao khó nói cho vừa
    Nên thành để lại tiếng cười ngàn năm !

    GIÓ NGÀN
    (24/4/14)

  4. Trần Tưởng says:

    Khi tên HCMinh du nhập cái chủ nghĩa cộng sản vào VN , thì tự nó đã đập phá tan nát cái văn hóa
    của người VN ta từ ngày ấy rồi . Ông Bùi Tín tới bây giờ mới nhận ra ,có phải là quá trễ hay không ?

    Có cái văn hóa nào mà con cái đấu tố bố mẹ của mình . Gọi bố mẹ bằng mầy tao như bọn đầu
    đường xó chợ . Cứ xem tay trí thức Tố Hữu nói láo để ca tụng những Mao ,Mác ,Lenin trong văn thơ
    của hắn thì rõ ; rồi những thứ cặn bã láo toét ấy lại được nhồi nhét vào thế hệ học sinh ,thế hệ tiếp nối …
    Hậu quả là cả một dân tộc láo khoét ,từ đời này đến đời khác ,mãi đến bây giờ .
    Còn lại một số người hiểu biết thì giữ thái độ câm miệng ,lạnh lùng ; ngôn ngữ Việt lại có thêm
    một từ mới : “vô cảm ” .
    “Rất mong nhà văn hóa cao tuổi Vũ Khiêu hãy tỉnh lại.” Khi mà cái láo toét ,nó đã ngấm sâu vào
    từng lồng xương ống máu của bọn trí thức thống trị ; cái thật và cái láo ,không khác nhau ; thì làm sao
    chúng “tỉnh lại ” được !!!

  5. NON NGÀN says:

    NHÀ VĂN HÓA

    Ông Nhà văn hóa ông ơi
    Vũ Khiêu tăm tiếng sáng ngời ra kia
    Bao năm tụng Mác Lênin
    Bây giờ ông giống như ai lên đồng
    Làm văn “giáng bút” khật khùng
    Hệt Hoàng Quang Thuận vốn từng đạo thơ
    Tại sao ông lại lơ mơ
    Chắc do tẩu hỏa nhập ma quá nhiều
    Chuyện xưa tích cũ càng liều
    Lại thêm bôi bác Truyện Kiều Nguyễn Du
    Đúng là bệnh nặng ông ơi
    Tìm đâu thuốc chữa gầm trời này ông
    Thương thay một dãi non sông
    Sinh nhà Văn hóa tồng ngồng thế sao !

    NGÀN KHƠI
    (24/4/14)

  6. Cu Tý says:

    THỜI HỖN LOẠN.

    1.
    Thời hỗn loạn khỉ ngồi bàn độc,
    Thế giới mù thằng ngốc làm vua.
    Quan tham có chức bán mua,
    Dưới hoa ôm mộng a dua tranh phần.
    Thói Mác Lê vô thần vong bản,
    Nết búa liềm tạo phản phụ tình.
    Tung hô minh thánh hồ tinh,
    Khiển ma hú quỷ rập rình khắp nơi.

    2.
    Thời hỗn loạn thay đời đổi cách,
    Trò A Q học sách Thuỷ Hoàng.
    Đấu tranh tranh đấu dọc ngang,
    Chuyên quyền đảng trị bạo tàn hiếp dân.
    Trên tham quan vinh thân cướp đoạt,
    Dưới lên dân tan nát đất nhà,
    Tiếng than ai oán thiết tha,
    Cồ sao liềm búa mộng hoa mơ hồ.

    3.
    Thời hỗn loạn đầu Ngô minh Sở,
    Thói hồ tinh tráo trở gian hùng.
    Búa liềm hung khí ngu trung,
    Cánh hoa chùm gởi trùng trùng tàn lan.
    Hận Hoàng Trường nghìn ngang khấu tặc,
    Đảng cờ sao dẫn dắt dọn đường.
    “Kỳ công đại thắng” họa ương,
    Sang Hè tiếng cuốc kêu vương tơ sầu.

    4.
    Thời hỗn loạn bọ sâu phá ruộng,
    Cơ nhiệm huyền tình huống chuyển xoay.
    PHÁ ĐIỀN Thiên Tử phục lai,
    Tây Kỳ phụng gáy Thánh tài tái sinh.
    Sóng Biển Đông nghinh phong đãi lịnh,
    Vị Thuỷ câu luận định thế cơ.
    NHẤT NHUNG ĐẠI ĐỊNH một giờ,
    TRUY PHONG QUÁ HẢI phất cờ sang sông.

    VIỆT NAM !!! HỒng Lạc Tiên Rồng !!!

  7. Hồ Bác Cụ says:

    Một con người, dù có giỏi thông minh đến đâu đi nữa, khi sống lâu năm dưới chế độ rất giỏi BƯNG VÀ BÍT, thì cũng dễ trở nên lú lẫn, “thăng và giáng” như cụ Vũ Khiêu này. Các bài viết của boác Hù từ nay các đồng chí cũng nên sửa lại là “bác giáng bút viết thơ, viết báo vu cáo cho bà Nguyễn thị Năm, di chúc, và cả đơn xin học trường làm quan của Pháp” cho nó oách nhé!!!

  8. hoàng says:

    Bọn csvn bán nước….mục đích chung và tối hậu của chúng là làm thế nào xóa sạch sự hiện diện của dân-tộc và văn-hóa Việt-nam.Điều mà rất hiển nhiên mà tất cả mọi người đã nhận ra từ khi bọn csvn/vgcs có mặt trên mảnh đất VN.
    Điều quan trọng nhất hiện nay của chủng tộc Việt-nam là bằng mọi giá,mọi cách,mọi giải pháp đề giải thể,tiêu diệt bọn csvn bán nước nầy.
    Chúng ta không cần phải kêu gọi,nài nỉ bọn bán nước giử lại chút lương tâm làm người VN.Mà phải tiêu diệt.Chỉ có tiêu diệt và tiêu diệt là lối đi của dân tộc Việt-nam muốn tồn tại trên hành tinh nầy.
    Còn những ai kêu gọi,đưa giải pháp sửa đổi của bọn csvn bán nước là bọn người đang mê-sảng trong giấc mơ của chúng được làm lảnh tụ.

  9. Minh Đức says:

    Thời nhà Nguyễn xưa kia chắc cũng có nhiều tiến sĩ thích làm thơ, giáng bút, nói lăng nhăng những điều chẳng ăn nhập gì đến đời sống, cho nên khi Pháp đánh thì vua quan ngơ ngác chẳng biết phải làm sao rồi bị mất nước.

    Ngày nay đảng theo chủ nghĩa duy vật cầm quyền mà lại sinh ra những tiến sĩ thích làm thơ, giáng bút nói lăng nhăng thì chắc là dân tộc tính của Việt Nam là như thế chăng? Háo danh, thích ba hoa vẽ vời, nói những điều chẳng ăn nhập gì đến thực tế rồi ca tụng lẫn nhau là tài giỏi. Triều đình trọng dụng những loại người đó thì đi đến chỗ mất nước.

  10. Việt công lũ mất dạy says:

    ***Tố Hữu -phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, trưởng ban Tuyên huấn Trung ương gọi văn hào Nguyễn Du là ANH :

    “Anh làm thơ, tôi cũng làm thơ”…

    ***Vi Đức Hồi – nguyên trưởng ban tuyên giáo, giám đốc trường đảng, thường vụ huyện ủy huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn – làm bài thơ:

    Công cha như núi thái sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Bác Hồ hơn mẹ, hơn cha…

    ***Hồ chí Minh gọi Đức Trần Hưng Đạo là Bác:

    Cũng cờ cũng kiếm cũng anh hùng
    Tôi bác chung nhau nợ núi sông
    Bác phá quân Nguyên thanh kiếm bạc
    Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng
    Bác có anh linh cười một tiếng
    Mừng tôi cách mạng đã thành công

    • MÂY NGÀN says:

      NỰC CƯỜI

      Nực cười Tố Hữu lắm thay
      Thi hào đã khuất từ ngày xa xưa
      Làm thơ dám gọi bằng anh
      Thi ca con cóc quả thành hố to
      Hố to thật khó bước qua
      Dại này để lại trận cười ngàn năm !

      TRĂNG NGÀN
      (24/4/14)

Leave a Reply to Minh Đức