WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bạo loạn tại Tunisie, trông người lại nghĩ đến ta

Bạo loạn ở Tunisie. Ảnh báo nrco.com

“Cho tới sáng hôm nay (11/01/2011) số người thiệt mạng trong các vụ trấn áp bạo động tại Tunisie đã là 35 người”, chủ tịch Liên đoàn quốc tế về nhân quyền Souhayr Belhassen tại Paris cho biết, “con số 35 người là danh sách có tên tuổi” bà nói, “nhưng con số thực lớn hơn nhiều. Phải vào khoảng 50 người, nhưng vẫn đang còn tăng lên nữa”.

Chỉ riêng tại Kasserine , “số người chết đã vượt con số 50″, Sadok Mamoudhi, ủy viên Tổng liên đoàn lao động Tunisie khẳng định. Ông này dựa vào báo cáo nhận chuyển xác của bệnh viện vùng.

Theo nguồn tin tại chỗ, bạo loạn bùng phát hồi đầu tháng 12 có nguyên nhân từ vụ tự thiêu của một sinh viên Tunisie sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm.

Tất cả bắt đầu tại một thị trấn nhỏ cách thủ đô Tunis 265 km, từ một vụ kiểm tra trật tự đường phố. Mohamed Bouazizi một thanh niên bán rau quả trên vỉa hè bị cảnh sát tịch thu toàn bộ hàng hóa, với lý do “không có giấy phép”. Người nhà và những người chứng kiến tại chỗ kể lại rằng, Bouazizi đã van nài viên cảnh sát, nhưng vì không chịu “xì tiền ra” nên cuối cùng, hàng hóa của cậu ta đã bị viên cảnh sát này tịch thu, đưa về trụ sở thị trấn. Bouazizi là sinh viên đã tốt nghiệp, nhưng bằng mọi cách, cậu ta vẫn không xin được việc làm, buộc phải bán vặt rau quả trên vỉa hè kiếm sống.

Bouazizi sau đó đã theo về trụ sở hành chính của Thị trấn, xin gặp Trưởng công an tỉnh và đệ đơn xin lại số hàng hóa ít ỏi. Nhưng không một ai chịu tiếp và đơn của cậu ta không có người nhận. Uất ức, Bouazizi đã tưới xăng lên người và tự thiêu ngay trước cửa dinh Tỉnh trưởng. Bị bỏng nặng, người ta đưa cậu ta vào bệnh viện Sfax, sau đó được chuyển lên cấp cứu tại thủ đô Tunis.

Ngay sau khi được tin, hàng chục người buôn bán nhỏ và thanh niên đã tập hợp nhau tọa kháng trật tự trước cửa trụ sở Tỉnh trưởng để xin gặp người có thẩm quyền. Ngày hôm sau, vào ngày chợ phiên tuần, cuộc biểu tình phản đối nhanh chóng nhân rộng. Cảnh sát đã tìm cách giải tán bằng khói cay và dùi cui. Cuộc đối đầu kéo dài tới tận đêm và tiếp tục vào sáng hôm sau với mức độ tăng gấp đôi.

Những người biểu tình đã tụ tập trước trụ sở Đảng Tập hợp Dân chủ Lập hiến( Đảng cầm quyền- RCD). Họ ném đá vào lực lượng cảnh sát làm 3 người bị thương, đốt lốp xe, đốt thùng rác, và đốt cháy một chiếc xe đỗ trước cửa trụ sở tỉnh.

Theo Ngân hàng Thế giới, cần một tỷ lệ tăng trưởng ít nhất 6-7% của PIB mỗi năm thì mới giảm áp lực thất nghiệp tại Tunisie.

Nhưng quan trọng hơn là cần phải giải thoát dư luận về một chế độ gia đình trị đang làm tăng cảm giác bất công, một giáo sư người Tunisie nhận định, “chính con cháu các nhà chức trách đã chiếm hết chỗ”. “Đó là một nhân tố tước đoạt khổng lồ” đối với giới trẻ, Catherine Graciet khẳng định như vậy. Bà là đồng tác giả cuốn sách* về sự chiếm đoạt các món lợi kinh tế quốc gia của bà phu nhân tổng thống Ben Ali cùng vây cánh. “Giống như ở các nước Magreb khác, mạng lưới, thân quen, người nhà có một tầm quan trọng rất lớn . Nhưng ở Tunisie, cái đó quan trọng hơn tất cả. Thanh niên nhiều người buộc phải gia nhập đảng RCD, để kiếm được việc làm”.

Những phản ứng của lớp trẻ đã bộc lộ ngay từ năm 2008, nhưng “lần này, sâu hơn nhiều”, Catherine Graciet xác định. Cuộc bùng phát nổ ra trên tất cả các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Tunis, nó huy động được cả những luật sư, các tổ chức công đoàn. Dấu hiệu cho thấy các yêu sách càng ngày càng có mầu sắc chính trị, “người ta thấy nở bung hàng loạt khẩu hiệu đòi đuổi cổ những phe phái đang cai trị Tunisie”, đặc biệt là phe cánh của bà Leila Trabelsi, phu nhân tổng thống. “Chỉ cần lướt mạng một chút , sẽ thấy ngay những lời kêu gọi cách mạng”, tác giả nói thêm.

Vị giáo sư người Tunisie này cũng kêu gọi một thể chế đa nguyên thật sự, đặc biệt trong Nghị viện.

Sinh siên thất nghiệp tự thiêu Mohamed Bouazizi, 26 tuối đã chết tại bệnh viện chiều hôm qua thứ ba.

“Cậu ta chết hôm qua lúc 19h”, bà Belhassen, chủ tịch Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, công bố trên báo AFP, “cần phải có một cuộc điều tra hoặc một ủy ban quốc gia để xác định nguyên nhân và các giải pháp cho các phản ứng xã hội đã tới mức thảm họa như thế này”.

Cuộc nổi dậy tức giận dữ dội chưa từng có này có nguồn gốc từ hơn một phần tư thế kỷ. Đây là sự kiện chính trị quan trọng nhất kể từ năm 1980. Nó giống như một vụ nổ từ lâu dồn nén dưới chế độ độc tài của tập đoàn Ben Ali, không có lối thoát nào ngoài  cách “xuống đường “. Đó là cuộc đấu tranh chống thất nghiệp, chống bất công xã hội, nhưng mục tiêu lại là chống tập đoàn gia đình trị, phe phái quyền lực, tham nhũng nhà nước và sự lộng hành của cảnh sát.

Để ngăn chặn và đàn áp, Nhà cầm quyền Tunisie đã buộc tội những người đấu tranh là “khủng bố” và gây “rối loạn trật tự xã hội”. Vũ khí chủ yếu là lựu đạn cay và dùi cui, đạn cao su,  nhưng đã có nhiều nơi, cảnh sát và lực lượng trật tự thường phục đã bắn đạn thật, gây chết người và thương tật.

Vũ khí của những người biểu tình ban đầu là đấu tranh ôn hòa, nhưng dần dần họ đã ném đá vào cảnh sát, đốt lốp xe, rồi tiến tới dùng “lựu đạn lửa” tự chế bằng những chai xăng.

Đã có năm người là sinh viên thất nghiệp tự sát. Chiều tối hôm thứ hai, Allaa Hidouri, 23 tuổi, tốt nghiệp đại học, vùng Sidi Bouzid, đã trèo lên cột điện, tự sát bằng cách treo

Tính bạo động của các đoàn biểu tình đang có xu hướng ngày càng gay gắt. Họ bắt đầu đe dọa đập phá các trụ sở Thị chính và Hội đồng, các nhà Băng.

Mặc dù Chính phủ, đích thân Tổng thống đã tuyên bố: “Sẽ tạo thêm 300.000 việc làm từ nay cho đến năm 2012″, nhưng mục tiêu vận động đã vượt ra khỏi giới hạn thất nghiệp và đang hướng tới mục tiêu cao hơn, thu hút nhiều thành phần tham gia hơn.

Chưa có dấu hiệu dịu đi của cuộc khủng hoảng.

Người ta có cảm giác Tunisie từ nhiều năm nay đã như đống cỏ khô. Bây giờ gặp lửa.

11/01/2011

Bùi Quang Vơm (tổng hợp từ các báo Le Point, L’Humanuté, le Monde.)

© Đàn Chim Việt

4 Phản hồi cho “Bạo loạn tại Tunisie, trông người lại nghĩ đến ta”

  1. LỆ XUÂN - VATICAN - ITALIA says:

    Chế độ ĐỘC TÀI _GIA ĐÌNH TRỊ ở Tunisie hiện nay Chắc cũng sẽ kết cục như thời Diệm -Nhu của VNCH được Mỹ nuôi dưỡng trước đây mà thôi .
    Tàn dư của sự sụp đổ , liệu có phải tháo chạy mất giày dép như hồi 1975 không nhỉ ? …

  2. Bị dồn vào chân tường thì chết còn sướng hơn sống !
    Tức nước vở bờ mà, đó là quy luật của cuộc sống.
    Hiện trạng của quê hương ta rời cũng thế thôi.
    Hãy chờ xem, tới lúc đó hối hận không kịp !
    Các bạn có tin như vậy không ?
    Không tin cũng duọc thế nhưng nó sẽ ứng nghiệm dấy !

  3. Thanh says:

    Tình trạng này không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra tại VN. Chỉ cần thêm một hành động ngu xuẩn nữa của công an CS đàn áp, bắt bớ dân oan hay các nhà tranh đấu cho dân chủ thì chắc chắn người dân sẽ nổi dậy như người dân Tunisie.

  4. lotxac says:

    Đại nạn cho người da Vàng bị giết nhiều nhất trong thời kỳ Cộng-Sản Nga, Trung quốc và Hồ chí Minh tiến hành năm giòng thác CÁCH MẠNG.
    Tiên đoán cho năm 2011 là tại họa,và Tai nạn lớn nhất sẽ xảy đến cho dân DA MÀU,and it is a wheel of misfortune to the Colors turn . Wait and see. The truth to be told by me.

Phản hồi