WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ

30thangTu

Hai mươi bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc, Kissinger viết.

“Lý tưởng đã đưa nước Mỹ vào Đông Dương và sự mệt nhoài khiến chúng ta phải rút ra……

… Đông Dương sụp đổ năm 1975 vẫn còn gợi lại trong tôi những nỗi niềm u sầu khó tả. Nỗi buồn của tôi dành cho những kẻ nạn nhân bị bỏ rơi cũng bằng ngang với niềm ngậm ngùi của tôi dành cho nước Mỹ đã gây ra cho chính mình.” (1)

Cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ này đã để lại cho hai nước đồng minh Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa nhiều thiệt hại nặng, miền Nam bị mất về tay Cộng Sản, khoảng hai trăm ngàn binh sĩ tử trận. Hoa Kỳ với hơn 58 ngàn quân bị thiệt mạng, tốn kém nhiều trăm tỷ cũng như mất uy tín danh dự trên thế giới. Các phe đều thiệt hại lớn, miền Bắc được tiếng là chiến thắng nhưng đã phải trả cái giá quá đắt: hơn một triệu thanh niên phơi thây ngoài trận địa, hơn một triệu gia đình đau khổ, đất nước tan hoang vì bom đạn mà nhiều thập niên sau mới xây dựng lại được.

Người Mỹ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương từ 1950 khi Trung Cộng viện trợ ồ ạt cho Việt Minh tại biên giới Việt – Hoa nhưng họ thực sự can thiệp vào VN khi đổ quân vào Đà Nẵng giữa năm 1965.

TT Johnson được Quốc hội ủng hộ cho tăng quân đều hàng năm từ 184,300 người năm 1965 lên tới 536,100 năm 1968. Nhờ vậy miền nam VN đã được bình định. Mỹ oanh tạc BV từ 1964, có leo thang nhưng hạn chế mục đích hăm dọa để Hà Nội phải đàm phán rút về Bắc. Phía CS tiếp tục cuộc chiến, họ đánh thí quân để đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ. Số lính Mỹ bị giết tăng dần, năm 1965 có 1,863 lính Mỹ chết tại miền nam, từ 1965 tới 1968 có tất cả 35,751 người tử trận. Con số tử thương này đã khiến phong trào phản chiến càng lên cao hơn.

CS bị thảm bại Tết Mậu thân 1968, ta đánh thắng một trận lớn nhưng thua cuộc chiến, chống đối tại Mỹ lên cao, họ đòi chính phủ rút quân về nước. Năm 1968 phản chiến nói chung bất bạo động, năm sau 1969 khi Nixon lên làm TT đã tiến tới bạo động, đổ máu, sinh viên bắn súng đốt nhà, đập cửa kính, ném bom lớp học.

Cuối 1965 tỷ lệ số người ủng hộ chiến tranh VN khoảng 61% tới 1968 xuống còn khoảng 40%, tới 1971 còn khoảng 30% (2)
TT Nixon đem quân về nước, phục hồi hòa bình như đã hứa khi tranh cử. Năm 1969 ông bắt đầu cho rút quân, thực hiện VN hóa chiến tranh giúp VNCH hành quân sang Miên từ 29-4-1970 tới 22 -7-1970 để đánh vào hậu cần BV tại đây. Ta đã ruồng bố được khoảng 40,000 quân CS, giết trên 10 ngàn cán binh, tịch thu được 22,890 vũ khí cá nhân, 2,500 vũ khí cộng đồng, phá hủy nhiều cơ sở quân sự, làm suy yếu áp lực địch tại miền Nam VN.

Kế đó Nixon giúp miền nam VN mở hành quân tiến sang Hạ lào theo đường số 9 để chiếm tỉnh Tchépone rồi tiến sâu hơn vào vùng xung quanh để phá hủy các cơ sở CS. Cuộc hành quân lấy tên Lam Sơn bắt đầu ngày 8-2-1971, Quân đội VNCH chiến đấu anh dũng và hữu hiệu nhưng rồi gặp trở ngại, quân số lúc cao nhất là 17,000 người.

BV phản công mạnh hơn ta tưởng, đồng thời VNCH thiếu yểm trợ không quân của bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn, ta bị thiệt hại nặng lên tới 3,000; TT Thiệu lệnh cho các Tướng lãnh ngưng tiến quân. Giữa tháng ba ta rút lui về phía nam theo đường 914 bị Cộng quân truy kích thiệt hại nhiều, cho tới 25-3-1971 cuộc hành quân coi như chấm dứt, tổng cộng chỉ kéo dài 45 ngày, nói chung hai bên đều bị thiệt hại nặng.

Nixon cho biết (3) cuộc tấn công mục đích giảm áp lực địch để Hoa Kỳ rút quân mà VNCH vẫn còn tồn tại, Nixon dự trù tới 1972 chỉ còn vài chục ngàn lính Mỹ còn ở VNCH.

Tổng thống cử Kissinger, Phụ tá an ninh Quốc gia đàm phán với BV tại Paris. Cuộc hòa đàm bắt đầu từ tháng 5-1968 dưới thời Johnson, nhưng thực sự bắt đầu từ 1969 và do Kissinger đi đêm với Lê Đức Thọ. Trong mấy năm liên tiếp phía BV lợi dụng hòa đàm để tuyên truyền chống Mỹ. Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải rút quân đơn phương, loại bỏ chính phủ Thiệu, lập chính phủ ba thành phần, cắt viện trợ VNCH. Họ biết Hành pháp Mỹ bị Quốc hội và phản chiến chống đối nên lì ra không chịu ký.

Cuối tháng 3-1972, khi Hoa Kỳ đã rút gần hết , Hà Nội đưa khoảng mười Sư đoàn, hàng ngàn chiến xa, đại bác, phòng không tấn công VNCH dữ dội làm ba mũi dùi: tại Quảng Trị 6 Sư đoàn, tại Kontum 2 Sư đoàn và Bình Long 3 Sư đoàn . Hỏa lực Cộng quân rất hùng hậu khiến VNCH phải rút chạy tại nhiều nơi. TT Nixon cho mở lại cuộc oanh tạc, ông dùng hỏa lực vũ bão đánh BV, trưng dụng tối đa các chiến hạm của Đệ Thất hạm đội, hơn 400 pháo đài bay B-52 và khu trục cơ F-4 để oanh kích cả hai chiến trường Nam Bắc. Cuộc tấn công của Hà nội bị nghiền nát chấm dứt cuối tháng 9-1972, tổng cộng khoảng 100 ngàn cán binh bị giết , 75% số xe tăng bị hủy hoại.

Tại Hòa đàm Paris phần vì thấy Nixon qua thăm dò sẽ tái đắc cử Tống thống ngày 7-11-72, phần vì thất bại về quân sự nên BV đã chịu nhượng bộ rất nhiều trong phiên họp 9-10-1972. Họ không đòi lật đổ ông Thiệu, lập chính phủ liên hiệp, cắt viện trợ VNCH…Kissinger và Lê Đức Thọ chuẩn bị ký kết cuối tháng 10 nhưng VNCH chống đối bản Dự thảo, việc ký kết tháng 10 bất thành . Kissinger muốn ký kết trước bầu cử nhưng Nixon không cần vì theo thăm dò ông vượt đối thủ quá xa.

Sang tháng 11, tháng 12 hòa đàm bế tắc phần vì do VNCH và nhất là BV cố tình gây trở ngại, họ đoán Quốc hội Mỹ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh đem quân về nước nên bỏ họp ngày 13-12. TT Nixon đã cho B-52 oanh tạc BV dữ dội suốt 12 đêm từ 18-12 cho tới cuối tháng khiến BV phải trở lại bàn hội nghị. Hiệp định Paris được ký ngày 27-1-1973, các phe tham dự đều được chia phần: Nixon lấy được tù binh, Lê Đức Thọ đòi được Mỹ rút quân, Nguyễn Văn Thiệu vẫn làm Tổng thống , chính phủ Cách mạng lâm thời được coi là đảng phái chính trị của miền Nam.

Bầu cử Tổng thống 7-11-1972 Nixon thắng 47 triệu phiếu phổ phông, 60.7% số phiếu bầu , hơn McGovern 18 triệu phiếu , thắng cử lớn nhất từ xưa tới nay. Nixon đã đem quân về nước, lấy lại tù binh, không bỏ đồng minh, hòa với Nga, bang giao với Trung Cộng. Sau khi ngưng bắn, Quốc hội cắt giảm viện trợ cho VNCH dần dần : Năm 1973 Mỹ viện trợ 2 tỷ 1, năm sau còn 1 tỷ 4, năm sau 1975 còn 700 triệu, tiền mất giá thực ra chỉ còn 500 triệu. Năm 1972 đảng Dân chủ nắm 242 ghế hạ Viện, Cộng Hòa 192 ghế, Cuộc bầu cử Hạ Viện ngày 4-11-1974 khiến Dân Chủ thêm 49 ghế thành 291, Cộng Hòa mất 48 ghế còn 144, Dân Chủ chiếm 60.7% Hạ viện , Cộng Hòa 33.1%.

Quốc Hội Dân Chủ kiên quyết chống chiến tranh VN, trả thù cho thất bại nhục nhã trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1972 bằng cắt giảm viện trợ quân sự cho miền nam VN như trên để bỏ rơi Đông Dương. Theo lới kể của Kissinger (4)) Hà Nội xây dựng hệ thống đường xâm nhập tổng cộng trên 20 ngàn km để vận chuyển nhiều xe tăng, đại bác, hỏa tiễn, phòng không vào Nam. Văn Tiến Dũng nói hệ thống đường này như những sợi thừng ngày này qua ngày khác quấn quanh cổ, chân , tay con quỷ (VNCH) đợi lệnh xiết cổ cho nó chết.

Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT Gerald Ford lên thay, VNCH suy yếu vì bị cắt giảm viện trợ trong khi BV được Nga, Tầu tích cực giúp đỡ mở cuộc tấn công miền nam từ cuối năm 1974 tại Phước Long. TT Thiệu gửi thư cho TT Ford ngày 24 và 25 -1-1975 cho biết tình trạng thiếu thốn đạn dược tiếp liệu, pháo thủ phải đếm từng viên đạn. Mặc dù Ford và Kissinger nỗ lực vận động tại Quốc hội để xin viện trợ bổ túc 300 triệu nhưng bị chống đối mạnh, họ tìm cách trì hoãn viện trợ cử phái đoàn dân biểu sang Sài Gòn quan sát trong khi miền Nam đang sụp đổ dần dần.

Theo Kissinger đám người to mồm tại Quốc hội và truyền thông chống liên hệ giúp đỡ Sài Gòn, sự chống đối lên tới tột đỉnh khi họ mở chiến dịch chống cung cấp phương tiện tự vệ cho các nước Đông Dương lâm nguy. Họ không bao giờ ý thức được việc làm tàn ác của mình, đối với họ chỉ có sinh mạng của người Mỹ mới là quan trọng, sinh mạng của nhân dân Đông Dương như cỏ rác không đáng cứu vớt. Trong số báo Los Angeles Times ngày 6-3-1975 kêu gọi bác bỏ khoản viện trợ bổ túc mà còn đề nghị cắt bỏ viện trợ quân sự dưới mức 700 triệu dù đã được chấp thuận, những người này đã tiếp tay với Hà Nội xiết cổ VNCH.
Tình hình quân sự miền nam VN vô cùng bi đát, pháo binh thì hết đạn, máy bay không còn săng nhớt, các Quân đoàn, Sư đoàn rút dần, co cụm….

Ban Mê Thuột bị Cộng quân tràn ngập 13-3-1975, hai ngày sau, TT Thiệu hốt hoảng cho rút lui Quân đoàn II tại Kontum, Pleiku đưa tới sụp đổ cả hai Quân khu I và II trong vòng hai tuần lễ. Trận Long Khánh diễn ra ác liệt từ ngày 9 cho tới giữa tháng 4-1975.

Theo lời đề nghị của Kissinger ngày 10-4, TT Ford ra trước Quốc hội đề nghị viện trợ khẩn cấp 722 triệu cho VNCH nhưng bị bác bỏ ngày 18-4. Tại Long Khánh Trung Tướng Toàn cho lệnh rút ngày 20-4. CSBV hối hả chuyển đại binh bao vây dứt điểm Sài Gòn, lực lượng BV vào khoảng 20 Sư đoàn trang bị đầy đủ trong khi Quân đội VNCH tại quân khu Ba chỉ có 3 Sư đoàn thiếu thốn kiệt quệ mọi mặt, đạn chỉ đủ đánh trong hai tuần lễ.

Ngày 21-4 TT Thiệu từ chức, Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay được một tuần rồi bàn giao cho Tướng Dương văn Minh ngày 28-4 để hy vọng thương thuyết với BV. Ngay chiều hôm ấy năm máy bay Mỹ do CS lấy được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả Sài Gòn, tối ấy BV pháo 300 quả 130 ly vào phí trường Tân Nhất. Hà Nội từ chối đề nghị thương thuyết của Tướng Dương Văn Minh và buộc phải đầu hàng. Sáng hôm sau tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đọc văn thư yêu cầu cơ quan DAO Hoa Kỳ rút lui trong vòng 24 tiếng đồng hồ, tức thì trực thăng từ hạm đội số Bẩy bay ào ào vào Sài Gòn di tản.

Tối 29-4 trong cơn khói lửa, ông Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng Quân đội VNCH trên đài phát thanh, lời kêu gọi lập đi lập lại suốt đêm.

“Các vị Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn hãy giữ vững vị trí và chờ lệnh mới”

Dưới đây là đoạn phim thể hiện cảnh tượng bi đát tại tòa Đại sứ Mỹ trong giờ phút hấp hối của Sài Gòn, xin lược thuật theo lời tác giả Larry Berman (5). Đại Sứ Martin chưa muốn đi ngay, ông ta xin Kissinger cho Ban tham mưu độ 20 người ở lại hai ngày.
Tại phiên họp Hội đồng an ninh quốc gia, Giám đốc CIA William Colby báo cáo CS không chấp nhận đề nghị ngưng bắn của Dương Văn Minh. Kisinger nói:

“BV cố ý làm nhục Hoa Kỳ, không thể để người Mỹ tại Việt Nam nữa”.

Ngày 29-4 Đại sứ Martin được lệnh phải di tản hết mọi người, ông ta không nghe lời. Kissinger tái mặt bảo:

“Không có lý do gì mà người Mỹ còn ở lại đó. Tổng thống đã lệnh cho Đại sứ phải đưa họ đi hết.. tại sao kỳ thế?

Sáu giờ rưỡi sáng 29-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger công bố Tổng thống ra lệnh rút khỏi VN lần cuối vào khoảng 11 giờ tối qua bằng trực thăng.
Kissinger cáu giận điện cho Martin:

“Ông phải sử dụng trực thăng để di tản tất cả người Mỹ, nhắc lại tất cả”

Ngày 30-4 một biển ngữ đặt ở sân tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tắt đèn ở cuối đường hầm khi bạn đi ra”. Cuộc di tản do những trực thăng CH-46 Sea Night và CH-53 Sea Stallion từ nóc tòa Đại Sứ bay ra hạm đội. Mọi liên lạc giữa phi công với Bộ Chỉ Huy Không Vận Chiến Trường và Trung Tâm Kiểm Soát đồng thời cũng chuyển về các Giới chức chỉ huy và kiểm soát Mỹ tại Hạ Uy Di và Hoa Thịnh Đốn.

Báo cáo cuối cùng do một phi công CH-53 xác nhận kết thúc chua chát của cuộc di tản:

“Tất cả nhân viên Mỹ còn lại hiện đang ở trên nóc và người Việt ở trong tòa nhà”

Người Việt phá cửa tràn vào tòa Đại sứ, từ trên nóc tòa, Thiếu tá Thủy quân lục chiến James Kean mô tả cảnh hỗn loạn ở dưới như trong phim On the Beach.

Lúc 7 giờ 51 phút sáng giờ Sài Gòn, chuyến trực thăng cuối cùng chở TQLC Mỹ về nước. Báo cáo cuối cùng của người phi công CH-46 chỉ vỏn vẹn:

“Tất cả người Mỹ đã ra đi, nhắc lại ra đi”

Tại tòa Bạch Ốc TT Ford chính thức thông báo:

“Cuộc di tản đã hoàn tất. Nó đã đóng kín một chương trong Kinh nghiệm của người Mỹ.”

Lúc 12 giờ 10 xe tăng BV húc vào cổng dinh Độc Lập, lúc 12 giờ 30 lính BV bước vào dinh. Tướng Dương Văn Minh và nội các ngồi đợi bàn giao quyền hành, Đại tá Búi Tín thay mặt quân đội CSBV nói:

‘Các ông còn gì đâu mà bàn giao, các ông phải đầu hàng”.

Bùi Tín hỏi Tướng Minh còn chơi tennis và sưu tầm hoa lan không. Bùi Tín hỏi Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sao tóc ông dài thế vì nghe nói ông thề cắt tóc ngắn khi Thiệu còn làm Tổng thống. Tướng Minh cười, Bùi Tín nói

“Chúng tôi thắng trận chắc vì biết hết mọi chuyện”

Họ đưa Tướng Minh lên đài phát thanh bắt tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa.

© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

————————————————————————–

(1) Years of Renewal, trang 463.
(2) Nguồn Wikipedia: Opposition to the US involvement in the Vietnam war
(3) No More Vietnams trang 124
(4) Years of Renewal trang 479
(5) No Peace No Honor trang 270-273.

213 Phản hồi cho “Tháng 4-1975: Miền Nam sụp đổ”

  1. VNCH says:

    Ai bảo VNCH thua? Chỉ rút chiến thuật thôi nhé, hiện ở Hải ngoại có đến trăm chính phủ VNCH bên đó, tưf một chính phủ, giờ có hàng trăm, vậy không phải là phát triển hơn ư? Không phải là mạnh hơn ư? Các chính phủ đó hiện đang thương thảo với nhau để có 1 chính quyền mạnh đằng dzìa VN tiếp quản, đang đàm phán, mọi người hãy chờ đó!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Mở con mắt..hí lên em. VNCH bây giờ chỉ còn trong…lòng người. Chính phủ VNCH đã chết theo ông Thiệu, những người trong chính phủ VNCH còn lại, lưu vông bên trời Tây cũng đã già, không còn quyền lực gì nữa, cũng không có quân đội để mà chống giặc Cộng như năm xưa.

      Cộng bây giờ chúng nó chiếm được quyền cai trị, nhưng quá…láo nên thiên hạ không ưa. Cùng nhau nhắc lại những chuyện năm xưa, tưỡng niệm ngày mất nước về tay cộng sản, cũng là để trình bày cho người VN tỏ tường cái láo của đảng và nhà nước VN Cộng…láo.

      Vậy thôi, có gì mà…giựt con mắt, tưỡng tượng kiểu…lâm vố vậy em?

  2. t/g says:

    Ông VyBui nói tôi đã trích dẫn tài liệu Mỹ sai lạc nhưng không thấy nói thế nào là đúng, thế nào là sai và căn cứ vào đâu để biết đúng sai.

    Nếu các tài liệu Mỹ có sai như thế thì rất mong ông viết bài cho đăng trên báo Wshington Post, Times….và đề nghị nhà xuất bản cho thu hồi các tác phẩm sai cũng như đề nghị các tác giả, sử gia hiệu đính lại cho đúng lịch sử.

    Chúng ta tranh luận ở đây cũng không đi tới đâu, tôi xin chào ông và xin chấm dứt tại đây

  3. DâM TiêN says:

    Thưa :
    Thưa thêm một lần : Tổng thống ” giả định” DV Minh đầu hàng với một thằng thượng
    tá chính ủy lữ đoàn Xe Tang Bắc Việt. Tên nó là Bùi Văn Tùng, dân miền Nam tập kết.

    (Nay nó già khụ, bị stroke, ngồi xe lăn…nơi cái villa ăn cướp, tại đường Công Lý xưa)

    Thưa : nếu ông Bui Tín nhận vơ là TT DVM đầu hàng với ông ta, làm oai láo phét, thì
    ông ta vẫn còn dính chàm bản chất dối trá cộng phỉ bắc kỳ ăn củ mì… vẫn còn mơ Bác,
    nhưng lỡ bước sang ngang, hết đường về…

    Tướng Minh tưởng rằng mình đứng trước một sĩ quan cao cấp nên nói:
    - Thưa quan sáu (nguyên văn: mon général ong sau), tôi đã chờ ông từ sáng để trao quyền
    cho ông.
    - Mầy (nguyên tác: tu, có thể dịch là anh, nhưng mày có lẽ đúng hơn trong hoàn cảnh nầy)
    dám nói là trao quyền à. Mầy chỉ là một kẻ cướp quyền và một tên bù nhìn. Mầy chẳng có
    quyền nào để trao cho tao cả. Chúng tao đạt được quyền bằng khẩu súng trong tay.
    Tao nói cho mày rõ là tao không phải là tướng mà chỉ là một trung tá ủy viên chính trị. Và
    kể từ bây giờ, tao cấm mầy không được ngồi xuống.

    Gương mặt tướng Minh co rúm lại.
    Giọng nói hung bạo và khinh miệt của người sĩ quan khiến ông Minh hiểu rõ là ông đang
    đứng trước mặt một sĩ quan miền Bắc (nguyên tác: Tonkinois) chớ không phải là người
    Mặt Trận miền Nam.

    NB. Dâm TiêN rất tiếc, đã viết bài ” Đại thắng mùa xuân” gởi riêng cho báo nhà này, nói
    lên rất minh bạch về tấn tuồng hề tại dinh ĐL. DT tự nghĩ mình viết lách không đến nỗi dở
    nhưng nội dung bài viết mang nội nhớ bà mẹ VNCH, nên không phù hợp với báo nhà ?
    Tuy muộn, tiếc công tiếc trí, DT chuyển bài đó sang ĐCVonline. Net, đã đăng).

    Tuy nhiên, DT vẫn hàm ơn ĐCV,.vẫn còn cho chúng tôi ghé qua. Nay kính,

    .

    • DâM TiêN says:

      Mười năm sau, 1985, “đảng ta” tổ chức kỷ niệm mười năm đại thắng mùa xuân . Địa điểm là đại lộ 30/4, tức đại lộ Thống Nhứt thời Việt Nam Cộng Hòa trông vô Dinh Độc Lập. Ba khán đài vĩ đại được dựng lên sau ba tháng thi công.

      Hai sĩ quan dìu Lê Duẫn ốm yếu, lẩy bẩy bước lên khán đài. Không thấy có một mống nào của cựu MTGPMN. VN Giáp không được dự.

      Không thấy có bất cứ một đại diện nào của Liên Sô, Trung Cộng hay của các nước Cộng sản anh em nào khác. (Sự cố gì mà lạ lùng vậy cà?) Nhưng lạ thay, chỉ có hai đài truyền hình Mỹ trực tiếp thu hình. Có dư luận xấu cho rằng, kỷ niệm mười năm đại thằng mùa xuân là gợi ý của chú Sam, có tiền quà thưởng đấy. Có thu kình kỷ niệm hay làm chứng
      đấy.

      Chỉ một năm sau khi phát hành, cuốn hồi ký “Đại théng mòa xoan” của Dũng bị thâu hồi.
      Đại thắng ơi, bây giờ mi ở đâu?

      Và sau buổi lễ, các con đường lớn mang tên 30- tháng- Tư đều bị hạ xuống, và tại Saigon, con đường 30/4 được thay bằng cái tên Lê Duẫn là kẻ theo Liên Sô.

      Lê Duẫn sẽ chịu trách nhiệm hoặc được vinh danh, cũng là do cái ngày 30 tháng Tư 1975. Liên Sô có trường hợp đấu tố Staline. Còn bên VN, thì sẽ là ai nào?

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Viết ” thôi chớ đừng nên “Viết lách ” , nỡ đọc theo giọng Hà Lam thì nại không hay….( hehehe..)

      Khổ ai thân phận con tằm
      Miệt mài lận đận… tháng năm… nhã tình
      Trải bao sóng nổi điêu linh
      Lấy gì mà hứng… mối tình… nước…. non?

      Bấy lâu giặt áo sống còn
      Cố phơi hết lệ… sao còn lệ…. rơi?

  4. Kẽ Vong Quốc says:

    Nhân ngày 30-4, tác giả viết lại ghi lại các sách vở để trình bày VNCH không còn nữa do bàn tay đẫm máu của VC khi vào Saigon “giải phóng” . Đọc giả ai đọc cũng thấy điều đó nhất là các hậu sanh thanh thiếu niên sinh viên Việt Nam XHCN hay hải ngoại nếu ai có dịp xem sẽ biết ít nhiều sự thật tại sao quân BV thắng và VNCH thua trận và mức độ tàn ác vì chiến tranh do hai khối CS và Tự Do gây ra v.v. . và cũng là nguyên nhân nước VN ngày nay là phần đất tương lai của Tàu cộng . . . chuyện viết báo cho đọc giả đọc để tìm hiểu trao đổi kiến thức theo tôi nghỉ các ông kiếm chuyện chê bai tác giả “mua vui” là thiên kiến các ông già sống sót sau chiến tranh trong lúc hàng triệu kẻ khác chết chóc đau thương và sống dai nên thành “lão quỷ” múa kiếm chọc tác giả như bọn quỷ xứ đùa nghịch chút phép lạ cho con người sợ.
    Tôi xin can các ông . Quỷ hay Ma Bùn người thường xin ” kính nhi viển chi” .

    • Vọng Kiến Quốc says:

      Không viết thì thôi, còn đã viết bài chủ thì phải hết sức cẩn trọng, góp nhặt tài liệu “tạp bí lù” thì bị bạn đọc “nhặt sạn” giùm, hay gọt giũa cũng đành vậy thôi, cần phải kiên trì cố gắng thì trí mới mạnh, bút mới vững.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      SỬ mà bị láo nguy hiễm là thế. Nay toàn dân phải quy` lại một thằng mang tội DIỆT CHŨNG , giết người trên dưới 200 ngàn mạng làm thánh , có dàn lính chào cờ thì nghĩ coi , dân trí xứ đó đi về đâu?

      SỬ mà bị láo nguy hiễm đến thế , đẻ ra một bày Vô lại , KHÔNG CÒN TỰ TRỌNG , chỉ biết ca láo cho cái ác , cái độc tài , miễn có… money là đủ

      Sử mà bĩ láo nguy hiễm đến thế , định kiến suy nghĩ tâm tối kinh khũng , VÀ MẤT LUÔN KHẢ NĂNG KHAI PHÓNG TÂM TRÍ

      Sử Láo còn xuất phát từ những thằng SỬ GIA VÔ TRÁCH NHIỆM , CHỈ BIẾT TRÍCH DẪN NGUYÊN CON , KHÔNG SUY NGHĨ , KHÔNG KIỄM CHỨNG , KHÔNG HIỂU ĐƯỢC VẠN SỰ BỊ CHE ĐẬY ( smoke screen & myth) như Trọng Đạt chẳng hạn báo hại vạn người khác nghĩ là như thế , theo thế …bởi thế nhận thức sai lệch

      NHÂN THỨC của con người là nhờ Sử giáo ( tức là giáo dục Về Sử ) mà ra…

      NẾU SỬ không quan trọng thì bọn Khổng nho việc gì phải SÔI KINH NẤU SỬ cho đúng tinh thần Khổng Mạnh

      Nếu Sử không quan trọng thì bọn Cộng Láo che dấu việc tàn bạo đấu tố , thãm sát , láo lếu gây chiến tranh làm gì

      CHO NÊN SỬ MÀ VIẾT SAI , HẠI BAO THẾ HỆ CÓ BIẾT KHÔNG!

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Tác giả cũng mong muốn viết cho rõ hay
        Than ôi LỰC BẤT TÒNG TÂM, nên thiên hạ chê nhiều.
        Thực ra sự kiện lịch sử còn mới quá, nên khó viết lắm lắm
        Tất cả như anh mù sờ voi, sờ được đâu tả đó, khó giống hệt nhau.
        Anyway tất cả có lòng thành, nhưng hơi bị sốt ruột, nên to tiếng mí nhau.
        Rút kinh nghiệm cho lần sau. Lời nói ko mất tiền mua, lựa lời mà nói mí nhau.

  5. Nếu mất quân viện từ Tàu cộng... says:

    Quốc Hội Mỹ cắt quân viện nên Miền Nam phải thua . Nếu Tàu cộng cắt quân viện thì Miền Bắc cũng phải ngưng xâm lược mà thôi, khi mà từ cái kim, sợi chỉ, gói mì cho đến vũ khí đều trông mong vào sự chi viện của Tàu cộng:

    Lời kể của ông Dương Danh Dy, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung cộng :

    Những người ở lứa tuổi tôi (và trẻ hơn hai mươi, hai nhăm tuổi) hiện nay đều không quên những viện trợ to lớn của nhân dân Trung Quốc anh em cho chúng ta trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Từ vũ khí đạn dược đến gạo ăn vải mặc, từ ô tô, tầu thủy, máy bay đến chiếc xe đạp, máy khâu, từ gói mì chính đến cái kim sợi chỉ…, không sao kể hết.

    Tôi còn nhớ, từ chiếc mũ cối và đôi dép cao su Việt Nam đưa mẫu sang, các kỹ sư và công nhân Trung Quốc đã chế tạo cho quân đội ta và nhân dân ta những chiếc mũ cối và đôi dép lốp nổi tiếng một thời.

    … Ít người Việt Nam được biết những con tầu Giải phóng tải trọng chỉ có 50 tấn nhưng dùng động cơ mạnh tới 800 mã lực (nghĩa là có tốc độ rất nhanh) để có thể từ một cảng miền Bắc chở vũ khí, lương thực… vào cập bến tại một nơi ở vùng giải phóng miền Nam rồi trở lại ngay miền Bắc trong đêm đã được các kỹ sư và công nhân một nhà máy đóng tầu Trung Quốc thiết kế và chế tạo xong trong một thời gian ngắn kỷ lục theo yêu cầu của chúng ta.

  6. Người bàng quan says:

    Đề nghị các ông Nguyễn Trong Dânn, VyBui…. nên viết còm ngắn thôi không nên viết dài quá . Diễn đàn Đanchimviet là nơi chúng ta đọc tin tức, mở mang hiểu biết chứ không phải là nơi để các ông nổ và khoe khoang kiến thức, các ông có thể viết một bài theo kiến thức “uyên bác” như ý có phải hay hơn là xâm soi từng chữ từng câu bài viết của người khác và phê bình một cách “ta đây hơn chú mày”. Chữ “đầu trâu mặt ngựa” cách đây 39 năm + người ta ví với bọn cộng sản Việt Nam, tôi không tin các ông là loại người mặt thú này vậy nên các ông “tự trọng” thì độc giả sẽ tôn trọng thôi.
    -Theo tôi biết hầu hết các độc giả người ta có đọc bài nhưng họ không đọc phản hồi, họ không cần biết các ông là ai, người ta không để ý tới các ông đâu.
    - Các tác giả và Ban biên tập rất bận, họ không có thì giờ nhiều để đọc các còm và trả lời còm, nhiều cái rất ngớ ngẩn
    - Các ông đừng lãng phí thời giờ vô ích, đừng mất công khoe khoang kiến thức vô ích, không có ai đọc đâu. Có chăng chỉ các ông đọc lẫn nhau thôi
    Xin thông cảm nhá

    • Trúc Bạch says:

      Ha ha ha …. …

      Vấn đề là chỉ có các dư lợn viên là hay đi “cắt” những bài viết vừa dài, vừa dai lại vừa dở (có bài dài gấp đôi bài chủ), từ các báo “lè đảng”…rồi “dán” lên ĐCV…làm rác cả diễn dàn, đó mới là điều cần phải “báo động”.(*)

      Còn chuyện tác giả hay BBT/ĐCV có bận hay không thì việc đéch gì đến kẻ “bàng quang” vô tích sự !? chính họ không phàn nàn hay phản đồi gì thì thôi, cớ sao anh lại bị…..lở mồm (long móng)?

      Đúng là “nhanh nhảu đoảng” ! Đừng có chỉ nhìn thấy bụi dưới gót giày người khác mà không nhìn thấy …kít dính ở trên trán của mình nhá anh !

      Tội nghiệp anh quá !

      (*) Trong các bài viết của tác giả Nguyễn Hoàng Hà , việc ca tụng Putin và chê bai Mỹ đã được các dư lợn viên cắt những bài viết dài lê thê trên các báo đảng, rồi dán lên để ủng hộ lập trường “bênh Nga, chửi Mỹ” của Nguyễn Hoàng Hà ….là một điển hình .

    • DâM TiêN says:

      Người bàng quan có phải là…là …là …

      Xin tác giả ” Sử Nhòa Nhoẹt ” coi

      Là ai đấy, nhẩy ? ( Thiền sư DâM)

    • noileo says:

      Trích: “-Theo tôi biết hầu hết các độc giả người ta có đọc bài nhưng họ không đọc phản hồi, họ không cần biết các ông là ai, người ta không để ý tới các ông đâu.” ( Người bàng quan tuyên ngôn độc lập)

      Đúng là tào lao như tuyên ngôn độc lập 2-9! Sự thật là, hầu hết các độc giả, vào một trang, vào một bài chủ, rất nhiều lần, không phải là để đọc đi đọc lại cái bài chủ, mà là để đọc các ý kiến bên dưới.

      Bên cạnh những ý kiến tào lao như tuyên ngôn độc lâp 2-9 của Người bàng quan, có rất nhiều ý kiến & kiến thức giá trị.

      Ít nhất đó là điều tôi vẫn nhận được, tôi vẫn đi vào một trang, một bài chủ nhiều lần, để đọc các ý kiến ở bên dưới, mới có thêm, trong đó có nhiều ý kién & kiến thức rất hữu ích cho tôi!

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Đầu trâu mặt ngựa ” không phải là CHỬ mà là tục ngữ , thành ngữ bé cò ơi…

      Cố nhái giọng Việt Nam Cộng Hòa mà vẫn lòi .

      Bé cò có biết Sử cần phải chính xác TUYỆT ĐỐI KHÔNG

      Xưa , Hán Vũ Đế bảo Tư Mã Thiên sửa một câu trong Sử KÝ để đẹp y’ Quân Vương , Tư Mã Ý quy` xuống tâu , Sử như thế là như thế , MỘT CÂU CŨNG KHÔNG THỂ SAI ĐƯỢC. Tư Mã thà bị tội (thiến) chớ không thể sửa sai Sử

      Bọn Cộng Sản sai văn sửa sử lừa dân tộc , báo hại quốc túy rã đàn , dân trí u mê định kiến , hiễm họa vô cùng

      Hồ Chí Minh tội DIỆT CHỦNG sát hại gần 200 ngàn người rõ ràng mà ĐẢNG láo sửa sử để nay Hồ được tôn vinh, lăng mã đình đám , nguy hại đến tinh thần dân tộc , nguy hại đến suY tư tâm trí của bình dân bá tánh

      Thãm sát ở Huế , ngay ngày Tết ăn uống lai rai , Cộng Sản chơi bức gánh bắn giết loạn xà ngầu , máu đổ tan thuơng , nay Đảng láo cố giấu , thế hệ trẻ mờ mịt không biết khiến công ly’ bị coi thuờng , nhân nghĩa bị lãng quên , nguy hại đến quốc lương của bình dân bá tánh

      “Anh nhớ tháng Tư buổi ấy không
      Tháng tư chồng chất phận lưu vong
      Nhiều người cuối mặt quên ngày cũ
      Có kẻ đau lòng vời vợi trong”
      (Không nhớ tên tác giã )

      Tháng Tư đau buồn của dân tộc được Đảng láo che đậy ,cố tình xua đẩy dối trá thành niềm vui khiến Sử nhà bị chà đạp , lòng người bổng trở nên vô cãm tàn nhẫn bất lương , nguy hại vô cùng

      Quốc tồn là do Quốc túy. Quốc túy tồn là do Sử. NAY SỬ LÁO , BỊP THÌ NON NƯỚC SẼ RA SAO?

  7. Thắc-Mắc says:

    Tôi có đọc ý-kiến của NTD viết lúc 6am hôm qua (04/29/2014). Tôi không reply. Nhờ DT nói chuyện với NTD chắc tốt hơn, vì thấy hai người có vẻ tâm-đắc với nhau. Tôi chỉ có it điều muốn thưa :
    (1) NTD phân-tích khá kỹ và có tính-cách thuyết-phục về kiến-sử và chính-sử ( đối với tôi, ” chính-sử ” thì tôi thường nghe, riêng ” kiến-sử ” thì đây là lần đầu tôi được biết đến ).
    (2) Tôi chưa bao giờ có ý-kiến về kiến-sử và chính-sử. Lãnh-vực này tôi không nghiên-cứu, không học đến nên ngu-muội – chứ đừng nói chi là lầm-lẫn -
    (3) Tôi cũng có hiểu ” lịch-sử ” muốn nói gì, nhưng không theo cách mà bạn NTD phân-tích. Dĩ nhiên tôi không muốn nói rằng tôi đúng và người khác sai. Tôi chỉ muốn nêu ra điều này : một từ-ngữ khi dùng trong một lãnh-vực này có thể có ý-nghĩa khác so với khi được dùng trong lãnh-vực kia. Ở đây, tôi muốn đề-cập ” lịch-sử ” về mặt thần-học. ” Histoire “, tiếng Pháp – và ” History “, tiếng Anh được định-nghĩa đơn-giản. Riêng tiếng Đức, ” lịch-sử ” theo ý-nghĩa thần-học, được viết dưới hai dạng : ” Historie ” ( tạm dịch là ” lịch-sử thuộc sự-kiện “) và ” Geschichte ” ( tajm dijch là ” lịch-sử diễn-giải “). Viết định-nghĩa cho ” lịch-sử ” theo ý-nghĩa này, thần-học-gia George E. Ladd ( giáo-sư trường Fuller, Theological Seminary Pasadena, California ) đã phải dùng 9 trang giấy – xem ” Definition of Geschichte ” trong ” Faith and History “.

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Kính thưa Lão Đại ,

      Lão Đại quả là thâm thúy .

      Lão Đại viết rất đúng , nào giờ sẽ không một sử gia nào đề cập đến KIẾN SỬ .

      Tại sao ? Có muôn vàn ly’ do , trong đó có vài ly’ do dễ thấy :

      LÝ Do 1. Là không có một sử gia nào muốn thừa nhận mình bẻ sử buôn tâm

      LÝ Do 2. Là các sử gia nếu chân chất thì tài non kém KHÔNG CHỐNG ĐỞ NỔI bọn SỬ ĐIẾM.

      LÝ Do 3. Là có một số sử gia ngu muội chỉ muốn ăn theo núp bóng mua danh

      Ghi chú :

      BỌN SỬ ĐIẾM rất tài ba xuất chúng khiến các sử gia chân chất không dám vạch mặt hoặc không đủ tài lực nghiên cứu để vạch mặt

      Ví dụ : Khổng Tử là một người đại tài của SỬ ĐIẾM. Các sách của Ngài viết trở thành căn bản của Sử Luận ( một dạng của Sử Kiến ) suốt mấy trăm năm

      Hiện nay , vì ngành khảo cổ học ngày càng phát triển , vạch mặt chỉ tên bọn Sử Điếm một cách vô tình nên phe Sử Điếm bớt hung hăng nhưng vẫn còn áp đảo

      Cụ Vương Hồng Sển trước có dặn , nếu sau này ngứa nghề viết Sử , nhớ đừng trích dẫn lung tung ( như Trọng Đạt là điển hình ) Vì KHÔNG CÓ SÁCH SỬ NÀO ĐÚNG CẢ , CHỈ LÀ…MYTH

      ( ông cụ nói thế , càng nghiệm càng thấm )

      Cám ơn Lão Đại móm đề cho đoạn dưới đây , ngắn mà tuyệt tác :”

      ” Historie ” ( tạm dịch là ” lịch-sử thuộc sự-kiện “) và ” Geschichte ” ( tạm dịch là ” lịch-sử diễn-giải “). Viết định-nghĩa cho ” lịch-sử ” theo ý-nghĩa này, thần-học-gia George E. Ladd ( giáo-sư trường Fuller, Theological Seminary Pasadena, California ) đã phải dùng 9 trang giấy – xem ” Definition of Geschichte ” trong ” Faith and History “. ”

      Kiến thức cũng giống như thuốc , bơm nhiều quá thiên hạ sẽ bị…”Ô Vờ Đô ” , thôi thì từ từ lần hồi lâu lâu , mình chích vào tâm trí một chút…

      Kính Lão Đại

      Merci DCV

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Lão Ngoan Đồng says:
        01/05/2014 at 04:04

        Tôi có ý kiến khác với NTD như sau:

        1/
        CHÍNH SỬ của NTD theo tôi thuộc loại BIÊN NIÊN SỬ

        Ghi chép sự kiện (facts) trung thực, theo lớp lang thứ tự.
        Giống như là viết gia phả, X hay Y là con A với B ..
        sinh và chết ngày nào, ở đâu, học hành tới đâu, làm gì.

        Ưu điểm là chính xác từng từ ngữ một. Khuyết điểm lớn là KHÔNG PHẢN ÁNH được chi tiết tình hình thực tế lúc đó ra sao ?

        Chẳng hạn là con cầu tự hay gì gì đó. Lúc sinh ra thì sinh dễ dàng bình thường hay sinh ngược, hoặc bà mẹ đau đẻ lâu lắm
        Thông minh học một biết mưới, đậu bằng này bằng nọ liền tù tì.
        Quan lộ hạnh thông hay lên voi xuống chó và tai sao ?

        Điển hình như ta xem ông Đoàn Thêm viết “1945-1964 Việc Từng Ngày” (hình như chả khác gi viết công báo vậy), khiến ta khó hình dung ra tình hình thực tế ra sao ngay trong thời chúng ta đang sống. Như thế đám con cháu làm sao biết được, để dựng lại phim ảnh hay víêt truyện lịch sử đời trước. Cũng như làm sao mà phê bình cho chính xác những sự việc lúc đó. Chẳng hạn sự kiện đảo chánh ông Diệm ?
        Có thể mỗi tác giả nhìn dưới khía cạnh khác nhau nên thuật lại cũng khác. Anyway đời sau hay người đương thời như chúng ta có những cơ sở để suy đoán, hơn là gần như không có chỗ bấu víu từ biên niên sử (chinh sử như NTD gọi), bởi coi như chỉ là một thừ thống kê thiếu phần báo cáo sự việc tại sao ra thế.

        2/
        KIẾN SỬ cũng là một thứ sử liệu, dĩ nhiên có ít nào chủ quan của người viết
        Lợi điểm cho ta hình dung ra được bối cảnh lịch sử lúc đó ra sao.

        Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim, Lịch sử dân tộc VN của Phạm Cao Dương … thuộc loại giữa một và hai. Cũng là một loại biên niên sử nhưng có thêm chi tiết cho rõ ràng hơn.

        Lịch sử Nội Chiên ở Việt Nam của Tạ Chí Đại Trường (giải thưởng văn học toàn quốc bộ môn sử năm 1973 ở thời VNCH) hay Phan Khoang viết Việt sử xứ đàng trong, hoặc cụ Hoàng Văn Chí viết tiếng Anh được dịch ra Việt ngữ “Từ Thực đân đến Cộng sản” (From colonialism to Communism. A case history of North Vietnam) … đó là viết sử đi vào chi tiết với bình luận rât có giá trị cho đời sau

        3/
        DÃ SỬ hay GIẢ SỬ, tức bắt chước làm giả sử thật.

        Chẳng hạn Tàu hay có những bộ truyện dà sử như Phong Thần, Tam Quốc Chí, Tây du ký, Đông Chu Liệt Quốc, 108 Anh hùng Lương Sơn Bạc, Tiết Nhơn Qúi chính tây, TNQ chinh đông, Tiết Đinh San, Phàn Lê Huê, Thuyết Đường, Tàn Đường …

        Ở ta có Kỵ Nữ gò Ôn Khâu của Hoài Điệp Ngọc Thứ Lang, Lửa Cháy Thành Phiên Ngung, Tiêu Sơn tráng sĩ của Khái Hưng, Mùa Biển Động của Nguyễn Mộng Giác, Khu Rừng Lau của Doãn Quôc Sĩ, Giòng sông Thanh Thủy của Nhất Linh …

        Đó là dựa vào một hay nhiều sự kiện lịch sử có thật (historic fact), rồi sối dầu chế mỡ qua trí tưởng tượng phong phú của tác giả (fiction) tạo nên truyện. Tây phương còn gọi đó là loại FACTION = FACT + FICTION.

        Thiên hạ thích đọc loại truyện dã sử này lắm, bởi càng ngày càng trở nên tinh vi khéo léo. Chẳng hạn Kim Dung đã viết nên những bô truyện kiêm hiệp dài với nhiều tình tiết éo le gây cấn ở trong.

        Thôi thôi tạm loạn ngôn như thế nhé bạn hiền :-)
        Cám ơn đã gợi hứng cho tôi viết góp ý này cho dui cửa dui nhà

        Lão Ngoan Đồng
        Tổ sư Y trị :-) !

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Dear LMC

        CHÍNH SỬ không phải là Biên Niên Sử

        Chính Sử là SỰ THẬT CỦA LỊCH SỬ , đã được KHẲNG ĐỊNH thông qua quá trình nghiên cứu theo những phương thức khoa học ( đã được thừa nhận ) trong việc giám định tài liệu gốc , khảo cứu di tích khai quật , xét nghiệm chứng tích , etc …

        Những phương thức khoa học sử dụng trong quá trình nghiên cứu cần phải được THỪA NHẬN bởi Viện Hàn Lâm , hay hội nghiên cứu Lịch sữ của quốc gia …là có giá trị XÁC ĐÁNG ( nôm na là “Valid” methods )

        Phương thức khảo nghiệm DNA mới được thừa nhận gần đây trong vấn đề khảo cứu lịch sử

        Ví dụ :( Chỉ là Ví dụ bình dân cho dễ hiểu )

        A. BIÊN NIÊN SỬ : NgàY 7 tháng 12 năm 1941 , Nhật đã bất ngờ tấn công Hoa KỲ tại Trân Châu Cảng làm 2345 quân nhân bị thiệt mạng.

        B. KIẾN SỬ : Giới tình báo Hoa KỲ đã thất bại trong việc đoán bắt Ý đồ tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng dù Ý đồ tấn công lộ quá rõ. Do đó , Hải Quân của Hoa KỲ đóng tại nơi này hoàn toàn bất ngờ khi bị tấn công và nằm im bất động vì choáng váng va`o 7/12/1941 . Tổng số thiệt hại của Hoa KỲ lên rất cao , khoảng 2345 người ( Henrry Khét cơm mơ , “Trân Châu Cảng , nổi buồn của nước MỸ”, page xyz line 352-357, Bia Bia publisher ) _ Trong Trich

        C. CHÍNH SỬ : “Trân đánh Trân Trâu Cảng xảy ra hoàn toàn bất lợi cho HQ Hoa KỲ nhằm tạo điều kiện cho mục tiêu chính trị của nhà Trắng , đó là co’ LÝ do để Hoa KỲ Tham Chiến vào Đệ Nhị Thế Chiến ” Trích từ part VI của report # XYZ

        ( One type of many report forms , journals )

        Research number XYZ :
        Report title : Trận đánh Trân Châu Cảng
        Primary group researcher :
        Reviewed by :
        Approved by :
        Sponsor by : American Navy History National , American Histtory ….

        I. Objective : Verify the cause of Pearl Harbor Battle outcome in 12/7/1941
        II. Back ground & method of development
        III. Verify Fact Process
        IV. Examination Data Process
        V. Discussion on Data & Facts :

        1. Các bản báo cáo của Bộ Tình Báo Hải Quân Hoa KỲ tại châu Á Thái Bình Dương ngày… số XYZ ….giờ….đã cho thấy Bộ Tình Báo KHẲNG ĐỊNH VỀ MỘT CUỘC TẤN CÔNG SẼ XÃY RA ( Facts IIIa , IIIc & IIIf …)

        2. Bộ Tình Báo đã trình báo cáo lên Ban Tham Mưu( BTM ) Hải quân vào ngày … Tháng….( Data IV 6,…..)

        3. BTM đã kiến nghị lên Bộ Tư Lệnh HQ ( BTLHQ ) yêu cầu code abc vào ngày….( III 31 , 35…..)

        4. Công Văn số…. cho thấY BTLHQ từ chối code abc nhưng có trình lên Tổng Thống mọi Việc ( IIII 22, III 27….)

        5. Công Văn Số ….. từ Nhà Trắng cho thấY Nhà Trắng khẳng định một đường lối thảo hiệp ngoại giao Giữa Hoa KỲ & Nhật Bản & do đó CHẤP THUẬN BẢI BỎ CODE abc (III 9 , 10……)

        6. Băng ghi âm hồ sơ số…., cho thấy quan tâm của Tổng Thống cần có một lÝ do để thay đổi quan điễm người dân Hoa KỲ , để chính phủ có thể tham chiến ( IV 56 ,…. )

        7. Băng ghi âm số…. cho thấy Tổng Thống biết trước rất rõ sẽ có tấn công XảY ra nhưng TRỰC TIẾP RA LỆNH CHO HẢI QUÂN BÃI BỎ CODE abc & di tản Hàng Không Mẫu Hạm XYZ ra khỏi nơi nàY

        VI. Conclusion

        “Trân đánh Trân Trâu Cảng đã được xảy ra bất lợi cho HQ Hoa KỲ nhăm tạo điều kiện cho mục tiêu chính trị của nhà Trắng , đó là co’ Ly’ do để Hoa KỲ Tham Chiến Vào Đệ Nhị Thế Chiến ”

        ( ĐÂY CHỈ LÀ VÍ DỤ , not actually or may actually happened )

        Ki’nh

      • Lão Ngoan Đồng says:

        Dear NTD,

        Cám ơn đã giải nghĩa thêm chi tiết cụ thể. Rất tiếc tôi vẫn chưa thể đồng ý hoàn toàn với NTD. Nhân thể lấy thì dụ Trận Trân Châu Cảng (TCC) nhé.

        1/
        Đó là Mỹ làm khảo sát khoa học về phía mình, nhưng vẫn chưa đủ bởi chưa có cái nhìn toàn diện.

        Nếu ta đứng ở góc độ Nhật, ta thấy Nhật sẽ đánh giá (khách quan) đã đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đặt ra.
        Ngắn hạn tiêu diệt hạm dội chủ lực của Mỹ ở Thái Bình Dương, để lên tinh thần khi phát pháo khai thành; còn dài hạn làm làm tê liệt lực lương quân sự lớn của Mỹ một thời gian, đủ để cho Nhật mua thời gian tung hoành và chiếm cứ nhiều nơi trong yếu, để vừa nuôi chiến tranh, vừa phòng thủ phản công của Mỹ.
        (Đó là chưa kể đến kết qủa của sự hỗ tương trong hợp đồng tác chíên với Đức, bằng sự mở thêm một mặt trận ở Thái Bình Dương, làm suy yếu sức mạnh phe đồng minh, nhất là Mỹ, bởi hải lục không quân của Anh, Pháp, Hòa Lan và Nga ở Á châu bị Nhật đè bẹp ngay tức khắc)

        Tôi muốn nói, tất cả như anh mù sờ voi, anh sờ được chân anh sờ được đuôi và anh sờ được vòi, rồi tình thực tả đúng như mình thấy

        2/
        Đánh giá cũng chỉ đúng ở thời gian làm khảo sát, và có tính tham khảo thôi, bởi xã hội năng động tiến như vũ bão về phía trước.

        Theo kinh nghiệm riêng, tôi thấy phương Tây hay dựa vào thống kê báo cáo, nên thường không lượng giá hết được tình hình thực tế.

        Thí dụ Mỹ không lường được sự kháng cự mãnh liệt của Nhật khi càng ngày càng tiến dần đến chính quốc Nhật. Cho nên cuối cùng phải sử dụng bom nguyên tử, gây ra thất nhân tâm.
        Hay Mỹ kô lường được sự quyết tâm của CS Bắc Việt xâm lăng miền Nam, nên càng leo thang càng thất bai, nhất là trên trường quốc tế. Mỹ không thua quân sự như thua thê thảm trên mặt trận chính trị, ngoại giao quốc tế và ngay chính nước Mỹ, bởi phe chủ hòa phá thối lung tung.

        Các sử gia Mỹ khi viết thường chủ quan bệnh vực phe mình,qua cái nhìn của họ, Đó là tình trạng chung và khó mà có sử gia nào giữ mình cho trung thực. Sử gia phương Tây cũng thường bênh vực phía họ, bởi họ có những chuẩn mực riêng của xã hội phương Tây.

        Kết, cần phối hợp đủ mọi tài liệu và cần thời gian rất lâu, để mọi sự lắng xuống, thu thập được nhiều tài liệu, mới có cái nhìn xuyên xuốt.

        LỊCH SỮ KHÔNG PHẢI LÀ THỐNG KÊ BÁO CÁO LẠNH LÙNG, MÀ LÀ KÝ ỨC TẬP THỂ !

        Viết lịch sử về thuyền nhân VN, mà không chú ý đến chuyện đau thương của từng cá nhân là còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh. Mỗi con người tị nạn ấy là một trường hợp với ít nhiều cá biệt.
        Nếu chỉ biết chú ý đến các thống kê báo cáo, những điều tra khoa học, cũng chưa đủ để hiểu đến nơi đến chốn vệt đen ấy trong Việt sử thời hiện đại !

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Dear back to you,

        Bất cứ những đánh giá nào cũng cần phải dựa trên quá trình nghiên cứu về data & facts của sự việc , không thể BẰNG CÃM TÍNH ĐƯỢC

        Hơn nữa , phản hồi trên chỉ cốt yếu để vạch rõ SỰ KHÁC BIỆT về CHÍNH SỬ & BIÊN NIÊN SỬ , không cố tình đào sâu vào sự kiện Trân Châu Cảng battle

        Trong khuôn khổ của phản hồi , chúng ta bị hạn hẹp rất nhiều , ví dụ trên chỉ là một cố gắng hết mức , một công đôi chuyện vừa cho thấy BIÊN NIÊN SỬ không phải là CHÍNH SỬ , vừa cố gắng mở ra một nhận thức mới về các technique , các forms của Research Report mà thôi

        Ngoài ra , thí dụ trên cũng cố vạch rõ KIẾN SỬ mà ta thấy vô cùng sai lầm vì trên thực tế , thông qua thí dụ , những data & facts đã cho thấy HOA KỲ KHÔNG BÀNG HOÀNG VÀ BỊ TẤN CÔNG BẤT NGỜ NHƯ KIẾN SỮ KHẲNG ĐỊNH , tình báo Hoa Kỳ đã biết trước những dự tính tấn công

        Khi viết những phản hồi này , Dân đen hy vọng viết một mà người đọc hiểu mười… 20 , 100…

        Hãy khoan ráng cố tranh luận ngược lại với dân đen mà hãy nghiệm những ẩn ý đằng sau lưng phản hồi trên thì hay hơn.

        Dân đen đang cố gắng đem đến những kiến thức mới hữu ít, những Sự thật mới cho Diễn Đàn nhưng không thể đem đếm một cách chi tiết hoàn hảo được vì chử nghĩa có sự giới hạn riêng của nó.

        Nói ít hiểu nhiều nhé…

        Kỳ tới , sẽ bàn đến , nếu có dịp , “những quy tắc suy luận trong Sử học ”

        Kính

  8. Bút Thép VN says:

    Ngọc bất trác bất thành khí!
    Kỳ này ông Trọng Đạt bị bạn đọc “mài dũa” khá kỹ!
    Mong ông Trọng Đạt hãy suy nghĩ
    NO “Đầu trâu trán ngựa”, mà là “nhơn quí”!

  9. Nguyễn Trọng Dân says:

    Nàng Việt Nam Cộng Hòa

    Nàng Việt Nam Cộng Hòa hiện dần ra từ “Tiếng Vọng Ngàn Thương “, nhẹ nhàng như Nước , mạnh như Sóng Thần , thổi trôi hết tất cả những nghi ngờ , những dối trá , những mưu mô che đậy dè bĩu.

    Nàng Việt Nam Cộng Hòa hiện thân trong khát Vọng Tự Do, nàng hiện thân trong tình đồng loại , nàng hiện thân trong Oan Ức dày vò vì thiếu Công Ly’

    Nàng Việt Nam Cộng Hòa tuy bước đi nhẹ nhàng , nhưng hãi đảo dậy sóng , biên cương rung rinh

    Nàng Việt Nam Cộng Hòa , mỗi một bước đi khiến mọi đền đài , thành quách của chủ nghĩa Mác Lê phải XỤP ĐỔ … Xụp Đổ ở Mạc Tư Khoa , Xụp Đổ Ở Bá Linh , Xụp Đổ ở Hà Nội , Xụp Đổ ở Bắc Kinh , Xụp đổ ở Bình Nhưỡng…

    Ta Yêu Nàng ! Yêu da diết!

    Linh hồn của Ta thuộc về Nàng , thân xác của Ta thuộc về Nàng !

    VIỆT NAM CỘNG HÒA , Nàng là một tình yêu bất diệt !

  10. nhạc của tui says:

    BÀI HÁT ĐẤT NƯỚC TRỌN NIỀM VUI
    Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay!
    Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây.
    Sài Gòn ơi!
    Vững tin đã bao năm rồi một ngày vui giải phóng.
    Ta nghe vang như tiếng Bác Hồ dậy từ non sông!
    Rạo rực sao hôm nay, Bác vui với hội toàn dân.
    Thành Đồng ơi!
    Sắt son đã vang khải hoàn.
    Ôi! hạnh phúc vô biên!
    Hát nữa đi em, những lời yêu thương.
    Hò ơ…ớ hò…ớ hò…ớ hò….
    Hội toàn thắng náo nức đất nước,
    Ta muốn bay lên, say ngắm sông núi hiên ngang,
    Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam, Tổ quốc anh hùng!
    Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn mà vẫn ngoan cường
    Giành một ngày toàn thắng.
    Đẹp quá!
    Đời rực sáng những ánh mắt lấp lánh,
    Ta muốn ôm hôn mỗi tấc đất quê hương,
    ta muốn ca vang bước chân những người chiến sĩ giải phóng kiên cường!
    Đêm hoa đăng, những môi cười là bó hoa đời tươi thắm tuyệt vời,
    Đẹp niềm tin mãi mãi Tổ Quốc muôn đời,
    Trọn vẹn cả non sông thống nhất Rạng rỡ Việt Nam.

    • DâM TiêN says:

      “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,

      Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

      Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,

      Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

      ( Tàn bạo, gian dối là lương tâm Cộng phỉ )

Leave a Reply to Vọng Kiến Quốc