WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dương Hoài Linh – Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt

chinhtri

Người Việt lâu nay vốn sợ chính trị. Nói chuyện với bạn bè trên FB, mình vẫn hay bắt gặp những câu đại loại như: “Thôi, nói chuyện khác đi, đụng tới ba cái chính trị nhức đầu lắm” hoặc “Rảnh quá ha, để thời gian đó làm chuyện khác có ích hơn…”. Các trang Web giải trí bao giờ cũng đông lượng truy cập hơn hẳn các trang chính trị. Các ngôi sao ca nhạc, hài kịch biếng ăn, cảm cúm… hoặc tậu nhà, mua xe là có hàng vạn người theo dõi, nhưng diễn biến chính trị của đất nước thì rất ít người quan tâm. Thế nhưng đây là đặc điểm của các nước có nền dân trí thấp. Ngày xưa các cụ Phương an Bội Châu, Phan Chu Trinh vẫn hay than vãn về sự vô tâm của dân mình. Ngày nay nhiều người vẫn hay tỏ vẻ thương hại trước sự ngu ngơ,khờ dại của dân Bắc Hàn nhưng đâu biết rằng dân các nước phát triển nhìn mình cũng thế. Họ cũng nghĩ dân Việt Nam quá tội nghiệp, chẳng biết gì đến quyền của mình.

Chính trị là một khái niệm dễ gây dị ứng. Nó được hiểu như là một lĩnh vực khô khan, gây nhức đầu, chóng mặt, bất an… Không chỉ người lao động kiêng nói chính trị mà ngay cả giới trí thức cũng tránh xa nó như tránh hủi. Nói chính trị, làm chính trị, tham vọng chính trị… luôn được dùng với hàm ý mỉa mai. Nó dường như là độc quyền của giới lãnh đạo và người dân chỉ được biết đến chính trị khi nào Đảng cần biến các nghị quyết của Đảng thành “hành động cách mạng”.

Thực chất chính trị gần gũi với người dân như cơm ăn nước uống hàng ngày. Chỉ có điều họ không nhận thức được điều này. “Giá xăng, giá điện,giá sữa…tăng liên tục là do đâu?” Chính là do độc quyền kinh tế. Phanh phui vấn nạn này sẽ lòi ra các nhóm lợi ích. Là một vấn đề chính trị. Cuối tháng nghe con cái xin tiền đóng học phí, bảo hiểm, quỹ lớp, sách giáo khoa, học thêm… Là vấn đề thuộc về ngân sách dành cho giáo dục. Cũng chính trị. Vào bệnh viện bị chặt chém không thương tiếc tiền khám chữa bệnh…Lỗi cơ chế. Cũng chính trị.

Thế nhưng con người ta chỉ cảm thấy hơi thở của chính trị nóng rực bên tai mỗi khi có việc động chạm đến cửa quan. Chầu chực chờ đợi, bị khất hẹn lần lửa, bị lừa phỉnh, mất tiền vì nạn hối lộ tham ô… lúc đó họ mới thấy mình dại, chẳng biết gì về chính trị, về cách thức tổ chức của bộ máy nhà nước để ai nói sao nghe vậy, chẳng khác một con lừa.

Nói đến “dân chủ” người Việt chỉ biết đến một khái niệm mơ hồ là người dân làm chủ đất nước mình. Người ta không biết biểu hiện cụ thể của nó như thế nào. Cũng như người nông dân suốt đời chân lấm tay bùn… đâu biết đến cuộc sống tiện nghi nên chỉ một “nắm xôi” đôi khi cũng đủ để thỏa mãn. Họ đâu biết là nếu nước có dân chủ thực sự, họ sẽ tận hưởng được nhiều cái sung sướng như thế nào.

Trước tiên là lá phiếu của họ có thể quyết định đến các ông tai to mặt lớn mà họ vẫn nghĩ là đang nắm quyền sinh sát vận mệnh của họ. Nếu như dân các nước phát triển bằng mọi cách phải gởi cho được lá phiếu mình đi thì người Việt lại mang tư tưởng: “Không có mợ, chợ vẫn đông”, việc mình có hay không tham gia bầu cử cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sinh mệnh đất nước.

Dân chủ sẽ thúc đẩy kinh tế tạo ra thặng dư khiến phúc lợi xã hội lớn. Con cái họ đến trường sẽ được thầy cô giáo dục chu đáo. Vào bệnh viện, các bác sĩ sẽ săn đón, lễ phép chứ không đụng một chút là chửi như tát nước vào mặt. Ra đường gặp anh CA cũng được chào hỏi, thưa gửi đàng hoàng chứ không phải là thái độ hách dịch, lỗ mãng… Về già họ cũng sẽ được chăm lo đầy đủ về vật chất, sức khỏe chứ không phải bị bỏ mặc cho đến ngày ra nghĩa trang hoặc lò thiêu.

Như vậy, chừng nào người Việt vẫn sợ chính trị, vẫn chưa biết quyền của mình thì chừng đó họ vẫn còn bị đè đầu, cưỡi cổ, lá phiếu của họ vẫn chẳng hơn gì một tấm giấy đi vệ sinh. Họ vẫn để những ông nghị như Hoàng Hữu Phước làm đại diện cho họ, vẫn để những bà bộ trưởng như Nguyễn Thị Kim Tiến nắm trong tay vấn đề sức khỏe của họ. Cũng chỉ vì họ chưa biết rằng ngòi bút đôi khi sắc hơn lưỡi kiếm. Và mọi chính thể độc tài đều rất sợ tiếng nói chính trị của người dân. Không ai có thể cởi trói cho mình bằng chính mình. Nhưng suy cho cùng không phải ai cũng hiểu được điều này. Bởi nếu không thế nước đã chẳng phải HÈN như bây giờ.

Theo Facebook Dương Hoài Linh

9 Phản hồi cho “Dương Hoài Linh – Căn bệnh sợ “chính trị” của người Việt”

  1. hoàng says:

    Theo thiển ý…”chính trị” là phương pháp,hoặc chính sách điều/vận hành trong một xã-hôi cuả một đất nước.Tùy ở sự lựa cho theo một thể chế nào,độc tài quân phiệt,cộng sản sắc máu bạo ngược, công hoà hoặc dân chủ..thì nhiều người đã hiểu.
    Người dân đi đòi lại sự “công bằng”, “tự-do”,ấm no không hẳng là họ đang đi làm chính trị…mà chỉ là sư đòi hỏi quyền hạng của họ đương nhiên đã có.
    Người làm chình trị …là những ai tranh giành,ứng cử,hoặc cướp lấy một địa vị trong guồng máy điều hành trong xã-hội của một đất nước…đó chính là kẻ đi làm chính trị…Tùy ở tài năng và đức độ của người đó có giá trị với công chúng hay và cũng từ đó công chúng theo bước và ủng hộ bầu cho họ một trong những người nắm vận mạng người dân cũng như đất nước.
    Tài đức là giá trị cao nhất để sinh hoạt một xã-hội cũng như đất nước…Gian manh vô tài vô đức như người csvn là đưa đất nước đi đến vực thẳm đen tối của kiếp con người,đưa đến diệt vong và hán hóa.

  2. lequan says:

    Xin góp vài ý kiến và mong được phản hối để có thể hiểu thêm thế náo là chính trị
    Trước hết thử tìm hiểu sụ khác biệt giửa hoc giả chính trị vá chính trị gia
    Học giả chính trị là người sang tạo học thuyết nhằm quản trị xã hội , thí dụ Karl Max
    Chính trị gia là ngưới bang mọi cách chiếm quyền lực thí dụ Lenin – Mao trạch Đông – Nixon
    Một dân oan biểu tình đòi ruộng đất , những bạn trẻ xuống đường phân phát bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền , họ không phải là học giả chính trị ( không đưa ra lý thuyết ) cũng không phải là chính trị gia ( không nhằm chiếm quyền lực ) việc làm của họ chỉ là một hành vi chính trị
    Thời thực dân Pháp mọi chuyện lien quan đến chính trị đều bị thực dân qui tội chống đối và lật đổ chế độ , vì vậy người dân luôn cảnh giác và tranh né những vấn đề lien quan đến chính trị
    Chế độ cộng sản cũng vậy , tất cả những nhà hoạt động dân chủ limh mục Lý , nhà báo Điếu cày đều bị gán tội âm mưu lật đổ chính quyền mặc dù việc làm của họ chỉ là hành vi chính trị , mục đích ngăn chăn những đòi hỏi chính đáng về quyền căn bản của con người mà mọi chế độ đều phải tôn trọng .
    Trong xã hội dân chủ mọi hành vi chính trị của người dân đều được hiến pháp và luật pháp bảo vệ , chỉ có hành vi dung bạo lực để đấu tranh mới đựơc xem là vi phạm pháp luật .

  3. Chính chị Chính em says:

    Chuyện chính trị không phải là chuyện tào lao, càng không phải là chuyện “ra vào như đi chợ”, bởi vì phía trước và phía sau của việc tham gia “chuyện chính trị” là nhà tù, là những ngày đen tối vì bị chính quyền sở tại khủng bố, tống tù, không công ăn việc làm, vợ con có nguy cơ chết đói. Vì vậy khi người nào đó muốn tham gia bất cứ đoàn thể hay tổ chức chính trị nào họ phải cân nhắc suy tính về “đường lối, tổ chức, mục đích…” và xem xét tư cách của ban lãnh đạo tổ chức đó có phù hợp với lý tưởng của mình hay không. Không ai dại gì nghe xúi bậy, đâm đầu ra bão tố để rồi bị sét đánh.

    Ngày nay, trong nước cũng như hải ngoại có rất nhiều đảng phái, hội đoàn chống chính phủ cộng sản VN, nhưng chủ trương đường lối tuy chung con đường chống cộng nhưng khác nhau rất xa về phương hướng, phương pháp hoạt động cụ thể. Những hội đoàn này cũng chưa thật đoàn kết nếu như không muốn nói chống phá lẫn nhau, chê bai, đả phá lẫn nhau.

    Một chuyện thật nhỏ, chẳng chết ai, chẳng ai phải tù tội đăng tải trên diễn đàn ĐCV hàng ngày, ấy thế các “phản hồi viên” bất đồng chính kiến gay gắt đến mức độ mạt sát, mạ lỵ lẫn nhau, đôi khi dùng cả những lời tục tĩu, mà tất cả đều “rất căm thù và ghét cộng sản”. Người ta có thể nói, những người chống cộng này là “nhóm tạp-pí-lù”, hổ lốn… mạnh ai người ấy cứ việc …chống cộng theo ý cá nhân của mình.” Hiện nay chưa có ai đủ “tâm và tầm” tập hợp được nhóm hổ lốn này thành một khối đoàn kết, vậy người Việt trong nước mà chống cộng giống như người Việt hải ngoại thì chắc chắn tù mọt gông….

    Chuyện Trần Khải Thanh Thuỷ, Cù Huy Hà Vũ… chống cộng sản bị đi tù ai cũng rõ, giờ đây được sang Hoa Kỳ “điều trị” và cư trú, cả hai đâu có được “người Việt chống cộng ở Mỹ hoan nghênh”. Cụ Bùi Tín, đằng sau quay 180 độ (hồi chánh phe cựu quốc gia), viết rất nhiều bài “phản thùng” lấy “lòng phe hồi chánh” mà vẫn bị “chửi vuốt mặt không kịp”. Chính trị của người Việt ở Hoa Kỳ là như thế chăng?

    Còn ở trong nước, ngoài bọn công an, mật vụ ăn lương tháng còn có bọn “làm tay sai trong cơ quan, xí nghiệp”, tỷ lệ này không dưới 2% công nhân viên chức trong cơ quan, xí nghiệp. Muốn biết họ là ai, xin lưu ý những điểm sau:
    -Hay hỏi chuyện chính trị với người đồng nghiệp, thăm dò thái độ phản ứng những chuyện tiêu cực xảy ra trong cơ quan cũng như ngoài xã hội.
    -Năng lực kém, nhưng được tăng lương, tăng chức hoặc đi học rất bất ngờ.
    -Bề ngoài rất cởi mở, thân thiện làm ta rất dễ hiểu lầm.

    Người dân miền Bắc sau hơn 60 sống dưới chế độ cộng sản họ “thừa kinh nghiệm” tránh những chuyện “chính trị chính em” vô bổ hại người. Chả ai dại gì đang uống bia ở quán có người đưa vấn đề “chính chị chính em” ra bàn, người ta nghĩ ngay đây là thằng tay sai, mú mật đang thăm dò tư tưởng mình. Chính vì lẽ đó Dương Hoài Linh “gạ chuyện chính trị” là bạn bè từ chối ngay. Ai biết Linh có phải là tay sai công an cộng sản hay không? Đến vợ con còn không dám tin 100% huống chi thằng cùng sở. Có là thằng khùng mới tâm sự chuyện thầm kín với thằng cha vơ chú váo.

    Người dân bình thương không ai không sợ tù đầy, tra tấn, nói không sợ là nói phách, nói láo. Chưa kể khi vào tù ai nuôi vợ con? Ai chăm sóc cha già mẹ yếu? Vì vậy trước khi tham gia một tổ chức nào đấy người ta phải suy nghĩ thật kỹ chứ không thể “nhắm mắt” đi theo. Những năm 80s của thế kỷ trước, ở Mỹ có biết bao hội đoàn quyên tiền bà con, số tiền bà con ủng hộ cuối cùng vào túi một số thủ lãnh chứ có làm được chuyện gì. Tổ chức của Hoàng Cơ Minh (Việt Tân ngày nay), ông HCM cũng quấn khăn rằn ri y chang “cán bộ Việt cộng miền” phát biểu trước đại hội đảng, trông thật phản cảm, rồi đưa một số người về VN chống phá là việc làm manh động, làm một số người thiệt mạng một cách lãng xẹt, không đáng được ca ngợi.

    Chuyện “chính chị chính em” là vấn đề lớn, không phải là chuyện tào lao, xúi nhau vào nhà tù. Người dân bất mãn vì bị cướp đất, cướp nhà họ đi biểu tình phản đối vì quyền lợi sát sườn của họ, chẳng phải là chuyện chính trị, vậy “những nhà chính trị saloon” đừng ghép họ làm chính trị, vì nếu bị “chụp mũ” làm chính trị họ sẽ bị tù mọt gông.

    Ngay bài viết “khích bác” của Dương Hoài Linh ta cũng cần đặt câu hỏi. DHL là ai? Có là mú mật hay tay sai của cộng sản tìm cách lọt vào để tìm rõ “tên bí danh của các phản loạn viên như Trúc Bạch, Thượng Ngàn, Dâm Tiên, Tiên Ngu, Tony do…” để rồi tìm cách cho nhóm CCCĐ vào xiếc!

    Diễn đàn ảo không nên tin bất cứ ai. Nhiều người đã vào tù vì tham gia trên Facebook.

    • SÓNG NGÀN says:

      CHÍNH TRỊ

      Chính là chính đáng mới hay
      Trị là quản lý việc đời cho thông
      Chớ mà như kiểu sống còn
      Nhào vô hệt đám thiêu thân tốt gì
      Nên đừng đầu óc ngu si
      Bạ đâu tin đó quý chi ở đời
      Cần luôn chính trị vô cầu
      Vì dân vì nước phải đâu vì mình
      Nếu vì đặng được quang vinh
      Rõ ràng kiểu ấy chính mình hại dân !

      BIỂN NGÀN
      (28/4/14)

  4. Đồ tể VC, chó ác công an says:

    Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy : “Có ai ngờ trong xã hội Việt Nam hiện tại , 90 triệu người dân phải đương đầu với 6 triệu công an nổi và chìm “.

    Thiếu tướng Việt cộng Nguyễn Trọng Vĩnh : “Công an tùy tiện bắt dân, muốn bắt ai thì bắt dù không có lệnh của Viện Kiểm Soát, dù họ không phạm pháp quả tang; hàng nghìn công an viên đánh đập nông dân một cách tàn bạo, cưỡng chế lấy đất của nông dân để làm giàu cho các nhà đầu tư và người có chức quyền; đàn áp những người biểu tình yêu nước, gán ghép cho họ nào là “bị nước ngoài xúi giục”, “bị kẻ xấu kích động”, “gây rối trật trật tự cộng, v.v…”.

    Tả về sự tàn ác của chó ác công an, Giáo sư Hoàng Xuân Phú viết :

    Lồng lộn dã thú
    Nhằm mặt, chúng đấm
    Nhè đầu, chúng vụt
    Trút căm thù bằng cú đá tung chân
    Đánh cho đã cơn ghiền man rợ
    Đỡ bứt rứt tim đen mưng mủ
    Vừa tận trung với chủ
    Vừa thỏa thú côn đồ

    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý :” Không có cái chế độ nào bẩn thỉu như cái chế độ này . Nó coi con người như rơm rác , bẩn thỉu ”

    như vậy thì người dân Việt có căn bệnh sợ chính trị cũng là điều dễ hiểu thôi .

  5. triết lý gia 001 says:

    …Không nên trách người không hiểu về chính-trị,tức là họ không hiểu điều họ muốn nói.Phải định-nghĩa lại thế nào là chính-trị,khi hiểu định-nghĩa rồi họ sẽ hiểu……Nếu ai đó nói tôi không thích chính-trị,thì chính họ cũng đang làm một hành động mang tính chính-trị đó là hành động không thích chính-trị,phủ nhận chính-trị là một hành động chính-trị mang tính chất phủ nhận….Hiểu đúng như vậy là hiểu đúng chính-trị,hiểu đúng triết lý…..Dịch ra bình dân cho dể hiểu…là đù m,ai cho anh chủi đù má….cả hai điều là chủi thề…..nay kính.

  6. THƯỢNG NGÀN says:

    CHÍNH TRỊ VÀ NGƯỜI DÂN

    Bất kỳ thời đại nào, bất kỳ ở đâu hay lúc nào mọi người dân đều sống trong bầu khí chính trị như mọi sinh vật sống trong không khí. Nếu bầu khí trong lành, các sinh vật đều dễ chịu. Nếu bầu không khí bị ô nhiễm hay có chứa chất độc đối với nó, thế nào cũng đi đến tai hại cho bản thân hay giống loài của loài sinh vật đó.
    Nhưng mọi sinh vật khác đều lệ thuộc, thụ động vào môi trường sống của nó như không khí, nước, đất. Trái lại con người thì có khả năng chủ động ít nhiều đối với mọi môi trường sống của mình, tức có thể tự làm cho thay đổi nó, tránh xa đi, thoát khỏi, rời bỏ hay tị nạn. Tuy vậy, nếu môi trường đó là môi trường toàn diện, tức bao trùm lớn nhất, không phải tất cả toàn dân đều có thể rời bỏ nó mà chỉ có thể cải thiện nó, làm mới nó, làm cho nó tốt hơn, còn nếu đều không được, cũng chỉ có cách cuối cùng hay duy nhất là phải thay thế nó. Đó chính là quyền chính trị của mỗi cá nhân con người, hay quyền chính trị của mọi công dân nói chung.
    Có nghĩa chính trị là gắn với mọi người, về mọi phương diện, không phải chỉ gắn với riêng cá nhân nào, nhóm cá nhân nào, giai cấp nào hay quyền lực nào. Nói khác chính trị đầy đủ, chính đáng, khách quan, đúng đắn nhất, là chính trị của toàn dân, toàn xã hội, chính trị dân chủ tự do đúng nghĩa phổ biến, hiệu quả, thực tế, không phải chính trị kiểu niềm tin riêng, tùy tiện, ảo tưởng của chỉ riêng một cá nhân nào, hay của nhóm người nào, của ý thức hệ nào, của sự độc tài độc đoán nào, hay chỉ là của riêng của bất kỳ chế độ chính trị xã hội chủ quan nào.
    Bởi thế hai phương tiện chính trị hiệu quả, cần thiết nhất cho tất cả mọi người, đó là quyền tự do ngôn luận và quyền đầu phiếu. Quyền tự do ngôn luận căn bản nhất là quyền tự do báo chí và quyền chính kiến. Quyền đầu phiếu là quyền bầu cử và ứng cử tự do cho nhu cầu điều hành, lãnh đạo chính trị chung cho toàn xã hội. Bởi mọi con người sinh ra đời về mặt nguyên tắc tự nhiên là hoàn toàn tự do và bình đẳng, do đó không bất kỳ cá nhân, nhóm cá nhân, đảng phái nào có thể nhân danh điều gì để ép buộc mọi người khác về mọi điều gì. Đó là lý do tại sao mọi chế độ độc tài đều chỉ là phỉnh gạt, lừa mị, gian dối, sai trái, dùng bạo lực để khống chế thấp kém mọi người khác. Bởi trong mọi chế độc tài thì trước nhất quyền báo chí và quyền phát biểu chính kiến đều không có. Báo chí hầu như chỉ báo chí của nhà cầm quyền, quyền phát biểu chính kiến hầu như của giới cầm quyền. Tức phát biểu một chiều, lũng đoạn môi trường chính trị đúng đắn, trong lành, hay tự do báo chí đúng đắn hoặc chính kiến đúng đắn mà khác với kiểu của giới cầm quyền thì đều bị cấm tuyệt. Cái sai trái, cái xấu xa, cái cặn bã của mọi loại nhà cầm quyền độc tài thực chất đều chỉ như thế. Tức thực chất nó chỉ nhằm phục vụ lợi ích riêng, phục vụ ảo tưởng riêng, không phải phục vụ quyền lợi khách quan và chân lý khách quan chung của tất cả mọi người.
    Không những quyền báo chí, quyền đầu phiếu bị lũng đoạn, bị tiêu diệt, bị cấm cản, mà cả ý nghĩa của giáo dục, thông tin đại chúng mọi mặt cũng đều như thế. Tức giáo dục chủ quan, một chiều, công thức sai trái, có tính toán riêng tư, phiến diện, gò ép giả tạo, không phải nền giáo dục vô tư, khai mở, tự do, khách quan, mang tính chân lý, tính sự thật phổ biến cho toàn dân, toàn xã hội. Còn thông tin đại chúng cũng vậy, chủ yếu là tuyên truyền chính trị kiểu quyền lợi riêng của phe nhóm, của đảng phái, của lãnh tụ, không phải vì lợi ích hay quyền lợi chính đáng chung của toàn dân, toàn xã hội. Bởi vậy mọi thái độ tự ngợi ca, tự tâng bốc, tự sơn phết lãnh tụ, đảng phái cầm quyền một cách giả dối, sai trái, bắt ép toàn xã hội phải tin theo, đó là thói quen thấp kém, tai hại của mọi loại chính trị chuyên chế, độc tài.
    Thế thì giữa mọi cái sai và mọi cái đúng về chính trị như trên, chính ai là tác nhân, là người gây ra, là phải chịu trách nhiệm cho tất cả điều đó ? Có thể noi đó là tất cả mọi người. Tức ban đầu mầm mống ít, nhưng do nhiều người không để ý, chính trị sai lạc được nhân lên, mở rộng ra trong toàn thể xã hội, khống chế toàn thể xã hội, thành ra mọi người đều chịu phép, không còn khả năng tự vệ, khả năng xoay chuyển, đó là lỗi của tất cả mọi người của xã hội đó mà không phải chỉ do ai cả. Bởi nó chỉ như một loại men xấu, một loại vi trùng truyền nhiễm, ban đầu còn nhen nhúm, nhưng mỗi người cứ để cho phát triển vì thụ động, cuối cùng nó bùng phát thành bệnh dịch, khi đó hầu hết đều bị lây nhiếm, hầu hết xã hội đều mất khả năng kháng cự, đều bị tê liệt do bệnh liệt kháng, đó chính là một thứ cida hay loại bệnh aid về chính trị.
    Rõ ràng không phải mỗi người đều thích chính trị như một loại thị hiếu hay một thứ tình cảm nào đó. Nhất là những giới bình dân ít học, chỉ sống bằng quyền lợi kinh tế cụ thể hàng ngày có tính thiết thực đối với bản thân, gia đình, thì chính trị như là cái gì xa xôi, không liên quan gì tới họ cách trực tiếp, cần thiết hết. Tính cách lãnh cảm chung về chính trị, tính cách vô tình chung về chính trị là như thế. Như vậy chỉ có giới hiểu biết, có học thức, hay giới trí thức, hoặc giới có ý thức xã hội nói chung, thì chính trị mới là điều luôn được quan tâm thường xuyên đối với họ.
    Nhưng giới kinh doanh thuần túy, giới công bộc của mọi chính quyền, giới công chức hành chánh nói chung, giới thụ hưởng vật chất, giới chuyên môn tẻ mẻ, kể cả giới nghệ sĩ kiểu chỉ biết làm tiền, hay kiểu thương vay khóc mướn giả tạo, thì chính trị đối với họ cũng hầu là con số không, chẳng liên quan hay quan trọng gì, gió chiều này che chiều đó, miễn sống được phè phỡn, vinh thần phì gia là tốt nhất, ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi, mặc xã hội hay đất nước trôi nổi cũng chẳng hề gì đối với họ. Thời đại nào hay lúc nào, và luôn luôn đều có các giới này, đó nói chung vẫn được mệnh danh là đa số thầm lặng, hay gọi là khối “quần chúng” dễ sai bảo hay dễ bị nô lệ nhất. Họ đúng là chỉ là chất liệu thuần túy của xã hội, giống như cát và xi măng trong xây dựng, nó không quyết định bất kỳ ý nghĩa kiến trúc hoặc giá trị đặc sắc nào của mọi công trình kiến thiết hay xây dựng.
    Vậy thì chính trị rút cho cùng lại, chỉ là vấn đề ý thức và sự hiểu biết, là mang ý nghĩa hay vai trò quyết định nhất. Bởi nếu không có ý thức xã hội, biết hướng đến người khác, mà chỉ hoàn toàn là đầu óc cá nhân, ích kỷ, cũng không thể có chính trị đúng nghĩa. Hay nếu không có sự hiểu biết độc lập, không có trình độ nhận thức tự chủ, nhiều lắm cũng chỉ trở thành công cụ chính trị tay sai mù quáng cho người khác lợi dụng mà không ích lợi thực chất gì chính đáng cho riêng mình hay cho mọi người.
    Nói như vậy để thấy rằng, thời đại nào cũng thế, chỉ có những người có đầu óc chính trị phóng khoáng, cỡi mở, có cái tâm vì công ích thật sự, mới là những con người làm chính trị vì mục đích dân chủ tự do cho mọi người, cho toàn xã hội thực sự. Những người như thế thì luôn luôn tôn trọng mọi quyền chính đáng của người khác, họ luôn không nhằm nô dịch người khác, không nhằm lợi ích riêng tư nào, nên cũng không nhằm hủy hoại mọi quyền tự do cơ bản của người khác mà trong đó tiêu biểu nhất là quyền báo chí và quyền đầu phiếu.
    Trái lại những kẻ làm chính trị vì tham vọng lợi ích cá nhân, vì quyền lợi riêng tư, vì ích kỷ hạn hẹp, thì cho dù có tự che đậy dưới mọi thủ đoạn nào, mọi ngôn ngữ giả tạo nào, mọi mãnh lới ma mãnh nào, họ cũng luôn luôn hiện nguyên hình là những kẻ độc tài độc đoán dưới mọi hình thức, cho dù độc tài cá nhân, độc tài nhóm, hay độc tài đảng phái.
    Do đó cũng cần nói thêm, chính trị thực chất chỉ đi theo hai khía cạnh cơ bản : khía cạnh lợi dụng và khía cạnh bị lợi dụng. Hễ có khía cạnh này thì có khía cạnh kia. Chúng luôn luôn là nguyên nhân, đầu mối, điều kiện, hỗ trợ, giúp lan truyền, củng cố, mở rộng, nhân lên cho nhau. Đó là lý do tại sao mọi chính trị mị dân luôn luôn đi theo với chính trị ngu dân chính là như thế.
    Bởi vậy, chỉ nhìn vào các thể chế chính trị độc tài tồn tại lâu dài, nhìn vào mọi sự tuyên truyền chính trị, giáo dục xã hội nói chung kiểu hạ cấp, kiểu rẻ tiền, kiểu ru ngủ, kiểu một chiều, kiểu tung hứng lẫn nhau, kiểu mù quáng, kiểu nô dịch xã hội, cũng hiểu ra được nguyên nhân, nguồn gốc, mục đích của chính mọi bản chất hay ý nghĩa chính trị kiểu như thế.
    Vậy để kết luận, việc không nhận thức được đúng đắn về chính trị là sự ngu tối. Việc lợi dụng, lũng đoạn chính trị sai trái là sự tà đạo, phản lại nhân văn, phản lại xã hội. Việc vô cảm đối với chính trị chứng tỏ sự suy thoái về đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội, chứng tỏ mọi sự hiểu biết thấp kém, hay kể cả nhân cách thấp kém. Điều đó cũng chứng tỏ ý thức thụ động, nô lệ, sự tự chối bỏ mọi quyền công dân, quyền con người cần thiết và chính đáng của mình. Nên chính trị thực ra chỉ có hai mặt, mặt tốt và mặt xấu. Mặt tốt nếu nó đưa lại mọi cái tốt đã nói ở trên. Mặt xấu nếu nó đưa lại mọi cái xấu đã nói ở trên. Nhưng cái xấu thì không thể làm phát sinh ra cái tốt đúng nghĩa, cũng như trường hợp cái tốt cũng như thế. Chỉ có cái tốt mới càng làm gia tăng thêm cái tốt, chỉ có cái xấu mới làm củng cố lan truyền thêm cái xấu, đó là nguyên tắc tất yếu của xã hội loài người.
    Bởi vậy chính trị nói chung lại là ý nghĩa và giá trị đúng đắn khách quan, không thể chỉ là sự nhân danh chủ quan, hoặc chỉ là sự sự tính toán sai lầm, hay ý đồ ích kỷ riêng tư nào đó. Ý nghĩa hay giá trị của mọi cá nhân, mọi tập thể cũng chỉ có thể theo đó mà được đánh giá hay quyết định. Bởi vì mọi nguyên nhân sai, mọi nguồn gốc tồi thì không bao giờ mang lại kết quả đúng, hiệu quả tốt được. Đó cũng là lý do mọi ý thức hệ sai trái, mọi sự tuyên truyền giả dối, mọi thủ đoạn hà khắc nhất trong lịch sử để nhằm theo đuổi những kiểu chính trị như thế rốt cuộc chỉ tàn phá con người, tàn phá xã hội, khiến mọi người đều rơi vào sự ảo tưởng, sự ngụy tín, khiến xã hội chỉ càng suy thoái và thất bại mọi mặt mà không là gì khác. Từ ý thức hệ xã hội phát xít độc tài và ý thức hệ xã hội hoang tưởng của loài người từ thế chiến thứ hai đến nay, đã gần non thế kỷ đều cho thấy tất cả mọi điều hoàn toàn hiển nhiên đó trong thực chất và thực tế của nó.
    Chính trị thực chất như cái khung hay cấu trúc cơ bản của ngôi nhà xã hội. Ở trong một ngôi nhà tồi tàn, ở trong những cái khung xiêu vẹo hay gai góc mà bảo con người hạnh phuc, xã hội hạnh phúc chỉ đúng là những sự xuyên tạc hay nói dối một cách trơ trẽn nhất không thể nào chấp nhận được.
    Bởi vậy trong một đất nước, nếu người dân mắc bệnh sợ “chính trị”, hay dững dưng với chính trị, hoặc vô cảm với chính trị, đó phải coi là tội lỗi của mọi thế hệ đi trước đã tạo ra điều đó hay để lại điều đó. Tức đó hoàn toàn là một sự di hại về chính trị. Nó làm cho toàn thể hay hầu hết xã hội bị tướt mất quyền chính trị. Bởi như thế cũng có nghĩa tâm lý bị “bảo hộ” hay được “bảo hộ” đã quá ăn sâu vào trong dân. Người dân không còn cảm thấy mọi quyền chính trị là quyền chính đáng của chính họ. Họ chỉ còn sống vào hay bằng niềm tin nơi người khác hoặc của người khác. Không đặt vấn đề liệu tin vào người khác hay vào tập thể nào đó là có căn cơ, ý nghĩa hay giá trị thực chất gì không, hay chỉ là ảo tưởng, hoặc chỉ là giao trứng cho ác ? Cho nên chính trị luôn phải đi theo sự tự trọng, tự tin, tự quyết của mỗi công dân, mỗi con người. Nếu vì những thực tế nào đó mà ba yếu tố này không còn, thì coi như chính trị cũng không còn ý nghĩa chính đáng nào của nó nữa cả, mà đó chỉ còn là công cụ một chiều, hay thực sự cũng chỉ còn là trò chơi thao túng của một thiểu số cá nhân nắm quyền nào đó giữa những con người. Ý nghĩa khác hẳn của chính trị tự do dân chủ đúng nghĩa và chính trị độc tài chính là như thế. Quyền chính trị, ý thức chính trị của mỗi công dân, mỗi con người trong xã hội, vốn thực chất có hay không có cũng chỉ là như thế.

    ĐỈNH NGÀN
    (27/4/14)

  7. saotroi says:

    nhiều khi thấy dân mình mà nãn lòng , không khái niệm nỗi chính trị là gì ? hoàn toàn trách cứ họ cũng không công bằng , sống trong xã hội bưng bít thông tin , khủng bố đầu độc , rỉ tai hai mã tấu ! thì thử hỏi người dân bi đầu độc trấn áp liên tục như vậy làm họ sinh bản năng vô cảm sợ hải , ích kỷ ám thị thiếu tự tin …nhưng có số người ý thức được trách nhiệm chính trị với cộng đồng họ lên tiếng báo động thức tĩnh lương tri dân tộc đang trầm hôn u mê ngàn năm …đó các nhà dân chủ nói rõ hơn họ chính bông hoa , tinh hoa dân tộc đang đâm chồi nãy lộc cứu nguy cho quê hương rãy chết dưới bàn tay sắt máu độc tài cs !

  8. Nguyễn Văn says:

    Chống cộng là một hình thức dân chủ nhưng cộng sản sợ dân chủ nên không cho dân chủ nhập cuộc chơi.

    Các chế độ tự do dân chủ cũng sợ tiếng nói chính trị của người dân vì lá phiếu của dân quyết định ai sẽ là lãnh đạo của họ. Chính vì sợ nên lãnh đạo phải đại diện dân làm việc cho dân cho đất nước, và phải làm tốt.

    Nói “chính thể độc tài rất sợ tiếng nói chính trị của dân” thì cũng đúng, bởi vậy, nhà cầm quyền ra tay đàn áp mỗi khi người dân lên tiếng nói. Nhưng các nước độc tài, cộng sản, lãnh đạo không do dân bầu nên họ chẳng bao giờ sợ dân; ngược lại dân phải sợ nhà cầm quyền.

Leave a Reply to hoàng