WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phía sau những tranh cãi về lãnh thổ của Trung Quốc là gì?

Hải Minh dịch từ CNN World -

Phóng viên Jaime A. FlorCruz, Giám đốc văn phòng Bắc Kinh của CNN trả lời các câu hỏi của độc giả về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông, quan hệ với các nước láng giềng với Trung Quốc và những gì có thể có phía sau những tranh chấp gần đây.

Ảnh CNN

Ảnh CNN

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa là về điều gì? Liệu có phải chỉ là tuyên bố tài nguyên?

Đó là về nguồn tài nguyên. Phần lớn các khu vực tranh chấp được tin là có tiềm năng về dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên khác. Nhưng đó không chỉ là một cuộc chiến về tài nguyên – đó là tập mới nhất của một câu chuyện dài về xung đột lãnh hải ở Biển Đông. Trung Quốc lần này hành động tích cực để khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết cả vùng biển giàu dầu mỏ trong khi các nước láng giềng có xung đột lãnh thổ phản kháng một cách giận dữ.

Đó cũng là về nhận thức của Trung Quốc rằng các bên tranh chấp như Việt Nam đang chú ý đến các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là “vùng lãnh thổ có chủ quyền không thể tranh cãi” của họ, như các quan chức Trung Quốc nói. Trung Quốc khẳng định đây chỉ đơn giản là bảo vệ lãnh thổ , chủ quyền và an ninh của họ. Họ phủ nhận rằng điều này sẽ cản trở tự do hàng hải, một mối quan tâm trọng yếu của Hoa Kỳ và các bên liên quan thứ ba khác .

Đó là một cuộc chiến ủy nhiệm, là phần mở rộng của cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung, diễn ra trong khi Hoa Kỳ “tái cân bằng” quốc phòng và chính sách đối ngoại hướng tới châu Á. Trung Quốc cho rằng một số các bên tranh chấp, như Việt Nam và Philippines, đang cấu kết với Hoa Kỳ, và kết bè chống lại Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc nhận thấy mình đang ở đối cực của trật tự thế giới chính trị hiện có. Mỹ thể hiện sức mạnh đã thiết lập, siêu cường duy nhất, mặc dù khả năng thực thi ý muốn của mình đã bị xói mòn gần đây. Trung Quốc, mặt khác, là một cường quốc đang lên – có được sự tự tin khi nền kinh tế và sức mạnh quân sự của mình đang phát triển.

Quan điểm thông thường sẽ là các cường quốc đã được thiết lập, trong trường hợp này là Mỹ, sẽ tìm cách giữ lại nguyên trạng và xem các cường quốc mới nổi như là các mối đe dọa tiềm năng. Các nước đang gia tăng quyền hạn, như Trung Quốc, sẽ tìm cách thay đổi hiện trạng và lo sợ các cường quốc đã thiết lập sẽ cố gắng kiềm hãm sự phát triển của nó. Đây là bối cảnh địa – chính trị của cuộc đối đầu đang diễn ra ở Biển Đông.

Tình trạng bất ổn hiện nay ở Việt Nam – và các cuộc biểu tình nhằm vào Trung Quốc – được nhìn nhận ra sao ở Trung Quốc?

Chính phủ Trung Quốc, cũng như dư luận, đã phản ứng mạnh mẽ với các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc và cướp bóc. Trung Quốc đã đình chỉ một số kế hoạch về trao đổi song phương và đã cảnh báo công dân của mình không đi du lịch đến Việt Nam. Nhiều cơ quan du lịch đã đình chỉ các chuyến du lịch, và hoàn lại tiền cho khách. Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo đáng sợ về sự trừng phạt hơn nữa ở mức độ chưa xác định, mặc dù các chuyên gia được phỏng vấn hé lộ rằng sự trả thù sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc chứ không phải là sức mạnh quân sự.

Phản ứng của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông xã hội là rất mạnh mẽ. Các blogger tức giận lên án sự bùng nổ của bạo lực, kể lại những ký ức về phản ứng dữ dội chống Trung Quốc với luận điệu thâm thù chủng tộc. “Việt Nam đang làm điều này vì Trung Quốc đã không phản ứng khi cuộc bạo loạn tương tự chống Trung Quốc xảy ra ở Indonesia”, một blogger viết trên Weibo, một mạng truyền thông xã hội tương tự Twitter ở Trung Quốc. Đây là sự cố tồi tệ nhất trong quan hệ Trung – Việt kể từ khi hai nước láng giềng có một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi vào năm 1979.

Trớ trêu thay, Trung Quốc là một trong những đồng minh lớn của Việt Nam chống lại Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Trong những năm 1960 kéo dài đến những năm 70, hai nước láng giềng luôn nói về tình hữu nghị anh em được đóng dấu bởi các biểu tượng cộng sản là Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn những mối quan hệ giữa hai đảng, nhưng các nhà quan sát nói rằng hiện thời đã có một sự “thâm hụt niềm tin” rất lớn giữa hai quốc gia trên danh nghĩa cộng sản.

Mức độ tự tin của ông ra sao về khả năng Trung Quốc và Việt Nam sẽ giải quyết tranh chấp lãnh thổ của họ ổn thỏa?

Có rất ít lý do để lạc quan rằng tranh chấp lãnh thổ của họ có thể được giải quyết sớm trong thời gian tới.

Tôi không thấy Bắc Kinh nhượng bộ về điều này, bởi vì đối với họ đó là một vấn đề nguyên tắc và là một vấn đề “thể diện”. Một trong những nhà ngoại giao đã nghỉ hưu của Trung Quốc cho biết: “Chúng tôi không thể để mất một tấc lãnh thổ mà tổ tiên chúng tôi để lại cho chúng tôi.” Tôi cũng không thể tưởng tượng là Việt Nam sẽ thoái lui, với cùng một lý do đó.

Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng thực hiện nguyên tắc “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên lãnh hải tranh chấp thuộc về Trung Quốc, như nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã đề xuất nhiều năm trước. Tuy nhiên, chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không từ bỏ những tuyên bố lịch sử của họ mà không đạt những đánh đổi lớn lao khác.

Về lâu dài, các tranh chấp lãnh thổ chỉ có thể được giải quyết nếu và khi chủ nghĩa thực dụng – tức mối quan tâm kinh tế, lợi ích người dân, cuộc tìm kiếm hòa bình bền vững – vượt hơn hẳn chủ nghĩa dân tộc hạn hẹp và chủ nghia sô vanh hiếu chiến.

Liệu có khả năng có một sức mạnh bên ngoài để giúp hòa giải?

Khó có thể tìm thấy một khả năng như vậy.

Hoa Kỳ không thể là câu trả lời bởi vì Hoa Kỳ là một bên liên quan chính, và là một đồng minh của ít nhất một trong hai quốc gia có liên quan tranh chấp, đó là Philippines và Việt Nam. Trung Quốc sẽ không xem Mỹ là một người hòa giải trung lập và công bằng.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức hòa giải tiềm năng, nhưng chính ba trong số các thành viên của nó lại liên quan trong tranh chấp với Trung Quốc (và với nhau) về lãnh hải trên Biển Nam Trung Hoa, do đó, rất giới hạn về những gì họ có thể làm được. ASEAN giữ vai trò trung lập trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung, nhưng những tranh chấp lãnh thổ đang đặt ra thử thách nghiêm trọng cho sự đoàn kết của ASEAN.

Liên Hiệp Quốc, thông qua Tổng thư ký Ban Ki Moon, không giống như một tổ chức đáng tin cậy để hòa giải. Nó đã bị mất quyền lực và uy tín của mình. Bên cạnh đó, Trung Quốc là thành viên uy quyền của Hội đồng Bảo an, nhưng các bên tranh chấp khác thì không.

Có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), với các quy định giải quyết tranh chấp và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), nhưng hiệu quả của nó sẽ bị hạn chế bởi Trung Quốc không muốn đưa ra trọng tài như vậy, như trong trường hợp Philippines kiện Trung Quốc. Nó cũng bị cản trở bởi một thực tế là Mỹ vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước UNCLOS.

Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với rất nhiều nước láng giềng – Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, Ấn Độ và Malaysia, và những nước khác. Ông cho rằng lãnh đạo Trung Quốc quan tâm đến vấn đề cân bằng tất cả các tranh chấp này ra sao?

Lãnh đạo của Bắc Kinh đang quan tâm đến điều mà một số người gọi là môi trường an ninh đang xấu đi xung quanh Trung Quốc. Các nhà phân tích đã cho thấy là đã có những cuộc tranh luận nội bộ đang diễn ra về việc làm thế nào để phản ứng và xử lý tình hình. Động thái mới nhất là đặt một giàn khoan dầu gần Việt Nam, một nhà phân tích nói với tôi, có thể phản ánh một đường lối cứng rắn của TQ – để giảm sức mạnh linh họat của Việt Nam và thách thức đe dọa Mỹ bất chấp mọi hậu quả có thể.

Nhưng những người khác nói điều này đã đặt Trung Quốc vào một tình thế khó khăn, bởi vì những cố gắng khẳng định chủ quyền biển sẽ làm suy yếu sức quyến rũ và tất cả những nỗ lực cho dự án quyền lực mềm và giao kết bạn bè với các nước của TQ. Một số chuyên gia cũng cảnh báo rằng Trung Quốc có thể bị sa lầy trong biển Nam Trung Hoa, mắc vào trạng thái rắc rối và lãng phí nguồn lực kinh tế, vốn chính trị và sự ủng hộ của cộng đồng ở trong nước và ở nước ngoài.

Phần lớn sự căng thẳng ở Biển Nam Trung Quốc dường như xoay quanh cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc. Liệu nó có bị hiểu lầm, hoặc ông có cảm giác rằng Trung Quốc tỏ ra nghiêm trọng trong việc thực hiện yêu sách của mình ở khu vực rộng lớn?

Trung Quốc hoàn toàn không đùa về đường chín đoạn, và cũng rất nghiêm trọng trong việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam và Biển Đông Trung Quốc, nơi họ bị kẹt trong một cuộc đối đầu nguy hiểm với Nhật Bản. Có sự ủng hộ rộng rãi cho đường lối cứng rắn này ở Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, lý lẽ và tính thực dụng phải được thể hiện, nếu Trung Quốc nghiêm túc muốn tạo dựng hình ảnh của một cường quốc đang lên lành tính và mang tinh thần xây dựng. Cho đến lúc đó, vở kịch trong khu vực Biển Đông sẽ vẫn tiếp diễn, có thể được đánh dấu bằng các cảnh bạo lực mà chúng ta sẽ chứng kiến trong một vài ngày tới.

Nguồn bản tiếng Anh: What’s behind China’s territorial spats?

Theo Biển Đông

2 Phản hồi cho “Phía sau những tranh cãi về lãnh thổ của Trung Quốc là gì?”

  1. SÓNG NGÀN says:

    VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP LÃNH THỔ

    Các vấn đề tranh chấp lãnh thổ dù thời nào hay lúc nào trên thế giới đều không đi ra ngoài hai yếu tố quyết định nhất, đó là yếu tố pháp lý và yếu tố sức mạnh thực tế.
    Yếu tố pháp lý cơ bản nhất là yếu tố lịch sử khách quan, sau đó mới nói tới nội dung, tính chất, hay quan điểm pháp lý. Bởi pháp lý vẫn có thể sai lầm, vẫn có thể là cái lý của kẻ mạnh chi phối. Nhưng lịch sử khách quan là điều không ai có thể làm cho thay đổi khác đi một cách tùy tiện hay vào bất kỳ lúc nào đó được.
    Cho nên dù mục đích tuyên bố của TQ về giàn khoan là gì của họ đi nữa, về các đảo HS-TS của VN là gì theo họ chăng nữa, tức mọi ý đồ nấp bên sau của họ thế nào, thực chất vẫn chỉ là ý nghĩa pháp lý hay sức mạnh vũ lực đối với họ là ra sao.
    Họ vin vào Công hàm của PVĐ để coi đó là pháp lý của HS, TS đã thuộc họ. Sự vin vào như thế là hoàn toàn ngạo ngược, xoay trở và sai trái. Bởi vì một lời tuyên bố không thể nào mang đến được mọi ý nghĩa hay giá trị pháp lý tối hậu và bao quát hết. Ông Đồng tuyên bố là một việc, còn ý nghĩa lời tuyên bố đó có cãi chính được lịch sử khách quan hay không, có làm thay đổi được thực tế khách quan hay không lại là chuyện khác. Về mặt lịch sử dài lâu, bao quát từ trước tới lúc đó, HS-TS thực tế là của VN. Vậy lời tuyên bố nhất thời của ông PVĐ, dù có nhân danh gì gì chăng nữa, nó cũng chỉ là lời tuyên bố của một nhân vật, một cá nhân, nó không thể phủ nhận hay chuyển lay được lịch sử của cả một dân tộc, một đất nước, vì lời tuyên bố đó không hề đi theo một văn kiện ký kết long trọng hay tối hậu bó buộc phải kèm theo cả. Hơn thế nữa, đối tượng lời phát biểu trong CH của PVĐ lúc đó là thuộc chủ thể nước CHVN ở miền Nam, nó không thuộc chủ thể miền Bắc tức nước VNDCCH, tức hoàn toàn không ở trong tay, không nằm trong thẩm quyền pháp lý khách quan, cụ thể nào của nội dung Công hàm đó cả. Phải vừng vàng lập luận về mặt pháp lý như thế để thấy rằng thực tế Công hàm đó là vô giá trị trong thực tế cả về mặt pháp lý rành rọt cũng như cả về mặt thực tế lịch sử rành rọt. Ông Đồng đưa ra Công hàm chỉ vì ông bị động, giải quyết tình huống. Đó không phải giải quyết lịch sử hay giải quyết pháp lý tối hậu. Bởi thế nếu lãnh đạo TQ mà đàng hoàng, cũng không có lý do gì để nại ra Công hàm kia nhằm hô HS-TS là của họ. Chẳng qua chỉ vì sự không công chính, vì tham vọng, vì họ cho rằng họ có đủ sức mạnh để làm điều xằng bậy, ngạo ngược vậy thôi. Đấy, ý nghĩa của sự tranh chấp lãnh thổ của TQ đối với VN ngày nay thực chất chỉ đọng lại ở chút xíu về sự việc vậy thôi. Bởi cái lý, lý lẽ hay pháp lý, của kẻ mạnh bao giờ cũng chỉ là tính cách hàm hồ mà khó bao giờ là chân lý đúng đắn nếu kẻ mạnh đó chỉ là những thứ gì đó hoàn toàn không đúng đắn.

    DẶM NGÀN
    (02/6/14)

  2. Trung Hoàng says:

    CUỘC CHIẾN UỶ NHIỆM.

    Hiệp Thương Châu Á Thái Bình Dương là bước đệm cần thiết trước tiên phải có, để có thể từ từ chuyển hoá trở thành một Liên Minh Quân Sự, với danh nghĩa bảo vệ quyền lợi chung cho các nước thành viên. Tất nhiên, khi có sự cố đối đầu mang hình thức bạo lực của một thành viên trong khối nầy với bất kỳ một nước nào ở ngoài khối, Cuộc Chiến Uỷ Nhiệm sẽ họp tình lý đúng theo danh nghĩa của nó. Hiệp Thương Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương không có khả năng can thiệp quân sự trong khu vực, chỉ có Liên Minh Quân Sự mới có khả năng hành động để bảo vệ quyền lợi chung cho khối Hiệp Thương. Việt Nam không liên kết quân sự với bất kỳ một quốc gia nào để chống lại với một nước khác, nhưng Việt Nam vẫn có quyền tham gia vào Hiệp Thương Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương. Nói lên điều nầy, để thấy tại sao Việt Nam cố gắng xin vào Hiệp Thương, đáp ứng nhanh một số điều kiện mà Hoa Kỳ đã nêu lên với chính quyền Việt Nam.

    Gọi là Ngoại Giao Đa Cực về phía Việt Nam là một nước nhỏ phải sống gần với nước lớn Trung Quốc, đang trong thời kỳ bành trướng để cố gắng phá vỡ nguyên trạng. Nhưng đứng trên mặt Địa Chính Trị Thế Giới, chúng ta đang sống trong Thái Dương Hệ Mặt Trời, mà hầu như Hoa Kỳ lại chinh là sức nóng Mặt Trời trong Thái Dương Hệ nầy. Mọi sự cố gắng thay đổi nguyên trạng, tất sẽ tạo ra sự bất ổn toàn diện, khả dĩ có thể sẽ phải dẫn đến một nguy cơ tận diệt cho cả nhờn loại. Sự troỏi dậy cuồng bạo của CSBK, đã làm cho cả thế giới nhơn loại kinh hoàng, thế mà nhà cầm quyền CSBK vẫn lều láo trước thế giới đó là Sự Trỗi Dậy TRONG HOÀ BÌNH. Đây cũng là ngón nghề sở trường của CSBK, kẻ vừa ăn cướp lại vừa la làng và KHÔNG BAO GIỜ BIẾT NGƯỢNG.

    Cảnh bạo lực ở Biển Đông Việt Nam do CSBK chủ xướng sẽ phải xảy ra, không thể nào thế giới nhờn loại có thể tránh khỏi với tính cỰC KỲ HIÉU CHIẾN của kẻ Bá Quyền Bành Trướng Trung Quốc.

    Xin gởi đến toàn thể Nhơn loại trên thế giới:

    Cuộc đời nay như NGỰA BUÔNG CƯƠNG,
    Khó dừng lại gió cu lụp bụp.
    Mặt nước biển lô nhô lặn hụp,
    CHIM đua bay CÁ lại tranh mồi.
    Ngọn THUỶ TRIỀU NÔ NỨC SỤC SÔI,
    BẦU TRÁI ĐẤT MỘT PHEN LUÂN CHUYỂN.
    (Nang Thơ Cẩm Tú)

    Xin trân trọng.

Phản hồi