WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm sự kiện chưa được biết về Khe Sanh

KheSanhfinal

Trận Khe Sanh là một điển hình của cuộc đối đầu, là một phép thử của khát vọng trong chiến tranh Việt Nam, nơi có 6.000 thủy quân lục chiến Mỹ chống cự lại 20.000 quân đội Cộng sản Bắc Việt, kéo dài 77 ngày đêm vào những tháng đầu năm 1968.

Bóng ma của Điện Biên Phủ 1954 vẫn còn lởn vởn. Lực lượng cộng sản Việt Nam đã bao vây và cuối cùng là tiêu diệt gọn một căn cứ quân sự mạnh của Pháp. Nhưng không giống người Pháp ở Điện Biên Phủ, người Mỹ đã duy trì một đường tiếp vận hàng không đến với Khe Sanh, đã chống trả ngoan cường trước những trận pháo kích và những đợt tấn công trực diện. Cuối cùng, quân đội Mỹ đã phá vỡ được vòng vây vào tháng Tư. Nhưng chỉ khoảng ba tháng sau đó thì Mỹ đã tự hủy bỏ toàn bộ căn cứ quân sự kiên cố này.

1- Trận Khe Sanh không làm thay đổi cục diện của cuộc chiến, nhưng nó thúc đẩy những kỹ thuật phát triển quân sự rất đáng ghi nhận. Lần đâu tiên những cảm ứng điện tử được sử dụng để thả xuống những khu rừng rậm xung quanh Khe Sanh. Nó cung cấp những thông tin quân sự quan trọng cho việc phòng vệ. Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ đã đối diện với xe tăng của Bắc Việt. Nhưng hình ảnh đáng ghi nhớ hơn cả là Chiến dịch Niagara với pháo đài bay B-52 cùng với máy bay tiêm kích đã rót xuống đây 100.000 tấn bom. Pháo binh bắn ra 158.000 quả đại bác. Một hợp đồng tác chiến vĩ đại nhất trong chiến tranh Việt Nam giữa hai lực lượng pháo binh và không quân để tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng Bắc Việt đang bao vây, muốn lật úp Khe Sanh.

2- Tổng thống Lyndon Johnson và Tướng William Westmoreland đã đưa ra kế hoạch sử dụng vũ khí nguyên tử cấp chiến thuật và vũ khí hoá học để bảo vệ căn cứ Khe Sanh. Trong một loạt những cuộc điện đàm, Tướng Westmoreland thông báo cho Tổng thống Johnson rằng vũ khí nguyên tử và hóa học là chưa cần thiết để dùng cho Khe Sanh, nhưng sẽ là một lựa chọn cuối cùng để chặn đứng lực lượng Bắc Việt đang vượt qua khu phi quân sự tiến về Khe Sanh.

3- Phe chủ chiến thường buộc tội Lyndon Johnson đã không làm tất cả những gì mà ông có khả năng để giành chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam. Nhưng nội các của tổng thống thì phủ nhận. Những cố vấn quân sự muốn cố thủ Khe Sanh, trong đó có tướng liên quân đã hồi hưu Maxwell Taylor. Bằng thư và đàm thoại, ông vận động ráo riết tổng thống cố thủ Khe Sanh. Tổng thống Johnson đã xem xét cẩn thận những lời khuyên của Taylor, nhưng cuối cùng thì ông trở lại với kế hoạch của Westmoreland là chỉ giáng một đòn quyết định vào lực lượng Bắc Việt tại Khe Sanh.

140605_280x424Last+Stand+at+Khe+Sahn4- Hậu cần của Mỹ vượt xa khả năng hậu cần của cộng sản trong cả cuộc chiến, nhưng những điều này lại không đúng trong những tuần lễ đầu tại Khe Sanh. Ở những ngọn đồi cứ điểm xung quanh Khe Sanh, nạn thiếu thực phẩm và nước uống đã trở nên nghiêm trọng. Cơn đói khát giày vò, cảnh rách rưới của những người lính Mỹ bảo vệ Đồi 881 và 861 gợi ra một hình ảnh của những người bị bỏ rơi trên hoang đảo. Một chiến dịch táo bạo được biết đến với tên “Super Gaggle” đã chấm dứt cuộc khủng hoảng trên bằng cuộc trải thảm bom, bom napal, khói cay mắt, sương mù vào những vị trí của lực lượng Bắc Việt, để trực thăng đáp xuống tiếp trợ thực phẩm cho những ngọn đồi cứ điểm tiền tiêu.

5- Khe Sanh là một chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ, những người lính dũng cảm, thành công bảo vệ cứ điểm trong suốt 77 ngày đêm vây hãm. Nhưng rồi những nhận thức này bị lu mờ vào tháng 7 – 1968 bởi quyết định hủy bỏ căn cứ này. Khe Sanh trở nên thứ acid bào mòn những tâm tưởng của bao nhiêu người Mỹ về một biểu tượng của lòng hy sinh không có mục đích, chiến thuật lộn xộn. Những điều này đã dẫn đến số phận cuối cùng của những cố gắng của người Mỹ ở Việt Nam. Phán quyết của lịch sử về Khe Sanh cho là Mỹ đã thua, và buộc tội Tướng Westmoreland hơn là công nhận một sự thực về bản hùng ca đã bảo vệ được cả quốc gia đứng vững trong thời gian tổng công kích từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 1968.

(Dịch từ: “5 Things you dit not know about Khe Sanh” của Thomas E. Ricks, FP, May 5, 2014; điểm cuốn “Last Stand at Khe Sanh” của Gregg Jones)

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

130 Phản hồi cho “Năm sự kiện chưa được biết về Khe Sanh”

  1. Thắc-Mắc says:

    Đọc nhiều phản-hồi, nhất là nói về chiến-lược, thấy có nhiều còm cứ bảo là trong trận Khe-Sanh, Mỹ thắng về chiến-thuật, nhưng thua về chiến-lược. Tôi tự hỏi mình có chậm tiến-bộ lắm không, khi so-sánh điều tôi hiểu-biết với những nhận-thức qua những còm trên diễn-đàn, của những trí-thức trẻ, thấy quá khác nhau. Tôi vẫn tin các bạn này dễ-dàng tự làm phong-phú kiến-thức họ qua mạng. Bây giờ thì điều gì cũng dễ tìm-kiếm. Trên mạng có đủ loại đủ lãnh-vực, chỉ cần it phút gõ vào phiếm …
    Trở lại vấn-đề chiến-lược. Tôi không hiểu ” chiến-lược ” mà một số bạn đã dùng để phê-phán Mỹ, đặc-biệt trong trận Khe-Sanh, vốn là chủ-đề của bài này, có khác với chiến-lược quốc-phòng do Bộ Quốc-Phòng Mỹ đề ra hay không. Tập ” 2008 National Defense Strategy ” do Robert Gates, nguyên bộ-trưởng quốc-phòng Mỹ của những năm trước đây, đã dựa trên những tài-liệu cũ, modify chút đỉnh, và phổ-biến rộng-rãi từ hoặc sau 2008 . Có thể đây là tài-liệu mới nhất và đang được áp-dụng. Trang 5-17 của tập tài-liệu này có đưa ra ” The Strategic Framework ” gồm những ” Objectives ” chủ-yếu như :
    * Defend the Homeland
    * Win the Long War
    * Promote Security
    * Defer Conflict
    * Win our Nation ‘s Wars
    Như thế theo tôi hiểu, chiến-tranh VN nói chung nằm trong chiến-lược của Mỹ, càng rõ nét, và cũng có thể có một sự sửa-đổi chút-đỉnh nào đó – như Robert Gates đã làm năm 2008 – đặc-biệt sau Thế-chiến 2, vì từ bấy giờ, Mỹ phải có chiến-lược mới nhằm đối-phó với Khối CS nói chung và Liên-bang sô-viết nói riêng. Tuy nhiên nói rằng chiến-tranh tại VN nằm trong chiến-lược của Mỹ không có nghĩa rằng chiến-tranh VN là một mục-tiêu chiến-lược quan-trọng của Mỹ. Vì rằng, dù sao VN trước kia chỉ là một tiền-đồn chống CS của Mỹ. Tiền-đồn này dù quan-trọng cách mấy, dù có mất đi, thì thế chiến-lược của Mỹ vẫn không thay-đổi. Mỹ đã dự-phòng, đó là những nguyên-tắc quân-sự mà bất kỳ nhà quân-sự nào, bất kỳ ai muốn viết về những đề-tài quân-sự, phải học-biết. Đó là nói chung về chiến-tranh tại VN trước đây, còn những trận đánh như Khe-Sanh, Tết Mậu-Thân, An-Lộc, Quảng-Trị, Huế, v.v…chỉ là mấy món ăn chơi của chiến-lược Mỹ. Lẽ ra để phân-tích ý-nghĩa của chiến-lược, so-sánh chiến-lược của nước này với nước khác, đánh-giá kết-quả việc thực-hiện các mục-tiêu chiến-lược Mỹ qua nhiều giai-đoạn, thì cần nhiều thời-gian, đặc-biệt là chỗ trống trên diễn-đàn, và cũng đặc-biệt nữa, đó là có thu-hút được độc-giả hay không, và đặc-biệt nữa, người đọc có thật-sự khách-quan, có đứng-đắn phê-bình xây-dựng không.

  2. Trần Khoa says:

    Trích; “ 5- Khe Sanh là một chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ, những người lính dũng cảm, thành công bảo vệ cứ điểm trong suốt 77 ngày đêm vây hãm. Nhưng rồi những nhận thức này bị lu mờ vào tháng 7 – 1968 bởi quyết định hủy bỏ căn cứ này“.

    Nên nhớ! Mỹ là một quốc gia rất thực dụng, có lợi thì làm, không có lợi thì sẽ bỏ bằng mọi giá, cho dù bị mang tiếng là “thua” hay “thất bại”!

    Khi Mỹ “làm ngơ” để cho VC tấn công trên toàn lãnh thổ VNCH trong dịp tết Mậu Thân 1968 và hủy bỏ cứ điểm Khe Sanh là “đèn hiệu đổi mầu” cho thấy; Mỹ đã có ý định bỏ rơi VNCH để đạt mục đích khác có lợi hơn cho đất nước và nhân dân Mỹ.

    Những sự thật cần phải biết (2) – Việt Nam Cộng Hòa – Nạn nhân của chính sách “Ngậm máu phun người

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Xin đồng ý với Trần Khoa về sự thực dung cuả Mỹ. Chỉ có điều căm giận cho lũ tay sai nhắm mắt tuân theo quan thầy mà buông xuôi, không đếm xiả tới an nguy cuả tổ quốc, đồng bào! Cũng chua xót cho những ai luôn lấy “châm ngôn làm sao được khi Mỹ muốn” để chạy tội hay an ủi chính mình!
      Nguyễn Thế Viên

    • HT says:

      Bạn nói có lý. Mỹ it quan tâm đến tiếng tăm thua – thắng, mà quan tầm nhiều đến hiệu qủa cuối cùng.

      Mỹ đã chap nhận mang tiếng thua cuộc, nhưng chưa đầy 5 năm sau (Khoảng 1980), Việt Nam người thắng bắt đầu phải qùy gối trước kẻ thua để van xin bỏ cấm vận, nối bang giao v.v

      HT

  3. Lamson72 says:

    Trả lời nghi vấn của Nguyễn Thế Viên

    Hỏi- Tại sao biết kế hoạch hành quân lộ mà không thay đổi ?
    Trả lời : Có hai vấn đề . Thứ nhất chiếc trực thăng chở Đại Tá Trưởng phòng 3 Hành Quân của Quân Đoàn I bị bắn rớt ( Đại Tá TPHQ mang kế hoạch hành quân LS719 theo). Tất cả phi hành đoàn vàcác Sĩ Quan QDI cùng phóng viên chiến trường bị tử nạn . Mới đây một phóng viên Mỹ đã tìm đượcc chiếc máy bay rớt . Hốt đất chổ đó đem về an táng tại một trung tâm báo chí bên Mỹ . Trực thăng rớt cháy nên kế hoạch hành quân cũng bị cháy . Nhưng khi theo lệnh TT Thiệu , Sư Đoàn 1 BB thảy một Trung đội thám kích vào Tchepone đái một bải thì đã bắt được kế hoạch HQ LS719 tại đây . Lộ từ phủ đầu rồng do điệp viên Vũ Ngọc Nhạ

    2- Tình báo Mỹ cho tin trật lất vì không tiên liệu hơn 20 ngàn quân trừ bị đang bảo vệ Bộ chỉ huy đoàn 559 tại Quảng Bình . Cho nên khi 20 ngàn quân nầy tham chiến , các tiền đồn Ranger North . and South cùng CCHL 30, CCHL 31 không chịu nổi áp lực phải di tản trừ CCHL31 bị thất thủ . Vì kế hoạch bị lộ cho nên Bắc Việt đã thiết kế phòng không . Cho VNCH đổ quân vào các CCHL xong mới bắt đầu pháo tơi bời . Chính vì không thể phản pháo và hệ thống phòng không dày đặt và hữu hiệu nên Chiến Đoàn 1 Đặc nhiệm , mũi dùi chính đánh vào Tchepone phải rút về nửa chừng . Có thể tình báo Mỹ dỏm .

    3- General Creighton Abrams, Tư lệnh Quân Đội Mỹ tại VN là một danh tướng Thiết Giáp thế kỷ 20 . Ông biết chứ , cả các tướng lảnh VNCH cũng biết (xem hình TG di chuyển trên đường số 9 một bên là vách núi , một bên là vực sâu , con đường số 9 ngoằn ngèo rất xấu nhiều chổ bị đứt đoạn . Cho nên Tướng Hoàng Xuân Lãm đã đề nghị đánh ra Bắc phá bộ chỉ huy đoàn 559 tại Quảng Bình mà không được tụi Mỹ chấp nhận . Lý do chánh Bộ Ngoại Giao Mỹ dưới quyền của Henry Kissinger chỉ huy mấy Tướng lảnh và thiết kế lệnh hành quân chứ không phải bên Quân Đội Mỹ thiết kế . Có nguồn tin nói General Alexander Haig, phụ tá của Kissinger là tác giả kế hoạch hành quân .

    4- TT Thiệu , Đại Tướng Cao Văn Viên ở vào cái thế phải chấp nhận . Các thẩm quyền Mỹ trấn an chính quyền VNCH . Với những lý do : a- Các cuộc hành quân Toàn Thắng trên đất Miên thành công vượt mức . Tịch thâu quá nhiều kho tàng tiếp liệu và loại ra khỏi vòng chiến nhiều cán binh BV . Cục R chạy như vịt . Chiến thắng vì địa thế Miên trống trải được chỉ huy bởi danh tướng Đổ Cao Trí . b-Không lực Mỹ đảm nhận việc chuyên chở , yểm trợ tải thương . Đó là phần chính yếu

    Lamson719 vừa nhập trận là đã thất thế về quân số về tiếp tế tải thương về địa thế … Nhưng như đã nói bất ngờ phòng không BV quá mạnh đã bắn rơi hằng trăm trực thăng Mỹ . Vấn đề tải thương tiếp tế bị trở ngại . Quân BV phòng thủ quá đông gần gắp hai quân đi tấn công . Đó là lý do chính mà QLVNCH không thể hoàn tất cuộc hành quân LS719 . Cái sai lầm là cho rút quân về đường cũ rất trái với nguyên tắc . Nhưng quân BV bị thiệt hại trầm trọng không có khả năng truy kích nên QLVNCH rút lui an toàn .

    5- Không bao giờ TT Thiệu có ý định làm suy yếu hay tan rả QLVNCH . Mỹ thì có thể, vì Mỹ muốn lập một trật tự thế giới mới sau cú bắt tay với Trung Cộng . Giao Miền Nam cho Bắc Việt để BV liên minh với LX cản đường TC bành trướng xuống phía Nam

    Tui rất là làm biếng nhưng cũng ráng viết vài hàng để bình luận về những chuyện xa xưa . Cũng để vinh danh QLVNCH dù bị trói tay hay bị đưa vào thế bất lợi nhưng đã anh dũng chiến đấu đến giờ phút cuối cùng .

    QLVNCH muôn năm

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Cám ơn đại hynh Lamson72. Tuy nhiên, tôi vẫn nghĩ rằng “áp lực cuả HK” không thể biện minh cho hành động làm suy yếu và phá tan QĐVNCH cuả ông Nguễn Văn Thiệu. Với tư cách nguyên thủ QG và TTL QĐ ông ta không thể nhắm mắt tuân theo những kế hoạch, hành động mà ông ý thức rang sẽ nguy hiểm cho QĐ. Nguyên tắc “lưỡi lê sang suốt” trong luật học không dung thứ cho những kẻ viện cớ chỉ tuân theo lệnh. Huống gì đây là một nguyên thủ QG. Còn nếu chúng ta chap nhận một nguyên thủ như ông Thiệu thì “xin đừng trách lẫn trời gần, trời xa” cho hoàn cảnh lưu vong mất nước ngày nay cuả mình!!!!
      Trân trọng,
      Nguyễn Thế Viên

      • vb says:

        Tôi hy vọng rằng trong một đêm bão tố, sấm sét đầy trời nào đó, trong giấc mơ ông NT Viên được “vào vai” cuả Nguyễn Văn Thiệu !

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Quá ghê luôn !

  4. Lamson72 says:

    @ Lại Mạnh Cường,

    Ý nghĩa của chiến dịch Lamson719 : Tên Lam Sơn cho Quân Đoàn I, (Bình Tây: Quân Đoàn II, Toàn Thắng Quân Đoàn III và Cửu Long Quân Đoàn IV) ; 71: năm 1971 ; 9 : Quốc lộ 9 (VC gọi là Đường 9 Nam Lào )

    LMC đúng khi bảo rằng Mỹ thắng về chiến thuật và thua về chiến lược . Nhưng bỏ Khe Sanh không phải vì áp lực cộng quân quá mạnh mà vì có sự bất đồng giữa các thẩm quyền Bộ Tư Lệnh TQLC Mỹ và Tướng Westmoreland cho nên có những báo cáo trái ngược nhau và TT Johnson cho lệnh bỏ căn cứ Khe Sanh .

    Căn cứ Khe Sanh nằm trên một vị trí chiến lược . Chận ngay yết hầu của đường mòn hồ chí râu . Nhưng tại thời điểm 1968 thì đường tiếp liệu đến Sihanouk Ville là chánh (90%) tuy rằng phải “đóng thuế 15% . Chu Ân Lai phải chấp nhận theo đòi hỏi của Sihanouk . Khe Sanh cách Huế khoảng 60 mi và Đà Nẳng khoảng 120 mi . Tiếp tế yểm trợ tăng viện rất tiện lợi . Ngoài ra nằm trong tầm hải pháo . Cho nên căn cứ Khe Sanh là một cần thiết . Khi 3 sư doàn quân BV bị thiệt hại hơn phân nửa thì họ đã không còn khả năng gây áp lực dưới thảm bom B52 . Những tuần đầu tiên chưa phối hợp nhuần nhuyển nên có trở ngại về tiếp liệu rất thiếu thốn cho những toán quân trấn đóng trên 4 cao điểm chung quanh . Cho nên khi Mỹ rút quân bỏ căn cứ Khe Sanh thì VC thoải mái chuyển đồ vào mà không cần chiếm căn cứ . Những trại Lực lượng Đặc Biệt như Làng Vey … cũng bỏ luôn . Đó là thất bại về chiến lược (Đầu năm 1971 Mỹ cho sửa lại đường xá và Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch LS719 đóng tại Khe Sanh mà không có cuộc đụng độ nào xãy ra)

    Cái đúng là xây căn cứ Khe Sanh cho quân Bắc Việt lộ diện để cho B52 trải thảm mà không cần Tìm và Diệt địch (Search and Destroy mission) Cái dở là cho một Trung đoàn TQLC trấn đóng . Lính TQLC trang bị nặng , quân sô đông chuyên tấn công chứ không phải phòng thủ

    Bỏ căn cứ Khe Sanh là một sai lầm . Nếu giữ Khe Sanh thì năm 1971 không có cuộc hành quân Lamson719

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Lamson 72,

      Xin cám ơn những đóng góp tích cực để sáng tỏ vấn đề hơn nữa.

      Nói thực, chiến tranh VN được nhìn dưới những góc cạnh khác nhau, cứ như xem phim Lã Sanh Môn (Rashomon) của đạo diễn Nhật Akira Kurosawa. Mỗi người có một version khác nhau, đánh giá khác nhau …

      Tôi trân trọng những khác biệt ấy, bởi cho rằng lũ chúng ta như một đám mù sờ voi !
      Anh nào rờ được phần nào thì tả phần nấy.
      Bác Huỳnh đứng ở vì thế người CS, thuật theo lối riêng của bác ấy.
      Bác nhìn theo hướng người quốc gia, nhận xét theo cách riêng của mình.
      Tôi sẽ cố tổng hợp lại để chúng ta có thể nào vẽ lại được thành con voi chăng !?

      Kính,
      LMC

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Lamson 72,

      Xin cám ơn những đóng góp tích cực để sáng tỏ vấn đề hơn nữa.

      Nói thực, chiến tranh VN được nhìn dưới những góc cạnh khác nhau, cứ như xem phim Lã Sanh Môn (Rashomon) của đạo diễn Nhật Akira Kurosawa. Mỗi người có một version khác nhau, đánh giá khác nhau …

      Tôi trân trọng những khác biệt ấy, bởi cho rằng lũ chúng ta như một đám mù sờ voi ! Anh nào rờ được phần nào thì tả phần nấy.
      Bác Huỳnh đứng ở vì thế người CS, thuật theo lối riêng của bác ấy.
      Bác nhìn theo hướng người quốc gia, nhận xét theo cách riêng của mình.
      Tôi sẽ cố tổng hợp lại để chúng ta có thể nào vẽ lại được thành con voi chăng !?

      Kính,
      LMC

    • NVTNCS says:

      Khi người Mỹ đã có ý định dứt khoát bỏ rơi VNCH thì họ không cần tính toán nữa, miễn sao đạt được mục đích. Chấm hết!

  5. Dao Cong Khai says:

    Khe Sanh và thung lũng A-Shau là vị trí chiến lược quan trọng nhất để bảo vệ an toàn cho toàn thể VNCH. Sau năm 1968 Mỹ quyết định bỏ căn cứ đó, có nghĩa là họ chịu thua VC rồi. Điều này được chứng minh vì chính năm đó Mỹ đã mời VC vào bàn hoà đàm ở Paris.

    Đối với chính phủ Mỹ, chiến tranh VN là cuộc chiến giữa họ và CS Bắc Việt, cho nên mới có hoà đàm giữa họ và CS Bắc Việt; họ coi VNCH là lực lượng phụ, do đó thất bại thì họ đáng lẽ phải chịu hết mới đúng. Từ khi Mỹ loại trừ được TT Diệm ra khỏi VNCH thì họ coi như lèo lái hoàn toàn về chiến lược và chiến thuật của cuộc chiến VN, và cũng chính họ muốn điều đó. Họ muốn diệt TT Diệm để họ giành được quyền lèo lái cuộc chiến đó, họ muốn mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, họ muốn gây hấn với Bắc Việt. Phải nói rằng hồi 1964 khi TT Diệm không còn nữa thì chính phủ Mỹ họ ngứa tay ngứa chân, hiếu chiến và muốn gửi quân sang VN ngay. Khi họ gửi quân sang VN thì họ coi cuộc chiến tranh VN là của họ đối đầu với CS Bắc Việt. Họ mang Tàu chiến ra vịnh Bắc Việt khiêu khích, tạo ra vụ khủng hoảng Vịnh Bắc Việt để bắt đầu chương trình oanh tạc Bắc Việt.

    Ngược lại chính vì việc Mỹ lật đổ TT Diệm nên CS Bắc Việt mới vội vã triệu tập Đại Hội Đảng và cho rằng đó là thời cơ tốt nhất để họ thôn tính miền Nam, cho nên ngay sau đó họ ra nghị quyết gửi quân vào Nam để chiếm miền Nam. Giờ đây thì chúng ta thấy rõ ràng việc lật đổ TT Diệm của Mỹ là yếu tố logic để cả 2 bên leo thang chiến tranh và Mỹ có cơ hội đối đầu với CS Bắc Việt.

    Khe Sanh và trận Lam Sơn 719 đều nằm trong kế hoạch của Mỹ. Khe Sanh là nơi thử lửa và dù Mỹ đã đẩy lui được VC nhưng từ đó Mỹ cũng đã sợ VC và dẹp bỏ căn cứ đó; và đó cũng là bước đầu Mỹ chịu thua CSVN. Còn trận Lam Sơn 719 là ý muốn hoàn toàn của TT Nixon, ép TT Thiệu tổ chức cuộc hành quân đó để mở màn cho chương trình VN HOÁ CHIẾN TRANH của ông. TT Thiệu không hài lòng vì cảm thấy khó thành công, vì thiếu thời gian và phương tiện tổ chức, nhưng tại vì đó là ý muốn của TT Nixon nên ông Thiệu không cãi được. Có thể nói từ khi TT Diệm bị lật đổ thì VNCH đã mất chủ quyền vào tay Mỹ ít nhiều, những kế hoạch chiến tranh lâu dài của VNCH phải phụ thuộc vào chính sách và chiến lược của chính phủ Mỹ. Do đó, sau khi Mỹ buông VNCH ra thì VNCH không thể nào đứng vững nổi, mặc dù ông Thiệu và quân đội VNCH cố gắng tìm cách thoát khỏi cái định mệnh đó nhưng không cách chi thoát khỏi.

    Hết đạn thì lấy gì mà bắn. Thời TT Diệm thì ông ta tổ chức chiến tranh nhân dân chống lại VC nằm vùng, còn thời TT Thiệu thì chiến tranh toàn bộ mà đạn dược thì VNCH không chế được . Chính phủ Mỹ đã đặt VNCH vào thế bị động. Nếu tình trạng đó rơi vào thời TT Diệm thì chính phủ Mỹ dễ dàng xin quốc hội can thiệp vào VN giống như ở Nam Hàn hồi 1951. Nhưng vì chính phủ Mỹ vội vã đưa quân sang VN nên TT Mỹ chỉ được phép tham gia chiến tranh VN trong vòng vài năm thôi, nếu lâu hơn thì quốc hội sẽ cắt ngân khoản quân sự (như đã xẩy ra). Thực sự thì chính việc Mỹ lật đổ TT Diệm là đã làm lụi bại VNCH và tăng cường sinh lực cho CS Bắc Việt quá nhiều rồi, do đó mới tạo nên chiến tranh ác liệt như vậy!

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Đào Công Khai,

      Theo tôi nghĩ bạn nên xem lại đoạn này :

      “Ngược lại chính vì việc Mỹ lật đổ TT Diệm nên CS Bắc Việt mới vội vã triệu tập Đại Hội Đảng và cho rằng đó là thời cơ tốt nhất để họ thôn tính miền Nam, cho nên ngay sau đó họ ra nghị quyết gửi quân vào Nam để chiếm miền Nam.” (nguyên văn)

      CSVN họp Đại hội Ba năm 1960 và ra nghị quyết xâm lăng miền Nam bằng vũ lực. Nhưng thực ra từ năm 1959 đã cho người đi dò dường để mở con đường xâm nhập vào Nam, mà sau này báo giới phương Tây gọi đó là ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH (Hochiminh trail)

      • Dao Cong Khai says:

        “…Tuy nhiên, ở miền Nam những khó khăn trong những năm 1961 – 1962 đã được giải quyết, sau năm 1963 cuộc chiến đấu của nhân dân ta đã có bước phát triển mới. Trước hành động gây “chiến tranh cục bộ” ở miền nam, tiến hành chiến tranh phá họai ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Đảng ta đã họp hội nghị Trung Ương lần thứ 11( Tháng 3 – 1965) và lần thứ 12 ( tháng 12 – 1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước…”

        http://luanvan.co/luan-van/gioi-thieu-nghi-quyet-11-va-12-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-9855/

        “Trước yêu cầu mới của cách mạng, từ ngày 25 đến 27-3-1965 tại Hà Nội, ban Chấp Hành Trung Ương Đảng họp hội nghị lần thứ 11 và ra Nghị Quyết Về tình hình nhiệm vụ cấp bách mới…”

        Ngày 08/3/65 quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, ngày 27/3/65 VC họp hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng. Rõ ràng VC đánh giá rằng sau năm 1963 cuộc chiến đấu của nhân dân ta đã có bước phát triển mới (làm cho Mỹ phải gửi quân sang VN và VC gấp rút triệu tập Đại Hội Đảng).

        Tất cả những sự kiện đó logic với nhau. TT Diệm bị lật đổ, VNCH kể như thua nên Mỹ phải gấp rút gửi quân vào VN và VC họp Đại Hội Đảng để quyết chiếm miền Nam. Xin hỏi LMC, nếu TT Diệm không bị lật đổ thì những chuyện đó có xẩy ra như thế không?

        Mấy ông thầy PG Ấn Quang, ông nào cũng khó chịu khi người ta nuối tiếc chế độ TT Diệm, nhưng hồi còn nhỏ ĐCK đã được chứng kiến nhiều ông thầy của tôi cảm thấy xót xa sau khi TT Diệm bị đảo chánh và cảm thấy rằng VNCH khó mà thoát khỏi xích hoá bởi CS Bắc Việt. Có 1 ông thầy (cũng là 1 phật tử) kể cho chúng tôi nghe, TT Diệm đã ước lượng nếu ông ta bị lật đổ thì VNCH sẽ rơi vào 1 trong 2 tình trạng, loạn lạc và mất nước. Cuối cùng cuộc đời chúng ta sau đó đã chứng kiến cả 2 sự kiện đó đã xẩy ra chính xác cho quân dân VNCH chúng ta.

      • Lại Mạnh Cường says:

        Dear Đào Công Khai,

        Đừng biện luận lăng nhăng không ăn nhập với điều tôi nêu ra ở đây.

        Tôi không thìch biết đưa ra những chứng cớ chủ quan “hear and say” của bạn kể ra ở đây. Nhiều người khàc, trong đó có tôi, cũng cò thể đưa ra hàng trăm hàng ngàn hàng vạn những lời đồn, những tiên đoán trên trời dưới biển …
        Hãy có những “hard proof” như dưới đây. Tôi lấy từ wikipedia cho mọi người dễ kiểm chứng lại, chứ những điều này có thể coi ở nhiều nguồn khác nhau.

        Nên biết ĐẠI HỘI TOÀN ĐẢNG là quan trọng nhất, hơn cả đại hội trung ương đảng hay hội họp giữa các ủy viên Bộ Chính trị nghe bạn.
        Cái đại hội trung ưởng đảng mà bạn trích dẫn chỉ là việc chi tiết hóa cái đại hội toàn đảng lần thứ ba. Bạn từng sống thời CS như đã khoe khoang (còn cho biết từng làm cán bộ công nhân viên cho CS và làm lăm chuyện ruồi bu khác nữa tôi ko muốn kể ra ở đây)

        Wikipedia
        ‘‘Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam III’’ diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 ở Hà Nội. Tham dự đại hội có tất cả là 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 50000 đảng viên của cả hai miền đất nước, cùng với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế khác
        (…)
        Hoạt động

        Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền[2].

        1/ Nhiệm vụ cách mạng miền Bắc

        Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộcKháng chiến chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trò quyết định nhất với sự phát triển của toàn bộ cách mạng VN và với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắ lên chủ nghĩa xã hội.

        2/ Nhiệm vụ cách mạng miền Nam

        Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva 1954 và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất bại nên Việt Nam chưa thống nhất được[3]. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách mạng này có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam.

        3/ Quan hệ cách mạng hai miền

        Đại hội nhận định cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hòan thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

        4/ Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965

        Nhằm thực hiện mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965, nhiệm vủ chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
        [hết trich]

        wikipedia
        Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

        LMC

  6. Huỳnh says:

    Gởi Lại Mạnh Cường:

    Trích từ Lại Mạnh Cường: “trong trận Khe Sanh, Mỹ thắng chiến thuật thua chiến lược”.

    Gọi cho đúng là CHIẾN DICH Khe Sanh chứ không phải TRẬN Khe Sanh, vì suốt 77 ngày đêm có hàng ngàn TRẬN đánh). Đối với phía Bắc Việt, đó là chiến dịch tấn công cụm cứ điểm Khe Sanh, đối với phía Mỹ đó là chiến dịch phòng ngự giữ cụm cứ điểm Khe sanh.

    Không riêng “trận” Khe Sanh “Mỹ thắng về chiến thuật thua về chiến lược”, toàn bộ cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ 1954 đến 1975 Mỹ đều “thắng về chiến thuật thua về chiến lược”. Các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam gồm:

    Trước khi nói đến các chiến lược quân sự Mỹ đem ra thi thố, áp dụng tại Việt Nam thì phải nói đến tình hình miền Nam Việt Nam thời kỳ từ tháng 7/1954 đến đầu năm 1960. Đó là thời kỳ chiến tranh đơn phương, hay còn gọi là chiến tranh một phía. Vì thời kỳ này, số cán bộ, du kích Cộng sản không đi tập kết ra Bắc đang dấu mình để củng cố lực lượng, xây dựng cơ sở và chờ thời, số cán bộ, bộ đội đi tập kết ra bắc chưa trở về, các đơn vị quân đội Bắc Việt chưa xâm nhập vào Nam. Trong lúc đó chính quyền VNCH ra sức truy lùng, bắt bớ, giam cầm, khủng bố, thủ tiêu, tiêu diệt những người Cộng sản, bị nghi là Cộng sản, thân Cộng sản và các gia đình có người đi tập kết ở miền Bắc. Thời kỳ này VNCH đã tuyên bố đưa Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, nếu ai đó bị bắt (dù chỉ bị nghi là Cộng sản hoặc thân Cộng sản) thì nhà chức trách VNCH có quyền giết chết mà không cần xét xử, đỉnh cao là Luật 10/59 của chế độ đệ nhất VNCH thời Ngô Đình Diệm.

    Nói về các chiến lược chiến tranh của Mỹ đưa ra thi thố, áp dụng tại miền Nam Việt Nam. Tất cả có 3 chiến lược.

    I- CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT:1960-1964
    Xương sống của chiến lược này là Kế hoạch Xtalây-Taylo với 3 biện pháp chiến lược:
    1/ Tăng cường xây dựng lực lượng quân đội VNCH, dùng lực lượng quân đội VNCH mạnh do cố vấn Mỹ chỉ huy, được một số đơn vị quân chiến đấu Mỹ và hỏa lực phi pháo Mỹ yểm trợ, áp dụng chiến thuật cơ động bằng máy bay trực thăng (trực thăng vận) và xe thiết giáp (thiết giáp vận) nhanh chóng đập tan lực lượng VC lúc còn đang nhỏ, yếu.
    2/ Giữ vững thành thị, xây dựng bộ máy chính quyền thật mạnh để ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh của nhân dân ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược.
    3/ Ra sức phong toả biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc, cô lập VC ở miền Nam.
    Thực hiện kế hoạch này, Mỹ hy vọng chuyển sang thế tiến công để giành thế chủ động trên chiến trường, hòng “bình định” xong miền Nam trong vòng 18 tháng. Nhưng cuối cùng Kế hoạch Xtalây-Taylo thất bại, hệ quả là cuối năm 1964, chiến lược Chiến tranh đặc biệt thất bại.

    II- CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỤC BỘ: 1965-1968
    Đầu năm 1965, sau sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng “Chiến tranh phá hoại” miền Bắc. Thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ, Mỹ đưa quân viễn chinh và quân các nước đồng minh của Mỹ cùng với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại ồ ạt đổ vào miền Nam nhằm nhanh chóng tiêu diệt VC và các đơn vị chủ lực của Bắc Việt đã xâm nhập vào miền Nam.
    “Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nằm trong chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ. “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965 được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân “đồng minh” và quân đội bản xứ, trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị, nhằm tiêu diệt các lực lượng đối phương để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
    Nhưng tết Mậu thân 1968, các đơn vị quân đội Bắc Việt và VC đã bất ngờ tổng tấn công đồng loạt 37 trong tổng số 44 tỉnh, 5 trong số 6 đô thị lớn (đánh thẳng vào các cơ quan đầu não của Mỹ và VNCH như Đại sứ quán Mỹ, dinh “Độc lập”, Bộ tổng tham mưu, Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất…), 164 trong số 242 quận lỵ và ở hầu khắp các “Ấp chiến lược”, các vùng nông thôn. Cuộc tổng tấn công tết Mậu thân 1968 của các đơn vị Bắc Việt và VC đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mỹ và đưa 2 bên (VNDCCH và Mỹ) ngồi vào bàn đàm phán tại Pari để tìm cách kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bính ở Việt Nam.

    III- CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH
    Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được bắt đầu từ đầu năm 1969 và kết thúc trưa 30/4/1975. Mục đích của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam, nhằm từng bước chuyển trách nhiệm tiến hành chiến tranh cho chính quyền và quân đội VNCH để Mỹ từng bước rút dần quân Mỹ về nước, nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam và cả bán đảo Đông Dương trong tầm ảnh hưởng của Mỹ. Để thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ tăng cường đội ngũ cố vấn quân sự, cố vấn kinh tế cho VNCH gấp 3 lần trước đó; đồng thời tăng gấp đôi, gấp ba viện trợ quân sự, ồ ạt đổ vũ khí vào miền Nam Việt Nam (sau hiệp định Pari 1973 thì giảm dần cả viện trợ tài chính và vũ khí), ra sức bắt lính để xây dựng thêm hàng loạt đơn vị quân đội cấp sư đoàn và tương đương và huấn luyện cho các đơn vị quân đội VNCH đủ sức độc lập tác chiến dưới sự cố vấn của các cố vấn Mỹ và hỏa lực phi pháo của Mỹ.
    Thực tế thì giai đoạn 1969 – 1970, khi còn một số đơn vị chiến đấu của Mỹ trực tiếp tham chiến và Mỹ chưa giảm viện trợ quân sự, quân đội VNCH đã gây ra cho các đơn vị quân đội Bắc Việt và VC rất nhiều khó khăn và những tổn thất về người và vũ khí rất to lớn. Nhưng đến đầu năm 1971, cuộc “thí nghiệm” hành quân Lam Sơn 719 do quân đội VNCH độc lập tiến hành (không có các đơn vị lính chiến đấu của Mỹ tham chiến), dưới sự cố vấn của các cố vấn Mỹ và sự chi viện tối đa về hỏa lực phi, pháo của Mỹ, kể cả máy bay ném bom chiến lược B52 ném bom rãi thảm các vị trí trú quân của đối phương. Nhưng cuối cùng, quân đội VNCH không đạt được mục
    tiêu đề ra là phá hủy và cắt đứt tuyến vận tải chiến lược: Đường Trường Sơn/Đường 559/Đường mòn Hồ Chí Minh của Bắc Việt, quân đội VNCH phải ôm đầu máu tháo chạy, bu càng trực thăng chạy trốn. Tuyến vận tải chiến lược Đường Trường Sơn/Đường 559/Đường mòn Hồ Chí Minh của Bắc Việt vẫn tồn tại và ngày càng phát triển.
    Những năm 1972 đến 1975, tư tưởng chiến bại trong ban lãnh đạo chính quyền các cấp và trong hàng ngũ tướng lĩnh, sỹ quan, binh lính của VNCH ngày càng bộc lộ rất rõ. Giai đoạn 1972 – 1975, Bắc Việt và VC hoàn toàn làm chủ chiến trường, chủ động chọn các khu chiến để mở hàng loạt chiến dịch quân sự rất lớn ở cấp quân đoàn, quân khu và dành chiến thắng, chiếm giữ hàng loạt vùng đất đai rộng lớn với hàng triệu dân (là người lính, người sỹ quan có gần 7 năm chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kontum, Gia Lai, 1968-1975, nên tôi biết rất rõ điều đó). Dẫn đến kết cục tất yếu vào trưa 30/4/1975 VNCH đầu hàng không điều kiện Bắc Việt và VC. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ đã hoàn toàn thất bại.

    Như vậy, có những chiến thuật, những chiến dịch quân sự, những trận đánh, Mỹ dành chiến thắng, nhưng tất cả 3 chiến lược của Mỹ áp dụng trong chiến tranh Việt Nam thời kỳ 1960 – 1975 thì Mỹ đã hoàn toàn bị phá sản, thất bại. Chiến lược quân sự là cái xương sống của chiến tranh. Chiến thuật, chiến dịch quân sự và từng trận đánh chỉ là những cái xương, cơ phụ thuộc vào chiến lược quân sự. Chiến lược đã thất bại, phá sản thì tất yếu phải bại trận.

    • Austin Pham says:

      Úi giùi ui…! Cứ gặp em nó thì y như là gặp bố nó ngày trước. Vâng, em nó phán một câu từ…đỉnh cao như sau: “Gọi cho đúng là CHIẾN DICH Khe Sanh chứ không phải TRẬN Khe Sanh, vì suốt 77 ngày đêm có hàng ngàn TRẬN đánh).” Thế Huỳnh sắn lát cho anh hỏi : trận Stalingrad nó kéo dài bao lâu và có bao nhiêu lượt đánh hở em? Khốn kiếp cho cái thân của em, đã dốt mà còn hay khoe chữ.
      Mang thằng nào có đi học lên đây cho được việc. Mồm cứ nhem nhép như két.

    • Lại Mạnh Cường says:

      Dear Huỳnh,

      Cám ơn đã bỏ nhiều công lao sưu tầm và viết lại tất cả.
      Tuy nhiên bác đã mất công phân tích như thế, lại bàn có mỗi măt quân sự.
      Tương tự bác chi nhìn kết quả ở giai đoan ngắn (đoản kỳ), còn trung hạn và dài hạn lại bỏ qua thật uổng quá :-( !

      Phải nói rõ hơn là, Mỹ thua ở đoản kỳ như bác đã kể ở trên, tạo nên Mặc Cảm VN !
      Nhưng Mỹ đã chuyển bại qua công hãm kinh tế và ngoai giao quốc tế ở trung kỳ (cấm vận gia tăng khi V+ xâm lăng Miên; lại kết hợp với T+ để làm ngơ cho T+ đánh vùng biên giới 1979 và chiếm Trường Sa 1988).

      Trong đại kỳ (dài hạn) như ngày hôm nay thì đã rõ ra sao phải ko bác.
      Tôi miuốn nói những giá trị dân chủ tự do của thời VNCH đang được phục hoạt ngày một nhiều và một nhanh. Những tay ăn cơm quốc gia thờ ma CS, hay cảc tay cựu chiến binh và cán bộ CS đã thực sự phản tỉnh phán kháng thật nhiều.
      Giờ nhạc vàng nhạc sến lan tràn, giết chết nhạc đỏ không thương tiếc là bằng chứng rõ nét nhất. Cho mở lại trường Luật, đào tạo luật sư, cũng như Học viện Quốc gia Hành chánh ở đúng nơi cũ (đường Trần Quốc Toản, nay là 3 tháng 2); riêng trường Y ở thành Hồ cũng rập khuôn trước 1975 (sinh viên mặc áo blouse ngắn tay, thêu tên và sao bằng chỉ đỏ để chỉ rõ sinh viên đang học năm thứ mấy; tổ chức thi nội trú …)

      Còn nhiều điều trao đổi với bác, nếu như bác muốn mở rộng đề tài đí quá hơn bài chủ về chiến trận tại Khe Sanh năm 1968.

      Cũng lưu ý cách sử dụng từ ngữ. Phía CS thích “đao to búa lớn”, cứ gọi là Chiến Dịch, trong khi VNCH theo phương Tây ngắn gọn là Trận (a battle).
      Chẳng hạn Việt Minh gọi là Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2′. Mỹ gọi là Batlle fo Route Coloniale 4; Pháp Bataille de la RC4.
      Tôi còn có thể đưa thêm nhiều thí dụ khác nữa cho bác thấy rõ hơn chuyện này.

      Chuyên gia quân sự phương Tây dành danh từ Chiến Dịch = Operation, cho những cụôc hành quân rất lớn. Chẳng hạn Đổ bộ ở Normandie giải phóng Âu châu vào 06/06/1944.

      wikipedia
      Operation Overlord was the code name for the Battle of Normandy, the Allied operation that launched the successful invasion of German-occupied western Europe during World War II. The operation commenced on 6 June 1944 with the Normandy landings (Operation Neptune, commonly known as D-Day). A 1,200-plane airborne assault preceded an amphibious assault involving more than 5,000 vessels. Nearly 160,000 troops crossed the English Channel on 6 June, and more than three million allied troops were in France by the end of August.

      Dù sao cũng cám ơn bác tích cực tham gia để có cái nhìn của phía bên kia.

      LMC

      • Huỳnh says:

        @ Lại Mạnh Cường: Ấy là vì nội dung trọng tâm đang bàn bạc là nói về chiến thuật, chiến lược của Mỹ đã áp dụng ở miền Nam Việt Nam, chứ không phải nói về thế chiến lược toàn cầu của Mỹ.

        Ghi chú: Loại người như Austin Pham có lẽ chỉ bằng con cháu của tôi, tư cách của Austin Pham không đáng để tôi tranh luận.

      • Austin Pham says:

        Úi giùi, đã dốt mà còn khoe già Vác mặt lên cho đập bao nhiêu lần còn chưa chịu tởn Trí óc cha mẹ ban cho không chịu dùng, vớ va vớ vẫn tạp nhạp ruồi bâu, ngồi trong hang rồi tự tạo chữ, tạo định nghĩa kiểu cộng sản
        Chỉ có những thằng dốt và lì lợm do “bác và đảng” nhào nặn ra như em mới làm được việc đấy
        Anh dạy cho em nhé: ráng mà bò ra khỏi giai đoạn “trong công nguyên” cho được việc Rõ khổ với các đỉnh cao…nhân dân
        Thương em lắm, người tình …năm trăm của anh
        Austin Pham, hay…Năm Cối-Trường Sơn đại huynh của những ngày xưa thân ái.
        Chào sảng khoái

    • LẠI MẠNH CƯỜNG says:

      Dear Huỳnh,

      Cám ơn đã bỏ nhiều công lao sưu tầm và viết lại tất cả.
      Tuy nhiên bác đã mất công phân tích thế, lại bàn có mỗi măt quân sự.
      Tương tự bác chi nhìn kết quả ở giai đoan ngắn (đoản kỳ), còn trung hạn và dài hạn lại bỏ qua thật uổng quá :-( !

      Phải nói rõ hơn là, Mỹ thua ở đoản kỳ như bác đã kể ở trên, tạo nên Mặc Cảm VN !
      Nhưng Mỹ đã chuyển bại qua công hãm kinh tế và ngoai giao quốc tế ở trung kỳ (cấm vận gia tăng khi V+ xâm lăng Miên; lại kết hợp với T+ để làm ngơ cho T+ đánh vùng biên giới 1979 và chiếm Trường Sa 1988).

      Trong đại kỳ (dài hạn) như ngày hôm nay thì đã rõ ra sao phải ko bác.
      Tôi miuốn nói những giá trị dân chủ tự do của thời VNCH đang được phục hoạt ngày một nhiều và một nhanh. Những tay ăn cơm quốc gia thờ ma CS, hay cảc tay cựu chiến binh và cán bộ CS đã thực sự phản tỉnh phán kháng thật nhiều.
      Giờ nhạc vàng nhạc sến lan tràn, giết chết nhạc đỏ không thương tiếc là bằng chứng rõ nét nhất. Cho mở lại trường Luật, đào tạo luật sư, cũng như Học viện Quốc gia Hành chánh ở đúng nơi cũ (đường Trần Quốc Toản, nay là 3 tháng 2); riêng trường Y ở thành Hồ cũng rập khuôn trước 1975 (sinh viên mặc áo blouse ngắn tay, thêu tên và sao bằng chỉ đỏ để chỉ rõ sinh viên đang học năm thứ mấy; tổ chức thi nội trú …)

      Còn nhiều điều trao đổi với bác, nếu như bác muốn mở rộng đề tài đí quá hơn bài chủ về chiến trận tại Khe Sanh năm 1968.

      Cũng lưu ý cách sử dụng từ ngữ. Phía CS thích “đao to búa lớn”, cứ gọi là Chiến Dịch, trong khi VNCH theo phương Tây ngắn gọn là Trận (a battle).
      Chẳng hạn Việt Minh gọi là Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2′. Mỹ gọi là Batlle fo Route Coloniale 4; Pháp Bataille de la RC4.
      Tôi còn có thể đưa thêm nhiều thí dụ khác nữa cho bác thấy rõ hơn chuyện này.

      Chuyên gia quân sự phương Tây dành danh từ Chiến Dịch = Operation, cho những cụôc hành quân rất lớn. Chẳng hạn Đổ bộ ở Normandie giải phóng Âu châu vào 06/06/1944.

      wikipedia
      Operation Overlord was the code name for the Battle of Normandy, the Allied operation that launched the successful invasion of German-occupied western Europe during World War II. The operation commenced on 6 June 1944 with the Normandy landings (Operation Neptune, commonly known as D-Day). A 1,200-plane airborne assault preceded an amphibious assault involving more than 5,000 vessels. Nearly 160,000 troops crossed the English Channel on 6 June, and more than three million allied troops were in France by the end of August.

      Dù sao cũng cám ơn bác tích cực tham gia để có cái nhìn của phía bên kia.

      LMC

  7. Nguyễn Thế Viên says:

    Hạ Lào Lam Sơn 719 & toàn bộ cuộc chiến VN
    Không có kiến thức về quân sự, tôi có ý kiến khái lược cuả một người dân VNCH về chiến dịch Hạ Lào Lam Sơn 719:
    Mục tiêu cuả chiến dịch là đúng(cắt đường tiếp tế cuả CSBV), nhưng thực hiện tồi đã gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến QLVNCH và toàn bộ cuộc chiến. Biết bao chiến sĩ tinh nhuệ cuả QĐ VNCH đã hy sinh. Đây là sứt mẻ to lớn không thể bù đắp cho QLVNCH. Đặc biệt chúng ta mất nhiều SQ cấp uý và tá dày dạn chiến trường mà khó có thể đào tạo lại được trong thời gian ngắn!!!
    Tôi có nghi vấn:
    - Tại sao biết KH đã bị lộ mà không sưả đổi KH mà vẫn tiếp tục đưa quân vào chỗ chết?
    - “Tình báo Mỹ cho tin trật lất” là vô tình hay cố ý cuả người Mỹ hòng làm suy yếu QĐVNCH.
    - Chẳng lẽ vị Tổng Thống kiêm TTL và các tướng cuả ta ngu đến độ không biết “Điạ thế Hạ Lào không thích hợp cho thiết giáp”, “c/c hoả lực và trực thăng không hữu hiệu vì đại bác 130 ly cuả BV bắn xa hơn đại bác 105, 155 ly cuả VNCH”….
    Tôi cho rằng ông Thiệu đã hể hả ăn mừng “chiến thắng Lam Sơn 719″ vì mục đích cuả ông ta đã đạt: “làm suy yếu QLVNCH”. Sau đó là việc tiêu diệt QLVNCH bằng lệnh tan hang quái gở năm 1975!
    Tôi mong rằng suy nghĩ trên đây cuả tôi không đúng, nhưng sự kiện hiển nhiên khiến tôi không thể nào không nghĩ như vậy. Phải chăng có một sự liên quan nào đó cuả các sự kiện:
    - Đảo chánh giết hại người yêu nước khi người này chỉ muốn nhận trợ giúp chớ không muốn lệ thuộc (Tôi không phủ nhận TT NĐD có nhiều khuyết điểm, nhưng tôi kính trọng lòng yêu nước, đạo đức và tầm nhìn cuả ông).
    - Làm suy yếu và tan rã QLVNCH.
    - 30/4/1975.
    Xin hiểu là tôi nêu ra những ấm ức trong lòng như trên chỉ vì còn nhiều người vẫn chưa rõ ràng với chính mình trong việc lẫn lộn người yêu nước và kẻ hại nước. Điều này ảnh hưởng đến chính nghiã dân tộc không phải chỉ trong quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai!
    Nguyễn Thế Viên

    • Lại Mạnh Cường says:

      Bác Viên mến,

      Bác quên rằng Thiệu rất chuyên quyền, lấn áp luôn đai tướng Cao Văn Viên, khiến ông Viền buồn chán, muốn về hưu. Thiệu không cho, bắt ngồi làm vì, nên ông Viên bỏ đi học đại học !
      Chính Thiệu hạ lệnh tấn công T+ ở hải chiến Hoàng Sa, trong khi lực lượng đặc nhiệm còn yếu, nếu không gọi là “què quặt” (hộ tống hạm HQ-10 liệt một máy), nên mới xung trận đã bị loai ngay khỏi vòng chiến, ảnh hưởng đến HQ-16 ít nhiều.
      Cũng chính Thiệu hạ lệnh rút lui chiến thuật đẻ tái phối trí ở Tây Nguyên. Kết quả ra sao ai cũng rõ.

      Ông phó thủ tướng Nguyễn Lưu Viên đã viết tường thuật là, khi ngồi họp nội các với thủ tướng Trần Thiện Khiêm, đã hỏi nhỏ Khiêm chuyện này.
      Khiêm trả lời đại khái: Moi không biết, chinh lủy ra lệnh không bàn bạc gì hết với moi !

      Thiệu độc tài độc đoán, ham quyền lực, cho lập đảng Dân Chủ, chủ yếu nhắm vào phía quân đội, cho nên dãn đến thua nhanh, thua cạn láng thật đau lòng :-( !
      Bởi thế mới có tin đồn Thiệu là gốc Chàm, nay báo oán dân Việt. Và bác mới tin rằng Thiệu hả hê sung sướng phá nát cơ đồ VNCH.

      Tôi muốn nhấn mạnh, CĂN BỆNH ĐỘC TÀI dưới mọi dạng thức (gia đình trị và quân phiệt) dã làm hỏng đại sự.
      Đám tướng tá sau khi lật Diệm “ăn hại đái nát”, chuyên tranh giành quyền lực, tham nhũng hối lộ tùm lum, làm tan nát hết mọi nỗ lực chống Cộng của quân dân ta.
      Bởi thế tôi căm giận bọn nó hết sức và cần vạch mặt chỉ tên đích danh thủ phạm. Chúng đâm sau lưng chiến sĩ, sống trên lưng đồng bào, cho nên Mỹ bỏ rơi và VNCH mất vào tay CS thật chua sót :-( !

      LMC

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa Lại Mạnh Cường,
        Tôi chia sẻ với anh nỗi căm hận đó!
        Nguyễn Thế Viên

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        ” …Bởi thế mới có tin đồn Thiệu là gốc Chàm, nay báo oán dân Việt “….

        Wao… !

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      “Tôi cho rằng ông Thiệu đã hể hả ăn mừng “chiến thắng Lam Sơn 719″ vì mục đích cuả ông ta đã đạt: “làm suy yếu QLVNCH”. Sau đó là việc tiêu diệt QLVNCH bằng lệnh tan hang quái gở năm 1975! “- Nguyễn Thế Viên

      Wao ….!

  8. Lại Mạnh Cường says:

    Dear Huỳnh và Nguyễn Thế Viên,

    Cám ơn Huỳnh đã sửa lại cho đúng năm cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào năm 1971. Tôi cũng đã viết rõ trong trận Khe Sanh, Mỹ thắng chiến thuật thua chiến lược, giữ vững được Khe Sanh, nhưng dưới áp lực của Cộng quân nên phải bỏ căn cứ này dù họ đã hạ quyết tâm trụ lại để cắt ngang cái yết hầu của con đường mòn Hồ Chí Minh từ Đồng Hới tránh khu phi chiến đổi hướng sang Lào, rồi đổ trở lại miền Nam ở Quảng Trị, theo đường quốc lộ 9.

    Tuy nhiên cái giá mà quân Bắc Việt và bộ đội địa phương quá đắt, cho nên đúng như Lamson 72 nhận xét binh tướng hao tổn quá khiến giảm sức chiến đấu trong một thời gian.
    Thêm vào đó chiến dịch đánh Cổ thành Quảng Trị 1972 cũng ác liệt, còn hơn thế nữa, đôi bên thiệt hại nhân mạng rất nhiều.

    Đáng buồn nhất là sau bao chém giết ấy, VN vẫn không dân chủ tự do, vẫn lệ thuộc ngoại bang …

    Tôi tặng hai bạn LỜI NGƯỜI Ở LẠI, thơ Trần Trung Đạo, diễn ngâm Tôn Nữ Lệ Ba.
    http://www.youtube.com/watch?v=xotq7BNm0I4

    Tôi trộm nghĩ, phía cán binh CS thế nào cũng có những bài thơ đầy tình người như thế

    LMC

  9. Lamson72 says:

    Hùng cưng thương của Qua,

    Cưng giống như là một con khỉ Truờng Sơn bị nhồi sọ . Đảng ta nhét cái gì vô đầu là sủa ngay không cần biết đúng hay sai . Cưng xúi Qua dựa cột mà nghe . Khà khà khà . Tếu quá . Qua đây mắc cười muốn đứt kẻ bàng quang .

    Không biết vì “sự cố cố sự ” gì mà đoạn qua viết lại lên trật lất “…. Phần lớn quân nhu, quân dụng , đạn dược, vủ khí vào bằng con đường mòn hồ chí râu . Cho tới khi Vua Sihanouk thân cộng ngu muội bị lật đổ (1970) thì con đường Trường Sơn mới là con đường tiếp vận tiếp liệu chiến lược ….” Đọc khó hiễu quá phải không . Vô lý quá hả cưng . Đúng ra là ” …Phần lớn quân nhu, quân dụng , đạn dược, vủ khí vào hải cảng Sihanouk Ville (90%) Cho tới khi Vua Sihanouk thân cộng ngu muội bị lật đổ (1970) thì con đường Trường Sơn mới là con đường tiếp vận tiếp liệu chiến lược ..”

    Để Qua luận cho cưng nghe về chuyện chết nhiều chết ít , thắng thua ở Lamson71 . Đúng ra QLVNCH phải thảm bại tại Hạ Lào vì những lý do sau đây:

    - Kế hoạch hành quân bị lộ
    -Tình báo Mỹ cho tin trật lất cho nên 16 ngàn quân VNCH đi tấn công 40 ngàn quân Bắc Việt xâm lược
    -Địa thế Hạ Lào không thích hợp cho thiết giáp
    - Căn cứ hỏa lực và trực thăng vận không còn hữu hiệu khi đại bác 130 ly của Bắc Việt bắn xa hơn đại bác 105 và 155 ly của VNCH . Cho nên không phản pháo được, các căn cứ hỏa lực (CCHL) Ranger North và South, đồi 30 và 31 đã bị pháo tơi bời .

    Theo Tướng Westmoreland , Tư lệnh Quân đội Mỹ ở VN, cần 4 sư đoàn Mỹ để hành quân Hạ Lào tức là 60 ngàn quân Mỹ . Trong khi QLVNCH chỉ có 16 ngàn quân thôi . Hơn 20 ngàn quân Bắc Việt trừ bị tại Quảng Bình đã nhanh chóng vào Hạ Lào khi biết chắc QLVNCH không Bắc tiến . Cho nên các căn cứ hỏa lực Ranger North and South, Đồi 30, đồi 31 được trấn đóng 1 Tiểu đoàn cho mỗi căn cứ HL đã không chịu nổi sự tấn công cường tập mảnh liệt của hơn 20 ngàn quân Bắc Việt dùng chiến thuật biển người cố hữu nên đã phải di tản (trừ CCHL 31 chỉ có 2 đại đội thuộc Tiểu Đoàn 3 Nhảy dù trấn đóng . Sau nhiều ngày chống cự đã thất thủ và Đại Tá Nguyễn Văn Thọ LD Trưởng bị bắt sống .

    Các tướng lảnh vườn Bắc Việt chỉ có mỗi chiến thuật biển người học của thầy là Tàu cộng nên nướng quân quá nhiều . Khi QLVNCH rút quân về nước vì không thể tiếp tục chiến đấu khi phương tiện tiếp tế tản thương đã không thể thực hiện được vì phòng không Bắc Việt quá nhiều từ 12 ly 8 đến 14ly5 rồi 37 ly và thứ dữ là 57 ly mới toanh mà Liên Xô vừa viện trợ . Cho nên phải rút quân . Hành quân rút lui là khó nhất ít khi thành công (90% là banh xà rông ) . Thế mà QLVNCH rút quân an toàn về nước . Tại sao ? Tại vì quân Bắc Việt bị thiệt hại trầm trọng vì bị B52 vì nướng quân bằng chiến thuật biển người . Không còn khả năng truy kích . Thậm chí cả một năm trời mặt trận Trị Thiên vẫn yên tỉnh đến mùa hè đỏ lửa 1972 . Cho nên mặc dù chiến dịch Lamson719 chỉ thực hiện giữa chừng nhưng đã gây cho quân Bắc Việt những tổn thất đáng kể . Chỉ là một trận đánh ai rảnh mà luận thắbg hay thua . Nhờ lamson719 mà VNCH được yên ổn một năm trời . Đó là kỳ công đấy cưng .

    Hải quân VC chỉ toàn là ghe không mà nói chuyện đường mòn hồ chí minh trên biển , tức cười quá . Vận chuyển vủ khí đạn dược quân trang quân dụng là do Hải quân Tàu cộng chở đến Sihanouk Ville . Vua ngu Sihanouk lấy 15% trên tổng số hàng đấy . VC phải chấp nhận vì no choice .Chứ hạm đội ghe của VC thì chỉ mang những thương binh VC đem chôn sống ở Biển Đông . Big talk chi cưng .

    Dẫn chứng bằng mấy cái link wikipedia tội nghiệp quá . Phe ta viết không đấy . Toàn là láo là bịp không đấy . Cả thế giới đều biết đấy .
    Không biết thì dựa cột mà nghe hả ? Nghe VC có ngày bán lúa giống . Khà khà khà . Đừng nghe những gì VC nói Khà khà khà

    Thương cưng quá Hung ui !!!

  10. Thắc-Mắc says:

    Bài chủ là bản dịch của THT từ tác-giả Thomas E. Ricks, dựa trên cuốn sách … của Gregg Jones. Với THT thì không gì đáng nói, vì chỉ là người dịch. Tuy nhiên, về trận Khe-Sanh cũng có nhiều bài viết rất khách-quan-tính để từ đó chúng ta thấy răng 5 điểm mà Ricks đề ra, cũng không có gì lạ. Mỗi một điểm lẽ ra có thể được phân-tích, có thể bị phê-bình gay-gắt vì ý-tưởng quá ấu-trĩ. Tôi đã có ý-định phô-bày từng điểm, nhưng biết rằng còn nhiều người đáng bậc thầy, chưa xuất đầu lộ diện, thì thật xấu-hổ vì múa rìu qua mắt thợ nếu tôi đưa ra ý-kiến của mình. Muốn cho ý-kiến thật chính-xác, trước hết hãy tìm-kiếm nhiều tài-liệu liên-quan đứng-đắn và có giá-trị. Nếu có thể, tìm hỏi những người hoặc có liên-quan, biết rõ trận đánh, và tốt hơn hết, hỏi những người đã tham-dự trận đánh. Tuy vậy còn tùy đối-tượng.. Có người chỉ giúp chúng ta biết về trận đánh trên mặt chiến-thuật. Vậy, có thể có những người không trực-tiếp dự trận đánh, nhưng có theo-dõi, có những dữ-kiện về trận đánh giúp chúng ta hiểu về mặt chiến-lược.
    Cả hai loại người trên không thiếu hiện nay, nhất là tại Mỹ. Tôi chỉ đơn-cử một người – chắc còn sống..
    Tôi muốn nói về tướng Vũ Văn Giai. Chắc-chắn vị tướng này nắm vững tình-hình trận đánh Khe-Sanh 1968. Trước đó 4 năm, vào 1964, khi vị tướng này còn mang cấp-bậc Đại-úy, làm trưởng-trại Lực-Lượng Đặc-Biệt (tương-đương một tiểu-đoàn), đóng tại căn-cứ Phạm Tất Khắc ( đồn Pháp đóng cũ – Old French Fort ). Bấy giờ người viết phản-hồi này được phái đến làm việc với ông ấy, nhưng it tháng sau, tôi lên Trung-úy, nhận nhiệm-vụ mới ( chỉ-huy hơn một tiểu-đoàn [ 5 đại-đội] hành-quân biên-giới, thám-sát và phục-kích các đoàn vận-tải Cộng-sản). Dĩ nhiên tôi biết rõ địa-thế Khe-Sanh, và Đại-úy [bấy giờ] VVG cũng vậy. Vào 1968, trại LLĐB (khoảng 1 tiểu-đoàn) dời lên đóng ở làng Vei – TQLC Mỹ lập căn-cứ tại phi-trường Khe-Sanh (sát các trang-trại cà-phê, hồng, cam, v.v…của người Pháp). Có lẽ thời-điểm này tướng Giai (chưa lên tướng), làm việc tại SĐ 1 VN, nắm vững tình-hình chiến-trận Khe-Sanh, và it năm sau ông lên tướng, làm tư-lệnh SĐ3, có trách-nhiệm vùng hỏa-tuyến – kể cả quận Hướng-Hóa, mà Khe-Sanh là một thị-trấn của quận này. Và còn it nhiều người khác, có sự hiểu-biết cao-sâu về quân-sự, chiến-thuật cũng như chiến-lược, nhưng tiếc thay, suốt bao năm qua theo-dõi trên diễn-đàn này, tôi chưa hề đọc được những ý-kiến của họ. Họ là đàn anh của tôi, nhưng bây giờ im tiếng. Tôi thông-cảm cho họ. Và tuổi cũng đã già, họ muốn chôn-chặt quá-khứ, mặc khen-chê. ” Triều đả không thành tịch-mịch hồi “.

Leave a Reply to Thắc-Mắc