WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phan Ba: Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Hệ thống triều cống hiện đại của Trung Quốc

Cả một thời gian dài, Thụy Lệ là một nơi chốn đầy tội lỗi ở biên giới giữa Trung Quốc và Myanmar. Một chốn mại dâm và nơi trú ẩn của giới mua bán ma túy. Người nhiễm HIV sống vật vờ. Không có người nước ngoài nào tới đây, dân du lịch ba lô cũng không.

Myanmar-Trung Quốc ở Ruili/Thụy Lệ

Myanmar-Trung Quốc ở Ruili/Thụy Lệ

Ngày nay, ở đó có những con đường được trồng dừa hai bên, khách sạn năm sao, sân golf và cửa hàng Armani cũng như Gucci thật. Bất động sản trong thành phố 110.000 dân này có giá gần bằng trong các thành phố lớn như Bắc Kinh hay Thượng Hải.

Hiện nay, Thụy Lệ đã trở thành một trung tâm giữa Trung Quốc và Myanmar. Từ ở đây, người Trung Quốc thâm nhập – về kinh tế – ngày càng sâu vào trong Myanmar. Giờ Bắc Kinh đã thống trị ở miền Bắc của đất nước này rồi. Người Trung Quốc đặt dấu ấn và chi phối hình ảnh đường sá trong nhiều thành phố. Cùng một hình ảnh đó trong thủ đô Lào Vientiane hay trong thủ đô Campuchia Phnom Penh.

Myanmar, Lào, Campuchia – trong những nước này, sự hiện diện của Trung Quốc là rõ ràng nhất. Nhưng cả trong phần còn lại của Đông Nam Á, sự xuất hiện của Trung Quốc cũng để lại dấu vết. Tất cả mười quốc gia Đông Nam Á tạo thành liên minh các quốc gia ASEAN hiện giờ gắn kết rất chặt chẽ với Trung Quốc về kinh tế. Đối với tất cả, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng nhất.

Nữ chuyên gia Trung Quốc Susan Shirk nói: “Trung Quốc nhìn Đông Nam Á như là vùng ảnh hưởng truyền thống của họ.” Trong đó, bà cũng nhìn thấy những điều tương tự với hệ thống triều cống của vương quốc các hoàng đế Trung Hoa ngày xưa. Thời đó, Bắc Kinh thống trị đã vạch những vòng tròn đồng tâm quanh vương quốc ở giữa. Quy định trong đó: càng gần Trung Quốc thì càng phải triều cống.

Ngày nay, sự lệ thuộc tinh vi hơn. Không ai còn phải tới khấu đầu công khai ở Bắc Kinh nữa. Ngày nay, người Trung Quốc thích ký kết hiệp định hơn. Ví dụ như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Trung Quốc và mười quốc gia ASEAN. Vào ngày 1 tháng Giêng 2010, hiệp định về ASEAN-China Free Trade Area (ACFTA) bắt đầu có hiệu lực. Đó là vùng thương mại tự do lớn nhất thế giới với gần hai tỉ người.

Trong ACFTA, 90% tất cả hàng hóa có thể đi qua biên giới mà không cần phải đóng thuế. Mười phần trăm còn lại chỉ phải đóng thuế rất ít. Lần bãi bỏ các hàng rào thuế quan này đã đẩy mạnh thương mại giữa Trung QUốc và các quốc gia ASEAN. Ngay từ 2011, thương mại giữa hai bên đã vượt 400 tỉ dollar. Con số này lớn hơn thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Và trao đổi hàng hóa chắc chắn sẽ còn tăng lên thêm  nữa, nếu như các điều kiện tiếp vận cho việc này được tạo thành, tức là kết nối giao thông tốt hơn giữa Trung Quốc và Đông Nam Á. Vì vậy mà Trung Quốc đã có kế hoạch cho những dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ, để gắn các quốc gia này chặt hơn nữa vào họ.

Như có kế hoạch cho một tuyến đường sắt xuyên suốt từ Trung Quốc qua Lào và Thái Lan cho tới Singapore. Các con tàu dự định sẽ lao qua những cánh đồng lúa với 250 km/h. Người ta đã bắt đầu xây nhiều đoạn. Ở Trung Quốc đã xây cho tới biên giới Lào, từ Bangkok cũng đã tới biên giới Lào. Chỉ ở Lào là các tín hiệu vẫn còn đỏ. Chính phủ đã ngưng công cuộc xây dựng. Người Trung Quốc yêu cầu cả đất đai ở hai bên của tuyến đường 480 kilômét xuyên qua Lào. Nông dân Lào chống lại điều đó – và chính phủ nghe theo lời họ.

Các con đường cao tốc đầu tiên cũng đã thành hình rồi. Hiện giờ, một con đường cao tốc từ Côn Minh, thủ phủ đang phát đạt của tỉnh Vân Nam Trung Quốc, về tới thủ đô Việt Nam Hà Nội. Thời gian đi được rút ngắn từ ba ngày xuống còn chưa tới một ngày.

Vì các quốc gia láng giềng của Trung Quốc không có khả năng gánh vác phí tổn cho những dự án nhiều tham vọng như thế nên Trung Quốc đã hào phóng tuyên bố rằng họ sẽ chi trả một phần lớn cho các dự án này.

Người ta tạo sự lệ thuộc như thế đó – cũng như ở Nga và Trung Á. Người Trung Quốc tuy không xây đường sá tới đó, nhưng xây đường ống dẫn dầu.

Wolfgang Hirn

Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

2 Phản hồi cho “Phan Ba: Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Hệ thống triều cống hiện đại của Trung Quốc”

  1. VC : Tay sai đế quốc Tàu cộng says:

    Nguyễn Trọng Vĩnh -thiếu tướng, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc : …Xây dựng tuyến đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội là chuốc họa.

    Tôi rất tâm dắc với suy nghĩ của bạn Hoàng Mai về con đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội, cho rằng: “Mục đích trước mắt của tuyến đường này là để hàng hóa TQ xâm nhập Việt Nam một cách nhanh hơn, rẻ hơn, qua đó nhằm bóp chết nền sản xuất của Việt Nam, cũng là để vơ vết tài nguyên của Việt Nam một cách nhanh hơn…”.

    Tôi nghĩ, đến một thời cơ nào đó, TQ xuất quân đánh ta thì chính con đường cao tốc này cho phép bộ đội cơ giới của họ tiến rất nhanh đến Hà Nội. Từ xưa đến nay, các thế hệ cầm quyền TQ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ thôn tính nước ta và tiến xuống bá chiếm Đông Nam Á.

    (“Chẳng phải là mất nước từng phần là gì?” )

  2. MÂY NGÀN says:

    CẦN NHÌN VÀO THỰC TẾ CỦA TRUNG QUỐC

    TQ từ khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền đã thành địa ngục của gần 800 triệu người TQ. Trong địa ngục đó không ai dám nói hay làm điều gì ngược lại với đám cầm quyền. Nhờ vậy đám cầm quyền cứ luôn vững mạnh, khống chế được tất cả. Chính sách đấu tố dã man, chính sách cải cách ruộng đất ngu xuẩn, tính cách áp chế đè đầu người TQ của tập đoàn cầm quyền chính họ Mao thực chất đã biến xã hội TQ thành địa ngục chỉ có sắt và máu, cùng bao nỗi than oán ngầm mà không hề dám nói ra thành lời. Xã hội người trở thành xã hội chó sói và rắn rít với nhau, bởi hệ thống độc tài đảng trị, hệ thống tuyên truyền bịp bợm, dối gạt để làm cho họ Mao trở thành ác thần chí tôn cai quản tất cả. Mao đã dựa vào học thuyết Mác để phỉnh gạt nhân dân Trung hoa, lợi dụng học thuyết sai trái này để củng cố quyền lực cá nhân ích kỷ của mình. Do vậy từ thời Mao lên cầm quyền cho tới khi bè lũ Giang Thanh lộng hành, cả nước TQ nát bét, bị kéo lùi rất xa so với nền văn minh phát triển trên toàn thế giới, song vẫn được ĐCS Trung Quốc sơn phết giả dối như một thiên đường xã hội ưu việt. Trong tính cách đó, Lâm Bưu là một tướng lãnh cao cấp đã muốn diệt Mao nhưng thất bại vì âm mưu bại lộ, bị giết vì máy bay chở LB bị bắn hạ. Có điều một thời gian dài sắp xếp diệt Mao, LB đã phải sử dụng khổ nhục kế, đi đâu cũng kè kè cuốn sách đỏ của Mao giơ cao lên nhằm chứng tỏ ta là người sung bái Mao nhất. Một xã hội giả dối đến mức đó quả là xã hội tội ác, và chính Mao là kẻ làm ra xã hội tội ác đó.
    Song sau giai đoạn bè lũ bốn tên của Giang Thanh, vợ bé của Mao, bị khống chế được, Đặng Tiểu Bình khi đó là người đang bị thất sũng, đã ngoi lên được để cầm quyền chính, từ đó nước TQ thoát ra khỏi học thuyết Mác Lê Mao tệ hại về kinh tế xã hội nhất, để trở thành nền kinh tế thị trường kiểu tư bản chủ nghĩa phôi thai, nhưng đảng CS của Mao vẫn tiếp tục nắm quyền chính trị như là chóp bu quyền lực. Do vậy dù bao sai lầm tệ hại đối với đất nước mình, ảnh của Mao vẫn cứ chễm chệ ở Thiên An Môn coi như thần tượng muôn đời cho cuộc cách mạng mang danh nông dân vô sản đã ban đầu được Mao lèo lái. Sau biến cố Thiên An Môn của sinh viên thất bại, nhà cầm quyền TQ càng đi sâu vào cải cách và phát triển kinh tế, đó là kết quả của các thế lực và thực lực nói chung của họ ngày nay.
    Bây giờ thì rõ ràng nước TQ từ lâu hoàn toàn không còn là nước CS theo lý thuyết Mác Lê Mao nữa, nó đã thành từ nước tư bản phôi thái mới để phát triển lên. Mọi người không phủ nhận mọi thành quả của nó sau khi thay đổi về nền kinh tế thị trường để làm cho kinh tế phát triển mạnh lên. Tuy nhiên não trạng chính trị của toàn dân TQ và đám cầm quyền lãnh đạo TQ vẫn là não trạng lạc hậu không hề theo kịp được các mức độ phát triển trên toàn thế giới. Hiện thời nó vẫn là sự rơi rớt của não trạng phong kiến thời xưa còn sót lại, cộng thêm não trạng độc tài toàn trị kiểu Mác Lê Mao, khiến toàn bộ quyền hành vẫn cứ nằm trong tay ĐCS của TQ là đảng duy nhất cầm quyền, hoàn toàn tự quyết định mọi việc bất chấp toàn dân, cho dầu nền kinh tế được thả lỏng tự do để cho phát triển.
    Do vậy, khi nền kinh tế, nền quốc phòng đã được phát triển lên rồi như hiện nay, tính cách bá quyền của TQ từ ngàn xưa đã hoàn toàn trở lại. Đám quyền hành ĐCS TQ vẫn coi như mình là xếp sòng các đảng CS đàn em còn lại trong vùng chung quanh TQ, coi nước TQ phải là nước chủ tể đang lên mới và các nước nhỏ khác chung quanh phải trở lại tình trạng chư hầu như kiểu ngày xưa nhưng theo các cách thức mới mẽ, hiện đại, tinh vi, tế nhị hơn.
    Nói tóm, học thuyết Mác từ khi mang áp dụng ở Nga 1917 đến nay, nó không hề làm thay đổi con người, làm thay đổi xã hội bị nó khống chế về mặt nhân văn hay văn hóa gì hết, nó chỉ làm trì trệ, đình đốn, kéo lùi xã hội và con người xuống nhiều mặt. Nên bây giờ tuy Liên Xô và khối XHCN đã sụp đổ và hoàn toàn biến mất rồi, song TQ lại vẫn còn đó. Và nó còn đó với não trạng phong kiến, đế quốc thời xưa chẳng khác mấy. Đó chính là ý nghĩa tại sao TQ đã đánh chiếm Hoàng Sa, và một phần Trường Sa của VN, và hiện nay họ đang đóng giàn khoan khổng lồ của họ vào thềm lục địa VN coi như là bước đầu và bước cơ bản nhất để tiếp tục tiến hành lấn chiếm toàn bộ biển Đông theo ý niệm đường Lưỡi bò sai trái và ngang ngược của họ.

    SÓNG NGÀN
    (16/6/14)

Phản hồi