WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

UPR: Việt Nam bác bỏ 45 khuyến nghị nhân quyền

Geneva, 20/6/2014 – Vào 15h45 giờ địa phương (tức 20h30 giờ Hà Nội) ngày 20/6/2014, phiên họp toàn thể của UNHRC để thông qua bản báo cáo UPR của Việt Nam bắt đầu tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Việt Nam chấp thuận 182 trên tổng số 227 khuyến nghị của các nước về cải thiện nhân quyền. Dưới đây là tường thuật chi tiết và nhận định của Phái đoàn dân sự độc lập vận động cho nhân quyền Việt Nam về phiên thảo luận này.

Như VietnamUPR đã thông báo, tại phiên họp này, các tổ chức dân sự sẽ không còn hoạt động bên lề, mà được tham gia chính thức vào cuộc họp và phát biểu với tư cách là “bên liên quan”. Cho nên, có thể coi đây là một cơ hội vô cùng hiếm hoi cho khối xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam lên tiếng về tình hình nhân quyền nước mình.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Tuy nhiên, do có quá nhiều tổ chức đăng ký phát biểu mà thời gian thì có hạn, nên việc xuất hiện tại diễn đàn quốc tế này là điều mà đến tận khi cuộc họp diễn ra, vẫn không ai dám chắc. Phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách phát biểu. Trên nguyên tắc, nếu có tổ chức nào xếp thứ tự trước mà bỏ cuộc, thì các tổ chức sau sẽ có thêm cơ hội.

Ngoài Việt Nam, phiên họp toàn thể của UNHRC cũng nhằm thông qua báo cáo UPR của ba quốc gia khác (trước Việt Nam), là Eritrea, Cyprus (CH Síp), CH Dominica. Phần thảo luận về Việt Nam tiến hành sau cùng.

Quan điểm của Chính phủ Việt Nam: bác bỏ 45 khuyến nghị

Mở đầu phần họp, ông Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Văn phòng Liên Hợp Quốc ở Geneva, thông báo Chính phủ Việt Nam đã thành lập Nhóm Làm việc liên bộ để “nghiêm túc và khẩn trương” xem xét các bình luận và khuyến nghị từ các nước cho Việt Nam tại phiên điều trần UPR lần trước (5/2/2014). Tổng cộng, Việt Nam chấp thuận 182 khuyến nghị, và điều đó “là biểu hiện sống động nhất cho việc Việt Nam nghiêm túc, cởi mở và quyết tâm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” – ông Thành khẳng định.

Vị đại diện Chính phủ Việt Nam cũng phát biểu rằng, các khuyến nghị còn lại (45) bị bác bỏ là do “không phù hợp với đặc thù lịch sử, xã hội và văn hóa của Việt Nam, hoặc do dựa trên những thông tin sai lệch về Việt Nam”.

Phái đoàn dân sự độc lập đối chiếu và nhận thấy trong số khuyến nghị bị bác bỏ, có những khuyến nghị về việc “thông qua các biện pháp để chấm dứt việc truy bắt những người biểu tình ôn hòa” (số 226, Hy Lạp), “tăng cường sự tham gia chính trị bình đẳng cho công dân của mình, bao gồm tiến hành các bước hướng đến dân chủ đa đảng” (số 177, CH Séc), ngoài ra là các khuyến nghị liên quan đến việc tiến tới xóa bỏ án tử hình, và phê chuẩn các nghị định thư tùy chọn (optional protocol) của một số công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký. Chẳng hạn, hai nghị định thư tùy chọn của Công ước Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) về việc xóa bỏ án tử hình và cơ chế khiếu nại về nhân quyền đều chưa được Việt Nam phê chuẩn.

(45 khuyến nghị bị bác là các khuyến nghị số 5, 6, 7, 8, 15, 16, 27, 30, 40, 41, 42, 71, 72, 73, 91, 93, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113, 115, 116, 117, 118, 136, 151, 152, 160, 176, 177, 226. Xem Danh sách 227 khuyến nghị).

Tiếp tục được ngợi khen vì thành tích “xóa đói giảm nghèo”

Sau bài trình bày của ông Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đến phần phát biểu của các quốc gia và tổ chức liên chính phủ, lần lượt là: CH Hồi giáo Iran, CHDCND Lào, Malaysia, Morocco (Ma-rốc), Myanmar, Nigeria, Pakistan, Philippines, Nga, Senegal, Singapore, Sri Lanka, Sudan, Thái Lan, Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Uzebekistan. Ngoài ra, do UAE vắng mặt, nên Mỹ lọt được vào danh sách. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng tham gia trong phần này.

Blogger Phạm Lê Vương Các (Cùi Các) nhận xét: “Tôi nghĩ là có một sự can thiệp, vận động trước nào đó từ phía Việt Nam. Có thể thấy rằng đa số các quốc gia được chọn phát biểu đều là các nước có thành tích nhân quyền tệ hại không kém gì Việt Nam, và đều thân thiện với Việt Nam”.

Phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam đang theo dõi diễn biến phiên họp. Từ trái qua: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật gia Trịnh Hữu Long và blogger Phạm Lê Vương Các.

Phái đoàn xã hội dân sự Việt Nam đang theo dõi diễn biến phiên họp. Từ trái qua: Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật gia Trịnh Hữu Long và blogger Phạm Lê Vương Các.

 

Nhìn chung, các nước này ghi nhận và hoan nghênh những tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam, bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ đạt ngày càng nhiều thành tựu hơn nữa. Họ viện dẫn các vấn đề ít gây tranh cãi như quyền trẻ em, quyền phụ nữ, thành tựu xóa đói giảm nghèo và thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, để biểu dương và đánh giá cao Việt Nam. Chỉ duy nhất phái đoàn Mỹ, lọt được vào danh sách nhờ UAE bỏ phát biểu, vẫn nhắc lại khuyến nghị Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, lần này bổ sung thêm Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy.

Đại diện Mỹ cũng khẳng định các điều luật về an ninh quốc gia đang được sử dụng để hạn chế nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có việc hạn chế hoạt động công đoàn, hạn chế việc sử dụng internet thông qua nghị định 72 và yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm đang bị giam giữ.

HRW và AI: Yêu cầu Việt Nam sửa Bộ luật Hình sự

Tiếp sau phần phát biểu của các quốc gia và tổ chức của Liên Hợp Quốc, tới đại diện các NGO, tức các tổ chức nhân quyền quốc tế và khối xã hội dân sự ở Việt Nam nêu ý kiến.

Trong số NGO, có tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Right Watch – HRW), Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI), Hiệp hội người đồng tính nam và nữ Quốc tế (International Lesbian and Gay Association), Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người (Agir Ensemble pour les Droits de l’Homme), Giám sát Liên Hợp Quốc (United Nations Watch)…

Đáng chú ý là còn có sự tham gia của một NGO “của Chính phủ” là Hiệp hội Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

HRW và AI bày tỏ quan ngại về các trường hợp tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi, Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba Sàm), Nguyễn Thị Minh Thúy…, đồng thời thúc giục Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự cho phù hợp với Công ước Quốc tế các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).

Do thời gian còn quá ít và phải xếp thứ 12 trong danh sách, Phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam phải chuyển bài phát biểu của mình sang cuộc Thảo luận Chung về UPR vào hôm thứ hai, 23/6. Nội dung bài phát biểu của Phái đoàn, dự kiến trình bày trong 2 phút, sẽ được đưa lên trang web VietnamUPR.com để bạn đọc tiện theo dõi.

Vào phần cuối của phiên họp, bản báo cáo đầu ra của chu kỳ kiểm điểm lần này đã được thông qua mà không có quốc gia nào phản đối.

@VietnamUPR

3 Phản hồi cho “UPR: Việt Nam bác bỏ 45 khuyến nghị nhân quyền”

  1. Trực Ngôn says:

    Wow. Như vậy là CSVN đã “chấp thuận” tới 80% cải thiện nhân quyền. Nhưng theo ông Đặng Xướng Hùng, người đã từng giữ chức vụ Lãnh Sự VN tại Genève (đã xin tỵ nạn) thì “Chỉ là mặc cả chính trị trước sức ép”. VC thường nói và làm khác nhau.

    Lần này VC cũng chỉ hứa, giữa hứa và hành động là hai việc khác nhau. Nhưng theo ông Hùng thì hi vọng kỳ này, (chỉ là hi vọng thôi) họ giữ thể diện quốc gia để thực hiện những điều đã hứa!

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2014/06/140620_dangxuonghung_reaction.shtml

    Không chửi bới, không chỉ trích hay nghi ngờ, mà hãy cảnh giác!

    Ai đã từng sống với VC thì đều có thể suy đoán được, rồi đây sẽ có những tổ chức dân sự “cò mồi” do nhà nước dựng lên để thao túng và gây bát nháo!

  2. THƯỢNG NGÀN says:

    NHÂN QUYỀN, CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT PHÁP

    Luật pháp đúng nghĩa là để hỗ trợ xã hội, hỗ trợ con người.
    Như vậy cũng có nghĩa luật pháp mà không hỗ trợ con người, không hỗ trợ xã hội, hay đi ngược lại quyền làm người, quyền nhân văn của xã hội là luật pháp chưa đúng nghĩa hay không đúng nghĩa.
    Bởi vì trong xã hội loài người luật pháp được làm ra là để chống sự sai trái của con người, nhằm bảo vệ sự đúng đắn của con người và của xã hội.
    Do đó nếu luật pháp làm ngược lại, tứ cấm đoán, ngăn trở con người làm điều tốt, đó không còn là luật pháp đúng đắn hay chính danh nữa.
    Có nghĩa luật pháp chỉ cấm hay chế tài những hành vi phạm pháp. Hành vi pháp pháp là hành vi phạm an toàn cá nhân, mạng sống cá nhân, quyền hạnh phúc của cá nhân, sự an ninh của xã hội, tức đó đều là những tội phạm về hình sự. Đối tượng của hình sự là sự phi pháp, mà ở đây là sự phi đạo đức, chống lại xã hội, không thể là hành vi đạo đức hay hành vi nhằm cải thiện, làm tốt đẹp hơn cho xã hội.
    Do vậy nhất thiết phải phân biệt ý nghĩa chính trị và ý nghĩa hình sự.
    Hành động phạm pháp hình sự chắc chắn không thể có hành động nào tốt mà còn nguy hại đến xã hội. Bởi vậy mọi chế tài hình sự đối với mọi việc làm ác trong hình sự, do hình sự quy định là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.
    Trong khi đó đối với chính trị sự việc không phải chỉ đơn giản như thế. Tức hành vi chính trị nào đó có thể làm hại cho xã hội mà cũng có thể làm tốt cho xã hội. Nói rõ hơn, hành vi chính trị nào mà cùng bản chất với sự phạm pháp hình sự, tức làm điều ác, điều xấu cho cá nhân hay xã hội, ý nghĩa đó là ý nghĩa phạm pháp hình sự không phải phạm pháp chính trị cho nên mọi sự cấm đoán hay mọi sự chế tài đều cần thiết, hữu lý.
    Ngược lại hành vi chính trị mà do chính kiến, do thiện chí, do mục đích tốt như bài viết thể hiện chính kiến đúng đắn, biểu tình có mục đích tốt, phát ngôn do bức xúc chính đáng v.v… không thể cho đó là phạm pháp vì đồng hóa với việc làm ác trong hình sự.
    Vậy nên Hiến pháp mà đúng đắn không thể đi ngược lại nhân quyền đúng đắn. Hình sự lành mạnh không thể đi ngược lại quyền làm người lành mạnh.
    Nói chung lại, đó mới là chính trị tốt, mới là sự cầm quyền tốt, mới là pháp luật tốt. Nếu không như thế thì hoàn toàn ngược lại.
    Nếu tốt mà bị chủ thể nào đó chống đối, đó là chủ thể đó sai.
    Nhưng nếu không tốt mà bị người ta chống đối, mình lại không biết phục thiện, biết cải thiện, chỉ lo cấm đoán và tìm cách chế tài, chỉ thể hiện ra cái xấu của mình, cái vi phạm nhân quyền chính đáng của mình, đó là điều không ai có thể chấp nhận được. Đó chính là sự độc đài độc đoán chủ quan, tai hại mà không phải ý thức tự do dân chủ khách quan, lành mạnh, ích lợi và tốt đẹp.
    Đấy ý nghĩa của nhân quyền, chính trị và pháp luật là như thế đó.
    Mọi người nào hiểu đúng như trên, chấp nhận như trên tức là đã hiểu và làm tốt nhân quyền, hiểu và làm tốt chính trị, hiểu và làm tốt pháp luật. Bằng nếu không, hay ngược lại, tức là không ra gì và đáng phản đối hay bị coi nhẹ, dù đó là cá nhân, tập thể, hay cả một đảng phái hay một thể chế xã hội nào đó cũng vậy. Và đây cũng chính lả cơ sở để xem xét các khuyến nghị về nhân quyền của LHQ đối với VN hiện nay.

    ĐẠI NGÀN
    (23/6/14)

  3. Khanh H. says:

    Trích :
    “Sau bài trình bày của ông Ng.tr.Thành, thầy mo thuờng trực của bộ lạc Việt Nam tại LHQ là đến phần phát biểu của các bộ lạc và nhóm người nguyên thủy, lần lượt là….
    Nhìn chung, các bộ lạc nầy ghi nhận và hoan nghênh những tiến bộ rừng rú của bộ lạc Việt Nam, bày tỏ mong muốn các tù trưởng VN sẻ đạt ngày càng nhiều v.v…”
    Quả thật, LHQ ngày càng làm nhửng trò trống không ra gì, nói chẳng ai buồn nghe, hửu danh vô thực, hao tốn 1/3 ngân sách đóng góp của Mỹ cho LHQ và hơn nửa đối với đẳng cấp lạc hậu và bẩn thĩu của các bộ lạc da vàng (ngoại trừ Nhật) da nâu, da đen và da đỏ xứng đáng được bị trị, giáo dục và học hỏi thêm bởi các quốc gia da trắng.

Leave a Reply to Trực Ngôn