Ngày hôm qua, 12/11/2012 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bầu ra 18 thành viên mới, trong đó không có Việt Nam.
18 quốc gia mới được bỏ phiếu kin bao gồm: Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela xếp theo thứ tự bảng chữ cái Latin).
HĐNQLHQ với tổng số 47 thành viên là một bộ phận liên quốc gia trực thuộc Liên Hiệp Quốc. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên là 3 năm. Nhiệm vụ của Hội đồng là tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu và giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền cũng như đưa ra các khuyến nghị đối với những vi phạm này.
Thành viên của Hội đồng được phân phối công bằng theo địa lý bao gồm: 13 cho các nước châu Phi, 13 cho các quốc gia châu Á, 8 cho châu Mỹ Latin và vùng biển Caribbean, 7 cho các quốc gia Tây Âu và 6 cho Đông Âu.
Trong thời gian qua, đảng và nhà nước Việt Nam cũng đã ứng cử vào HĐNQLHQ và đã có những vận động rầm rộ qua các hoạt động ngoại giao quốc tế, điển hình là vào khoá họp thứ 21 của HĐNQLHQ, cũng như trên các phương tiện truyền thông của đảng vào nhà nước.
Trong khi đó, trước những hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng và ngày càng gia tăng tại Việt Nam, nhiều tổ chức người Việt – bao gồm Ủy ban Nhân quyền Việt Nam và Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền Việt Nam, Quỹ Tù nhân Lương tâm, Tập hợp Vì Nền Dân Chủ, và Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS - đã đồng ký tên vào một bản lên tiếng phản đối nhà nước cộng sản VN ứng cử vào HĐNQLHQ.
Lời phát biểu của – Bs Nguyễn Đan Quế – đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ có thể nói lên đủ mọi góc cạnh của vấn đề: “Việt Nam không đủ tư cách để ứng cử hay trở thành hội viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Những người ra ứng cử phải đại diện cho những nước có thành tích nhân quyền tương đối tốt để có thể lên tiếng tranh đấu cho những vụ vi phạm nhân quyền ở nước khác. Hiện giờ cả thế giới đều thấy rằng chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG chẳng hạn, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay của những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, hoàn toàn là những sự lên tiếng có tính cách ôn hòa. Chúng tôi muốn lên tiếng để nói cho cả thế giới, cho tất cả các thành viên của Liên hiệp quốc, cho các thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc biết rằng Hà Nội không xứng đáng và không đủ tư cách để ứng cử.”
Trước những phản đối này,
Đài Tiếng nói Việt Nam của đảng và nhà nước lên tiếng:
“Thế nhưng gần đây xuất hiện một số ý kiến cho rằng Việt Nam không đủ tư cách để tham gia cơ quan này. Đây là những luận điệu thiếu căn cứ, cố tình làm sai lệch thực tế khách quan, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong nhiều năm qua mà cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao…
Những nỗ lực trên của Việt Nam đã được Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc công nhận và đánh giá cao trong một báo cáo mà tổ chức này đưa ra vào tháng 6 năm nay.
Uy tín của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người còn được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Cuba, Venezuela và Nga coi cách tiếp cận và việc giải quyết các vấn đề về nhân quyền của Việt Nam là một trường hợp điển hình để các nước khác có thể tham khảo…”
Danh sách 47 thành viên HĐNQLHQ và thời điểm hết nhiệm kỳ:Angola (2013), Austria (2014), Benin (2014), Botswana (2014), Burkina Faso (2014), Chile (2014), Congo (2014), Costa Rica (2014), Czech Republic (2014), Ecuador (2013), Guatemala (2013), India (2014), Indonesia (2014), Italy (2014), Kuwait (2014), Libya (2013), Malaysia (2013), Maldives (2013), Mauritania (2013), Peru (2014), Philippines (2014), Poland (2013), Qatar (2013), Republic of Moldova (2013), Romania (2014), Spain (2013), Switzerland (2013), Thailand (2013), Uganda (2013). Những thành viên mới cho nhiệm kỳ 2013-2015: Argentina, Brazil, Côte d’Ivoire, Estonia, Ethiopia, Gabon, Germany, Ireland, Japan, Kazakhstan, Kenya, Montenegro, Pakistan, Republic of Korea, Sierra Leone, United Arab Emirates, United States và Venezuela.
Tình hình nhân quyền của Việt Nam vốn đã xấu càng trở nên trầm trọng trong những năm qua dưới thời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật xuất thân từ công an. Hàng loạt những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến hay các blogger bị kết những bản án hết sức nặng nề, thậm chí tới 16 năm như trường hợp Trần Huỳnh Duy Thức, 14 năm rưỡi như Điếu Cày (qua 2 lần bị kết án), 10 năm như Tạ Phong Tần. Gần đây nhất là vụ xử tù 2 nhạc sĩ An Bình và Việt Khang chỉ vì những bài hát chống Trung Quốc và việc họ là thành viên của một tổ chức tranh đấu ôn hòa. Kế tiếp là vụ bắt giữ 2 sinh viên với rất nhiều mờ ám.
Trong lúc Miến Điện, một nước độc tài quân phiệt đang có những chuyển biến tích cực nhằm dân chủ hóa đất nước thì Việt Nam vẫn đi ngược lại tiến trình thời đại.
Việc Việt Nam tự ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền từng bị một số nhà bình luận cho rằng, giống như gái đĩ đi rao giảng trinh tiết.
(Biên tập theo Dân Làm Báo)
Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc “IT A Joke” Quí vị thấy có bao nhiêu nước hội viên trong hội đồng tôn trọng nhân quyền của con dân.Nếu tôi nhớ không lầm cách đây vài năm Lybia dưới sự cai trị của Khadafy đã từng làm chủ tịch.Theo tối Liên Hiệp quốc chỉ là con cọp không răng! Cấm vận Bắc Hàn ,Iran,Nội chiến giết nhau ở các nước có can thiệp được không ?
HỌ TỰ VẠCH MẶT MÌNH
Nho Lâm
Ngay sau khi VN chính thức thông báo ứng cử làm thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014- 2016, (tại phiên thảo luận chung của Đại hội đồng LHQ, ngày 1 tháng 10 năm 2012), trên các trạng mạng của các tổ chức chuyên hành nghề chống Cộng như “Ủy ban Nhân quyền VN”, “Những Người Bảo Vệ Nhân Quyền VN” có trụ sở ở VN(?) cùng với “Qũy Tù nhân Lương tâm”, “Tập hợp vì nền Dân Chủ”, và “Ủy ban cứu người vượt biển” ( BPSOS) có trụ sở ở Mỹ và Australia…đã ” rầm rộ” “ ký tên”, lên tiếng phản đối, đồng thời tìm cách thuyết phục các quốc gia thành viên của LHQ không bỏ phiếu cho VN tham gia tổ chức này. Có thể nói đây là việc làm tự vạch mặt mình là những kẻ đạo đức giả, chống lại Tổ quốc mình.
Cũng với cái lý do “xưa như trái đất”, họ nói: “ Chính quyền Hà Nội vi phạm rất trắng trợn quyền tự do lên tiếng của người dân, điển hình như các vụ xử blogger như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSG, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình của dân oan hay bắt bớ, giam cầm những người muốn lên tiếng về chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa”…
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) – tổ chức được xem là “sân sau” của các ông nghị cực hữu, chống Cộng trong Hạ viện Mỹ cũng té nước theo mưa, nói: “Họ bỏ tù trên chục năm đối với những người thực thi quyền bày tỏ quan điểm cá nhân như Điếu Cày hay Tạ Phong Tần. Thật quá tàn nhẫn. Điều này hoàn toàn trái ngược với cam kết của Hà Nội về tôn trọng nhân quyền và cách hành xử như vậy hoàn toàn không xứng đáng để VN ngồi vào chiếc ghế của HĐNQ Liên hiệp quốc.”
Trong “những chứng cứ” mà người ta thường dùng để cáo buộc VN vi phạm nhân quyền là “Họ không làm gì có lỗi, mà chỉ sử dụng quyền tự do bầy tỏ quan điểm cá nhân được pháp luật thừa nhận”.
Nhân đây xin lưu ý rằng, VN không bỏ tù ai về việc người đó “ bầy tỏ quan điểm cá nhân”, mà chỉ trừng phạt họ về hành vi “ Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN” (Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999). Quy định này hoàn toàn không trái với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự chính trị”, năm 1966.
Điều 19, của Công ước nói trên quy định rằng: ” Mọi người có quyền tự do ngôn luận…Việc thực hiện những quy định (về quyền này) kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, có thể phải chịu một số hạn chế nhất định…để:
a) Tôn trọng các quyền và uy tín của người khác;
b) Bảo đảm an ninh quốc gia, hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đứccủa công chúng.”
Như vậy là việc VN đưa ra những quy định pháp luật hạn chế quyền tự do ngôn luận để bảo vệ chế độ xã hội của mình hoàn toàn phù hợp với Công ước nhân quyền của LHQ, và đây là quyền của mỗi quốc gia thành viên của Công ước.
Được biết cho đến nay VN đã gia nhập hầu hết các công ước nhân quyền quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước về Quyền Dân sự, Chính trị, Công ước về Quyền Kinh tế, Xã hội, Văn hoá; Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Chủng tộc, Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ. VN là nước thứ hai trên thế giới và nước châu Á đầu tiên tham gia Công ước Quyền Trẻ em. Hiện nay VN cũng đang nghiêm túc xem xét việc tham gia Công ước chống Tra tấn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa pháp luật VN cho phép tra tấn, điều này đã được quy định trong Chương XII- Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Bộ luật Hình sự, 1999.
Các văn bản pháp luật trong nước được ban hành hoặc sửa đổi trong nhiều năm qua theo hướng nội luật hóa các công ước quốc tế mà VN tham gia.
Có thể nói ở VN cho đến nay, các quyền con người về dân sự, chính tri, kinh tế, xã hội và văn hóa đều được bảo đảm theo khả năng có thể của nền kinh tế và trình độ phát triển của văn hóa đất nước. Đặc biệt từ khi đất nước đổi mới, đời sống mọi mặt của người dân được nâng cao đáng kể.
Theo Báo cáo của Ủy ban dân tộc, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 – 2010), ngân sách Trung ương đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng, trong đó các tổ chức quốc tế hỗ trợ 350 triệu đô la. Từ nguồn vốn trên, Chương trình đã xây dựng được gần 13.000 công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ giảm nghèo nhanh và bề vững đối với 62 huyện nghèo trang cả nước, với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ của doanh nghiệp, Quỹ vì người nghèo các địa phương … đến hết năm 2010 các huyện nghèo đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm với tổng số 73.418 căn nhà đạt 94,58% kế hoạch.
Kể từ năm 2009, lần đầu tiên VN thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một cố gắng lớn của VN. Năm 2011, trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới gặp nhều khó khăn, chi ngân sách nhà nước cho công tác an sinh xã hội ước tăng khoảng 20% và dư nợ tín dụng ưu đãi thực hiện chính sách xã hội tăng khoảng 17% so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,5%, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang được triển khai có hiệu quả . Những điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Quyền tự do ngôn luận, báo chí và thông tin được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Cho đến nay cả nước có trên 700 cơ quan báo chí với trên 850 ấn phẩm; 68 đài phát thanh, truyền hình trung ương và Tỉnh, thành phố, trên 80 báo điện tử, hàng nghìn trang tin điện tử và Bloger… Người dân VN ngày nay còn được tiếp cận vớp nhiều hãng thông tấn , báo chí, các kênh truyền hình nước ngoài như Reuters, BBC, VOA, AP, AFP, CNN… Tốc độ phát triển Internet ở VN được xếp hạng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.
Tại hội nghị Hội nghị không chính thức (IAMM- ngày 27 và 28/9/2012) các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, nhân dịp Khóa họp của Đại hội đồng LHQ, tại New York (Mỹ), sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Ngoại VN Phạm Quang Vinh thông báo chính thức VN ứng cử làm thành viện HĐNQ nhiệm kỳ 2014- 2016, các Ngoại trưởng ASEAN nhất trí ủng hộ mạng mẽ VN ứng cử làm ứng cử viện của HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, dự kiến sẽ được bầu trong năm 2013.
Như vậy có thể nói, cơ hội để VN trở thành viên của HĐNQ khóa 2014-2016 là rất lớn. Tuy nhiên việc VN nếu trở thành thành viên của tổ chức này thì không phải như các thế lực chống Cộng trong và ngoài nước nói “ là để che đậy những hành động “vi phạm nhân quyền trắng trợn hơn”, mà là tự nhận lấy trọng trách của mình trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người của nhân dân VN, đồng thời chia sẻ trách nhiệm bảo đảm quyền con người với cộng đồng quốc tế.