WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một cuốn sách rất cần tìm đọc

sach

Cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một nhà báo sống Pháp được Tổ hợp Xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ phát hành hơn 1 tháng nay. Sách in đẹp, dày 428 trang, gồm16 phần, thêm phụ lục.

Tôi đã đọc cuốn sách này một mạch trong 2 ngày. Rồi đọc lại 1 lần nữa, để rồi suốt 1 tuần lễ ngẫm nghĩ về nội dung của nó.

Trần Đức Thảo (1917 – 1993), con một nhà tư sản Phố Cổ đất Hà Thành, là một trí thức được đào tạo tại Pháp và cũng là một triết gia trẻ uyên bác khá nổi tiếng, từng tranh luận tay đôi với nhà triết học Jean Paul Sartre.

Năm 1951, khi 34 tuổi, Trần Đức Thảo tự nguyện về nước qua con đường Moscow với thiện chí “mang hiểu biết của mình về góp phần xây dựng đất nước”. Nhưng tai họa đã sớm đến với ông. Lãnh đạo VN, từ Hồ Chí Minh đến Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng lúc bấy giờ) đều tỏ ý không cần đến “một anh trí thức mọt sách do đế quốc đào tạo”, còn coi ông là một kẻ reo rắc tư tưởng phản động nguy hiểm. Ông suýt chết 2 lần, một lần khi tham gia đội cải cách ruộng đất ở Chiêm Hóa đã nói lên nhận xét là tòa án nhân dân trong xét xử địa chủ là không ổn, mang tính cưỡng bức phi pháp, làm cho cố vấn Trung Quốc phật lòng và ông suýt toi mạng về chuyện này; hai là khi Hà Nội được giải phóng, ông tham gia bằng 2 bài viết trên báo Nhân Văn cùng Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, bị coi là “tên đầu sỏ nguy hiểm”. Từ đó ông bị giám sát, bỏ rơi trong cuộc sống, mất việc, mất vợ, sống lay lắt, lập dị, đi đôi guốc mộc, nói, khóc và cười một mình, cưỡi chiếc xe đạp trẻ con mang nhãn hiệu nước Nga giữa phố phường Hà Nội.

Đến nay, khi cuốn sách ra rồi, mọi bí ẩn, đồn đoán nhiều khi sai lạc về con người ông mới được giải mã khá là đầy đủ.

Thì ra sau khi bị đe dọa, trù úm, cô lập, đầy ải về cả tinh thần và vật chất, triết gia sinh bất phùng thời này quyết sống một cuộc sống 2 mặt, một mình mình biết một mình mình hay, cảnh giác cao, và nhiều khi phải đóng kịch với mọi người để tồn tại. Cái con người mà thiên hạ cho là lẩn thẩn, có khi như mất trí ấy thật ra vẫn cực kỳ minh mẫn, ghi nhớ, nghiền ngẫm, suy tư, với chủ tâm sẽ có ngày được phơi bày mọi sự ra ánh sáng, khi bản thân được tự do.

Và cái ngày tự do ấy đã đến, khi người ta muốn đuổi ông già 74 tuổi vô tích sự – và có thể là vô hại cho họ – ấy đi xa cho khỏi vướng víu. Tháng 3 năm 1991, ông được cấp một vé máy bay một đi không trở lại để sống nốt những ngày cuối đời trên đất Pháp.

Năm đầu trên đất Pháp, ông sống trong cơ sở của sứ quán đầy công an, an ninh, mật vụ CS, nên vẫn phải mang “mặt nạ”, cả khi họ cho phép ông nói chuyện về triết học, về phép biện chứng duy vật, về chủ nghĩa Mác. Để giữ mạng sống, ông vẫn phải đóng kịch, như một anh trí thức sơ cấp mụ mị, dở hơi, làm cho những anh chị em trí thức chờ đợi ở ông những phản biện sâu sắc đều ngỡ ngàng thất vọng, trong đó có chính người viết bài này (vào tháng 6/1992).

Một điều may mắn là anh Tri Vũ Phan Ngọc Khuê, một người Hà Nội du học ở Pháp, vốn có cảm tình với triết gia Trần Đức Thảo, đã cùng giáo sư toán học Bùi Doãn Khanh thăm dò được mong muốn thầm kín của ông, và được ông cho biết ý định viết một cuốn sách trong vòng 6 tháng nhằm trình bày tất cả những suy nghĩ chân thực của ông suốt 40 năm qua để cống hiến cho nhân dân VN đau khổ, lầm than. Khi ông đột ngột qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1993 trong nhà khách sứ quán CS, cuốn sách tâm huyết ông chưa viết xong, mới chỉ là những ghi chép, phác thảo, dàn bài, ý vụt đến… đã bị an ninh sứ quán thu lượm sạch. Nhưng họ đã bỏ sót một kho tư liệu quan trọng: những cuốn băng ghi âm của ông Thảo.

Suốt trong gần 6 tháng, cứ đến cuối tuần, khi an ninh và viên chức sứ quán lo vui gia đình, hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh lại lặng lẽ đón ông Thảo đến một quán cà phê kín đáo, đặt ra những câu hỏi và ghi âm những câu trả lời của ông. Ngay sau khi ông Thảo đột ngột từ trần – một cái chết vẫn còn nhiều nghi vấn – hai ông Tri Vũ và Bùi Doãn Khanh đã bỏ công ghi lại thành 16 đoạn trên máy điện toán, rồi biên soạn lại thành cuốn sách Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối.

Cuốn sách đã giải mã đầy đủ con người và nhân cách Trần Đức Thảo. Cho đến khi gần vĩnh biệt chúng ta ông đã dùng tư duy bén nhạy của một học giả và triết gia để soi sáng một đoạn hệ trọng của lịch sử dân tộc, thay thế cho những trang lịch sử chính thống trong đó con người và sự kiện đã bị xuyên tạc, bóp méo.

Trong sách, Trần Đức Thảo có nhắc đến ông Hồ vài chục lần, kể từ cuộc gặp ở Pháp, đến cuộc gặp ở chiến khu Việt Bắc, khi quy định phải đứng xa Bác 3 mét, khi được hỏi mới được nói, phải gọi ông Hồ là Bác và nhiều lần gặp sau ở Hà Nội, khi ông chỉ còn là một bóng người vật vờ, tồn tại mà như không tồn tại.

Xin mời bạn đọc thưởng thức vài đoạn ngắn trong cuốn sách nói đến “ông Cụ”, để thấy nhà triết học vẫn minh mẫn sâu sắc tinh anh đến mức nào.

… “ Đáng chú ý là từ khi tự đổi tên là Tất Thành(1911) (với khát vọng khiêm tốn là sẽ là kẻ thành đạt…) rồi cho đến sau này bỏ hẳn họ Nguyễn, lấy lại họ gốc là họ Hồ, và chọn cái tên cực kỳ kiêu sa, coi mình là bậc CHÍ MINH (1945)… Nói chung tên giả thường là rất tiêu biểu

tâm thức như thế đã phản ánh chân thực những bước chuyển biến trong đầu óc của ‘ông Cụ’. Mỗi lần thay tên đổi họ là một bước có ý nghĩa trong hành trình vươn lên, đi tới để trở thành lãnh tụ. Đây là quá trình diễn biến của sự hình thành một cuồng vọng. Phải phân tích cặn kẽ từng cái biệt danh ấy như là một dấu hiệu tâm lý chính trị, từ lúc chi mong có cơ hội thành đạt, cho tới lúc quyết tâm, bằng mọi giá, mọi cách để đạt tới tột đỉnh của quyền lực như là một ông vua (Vương), là một người yêu nước chân chính (‘Ái Quốc’), là một lãnh tụ thông minh bậc nhất trong thiên hạ (CHÍ MINH)! Một nhà túc nho, một người trí thức có đầu óc tỉnh táo, có liêm sỷ, một bộ não minh triết không bao giờ tự ý xưng mình là ‘Vương’, là ‘Ái Quốc’, là ‘CHÍ MINH’ như thế…”.

Và đây là một đọan trích nữa nhận định tổng hợp về “ông Cụ” của triết gia họ Trần:

“Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, vô cùng thông minh, rất mưu trí, một con người sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, sẵn sàng chụp bắt mọi cơ hội để thành đạt. Một ý chí thành đạt không gì lay chuyển. Đấy là một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời, một con người không có tình bạn, không có tình yêu gia đình, tình yêu con cái, một bộ óc nung đúc một cuồng vọng, với một ưu tư duy nhất là phải leo lên đến tột đỉnh quyền lực đê đạt tới mục tiêu của mình… Vì thế ông Cụ không chấp nhận một ai trong đám chung quanh là ngang mình. Vì thế mà không cần trợ lý, cố vấn, vì thế không lắng nghe một ai. Bởi lãnh tụ chỉ chăm chú tìm chiến thắng vinh quang, của giấc mơ thế giới đại đồng, chứ không cảm nhận được nỗi đau đầy máu và nước mắt của dân trong thực tại. Một con người chỉ nghĩ và sống với khát vọng chiến thắng, chứ không muốn sống bình thường như mọi người. Riêng đối với tôi, cái nhìn đầu tiên của lãnh tụ là để đánh giá tôi trong tương quan chiến thắng ấy, và cách đánh giá ấy là một bản án không nơi kháng cáo. Vì thế tôi đã suy nghĩ nhiều về nhân vật lịch sử này! Bởi Người là một cái bóng ma quyền lực đã đè nặng lên thân phận tôi.

“Những điều tôi nói đây không phải để oán trách ‘ông Cụ’, bởi tôi biết đây là một nhân vật bi thảm, luôn bị chi phối bởi nhiều thế lực trong và ngoài. Nào là cuồng vọng của một lãnh tụ chính trị, nào là sức ép của Mao, nào là những ý đồ phức tạp trong Bộ Chính trị với nhiều phe phái kình chống nhau. Những sức ép ấy đã tiêu diệt hết tình cảm của con người bình thường nơi ‘ông Cụ’ và ‘ông Cụ’ bị đưa vào thế phải chấp nhận sống cô đơn, phải thủ vai ông thánh, ông thần, giữa bao thế lực quỷ quái, quá khích, lúc tả khuynh, lúc hữu khuynh… để đạt tới, để nắm vững đỉnh cao quyền lực…”.

Còn có rất nhiều đoạn lý thú độc đáo khác nói về “Hà Nội giải phóng” năm 1955 và “Miền Nam giải phóng” năm 1975, về những buổi dự “hát cô đầu” cùng nhà văn Nguyễn Tuân, nhận xét về lực lượng Công an là bạn dân ra sao dưới một chế độ CS cảnh sát trị.Trong đọan kết, triết gia Trần Đức Thảo bộc bạch rằng vào lúc cuối đời ông đã nhận rõ chủ nghĩa Mác là một học thuyết sai lầm từ gốc, chứ không phải là nó đúng nhưng đã bị vận dụng sai, và nó sai cả về vũ trụ quan lẫn nhân sinh quan do cổ vũ đấu tranh giai cấp, bạo lực, chiến tranh, sai cả về phương pháp luận lô gích biện chứng duy vật – hiện tượng học. Theo ông, Liên Xô, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên đều là nạn nhân bi thảm của chủ nghĩa Mác. Rất tiếc là ông đang say mê lý giải thì tai họa ập đến. Người ta thoáng biết ý định thâm sâu của ông cùng bè bạn thân thiết, và ông đã bị họ bịt mồm khi đang thổ lộ tâm tình thầm kín nhất. Dù sao ông đã mãn nguyện phần lớn khi đã trút gần hết bầu tâm sự giữ kín 40 năm ròng.

Chính do những lẽ ấy mà cuốn Trần Đức Thảo – Những lời trăng trối là cuốn sách quý, rất nên tìm đọc, phổ biến rộng và bàn luận để tăng thêm hiểu biết về lịch sử và những nhân vật nước ta. Tuy tác phẩm này đã ra đời chậm hơn 20 năm, nhưng dù sao nó vẫn là một cuốn sách rất có giá trị với thời cuộc hiện tại.

Blog Bùi  Tín (VOA)

 

23 Phản hồi cho “Một cuốn sách rất cần tìm đọc”

  1. NgườiViệtYêuNước says:

    Thưa ông Bùi Tín và bà con!

    Tôi nghĩ đây mới là “cuốn sách cần tìm đọc” : LẠI THÊM TÀI LIỆU VIẾT CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC.

    Khi đọc được bài viết “động trời” của ông Phạm Quế Dương, tôi đã vội vã tìm hiểu về ông này và được biết;

    “Phạm Quế Dương là một nhân vật ly khai tiêu biểu của Việt Nam. Từng là Ðại Tá trong Quân Ðội CSVN, ông đã xé thẻ đảng và đấu tranh một cách mạnh mẽ cho dân chủ tại Việt Nam. Ông Phạm Quế Dương, sinh ngày 11/3/1931 tại thôn Tử Dương (làng Tía), xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, trình độ văn hóa Đại học, nghề nghiệp : cán bộ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Thương binh, hàm Đại tá”.

    Sở dĩ tôi phải tìm ra thân thế của Đại tá Phạm Quế Dương để biết ông ta là thành phần nào, và bài viết của ông ta có giá trị hay không. Nhưng khi đã biết thân thế của ông khiến tôi phải giật mình khi đọc bài viết trên!

    Ông Phạm Quế Dương viết: “Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biêt, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng“. Hà Nội,ngày 10/6/2014

    Theo tôi, đã đến lúc TQ chơi ván bài ngửa với CSVN?

  2. Nguyen van says:

    Rất mong danchimviet.info đăng trọn cuốn NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI của Trần Đức Thảo trên Trang của mình, có thể đăng vài kỳ hay File dạng DBF để nhiều người Việt ở trong nước có thể đọc qua Internet. Rất cám ơn

    • TTT says:

      Ý kiến hay, nhưng phải để tác giả cũng như những người đã bỏ công sức ra được hưởng một phần nào công sức của họ. Xin mời quí vị tìm mua để đọc, đây cũng là cách tri ân và khuyến khích người viết.
      Trân trọng,

  3. CHÍ PHÈO says:

    Nội thấy cái quảng cáo sách ” in đẹp,in trên giấy trắng – ( không trên giấy trắng chả lẽ in trên giấy … đen ? ) rồi người ta đọc một mạch luôn 2 ngày, rồi còn phải ngẫm nghĩ cả tuần . Một mạch hai ngày, tức 48 tiếng đồng hồ liền tù tì đọc hết 428 trang sách, tức 428 chia cho 48 vị chi một giờ đọc được những 8 trang sách (!) . Đọc gì “nhanh “quá vậy ông, đọc chầm chậm thôi để mà còn nghiền ngẫm khỏi phải ngẫm nghĩ suốt tuần . Rồi những chuyện kể trong sách bàn dân thiên hạ cũng đều biết từ khuya cả rồi còn giải mã giải ngựa, giải sầu mà làm gì nữa . Gập thời gập thế Tây cho đi du học nên mới học giỏi bằng cấp cao đầy mình như thế sao lại bảo là ” sinh bất phùng thời “,trường hợp này phải gọi là ” Hành bất tri hành ” mới đúng, làm mà không biết là làm cái gì đó là hành động vô ý thức trong những cơn mộng du ( sleepwalking, somnambulism …) Biển học mênh mông, mới chỉ ” rúng ” vào vài ba lãnh vực mà đã cho là uyên thâm cao siêu sao được, nên mới ra nông nỗi ? .

  4. DâM TiêN says:

    Trăn trối… Cụ Hồ trăN trối qua chúc thư cho…vợ ? vợ thứ mấy, cà ?
    ‘”Ta0 chết đi, nhờ đốt xác ta0, và đem giao phân xuống cái hố Cs nhá…”

    Nhưng chúng nó vưỡn giữ xác cụ, để như đàn ruồi, còn bu lấy cái xác
    cụ Gồ mà hút hít dài dài cho đến ngay… ngày nào cà… ngày..nài cà ?.

    Cho tới cái ngày mà chú Sam mang kéo ra cắt cái đuôi lũ nòng nọc đi !

    Cụ Hồ ” trăN trối,”: mà tụi đảng tham tàn đâu có nghe ? Tham ,rồi TÀN !…

  5. Bùi lễ says:

    Tớ thất, ViệtNam bị hệ lụy đến bây giờ một phần cũng do mấy cụ học triết mà không tiêu hóa được .

    • BÓNG NGÀN says:

      CON DAO HAI LƯỠI

      Người mình có nói “con dao hai lưỡi”, điều này áp dụng trong khá nhiều trường hợp. Học triết học nó cũng y hệt như vậy.
      Học mà không tiêu hóa được còn tệ hơn con bò nhai lại. Con bò nhai lại để giúp tiêu hóa cỏ tốt hơn. Học mà không tiêu hóa, nhất là học triết, nó chỉ khiến no hơi, sình bụng.
      Học triết học phương Tây, nhiều người không tiêu hóa khiến thành bị tẩu hỏa nhập ma.
      Học triết học Các Mác, Lênin, nhiều người không tiêu hóa, chỉ biến thành những con bồ nhìn giữ ruộng dưa cho quạ nó ăn.
      Đã kêu triết thì phải tinh thông. Không tinh thông chỉ thành kẻ gàn chữ, múa chữ, cả người học triết Khổng Mạnh cũng vậy. Đó là các thứ hủ Nho mà ngày xưa ai cũng rõ.
      Thời Miền Nam cũ, có nhiều người đọc thuyết Các Mác theo kiểu thiên lôi, đọc đâu khoái đấy rồi riết biến thành tả khuynh, chỉ có đứng khuỳnh chân mà không còn tiến đi đâu được. Loại này thì quá nhiều, đến thành viết lách theo kiểu dại chữ. Lấy ví dụ như Lữ Phương là loại đó. Đọc mà không đủ năng lực phê phán, phân biệt, nên mới thành ra như thế.
      Nên người mình cũng từng nói : dốt đặc hơn chữ lỏng, thật là đúng không chê được.
      Hiểu Mác xít theo kiểu nửa mùa đúng là tai họa thật. Thực chất chính cả bản thân Mác còn hiểu sai triết học huống gì là người đọc Mác.
      Mác từng nói triết gia chỉ biết lý giải thế giới mà không biết biến đổi thế giới ! Mới đọc câu này ngỡ Mác là kẻ thượng thừa lắm, không hay chỉ nói câu ngu bỏ mẹ. Bởi nhà toán học không thể trở thành anh đạc điền, nhà vật lý đâu thể trở thành thợ cơ khí. Ngay đọc câu này mà không biết phê phán còn ngu hơn cả triệu lần Mác.
      Mác lại còn nói muốn tiêu diệt triết học thì phải thực hiện triết học. Câu trên đã ngu rồi, câu này cho thấy Mác còn ngu hơn nữa. Bởi triết học là cầu tìm chân lý khách quan bao quát nhất bằng từ duy trí tuệ con người. Thực hiện triết học là cái mửng gì, chẳng lẽ lại thực hiện cái trừu tượng để thành ra cái cụ thể. Mác đã đánh đồng chính trị với triết học chính là như thế. Kiểu ăn chưa nó lo chưa tới nên lẫn lộn con ngan với con ngỗng thì thật tai hại. Con ngan là là loại vịt xiêm chỉ có lệt bệt. Con ngỗng là loài biết bay, nhất là ngỗng trời thiên di theo kiểu triết học, bay khắp mọi vũ trụ vô hình, trừu tượng, nào cứ nhất thiết phải là mụ ngan mò cua bắt ốc. Chính cái lỡm đời, cái gàn bướng, cái ngụy luận của Mác được những anh nửa mùa tôn vinh là đỉnh cao của trí tuệ loài người chính là như vậy ! Thật là điếc không sợ súng dân mình quả nói không sai, hay kiểu cách đánh trống qua cửa nhà sấm mà Mác vẫn tự cho học thuyết của mình là chân lý duy nhất đúng cũng chẳng khác nào như vậy. Bởi vậy ngay như người khá nổi tiếng là Trần Đức Thảo, già nửa đời người vẫn còn chưa tiêu hóa được hết các hạt sạn trong học thuyết của Mác huống là ai ! Học triết mà phi triết học quả thật nó tai hại như vậy. Mác tự cho triết học của mình là đệ nhất thiên hạ, trong khi đó chính nó mới quả đúng là học thuyết triết học phản triết học thuộc loại đỉnh cao nhất trong thiên hạ !

      NON NGÀN
      (06/7/14)

  6. Vân Nam says:

    Những ai, những lực lượng nào muốn “phản Hồ, phản Cộng” cần lợi dụng những điều viết về ông TĐ Thảo và những điều ông Thảo hé lộ “trong vòng thân tín”!

    Không cần phải “giải mã” hay tìm hiểu về ông ta!
    Nhân cách ư? Bảy mươi tư tuổi, sau bao nhiêu nhầm lẫn, có cơ hội “thoát Cộng” mà còn chui vào nhà khách ĐSQ để được CA chìm, nổi …”săn sóc”, để phải lén lút bộc bạch nỗi niềm và xém chút nữa thì mất cả chì lẫn chài, thì …ôi thôi, hết ý kiến!

    Vĩnh biệt một “thiên tài”!!!

  7. Doan Bui says:

    Trong tiếng Việt không có chữ “trăng trối”, đây là chữ viết sai chính tả.
    Doan Bui.

    • VÕ ĐẠI says:

      Trong tự điển ( http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/tr%E1%BB%91i+tr%C4%83ng.html ) chỉ có chữ “trăng trối” hay “trăng trối” = trối lại, ông ấy bất ngờ qua đời không kịp trối trăng lời nào.

      Thế nhưng trong đời sống thường ngày thì chữ “trăn trối” được sử dụng khá nhiều. Có người giải thích rằng; “trăn trối” là lời nói (hay nhắn nhủ) sau cùng của người sắp chết. Những “trăn trở” mà người sắp chết muốn “trối” lại cho người thân.

      Giải thích từ “trăn trối” như trên nghe thuận tai hơn là “trăng trối”. Cũng có thể từ “trăn trối” được viết tự điển bởi một người ở miền nam thành “trăng trối”?

      Giống như người miền bắc gọi là “con vịt”, người miền nam thì nói là “con dịt”, người miền bắc nói “con trăn”, người miền nam gọi nó là “con trăng”?

  8. XUÂN TÓC BẠC says:

    Học rộng tài cao uyên thâm đến như vậy mà lại còn không biết cộng sản là gì sao, mà còn bò về tính hợp tác với cộng sản, lạ thật ? Ngay như Bẩy Viễn, quyền cao chức trọng vua con một vùng, học thì “hẹp” tài thì thấp còn hiểu còn biết cs nên phải bỏ mà đi theo giặc còn có lý hơn là theo cs . Với một khối óc tuyệt vời của ông như vậy mà ông lại hành động lại như thế : nhà cao cửa rộng không muốn, lại ham đi ở hang ở hốc, một bước lên xe xuống ngựa không muốn lại muốn đi đôi guốc mộc đạp xe, thật không hiểu nổi được mấy ông triết gia uyên thâm, nhìn thấy ông đi đôi guốc mộc đạp xe đạp của trẻ con, J.P Sartre buồn nôn là phải ( La nausée tác phảm của Sartre 1938 ) ?. Nhớ lại hồi xưa khi chúng tôi học ban ” Mát-sup” ( math sup : Mathématiques superieures ) nhìn mấy ông ăn mặc lôi thôi lếch thếc tóc tai bờm sờm nhận biết ngay là mấy ông bên philo ( triết ), tại sao vậy, như vậy mới thật là triết gia ? Ngoại hình như vậy chắc ” trong hình” cũng thế ? Thôi ” i-em chả ! i-em chã đọc đâu ” ! . Cảm ơn .

    • SẮC NGÀN says:

      THỰC CHẤT

      Cái gì thực chất mới hay
      Còn như đóng kịch có ngày lòi ra
      Đầu bù đâu phải “triết gia”
      Áo quần xốc lếch chỉ là tầm vơ !
      Triết gia đâu có nhìn trời ?
      Mà nhìn vào tận trong tâm của mình !
      Bề ngoài sao lại nhè tin
      Bao anh đóng kịch phỉnh mình khác chi !
      Ông Trần Đức Thảo bởi vì
      Cả tin nên phải mất đi cuộc đời !
      Ông nào hay Mác dở hơi
      Mới tin sái cổ vậy đời còn chi ?
      Tới già quay lại ích gì
      Hương thừa vớt vát dễ chi nữa là
      Thua xa thằng cuội cây đa
      Quạt mo phe phảy vậy mà nên danh !

      TỨ NGÀN
      (04/7/14)

      • Thằng Cám Hấp says:

        Ngàn ngàn ngồi ở trong hang
        Làm thơ cóc tiá ngâm tràn cung mây
        Sắc ngàn ra vẻ ta đây
        Cũng vung nhăng nhít thơ….. bay thối trời
        Thượng ngàn là lũ hơi
        Phun toàn thơ thối coi trời bằng vung

  9. ĐỈNH NGÀN says:

    TRẦN ĐỨC THẢO : CHỨNG TÍCH CHO MỘT GIAI ĐOẠN BI KỊCH CỦA VIỆT NAM

    Trần Đức Thảo, một đầu óc thông minh xuất sắc của VN điều mà ai cũng biết.
    Sống trong chế độ thực dân Pháp, nhưng đầu óc này cũng không hề vị thực dân Pháp ngăn trở. Đây lại là điểm cũng cần nên chú ý.
    Khi sang Pháp học triết học, ông Thảo vẫn chứng tỏ được đầu óc xuất chúng của mình.
    Thế nhưng hạt sạn trong trí tuệ của ông Thảo là ngày từ đầu tiếp xúc với học thuyết Mác, ông không nhận ra được học thuyết này rất khiếm khuyết về mặt triết học. Cho dù ông Thảo có thể không sở trường về kinh tế chính trị học, về các ngành khoa học nói chung, nhưng về mặt triết học ông cũng chỉ mù quáng, hay chưa đủ lập luận để nhận thức được chiều sâu xa nhất, đây chính là điểm dở hay điểm yếu của ông.
    Thế nhưng điều phải ông nhận ông Thảo là người rất chí tình với đất nước, với dân tộc, với lý tưởng xã hội của mình. Đó là ý nghĩa tại sao sau khi đậu Thạc sĩ triết học, ông hăng hái tìm mọi cách về nước để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp là như thế.
    Với sở trường triết học và nhất là sự hiểu biết học thuyết Mác ở mức nào đó mà ông nhất định có được, tất nhiên ông phải hơn mọi người VN khác vào thời đó về mặt lý thuyết. Đáng lẽ sự về nước của ông để đứng vào hàng ngũ kháng chiến phải được nồng nhiệt tiếp đón, hoan nghênh, và bố trí công tác thích hợp cho ông mới phải. Đàng này khi đã về rồi thì ông rơi vào tình trạng bơ vơ, lạc lõng, bị nghi kỵ và trở nên cù bơ cù bất trong những ngày đó của mình. Tại sao những người vì lý tưởng cộng sản của học thuyết Mác mà lại không tiếp nhận ông, có thể nói là một chuyên viên cấp cao về mác xít khi ấy khó có ai qua nổi ? Đó chính là câu hỏi lớn phải đặt ra và làm mọi người phải suy nghĩ.
    Khi đến gặp ông Hồ Chí Minh ở Pháp để xin về giúp nước, chính ông đã bị phớt lờ. Tới khi về nước không có đất dụng võ, ông Thảo bấm bụng phải đến tìm cả các ông Lê Duẩn, Trường Chính lúc đó để gợi ý, thế nhưng cũng chỉ tút luốt. Không lẽ ông Hồ, ông Duẩn, ông Chinh đều nghĩ rằng mình giỏi hơn ông Thảo về mặt học thuyết Mác. Hay chắc chắn họ nghĩ vấn đề chủ nghĩa CS là vấn đề ý thức giai cấp và thực hành chuyên chính, như Mác đã nói rõ, mà ông Thảo thì không thể có được như thế, nên đã lạnh nhạt và khước từ ông chăng ? Nhưng nếu ông Thảo cũng đã biết điều Mác nói này tại sao lại nằn nặc đòi về nước cho được ? Đó quả thật là bé cái lầm và sự ngây thơ trường ốc của ông Thảo khi nghiên cứu và mê mẩn lúc ban đầu đối với chủ nghĩa Mác.
    Nhưng nếu không muốn sử dụng ông Thảo vào bất cứ việc gì, sao không cho ông trở lại Pháp để giúp ông thành người hữu dụng it ra cũng cho giới học thuật thế giới ? Điều đó chỉ cho thấy chẳng qua là do các đầu óc thiển cận, hẹp hòi, ích kỷ, phản nhân văn, ngược văn hóa của mọi người nào có liên quan quan tới hoàn cảnh ông Thảo lúc đó. Từ trên xuống dưới, không một người có quyền nào hậu thuẫn ông, trái lại họ đều nghi kỵ, kèn cựa ông mà không tiện nói ra chắc là như vậy. Cái rủi hay cái bất hạnh của Trần Đức Thảo chính là cái rủi và cái bất hạnh của thời buổi ông sống mà không gì khác.
    Hay nói huỵch tẹt ra, hoàn cảnh ông Thảo chỉ cho thấy nhiều người khi ấy chẳng phải vì chủ nghĩa Mác, hay chủ nghĩa xã hội như ông Thảo lầm tưởng, mà chỉ là vì chủ nghĩa tham vọng cá nhân, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa ích ích, chủ nghĩa nhân danh nên mới có thể thành ra như vậy. Tức là kiểu đồng sàng dị mộng, còn nếu đồng mộng dị sang thì cũng đâu đến nỗi nào như thế.
    Cho nên có thể nói, từ khi học thuyết Mác xuất hiện, nó chỉ bị để bụi bặm trong ngăn kéo mà ông có ai cảm tình gì với nó. Mãi tới rất nhiều năm sau nó mới được ai đó lôi ra ánh sáng, nhưng cũng phải đợi đến Lênin mới là người đầu tiên vận dụng nó vào trong thực tế để thành lập nhà nước Xô viết mác xít đầu tiên trên thế giới.
    Nhưng từ Lênin cho mãi về sau trong toàn khối các nước CS cũng chẳng thấy ai thể hiện được chút ý nghĩa nhân văn nào của quan điểm Mác thời trẻ. Họ chỉ vin vào duy nhất cuốn Tư bản luận, vin vào duy nhất quan điểm đấu tranh giai cấp và quan điểm chuyên chính giai cấp. Đây có lẽ là điều mà mọi nhà lãnh đạo CS đều tâm đắc nhất, bởi vì nó chính là cái phao cho quyền lực, cho tham vọng cá nhân theo kiểu danh chính ngôn thuận nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Trần Đức Thảo trở thành nạn nhân của thời cuộc nếu có thể nói được như vậy.
    Nói khác đi, học thuyết Mác là sai trong nguyên tắc, trong bản chất nên chắc chắn không thể nào thực hiện gì được trong thực tế theo đúng các nguyên vọng của Mác.
    Nhưng có điều nó là một lý thuyết rất thuận tiện để lợi dụng nhằm cho các tham vọng quyền lực cá nhân, là điều hiệu quả và hoàn toàn dễ dàng nhất. Đó chính là việc bé cái lầm của chính bản thân Mác cũng như của cả bản thân Trần Đức Thảo nói riêng.
    Bởi vậy cho dù giả sử Trần Đức Thảo lúc sinh thời có viết cả ngàn cuốn sách để chứng minh học thuyết Mác là đúng hay chứng minh học thuyết Mác là sai cũng chẳng có tác dụng hay ích lợi gì trong xã hội CS. Bởi vì người ta đã có quan điểm riêng của người ta rồi, là quan điểm quyền lực, buộc mọi người phải nói phải làm theo mình còn thảy kệ cha học thuyết Mác có đúng hay sai cũng như thảy kệ cha nếu có người nào đó như ông Thảo lại cả gan viết ra điều chứng minh học thuyết Mác là sai hay đúng. Đấy cái trớ trêu của học thuyết Mác trong lịch sử chính là như thế. Tức hầu như mọi người chỉ nhân danh, lợi dụng học thuyết Mác cho mục đích quyền lực, lợi ích bản thân mình mà chẳng phải vì xã hội, vì giai cấp, hay cả vì chủ thuyết Mác gì cả. Nhà học giả Trần Đức Thảo lại chẳng ngờ đến, chẳng thấy ra được điều này, thì quả thật ông cũng chẳng phải là triết gia gì hết.
    Cho nên nói cho cùng cũng chỉ tội ông Mác và cũng chỉ tội ông Thảo.
    Do đó trách ông Mác cũng bằng thừa, và kể cả trách ông Thảo cũng bằng thừa.
    Bởi có ai áp dụng gì ông Mác đâu, mà có áp dụng cũng làm sao được, vì ngay từ cội nguồn của nó đã tầm phào, sai hỏng ngay từ trong bản chất nó rồi. Còn việc không dùng được ông Thảo vào bất cứ việc gì cũng chỉ tự nhiên, vì Mác còn không dùng được thì huống hồ gì là Thảo. Đấy cái khôi hài của cả hai ông này sự thực chính là như thế đó.
    Nên cái trách duy nhất ở ông Mác không phải là toàn bộ học thuyết của ông, vì nó chỉ là chuyện nói chơi cho vui. Nhưng cái đáng trách của ông đó là quan niệm chuyên chính, cho dù là chuyên chính giai cấp cũng vậy.
    Bởi chuyên chính chỉ có nghĩa là phản khoa học, phản xã hội, phản lịch sử, phản khách quan, phản nhân văn, phản văn minh, phản văn hóa nói chung. Vậy mà một nhà tư tưởng như Mác, một triết gia như Mác là nói lên điều mà từ cổ chí kim toàn thể nhân loại đứng đắn đều chưa ai dám nghĩ tới, thì quả thật Mác chính là người phi triết gia lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Và ông Thảo, học trò chăm chỉ của Mác cũng là người đã đi theo con đường duy nhất đó mà Mác đã vạch ra. Cái đáng trách của ông Thảo, cái phi triết học, phi triết gia của ông Thào cũng chính là như thế.
    Cho nên ông Thảo khi vào cuối đời mới tự thú, mới nhận ra mọi điều nông nỗi, sai hỏng của mình thì cũng đã quá trễ rồi. Quả thật là một uổng phí cho một người tài của VN nếu có thể nói được như thế. Đây quả thật là nhân tài muộn màng, bởi vì gần hết cuộc đời mình Trần Đức Thảo mới chững minh được tài bộ của mình, còn trước đó ông chỉ là nạn nhân của chính ông và nạn nhân của thời cuộc thì làm sao bảo ông là người tài cho được. Bởi nếu ông thật sự là người tài, là người thông minh xuất chúng, thì ngày từ đầu ông đã phải thấy ngay học thuyết Mác là sai, hà cớ gì phải đi gần hết cuộc đời mình rồi ông mới nhận chân ra được điều ấy. Bởi vậy như thế cũng có thể nói được Mác chẳng phải là thiên tài, chẳng phải là đỉnh cao của trí tuệ loài người, và cả Trần Đức Thảo cũng chẳng phải là một nhân tài đúng nghĩa của VN chính là như vậy.
    Thế nhưng còn điều khác là cho tới gần ngày chết của mình, ông Thảo vẫn cứ một hai là nói “ông cụ”, điều đó cho thấy ông Thảo quả thật cũng chẳng bao giờ thoát khỏi được chính cơn ác mộng trong suốt cuộc đời của ông đúng nghĩa là như thế. Đó cũng là lý do tại sao cho đến tận ngày nay phần lớn người VN vẫn chưa thoát khỏi hay chưa giải phóng được khỏi mọi chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chủ nghĩa tham vọng quyền lực riêng tư trong khi chỉ nhân danh mọi điều tốt đẹp nhất trên đời, nhân danh mọi lý tưởng huyền hoặc nhất quả cũng là như thế. Và chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chủ nghĩa tham vọng quyền lực cá nhân tự chúng cấu kết, thỏa hiệp, công kênh lẫn nhau, bảo hộ lẫn nhau trong mỗi cá nhân con người cũng như hầu hết trong xã hội, đó chính là một giai đoạn bi kịch nhất của lịch sử VN mà Trần Đức Thảo chỉ là một chứng tích và cũng không biết đến bao giờ mọi người mới có thể thoát ra hay tự mình có thể thoát ra khỏi được.

    THƯỢNG NGÀN
    (04/7/14)

    • Lam Hà says:

      Rất tâm đắc với những phân tích và nhận định của bác Thượng Ngàn

      Lam Hà

  10. Kevin To says:

    VÀI ĐIỀU GHI NHẬN

    1) Cần viết chữ “TRĂN”, thay vì chữ “TRĂNG”, có lẽ học tiếng Pháp
    nhiều quá nên quên tiếng Việt rồi đó,

    2) Tác giả có khiếu đọc sách; còn chúng tôi, thôi chịu thua,
    nhìn độ dày của sách thấy phát ngán,

    3) Cảm ơn tác giả đã giới thiệu tóm lược cuốn sách.

    Kevin To, USA.

    • NGÀN TRÙNG says:

      THỬ CHÍNH XÁC HÓA THÊM CHÚT CHƠI !

      Nói cho cùng, chữ TRĂNG TRỐI ở đây hay trong ngữ cảnh này dường như có ý nghĩa hơn chữ TRĂN TRỐI.
      Bởi trăng trối là nói lên ý thức, tâm sự, sự day dứt chung, muốn để lại của một con người nào đó, trước hoàn cảnh, trước mọi người, hay nhằm cho cả thế hệ mai sau, không hề chỉ định rõ là cho chủ thể nào.
      Còn chữ trăn trối là ý chỉ rõ về lời nói của con người nào đó cụ thể trước lúc lâm chung dặn riêng cho con cháu hay người thân cận nhất của mình trước lúc ra đi ! Trăn trối có nghĩa là lời trối lại sau cùng của một người cụ thể sắp lìa đời.

      TRÙNG KHƠI
      (04/7/14)

      • Không ai nói trăng trối cả, mà chỉ nói là trăn trối mà thôi và chữ này chỉ dùng trong trường hợp người ta biết mình sắp chết và nói hết những điều bí ẩn trong lòng để người chết ra đi được thanh thản, hay nếu đó là không phải là những điều bí mật thì cũng cũng dùng để dặn dò những điều hệ trọng cho người ờ lại trước khi lìa đời, cả hai trường hợp đều nói cái vai trò đặc biệt của từ ngữ “trăn trối”. Có lẽ từ đây mà ta có biến thể của trăn trối thành trăn trở, trằn trọc. Thế nên chẳng ai nói TRĂNG TRỌC hay TRĂNG TRỞ cả. Tuy một vài vùng địa phương cũng nói trăn trối thành ra GIỐI GIĂNG cũng có ý nghĩa những lời gởi gấm của người sắp chết cho người sống.
        Không biết thì học hỏi, sai thì sửa đừng nên cương bướng mà làm trò cười thêm.

      • SAO NGÀN says:

        CHƠI CHỮ
        (Đáp lời Tạ Bảo Công)

        Con trăn (g) nằm ngắm con trăn (g)
        Trên cành trơ trụi ánh giăng tỏ mờ
        Trăn (g) nào trằn trọc bơ phờ
        Trăn (g) nào trăn (g) trối lững lờ trên cao
        Chữ g(ờ) mới đắt làm sao
        Không “gờ” trăn (g) cũng vẫn bò lên cây
        Mẹ cha tiếng Việt cũng hay
        Nói sao cũng hiểu có tay nào bằng
        Thêm vào chữ nghĩa càng tăng
        Bớt đi chỉ khiến lèng èng ích chi !

        SUỐI NGÀN
        (06/7/14)

Phản hồi