Nhìn lại sử liệu viết về Nguyễn Huệ Quang Trung và Gia Long Nguyễn Ánh[kết]
Tiếp theo phần I
2. Những ngộ nhận và ðánh giá sai lầm về Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ
Từ những thiếu sót về tài liệu cộng với “trào lưu văn sử học Tây Sơn” đã đưa tới tình trạng nhiều tác giả viết sử đã có định kiến về Nguyễn Ánh. Người ta có cảm tưởng giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh có một cái trục về điều xấu và một trục về điều tốt. Sự phân biệt chính tà hầu như rõ rệt và phân minh lắm, Cái gì về phía Nguyễn Ánh là phản phúc, tàn độc, là dã man, là phong kiến. Cái gì về phía Quang Trung là anh hùng, hào kiệt, là cách mạng nông dân, là chiến thắng thần thánh, là “hết lời, hết ý”.
Tinh thần phân biệt thị phi giữa thiện ác, giữa xấu tốt là một “bước lầm” dẫm chân giữa các lãnh vực. Không phân biệt rõ ràng ranh giới và trách nhiệm giữa lãnh vực sử học, lãnh vực chính trị và lãnh vực đạo lý.
Nhiều nhà sử học thay vì trình bày khách quan sự việc đã nhảy chổm sang lãnh vực đạo lý, đưa ra những lời phê phán đáng nhẽ thuộc thẩm quyền đạo lý.
Việc phê phán sự “tàn ác” của Nguyễn Ánh mà bỏ quên bối cảnh lịch sử của thời đại ấy với khung pháp lý, chính trị của thời đại ông ta phải chăng là một thiếu sót? Chẳng hạn, việc phê phán hình phạt cho voi giầy thật đáng phê phán ở thời đại này, nhưng lại là việc “thông thường” trong khuôn khổ chính trị, pháp lý thời trước.
“Phong trào thần tượng Tây Sơn” còn lan tỏa ra chung quanh hào quang của ông ấy. Chẳng những Tây Sơn được coi như anh hùng hào kiệt đã đành mà đến tất cả các bộ tướng, các cận thần đến vợ con, đến những quan hệ “hôn nhân chính trị” chung quanh ông cũng tắm gội trong cái hào quang ấy.
Hầu như có một thế giới Tây Sơn, một thời đại Tây Sơn -một thời đại vàng son- không ai có thể nói khác đi được.
Các cận thần như La Sơn Phu Tử, Nguyễn Thiếp là những bậc trí giả, đạo đức cao vời. Họ vừa khôn ngoan, vừa đạo hạnh, vừa chính nhân quân tử, vừa nho phong đạo cốt, vừa ứng xử tuyệt vời ban ra những lời nói vàng ngọc đáng ghi khắc.
Cái hay của Huệ là chỗ biết nghe, biết dùng người tài.
Về các tướng tá chung quanh ông như Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân là những mãnh tướng can trường có đảm lược ngoài trận địa. Chẳng những thế còn có khí tiết cho đến lúc bị voi giầy. Ai ai không xúc động khi được nghe những lời đối đáp can trường giữa mẹ và con gái bà Bùi Thị Xuân.
Chỉ không ai ngạc nhiên hỏi xem ai là người đã được chứng kiến cái cảnh đau lòng đó và có đủ thẩm quyền ghi lại từng câu, từng chữ một cách trung thực? Để đến nỗi ngày có người đã viết lại cảnh đó trong dịp ngày lễ Vu Lan?
Tuyệt vời cái scénario này.
Ngọc Hân công Chúa với Ai Tư Vãn đi vào huyền thoại dân gian và sau này thể hiện qua Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác nhhư một bản Tình Ca bất hủ.
Nay thì từ lịch sử ðã chuyển sang một công ðoạn khác: Vãn Học.
Từ lịch sử chuyển sang văn học dĩ nhiên có một đứt đoạn được bù khuyết bằng cái gọi là “hư cấu”. Nếu người viết sử ít nhiều còn dè dặt trách nhiệm, băn khoăn về sự đúng sai của sử liệu thì nhà văn tự vịn vai hai chữ “sáng tác” để viết gì thì viết.
Nhưng câu hỏi đặt ra là nhà văn có quyền viết tên thật các nhân vật lịch sử đồng thời ”hư cấu” tùy tiện? Đó là câu hỏi quan trọng được đặt ra, nhưng không thuộc lãnh vực của bài này.
Ðó là chỗ khúc mắc chưa ðược giải ðáp nên mới có câu chuyện nhà vãn Trần Vũ nhân ðọc Sông Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác thấy các nhân vật Nguyễn Huệ-Ngọc Hân, cô An, ông thày giáo “tròn quá, toàn bích quá”. Nguyễn Huệ vừa anh hùng, vừa ðạo ðức, vừa tôn sư trọng ðạo, vừa tôn vinh tình yêu lý tưởng. Nguyễn Huệ là mẫu người toàn bích, vãn võ song toàn, vì dân, vì nước, không ham danh cầu lợi..Cô An mê Nguyễn Huệ là phải, phần tôi ðọc cũng mê luôn!!
Chẳng biết có phải vì thế mà Trần Vũ thấy “ngứa ngáy, khó chịu” mới viết truyện Mùa mưa gai sắc như một “viết ngược” lại tác giả Sông Côn mùa lũ?
Trong Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ”, ông ðã “biến tướng” Ngọc Hân công chúa “lá ngọc cành vàng” thành một thiếu phụ “sẵn sàng tự cởi xiêm y cho mục ðích nhằm” -một kẻ ðối ðầu với kẻ thù ðã ám hại dòng họ nhà Lê.
Bằng một bút pháp sắc bén như dao, lạnh lùng và tàn bạo. Dưới ngọn bút của Trần Vũ, Huệ không hơn không kém chỉ là một kẻ bạo dâm.
Trần Vũ cũng có cái lý của nhà văn. Lẽ thường tình cho thấy có lý nào Ngọc Hân lại dễ dàng “dâng hiến” cái tiết trinh tuổi 16 và quên nỗi nhục cho kẻ đã chiếm đoạt và hạ nhục cả dòng họ Lê? Có thể nào có một mối tình “đẹp như tiểu thuyết” giữa hai kẻ đáng nhẽ phải coi nhau như kẻ thù?
Ngọc Hân chẳng lẽ không nhớ cái cảnh gia đình tan nát vì “tiếm quân” Tây Sơn sau đây:
“Chẳng những thế Tây Sơn còn cho giết bào ðệ vua Chiêu Thống khi ðánh nhau với Tây Sơn. và Hơn thế nữa, khi mẹ vợ của ông bị ðiệu về triều ðình, ông ðà trách mắng bà thậm tệ vì mối cảm tình của bà ðối với Ðốc Chiêm. Số vàng do bà cấp cho Ðốc Chiêm phải vào tay ông. Cuối cùng ông ra lệnh xử trảm vị tướng này ngày 1 tháng 6”.
Trích Những tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Đặng Phương Nghi, TSSĐ số 9-10, trang 209.
Chẳng lẽ những truyện “tàn độc” của Nguyễn Huệ đối với vua Lê, Ngọc Hân công chúa đều không biết?
Chỗ nào là sự thật lịch sử và chỗ nào là cái lý lẽ thế nhân thường tình?
Hãy đọc một trích đoạn lối viết ngược của Trần Vũ cho biết:
“Đêm ở phủ Chúa, Huệ bước chân lên lầu Tử Các, lòng âm ỉ cơn say. Sống với Huệ hơn một tháng, Ngọc Hân đã biết những thói quen chung chạ của Huệ. Thói quen của chứng bệnh thường thấy đi kèm với bệnh cuồng sát. Lẳng lặng, tự nguyện, không đợi Huệ bắt, nàng cởi xiêm áo đến quỳ trước chân giường. Cái liếc mắt của Ngọc Hân ném về phía Huệ sắc đến nổi gai. Huệ lấy roi, không phải dây đai của đêm hợp cẩn, mà là thứ roi gai của quản tượng dùng quất voi khi lâm trận. Ngọc Hân uốn lưng đợi, tóc xõa chảy xuống nền đá, không trang sức, không cả chiếc vòng kiềng cổ truyền của con gái Bắc Hà, chỉ dấu thẹo đỏ do sắt nung ở vai. Vết thẹo đã lên da non nhưng đoán được dấu tỉ ấn của Huệ. Hai ba tấm màn gấm dụ buông quanh chỗ Ngọc Hân quỳ, Huệ tiến tới một bước, hai bước, rồi vung tay quất. Đâu roi vút tiếng rít như rạch tấm màn gấm. Ngọc Hân oằn người bấu cứng lấy trụ giường. Huệ đã say máu, những chấm máu li ti tím bầm nổi trên lưng Ngọc Hân trông như những vết ong đốt, hay những giọt mực son rỏ trên lên vũng sữa. Huệ vung tay tới tấp”.
Ðây là truyện ngắn mà người viết bài này ðọc ðến ngỡ ngàng, thích thú và sướng vô cùng. Ðọc tiếp:
“Đêm hôm đó, để mặc Huệ dày vò, đánh đá trong một cuộc truy hoan trước khi viễn chinh. Hân vừa rên rỉ vừa thì thào “nữa đi, nữa đi” như thách thức, dầu chỉ tưởng đến cái cơ nghiệp nhà Lê để quên nỗi đau của thể xác.”
Đọc xong, chỉ ước làm người Quang Trung của Trần Vũ!! Không phải của Duyên Anh.
Phải chăng cũng một cung cách ấy mà Nam Dao trong tập truyện dài lịch sử lấy bối cảnh triều Tây Sơn trong cuốn Gió Lửa?
Khiếp quá! Giữa cái “hư cấu“ của Nguyễn Mộng Giác và cái hư cấu của Trần Vũ và của Nam Dao thì ðọc Trần Vũ, Nam Dao sướng hơn nhiều.
Tập truyện dài Gió lửa củ Nam Dao với “tuyệt hư cấu” và thay ðổi cả “trục thời gian lịch sử” viết thật hay. Rất tiếc, phải cần một trình ðộ thưởng thức vãn học nào ðó nên cuốn truyện ðã không ðược người ðọc lưu tâm ðủ.
Và cuối cùng trong Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn cầm bút ở ngoài Bắc với xác chết người đẹp Ngô Thị Vinh Hoa, người tình của Nguyễn Huệ. Câu chuyện trong Phẩm tiết xoay quanh một cái chết mà chỉ nhà văn với giầu óc tưởng tượng mói viết ra được.
Một số nhà phê bình miền Bắc gọi Nguyễn Huy Thiệp “xuyên tạc lịch sử” hay là một thứ “ lịch sử giả”?
Nguyễn Huy Thiệp đã trả lời một cách đích đáng, “Không ai đánh nhau với cái xác chết, người ta chỉ khai thác các xác chết sao có lợi mà thôi.”
Phải chăng cái xác chết mà nhà văn muốn nói ở đây là sự thật lịch sử về Nguyễn Huệ?
Giữa Ngọc Hân – Nguyễn Huệ của Nguyễn Mộng Giác và Ngọc Hân-Nguyễn Huệ của Trần Vũ, của Nam Dao có một chặng đường sa mạc không bao giờ tưởng có thể đi tới.
Đó là một sự đánh tráo con người và số phận Ngọc Hân-Nguyễn Huệ mà chỉ có tiểu thuyết mới có quyền năng làm như vậy. Như thế, phải chăng sẽ không có điểm hẹn lịch sử nào giữa một nhà viết sử và một nhà văn? Thế giới của nhà viết sử và của nhà văn thì không phải là một?
Cho nên rõ ràng nó không có chỗ cho một sự đối đầu cần thiết giữa các quan điểm lịch sử với quan điểm văn học mà chúng ta mong đợi.
Và vì thế chuyện viết sử và chuyện viết của nhà văn có những đối tượng và mục đích khác nhau. Cùng lắm nhà viết sử đi tìm sự thật còn nhà văn trên cả sự thật đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật.
Trở về lại với khung cảnh sử học Việt Nam, đặc biệt phía những người Quốc Gia người ta nhận thấy từ Trần Trọng Kim tiếp nối Hoa Bằng, Phạm Văn Sơn, Tạ Chí Đại Trường, Vũ Ngự Chiêu và đến người viết mới đây nhất về Tây Sơn, tác giả Trần Gia Phụng thì ít nhiều đều đi theo một một đường thẳng của hình học phẳng mà không bắt gặp bất cứ con đường nào khác.
Riêng Tạ Chí Đại Trường – ông có thế giá sử học – ông có những cố gắng khám phá, những biện luận thông minh sắc bén và trí thức, nhưng đôi khi cũng lùi bước trước những “gánh nặng lịch sử”.
Có thể ông đã không viết khác được.
Tạ Chí Đại Trường càng tỏ ra cái tài tuấn biện luận sử học thì một mặt khác cho thấy sự biện luận ấy là do thiếu tài liệu sử, thiếu thông tin sử học. Giả dụ rằng, ông có trong tay đầy đủ chứng liệu sử học từ nhiều nguồn thì chỉ việc khệ nệ bê ra và khỏi cần đến biện luận?
Ngày nay đọc lại bài khảo cứu của ông về cuộc hành quân ra Bắc trong chiến dịch Việt -Thanh cho thấy sự khan hiếm tài liệu thật rõ rệt. Các biện luận của ông về chiến dịch này không còn đứng vững nữa vì thiếu cơ sở.
Lấy một tỉ dụ, người ta đọc thấy những câu chuyện hư cấu, những huyền thoại về Tây Sơn được viết lại trong “ngoại thư” Hoàng Lê Nhất Thống Chí (HLNTC) – một tập sách mà thật ra chỉ là sự pha trộn khéo léo giữa một số sự kiện có thể “giả định là thực” cộng với hư cấu! Linh Mục Nguyễn Phương, giáo sư sử học đại học Huế có viết một bài: Giá trị Hoàng Lê Nhất Thống Chí đăng trên báo Bách Khoa, ngày 14-5-1963, trang 15-22 Trong đó linh mục Nguyễn Phương đánh giá thấp giá trị lịch sử của tập sách và cuối cùng ông xếp vào loại sách truyện, thứ ngoại thư.
Tạ Chí Đại Trường trong tác phẩm Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771-1802 cũng thừa nhận HLNTC là không dùng được vì tính cách truyện của nội dung tập tài liệu.
Vậy mà cũng chính Tạ Chí Đại Trường trong phần viết về: Chiến tranh tiêu diệt họ Trịnh, vì không có tài liệu nào khác về phía nhà Nguyễn cũng như về phía sử Trung Hoa. Ông đã đành lòng ghi nhận: Phần viết này thì đều lấy lại ở HLNTC!
Sự trung thực đáng quý. Nhưng nó lại thật là mâu thuẫn với tư cách một người viết sử.
Những “kiến thức có sẵn” ấy do sự lập đi lập lại bởi nhiều người, bởi nhiều “sách vở viết theo” do những nguyên do khác nhau đã dần trở thành những “gánh nặng lịch sử” khó phá vỡ được?
Đã đến lúc phải can đảm trút đi cái “Gánh nặng lịch sử này”.
Xin ðưa ra một bằng chứng ðể làm bằng cớ về số quân nhà Thanh trong cuộc chiến Việt Thanh. Số quân nhà Thanh sang ðánh nước ta ðược sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí phóng lên ðến 500.000, chỗ tài liệu khác xuống 300.000 quân. Riêng sử gia Tạ Chí Ðại Trường thì ðành “khiên cưỡng” chấp nhận con số 200.000 quân ðược coi là chấp nhận ðược bằng vào các sử liệu của Việt Nam. Nhà sử học Trần Quốc Vượng cũng nói ðến con số 20 vạn quân.
Nhưng ngay từ thập niên 1960 thì một ông sử gia Trung Quốc, ông Tưởng Quân Chương, dựa theo Thanh sử, châu bản cũng như Tấu chương của Tôn Sĩ Nghĩ ðã ðưa ra một con số “sửng sốt”. Tưởng Quân Chương cho rằng Tôn Sĩ Nghị chỉ mang “8000” quân sang Việt Nam, trong khi ðó Nguyễn Vãn Nhạc ðã tụ tập 10 vạn binh mã ðể ðánh quân Thanh. Vì vậy quân Thanh ðại bại.
Để đáp lễ tức khắc Tưởng Quân Chương, các tác giả Nguyễn Hiến Lê và Nguyễn Hữu Ngư viết bài trên Bách Khoa, số 77, ngày 15-3-1960, trang 23: “Bàn về đính chính sử liệu Việt Nam nhân một bài viết của học giả Trung Quốc Tưởng Quân Chương”
Trích lại trong Sự thực sử học: một con đường ngắn nhấn dẫn tới đoàn kết dân tộc, tác giả Vũ Ngự Chiêu, Phần tài liệu đọc thêm II: Việc nghiên cứu nhà Tây Sơn. Đăng trên Báo Đi Tới số 84, Bộ mới, Tôn giáo và Dân tộc, trang 159.
Vấn đề ở đây là để phản bác học giả Trung Quốc, ông Nguyễn Hiến Lê đã dựa trên tài liệu chính sử nào? Tài liệu của các thừa sai Pháp, tài liệu Thanh sử hay tài liệu của các học giả viết bằng tiếng Anh?
Ai là nhà sử học trên có thẩm quyền tinh thần để đưa ra một con số “gần đúng” với sự thật lịch sử?
Tác giả Nguyễn Duy Chính, trong tập biên khảo Việt Thanh chiến dịch. Quân Thanh tiến vào Thăng Long đã đưa ra một con số khá tương cận với con số của học giả Trung Quốc khi ông viết:
“Việc dựng lại các trận đụng độ giữa quân Thanh và quân Nam trong vòng một tháng tiến binh của họ cần phải được cân nhắc để không quá sơ sài như sử nước ta mà cũng không huyênh hoang như sử Trung Hoa.
Vấn đề quân số nhà Thanh đem sang nước ta là bao nhiêu cũng cần được đánh giá lại . Việc khẳng định 20, 30, 50 vạn như nhiều sách vở khó có thể coi là chính xác, phần lớn do nhận định chủ quan và dựa trên ước đoán tổng quát.
Riêng sách vở của Trung Hoa thì họ luôn luôn nhắc lại con số trong Đại Thanh thực lục là một vạn quân mặt đông và tám ngàn quân mặt tây đưa đến con số 18.000 quân cho cả hai mặt.
Và tác giả Nguyễn Duy Chính giải thích thêm là “vua Càn Long chỉ sử dụng quân của bốn tỉnh phía Nam và tây nam như một cuộc chiến ủy nhiệm khác hẳn các chiến dịch khác thường ðiều ðộng nhiều cánh quân từ nhiều vùng, nhất là Bát kỳ Binh ở miền Bắc.” [Xin ðọc thêm bài viết của cùng tác giả về “Từ Quân Doanh kỷ lược ðến Khâm Ðịnh An-Nam kỷ lược”, ðãng trên Gio-o.com ]
Giữa con số đề nghị của Tạ Chí Đại Trường là 200.000 ngàn quân Thanh và con số của Nguyễn Duy Chính chứa tới 20.000 người, đâu là con số giả định có thể chấp nhân được gần đúng?
Người viết xin mượn chữ của Phạm thị Hoài phải chăng cần có kết quả của những phép tính trừ trong việc đọc về các con số trong chiến dịch Việt-Thanh?
3. Giải trừ huyền thoại về cách ðối xử tàn nhẫn của nhà Nguyễn Gia Long ðối với Quang Trung Nguyễn Huệ
Có một điều cần lưu ý bạn đọc là những tài liệu liên quan đến sự “bạo tàn” của Nguyễn Ánh khi mới lên ngôi thì đều xuất phát từ hai nguồn tài liệu:
Thứ nhất từ các lá thư của các thừa sai Pháp trong Archives des Missions Étrangères de Paris, Cochinchine, trong đó có các tài liệu như: Lettres édifiantes et curieuses của Gia Tô Hội. Bộ Nouvelles lettres Édifiantes et curieuses do Đặng Phương Nghi hoặc do Nguyễn Ngọc Cư dịch hoặc Những Lời thuật của Barisy về Trận Thị Nại, Thư của giáo sĩ Le Labousse cũng về Trận Thị Nại hoặc Lời thuật của Brisy về trận Phú Xuân. Cả ba tài liệu trên đều do giáo sư Hoàng Xuân Hãn chuyển ngữ.
Thứ hai và đây là phần quan trọng nhất là các vụ trả thù Tây Sơn lại do chính các sử gia triều Nguyễn chính thức tường thuật lại. Điều đó cho thấy thái độ công khai hóa các trừng phạt vì họ cho rằng trừng phạt đó là xứng đáng, là xử theo luật. Bây giờ người đọc cho là xử phạt quá tàn độc như hình phạt cho voi giày xé là có ghi trong luật lệ hẳn hoi. Giả dụ Tây Sơn có quyền lực trong tay mà bắt được giặc có lẽ cũng không làm khác hơn.
Về các tài liệu của Hội Thừa sai Ba Lê
Khi dịch các tài liệu của Hội Thừa sai Ba Lê, bà Đặng Phương Nghi cũng ghi nhận tính cách “tế nhị” khi phải dịch những lá thư đó. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính cách cập nhật và tinh cách nhân chứng của các lá thư này.
Đọc các thư từ hay bài tường thuật của các thừa sai Ba Lê cho thấy những nhận xét chi li, tỉ mỉ, tính chất người đậm nét và những biểu lộ tình cảm cũng rất người của các lời tường thuật. Nó như chuyện kể thực, sống động và trung thực.
Điều này cũng chứng tỏ Vũ Ngự Chiêu đã bất công khi đánh giá các tài liệu này.
Các lời tường thuật có tính truyền đạt, được sự cảm thông của người đọc không thua gì một bài phóng sự của một tay viết báo bây giờ. Đọc không thể không mủi lòng, rơi lệ vì sự tàn bạo của con người, của kẻ thắng trận đối với kẻ bại trận. Nhất là đối với các phụ nữ, vợ các tướng tá bại trận.
Xin được trích dẫn vài đoạn tiêu biểu.
“Sau ðó, Nguyễn Vương hỏi tôi ðã trông thấy các ngụy tướng chưa; thấy tôi ðáp rằng chưa, ngài cho lệnh giải họ tới. Rồi ngài bảo tôi ði xem các chị em của Tiếm vương (Cảnh Thịnh). Tôi ðã tuân lệnh. Những tù nhân này ở một ngôi nhà kín, hơi tối, thiếu vẻ thanh nhã; trong cảnh huống của họ, có sự tương phản giữa quá khứ và hiện tại. Tất cả có 5 người; một 16 tuổi rất ðẹp, một thiếu nữ 12 tuổi, con vương phi Ðàng Ngoài, dung mạo tầm thường; còn ba người khác từ 16 ðến 18 có nứỚc da hơi sẫm, nhưng dung mạo xinh ðẹp. Trong một ngục thất khác không xa, có thân mẫu của vị thiếu phó, tướng chỉ huy ðạo quânbao vây thành Quy Nhơn. Bà ta ðộ 55 tuổi và có nhan sắc. Trong trạng huống bất hạnh, bà tỏ ra rất cương quyết, có vẻ trinh thục và không tự tôn. Rồi tới vợ phò mã Nguyễn Vãn Trị, là chị ruột của Tiếm Vương. Còn bà Tư-Khấu Ðịnh, vợ tướng chỉ huy pháo binh, có võ tướng; Bà Tham-lĩnh Thông, vợ phó ðô ðốc hải quân và sau nữa còn rất nhiều người, muốn nhớ hết phải ghi cả một niên giám trong ký ức.
Nguyễn Vương đã để cho cướp phá tất cả dinh thự của các tướng địch và tôi tức giận các binh lính đã đập vỡ và phá hủy tất cả những thứ lọt vào tay họ; chắc chắn có những tòa nhà tuy xây cất theo lối Trung Hoa nhưng nếu ở Paris thì có lẽ được coi là những lâu đài tráng lệ, nhiều vườn đẹp trồng nhiều dị thảo và nhiều bình cho Nhật Bản.
Tóm lại, đó là chung cục việc báo thù của Nguyễn Vương và chắc hẳn ít là nỗi oán cừu của ngài rất hời hợt”.
Về Chính sử triều Nguyễn
Nay thử đọc một số trích đoạn được ghi chép trong chính sử triều Nguyễn về các hình phạt “dã man” dành cho kẻ chiến bại:
“Tháng 11 làm lễ tuyên cáo võ công. Ngày Quý dậu tế thiên địa thần kỳ, Ngày Giáp tuất hiến phù ở Thái miếu.(Hiến Phù: Dâng những người bắt được trong chiến tranh.)
Sai Nguyễn Văn Khiêm là Đô thống chế dinh Túc trực, Nguyễn Đăng Hựu là Tham tri Hình bộ áp dẫn Nguyễn Quang Toản và em là Quang Duy, Quang Thiệu, Quang Bàn ra ngoài cửa thành, xử án lăng trì cho 5 voi xé xác (Dùng 5 con voi chia buộc vào đầu và hai tay chân, rồi cho voi xé, đó là một thứ cực hình), đem hài cốt của Nguyễn Văn Nhạc và Nguyễn Văn Huệ giã nát rồi vất di, còn xương đầu lâu của Nhạc, Huệ, Toản và một của vợ chồng Huệ thì đều giam ở Nhà đồ Ngoại. (Ngoại đồ gia: Sau đổi là vũ khổ (Năm Minh Mệnh thứ hai đổi giam vào ngục thất cấm cố mãi mãi) Còn đồ đảng là bọn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng đều xử trị hết phép, bêu đầu cho mọi người biết. Xuống chiếu bố cáo trong ngoài”.
Trích Thực Lục, trang 531.
Theo tài liệu Bissachère ghi ở trên còn đưa ra chi tiết anh em nhà Cảnh Thịnh trước khi chết còn phải chứng kiến cảnh các lính tráng tiểu tiện vào sọt đựng hài cốt của Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc.
Căn cứ vào sự việc được chính thức sử gia nhà Nguyễn kể lại thì quả thực cách hành xử của Nguyễn Ánh quả là quá tàn độc đội với kẻ đã chết cũng như đối với con cháu và tướng tá thuộc hạ của Nguyễn Huệ.
Cũng vì thế, các nhà viết sử VN đều đồng loạt lên án Nguyễn Ánh, Gia Long. Từ Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, Phạm Văn Sơn trong Việt sử toàn thư, Hoa Bằng trong Quang Trung, anh hùng dân tộc đến Vũ Ngự Chiêu đều cùng đồng loạt lên án Nguyễn Ánh Gia Long.
Các sử gia Trần Trọng Kim và Phạm Văn Sơn chê trách triều đình nhà Nguyễn hẹp lượng. Hoa Bằng thương tiếc cho người anh hùng Quang Trung bị gán cho chữ Ngụy.
Trần Gia Phụng chê trách Nguyễn Ánh viện cớ việc trả thù chỉ là dựa trên “nghĩa lớn trong kinh Xuân Thu” mà thực ra là trái với đạo lý cổ truyền của dân tộc.
Vũ Ngự Chiêu thì viết:
“Không ai phủ nhận ðược một ðiều: Cách ðối xử của các vua nhà Nguyễn (1802-1945) với Quang Trung Nguyễn Huệ và gia ðình Tây Sơn cực kỳ tàn nhẫn. Theo Ðại Nam Thực Lục, Chính biên, từ tháng Một Tân Dậu,ngay khi tái chiếm kinh thành Huế, Nguyễn Chủng cho lệnh phá hủy mộ Quang Trung, “bổ sãng, phơi thây bêu ðầu ở chợ”. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu của nhà Tây Sơn ”31 người ðều bị lãng trì cắt nát thây”…Sự trả Thù còn trút xuống dòng dõi Nguyễn Vãn Nhạc dưới thời Minh Mạng (…)
(Trích Việc nghiên cứu nhà Tây Sơn (1778-1802) Nguyên Vũ, Ngàn nãm soi mặt, 2002. Trích lại trong báo Ði Tới, số 84, bộ mới, trang 159.
Qua những tư liệu vừa trích dẫn trên cũng như sự đồng thuận của các người viết sử cho thấy dư luận nói chung đều lên án cách hành xử của các vua quan nhà Nguyễn đối với Tây Sơn- một người được coi là anh hùng dân tộc.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn lại và đánh giá lịch sử cho công bằng.
Thực sự Nguyễn Ánh có phải là người có bản tính tàn độc đối với kẻ bại trận không?
Căn cứ vào chính sử Nhà Nguyễn cho thấy Nguyễn Ánh không phải ác độc như cái nhìn miệt thị của các người viết sử.
“Trừ cỏ xấu, cốt để nuôi cho lúa tốt; giết kẻ ác, cốt để cứu giúp dân lành. Vả chăng một phủ Quy Nhơn đều là đất đai cũ, nhân dân cũ của ta, từ thuở Tây Sơn nổi loạn, dùng làm sào huyệt, nhân dân bị thế bắt buộc, không thể không theo (…) Vậy ra lệnh từ nay phàm khi đối trận chém giết thì không kể, còn bắt được người tại trận, không kể người ở Thuận Hóa, Bắc Hà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, đều được thưởng như nhau bất tất phân biệt; người từ Quảng Ngãi về Bắc thì cho lưu lại để thu dùng, người ở Quy Nhơn trở vào thì cấp cho tiền gạo rồi thả về. Đó thực là đánh bằng nghĩa mà dạy bằng nhân vậy. Ta đã đinh ninh dặn bảo, nếu có ý trái lệnh giết càn thì tức là hạng quân kiêu căng giận dữ, do lòng tàn nhẫn, đều chiếu theo quân pháp mà trị tội.”
Trích “Quốc Sử Quán Triều Nguyễn. Đại Nam Thực Lục”, tập một, trang 471-472, nxb Giáo Dục.
Và đối với bọn cựu thần nhà Lê và những hương cống học trò cũng như con cháu họ Trịnh, Nguyễn Ánh đều lấy lẽ phủ dụ, thấu rõ tâm tình của họ để thu phục họ. Sử nhà Nguyễn viết:
“Ta sẽ nghe lời nói thử việc làm, tùy tài bổ dụng, cho người hiền được có vị, người tài được có chức, họp lòng nghĩ, chia mưu làm, để cùng nên đạo trị nước. (…)
Với dòng họ Trịnh sử viết “Tiên thế ta với họ Trịnh vốn là nghĩa thông gia. Trung gian Nam Bắc chia đôi, dần nên ngăn cách, đó là việc đã qua củ người trước, không nên nói nữa. Ngày nay trong ngoài một nhà, nghĩ lại mồí tình thích thuộc bao đời, thương người còn sống, nhớ người đã mất, nên lấy tình hậu mà đối xử. Vậy cũng báo cho nhau, họp chọn lấy một người trong họ giữ việc thờ cúng, để giữ tình nghĩa đời đời “.
Trích ĐNTL, trang 507-508.
Cách ứng xử như trên, có tình có nghĩa nào phải của một kẻ tàn độc?
Riêng đối với La Sơn phu tử được coi là cố vấn cận thần của Tây Sơn, 4 lần được Nguyễn Huệ vời ra giúp nước đã được Nguyễn Ánh đối đãi khoan hồng như Sử sách ghi:
“Thả Xử sĩ ở Nghệ An là Nguyễn Thiếp vê. Vua dụ rằng: “Khanh là người có tuổi tác đạo đức, rất được người ta trông cậy. Sau khi trở về núi nên khéo đào tạo lấy nhiều học trò để ra sức phò giúp thịnh triều, khỏi phụ tấm lòng rất mực mến lão kính hiền của ta”. Bèn sai quan quân đưa về.
Trích ĐNTL, trang 445.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao Nguyễn Ánh, Gia Long lại có mối thâm thù và muốn trả món nợ cừu hận ấy? Phải chăng Nguyễn Huệ cũng xử sự tàn độc khi chiến thắng?
Những việc làm “tàn độc” của Tây Sơn hầu như bị sử sách bỏ quên
Việc Nguyễn Ánh làm thì được kể lại kỹ càng. Nhưng việc của Tây Sơn làm thì không đụng tới. Phải được hiểu như thế nào về sự việc này?
Xin đọc trích dẫn một số sự việc khi Nguyễn Huệ Bắc tiến do linh mục Thomas Thiện viết phúc trình:
“Chừng một tháng nay, một vị tướng của tầu Attila, Nguyễn Huệ tên là Vach Quinh ðã trở lại xứ Nghệ mộ rất nhiều lính. và bắt dân chúng cung cấp một số gạo lớn. Với những hành ðộng tối dã man, tên ác quỷ ðó thường hay xẻo tai, lột da mặt từ trán cho tới miệng, ðánh nhừ tử cho ðến chết những viên xã trưởng hay những ðại diện cho các làng xã không tuân lệnh hắn ngay (…) Ai nếu ðều tin chắc rằng Bắc Vương ra Bắc Kỳ là ðể chiếm ngai vàng vương quốc mà thôi.
Những người ra trình diện ðều bị bắt ngay lập tức. Họ phaỉ trả một số tiền chuộc ít hay nhiều tùy theo chức vụ và tư cách của họ nếu họ muốn chạy tội. Còn nếu không có tiền chuộc, họ sẽ bị xử tử (…) Phẫn nộ trước các hành ðộng khinh thị ý ngài, Bắc Vương liền cho bắt họ lại và ra lệnh tịch thu tài sản của họ. Ngược lại họ cứng ðầu mãi, thì họ sẽ bị giết (…) Quân Tây Sơn ra lệnh cho dân làng ông phải ðem nộp ông ta ngay nếu không cả làng sẽ bị cướp phá hoàn toàn. Dân làng buộc lòng phải tuân lệnh và vị quan khốn nạn này lại rơi vào tay của quân Tây Sơn “ bạo tàn”, chúng liền xử tử ông và treo ðầu ông bên lề ðường.”
Ký tên. Thomas Thiện, linh mục người Bắc Kỳ.
Trích Tài liệu mới lạ về những cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ, Đăng Phương Nghi,Tập san sử địa, số 9-10, Sàigòn, 1968, từ trang 196-198.
Có hai tài liệu do Ngô Bắc dịch mới đây chứng minh rằng Tây Sơn đã dùng hải tặc Trung Hoa trong việc Bắc tiến. Đám Hải tặc Trung Hoa đã gây nhiều kiếp nạn trong vùng mà chúng đi qua hoặc trú đóng đúng như nội dung bản phúc trình của Thomas Thiện vừa được trích dẫn ở trên. Tài liệu do Dian H. Murray viết với tựa đề: Các ảnh hưởng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn trên sự phát triển của Hải tặc Trung Hoa. Để viết tài liệu này, Murray cũng đã dẫn chứng hàng chục tài liệu liên quan của các sử gia Tầu như Shun-tehsien-chih, Kuang-tung t’ung-chih, Chu Huai,8 chuan, 1827, v.v…
Điều đó cho thấy binh đội Tây Sơn đi đến đâu dân chúng lầm than khổ sở vì bị cướp bóc, bắt lính và tàn sát dân chúng đến đó.
Nào ai đã viết lại về các sự việc này?
Riêng đối với dòng họ Nguyễn Ánh thì kể như không một người nào sống sót dưới bàn tay của Tây Sơn, trừ lại còn mình Nguyễn Ánh. Theo Trần Gia Phụng ghi lại thì:
- Thứ nhất chú, bác ruột Nguyễn Ánh bị giết là Định Vương Nguyễn Phúc Thuần, Tân chính vương Nguyễn Phúc Dương.
- Thứ nhì anh em ruột của Nguyễn Ánh cũng bị Tây Sơn giết là Nguyễn Phúc Đông (anh ruột) và Nguyễn Phúc Mân, Nguyễn Phúc Thiên (em ruột).
- Thứ ba quan trọng hơn cả, Tây Sơn đã cho quật mộ Nguyễn Phúc Côn (thân phụ cuả Gia Long) đem hài cốt đổ xuống sông năm 1790.
Về việc này, xin đọc kỹ chính sử nhà Nguyễn đã viết lại như sau:
“Tháng 9, ngày Ất Hợi, sửa lại sơn lăng.
Trước kia giặc Tây Sơn Nguyễn văn Huệ tham bạo vô lễ, nghe nói chỗ đất phía sau lăng Kim Ngọc (tức lăng Trường Mậu rất tốt, định dem hài cốt vợ táng ở đó. Hôm đào huyệt, bỗng có hai con cọp ở bụi rậm nhảy ra, gầm thét vồ cắn, quân giặc sợ chạy. Huệ ghét không muốn chôn nữa. Sau Huệ đánh trận hay thua, người ta đều nói các lăng liệt thánh khí tốt nghi ngút, nghiệp đế tất dấ. Huệ bực tức, sai đồ đảng đào các lăng, mở lấy hài cốt quẳng xuống vưc…(…) Đến nay Huyên đem việc tâu lên Vua thương xót vô cùng, thân đến xem chỗ ấy, thì vực đã bồi cát mấy chục trượng. Tức thì sai chọn ngày lành làm lễ cáo và an táng lại.(..) Ngày kỷ Hợi, vua thân đến tế cáo, nghẹn ngào sa lệ, bầy tôi đều khóc cả“
Trích ĐNTL, trang 466.
Chẳng những thế, Tây Sơn Nguyễn Huệ còn đào hết lăng tẩm 8 đời của chúa Nguyễn tại Thừa Thiên, ném xuống sông. Nhưng điều mà Nguyễn Ánh không thể tha thứ được là phần mộ của Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của Nguyễn Ánh cũng bị khai quật và hài cốt bị ném xuống sông.
Theo tài liệu ghi lại không lấy gì làm chắc chắn trong Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả cho biết chi tiết như sau:
“Theo truyền thuyết khi Tây Sơn khai quật hài cốt đức đức Hưng tổ ném xuống sông thì một hôm Nguyễn Ngọc Huyên bỏ lưới bắt cá, sau ba lần đều thấy cái sọ nằm trong lưới. Huyên cho là sọ của một vị nào anh linh nên kiếm nơi an táng tử tế. Khi vua Gia Long lên ngôi đi tìm lại hài cốt của thân phụ nghe người làng tường thuật, ngài cho đòi Ngọc Huyên bảo chỉ chỗ. Khi đào được sọ lên, vua chích huyết ở tay mình cho giọt vào sọ, sọ liền hút những gọt huyết này (lối thử này cho biết mối liên hệ cốt nhục giữa hai người)”.
Trích “Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả”, trang 193, nxb Thuận Hoa,, Huế 1995. Trích lại trong bài viết của cụ Võ Hương An “Bàn về Tây Sơn Nguyễn Ánh. Chuyện đời vay trả.”
Dưới cái nhìn thông tục, đời thường, cụ Võ Hương An cho rằng cuộc trả thù của Nguyễn Ánh chỉ là một cuộc vay trả. Đời có vay thì có trả. Nói khác đi sự trả thù có ý nghĩa chính đáng, chấp nhận được nếu đặt trong bối cảnh một xã hội theo thứ “Văn Hóa nuôi thù” vốn tồn tại nơi người Việt Nam.
Trả thù đôi khi trở thành một thúc bách luân lý và bổn phận.
Kết luận
Nay về phía Hà Nội, vào năm 2008 đã có một hội thảo “đánh giá lại Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn” từ đó có một chuyển hướng trong cách nhìn và đánh giá lại sử đời nhà Nguyễn theo một cái nhìn công bình và khách quan hơn. Những đánh giá sử học dựa trên yêu cầu chính trị xem ra không còn thỏa đáng nữa.
Và nay còn một chút hy vọng, có một số người viết sử chuyên ngành, tham khảo nhiều nguồn tài liệu từ nhiều nguồn – từ tiếng Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Anh.
Hy vọng họ như những con tàu phá băng, phải phá vỡ từ bên trong những kiến thức đã đông cứng. Không thể cứ mãi sống trong những huyễn tượng sử không thật, tự dối mình và dối người.
KHOA HỌC LỊCH SỬ,
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CUỘC THƯ HÙNG GIỮA
NHÀ NGUYỄN GIA LONG VÀ NHÀ NGUYỄN TÂY SƠN
Có lẽ nhà Nguyễn Tây Sơn và nhà Nguyễn Gia Long là giai đoạn lịch sử nhiều bi tráng mà cũng hào hùng nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Cả hai đều cùng tộc họ nguyễn, nhưng vị trí trong xã hội lại khác nhau. Có người còn truy nguyên gốc gác của anh em Tây Sơn thật ra không phải họ nguyễn mà là họ hồ. Điều đó càng cho thấy ý nghĩa về tộc họ thực chất cũng chỉ là tương đối.
Khi ba anh em Tây Sơn bắt đầu phất lên, khi đó họ Nguyễn Hoàng đã cai quản, ngự trị trong Nam đã lâu đời rồi, là dòng họ đang cầm quyền tại địa phương miền Nam. Bởi vậy khi Tây Sơn lên cầm quyền cả nước, dưới mắt Nguyễn Ánh, đó chỉ là bọn giặc, bọn ngụy, không phải dòng tộc chính thống. Nguyễn Ánh như vậy vì có thâm thù nhà, phất cờ chống lại triều đại Tây Sơn cũng chỉ là như thế.
Thứ nữa, điều sai lỗi nghiêm trọng của Nguyễn Ánh là cầu viện cả tới nước ngoài như nước Pháp và nước Xiêm khi đó để chống lại Tây Sơn, vì nhu cầu cá nhân và dòng tộc. Tuy vậy dòng họ Tây Sơn cũng chẳng phải là giới dân đinh thuần túy. Tây Sơn vốn là thân hào của địa phương thời đó. Và với thân thế như vậy mà Tây Sơn mới dấy lên được do hoàn cảnh lịch sử và cái nhìn về lịch sử xã hội lúc ấy cho phép họ.
Mọi người đều biết thời bây giờ là thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Đất nước bị chia đôi hai miền Nam Bắc đánh nhau suốt cả trăm năm, lấy sông Gianh làm giới hạn. Tuy thế, miền Nam lúc ấy đã có giao lưu với các hiểu biết xã hội của các nơi thông qua giới thương buôn và giới truyền giáo từ phương Tây đến. Có lẽ đó là hai yếu tố khiến cho nhà Tây Sơn thấy phải làm điều gì đó vừa có lợi cho xã hội vừa có lợi cho bản thân mình, đó chính là ý nghĩa quật khởi của họ để cuối cuối cùng đi tới được sự lên ngôi của hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ.
Nhưng cái khác với Nguyễn Ánh, thay vì quỵ lụy xin xỏ người ngoài, Nguyễn Huệ đã anh dũng chống lại quân xâm lược nhà Thanh của Trung Quốc, tiêu diệt đến hai trăm vạn quân thù, giữ vững được cương thổ quốc gia, đó chính là nét son chói lọi nhất. Tất nhiên khi đã lên ngôi vua, Nguyễn Huệ phải bảo về quyền lợi cá nhân và dòng tộc mình, thế nhưng không phải bằng kiểu đầu hàng, quy phục phương Bắc như kiểu Mạc Đăng Dung, Lê Chiêu Thống, đó mới là điều nên chú ý nhất. Tuy vậy cuối cùng, Nguyễn Ánh vẫn tiêu diệt được nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước và lên làm vua thì ý nghĩa là thế nào ?
Thật ra, nếu chỉ mỗi mình Nguyễn Huệ hay Nguyễn Ánh cũng chẳng làm được gì. Nhưng nhờ thời cơ khách quan, nhờ hoàn cảnh xã hội lịch sử bên ngoài, nhờ tài đảm lược và thao lược mà tự họ có được, nhờ tài năng quân sự chính trị mà họ tự khai thác và vận dụng được, đó chính là những yếu tố thành công của những nhân vật đó. Bởi thế việc Nguyễn Huệ ban đầu ngược đãi dòng họ Nguyễn Ánh, rồi về sau khi đã cầm quyền, Nguyễn Ánh trả thù gia đình, dòng tộc Nguyễn Huệ cũng chỉ là việc bình thường thời quân chủ, chẳng có gì đáng nói, cho dù nó tàn ác như thế nào chăng nữa. Chuyện có vay có trả chỉ đơn giản là như thế.
Mặt khác đi đã lên cầm quyền, người đứng đầu triều đại đều có cả khối đội ngũ triều đình và dân chúng để huy động, đó là chưa nói làm gì cũng nhân danh theo luật, thứ luật pháp mà họ làm chủ và đặt ra. Có nghĩa Nguyễn Ánh đối xử tàn ác với nhà Tây Sơn khi mình đã chiến thắng, cũng không đi ra ngoài quyền lực và luật lệ của chính triều đại nhà Nguyễn lúc đó. Đó chỉ là tính cách bạo lực của lịch sử, từ khi còn chưa cầm quyền cho đến khi cầm quyền của những giai đoạn lịch sử thời xa xưa nó đều như vậy.
Nhưng duy điều đáng nói nhất, khi đã lên cầm quyền rồi, Nguyễn Huệ đã làm được nhiều điều tốt cho đất nước, và sau này chính Nguyễn Ánh cũng thế. Lịch sử không bao giờ phủ nhận những nổ lực canh tân đất nước mọi mặt dưới thời Tây Sơn Nguyễn Huệ, cũng như không thể nào phủ nhận những thanh quả huy hoàng đối với quốc gia, dân tộc dưới triều đại nhà Nguyễn Gia Long cho tới khi đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm. Như thế kết luận là gì, xét một triều đại là xét về sự thành hình của nó, sự diễn tiến đấu tranh của nó, cuối cùng những kết quả nó đạt được chung cho toàn xã hội khi nó đã lên nắm được quyền thế thôi.
Như thế rõ ràng định mệnh cá nhân và định mệnh xã hội là luôn gắn bó vào nhau. Không phải mọi người trong điều kiện giống như Nguyến Huệ hay Nguyễn Ánh đều có thể làm được những ý nghĩa lịch sử to tát như hai nhân vật đó. Có nghĩa ý nghĩa quần chúng hay giai cấp cũng chỉ là ý nghĩa thứ yếu trước vai trò hay đầu óc của người lãnh đạo. Họ có phải là tinh hoa hay chỉ hoàn toàn nhờ bởi định mệnh siêu hình nào đó của họ hay không. Có lẽ đều do cả hai. Bởi vì tài năng và định mệnh không phải là hai mà lại chỉ là một, có cái này tất phải có cái kia mới có thể thành công ngoạn mục được.
Cái gọi là quần chúng nhân dân hay đấu tranh giai cấp trong xã hội theo như luận điệu của Mao và của Mác đưa ra, đó không hề là khoa học lịch sử khách quan, mà chỉ là những cảm tính chủ quan, hay thậm chí cả cái nhìn ngụy biện hay xuyên tạc lịch sử đúng đắn, khách quan mà mọi người đều có thể đơn giản và dễ dàng nhìn thấy được. Có nghĩa lịch sử tự nó là khách quan, và nghiên cứu mọi khía cạnh khách quan đó một cách đầy đủ, trọn vẹn và bao quát nhất, đó chính là khoa học. Điều này cũng hoàn toàn khác với mọi loại truyền thuyết hay giả sử, khác với mọi loại văn chương hay văn học hóa lịch sử, nó chỉ là những trò giải trí mà chẳng có gì là đích thực hay hoàn toàn đáng tin cả. Nó nhiều khi cũng hoàn toàn tồi tệ chẳng khác mọi loại tuyền truyền chính trị chuốt lục tô hồng cho một thời đại nào đó cuối cùng rồi cũng qua đi mà còn để lại bao hậu quả đáng cười cho tương lai hậu thế.
ĐẠI NGÀN
(28/5/16)
Nếu Nguyễn Huệ không phò Lê giệt Trịnh rồi bất ngờ rút quân về, thì chắc sẽ không có kẻ phản quốc Lê Chiêu Thống. Hoặc nếu giết trịnh rồi dẹp luôn nhà Lê thì chắc sẽ tránh được cho dân Việt bao kiếp nạn. Mưu trí của thổ phỉ làm sao có thể an dân, thời đại Quang Trung chỉ toàn máu và nước mắt mà thôi.
Xin hỏi là việc Hoàng Sa, Trường Sa không thuộc TQ mà TQ còn có thể in vào sgk để dạy học sinh rằng nó thuộc TQ thì việc khai giảm số quân Thanh xâm lược có phải là bình thường? Còn nữa, nếu nói Nguyễn Ánh có vay có trả thì tại sao hiện nay nhân dân lập đền thờ Nguyễn Huệ nhưng lại không thờ Nguyễn Ánh?
“Sử học là một ngành của khoa học xã hội. Mục đích của sử học là nghiên cứu quá khứ để tìm ra một cách chính xác những gì đã xảy ra, tìm ra sự thực nào còn che giấu, mục đích là để soi sáng cho hiện tại.
Như vậy tính cách của sử học luôn đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác, sự khách quan của người nghiên cứu.”
. . . . .
Nói y như con Vẹt