WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Năm mươi năm sự kiên Vịnh Bắc bộ

McNamara đang họp báo về sự kiện Vịnh Bắc bộ

McNamara đang họp báo về sự kiện Vịnh Bắc bộ

Giàn khoan HD – 981 đã rút, nhưng cội nguồn của những tranh chấp vẫn còn nguyên vẹn. Những giải pháp cho biển Đông vẫn rất đen tối. Cũng ở vùng biển này, vào những ngày này, cách đây 50 năm đã xẩy ra một biến cố: “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”.

Ngày 2-8-1964, Mỹ nói rằng tàu USS Maddox đang đồn trú trên vùng biển quốc tế, cách lãnh hải Bắc Việt Nam 28 hải lý. Hà Nội thì cho rằng USS Maddox đã vào sâu lãnh hải của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 6 hải lý. Cuộc chạm trán đã diễn ra. Cả hai cùng tố cáo lẫn nhau.

Mỹ nói: Tàu USS Maddox bị trúng thủy lôi, nhưng không có binh sĩ nào thương vong.

Báo QĐND gần đây viết: “Mỹ đã chuốc lấy thất bại nặng nề: 8 máy bay bị bắn rơi tại chỗ, nhiều chiếc khác bị thương, tên phi công Mỹ Anvarét bị bắt sống ngay trên vịnh Hạ Long. .. Mọi bịp bợm và dối trá không thể che đậy được .. Trận đánh ngày 2-8-1964 và 5-8-1964 đã diễn ra như vậy. Phần thắng đã thuộc về quân và dân miền Bắc.”

Sự kiện Vịnh Bắc bộ là khởi điểm cho một cuộc ném bom ồ ạt, kéo dài gần thập kỷ trên toàn miền Bắc, để lại nhiều hệ lụy thương đau cho nhiều thế hệ.

Hôm nay, Mỹ – Việt đang tiệm cận đến mối quan hệ đồng minh. Sự thực về sự kiện này vẫn chưa được bạch hóa. VN vẫn đổ mọi tội lỗi cho phía Mỹ. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara trong dịp thăm Hà Nội đã hỏi trực tiếp tướng Giáp về sự kiện này. Ai ra lệnh phóng ngư lôi vào tàu USS Maddox? Tướng Giáp lờ đi, không trả lời cụ thể vào câu hỏi.

Vào thời điểm này Hồ Chí Minh còn sống. Ông vẫn nắm trọn quyền lực, mọi quyết định liên quan đến an ninh của quốc gia nằm trong tay ông. Vậy vai trò của ông về sự kiện này như thế nào?

Lúc đó, quan hệ Việt – Trung đang ở thời kỳ nồng ấm nhất. TQ đóng vai trò gì trong sự kiện này?

TQ khẳng định 80% diện tích biển Đông là “lãnh hải truyền thống không thể chối cãi”. Nếu vậy, tại sao họ không có một phản ứng gì khi mà USS Maddox đang trên “lãnh hải truyền thống” của họ.

Tại sao hải quân của QĐND dám đương đầu với khu trục hạm Mỹ vào năm 1964, mà bây giờ lại tỏ ra rất yếu ớt, nếu không nói là bạc nhược trước hành vi của TQ ở những năm sau đó.

Chúng ta đang phải lần mò trong bóng đêm lịch sử. Lịch sử bị ngụy tạo. Lịch sử bị nhào nặn. Lịch sử bị lợi dụng. Lịch sử bị xuyên tạc. Lịch sự bị thêu dệt. Lịch sử bị tiêu diệt.

Hệ quả, có những người cầm bút đã viết trên báo QĐND: “Nghe ông kể, chúng tôi khâm phục về những lý giải có đủ luận cứ, luận chứng về cái gọi là “sự kiện Vịnh Bắc bộ” mà Mỹ đã cố tình tạo ra, nhằm che đậy bản chất xấu xa, cũng như tội ác của chúng. Quân dân miền Bắc và Hải quân nhân dân Việt Nam đã dám đánh, biết đánh, và quyết đánh kẻ thù xâm lược, bảo vệ bằng được vùng trời vùng biển thân yêu của Tổ quốc.”

Bảo vệ vùng trời vùng biển thân yêu, nhưng tại sao lại không bảo vệ những người ngư phủ cũng rất thân yêu của Tổ quốc ?

Chúng ra muốn biết sự thực, dù sự thực có đau lòng. Bởi vì chỉ có sự thực mới sự giải phóng chúng ta ra khỏi màn đêm mê muội và nô lệ của ý thức hệ.

Biên tập viên ĐCV
© Đàn Chim Việt

20 Phản hồi cho “Năm mươi năm sự kiên Vịnh Bắc bộ”

  1. LeQuocTrinh says:

    Năm mươi năm sự kiên Vịnh Bắc bộ

    Cám ơn các bác XYZ và Dân Đen đã lên tiếng phản hồi những nghi vấn của tôi về sự kiện Vịnh Bắc Bộ 1964.

    Bài trích dẫn của bác XYZ nói khá nhiều về sức mạnh hải quân VNDCCH (miền Bắc thời 1964). Tôi xin phép đặt nghi vấn tiếp với bác XYZ.

    Tôi đã từng làm việc kỹ sư trong cơ xưởng chế tạo tàu bè bằng thép ở Canada, cho nên tôi rất nghi ngờ khả năng miền Bắc CS. Muốn thiết lập một cơ xưởng đóng tàu bằng vỏ thép, chế tạo ngư lôi, súng ống trên tàu, thì điều kiện căn bản là phải có công nghiệp nặng về sắt thép hỗ trợ, cần những nhà máy đúc kim loại, nhà máy cán thép, máy tiện, máy uốn, máy cán, máy hàn, máy cắt vv… Lại phải có một đội ngũ hàng ngàn kỹ sư, cán sự, công nhân lành nghề. Rồi nhà máy nào chế tạo động cơ diesel với độ chính xác cao ? Ai cung cấp dầu cặn để chạy động cơ ? Ai cung cấp thuốc súng, đạn đồng để dùng trên tàu chiến ?

    Miền Bắc thời đó mới gượng dậy sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất làm tan hoang cả một xã hội, nông nghiệp xuống dốc, hợp tác xã thất bại, lấy đâu ra tiền để mở mang công nghiệp đóng tàu. Mọi thứ đều phải trông cậy vào tiếp viện của khối CS quốc tế, chủ yếu là Liên Xô và TQ, từ cây kim đến sợi chỉ, kinh tế tê liệt hoàn toàn cho nên lãnh đạo ĐCS và Nhà Nước miền Bắc chỉ còn biết cúi đầu vâng lệnh anh Hai (TQ), anh Cả (LX), phải chấp nhận đặt bút ký vào Bức Công Hàm Bán Nước PVĐ 1958 thì mới được viện trợ nhu yếu phẩm sống lây lất, mới có được xe tăng, thiết giáp, chiên xa, đại bác, súng cối, súng AK47, dầu xăng, đạn dược cung cấp liên tục đưa đến chiến dịch Đại Thắng mùa Xuân 30/04/1975.

    Đừng nói đâu xa vời viển vông, hãy quan sát công nghiệp đóng tàu hiện nay của Nhà Nước sau 40 năm thống nhất, để thấy rằng kỹ thuật hãy còn thô sơ, vẫn còn phải vay nợ quốc tế để đi mua hàng trăm chiếc tàu cũ rích về làm viện bảo tàng đồ phế thải, xem kinh nghiệm VinaShine thi rõ.

    Cho nên trích dẫn một bài bâng quơ thì dễ, hãy đi vào thục tiễn để biết sự thật công nghiệp nặng là gì, để hiểu tại sao đến năm 2000 TQ còn phải cất công sang Ukraina mua một chiếc hàng không mẫu hạm phế thải về. Họ đã phải bỏ ra hơn 10 năm ròng chỉ để tân trang và lắp đặt máy móc nhằm mục đích học hỏi căn bản. Đến giờ chiếc HKMH Liêu Ninh vẫn chưa được phép xung trận, hãy còn nằm ụ trong bến cảng để sửa chữa thêm.

    Bác XYZ thử nhìn kỹ tình hình hiện giờ, thấy rằng toàn thể lãnh đạo ĐCS Nhà Nước cứ lấm la lấm lét sợ xanh mặt trong ba tháng bị dàn khoan HD981 ám ảnh ? Họ có trong tay tàu ngầm KILO của Nga, chiến hạm của Nga, máy bay phản lực tân tiến hoả tiễn, xe tăng, đại bác đấy, nhưng tại sao chưa hề thấy họ gửi tàu chiến ra ngăn cản chiếc dàn khoan khủng ? Tại sao họ khoanh tay ngồi nhìn ngư dân VN bị cưop phá ? Năm 1964 họ có can đảm xông ra đối đầu với chiến hạm US Maddox cơ mà ?

    Kết luận: Những gì đang xảy ra trên quê hương đất nước chính là hậu quả của một chính sách tuyên truyền láo khoét hơn 60 năm, nhiều người vô tình bị tẩy não mà không hay.

    Chào thân ái,

    Lê Quốc Trinh, Canada

  2. XYZ says:

    LeQuocTrinh says: “Tôi cho rằng ở thời điểm năm 1965, hà Nội vẫn còn nghèo sơ xác làm gì có chiến thuyền bằng thép, trang bị ngư lôi và động cơ mạnh để chiến đấu xa bờ”.

    Mời LeQuocTrinh đọc bài sau đây để biết rõ hơn về hải quân Bắc Việt những năm đầu thập niên 1960.

    BƯỚC CHUẨN BỊ ĐẶC BIỆT CỦA HẢI QUÂN VIỆT NAM TRƯỚC 5/8/1964

    Để làm nên chiến thắng trận đầu ngày 5/8/1964, ngành kỹ thuật hải quân ngay từ đầu năm 1964 đã cải tiến một loạt tàu chiến và thử nghiệm vũ khí.

    Trước âm mưu, hành động của Đế quốc Mỹ sử dụng không quân, hải quân mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam, để bảo đảm cho Hải quân phát huy sức mạnh của các lực lượng hiện có, tạo sự thay đổi một bước cơ bản về qui mô, tổ chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ngày 3/1/1964 Bộ Quốc phòng ra Quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Hải quân, thay Cục Hải quân trước đây. Ngày 16/1/1964, Đảng ủy Hải quân ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ năm 1964, trong đó xác định “tích cực chuẩn bị, sẵn sàng đối phó với trường hợp địch tấn công qui mô lớn ra miền Bắc và hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu, chi viện cho chiến trường miền Nam.
    Ngành kỹ thuật đã chủ động trước một bước
    Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, Ngành Kỹ thuật Hải quân mà nòng cốt là phòng sửa chữa tàu, Phòng quân giới, Xưởng 46 và lực lượng Trạm kỹ thuật Bãi Cháy khẩn chương tổ chức thay thế lắp đặt vũ khí mới cho các tàu tuần tiễu 79 tấn K210-A. Cụ thể đã thay thế pháo 40mm, 20mm một nòng đã cũ, lạc hậu bằng pháo 37mm hai nòng và súng mới 14,5mm hai nòng có tốc độ bắn nhanh và chính xác hơn; lắp pháo bắn thẳng DKZ-82 ở phía sau đài chỉ huy để bắn địch ở cự ly gần, lắp thêm giá bom chìm cùng cơ cấu điều khiển thả bom chìm; cải tạo toàn bộ khoang đạn, bom chìm, giá nâng đạn, hệ thống làm mát nòng pháo…
    Mặc dù tiến hành sửa chữa trong điều kiện dã chiến với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, lực lượng kỹ thuật Hải quân phải làm 3 ca liên tục, không quản ngày đêm. Chỉ trong một thời gian ngắn, đến tháng 7/1964, hai phần ba số tàu tuần tiễu của Quân chủng đã được thay thế, lắp vũ khí, trang bị hoàn chỉnh. Số tàu này vừa đảm bảo tính năng kỹ thuật, bảo đảm khả năng chiến đấu, nhất là chiến đấu phòng không trong hoạt động tuần tiễu độc lập trên biển.
    Cũng thời gian đó, Ngành kỹ thuật tiến hành bảo đảm kỹ thuật cho các tàu phóng lôi 123K thuộc biên chế Tiểu đoàn 135, căn cứ chính ở đảo Vạn Hoa. Để bảo đảm kỹ thuật cho ngư lôi chiến đấu, Trạm sửa chữa và lắp đặt ngư lôi đã tiến hành bảo quản bảo dưỡng, kiểm định bảo đảm vật tư, khí nén bổ sung cho ngư lôi. Do không có tàu hỗ trợ và cần cẩu phục vụ bắn thử, chuyên gia Liên Xô và cán bộ Phòng Quân giới phải sử dụng nứa bó sẵn để vớt lôi sau khi bắn thử. Kết quả bắn thử cả tàu và đạn đều bảo đảm chất lượng tốt và độ tin cậy cao.
    Trước tình hình địch tăng cường hoạt động trên Vịnh Bắc bộ, cuối tháng 6/1964, Bộ Tư lệnh hải quân ra lệnh tiến hành lắp ngư lôi cho 3 tàu của Phân đội 3 Tiểu đoàn 135. Các đồng chí nghiệp vụ trưởng, ngành trưởng Phòng Quân giới, Phòng sửa chữa tàu trực tiếp xuống các tàu, hướng dẫn lắp ngư lôi trên tàu, huấn luyện bổ sung cho bộ đội. Sau đó theo tàu vào Lạch Trường, Thanh Hóa chuẩn bị cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đánh đuổi tàu Mỹ-ngụy xâm nhập vào vùng biển miền Bắc.
    Ngày 6/7/1964, Bộ Tư lệnh quyết định chuyển Quân chủng sang trạng thái thời chiến. Các tàu tuần tiễu được tăng cường, điều động vào phía Nam. Các tàu phóng lôi được lệnh sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị pháo bờ biển báo động chiến đấu cấp II. Trưa ngày 2/8/1964, các tàu thuộc Phân đội 3, Đoàn 135 đã xuất kích đánh đuổi tàu Maddox của Đế quốc Mỹ khỏi hải phận miền Bắc, bắn rơi một máy bay và bắn bị thương 1 chiếc khác. Tiếp đó ngày 5/8/1964, các tàu Hải quân phối hợp với các lực lượng phòng không, dân quân tự vệ và nhân dân anh dũng đánh trả các đợt không kích của máy bay địch. Tổng cộng quân dân ta đã bắn rơi 8 máy bay phản lực hiện đại của Mỹ và bắn bị thương nhiều chiếc khác, lập lên chiến công oanh liệt đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
    Ba bài học kinh nghiệm
    Trong chiến công rất đáng tự hào của Quân chủng Hải quân, có sự đóng góp thầm lặng, nhưng vô cùng quan trọng của cán bộ, chiến sĩ, nhân viên Kỹ thuật Hải quân. Đặc biêt, chiến thắng này đã để lại những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc về công tác bảo đảm trang bị, bảo đảm kỹ thuật của Quân chủng như sau:
    Thứ nhất, chiến thắng trận đầu là chiến thắng của tinh thần dũng cảm, mưu trí, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, tinh thần quyết tâm dám đánh, quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của quân dân ta mà lực lượng Hải quân đóng vai trò nòng cốt. Ngành Kỹ thuật Hải quân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, nhanh chóng làm chủ trang bị kỹ thuật mới được tiếp nhận; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sửa chữa, bảo quản, bảo dưỡng, thay lắp vũ khí cho tàu thuyền, chuẩn bị tốt nhất VKTBKT để các lực lượng Hải quân sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
    Thứ hai, chiến thắng này là bài học về công tác tổ chức, xây dựng lực lượng kỹ thuật trong điều kiện cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật có chuyên môn giỏi về chuyên ngành vũ khí, thủy lôi còn rất thiếu. Ta chủ động đề nghị chuyên gia Liên Xô giúp đỡ và huy động nhiều cán bộ khoa học kỹ thuật dân sự tăng cường cho Hải quân.
    Thứ ba, để đối đầu với máy bay, tàu chiến hiện đại của Đế quốc Mỹ, việc nghiên cứu, cải tiến vũ khí trang bị theo cách đánh, nghệ thuật quân sự và khả năng trang bị của Hải quân nhân dân Việt Nam là yếu tố có tính then chốt. Ta đã chủ động sửa chữa kịp thời tàu thuyền và chủ động nghiên cứu, thay thế và lắp thêm hệ thỗng vũ khí trên các tàu tuần tiễu tàu phóng lôi đã góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm tính năng kỹ, chiến thuật trong chiến đấu trong điều kiện so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch vô cùng chênh lệch.
    Theo báo Quân đội Nhân dân

  3. LeQuocTrinh says:

    Sự kiện lịch sử Vịnh Bắc Bộ 1964

    Thân chào các bác,

    Hồi Hè năm ngoái, trong khi ông ct Trương Tấn Sang thân hành qua Mỹ ra mắt ông tt Obama, thì báo Thanh Niên trong nước (Đoàn Thanh Niên CS) đã công khai đăng tải một bài báo long trọng vinh danh những chiến sĩ hải quân VN dùng hải thuyền tấn công chiên hạm Maddox trong Vịnh Bắc Việt. Bài báo này trình bày chi tiết sơ đồ tấn công, sử dụng thuỷ lôi để gây thiệt hại cho tàu Mỹ.

    Tôi đã viết một bài ngắn trên BoXitVN nêu nghi vấn về sự kiện này, vì lẽ hồ sơ Pentagon Papers (US) đã xác nhận rằng không hề có chuyện tàu chiến VN tấn công tàu Mỹ vào thời điểm đó. Vậy thì sự thật sau cùng ra sao ?

    Bài viết phân tích của tôi nêu lên một khía cạnh khác, đó là chiến thuật “đâm bị thóc chọc bị gạo” của TQ nhằm mục tiêu khiêu khích dân Mỹ. Tôi cho rằng ở thời điểm 1965, Hà Nội vẫn còn nghèo sơ xác làm gì có chiến thuyền bằng thép, trang bị ngư lôi và động cơ mạnh để chiến đấu xa bờ. Vậy thì những chiến thuyền tấn công đó chính là do bọn hải quân TQ trá hình, treo cờ đỏ sao vàng (CS VN) xông ra khiêu khích hải quân Mỹ, cố tình bắn phá gây thiệt hại cốt để cho dân chúng Mỹ nổi giận ủng hộ chính phủ diều hâu US can thiệp quân sự ồ ạt vào miền Nam, leo thang chiến tranh. Rốt cuộc bọn bành trướng Bắc Kinh hưởng lợi khi quân Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, hạm đội Hoa Kỳ xuất hiện bắn phá miền Bắc. “Ngao cò tranh nhau, ngư ông TQ đắc lợi” hoặc “TQ tìm cách khuấy nước cho đục lên để ung dung ngồi thả câu”. TQ đã từng sử dụng chiến thuật kích động để chính quyền CS Hà Nội bị dồn vào thế bị động, hy sinh xương máu tuổi trẻ VN để làm con cờ cho TQ.

    Lê Quốc Trinh, Canada

    • Dân đen says:

      - Trận tàu phóng lôi của hải quân Bắc Việt đánh chiến hạm USS Maddox của Mỹ chiều 02/8/1964 là có thật. Còn trận tàu phóng lôi của hải quân của Bắc Việt đánh chiến hạm USS Turner Joy của Mỹ đêm 04/8/1964 là do chính phủ Mỹ ngụy tạo hoặc “nhầm lẫn”.
      Vì sao chính phủ Mỹ ngụy tạo trận đụng độ ngày 04/8/1964?
      Vì từ năm 1959, Bắc Việt đã bí mật xâm nhập miền Nam cả người, vũ khí, phương tiện chiến tranh, lương thực, thực phầm…, giúp cho VC đủ sức thành lập và duy trì hoạt động các đại đơn vị cấp trung đoàn, sư đoàn. Từ đó, năm 1963, 1964 VC hoạt động rất mạnh, mở những chiến dịch lớn như Ấp Bắc, Bình Giã… Từ đó dẫn đến, ngoài vùng rừng núi VC chiếm từ trước thì đến cuối năm 1963 và đầu năm 1964, VC đã chiếm nhiều vùng nông thôn rộng lớn, liên hoàn giữa các xã, huyện, tỉnh, gây sức ép rất lớn lên chính quyền miền Nam. Nguy cơ VNCH sụp đổ làm phá sản chiến lược “be bờ” ngăn chặn CNCS tràn xuống Đông Nam Á Châu ngày một rõ rệt. Vì vậy, Mỹ phải tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập của Bắc Việt vào miền Nam để tránh cho VNCH nguy cơ bị sụp đổ, nhằm cứu vãn chiến lược của Mỹ về việc “be bờ” ngăn chặn CNCS.
      Để quốc hội Mỹ chấp thuận cho chính phủ Mỹ mở rộng chiến tranh, ném bom, bắn phá Bắc Việt thì trận đụng độ giữa hải quân Bắc Việt và tàu USS Maddox của Mỹ ngày 02/8/1964 là chưa đủ để mở rộng chiến tranh, nên chính phủ Mỹ phải ngụy tạo thêm trận đụng độ giữa hải quân Bắc Việt với chiến hạm USS Turner Joy của Mỹ đêm 04/8/1964 để quốc hội Mỹ chấp thuận.
      - Năm 1964 hải quân của Bắc Việt còn rất non yếu. Tuy nhiên, họ cũng có các tàu phong lôi cỡ vừa, vỏ sắt và cỡ nhỏ, vỏ gỗ để bảo vệ bờ biển và vùng biển ven bờ của Bắc Việt.
      - Trận đụng độ giữa tàu phóng lôi của hải quân Bắc Việt và tàu USS Maddox của Mỹ xẩy ra trong lãnh hải 12 hải lý của Bắc Việt dọc theo vùng biển ven bờ từ Đèo Ngang (Quảng Bình) ra đến Hòn Nẹ (Thanh Hoá), chứ không phải ở xa bờ (ngoài khơi).
      Đọc: – http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_V%E1%BB%8Bnh_B%E1%BA%AFc_B%E1%BB%99

      - http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/khoa-hoc-nghe-thuat-quan-su/cai-goi-su-kien-vinh-bac-bo/254694.html

  4. Austin Pham says:

    Tác giả đã đặt câu hỏi: ” Tại sao hải quân của QĐND dám đương đầu với khu trục hạm Mỹ vào năm 1964, mà bây giờ lại tỏ ra rất yếu ớt, nếu không nói là bạc nhược trước hành vi của TQ ở những năm sau đó.” thì tôi xin được trả lời như sau:
    -Vào cái thời đó anh chàng bắc việt còn “máu” lắm, gọi là hăng tiết vịt. Nôm na là rất tự tin rằng đàng sau là cả thế giới đang nhìn theo, lại còn có chỗ dựa lưng là thành trì bất khả xâm phạm của khối cộng sản, sá chi cái bọn tư bản, đế quốc đang dẫy chết. Thế nhưng khi biết bị mắc mưu của Mỹ thì đã muộn rồi. Mỹ đánh không như Pháp. Đồ chơi của họ toàn là đồ độc, đánh theo kiểu con nhà giàu làm thằng nhỏ sau này dù đã lớn khôn, tuy vẫn khoác lác, nhưng cứ nhớ bài học ngày trước là sợ, sợ cả trong mơ.
    -Thằng tàu nó khác anh chàng Mỹ. Đồ chơi để sẳn bên cạnh dù là đồ Made In China, rẻ và nhiều, không cần vận chuyển xa xôi. Nó ngay sát nách và không có học…luật gì ráo. Chọc nó trên biển thì nó đánh… trên bộ. Phòng thủ trên bộ thì nó đục trên biển. Tàu đánh theo âm lịch, ngày nào cũng đánh chỉ trừ…mùng năm, mười bốn, hăm ba. Lãnh đạo ta tính rồi, chọc nó thì chỉ có nước đi thăm…bác. Lỗi là lỗi của thằng đế quốc Mỹ.

Phản hồi