WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam cần làm gì?

pytanie

Trung Quốc đã rút giàn khoan HD-981 trước kỳ hạn (vốn dự trù vào giữa tháng 8). Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích quyết định của họ: Một, công tác thăm dò của họ đã hoàn tất; hai, sợ bão; ba, để tránh bị đả kích trong cuộc hội nghị Ngoại trưởng thường niên của Điễn đàn An ninh Khu vực ASEAN sắp tới; bốn, để tránh bị chính quyền Việt Nam kiện trước Liên Hiệp Quốc; và, năm, tránh sức ép từ dư luận quốc tế, đặc biệt, tránh việc thúc đẩy Mỹ, Nhật và Úc hình thành một liên minh quân sự vừa để giúp Việt Nam vừa để ngăn chận Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông.

Bất kể vì lý do gì, việc Trung Quốc cho rút giàn khoan về nước cũng là việc rất đáng mừng đối với giới lãnh đạo Việt Nam: Họ trút được một gánh nặng rất lớn, không chừng là lớn nhất kể từ sau cuộc chiến tranh ở biên giới Việt Hoa năm 1979. Bởi họ bị áp lực từ nhiều phía:

Với Trung Quốc, chỉ cần một phản ứng hơi quá tay, họ có thể làm bùng nổ chiến tranh, một cuộc chiến tranh chắc chắn họ sẽ thua đậm. Với dân chúng Việt Nam, sự nhượng bộ quá lâu của họ trước sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc sẽ được diễn dịch là một sự đầu hàng, hơn nữa, phản bội. Đó là chưa kể sức ép từ các nước khác, đặc biệt Mỹ và một số quốc gia tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc: Với những nước ấy, sự nhượng bộ hoặc đầu hàng của Việt Nam đều là tai họa đối với quyền lợi của nước họ.

Tránh được gánh nặng ấy, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể ung dung hưởng thái bình. Hầu như chắc chắn là Trung Quốc, một lúc nào đó, sẽ mang giàn khoan sang để tiếp tục thăm dò dầu khí trên Biển Đông, ngay trên thềm lục địa Việt Nam. Một phần, đó là mục tiêu chiến lược của họ. Chắc chắn họ sẽ không từ bỏ mục tiêu ấy. Phần khác, quan trọng hơn, họ biết họ sẽ hoàn toàn an toàn khi làm như thế. Họ có thể an tâm một điều: Dù thế giới có phẫn nộ đến mấy, cũng sẽ không có ai động thủ nếu Việt Nam vẫn giữ thái độ im lặng và bất động như vừa rồi. Trong lịch sử chính trị thế giới, không ai đánh giùm không công cho người khác cả. Thời hiện đại lại càng không. Khi Barack Obama vẫn làm tổng thống Mỹ, với chính sách “lãnh đạo từ phía sau” nổi tiếng của ông, chính phủ Mỹ lại càng không có lý do gì để động binh với Trung Quốc giùm cho Việt Nam cả.

Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục mang giàn khoan sang thềm lục địa Việt Nam, họ có lợi gì? Họ có một cái lợi lớn: dần dần hợp pháp hóa chủ quyền của họ trên Biển Đông. Ở Việt Nam, người ta hay nói, trong cuộc tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, có hai yếu tố quan trọng: lịch sử và pháp lý. Thật ra, cả hai là một: các bằng chứng lịch sử sẽ trở thành những bằng chứng về pháp lý. Người ta tin là nếu Việt Nam đưa ra nhiều tài liệu cổ, bản đồ cổ trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam sẽ được xem là có lý hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là một ảo tưởng.

Ngoài công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa, còn một vấn đề khác nữa: cái lý bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh. Hầu như ai cũng biết, mọi phán quyết của tòa án quốc tế đều vô hiệu đối với các nước lớn, cỡ như Trung Quốc. Không có một thế lực quốc tế nào có thể bắt buộc Trung Quốc phải tuân theo một án lệnh kiểu như vậy cả.

Trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, ngoài yếu tố lịch sử và pháp lý, còn có một yếu tố khác: thói quen. Ngay cả khi tất cả các tài liệu lịch sử đều chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam nhưng tàu bè và giàn khoan của Trung Quốc cứ đi lại nhiều lần và Việt Nam không phản đối gì cả, dần dần người ta cũng chấp nhận, dù một cách mặc nhiên, đảo và biển ấy là của Trung Quốc.

Bởi vậy, điều nhà cầm quyền cần làm, và làm thật gấp hiện nay, là chuẩn bị một chiến lược để bảo vệ Trường Sa và Biển Đông. Để có hiệu quả, điều kiện đầu tiên là giới lãnh đạo phải thống nhất với nhau. Trong mấy tháng vừa qua, hầu như tất cả giới quan sát quốc tế đều đồng ý với nhau là ngay cả Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam cũng còn bị phân hoá nặng nề. Thành ra người ta không có một tiếng nói chung nào cả. Người nói thế này người nói thế kia, cuối cùng, thế giới, và cả dân chúng Việt Nam nữa, cũng không biết là họ thực sự muốn gì.

Điều kiện thứ hai là phải gấp rút tạo thế liên minh với bên ngoài. Một mình Việt Nam chắc chắn không phải là đối thủ của Trung Quốc. Nhiều người, để bênh vực cho chính quyền Việt Nam, thường nêu lên trận chiến biên giới Việt Hoa vào năm 1979, lúc Trung Quốc bị thảm bại. Nhưng đó chỉ là nguỵ biện. Trung Quốc bây giờ không phải là Trung Quốc vào năm 1979 và Việt Nam bây giờ cũng không phải là Việt Nam thuở ấy, lúc tinh thần dân quân đều rất cao và kinh nghiệm chiến đấu của bộ đội Việt Nam còn rất dày dạn, hơn hẳn Trung Quốc. Nhiều nhà bình luận quân sự cho vào năm 1979, cả tướng lẫn quân của Trung Quốc đều không quen trận mạc: cuộc chiến tranh cuối cùng, với họ, đã chấm dứt 30 năm trước, lúc Mao Trạch Đông đánh đuổi được Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan vào năm 1949. Với quân đội Việt Nam hiện nay, cũng vậy, chiến tranh đã chấm dứt từ 35 năm trước; chỉ có một số tướng lãnh là có chút kinh nghiệm chiến trường, nhưng lúc ấy, họ lại còn quá trẻ, không biết gì về việc chỉ huy các trận đánh lớn. Ngoài ra, trận đánh trên biển khác với các trận đánh trên đất liền. Trên biển, không ai có thể đánh du kích và cũng không ai có thể sử dụng biện pháp dùng biển người để đánh bại đối thủ. Trên biển, chỉ có một yếu tố chính quyết định thắng thua: kỹ thuật. Mà kỹ thuật trên biển của Trung Quốc hiện nay đã bỏ xa Việt Nam cũng như vô số các nước khác.
Cái gọi là liên minh với bên ngoài ấy có hai khả năng:

Một, liên minh với các nước cùng tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc (và có khi, tranh chấp với cả Việt Nam), bao gồm ba nước chính: Malaysia, Philippines và Brunei. Có điều, hầu như ai cũng nhận thấy một liên minh như thế chỉ có thể được dùng để tiến hành đấu tranh với Trung Quốc trên mặt trận pháp lý chứ không phải là bằng quân sự. Về quân sự, cả ba nước hợp lại vẫn không phải là đối thủ của Trung Quốc.

Hai, liên minh với các cường quốc của châu Á – Thái Bình Dương, từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và Úc, và sau đó, là Mỹ. Một liên minh như vậy, nếu thành hiện thực, mới thực sự mạnh mẽ và hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề là: Liệu một liên minh lý tưởng như vậy có thể thực hiện được hay không? Nhiều người ở Việt Nam có vẻ tin chắc là được. Thật ra, để có một liên minh quốc tế, người ta cần nhiều điều kiện nhưng quan trọng nhất là phải tìm ra được những điểm chung. Có hai loại điểm chung: quyền lợi và giá trị.

Giữa Việt Nam và Mỹ cũng như các cường quốc trong khu vực và Tây phương có một điểm chung về quyền lợi rất rõ: đó là Biển Đông, một trong những con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, các điểm chung về quyền lợi hiếm khi tạo và giữ được liên minh lâu dài. Yếu tố chung quan trọng hơn, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, để tạo và duy trì liên minh giữa hai hoặc nhiều quốc gia với nhau chính là những điểm chung trong hệ thống giá trị của các nước.

Việt Nam hiện nay có thể chia sẻ một số quyền lợi với các nước khác, nhưng lại hoàn toàn không chia sẻ các bảng giá trị với Tây phương. Đó chính là trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc bắt tay với Mỹ hay bất cứ quốc gia tự do nào trên thế giới. Không sẵn sàng vượt qua trở ngại này, đến lần sau, khi Trung Quốc mang giàn khoan trở lại thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ làm được cái điều họ làm vừa rồi: xúi dân mang tàu đánh cá ra chạy lờn vờn và phun nước vào các tàu hải quân và hải giám của Trung Quốc. Không có gì khác.

Không có gì khác ngoài một sự đầu hàng.

Blog Nguyễn hưng Quốc (VOA)

7 Phản hồi cho “Việt Nam cần làm gì?”

  1. Kiến lửa says:

    Đọc thấy bài viết dưới đây trả lời khá cụ thể câu hỏi từ tựa đề bài chủ, cọp en pệt lại đây cho những ai chưa thấy nó :

    Nếu lịch sử chính trị thế giới đang chuyển động với cuộc tranh hùng kiểu mới tay ba toàn cầu Mỹ – Nga – Trung và cuộc tranh hùng tay đôi khu vực Nhật – Trung, thì sự lựa chọn chiến tuyến lịch sử mới của Việt Nam phải như thế nào?
    Việt Nam cần phải làm gì để không trở thành một nạn nhân bi thảm đáng thương như đã từng xảy ra trong quá khứ mà là một tay chơi quyền lực thế giới nặng ký trên chính trường quốc tế?
    Những sự lựa chọn mới của Việt Nam có thể được diễn tả bằng 8 chữ vàng sau đây nếu Việt Nam thấy chuyển hướng toàn diện là một sự cần thiết để tìm một sinh lộ mới cho dân tộc đi tới: Tây Tiến – Đông Kết – Bắc Hẹn – Nam Hòa.

    _“Tây Tiến” nghĩa là Việt Nam phải tiến thẳng vào nền kinh tế Mỹ – Nhật -châu Âu để phát triển và làm giàu. Nước Mỹ phải là đất dụng võ của Việt Nam và phải là một thành trì kiên cố cho sứ mạng dựng nước và giữ nước lâu dài của Việt Nam.

    _“Đông Kết” nghĩa là Việt Nam phải nhanh chóng tiến tới việc thiết lập một hệ thống đồng minh nhất tâm tứ trụ mà trong đó quan hệ đồng minh Việt – Mỹ và Việt – Nhật sẽ là trục xoay quyền lực đầu tiên trong quan hệ đối trọng với Trung Quốc. Để thoả mãn một số yêu sách của Mỹ và mặc cả những bao thầu lớn với Mỹ trong tương lai, Việt Nam nên cho Mỹ thuê quân cảng Cam Ranh và lập một lộ trình xây dựng những thể chế dân chủ. Đây là con đường sống.

    _“Bắc Hẹn” nghĩa là Việt Nam sẽ tạm đoạn tuyệt với Trung Quốc giống như Mao và Đặng đã làm khi bắt tay với Mỹ và phớt tỉnh với Nga để dốc toàn lực vào quốc sách xây dựng kinh tế trong vòng 60 năm tới (2015-2075) rồi mới “tái xuất giang hồ” làm ăn tại hai nước bạn “đồng chí” năm xưa này cũng như các nước khác trên thế giới sau khi Việt Nam đã trở thành một “trung cường”.

    _“Nam Hòa” nghĩa là Việt Nam sẽ hoà với tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới (trừ Trung Quốc trong giai đoạn hiện tại) nhưng lấy đại hòa với các nước Đông Nam Á làm trọng. Vì sau 60 năm phát triển Việt Nam sẽ là một trong những nước hội viên hùng mạnh nhất để bảo vệ và lãnh đạo ASEAN thành một khối liên minh thống nhất trong quan hệ đối trọng với các nước đại cường và siêu cường trên thế giới.
    ( http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/07/140728_phan_chanh_new_world_order.shtml )

  2. TT says:

    Nhiều bài viết về việc ” thoát Trung”, một số bài viết là muốn thoát Trung thì phải “thoát Cộng”! Nhung có lẽ muốn thoát khỏi hai cái thoát này đó là sự “thoát khỏi sự sợ hãi”, nếu thật nhiều trong nước ai cũng can đảm, yhoát khỏi sự sợ hãi như blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, như nhạc sĩ Việt Khang, Blogger Mẹ Nấm, Huỳnh Thục Vy, Blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, J.B. Nguyễn Hữu Vinh, ….thì mọi chuyện sẽ xong! Xin qúy vị Việt Nam tại hải ngoại thay vì việc làm từ thiện hay dồn mọi nỗ lực để quyên góp chuyển tiền về Việt Nam để giúp đỡ thân nhân của những người đã xả thân đấu tranh cho dân chủ, tự do đang bị bọn trung ương đảng giòi bọ bao vây và cô lập kinh tế.

  3. ĐẠI NGÀN says:

    LÃNG XẸT !

    Tay viết Nguyễn Hưng Quốc càng ngày càng lãng xẹt. Hình như đã cạn tư duy. Hoặc viết để lấy điểm hay nâng bi ai đó chăng ? Nếu như thế thì phải xét lại mình, còn không sẽ chỉ bị dư luận coi thường.

    Bây giờ đặt vấn đề : liệu TQ có coi thường nước Đức, nước Nhật, nước Hàn hay không, đừng nói tới các nước hùng mạnh khác. Thế tại sao TQ lại coi thường VN. Dương Khiết Trì, đại sứ lưu động của TQ qua VN nói những điều ngỗ ngáo như đứa con hoang phải trở về nhà, không được làm bốn điều, như cha dặn con, thế mà VN vẫn làm thinh chịu đựng. Điều này cho thấy quả VN ngày nay hoặc vẫn còn tin ở ý hệ với TQ hoặc hoàn toàn yếu bóng vía, dưới cơ, sợ sệt TQ.

    Bởi vì sao, vì những nước như Nhật, Đức, Hàn v.v… đều là những nước mạnh, tức những nước có thực lực kinh tế và chính trị. Tài chánh họ vững, khoa học kỹ thuật họ phát triển, nhân dân họ là khối thống nhất, chế độ dân chủ tự do phi ý thức hệ của họ đoàn kết được mọi người, đất nước họ được hưởng hạnh phúc thì người dân họ phải lo bảo vệ đất nước, chính phủ họ phải cương quyết chống xâm lăng.

    Còn ở VN tuy không nói ra, nhưng vấn đề ý thức hệ cộng sản tới giờ này cũng không hề bớt chút nào, it nhất cũng ở hàng lãnh đạo đảng cao nhất và trong đa số các đảng viên không hề biết cập nhật hóa hiểu biết và thời cuộc thế giới. Nếu như thế thì quan niệm 16 chữ vàng và 4 tốt làm sao suy suyển được. Cho dầu những khẩu hiệu này TQ có có là thuần túy bề ngoài, hình thức, thì hàng cầm quyền các cấp của VN vẫn cứ coi đó là ý nghĩa tuyệt đối, bởi vì ngày này Liên xô cũ không còn nữa, khối XHCN anh em cũng mất hết rồi, chỉ còn TQ là cùng hội cùng thuyền, cùng đồng minh trong lâu dài về lý tưởng cách mạng vô sản thì làm sao mà xem nhẹ, đi ngược hay bỏ đi được.

    Trong chiến tranh với Mỹ, ông Hổ Chí Minh có nói một câu làm nức lòng mọi người CS. Đó là “Thắng được giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại hơn mười ngày xưa”. Có nghĩa ông Hồ quá tin vào lý tưởng cách mạng CS, quá tin vào chủ nghĩa xã hội kiểu CS, nên cho đó là mục đích cuối cùng. Thắng Mỹ là để làm chuyện đó thôi. Nhưng nếu người hiểu chuyên, sẽ cho đó chỉ là câu nói tầm thường của con người tầm thường, không phải là con người có chí lớn với nước như Nguyễn Huệ hay Gia Long.

    Bởi một người có chí lớn, là muốn xây dựng đất nước mình thành một cường quốc mạnh mẽ, nếu không hơn thì cũng không thua bất kỳ các nước hùng mạnh nào. Đó là ý thức của Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa nước Nhật từ một quốc gia lạc hậu trở thành một đất nước hùng mạnh bật nhất ở Á châu lúc đó. Đó là ý thức của những nhà lãnh đạo nước Đức, đưa nước Đức hoàn toàn tan rã, kiệt quệ sau thế chiến thứ hai, chỉ có mười năm sau trở nên mạnh lại không thua gì các nước khác chung quanh mình, và hiện tại nền kinh tế Đức là nền kinh tế mạnh nhất tại châu Âu.

    Lý Thừa Vãng cũng thế, Lý Quang Diệu cũng thế, đều có chí lớn, có khát vọng đưa đất nước họ tới chỗ hùng cường và quả nhiên ngày nay dân tộc họ, đất nước họ đều cùng thực hiện được. Nước Mỹ nguyên là thuộc địa Anh, nhưng với các nhà ái quốc lỗi lạc và có chí lớn của họ như Washington, Lincoln đã ngay từ hai thế kỷ trước, tạo nền móng đưa nước Mỹ trở thành quốc gia mạnh hàng đầu ngày nay trên thế giới.

    Còn ông Hồ Chí Minh chỉ có chí thắng giặc Mỹ để xây dựng đất nước hơn mười ngày xưa, tức chỉ mong xây dựng xã hội VN theo mô hình của Liên Xô khi ấy vậy thôi mà không là gì khác. Nay thì LX cũ coi như đã thành mây khói rồi, kinh tế VN đang lệ thuộc kinh tế TQ, quân đội cũng chưa có gì chính quy từ bề ngoài lẫn bề trong, tức từ hình thức quân phục, cung cách binh lực cho đến các vũ khí tiên tiến do mình làm ra thật sự. Quân đội cũng chỉ theo ý thức cũ thời chống Pháp xưa xưa là bộ đội cụ Hồ. trung với Đảng hiếu với dân thế thôi.

    Trước hiện tình mọi mặt như thế, từ kinh tế đến quân sự, đến xã hội nói chung thì hỏi làm sao mà không nễ sợ TQ. Bởi vì TQ ngày nay so với VN thì họ quá mạnh. Đó bởi vì TQ đã nhờ có Đặng Tiểu Bình áp dụng thuyết mèo trằng mèo đen vào cho nước họ. Còn VN các giới cầm đầu từ hồi bao cấp đến nay chỉ có nhằm một điều tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH mà thực sự đâu có ý nguyện gì xây dựng nước nhà thành một cường quốc.

    Như thế nếu bây giờ giới cầm quyền vẫn cứ tiếp tục luận điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nghĩa vẫn chỉ là nền kinh tế thị trường kiểu chữa cháy, kiểu tình huống, còn cái định hướng cộng sản chủ nghĩa vẫn là chính yếu như mô thức cũ của Liên Xô ngày xưa mà ngày nay đã tan rã, không còn nữa, thì thử hỏi tính chất thức thời của dân tộc, của đất nước ta ra sao. Như vậy có nghĩa đến bây giờ phần lớn các người CS đều vẫn không hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác, lý thuyết Mác là gì. Không hiểu nên cứ làm theo, thế nên làm sao mà không mắc mỡm TQ về 16 chữ vàng và 4 tốt.

    Cứ xem TQ chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN mà không nhả. Họ lại đưa ra đường lưỡi bò để khống chế toàn bộ mặt biển của VN và các nước trong vùng trong tương lai. Vừa rồi họ đưa giàn khoan 891 vào thềm lục địa VN, tuy chỉ tạm rút về vì các tính toán chiến thuật, chiến lược nào đó, nhưng trong tương lai chắc chắn họ sẽ vào trở lại, không phải một mà còn nhiều giàn khoan khác và còn cắm vĩnh viễn đó luôn để khai thác thảy trọn mọi tài nguyên dầu khí và khoáng sản ngầm của VN. Cũng có nghĩa khi họ khống chế toàn biển Đông, dân ta cũng không có cá mà ăn, vì ngư nghiệp xa bờ phải đành dẹp bỏ. Như vậy kinh tế kiệt quệ mọi mặt và dần dần họ sẽ tiến tới thôn tính chính trị và xã hội nói chung, tức nước sẽ mất, sẽ hoàn toàn làm phiên thuộc cho họ.

    Như thế trễ còn hơn không. Đáng lẽ ông Hồ Chí Minh nếu là vĩ nhân thật của đất nước, ngày nay biết đâu VN đã là một quốc gia số một của Đông Nam Á rồi. Nhưng quả chỉ có ham chơi trò chơi ý thức hệ CS, theo mô thức LX cũ, nên bây giờ giới lãnh đạo vì thấy mình không có thực lực nên mới thật bụng cả nễ và chịu lép TQ như thế.

    Vậy thì con đường cứu nước ngày nay của mọi người VN, trong đó kể kể những người đang còn là CS, thì phải canh tân đất nước thật sự. Yêu cầu canh tân này từ 100 năm trước chính nhà cách mạng ái quốc tên tuổi Phan Chu Trinh đã từng đưa ra cương lĩnh xác đáng rồi : Khai dân trí, chấn dân khí, hâu dân sinh. Cả ba điều đó quả that ông Hồ Chí Minh sau đó đã không hề làm được. Chỉ hướng toàn dân tin vào chủ thuyết Mác, đó là dân trí. Chỉ hướng toàn dân ca ngợi Bác Hồ và đảng, không ai được nói khác, khiến mọi người đều thành sợ hãi, đó là dân khí. Còn nền kinh tế thị trường theo kiểu tư bản sơ khai cộng với cái đuôi tức cái định hướng XHCN, mà thực chất phần lớn chỉ là gia công cho tư bản nước ngoài và xuất khẩu lao động, đó là dân sinh.

    Nên đã trên 40 năm báo chí cứ ra rã thời đại Hồ Chí Minh. Bây giờ nhìn lại VN chỉ là một nước yếu và thua sút trên toàn thế giới mọi mặt. Nếu không can đảm, không thẳng thắn nhìn vào điều đó, sao mà bảo yêu nước, yêu dân, yêu xã hội được. Hóa ra danh từ yêu CNXH chỉ là danh từ suông, vì không yêu con người, không yêu xã hội, xã hội không hạnh phúc, không dân chủ tự do thật sự thì lấy đâu mà còn yêu chủ nghĩa xã hội được nữa. Đó là sự lập lờ chủ nghĩa xã hội theo kiểu hình thức, kiểu công thức của nhà nước Liên xô ngày xưa mà không phải là xã hội hay quan điểm xã hội khoa học và thực tế tức là phúc lợi toàn dân và nền chính trị tiến tiến toàn dân, tức là nên dân chủ tự do thật sự cho đất nước.

    Những lời đơn giản mà rạch ròi như thế để mọi người VN có tấm lòng, có tâm huyết với toàn dân, với đất nước, với xã hội, với con người hãy cùng suy nghĩ và tìm ra liệu pháp chung hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề quốc gia đại sự trước nạn bá quyền xâm lăng càng ngày càng trở nên mạnh bạo hơn và nguy hiểm hơn của Trung Quốc đối với đất nước VN ta vậy thôi.

    THƯỢNG NGÀN
    (31/7/14)

  4. ĐẠI NGÀN says:

    LÃNG XẸT !

    Tay viết Đoàn Hưng Quốc càng ngày càng lãng xẹt. Hình như đã cạn tư duy. Hoặc viết để lấy điểm hay nâng bi ai đó chăng ? Nếu như thế thì phải xét lại mình, còn không sẽ chỉ bị dư luận coi thường.

    Bây giờ đặt vấn đề : liệu TQ có coi thường nước Đức, nước Nhật, nước Hàn hay không, đừng nói tới các nước hùng mạnh khác. Thế tại sao TQ lại coi thường VN. Dương Khiết Trì, đại sứ lưu động của TQ qua VN nói những điều ngỗ ngáo như đứa con hoang phải trở về nhà, không được làm bốn điều, như cha dặn con, thế mà VN vẫn làm thinh chịu đựng. Điều này cho thấy quả VN ngày nay hoặc vẫn còn tin ở ý hệ với TQ hoặc hoàn toàn yếu bóng vía, dưới cơ, sợ sệt TQ.

    Bởi vì sao, vì những nước như Nhật, Đức, Hàn v.v… đều là những nước mạnh, tức những nước có thực lực kinh tế và chính trị. Tài chánh họ vững, khoa học kỹ thuật họ phát triển, nhân dân họ là khối thống nhất, chế độ dân chủ tự do phi ý thức hệ của họ đoàn kết được mọi người, đất nước họ được hưởng hạnh phúc thì người dân họ phải lo bảo vệ đất nước, chính phủ họ phải cương quyết chống xâm lăng.

    Còn ở VN tuy không nói ra, nhưng vấn đề ý thức hệ cộng sản tới giờ này cũng không hề bớt chút nào, it nhất cũng ở hàng lãnh đạo đảng cao nhất và trong đa số các đảng viên không hề biết cập nhật hóa hiểu biết và thời cuộc thế giới. Nếu như thế thì quan niệm 16 chữ vàng và 4 tốt làm sao suy suyển được. Cho dầu những khẩu hiệu này TQ có có là thuần túy bề ngoài, hình thức, thì hàng cầm quyền các cấp của VN vẫn cứ coi đó là ý nghĩa tuyệt đối, bởi vì ngày này Liên xô cũ không còn nữa, khối XHCN anh em cũng mất hết rồi, chỉ còn TQ là cùng hội cùng thuyền, cùng đồng minh trong lâu dài về lý tưởng cách mạng vô sản thì làm sao mà xem nhẹ, đi ngược hay bỏ đi được.

    Trong chiến tranh với Mỹ, ông Hổ Chí Minh có nói một câu làm nức lòng mọi người CS. Đó là “Thắng được giặc Mỹ ta sẽ xây dựng lại hơn mười ngày xưa”. Có nghĩa ông Hồ quá tin vào lý tưởng cách mạng CS, quá tin vào chủ nghĩa xã hội kiểu CS, nên cho đó là mục đích cuối cùng. Thắng Mỹ là để làm chuyện đó thôi. Nhưng nếu người hiểu chuyên, sẽ cho đó chỉ là câu nói tầm thường của con người tầm thường, không phải là con người có chí lớn với nước như Nguyễn Huệ hay Gia Long.

    Bởi một người có chí lớn, là muốn xây dựng đất nước mình thành một cường quốc mạnh mẽ, nếu không hơn thì cũng không thua bất kỳ các nước hùng mạnh nào. Đó là ý thức của Minh Trị Thiên Hoàng đã đưa nước Nhật từ một quốc gia lạc hậu trở thành một đất nước hùng mạnh bật nhất ở Á châu lúc đó. Đó là ý thức của những nhà lãnh đạo nước Đức, đưa nước Đức hoàn toàn tan rã, kiệt quệ sau thế chiến thứ hai, chỉ có mười năm sau trở nên mạnh lại không thua gì các nước khác chung quanh mình, và hiện tại nền kinh tế Đức là nền kinh tế mạnh nhất tại châu Âu.

    Lý Thừa Vãng cũng thế, Lý Quang Diệu cũng thế, đều có chí lớn, có khát vọng đưa đất nước họ tới chỗ hùng cường và quả nhiên ngày nay dân tộc họ, đất nước họ đều cùng thực hiện được. Nước Mỹ nguyên là thuộc địa Anh, nhưng với các nhà ái quốc lỗi lạc và có chí lớn của họ như Washington, Lincoln đã ngay từ hai thế kỷ trước, tạo nền móng đưa nước Mỹ trở thành quốc gia mạnh hàng đầu ngày nay trên thế giới.

    Còn ông Hồ Chí Minh chỉ có chí thắng giặc Mỹ để xây dựng đất nước hơn mười ngày xưa, tức chỉ mong xây dựng xã hội VN theo mô hình của Liên Xô khi ấy vậy thôi mà không là gì khác. Nay thì LX cũ coi như đã thành mây khói rồi, kinh tế VN đang lệ thuộc kinh tế TQ, quân đội cũng chưa có gì chính quy từ bề ngoài lẫn bề trong, tức từ hình thức quân phục, cung cách binh lực cho đến các vũ khí tiên tiến do mình làm ra thật sự. Quân đội cũng chỉ theo ý thức cũ thời chống Pháp xưa xưa là bộ đội cụ Hồ. trung với Đảng hiếu với dân thế thôi.

    Trước hiện tình mọi mặt như thế, từ kinh tế đến quân sự, đến xã hội nói chung thì hỏi làm sao mà không nễ sợ TQ. Bởi vì TQ ngày nay so với VN thì họ quá mạnh. Đó bởi vì TQ đã nhờ có Đặng Tiểu Bình áp dụng thuyết mèo trằng mèo đen vào cho nước họ. Còn VN các giới cầm đầu từ hồi bao cấp đến nay chỉ có nhằm một điều tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH mà thực sự đâu có ý nguyện gì xây dựng nước nhà thành một cường quốc.

    Như thế nếu bây giờ giới cầm quyền vẫn cứ tiếp tục luận điểm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có nghĩa vẫn chỉ là nền kinh tế thị trường kiểu chữa cháy, kiểu tình huống, còn cái định hướng cộng sản chủ nghĩa vẫn là chính yếu như mô thức cũ của Liên Xô ngày xưa mà ngày nay đã tan rã, không còn nữa, thì thử hỏi tính chất thức thời của dân tộc, của đất nước ta ra sao. Như vậy có nghĩa đến bây giờ phần lớn các người CS đều vẫn không hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác, lý thuyết Mác là gì. Không hiểu nên cứ làm theo, thế nên làm sao mà không mắc mỡm TQ về 16 chữ vàng và 4 tốt.

    Cứ xem TQ chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN mà không nhả. Họ lại đưa ra đường lưỡi bò để khống chế toàn bộ mặt biển của VN và các nước trong vùng trong tương lai. Vừa rồi họ đưa giàn khoan 891 vào thềm lục địa VN, tuy chỉ tạm rút về vì các tính toán chiến thuật, chiến lược nào đó, nhưng trong tương lai chắc chắn họ sẽ vào trở lại, không phải một mà còn nhiều giàn khoan khác và còn cắm vĩnh viễn đó luôn để khai thác thảy trọn mọi tài nguyên dầu khí và khoáng sản ngầm của VN. Cũng có nghĩa khi họ khống chế toàn biển Đông, dân ta cũng không có cá mà ăn, vì ngư nghiệp xa bờ phải đành dẹp bỏ. Như vậy kinh tế kiệt quệ mọi mặt và dần dần họ sẽ tiến tới thôn tính chính trị và xã hội nói chung, tức nước sẽ mất, sẽ hoàn toàn làm phiên thuộc cho họ.

    Như thế trễ còn hơn không. Đáng lẽ ông Hồ Chí Minh nếu là vĩ nhân thật của đất nước, ngày nay biết đâu VN đã là một quốc gia số một của Đông Nam Á rồi. Nhưng quả chỉ có ham chơi trò chơi ý thức hệ CS, theo mô thức LX cũ, nên bây giờ giới lãnh đạo vì thấy mình không có thực lực nên mới thật bụng cả nễ và chịu lép TQ như thế.

    Vậy thì con đường cứu nước ngày nay của mọi người VN, trong đó kể kể những người đang còn là CS, thì phải canh tân đất nước thật sự. Yêu cầu canh tân này từ 100 năm trước chính nhà cách mạng ái quốc tên tuổi Phan Chu Trinh đã từng đưa ra cương lĩnh xác đáng rồi : Khai dân trí, chấn dân khí, hâu dân sinh. Cả ba điều đó quả that ông Hồ Chí Minh sau đó đã không hề làm được. Chỉ hướng toàn dân tin vào chủ thuyết Mác, đó là dân trí. Chỉ hướng toàn dân ca ngợi Bác Hồ và đảng, không ai được nói khác, khiến mọi người đều thành sợ hãi, đó là dân khí. Còn nền kinh tế thị trường theo kiểu tư bản sơ khai cộng với cái đuôi tức cái định hướng XHCN, mà thực chất phần lớn chỉ là gia công cho tư bản nước ngoài và xuất khẩu lao động, đó là dân sinh.

    Nên đã trên 40 năm báo chí cứ ra rã thời đại Hồ Chí Minh. Bây giờ nhìn lại VN chỉ là một nước yếu và thua sút trên toàn thế giới mọi mặt. Nếu không can đảm, không thẳng thắn nhìn vào điều đó, sao mà bảo yêu nước, yêu dân, yêu xã hội được. Hóa ra danh từ yêu CNXH chỉ là danh từ suông, vì không yêu con người, không yêu xã hội, xã hội không hạnh phúc, không dân chủ tự do thật sự thì lấy đâu mà còn yêu chủ nghĩa xã hội được nữa. Đó là sự lập lờ chủ nghĩa xã hội theo kiểu hình thức, kiểu công thức của nhà nước Liên xô ngày xưa mà không phải là xã hội hay quan điểm xã hội khoa học và thực tế tức là phúc lợi toàn dân và nền chính trị tiến tiến toàn dân, tức là nên dân chủ tự do thật sự cho đất nước.

    Những lời đơn giản mà rạch ròi như thế để mọi người VN có tấm lòng, có tâm huyết với toàn dân, với đất nước, với xã hội, với con người hãy cùng suy nghĩ và tìm ra liệu pháp chung hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề quốc gia đại sự trước nạn bá quyền xâm lăng càng ngày càng trở nên mạnh bạo hơn và nguy hiểm hơn của Trung Quốc đối với đất nước VN ta vậy thôi.

    THƯỢNG NGÀN
    (31/7/14)

  5. Saigon says:

    VN chỉ cần đạp đổ chế độ thối nát phá hoại đất nước,buôn dân bán nước nầy và lập lại chế độ Cộng Hòa thì đất nước mới tránh được hoạ hán cộng.Ngày nào bọn vgcs bán nước còn cưởng chiếm độc tôn cái “ngai vàng” thì đất nước luôn đầy bấc công,công dân còn đói khổ,nghèo khó và chậm tiến.
    Vấn đề VN hôm nay đã quá rỏ ràng hiện tình trong đất nước của sự đối nội cũng như đối ngoại đã bấc lực và đang ở dưới đáy vực thẩm bọn vgcs khó mà trèo lên từ đáy vực đó bời chỉ biết cướp của giết người,tham-nhũng,ăn bẩn tất cả những gì chúng ăn được bỏ vào miệng chúng được.
    Không cần phải suy nghĩ nhiều và lưu-luyến bọn vô thần vô gia-đình và vô đạo đức đó,chúng đã đi ngược lại tất cả nguyện vọng dân tộc và chúng đã đi sai sai quá xa..quá xa khó mà cứu vản được nếu mọi người dân không ý thức được và đứng đáp đổ chúng.Thì hậu quả sẻ làm nô-lệ và sự đồng hóa chỉ còn thời gian,rất gần.

    • tudo says:

      I can you …chế độ Cộng Hòa…..bỏ đi tám ! mẹ bà mấy ngày cận kề 30/04/1975 tướng sỉ tượng chạy ôm theo cả tài sảng vơ-vét khi tại chức….bỏ lại ngàn vạn quân cáng và dân cho CS cai trị đến ngày hôm nay…..chế độ nào củng chỉ vì …LỢI mà thôi…cả các Tôn Giáo lớn chẳn khá hơn …! même choses…..!!!! .

      • Saigon says:

        Thật ra không nên đối đáp với lời viết của bạn.Tuy nhiên,đã biết bạn không đủ lý-trí viết một lời phê bình…thì làm gì có đủ khả năng đàm luận về chính trị trong một đất nước như rác-rưởi.
        Bởi vì bạn cũng chỉ là một trong những cọng rác xã-hội đó mà thôi

Leave a Reply to TT