WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Trầm Hương: Về một tiếng hát

Mai nếu như ta về,
đời phiêu lãng thân ê chề
Còn ai thắp lên ngọn đèn.. chờ khuya…

Niệm khúc hoa vàng - Sáng tác Hà Thúc Sinh – Ca sĩ Khánh Ly

Ca sĩ, thường khi chỉ có tên mà không có tuổi. Như Elvis Phương, Chế Linh, Ý Lan khi đứng trên sân khấu vẫn cứ xưng tên với khán giả, dù “các cụ” đã gần 6 hoặc trên 7 bó. Vì thế, xin phép độc giả cho tôi gọi người ca sĩ có tiếng hát được mệnh danh “liêu trai/ma túy” đó bằng “cô”, dẫu “cô” đã trải qua 69 mùa lá rụng và được xếp vào hạng cao niên của cả nước Mỹ lẫn nước Việt Nam.

Tên cô gắn liền với tên của nhạc sĩ quá cố Trịnh Công Sơn từ giữa thập niên 60. Tiếng hát và hình ảnh cô in đậm trong trí nhớ tôi – từ thuở con bé mới lớn, trái tim ngây thơ hiền hậu, nóng bỏng lý tưởng lẫn mộng mơ – cho đến tận bây giờ, bao nhiêu nước chẩy qua cầu, khi mắt bắt đầu mờ và con tim thì hâm mãi vẫn chưa thấy ấm lại ngọn lửa… tình.

Cô thì khác. Nghệ sĩ mà. Nghệ sĩ là người trái tim muôn năm còn trinh. Trái tim với ngọn lửa vĩnh viễn là … lần đầu. Nghệ sĩ cần khán giả như cá cần nước. “Tôi luôn ao ước có một ngày được hát rồi chết luôn cũng được…”. Ao ước của cô đã trở thành hiện thực khi cô đứng (và nói) những lời kể trên trong đêm 9 tháng 5 vừa qua, trên sân khấu “hoành tráng” của Trung tâm Hội nghị Quốc gia tại Hà Nội với 4,000 ghế ngồi đã không còn chỗ trống. Cô được hát nhưng cô không chết. Có chăng, cô ĐÃ chết trong lòng những người hâm mộ cô như tôi, những người (gàn dở) yêu nước nhưng (cương quyết) KHÔNG yêu Chủ Nghĩa Xã Hội.

Sáng 30 tháng Tư 2014, trong nỗi đau râm ran của vết thương sau 39 năm vẫn chưa chịu lành, tôi nghe lại CD Niệm Khúc Hoa Vàng do Khánh Ly Productions phát hành năm 1989. niemkhuchoavangback Từng câu, từng chữ, theo giọng nói trầm buồn, tràn đầy cảm xúc và cực kỳ quyến rũ của cô xoáy sâu vào cõi lòng u ám của người nghe.

niemkhuchoavangback

Con tàu tách bến. Bóng đêm đã phủ xuống Sài Gòn. Mặt nước đen im lặng. Tất cả ở đằng sau chìm vào bóng tối. Tôi sắp đi xa. Tôi sẽ đi xa. Nước mắt tôi nhạt nhòa. Tôi không biết cái gì chờ tôi trước mặt? Tôi không biết. Tôi đã chết rồi. Chết theo Sài Gòn đang hấp hối trong đêm tối. Thoảng trong gió, tiếng khóc, tiếng kêu la như những mũi đinh cắm vào tim tôi. Không nhìn lại nhưng tôi biết sau lưng tôi, trên những con phố thân yêu, những ngọn đèn xanh đỏ vẫn lấp lánh. Tôi tự nhủ, hãy nhắm mắt lại, hãy cúi mặt xuống, hãy tắt đi những ngọn đèn tội nghiệp kia bởi không bao giờ ta còn thấy lại nữa đâu”. (Khánh Ly – #1. Khi Xa Sài Gòn- CD Niệm Khúc Hoa Vàng)

Cái sự tưởng rằng không bao giờ ta còn thấy lại nữa đâu vào năm 1989 đã trở thành lời tiên đoán trật lất 1/4 thế kỷ sau. Dẫu cô vẫn chưa được phép đứng hát vô tư ở Sài Gòn, nơi làm nên tên tuổi lẫy lừng của đời ca sĩ nhưng ít nhất, cô được phép hát 1 đêm ở Hà Nội cũng đã là điều hạnh phúc lắm rồi. Hạnh phúc như cô bầy tỏ cùng khán giả đêm ấy, “Tôi ước ao được hát tới tắt tiếng rồi chết luôn cũng được. Ví như ngày hôm nay, tôi cứ hát đến chết luôn”.

Những lời có cánh (nói theo ngôn từ trong nước) cứ thế, từ đôi môi phù thủy của cô bay ra, vui lòng người nghe và vui lòng cả người diễn.

Khốn thay, khi đọc bài tường thuật về những lời có cánh cô dành cho khán giả trong nước, trong trí tôi cứ bật ra hình ảnh của người ca sĩ 25 năm trước, khi cô hồi tưởng những ngày cuối tháng Tư 1975 đau thương của người dân miền Nam “Tôi đã chết rồi. Chết theo Sài Gòn đang hấp hối trong đêm tối”.

Cứ chết đi sống lại như thế, nghĩ cho cùng, cũng … tội cho cô!

Chỉ vì khát khao được hát ở quê nhà (?) mà cô còn quên nhiều thứ lắm. Cô quên hết những lời cô lên án Cộng Sản trong những thước phim tài liệu còn lưu trữ đầy trên mạng lưới điện toán toàn cầu (Phim Ai Trở Về Xứ Việt, Thực hiện Nguyễn Hoàng Đoan, phu quân ca sĩ Khánh Ly. Thuyết minh: Khánh Ly).

Cô quên đã từng cất tiếng ca nhắn nhủ: “Thăm giùm ta, người ấy ở trong tù/ Cho ta gởi một mảnh trời xanh biếc/ Thay giùm ai, màu trời ngục âm u”.

Cô quên cả lời thề “Chúng con nguyện cùng ra sức đắp xây/ Quê hương mình trong TỰ DO ấm no.
Xin Mẹ yêu Mẹ đừng than khóc nữa/ Vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây/ Chúng con nguyện cùng chung sức đắp xây/ Chúng con nguyện đi dựng lại Quê hương”.

(“Mẹ Việt Nam ơi, Chúng Con Vẫn Còn Đây” – Nhạc: Nguyễn Ánh 9 – Lời: Hoàng Phong Linh)

Đêm 9 tháng 5, khi cô đứng hát trong ánh hào quang rực rỡ của một danh ca vượt thời gian, trong ánh nhìn ngưỡng mộ của hơn 8,000 ngàn con mắt từ khán giả hiện diện ở khán phòng, cô không cần biết chỉ 4 ngày trước đó, ngày 5/5/2014, một blogger sáng lập trang điểm tin nổi tiếng Basam News – biệt danh Anh Ba Sàm- đã bị công an bắt khẩn cấp về điều luật quy kết “đại trà” 258 dành cho những người không ngoan ngoãn đi theo ngọn đuốc lãnh đạo quang vinh của Đảng, nhất là lại còn dám phản kháng quan thầy Trung Quốc.

Và cô, cô đang đứng giữa xứ Việt để không cần kêu rêu: Ai trở về xứ Việt/ Cho ta gởi về, theo một ít Tự Do/ Tự Do, Tự Do và nhiều lắm/ Đến cửa ngục tù/Chia bớt chút buồn lo. Cô trở về xứ Việt để được hát . Hát cho người giầu nghe. Giá vé hạng bét là 45 đôla. Hạng nhất thì cả trăm đôla. Người ca sĩ cần hát. Chuyện gửi/chia cho tù (lương tâm) là chuyện diễm xưa. Đảng đã quên tội lỗi của cô, đã cho cô được phép hát giữa lòng Hà Nội là chỉ dấu rõ rệt của chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc với đám phản động hải ngoại. Cô đã chứng kiến sự tự do khi được hát thoải mái những bài hát … cho phép. Được phát biểu tự do về tình cảm của cá nhân cô với quê hương và với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thế thì những tù nhân lương tâm đúng là bọn phản động thật. Mắc mớ gì để phải lưu luyến “Các bạn ta ơi, bao giờ được thả/ Đến bao giờ ăn được bát cơm tươi/ Được lắng nghe, tiếng chim cười/ Đến bao giờ, đến bao giờ???”

Về nước, cô mải miết tập luyện cho đêm trình diễn trọng đại sắp diễn ra. Đến người thân của cô ở Hà Nội lẫn Sài Gòn, cô cũng tạm gạt ra khỏi bộ nhớ. Cô bận “nhắng” bên Hà Anh Tuấn, “đỏm dáng” với Công Trí như phóng viên Ánh Ngọc của báo điện tử VietnamNet tường thuật.

Khánh Ly “nhắng” bên Hà Anh Tuấn, Phạm Hoàng Nam.

Khánh Ly “nhắng” bên Hà Anh Tuấn, Phạm Hoàng Nam.

Khánh Ly ngày về

Khánh Ly ngày về

Cô cũng không để ý đến việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan dầu lên lãnh hải Việt Nam, bao vây và tông vào tàu của “Cảnh sát biển” Việt Nam khiến người dân cả nước cực kỳ phẫn nộ. Cô vẫn “Bên sông hát khúc Hậu Đình Hoa”.

Cô quên nhiều lời hứa nhưng nhạc sĩ kiêm MC Nam Lộc không quên. Khi chia sẻ tâm tình lúc viết về ca khúc “Sài Gòn ơi vĩnh biệt” trong buổi Gây Quỹ Tương Trợ Thương Phế Binh VNCH diễn ra tối Chủ Nhật 27 tháng Tư, 2014 tại nhà hàng New East Sea, thành phố West Valley, Utah, ông đã nhắc lại nhẹ nhàng “… trong bài hát có câu là “Sài Gòn ơi, tôi xin hứa rằng tôi trở về”, chị Khánh Ly cũng đã đồng ý với tôi và chị đã từng viết trong một hồi ký là “Tôi chỉ về Sài Gòn với hàng triệu người Việt ở Hải ngoại khi không còn cộng Sản”. Đến bây giờ chị Khánh Ly về thì có lẽ là tôi xin lỗi hẹn với chị Khánh Ly“.

Công chúng thường có lòng bao dung với những người mang danh nghệ sĩ. Rằng nghệ thuật phải được tách rời khỏi chính trị. Rằng nghệ sĩ chỉ có mục tiêu duy nhất là phục vụ nghệ thuật. Thế nên MC “tài danh” Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành nghệ sĩ thứ thiệt khi quên đi thảm cảnh vợ con chết trên đường vượt biên để thản nhiên và hồn nhiên tiếp tay cho sự nối dài của Nghị Quyết 36 thâm nhập vào cộng đồng Việt hải ngoại qua việc quảng cáo cho các “doanh nghiệp” trong nước trong những chương trình Thúy Nga Paris gần đây.

Ca sĩ Ý Lan cũng chẳng còn nhớ mẹ cô là danh ca Thái Thanh bị cấm hát suốt 10 năm trời cho đến khi rời khỏi Việt Nam vào năm 1985. Cô đã mở to mắt, tròn môi, ngây thơ trả lời với cơ quan truyền thông BBC gần đây rằng, về Việt Nam hát, cô được phát biểu hoàn toàn “tự do” trên sân khấu, không như những lời (hải ngoại) đồn đại.

Mời xem Thái Thanh – Phần Mở Đầu Đêm Nhạc Thái Thanh Kỷ Niệm Mười Năm Tái Ngộ:

Nghệ sĩ mà! Trái tim họ quả lớn hơn, bao dung hơn người bình thường như tôi và bạn. Họ khóc, cười, quên, nhớ như những màn kịch đóng trên sân khấu để rồi khi bước xuống, những thứ cải trang được vứt lại nhẹ nhõm sau lưng.

Cô đã về, không phải với tâm trạng đời phiêu lãng thân ê chề/ Còn ai thắp lên ngọn đèn.. chờ khuya… như cô đã cất giọng não nề 25 năm trước. Hào quang ngày về rực rỡ quanh cô để cô nhận ra Ly đã lầm … di cư sang đây.

Nói mãi, bạn đọc sẽ chỉ thấy ở tôi một người phụ nữ nhỏ nhen ghen ăn tức ở. Quyền hát ở đâu là quyền của bà ca sĩ, mắc mớ chi mà chua chát đắng cay? Vì vậy, tôi xin chúc mừng chúc mừng cô đã tìm lại được chính mình. Câu hát, tôi xin được tự ca cho mình nghe vậy:

Mai nếu như ta về,
đời phiêu lãng thân ê chề
Còn ai thắp lên ngọn đèn.. chờ khuya…
Một ngọn đèn đã tắt năm xưa
Một cuộc tình đã quá hoang vu
Sau chìm sâu dưới nước non.. mịt mù…

© Trầm Hương (ut)

24 Phản hồi cho “Trầm Hương: Về một tiếng hát”

  1. Thị Nở says:

    Sau lần diễn thứ nhì ở Hanoi bây giờ chắc cô Khánh Ly thấm thía rồi chứ gì? Biết nói gì thêm với cô bây giờ? Thôi thì gởi đến cô câu nói để đời của TT Nguyễn văn Thiệu vậy. “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm”.

  2. vietsoul21 says:

    Nếu tôi còn sống mà trở về … tôi không trở về khi quê hương còn bị đầy đọa dưới chế độ độc tài cs

    http://vietsoul21.net/2014/04/12/khanh-ly-noi-vong-tay-lon/

  3. Sơn - Giao Điểm says:

    Mấy bà già trầu miền Nam VN tuy nghèo xơ xác, nhưng ngó qua cũng đẹp lão.
    Riêng mụ già KLy từ khi hửi đít VC, thì xấu xí giống má thằng TC Sơn!

  4. Tien Ngu says:

    (Khánh Ly nhắn nhủ qua đại diện, xin trả lời tổng quát):

    Thưa,

    Tôi…già, tôi kiếm tiền không ra để lo cho bản thân, để của cho con cháu,

    Có thằng nào con nào cho tiền tôi kha khá không?

    Nốp, nàm gì có chuyện đó?

    Hồi này…lớn tuổi, hết hấp dẫn, ở hãi ngoại thì bầu show ca hát lâu lâu mới…mời. Tiền được bao nhiêu? Có đủ để…lên khuôn không?

    Tôi phải tự mình lo cho tương lai…gần chớ?

    Mấy cha chỉ biết…chửi, chọc quê, mà không biết…thông cãm. Tiền đâu, tiền đâu? Cả chục cái bills phải thanh toán hàng tháng, chưa kể cháu ngoại chúng nó…thúc sau đít…, tiền già sao đủ?

    Ai không biết Cộng nó ác láo, tuy lương bọng tượng trưng nhưng cán Cộng bây giờ đứa nào cũng…giàu, chi một phùa vài ngàn đô la Mỹ là chuyện….thường, phải cho người ta kiếm ăn chớ?

    Ca sỉ chứ có phải….nhân sỉ đâu?

  5. Quỳnh Phan says:

    Chẳng thà đừng hứa hẹn, đừng tuyên bố, muốn về thì về, muốn hát thì hát, không ai quan tâm. Chứ hứa hẹn, tuyên bố lung tung xong rồi nuốt nước bọt thì … mất liêm sỉ quá.

  6. Mây lang thang says:

    Tác giả phái yếu, nên lời văn nhẹ nhàng – nhưng hỡi ơi, sao não ruột chi lạ!
    Cảm ơn Miss Trầm Hương.

  7. vu trung says:

    Bác Hù còn chả làm theo đc phần trăm nào như lời bác (rao) dạy cho bàn dân thiên hạ được, huống chi là nàng ca lẽ KL. :)

  8. Lamson72 says:

    Đối với riêng tui , Khánh Ly chỉ là một ca sởi tàng tàng bậc trung . Nhạc Trịnh công sơn cũng đánh dấu một thời , thời chiến tranh, thời chia lìa, phân ly tang tóc . Nghe nhạc TCS qua từng thời kỳ . Năm 1967-1968 là Ca khúc Da vàng . !970-1971: Kinh VN. 1971-1973: Như Cánh Vạc Bay và Cỏ Xót Xa Đưa . Năm 1973-1975: Khói Trời Mênh Mông và Tự Tình Khúc . Sau năm 1975 khi đang ở tù nghe bản Em Còn nhớ hay em đã quên qua cái loa . Chửi thề Đ.M TCS rồi từ đó không nghe bất cứ bản nhạc nào của TCS nữa . Không nghe nhạc TCS nữa thì tiếng hát Khánh ly đã là dĩ vảng . Không nghe KL hát nhưng có đọc Bên đời hiu quạnh cũng đở buồn . Nhìn KL mặc áo cờ vàng, nghe KL tuyên bố vung vít chỉ cười rồi chửi thề Đ.M con hát dấm dớ . Khoảng năm 2004 có viết một bài “Xướng Ca Vô Loài ” khi Duy Quang trở về VN hát và cũng tuyên bố những lời lẻ rất là Hậu Đình Hoa . Chỉ viết một bài tiêu biểu cho đám ca sởi trở về bưng bô cho bạo quyền kiếm chút tiền còm

    Xướng Ca Vô Loài

    Với tựa đề là “Ngày Trở Về của Duy Quang” tức Michael Phạm , đăng trên báo VC Tuổi Trẻ . Ngụy tui nghĩ là trong bài viết nầy sẽ có cảnh anh thương bình chống nạng trở dzìa nhà sau mùa chinh chiến. Người mẹ nay đã già lần mò ra trước ao để nắm áo người xưa mà cứ ngỡ như giấc mơ. Rồi đâm tiếc là mắt bị cườm mờ mờ ảo ảo như người đi đêm vì chờ đợi quá lâu. Cả làng, cả xóm, cả con trâu, cả vườn rau bị úa nắng vàng cũng chờ đón người chiến sĩ trở về . Thiệt là vinh quang . Thiệt là cảm động, Ngụy tui chuẩn bị sẵn sàng khăn tay để chậm nước mắt. Mẹ! Tưởng như thế là tưởng năng tiến là tưởng trật lất.

    Theo sự tiết lộ của báo Tuổi Trẻ VC là chàng xướng ca đã trở về từ 10 năm dzìa trước. Mẹ ơi! Thằng nầy chắc thuộc loại “Xa quê hương nhớ Mẹ hiền. Gần Mẹ hiền ăn cắp tiền trốn đi xa”. Làm một cú trở về để kiếm ít tiền trở qua Mỹ. Rồi ở Mỹ thì lại nhớ Mẹ hiền nên lén lén dzọt dzìa kiếm tí tiến trốn đi xa. Không biết có thiệt dzậy hay là chàng xướng ca trở dzìa với một ý đồ mánh mung gì đây. Rồi không biết từ 1994 đến năm 2003 thì chàng dzìa bao nhiêu lần. Những lần ấy chàng dzìa thăm quê hương, thăm tổ quốc XHCN mến yêu của chàng hay thăm cái gì? Thăm cái gì thì hãy nghe chàng nói: “Chàng không còn cảm hứng làm việc cùng nguồn vui sống tại đất Mỹ ” . Thì nói mẹ là ở Mỹ chàng mất hứng rồi bất lực. Xướng ca mà cũng bày đặt nói chuyện văn hoa, đầy “ấn tượng” như ngôn ngữ của đảng. Trời đất , như vậy Mỹ đâu phải thiên đàng hạ giới. Ở riết đâm mất hứng xướng ca. Rồi bị “sự cố” bất lực nên vợ ôm sò sang đò khác. Chàng phơi củ cải nên chàng quyết chí trả thù, chàng bèn trở dzìa quê hương. Hay ! Hay thât. Công nhận chàng xướng ca đã nói lên được cái kinh nghiệm xương máu của bản thân mình cho mọi người được rõ. Có điều hơi buồn là chàng không nói rõ hơn “động cơ” nào làm cho chàng mất hứng rồi bất lực.

    Khi được hỏi: “cảm giác của anh khi được ca hát ở VN… ” Cái thằng đặt câu hỏi thiệt là “hoành tráng” thiệt là “ấn tượng ” nha. Cảm giác là cái củ cải gì? Không lẽ thằng phóng viên ngố nầy nó muốn biết xúc giác của xướng ca ra sao khi hát ở VN có giống như đang sờ soạng đang ôm ấp ghệ? hay vị giác ra sao có giống như đang đớp một chén chè sâm bổ lượng hay uống ly chanh đường xem môi em có ngọt?. Hay là thị giác ra sao có giống như chàng đi coi vũ cởi truồng. Người ta thì hỏi Cảm nghĩ hay cảm tưởng . Thằng phóng viên VC chơi cái cảm giác . Dzậy mà xướng ca cũng hiểu. “Rất vui và cảm động vì tôi sắp đươc hát cho đồng bào của mình tại quê nhà những người luôn thích ca nhạc thật sự.” Câu trả lời rất “ấn tượng, rất là hoành tráng,”. Chính cái câu nầy mà có một bà “nhà dzăng”, có cái tên rất “rực rở tên vàng”. Đó là nhà văn Bút Dzàng , Đổ Thị Thuấn, không phải là đồng bào của xướng ca. Cũng là người không thích ca nhạc thật sự, đã hồ hở hân hoan phấn khởi, đã quá , mém vãi đái bèn tuyên bố là OKOKOKDO. Dù là bà “nhà dzăng” có OK hay không thì xướng ca cũng điếu có ke. Thằng nào về VN hát mà không hót như thế từ Elvis phuck đến Hương lôn rồi Giao hoan rồi một tỉ thằng một triệu con như Tuấn ngốc, như Bảo háng, như người em xi nhộng Cờ duyên…như thằng Đức cống người tình năm trăm, như thằng Trịnh nam són đầu trọc lóc ôm kèn thổi tò tí te vô cửa sau (hậu môn) của mấy thằng VC văn hóa nghệ thuật .. Có con lại còn rinh dzìa Mỹ một thằng ca sĩ Bắc Vịt cộng Biều Kằng Bằng Kiều nữa mới là đã đời đã điếu. Qua câu nói trên “ta đã thấy gì trong đêm nay. Cờ sao muôn vạn cờ sao. Tay xách AK đi dạo Sài gon…” (ta đã thấy gì trong đêm nay tcs) Có nghĩa là chỉ có người ở quê nhà mới là đồng bào của thằng xướng ca. Còn cái đám ở hải ngoại, những người đã nuôi nó và gia đình nó mập ú thì chả phải đồng bào của nó, làm cho nó mất hứng rồi bất lực. Sẵn trớn nó còn miệt thị cái đám hải ngoại kể luôn bà “nhà dzăng” là lỗ tai cây chả biết thưởng thức tí gì về âm nhạc. Một đám dốt đặc cán mai. Một đám nhà quê nhà mùa. Một đám xôi thịt cực đoan chả biết, chả có tí nghệ thuật gì cả…vân vân.. và.. vân vân. Ngưng trích chỗ nầy để Ngụy tui luận chút xíu cho bà “nhà dzăng” nghe chơi không mất tiền. Hát cho đồng bào tôi nghe của thằng xướng ca nó sẽ hoàn toàn khác biệt với Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe của Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang “Cho đồng bào tôi thở nốt những hơi tàn…” Đâu bà nhà dzăng thử kêu thằng xướng ca hát bài Lửa Máu Hận Thù Giặc từ Miền Bắc vô đây Bàn tay nhuốm máu đồng bào … của nhạc sĩ Thục Vũ cho đồng bào của nó nghe chơi coi nó dám hát không. Thôi đừng kêu nó hát nhạc xưa. Kêu nó hát bài “Chút quà cho quê hương ” Em gửi về cho cha một manh áo trắng . Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây của Việt Dzũng hay “Em nhớ màu cờ” của Nguyệt Ánh. Hay là nó ca tặng cho đồng bào của nó bài Xin Hãy Làm Ánh Đuốc của Nguyệt Ánh “Trong yên vui chớ quên thù vong quốc. Giữa bình yên lòng vẫn nhớ núi sông điêu tàn…” Nếu nó mà dám ca thì lúc đó Ngụy tui mới tin là nó hát cho đồng bào nó nghe. Mà cái nầy ngộ nha. Nó tuyên bố là sẽ hát nhạc của Tôn thất Lập của Vũ Hoàng…. của đám âm binh bưng bô mà không nghe nó sẽ trình diễn nhạc của bố Phạm Chim của nó. Sao kỳ dzậy cà. Không lẻ nhạc bố Phạm chim của nó được làm trong cầu xí thì chính nó đã bỏ vào cầu tiêu rồi nhấn nút cho nó ra khơi để “biết mặt trùng dương biết đời mênh mông biết bao hãi hùng…”
    Xướng ca thuộc “dạng” trình diễn có nghĩa là chỉ ca chỉ hát những gì mà người ta viết sẵn cho nó. Người ta cho nó vui thì nó mới được hát vui. Người ta cho nó buồn thì nó phải hát buồn. Còn chuyện nó nói nó là tác giả bài Kiếp Đam Mê thì Ngụy tui nghi lắm. Mẹ! Nhạc sĩ cái mẹ gì mà gần chết chỉ có trần xì một vài bản nhạc. Xạo! Như thế thì bà “nhà dzăng ” đã thấy rõ yếu tố “hát cho đồng bào của thằng xướng ca nghe không đứng vững. Nó không được quyền thích hát bài nào là nó hát bài đó. Mà nó phải hát phải nói những gì mà mấy thằng VC muốn. Thế thôi. Những cái như đồng bào tui, những cảm xúc chân thành … đều là những thứ dấm dớ bố lếu bố láo.
    Mời bà nhà dzăng nghe nó nói tiếp nè: “Việc tôi được hát tại VN là một việc được người Việt sinh sống ở nước ngoài quan tâm và phấn khởi dùm, đặc biệt là giới nghệ sĩ. Điều này chứng tỏ đất nước mình đã đổi thay thật sự…” . Trời đất ơi. Thời nầy mà nó nói năng như thế nầy thì nó coi bà “nhà dzăng” là thứ ngu muội nhất trên đời. Nó chỉ lừa được bà “nhà dzăng” nó coi bà “nhà dzăng” là một con bò tót không hơn không kém. Ai là người Việt sinh sống ở ngoài nước quan tâm và phấn khởi. Quan tâm thì có. Tại sao quan tâm? Bởi vì cần phải biết để nhớ những thằng phản bội để đừng mua băng nhạc của nó hay đừng bao giờ đi xem bất cứ chương trình nào mà có mấy thằng bưng bô hát. Còn phấn khởi thì chắc chỉ có bà “nhà dzăng” con bò tót. Còn đặc biệt là giới nghệ sĩ. Giới nghệ sĩ là thằng nào con nào? là thằng em rể Tuấn ngố hay là mấy thị Thái dúi: Thái hành, Thái thịt, Thái mẹt. hay là toàn ban ban nhạc Phạm chim… hay là nguyên cái đám nghệ xí mà Ngụy tui đã nêu tên ở trên? Rồi thằng xướng ca hồn nhiên kết luận: “chuyện về hát tại VN chứng tỏ là đất nước mình đã thay đổi” . Mẹ ơi. Cái thằng xướng ca nầy thiệt là bác học như bố Phạm chim của nó. Đất nước ta đã thay đổi từ lâu đâu cần gì phải đợi đến khi thằng xướng ca về hát mới thay đổi. Đất nước ta đã bỏ đế quốc đỏ Lên Xô đi liếm bô cho thằng đế quốc Mỹ từ lâu. Thay đổi từ “núi liền núi sông liền sông tình hữu nghị anh em đời đời bền vững” sang làm chư hầu tay sai cho nó. Thay đổi từ lãnh đạo khố rách áo ôm sang lãnh đạo tiền đô bạc tỉ. Tới cái khúc nầy thì thằng xướng ca ló đuôi bưng bô cho đảng phỉ. Đảng phỉ cần những thằng bưng bô như thế để trình cho quan thầy Mỹ thấy là đảng ta đã thay đổi bằng chứng là từ Phó lon tonNguyễn cao cầu đến những tay xướng ca vô loài đều được trở về để nối vòng tay lớn với đảng phỉ. Đọc cái kết luận của thằng xướng ca mới đã nè: “Riêng cá nhân tôi, được hát trên quê hương là điều mong ước và hạnh phúc nhất!” Quá đã !!!. Thằng xướng ca bây giờ hạnh phúc nhất. Đây là một “thông điệp rõ ràng” mà thằng bưng bô xướng ca muốn gửi đến cho bà “nhà dzăng” con bò tót. Tại sao bà “nhà dzăng” con bò tót còn đợi gì không chịu dzìa nước để viết bài, để nói cho đồng bào của bả nghe, cho đồng bào bả đọc để bả được làm người hạnh phúc nhất?

    Sẵn đây Ngụy tui nói chuyện xưa chơi. Chuyện xưa được Hoàng Hải Thủy tức Công Tử Hà Dê kể rằng vào lúc mà các Ngụy Quân, Ngụy Quyền vô hộp và các Ngụy Dân bị cướp nhà tống đi kinh tế mới thì tại Sàigon VC mở khóa “bồi dưởng chính trị”. Công Tử Hà Dê là người đã chứng kiến cảnh giới nghệ sĩ đóng tuồng trước mấy quan cách miệng. Công Tử Hà Dê kể về đào Bạch Tuyết lên ngâm thơ của thi sĩ chế lèn èng mà thi sĩ nầy đang ngồi chần dần uống bia hơi chủ tọa. Công Tử Hà Dê khen đào Bạch Tuyết nâng bi xuất sắc. Rồi ca sĩ kiêm tài tử Băng Châu lên nghẹn lời khóc sướt mướt. Tới phiên anh ca sĩ Nhật Trường anh nầy nâng bi huê dạng hơn bằng cách kể xấu đời sống, sự nghiệp ái tình của “giới nghệ sĩ” như bà nội nầy có xe Datsun thì bà má non kia phải có Mazda. Ganh nhau từ chút. Rồi “ca sĩ kiêm nhạc sĩ của lính” Rừng Lá Thấp khúm núm thật thà khai báo với quan cách miệng là coi mấy em ca sĩ ngon lành dzậy chứ muốn làm ca sĩ cho Ngụy thì phải leo lên giường ráo trọi. Tới phiên ca sĩ Thanh Tuyền mà Ông gọi là ca sĩ tuồn tuột. Không hiễu tại sao lại là tuồn tuột. Chữ nầy ấn tượng dữ dội nghe. Em tuồn tuột bèn thật thà khai báo ” Trước đây em sợ VC lắm nhưng khi đi hát thì thấy những người cách mạng xem trình diễn thiệt là nghiêm túc, biết cổ võ đúng lúc. Nên Thanh Tuyền sướng rên mé đìu hiu”. Rồi ca sĩ tuồn tuột kết luận: “Đây mới là chỗ đứng của người nghệ sĩ…”. Nhưng ca sĩ tuồn tuột chưa chịu chấm hết dù không bị tra khảo nàng cứ khai tuồn tuột tất. Nàng kể chuyện nàng bị tông tông Thiệu đóng đinh trong một dạ vũ. Công Tử Hà Dê cũng kể chuyện kép Hùng Cường mặc bà ba đen, lưng đeo ba lô cắm cờ VC đi tửng tửng ở Saigon rồi nhỏng đít hát vài bài ca cách miệng.
    Ngụy tui tin chuyện nầy có thật vì ngoại trừ kép Hùng Cường đi ngủ với giun với dế thì giới nghệ sĩ mà Công Tử Hà Dê kể còn sống nhăn răng tất cả mà không thấy ai lên tiếng như Đại văn hào Ngựa dớt ngay chim Nguyễn mộng dế, Bảo Nổi thì đã rất là nghiêm túc cám ơn đảng đã cho chả sáng mắt sáng lòng. Tại sao đại văn hào nầy không lợi dụng thời cơ chơi cha Công tử Hà Dê tơi bời hoa lá rụng. Rồi thêm anh ba râu Đại úy Quân Cảnh Hoàng phải gió trong tay có tờ báo bự tổ chảng có cả hmột tổ hợp ngầu ra phết thêm quan hai lính thủy đánh bộ THáng Ba gảy suông chuyên viên đưa đón cộng sản Trần Văn Thủy , Nếu Đi Hết Biển. Thành phần hùng hậu thế mà chả ai dám bợp tai đá đít anh Công tử Hà Dê. Tất cả đều im như thóc thì tiết lộ của Công tử Hà Dê là có thiệt không phải đồ dỏm thành ra cái giới nghệ sĩ mà thằng xướng ca đem ra làm thí dụ cũng chỉ là một đám vô loài không hơn không kém. Sớm đầu tối đánh. Phản Trụ đầu Chu

    Bây giờ Ngụy tui đâm chán thèm nhấm nháp chút bia cho lạnh đời tỵ nạn. Nhưng trước khi đi lấy bia để uống thì Ngụy tui có thắc mắc nầy gửi đến nhà dzăng con bò tót về chữ đồng bào. Thằng xướng ca về VN chỉ để hát cho đồng bào nó nghe cũng được đi , nhưng nó hát nhạc gì? Lỡ đồng bào của nó muốn nó hát bài Cờ Bay thì nó có dám hát hay không?. Rồi mấy thằng như đỗ mười , võ văn kiệt hay thằng lê đức anh ở nhà buồn sanh tật dzô rạp hát để nghe thằng xướng ca hát hò thì thằng xướng ca có hát cho mấy thằng đó nghe không? Thằng xướng ca có công nhận mấy thằng đó là đồng bào của xướng ca hay không? Hay là sau khi hát xong, thằng xướng ca bèn khúm núm tuyên bố đây là niềm mong ước và hạnh phúc được hân hạnh đem lời ca tiếng hát ra phục vụ mấy ngài “đồng bào” VC lãnh đạo.

    “Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng Hậu đình Hoa ”

    Ngày xưa chỉ cách một con sông thôi mà mấy em thương nữ bị mang tiếng tới giờ nầy là mất nước không biết nhục. Thời nay cách cả một đại dương mà có cả một giới nghệ sĩ của thằng xướng ca bò về lạy lục xin phép để được liếm bô cho kẻ thù để kiếm tí tiền còm , rồi có một bà hồn nhiên tự nhận là nhà dzăng con bò tót nhảy ra vỗ tay cổ võ thì… thì nhục đến bao giờ.

    NgụySàiGòn (2004)

  9. tonydo says:

    Trầm Hương, tác giả bài này viết:
    (trích). Nói mãi, bạn đọc sẽ chỉ thấy ở tôi một người phụ nữ nhỏ nhen ghen ăn tức ở. (hết trích).

    Nghe đâu ca sĩ Khánh Ly được trả tiền cát xê tới trăm ngàn đô cho đêm diễn ở Hà Nội. và đã không phải hát một bài nào có tính chất chửi bới Việt Nam Cộng Hoà.
    Nếu đúng vậy, với một người, đặc biệt là bà lão thất thập cổ lai hy thì chyện:
    Ghen ăn tức ở chỉ là chuyện thường.
    Không phải chỉ những người đàn bà như Trầm Hương, nhưng đa phần khứa lão cũng không là ngoại lệ.
    Tất nhiên phải có giọng nhừa nhựa ma túy mới được.

  10. Dân Việt says:

    Con Hát Khánh Ly

    Con hát ấy ngày xưa bu đít Trịnh
    Làm một phường bát nháo chống quê hương
    Khói lửa xâm lăng mù mịt chiến trường
    Bọn chúng vẫn đứng bên lề cuộc chiến
    Hát nghêu ngao những bài ca phiến diện
    Đâm sau lưng người chiến sĩ quốc gia
    Có biết đâu vận mệnh nước non nhà
    Đã như sợi chỉ mành treo trước gió
    Rồi đến khi cả miền Nam sụp đổ
    Mới hãi hùng trước chủ nghĩa phi nhân
    Chạy vắt giò ra hải ngoại nương thân
    Được đồng hương cưu mang và đùm bọc
    Trong khi đó bên kia trời tổ quốc
    Dân tộc chìm trong khốn khổ điêu linh
    Con hát biết chăng tiếng hát của mình
    Đã góp sức cho kẻ thù xâm lược
    Tưởng con hát nhận ra bầy giặc nước
    Mà ăn năn hối cải chuyện lỗi lầm
    Nào ngờ đâu nghiệp chướng đã vào thân
    Lại tiếp tục con đường xưa oan khốc
    Ôi xướng ca phải loài vô tổ quốc?
    Chỉ biết tiền và chuộng cái hư danh
    Như con hát biết chi hờn mất nước
    Đã trở về đi khách đảng lưu manh.

    Blog Phan Huy
    http://fdfvn.wordpress.com

    • ky luc vo says:

      bạn viết đúng lắm.
      cảm ơn

    • Thuanphan says:

      Bài viết hay..
      Theo tôi danh xưng nghệ sĩ không đúng cho rất nhiều trường hợp kẻ cả KL…bởi nghệ sĩ chân chính trái tim và đầu óc của họ lớn hơn rất nhiều… Chỉ nên gọi những người này là người hát hay ca sĩ.. và như vậy thì …What the heck!

Phản hồi