WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật ký hành hương 2: Đêm nghe tiếng chuông chùa Tam Bảo

Ngày 30 – 7- 2011

Chùa Tam Bảo, Louisiana

Chùa Tam Bảo được xây dựng trên một rừng sồi xanh (live oaks) rộng hơn 4 mẫu Tây. Những cây sồi cổ thụ tuổi cả trăm năm, vươn cành che bóng nắng như những cây đa cao ngất từng xanh. Với người Việt thì đây là một ngôi chùa có tên Tam Bảo; nhưng người Mỹ lại biết đến nơi nầy như một trung tâm Thiền (Meditation Center). Lối kiến trúc cũng mang một tinh thần “Thiền Tịnh song tu” như thế. Cũng mái cong nhiếp tính âm dương, cũng cổng tam quan chánh phụ tương hòa nhưng những đường nét và bài bản kiến trúc cổ điển truyền thống như “song long chầu nguyệt, lưỡng long tranh châu, long ly quy phụng” thì lại rất mờ nhạt, hầu như không xuất hiện rõ mặt ở nơi nầy. Dáng uy nghi và mạnh mẽ từ cổng tam quan đến chánh điện; từ bảng tên chùa cho đến bệ thờ đức Phật của tổng thể kiến trúc đã làm cho cái nhìn đầu tiên của khách hành hương viếng chùa không trôi vào lối mòn của thế giới chùa viện cổ điển trên quê hương. Tầm nhìn trôi vào nẻo khác. Nẻo về của “sông chảy vào lòng nên đáy rất sâu.”

Đêm đầu tiên ở lại tại Chùa, tôi được ăn bữa cơm chay chiều không sửa soạn vì thức ăn buổi trưa vẫn còn. Tối lại, dự khóa lễ thường xuyên hàng ngày mở rộng cho mọi người, tôi có một cảm giác là lạ trong suốt hơn nửa giờ ngồi xếp bằng yên lặng định tâm – mà nói cho nó “sang” là bán già thiền định – tôi nghe được tiếng chuông chùa. Chuông đánh lên thì ai mà chẳng nghe. Nhưng thường khi, tiếng chuông gióng lên được nửa chừng thì tắt vì lỗ tai người nghe đã đầy ắp. Còn có khoảng trống nào đâu để dung nạp âm vang ngân vọng của hồi chuông cho trọn vẹn. Dư âm nhỏ mềm và uốn lượn của tiếng chuông ngân sẽ tràn ra để nhường chút khoảng trống hiếm hoi nào đó cho tiếng mõ, tiếng tang, tiếng quả lắc; có khi còn thêm tiếng trống, tiếng gõ nhịp trên thành chuông, vành trống nêm vào chật ních.

Thời kinh tối ở chùa Tam Bảo tương đối ngắn. Thời gian quỳ gối chưa quá 2 phút và bái lạy không quá nhiều. Nhưng dài nhất là thời gian tĩnh lặng định tâm. Hầu hết thời gian hành lễ không có sự “mê theo” tiếng tán xếp, tán rơi mà chủ yếu là đọc, hiểu và tin kính. Đồng tụng tối nay là một bài kệ thuần Việt trích từ phần phụ lục của Nghi thức Tụng Niệm giúp làm cho thêm trong sáng ý nghĩa của phẩm kinh Hán Việt Phổ Môn. Đó là bài kinh cầu an quan trọng nhất trong tín lý Đại Thừa; tuy vẫn tụng hằng ngày nhưng ít người hiểu trọn vẹn Phổ Môn Phẩm, tương tự như Bát Nhã Tâm Kinh, Phật Thuyết A Di Đà Kinh.

Một tâm lý chung rất thông thường là có hiểu mới biết quý; có thấm mới biết thương. Kinh văn tối tăm không hiểu nghĩa mà tụng đọc hằng ngày để quý và thương là… thương vay quý mướn. Không thật!

Một thời nghi lễ đi qua mà còn lưu lại trong tâm thức người đã dự khóa lễ những khoảng không gian tĩnh lặng của chiêm nghiệm và tin kính là một thành công của vị chủ trì chủ lễ. Người đến chùa dự lễ dẫu có bề dày tu học đến đâu cũng thường ở thế bị động. Ngưởi chủ lễ là nhạc trưởng của một dàn đại hợp xướng về nghi lễ.

Sau khóa lễ chiều, tôi trở về phòng nghỉ. Căn phòng nhỏ không có gì ngoài cái giường vải bố dã chiến, chiếc gối đơn sơ và một tấm mền mỏng vửa đủ đắp kín hai phần người. Đơn giản quá nên tôi không bị thứ tâm lý hưởng thụ hay kiểu cách thư giãn hoa hòe tới quấy phá. Ở chùa cũng có những nhu cầu không khác ngoài đời: Cũng ăn, cũng mặc, cũng ngủ. Nhưng ngày xưa các bậc minh sư đã dạy: “Sung tài, đạo tán.” (Lắm tiền thì tan đạo.) Và, khuyên nên “Tam thường bất túc”. Nghĩa là phải để cho cái ăn, cái mặc, cái ngủ thiêu thiếu một chút thì đời sống mới thăng hoa về mặt tinh thần.

Đêm về, một chút thao thức đến với tôi vì hồi chiều uống liên tiếp mấy bình trà đậm với thấy Trú trì. Bốn bức tường trống trơn, đôi mắt ngấm nước trà ráo hoảnh. Nhìn đâu cũng chẳng thấy gì. Bụng êm ả không một chút quậy cựa, co thắt vì thịt cá. Cảm giác ngây ngây bia rượu thường ngày của những buổi chiều tối cũng không. Nằm trên giường bố vừa đủ ngã lưng. Vừa nhắm mắt lại để dỗ dành “giấc ngủ nước trà” thì mới cảm nhận cái thân xác “an phận” của mình trải ra xa. Một thân xác mà phải chứa nhiều chất kích thích và bổ dưỡng sung mãn quá thì phải co lại mà đối phó với phản ứng sinh lý tự nhiên, làm gì còn chỗ cho Chánh Niệm hiện tiền.

Một chút gì thiêu thiếu giữa đêm khuya ở chùa Tam Bảo. “Tam thường bất túc” chăng?!

Tôi nghe như nguồn suối của tâm mình trải dài xa tít tắp. Khi thân tâm chẳng bị cột trói vào những giới hạn đời thường, không gian bên trong sẽ lớn lên vô hạn. Những thiền âm nội kết sẽ không còn bị che chắn mà vang vọng tới cõi vô cùng. Tôi nghe từ trong sâu thẳm của lòng mình có tiếng chuông đêm từ khóa lễ hồi chiều tối, vẫn còn ngân vọng u trầm.

Tiếng chuông là phương tiện thiện xảo của cửa thiền để mở ngõ vào đời sống tâm linh. Chuông không cầu, không chấp, không vọng, không trì. Tiếng đại hồng chung (chuông lớn) treo trên gác chuông đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Tiếng trung thính chung (chuông vừa) trên bàn kinh đưa tập thể đạo tràng vào lễ nghi bái niệm. Tiếng tiểu văn chung (chuông nhỏ) giúp từng cá nhân tự mình an trú trong giới hạn hay phối hợp nhịp nhàng với tập thể thiền nhân.

Tiếng súng của cuộc chiến trên quê hương đã im từ hơn 30 năm trước, nhưng đến nay vẫn còn nổ lách tách, đì đùng đâu đó trong hoài niệm và trong lòng người. Sống cho quá khứ là chối bỏ hiện sinh. Tiếng súng muộn màng sau một cuộc chiến đã tàn thường là ngôn ngữ của hận thù, chối bỏ. Tiếng chuông là biểu tượng của yêu thương, tìm về. Lời ca đầy Bóng Mát của Phạm Thế Mỹ vẳng tới cùng với tiếng chuông đêm giữa quê người thao thức: “Bởi thương tôi, bởi thương em, bởi yêu em, nên ghét hận thù.” Người không thương chính mình trước thì sẽ không thương ai, yêu ai được cả. Có thương mình mới thương em, yêu em. Em là em, là bạn, là người thân, là hơi thở, là tiếng chim, là cây cỏ, là trăng sao mỗi ngày, mỗi đêm thường gặp. Với đạo Phật, làm được thân người thật khó. Trăm nghìn vạn kiếp sinh diệt nổi trôi mong gì một lần gặp lại kiếp người – bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ – nên thử lắng lòng nghe tiếng chuông. Chuông ngân như một cuộc hành hương từ chốn phong ba về vùng rỗng lặng: Tu (?!). Tu là tập sống làm người. Hướng một kiếp người gió bụi, nổi trôi về với ái hòa, an lạc.

Louisiana, chùa Tam Bảo

© Trần Kiêm Đoàn

© Đàn Chim Việt

 

 

 

 

10 Phản hồi cho “Nhật ký hành hương 2: Đêm nghe tiếng chuông chùa Tam Bảo”

  1. D.Nhật Lê says:

    Nếu anh N.H.Viện hỏi tôi thì theo phép lịch sự,tôi có bổn phận phải trả lời như sau :
    Thầy Viện trưởng Đại học Vạn Hạnh HT.Thích Minh Châu có tên thật là Đinh Văn Nam là đảng
    viên đảng CSVN.theo PhùSa.net của Ts.Thích Nhất Hạnh (Làng Mai).
    Ai muốn biết sự thật này,xin hãy đọc bài “Những gián điệp thời chiến tranh VN” (Phusa.org/net).

    • @ Thân gởi anh D.Nhật Lê và bác KHACH

      Chân thành cám ơn anh D.Nhật Lê ….rất đồng tình với mọi ý kiến đóng góp với Óc lạnh và Tim nóng của anh …

      Thân chúc anh khỏe mạnh Đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trên Diễn đàn này

      Xin tiện đây cám ơn bác KHACH góp ý với CÒM SĨ gầy còm khách

      Trân trọng

      Nguyễn Hữu Viện

  2. thuy dung nguyen says:

    Tôi nghĩ TKĐ nên gởi bài này ở những website khác thì hay hơn. ĐCV chỉ dành cho những tấm lòng ưu lo về quê hương đất nước. Hãy sống hoà đồng cùng dân tộc một chút đi anh TKĐ ơi.

  3. khách says:

    Không biết cái tên C. VỆN ở đâu cũng có nó; chỗ nào cũng có nó; nó sủa; nó tru thành C. Vện. Thật tội nghiệp một loài Vện lạc loài trong đất khách không một ai đếm xỉa đến làm gì; nên nó tru hơn loài Fox đang sống giữa rừng hoang: GÂU GÂU GÂU VỆN.

    • Khack says:

      Em ‘khách’ này không phải là tôi Khach, đã viết mốt số ý kiến phản hồi mới đây. Nên nhớ tôi không bao giờ dùng từ thiếu văn hóa, những từ ngử của kẻ đầu đường xó chợ thiếu giáo dục.

      Nếu em là người Việt em nên trở về với chính nghĩa dân tộc. Hảy tìm một số người bạn cùng chung chí hướng lập ra một nhóm kháng chiến để đảnh đuổi giặc tàu. Sắp tới sẽ có phong trào kháng chiến chống tàu nổi lên khắp nơi ở trong cũng như ngoài nước. Sẽ có vố số nhóm/tổ chức/đảng phái chống tàu thành lập. Sẽ có hịch chống tàu xuất hiện kêu gọi đoàn kết cũng như phải làm gì để diệt giặc tàu và lãnh đạo tay sai bán ĐCSVN. Nếu em là CA hoặc lính bộ đội, nhóm của em hảy tìm cách tiêu diệt cho được bọn gián điệp tàu nằm vùng cũng như những tên chính ủy trực tiếp tay sai của chúng. Loại trừ cho được ảnh hưởng và sự khống chế của giặc tàu và của ĐCSVN trong QĐ và CA.

      Nếu em là tên giặc tàu nằm vùng, khuyên em hảy tìm cách bỏ chạy về tàu trước. Ở VN nguy hiểm lắm. Nên tìm một công việc lương thiện mà làm ăn và nên sống để đức cho con cháu. Em cũng khuyên các bạn của em làm như thế nhé.

    • Khack says:

      Ông Nguyễn Hữu Viện không nên vơ đũa cá nắm.

      khách này không phải là tôi Khach, đã viết mốt số ý kiến phản hồi mới đây. Chắc tôi phải lấy một tên mới. Tên này có vẽ chung chung qúa, dễ có thể bị lẫn lộn.

    • khách says:

      Cái thằng Hữu Vện (chó Vện) lick bà Đầm;
      Chuyên thích bú-cu (beaucoup) 40 năm.
      Tối ngủ chuồng CHIM; không biết nhục.
      Văn chương như hắn; cũng rầm rầm.
      May ra sống xót nhờ ơn Tổ;
      Nếu lỡ té sông (Seine ) chết bỏ bầm.
      Không có cầu tiêu; không rửa đít.
      Ngửi tay tủn tỉn… miệng cười thầm.
      Người ta có chê một người nào thì cũng chê có giới hạn. còn như C. Vện này thì không còn chỗ nào để chê.
      Nên chỗ nào; nó củng nhảy vào: Cộng Sản thì nó chửi phải rồi vì nó,và thằng Cộng Sản là loài ăn tục nói bậy. Nhưng chỗ người ta nói đến TÔN GIÁO; nói đến việc TU HÀNH thì nó cũng nhảy vào SỦA như chó ĐIÊN; thật là cái thằng không biết respect ai hết. Nếu người ta không đánh giá nó là một thằng điên không còn NHÂN TÍNH.

  4. mục nhi says:

    quả thật sau 1 hồi điểm tin đầy uất ức, xáo động , bài viết như 1 làn gió nhẹ mát lành một sáng mùa hè. cảm ơn tác giả

  5. Thanh Lam says:

    TAM BẢO PHẬT PHÁP TĂNG.

    1.
    Ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng thường trụ,
    Tướng vô sinh nên trú ngụ vô ưu.
    Vô hình hữu ảnh hằng lưu,
    Chuyển luân luân chuyển như phù mộng hoa.
    Phật vô hình hiện ra trần tục,
    Pháp vô sinh gieo phúc thường hằng.
    Tăng thuần vô tướng chơn tăng,
    Qui y không tướng ngọn ngằn suốt thông.

    2.
    Ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng thường trụ,
    Linh Thứu Sơn tuyết phủ nụ hoa bừng.
    Rồng thiêng điểm nhãn bày trưng,
    “Niêm hoa nhất tiếu” không ngừng phục sinh.
    Minh minh đức huyền linh phát khởi,
    Tân tân dân phúc lợi hoằng khai.
    Phàm ngu tiên thánh muôn loài,
    Chung cùng vạn loại hưởng rày hồng ân.

    3.
    Ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng thường trụ,
    Cõi Liên Hoa ấp ủ nhú ánh hồng.
    Thiều phong đồng vọng mênh mông,
    Rợp ao Thất Bảo tự lòng phát sinh.
    Trụ vô trụ sắc huỳnh ánh hiện,
    Sanh vô sanh huyền chuyển chơn không.
    “Chuông linh ngân tiếng đại đồng,
    Ta-Bà thế giới sắc không một màu”.

    4.
    Ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng thường trụ,
    Cảnh tịnh thiền vô trú ngụ Chơn Không.
    Hoa trời lớp lớp lượn vòng,
    Vượt mây lướt sóng đơm bông đón chào.
    Tướng vô tướng một màu chơn tướng,
    Luôn thường hằng qui ngưỡng THIỀN LÒNG.
    Có chăng nẽo sắc đường không,
    Phật Tăng Pháp Bảo như giòng suối tuôn.

    Giọt sương Đỉnh Tuyết về nguồn !!!

  6. BichThuy says:

    Tôi đồng ý với câu nói của tác giả, Sống với hiện tại mà nói chuyện quá khứ là chối bỏ hiện sinh. Ngày nay, ngay thời điểm này, đất nước đứng trên hiểm họa diệt vong bởi những kẻ bán nước, bán đất cho Tầu Cộng, Tầu Cộng đang lăm le, và đã từng đánh đập ngư dân, bọn Tầu Cợng đang xâm lăng VN bằng bất cứ thủ đoạn nào mà họ cứ nói chuyện Thiền với Phật, coi như đất nước VN đã qua vì họ đang sống với hiện thực là đang sống trên đất nước Mỹ, đầy đủ quyền tư do, dân chủ , chỉ cần Thiền, cần gì nói chuyện yêu nước Việt phải không?

Phản hồi