WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội Nghị San Francisco 1951

Thế chiến thứ hai chấm dứt năm 1945, nhưng cho đến năm 1951 Hội nghị tại San Francisco (Hoa Kỳ) giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh mới diễn ra để Nhật Bản xác định lập trường hòa bình, từ bỏ chủ quyền trên các vùng đất Nhật Bản chiếm đóng trong thế chiến, bàn chuyện Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân và tù binh chiến tranh, cũng như quyết định chấm dứt quân đội nước ngoài chiếm đóng Nhật Bản và trao trả chủ quyền lại cho Nhật Bản.

1.- NHẬT BẢN THẤT TRẬN

Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu năm 1931, lập ra Mãn Châu Quốc năm 1932, đưa vị vua cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi (Pu Yi, trị vì Trung Hoa 1908-1912) lên làm giám quốc vì nhà Thanh gốc người Mãn Châu. Nhật chiếm Nam Kinh (Trung Hoa) ngày 13-12-1937, gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng trong 6 tuần lễ, giết hại khoảng 300,000 dân Trung Hoa.

Ngày 25-11-1936, Nhật ký với Đức hiệp ước chống Đệ tam Quốc tế (Anti Cominter Pact) nhắm vào Liên Xô. Năm sau, Ý gia nhập tổ chức nầy ngày 6-11-1937. Ba nước còn ký Hiệp ước Liên minh tay ba tại Berlin ngày 27-9-1940, thường được gọi là Trục Bá Linh–La Mã–Đông Kinh (Berlin–Roma–Tokyo Axis). Từ đó, trong khi Đức Ý tung hoành ở Âu Châu, thì Nhật bành trướng ở Á Châu.

Nhật đưa quân đến Đông Dương năm 1940, nhưng vẫn để Pháp cai trị Đông Dương. Ngày 7-12-1941, Nhật bất ngờ tấn công Pearl Harbor (Hawaii), tàn phá hạm đội Hoà Kỳ ở Thái Bình Dương, giết hại 2,400 người Hoa Kỳ. Hôm sau (8-12-1941), Hoa Kỳ và Anh tuyên chiến với Nhật Bản. Quân đội Nhật ào ạt đổ bộ lên miền nam Thái Lan (8-12-1941), bắc Mã Lai (8-12), tấn công Manila (8-12), đến quần đảo Luzon (10-12-1941), chiếm Bataan (9-4-1942), và toàn bộ Phi Luật Tân (5-1942).

Trong khi chiến tranh diễn ra càng ngày càng ác liệt tại Đông Á giữa lực lượng Đồng minh (gồm quân đội Hoa Kỳ, Anh và Trung Hoa Quốc Dân Đảng) với quân đội Nhật Bản, thì Liên Xô vẫn tiếp tục bang giao với Nhật Bản vì Liên Xô ký hòa ước bất tương xâm với Nhật Bản từ ngày 13-4-1941. Ngày 6-8-1945, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima (Nhật Bản). Liên Xô biết chắc chắn Nhật Bản sẽ đầu hàng, liền mời đại sứ Nhật tại Moscow đến bộ Ngoại giao Liên Xô lúc 5 giờ chiều ngày 8-8-1945 và ngoại trưởng Liên Xô Mikailovich Molotov thông báo cho đại sứ Nhật Bản biết rằng Liên Xô quyết định tuyên chiến với Nhật. (Basil Collier, The Second World War: a Military History, Gloucester, Mass: Pater Smith, 1978, tt. 529-530).

Sáng sớm hôm sau (9-8-1945), Liên Xô tràn quân qua chiếm Mãn Châu và vùng đông bắc Trung Hoa, chỉ vài giờ trước khi Hoa Kỳ dội thêm quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Nagasaki. Liên Xô tiến quân chiếm luôn cả miền bắc bán đảo Triều Tiên. Cuối cùng, Nhật hoàng quyết định đầu hàng ngày 14-8-1945. Hiệp ước đầu hàng được ký kết trên chiến hạm Missouri, thả neo trong vịnh Đông Kinh, do đại tướng Mac Arthur chủ trì.

Như thế, Liên Xô dựa vào thời cơ để nhập cuộc trong chiến tranh chống Nhật Bản năm 1945, thiệt hại không đáng kể mà hưởng lợi tối đa ở miền đông bắc châu Á.

2.- HỘI NGHỊ SAN FRANCISCO

Sau chiến tranh, đất nước Nhật Bản kiệt quệ, kinh tế suy thoái. Nhật Bản thay đổi chính sách, từ bỏ chế độ quân phiệt, từ bỏ tham vọng đế quốc, ban hành hiến pháp hòa bình ngày 3-11-1946, có hiệu lực từ 3-5-1947. Theo hiến pháp mới, Nhật Bản theo đại nghị chế, Nhật hoàng chỉ còn giữ địa vị tượng trưng. Đặc biệt điều 9 chương II hiến pháp quy định Nhật Bản không có có Hải, Lục, Không quân và chính phủ Nhật Bản từ nay không được quyền tuyên chiến.

Hoa Kỳ là nước có quân chiếm đóng Nhật Bản đồng thời viện trợ cho Nhật Bản tái thiết đất nước. Cuộc thương thuyết giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ đưa đến hai hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 4 đến ngày 8-9-1945. Hội nghị thứ nhất gồm có 51 quốc gia tham dự trong đó có cả Nhật Bản, đưa đến Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản (Treaty of Peace with Japan). Hội nghị thứ hai giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đưa đến Hiệp ước An ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (Security Treaty between United States and Japan). Chuyện giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản không nằm trong bài viết nầy.

Hội nghị 51 nước tham dự theo thứ tự ABC là: Argentina, Australia, Belgium, Bolivia, Brazil, Cambodia, Canada, Ceylon, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, Czechoslovakia, Dominican Republic, Ecuador, Egypt, El Salvador, Ethiopia, France, Greece, Guatemala, Haiti, Honduras, Indonesia, Iran, Iraq, Japan, Laos, Lebanon, Liberia, Grand Duchy of Luxembourg, Mexico, Netherlands, New Zealand, Nicaragua, Norway, Pakistan, Panama, Peru, Republic of the Philippines, Poland, Saudi Arabia, Soviet Union, Syria, Turkey, Union of South Africa, United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, United States of America, Uruguay, Venezuela, Viet Nam.

3.- THÁI ĐỘ CỦA CÁC NƯỚC CỘNG SẢN

Trong 51 nước trên đây, có ba nước lúc đó theo chế độ cộng sản là Czechoslovakia (Tiệp Khắc, chưa chia hai), Poland (Ba Lan) và Soviet Union (Liên Bang Xô Viết hay Liên Xô). Cả Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lẫn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) đều không được mời tham dự, vì hội nghị không biết mời ai là đại diện cho Trung Hoa tại hội nghị.

Trong dự thảo hiệp ước, Nhật Bản quyết định từ bỏ quyền hành ở các hải đảo dọc bờ biển Trung Hoa và Việt Nam, nhưng không ghi là giao lại cho ai, vì hải đảo của nước nào thì nước đó đương nhiên nhận lại. Dự thảo nầy được gởi đến các nước để tham khảo và tu chính trước ngày diễn ra hội nghị.

Trung Cộng không được mời tham dự hội nghị nên ngoại trưởng Trung Cộng lúc bấy giờ là Chu Ân Lai lên tiếng phủ đầu ngày 15-8-1951: “Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa một lần nữa tuyên bố: Nếu không có sự tham dự của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong việc chuẩn bị, soạn thảo và ký một hòa ước với Nhật Bản thì dù nội dung và kết quả của một hiệp ước như vậy có như thế nào, chính phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng coi hòa ước ấy hoàn toàn bất hợp pháp và vì vậy vô hiệu.” (People’s China, tập IV, số 5 ngày 1-9-1951, do Quốc Tuấn trích dẫn trong bài “Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoa liên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa”, tập san Sử Địa số 29, Sài Gòn: tháng 1-3/1975, tr. 221).

Lập trường của Trung Cộng là đòi hỏi chủ quyền của Trung Cộng trên các quần đảo duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Trung Cộng không tham dự hội nghị, nhưng đòi hỏi của Trung Cộng được đại diện Liên Xô trình bày trong phiên họp ngày 5-9-1951. Andrei Gromyko, đại diện Liên Xô, phản đối bản dự thảo hòa ước vì cho rằng đây là bản dự thảo do Hoa Kỳ và Anh soạn thảo, chưa đáp ứng được những yêu cầu cần thiết cho một nền hòa bình với Nhật Bản. Lời phản đối của Gromyko bị các thành viên khác trong hội nghị la ó. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1).

Lý do đại diện Liên Xô bị hội nghị la ó có thể vì bản dự thảo đã được gởi trước để các nước tham khảo, nhưng Liên Xô không trả lời, mà mãi đến khi hội nghị bắt đầu, mới lên tiếng làm mất thời giờ hội nghị và đại diện các nước không chuẩn bị trước với chính phủ của họ. Cũng có thể các nước Đồng minh biết rằng trong chiến tranh chống Nhật Bản, Liên Xô chờ đợi đến phút chót, Nhật Bản bị sụp đổ, Liên Xô mới tham chiến để chia phần nên các đại biểu không cảm phục.

Sau khi chủ tịch hội nghị can thiệp, kêu gọi tái lập trật tự hội trường, thì Gromyko mới tiếp tục phát biểu, đưa ra trước sau 13 điểm tu chính (sửa đổi 5 điểm cũ và đưa thêm 8 điểm mới), trong đó có một tu chính là sửa đổi khoản (b) và khoản (f), điều 2 chương II, liên quan đến các hải đảo dọc duyên hải Trung Hoa và duyên hải Việt Nam. Andrei Gromyko cho rằng các đảo Paracels (Hoàng Sa) và các đảo khác về phía Nam, được xem là lãnh thổ của Trung Cộng, và yêu cầu bổ sung vào hiệp định là các hải đảo đó thuộc chủ quyền của Trung Cộng. (Xin xem tài liệu đính kèm số 1.) Tuy nhiên, Gromyko không đưa ra bằng chứng cụ thể nào về chủ quyền của Trung Cộng đối với các đảo trên.

Trong cuộc biểu quyết ngày 7-9-1951, tất cả những tu chính của Liên Xô do Gromyko đưa ra, trong đó có cả tu chính khoản (b) và khoản (f) điều 2 chương II, tất cả đều bị hội nghị bác bỏ. Kết quả biểu quyết cụ thể là 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận của ba nước cộng sản (Tiệp Khắc, Ba Lan và Liên Xô), 1 phiếu trắng và Nhật Bản không bỏ phiếu. Tỷ lệ bác bỏ là 46/51.

4.- Ý KIẾN CỦA VIỆT NAM

Đại diện Việt Nam tại hội nghị San Francisco là thủ tướng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) Trần Văn Hữu. Chính phủ QGVN do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng. Theo hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 Pháp giải kết hòa ước bảo hộ 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam. Chính thể QGVN chính thức được thành lập ngày 14-6-1949. Đạo dụ ngày 1-7-1949 chia Việt Nam làm ba phần: Bắc, Trung và Nam Phần. Hai ngày sau, quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm ba vị thủ hiến phụ trách ba phần, trong đó thủ hiến Trung Phần là dược sĩ Phan Văn Giáo.

Ngày 14-10-1950, khi Pháp quyết định giao lại quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ QGVN, thủ hiến Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ, đến tận quần đảo Hoàng Sa để nhận bàn giao chủ quyền quần đảo nầy. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu 1939-1975, tập B: 1947-1954, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 196.)

tai lieu 5Nguyên dưới thời vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945), Pháp thiết lập tòa Đại lý Hành chánh quần đảo Hoàng Sa ngày 15-6-1932. Vua Bảo Đại ban dụ số 10 ngày 30-3-1938 sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên, nên năm 1950, thủ hiến Trung Phần Phan Văn Giáo, đại diện chính phủ tiếp nhận việc bàn giao của Pháp.

Ngoài thủ tướng Trần Văn Hữu, phái đoàn chính phủ QGVN còn có các ông: Nguyễn Trung Vinh (tổng trưởng bộ Tài chánh), Nguyễn Duy Thanh (tổng trưởng bộ Kế hoạch và Tái kiến thiết), và Bửu Kính.

Vì sắp theo thứ tự ABC, phái đoàn Việt Nam đứng áp chót, chỉ trước phái đoàn Nhật Bản là nước trong cuộc. Vì vậy phái đoàn Việt Nam được mời phát biểu gần như sau cùng ngày 8-9-1951. Vào cuối phần phát biểu của mình, thủ tướng Trần Văn Hữu nhấn mạnh: “And as we must frankly profit from all opportunities offered to us to stifle the germs of discord, we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam.” Tạm dịch: “Và chúng tôi phải thẳng thắn lợi dụng tất cả các cơ hội dành cho chúng tôi để chận đứng những mầm mống bất đồng, chúng tôi xác định chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vốn luôn luôn thuộc Việt Nam.”) (Xin xem tài liệu đính kèm số 2, 3 và số 4.) Lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu không bị đại diện phái đoàn nào trong hội nghị phản đối và được ghi vào biên bản, chứng tỏ hội nghị đồng ý với quan điểm của chính phủ QGVN.

Cuối cùng, hội nghị đi đến việc ký kết bản Treaty of Peace with Japan (Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản) cũng trong ngày 8-9-1951 với 48 phiếu thuận, trừ ba nước cộng sản, đồng minh của Trung Cộng, không chịu ký. Bản hiệp ước có hiệu lực ngày 28-4-1952.

Bản hiệp ước San Francisco gồm 7 chương, 27 điều, trong đó khoản (f), điều 2, chương II, liên hệ đến Việt Nam nguyên văn như sau: “Japan renounces all right, title and claim to the Spratly Islands and to the Paracels Islands.” (United Nations Treaty Series 1952 (reg. no. 1832), vol. 136, pp. 45 – 164.) (Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Spratly [Trường Sa] và quần đảo Paracels [Hoàng Sa].) (Xin xem tài liệu đính kèm số 5). Nhật Bản từ bỏ mọi quyền hành, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa, nghĩa là Nhật Bản trả hai quần đảo nầy trở về với chủ cũ, mà thủ tướng Trần Văn Hữu đã minh định trước hội nghị và không một ai phản đối.

5.- KẾT LUẬN

Hội nghị hòa bình giữa Nhật Bản và 50 nước trên thế giới tại San Francisco, riêng về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, liên hệ đến Việt Nam, có thể rút ra hai kết luận:

Kết luận thứ nhứt là từ năm 1951, các nước trên thế giới, trừ các nước cộng sản đồng minh với Trung Cộng, đều phủ nhận đòi hỏi của Trung Cộng là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng qua phần phát biểu của đại diện Liên Xô tại hội nghị. Đồng thời các nước tham dự hội nghị không phản đối, nghĩa là chấp nhận và cho ghi vào biên bản lời thủ tướng Trần Văn Hữu xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hồ sơ toàn thể hội nghị cùng lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ấn hành ngay sau hội nghị, gởi cho tất cả các nước, cũng không bị nước nào phản đối, trừ Trung Cộng.

Kết luận thứ hai là lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu chứng tỏ chính phủ Quốc Gia Việt Nam luôn luôn tận dụng mọi cơ hội có thể có được, để tranh đấu bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, chống lại âm mưu xâm lược của nước ngoài và trong trường hợp nầy là Trung Cộng. Trong khi đó, Việt Minh cộng sản luôn luôn tuyên truyền rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam là “Việt gian bán nước”. Việt Minh cộng sản nhồi sọ học sinh bằng những câu thơ như:

“Văn Xuân, Văn Hữu cũng tay bợm già,
Cũng phường cỏng rắn cắn gà,
Rước voi giày mả ông bà tổ tông,
Cha đời lũ bán nước rong!”

(Thơ cộng sản dạy cho trẻ em trước năm 1954).

“Văn Xuân, Văn Hữu” là hai thủ tướng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Hữu của chính phủ Quốc Gia Việt Nam. Thử so sánh lời phát biểu của Trần Văn Hữu với công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 về vấn đề Hoàng Sa, xin quý vị độc giả hãy tự kết luận ai là “lũ bán nước rong”?

(Toronto, 4-8-2014)

© Trần Gia Phụng

© Đàn Chim Việt

————————–

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM trích từ:

Conference for the Conclusion and Signature of the Treaty of Peace
With Japan, San Francisco, California – September 4-8-1951, Record of Proceedings
Do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ấn hành. Nhận được qua giáo sư THB (California)

Tài liệu 1: Phát biểu của đại diện Liên Xô

Tài liệu 1: Phát biểu của đại diện Liên Xô

Tài liệu 2: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu

Tài liệu 2: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu

Tài liệu 3: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu (tiếp)

Tài liệu 3: Phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu (tiếp)

Tài liệu 4: Phần cuối lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu

Tài liệu 4: Phần cuối lời phát biểu của thủ tướng Trần Văn Hữu

Tài liệu 5: Chương II, điều 2, khoản (f)
Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản

20 Phản hồi cho “Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội Nghị San Francisco 1951”

  1. Trúc Bạch says:

    Sự khác biệt giữa những ngừoi Quốc Gia và những người Cộng Sản chính là sự khác nhau trong quan niệm về sự Vẹn Toàn Lãnh ThổChủ Quyền Quốc Gia

    - Đối với ngưới Quốc Gia Việt Nam thì Tổ Quốc phải đặt lên hàng đầu (Tổ Quốc Trên hết !), nên sự Toàn Vẹn Lãnh Thổ và Chủ Quyền Quốc Gia phải là điều Tiên Quyết

    - Đối với những người Cộng Sản – đặc biệt là đảng CSVN – thì (đảng) Quốc Tế Cộng Sản là trên hết, nên vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trong khối cộng sản với nhau là không được đặt ra, cho nên đối với họ – những người CSVN – thì Hoàng Sa, Trường Sa hay Biển Đông, dù có thuộc về Trung cộng hay (thậm chí) Liên Sô cũng là điều…tốt, miễn là không nằm trong tay “Ngụy” là được.

    Cho nên, trong Hội Nghị San Francisco 1951 – giả sử – mà có mặt của phái đoàn Phạm Văn Đông (thay vì Trần Văn Hữu) thì chắc chắn Phạm Văn Đồng đã đứng lên ủng hộ ý kiến của Liên Sô khi Liên Sô thay mặt TQ đòi chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa ngay .

    Điều này không phải là suy đoán, vì sự thật đã được chứng minh (bảy năm) sau đó, qua cái gọi là Công Hàm Bán Nước mà Hồ Chí Minh đã chỉ thị cho Phạm Văn Đồng thực hiện bằng Văn Tự …Giấy Trắng Mực Đen .

    Thật là may mắn cho tổ quốc Việt Nam, vì đã có những ngưới Việt Quốc Gia đại diện trong hội nghị này – để từ đó chúng ta có được cơ sở Pháp lý vững chắc về chủ quyền biển đảo của VN !

    Ai yêu nước – Ai bán nước thì đã rõ ràng !

    • ABC says:

      Ai đã dâng HS-TS cho trung quốc?
      - Hồ chính Mi và Đồng-Phạm ! ( Hồ chí Minh và Phạm văn Đồng )
      Ngay cái tên cũng đã nói lên nhiều sự thật !

  2. Việt cộng bán nước says:

    Mở đầu của bản Hiến Pháp ban hành năm 1946 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà – nhấn mạnh đến nhiệm-vụ của toàn dân là phải bảo vệ sự vẹn-toàn lãnh-thổ – viết : “ ….Nhiệm-vụ của Dân-Tộc ta trong giai-đoạn này là bảo toàn lãnh thổ…..” .

    Công hàm 14-9-1958 chứng tỏ bè lũ Việt cộng đã đạp lên cả Hiến pháp để phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang .

  3. DâM TiêN says:

    Mời Đại úy Nghiêm vô đây.
    Trung sĩ DâM: Cho tới trưa ngày 19 tháng Giêng 1974, ông còn là Chúa Đảo Hoàng Sa.
    Xin ông bật mí cho hay, Trung Cộng lấy Hoàng Sa như thế nào.

    Chúa đảo : Có một người Mỹ đến đảo, ăn mặc xi-vin, tôi nghĩ là cố vấn lớn, ổng biểu tui
    không nên kháng cự quân Tàu, đổ xương máu vô ích… Chúng tôi bị bắt làm tù binh sang Tàu.
    Cũng lạ, chúng nó đối xử với chúng tôi như là những khách du lịch… ăn uống, thăm viếng
    ( nhưng không có …cái vụ ướt át…. hà hà).

    Cảm ôn Đại úy Nghiêm. Cho mời Thiếu tá Hồng vui lòng ..vô chút.
    Thiếu tá Hồng : Phía Mỹ yêu cấu Quân đoàn cử một toán công tác cùng đi ra Hoàng Sa, với
    nhiệm vụ lập một đường bay runway. Tôi cùng sáu nhân viên thuốc Ban Lãnh thổ / Phòng Ba
    cùng người Mỹ lên đường ngày 18 tháng Giêng. Ra đó, mới hay mình làm gì không rõ, vì
    không có phương tiện lập đường bay… Rối tui cũng bị bắt theo đơn vị trú phòng, sang Tàu..
    .chúng nó dối đãi tử tế theo lối tù binh… theo cấp bậc. Hômt rao trả, nó mang tặng tui một
    bức tranh Panda rất đẹp.

    Triết lý câu chuyện này : Một người Mỹ và các binh lính Việt Nam Cộng Hòa có mặt tại
    Hoàng Sa vào giớ chót khi hải đảo bị…sang tay cho Tàu.

    Toán công tác VNCH thuộc ” Ban LÃNH THỔ/ Phòng Ba, là có ý nghĩa.

    Phía Trung Cộng “khoe” với Thiếu tá Hồng, là vào ngày có biến cố Hoàng Sa, lão Kissinger
    đang có mặt tại Bắc kinh.

    • noileo says:

      ” tui cũng bị bắt theo đơn vị trú phòng, sang Tàu…, chúng nó dối đãi tử tế theo lối tù binh… theo cấp bậc”.

      Giặc Tàu đối xử với binh sĩ VNCH, “khác máu tanh lòng”, đang đối chiến với chúng, mà còn như vậy.

      [Cũng như chính quyền VNCH đã đối xử với cán binh "sinh bắc tử nam" cộng sản đúng theo quy chế tù binh, đúng theo quy chế Giơ ne vơ 1949, có sự thăm viếng thường xuyên của cơ quan Hồng Thập Tự Quốc tế, của các nhân vật quốc tế quan tâm đến việc đối sử với tù binh,

      mặc dầu họ, cán binh cộng sản "sinh bắc tử nam" chỉ xúng đáng đuọc đối xử như quân khủng bố stateless, không xứng đáng đuọc đối xử như tù binh, không xứng đáng đuọc đối xử theo quy chế tù binh giơ ne vơ 1949.

      Cán binh "sinh bắc tử nam" cộng sản không có quân số, không có phù hiệu cấp bậc & đơn vị của một đội quân chính quy, của một quốc gia.

      Cán binh "sinh bắc tử nam" hoàn toàn "mồ côi", hoàn toàn vô thừa nhận. Không một chính quyền, không một nhà cầm quyền, không một quốc gia nào nhìn nhận những người "sinh bắc tử nam" là công dân hay là quân nhân của họ.

      Nhà cầm quyền của họ, bọn cộng sản VNDCCH bắc kỳ lại quá đỗi hèn hạ, Việt cộng Hồ chí Minh quá đỗi hèn hạ, Việt cộng Lê Duẩn, Võ NGuyên Giáp, Phạm Văn Đồng cũng quá đỗi hèn hạ, trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ bắc kỳ cũng quá đỗi hèn hạ, không một tên nào dám ngẩng mặt lên, nhìn thẳng, xác nhận cán binh "sinh bắc tử nam" là lính, là dân VNDCCH, để bảo vệ họ, đòi hỏi cho họ được đối xử đúng đắn, nếu đối phương có gì sơ sót trong khi giam giữ họ. Chỉ có thể gọi đó là quân khủng bố stateless.]

      TRong khi đó thì bọn cộng sản VNDCCH bắc kỳ mà Việt cộng Hồ chí MInh gian ác phản quốc, chủ tịch nước Việt cộng VNDCCH, từng không ngừng bịp bợm “miền nam trong trái tim tôi” đã đối xử thế nào với binh sĩ VNCH mà chúng gọi là “đồng bào” của chúng?

      SAu 1975 vẫn còn rất nhiều sĩ quan VNCH bị bắt làm tù binh từ rất lâu trước đó, nhưng bị cộng sản dấu đi, không trao trả vào năm 1973 như quy định của hiệp định Paris 1973, bị đưa vào quy chế “tù cải tạo” như những người bị bắt giữ sau tháng 4-1975

      Bao nhiêu binh sĩ VNCH đã bị quân cộng sản Hồ chí Minh hèn hạ phục kích bắt cóc bắn giết trong khi họ đuọc nghỉ phép, đi lại đây đó, về thăm gia đình, không còn công vụ, không ở nơi chiến trường…

      Bao nhiêu tù binh VNCH bị cộng sản VNDCCH bắn giết như những người dân Huế bị cộng sản bắt, trói thành sâu dài, xô một lượt xuống vực sâu cho chết thảm

      Bao nhiêu triệu người dân VNCH, không phải là quân nhân, không đang cầm súng nơi chiến trường, đã bị chết thảm dưới họng súng Tàu cộng trên tay quân cộng sản Hồ chí Minh & Lê Duẩn tàn ác bắn vào sau lưng họ

      Thuộc tính bất nhân, bất nghĩa, tàn ác của bọn cộng sản VNDCCH Hồ chí Minh & Lê Duẩn thật kinh hoàng, không kể xiết !

      Không thể nói “vì hoàn cảnh chiến tranh”, [như Việt cộng Phạm Văn Đồng nói để bào chữa cho tội bán nước của y], để bào chữa cho sự tàn ác của cộng sản

      Đến nay, đã gần 40 năm sau cuộc chiến, người ta vẫn thấy sự tàn ác cộng sản đầy tràn trong cung cách bọn công an cộng sản Hồ chí Minh còn đảng còn mình đối xử với bà lão, với phụ nữ, với trẻ em, với người dân dưới ách cai trị cộng sản Hồ chí Minh

  4. Hoàng Hải says:

    Mời quí vị nghe bài hát mới thu âm về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

    https://www.youtube.com/watch?v=RdtQaccF
    rD0&feature=youtu.be

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thật không ngờ , càng ngày , tư cách pháp lý của Việt Nam Cộng Hòa về toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ càng hiện rõ , mạnh mẽ đến như vậy !

    Chính Nghĩa Quốc Gia đang lần hồi hiện dần như bình minh tại biển Đông

    • DâM TiêN says:

      Thưa quân sư :

      Cố TT Thiệu, vì lý do lịch sử, đã phải từ chức, bỏ nước ra đi trong
      những điều kiện đáng buồn. Ông giữ im lặng.
      Tuy nhiên, vào khoảng 1993, qua Bột Bích Chi và Vân Oanh, ông
      Thiệu phát biểu :

      ” Tôi đoan chắc rằng thực thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại theo
      pháp lý.”

      Bên kia, Thủ tướng Đồng đã nhiều lần phát biểu rắng: ” Chúng ta
      đã thống nhất về mặt nhà nước.” ( Tức là về mặt quản lý).

      NB: Bột Bích Chi, Vân Oanh : BBC và VOA do Hoàng Tử đặt.
      Hoàng Tử ? = Là các người đi cải tạo lại bọn quản giáo đó ạ .

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Thưa ,

        “Anh” DâM chỉ ăn Bột Bích Chi , ôm hôn nàng Vân Oanh mỗi tối mà nghiệm ra mọi việc…thế là anh DâM thông minh hơn “em” Dân đến vạn lần rùi…

        Xin thưa với ngài “liberal” Thomas supper smart , hiền lành trong sáng khả ái vô cùng..(rất hiếm thấy vào thời buổi bây giờ) rằng thì mà là…

        Việt Nam Cộng Hòa quay trở lại không phải là một phỏng đoán chắc chắn mà là một THỰC TẾ đang xảy ra của nền chính trị Việt Nam .

        (Mọi thế lực cố ngăn cản hay cố làm chậm lại tiến trình (Việt Nam) Cộng Hòa hóa đang lần hồi bị tiêu diệt nghiền nát trong thầm lặng )

        Finally , Việt Nam Cộng Hòa sẽ thắng !

        Kính

  6. Minh Đức says:

    Trong hội nghị San Francisco 1951, Trung Quốc và Liên Xô đã công khai tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Lập trường này ông Hồ Chí Minh và những người đi theo ông Hồ trong đảng CSVN có biết hay không? Chắc là biết.

    Năm 1956, ông Ung Văn Khiêm nói với đại diện của Trung Quốc là theo tài liệu lịch sử thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc thì cũng chỉ là lập lại những gì Liên Xô tuyên bố tại Hội Nghị San Francisco hồi năm 1951.

    Vào năm 1951, thì Trung Quốc đang ào ạt viện trợ cho Việt Nam qua ngả biên giới. Nhờ khí giới của Trung Quốc cung cấp mà đến năm 1953, Việt Minh có khả năng đánh trận Điện Biên Phủ.

    Lúc đó ông Hồ và đảng CSVN biết lập trường của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa mà vẫn nhận viện trợ của Trung Quốc hay là lúc đó vì không biết nên mới nhận?

    Sau này, trong suốt thời gian ông Hồ Chí Minh còn sống, ông Hồ không hề phủ nhận việc Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc mà còn công nhận qua việc cho ông Phạm Văn Đồng viết công hàm, qua việc làm sách giáo khoa dạy học sinh là Nam Sa, Tây Sa thuộc về Trung Quốc.

    Lập trường của ông Hồ công nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc có từ bao giờ? Có thể là từ năm 1950, lúc ông Hồ đi sang Trung Quốc cầu viện. Lúc đó, nếu Mao Trạch Đông nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc mà ông Hồ cãi lại thì chắc là ông Hồ sẽ về tay không và Việt Minh sẽ mãi mãi chỉ là đám du kích trên rừng núi, không có khí giới để trang bị cho các đơn vị lớn và đánh các trận lớn .

  7. noileo says:

    Trong lúc Thủ tướng Trần Văn Hữu của Việt nam, tại hội nghị quốc tế San Francisco 1951 bảo vệ chủ quyền VN trên HS & TS, khẳng định chủ quyền VNn trên HS & TS, thì Việt cộng Hồ chí Minh, cha già của đám trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ bắc kỳ chuyên nghề làm chứng gian bóp méo lịch sử, xưng tụng & tô vẽ hoành tráng bìm bịp cho cộng sản, che dấu tội ác cho cộng sản, che dấu tội ác cho Việt cộng Hồ chí Minh, làm gì?

    Thì Việt cộng Hồ chí Minh của phiến quân cộng sản VN, vừa mới rước giặc Tàu cộng Mao trạch Đông vào Việt nam, đang lò dò sang Mút Cu Nga cộng để Việt cộng Hồ chí Minh đuọc Tàu cộng Mao Trạch Đông đưa vào yết kiến Nga cộng Sít ta lin.

    Tại đây Việt cộng Hồ chí Minh đã nhận lệnh Nga cộng Sít ta lin, khi về nước phải nhất nhất tuân theo sự chỉ dạy của Tàu cộng Mao trạch Đông, đại diện toàn quyền của Nga cộng Sít ta lin tại VN, thực hiện đến nơi đến chốn cuộc khủng bố Cải Cach Ruộng Đất, thảm sát nông dân VN, phá hoại riềng mối đạo đức nông thôn VN, làm debut cho cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội” tại VN, xích hóa VN!

    Thật là quái dị đê tiện khi mà trước môt tên phản quốc tàn dân hại nước như vậy, bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ vẫn không ngừng xưng tụng, một điều cha già “yêu nước”, 2 điều cha già “thương dân”….

  8. Dân Việt says:

    Hận Hoàng Sa

    Bãi Cát Vàng, Bãi Cát Vàng
    Cô đơn giữa biển, thênh thang nước trời;
    Ấy hòn đảo nhỏ quê tôi,
    Hoàng sa hai tiếng, nghìn đời gọi tên.
    Cớ sao giặc nước Hồ Minh,
    Đem dâng đại Hán, tỏ tình chúa tôi?
    Một ngày đen tối bảy tư,
    Biển đông dậy sóng, giặc thù vào đây.
    Tàu to, súng lớn, giăng đầy,
    Hăm he chực nuốt đảo gầy bơ vơ.
    Miền Nam thân yếu thế cô,
    Đồng minh đã đánh nước cờ thí xe.
    Giặc đông bủa kín tứ bề,
    Những toan lấy thịt quyết đè Hoàng sa.
    Xả thân bảo vệ sơn hà,
    Tận trung báo quốc, Văn Thà lưu danh.
    Xưa Hoàng Diệu chết theo thành,
    Ngày nay Nguỵ soái bỏ thân theo tàu.
    Bảy tư nghĩa sĩ trước sau,
    Đã cùng chiến hạm đi vào sử xanh.
    Bây giờ đã bốn mươi năm,
    Còn nghe vọng khúc quân hành Hoàng Sa:
    “Ta là người lính quốc gia,
    Liều thân bảo vệ quê nhà dấu yêu;
    Xác ta gởi đảo tiền tiêu,
    Hồn ta theo sóng thuỷ triều hồi hương.
    Về cùng đất mẹ thân thương,
    Góp phần ngăn rợ bắc phương hung tàn.”
    Phách người chiến sĩ hải quân,
    Còn vương theo ngọn Cờ Vàng hôm nay.

    Phan Huy MPH
    http://fdfvn.wordpress.com

  9. Việt cộng bán nước says:

    Bài viết hay, có thêm những chi tiết về Hội Nghị San Francisco mà một số các tác giả khác không đề cập đến .

  10. PHƯƠNG NGÀN says:

    VIỆT NAM KHÔNG THIẾU GÌ NHỮNG CON NGƯỜI CHÍNH ĐÁNG

    Nước VN qua bao thời đại không thiếu gì người có trình độ, có ý thức, có tài năng, có đảm lược để gánh trọng trách quốc gia, đất nước. Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, họ có điều kiện làm được gì hữu ích cho đại sự hay không lại là chuyện khác.

    Ngay trong thời Pháp thuộc, thời Nhật thuộc, rồi thời tình hình quốc tế thay đổi, VN được trả lại độc lập từng bước, như dưới thời cựu hoàng Bảo Đại cũng thế, không bao giờ lại thiếu người tài của đất nước.

    Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nào đó, ý nghĩa chính trị kiểu kiểu bất chấp, kiểu lấy mục đích biện minh cho phương tiện, kiểu đấu tranh đoạt quyền đoạt lợi bằng mọi thủ đoạn thì thật là đáng ngán ngẩm. Trong các phương thức đó, phương thức tuyên truyền chính trị bằng mọi thủ đoạn để hạ đối phương nhằm thủ lợi cho minh mà đẩy lên mức đối đế nhất thì thật tai hại thật sự.

    Cho nên chỉ tội nghiệp cho đám quần chúng thất học, đám con nít ngây thơ khi đã bị nhiễu loạn sự ngay thẳng thì mọi lợi ích chính đáng của đất nước coi như cũng huề trớt. Chính vì thế mà chính trị cũng có ba bảy đường. Chính trị theo truyền thống tức chính trị theo yêu cầu chính danh của lịch sử tuy có nhất thời thất bại cũng vẫn cứ ý nghĩa và giá trị còn hoài.

    Trong khi đó mọi chính trị thủ đoạn, nhất là kiểu chính trị ý thức hệ bất chợt, tuy tưởng là bền chắc lâu dài để nhằm dẫm lên tất cả, nhưng thực chất nó chỉ luôn nhất thời, bôi đen lên mọi người, bôi đen lên lịch sử, nhưng rồi cũng ngày nào đó lộ ra tất cả. Những con người như thế, những phương thức như thế, những tính cách như thế, quả thật là đáng tiếc và chỉ do các tham vọng cá nhân riêng, sự nông nỗi hay sự hạn hẹp về nhận thức hoặc sự dốt nát mà ra cả.

    Nên nói cho cùng, sự chính đáng của chính trị là phải gắn với truyền thống, gắn với ý nghĩa đạo đức cũng như gắn với ý nghĩa nhận thức nhân văn thật sự khách quan, đúng đắn và tự chủ chính là như vậy.

    DẤU NGÀN
    (09/8/14)

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân