Thiệt là may phước cho ông Nguyên Ngọc
Hôm 28 tháng 7 vừa qua, trên trang Mõ Làng có bài viết “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên “Việt Tân“. Chỉ mới bị “nghi ngờ” thôi nhưng “nạn nhân” đã bị đám dân phòng (trên mạng) đã thi nhau ném đá tơi bời, hoa lá:
Hoa Sen09:11 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Ông Nguyên Ngọc gần đây có những biểu hiện suy thoái về trí tuệ nên không loại trừ khả năng làm cho Việt Tân.
Đừng Anh09:15 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Nhiều người không chịu được đã nói thẳng vào mặt Nguyên Ngọc những lời nặng nề vì những việc làm không hay của nhà văn già này thời gian gần đây.
ngố nguyễn00:02 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Nếu như tôi gặp con người này thì tôi cũng sẽ sẵn sàng nói thằng vào nhà văn Nguyên Ngọc những lời lẽ từ tận đáy lòng, tuổi thơ tôi đã từng biết đến nhà văn như một người tài, nhưng giờ nhà văn lại quay lưng lại với đất nước, quay lưng lại với dân tộc thì đáng xấu hổ quá
Bé Ngủ09:19 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Tội nghiệp Nguyên Ngọc, chắc già quá thành ra lẩm cẩm, thích thể hiện khác đời.
Lan Phương09:24 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Ông Nguyên Ngọc thích được tung hô vớ vẩn chứ tinh khôn không ai làm thế.
Thành Trần09:30 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Già rồi thích tỏ ả nguy hiểm để có người nể sợ. Suy nghĩ rất chi là trẻ con, vớ vỉn.
Chicago Phan09:41 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Gọi là tọa đàm cho có vẻ sang chứ thực ra túm 5 tụm 3 nói chuyện bất mãn. Có ngày chết oan đó em
Chi Mai09:51 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Việt Tân Việt teo gì không biết, nhưng già rồi mà còn ham hố công thần thì không ra gì cả.
Chả phải Việt Tân, ông này muốn lổi nên thích tham gia vào những trò nhí nhố gây sự chú ý.
Bí Đao09:56 Ngày 28 tháng 07 năm 2014
Nguyên Ngọc đã bị mua chuộc rồi sao? Chả có nhẽ!
na na00:17 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Tình hình như thế này thì chúng ta có thể khẳng định con người Nguyên Ngọc không ai là không phủ nhận tài năng của ông, nhưng nhân cách của ông thì chúng ta phải suy nghĩ lại. Một người đang khởi đầu tốt bỗng dưng vì nhân cách thèm tiền mà giờ đây như thế này
Chậm tiến quá! Lão Nguyên Ngọc thành đồng nát từ lâu rồi
linh thuy00:11 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Như vậy là đã rõ, dù ông tay làm cho tổ chức nào đi nữa, Việt Tân hay không thì giờ ông ta cũng không còn là người mà nhân dân dất nước Việt Nam yêu mến và kính nể nữa rồi. Một kẻ chạy theo giặc, giờ muốn quay lại phá hoại nhà nước ư? Đừng có mơ điều đó thực hiện được đi
lung linh anh sang00:24 Ngày 31 tháng 07 năm 2014
Đây mới chính là con người thật của Nguyễn Nguyên Ngọc sao? Từ giờ trở đi con người này sẽ là kẻ thù của nhân dân sao? Đáng thất vọng thật đấy, từ một con người nổi tiếng trong nền văn học của đất nước, nhưng mà bản chất tham lam giờ đây già rồi mà vẫn tỏ ra vì tiền.
Bị “nghi ngờ là thành viên Việt Tân” là điều tuy không vinh dự hoặc hay ho gì cho lắm nhưng cũng (vẫn) hơn bị tình nghi là … Việt Quốc:
Dân làng bỗng ngã ngửa ra rằng: bác Chắt Kế bị nghi là phản động!
Cái cớ người ta vin vào để bác bị người ta cảnh giác thật là đơn giản.
Những ngày mệt mỏi, nghỉ việc, bác mở lò rèn làm nghiệp dư để khuây khoả tâm trí. Bác rèn đủ thứ: dao, mác, liềm, lưỡi hái và sửa chữa súng bắn chim. Bác không rèn để đem ra chợ bán, bà con trong làng trong xã đến nhờ thì bác làm với một giá rất rẻ. Có mấy người thích đi bắn chim thường quây quần ở nhà bác, nhỡ không may súng hỏng là bác chữa ngay, bác còn sản xuất cả đạn ria. Khi bắn được con cò con vạc, họ thường sum họp ăn uống và trò chuyện vui vẻ. Bác bị tình nghi bằng nhiều câu hỏi ba lăng nhăng tại một cuộc họp nông hội:
– Rèn dao, mác để làm gì?
– Sản xuất súng đạn để làm gì?
– Cung cấp cho ai?
– Tiền thu được bỏ vào quỹ Quốc dân đảng!
– Tại sao từ xưa đến nay không mở lò rèn, nay lại mở? Ông ta học nghề rèn để làm gì?
– Đích thị là lò sản xuất vũ khí cho bọn phản động...
Chẳng cần đọc lệnh của một cơ quan pháp luật nào, mấy dân quân làng vào tóm cổ bác, điệu bác đến “nhà giam” – gọi là nhà giam, chứ thật ra đó là ngôi nhà rách nát của một cán bộ xóm. Họ không dùng cực hình tra tấn bác như những “tội phạm” khác, nhưng bác cũng bị hành hạ đến cơ khổ. Đêm ngủ không được nằm giường, mà trải manh chiếu nằm co quắp trên nền đất, không có màn.
Thỉnh thoảng bác bị anh dân quân đánh cho một tát rơi vỡ kính cận. Khi mỏi lưng, bác ngồi dựa vào cột, liền bị dân quân quát: “Ngồi thẳng lên! ”. Lúc đau bụng, bác xin viên thuốc cũng bị dân quân mắng: “Đau thì phải chịu. Thoát chết là may”. Một lần người nhà mang cơm đến, đặt lên chiếc chõng tre, bác định cầm đũa ăn, bị cô dân quân cản lại: “Không được để lên chõng! Đặt cơm xuống đất mà ăn!” (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. California: Tạp Chí Văn Học, 2006).
Cùng ngày, ngày 28 tháng 7 năm 2014, bài “Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Chu Trinh và Việt Nam 2014’: Nhà văn Nguyên Ngọc bị nghi ngờ là thành viên “Việt Tân” cũng đã được đăng lại trên trang Dân Luận – với lời dẫn nhập (nghe) chua cay thấy rõ:
“Những lập luận trong bài viết này cho thấy sự bế tắc về tư duy của những dư luận viên, những người đang tìm cách bảo vệ Đảng CSVN đang rễu rã cả về nhân sự và tư tưởng hiện nay. Một hội thảo bàn về tư tưởng khai dân trí và đấu tranh bất bạo động của Phan Chu Trinh cũng bị coi là ‘kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại’ thì không còn gì để nói. Một nhà văn dù tuổi đã cao nhưng vẫn đau đáu về vận mệnh của dân tộc, của đất nước bị nghi ngờ là thành viên ‘Việt Tân’ thì đảng Việt Tân quả là có uy tín và thu hút được nhân tài! Viết như vậy khác nào quảng bá cho Việt Tân không?”
Qua hôm sau, hôm 29 tháng 7 năm 2014, trang Mõ Làng có ngay bài hồi đáp (“TẤT CẢ ĐANG LÀ ‘NGHI NGỜ’ THƯA”DÂN LUẬN“) với cái kết luận “khách quan” hết sức:
“Thử hỏi rằng, với một cuộc Tọa đàm mà trong thông báo lại cho rằng: ‘Điểm cơ bản của Phong trào Duy Tân do ông khởi xướng là bất bạo động và công khai hoạt động, nhắm tới cải tổ xã hội, giáo dục tinh thần tự do, xây dựng những cá nhân độc lập và có trách nhiệm, phổ biến các giá trị văn minh phương Tây như pháp quyền và dân quyền’ (Trích ‘Thông báo Tọa đàm ‘Tư tưởng Phan Châu Trinh và Việt Nam 2014’) thì có nên hiểu đó là ‘kích động cho một cuộc bạo động và đòi thay thế chế độ hiện tại’ và nếu có một ý tưởng nào hơn thì xin được chỉ giáo.
Cuối cùng như đã khẳng định ở trên, tất cả chỉ đang là ‘nghi ngờ’ và người viết cũng rất khách quan khi đưa ra những cứ liệu để nghi ngờ. Đừng mặc định đó là những điều đã là của hiện thực để đưa ra những lời thắc mắc đến vô vị như vậy.
Xin cảm ơn!!!!”
Mõ Làng thiệt là “rất khách quan” và cung cách (“xin chỉ giáo”) cũng rất đáng trân trọng. Quả là khác hẳn với không khí cuồng nhiệt và thái độ cuồng điên trong Chuyện Làng Ngày Ấy:
Vì tinh thần cảnh giác quá cao nên ông Khang mới trở thành thủ qũi của bọn phản động nước ngoài giữ những năm tỉ dô la, chú xã thọ nghèo rớt mùng tơi đến làm thuê cho ông Khang cũng trở thành đảng viên trung kiên của Quốc Dân Đảng…
Hãy nghe một người đàn bà kể tội chú xã Thọ:
- Một hôm tao thấy mi từ nhà bà Đoan ra, tay cầm một gói cà. Mi có nhớ là mi gói cà bằng cái gì không? Bằng ảnh của Mao chủ tịch. Mi có tư tưởng nhạo báng lãnh tụ cộng sản quốc tế. (Sđd trang 126-127).
So với Chuyện Làng Ngày Ấy thì chuyện bị “nghi ngờ là thành viên Việt Tân” hôm nay của đám mõ làng, rõ ràng, chỉ là chuyện nhỏ. Buổi toạ đàm được tổ chức vào hôm 19 tháng 6 năm 2014 mà tới bữa nay nhà văn Nguyên Ngọc vẫn còn được sống yên lành (và vẫn còn nguyên vẹn) chứ chưa bị “treo lên xà nhà” như những nạn nhân bị nghi ngờ là Việt Quốc hồi đầu thập niên 1950:
Ba anh dân quân mang đại đao xồng xộc tới, buộc dây thừng vào hai cổ chân ông Khang rồi trèo lên xà nhà kéo ngược dây.Ông Khang vội vàng van xin:
- Tôi xin khai, tôi xin khai hết
Họ lại buông dây xuống để ông Khang đứng nói:
- Tôi có tội với dân với nước. Từ nay tôi không làm phản động nữa!
Dân quân A:
- Mi làm phản động với ai?
Dân quân B:
- Mi đã chỉ điểm cho giặc mấy lần?
Dân quân C:
- Mi đã nhận mấy tỉ đô la của Quốc Dân đảng?
Bị hỏi dồn dập, ông Khang không biết trả lời thế nào. Chủ tọa liền ra lệnh:
- Thằng này ngoan cố, treo ngược lên xà nhà!
Sau khi vài chục ngàn mạng đã bị treo ngược lên xà nhà thì thánh đế bỗng hồi tâm. Năm 1956, Người đã nhỏ lệ trước quốc dân cùng với lời xin lỗi vì chủ trương “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” của Đảng và Nhà Nước.
Ba mươi năm sau, năm 1986, Đảng và Nhà Nước lại dũng cảm đổi mới và sửa sai thêm lần nữa. Tuy tiến rất chậm nhưng ta tiến chắc. Nhờ vậy, đám dân phòng trên mạng – xem ra – ôn hoà và đỡ sắt máu hơn bọn dân quân ngày trước thấy rõ.
Thiệt là may phước cho nhà văn Nguyên Ngọc!
© Tưởng Năng Tiến
Người viết bài này làm tôi nhớ đến một bài thơ của Nguyễn Chí Thiện, ghi lại đây để ôn lại và tưởng nhớ đến một “Ngục Sĩ” cả một đời chỉ làm một việc duy nhất: là lên án chủ thuyết/người cộng sản. (chúng không đáng viết hoa).
Tôi nhớ Ông và tự nhủ mình bao lâu còn sống, còn phải nguyền rủa (vâng phải, nhấn mạnh – phải) cái chủ thuyết bất minh này và tên đều sỏ của nó. Trân trong.
Xưa Lý Bạch
Xưa Lý Bạch ngửng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp, nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Ðường
Tôi đói lả gác lên cùm rỉ xám
Lý Bạch sống đời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống đời Cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi cho Lý Bạch,mà may cho tôi thật !
(1967)
đừng nghe những gỉ việt cộng nói mà hãy nhìn kỹ những gì việt cộng làm, câu nói này ngàn năm vẫn không sai, với tôi cộng sản là những con người có dây thần kinh xấu hổ bị liệt
Ông Kụ lắm tài thiệt,cứ y như là một kịch sĩ.
Khi cần kười thì kười và khi cần khóc thì đm,nước mắt ở đâu sao mà lắm thế,cứ như là nước mắt cá sấu không bằng – Les larmes de crocodile.
Sau khi đấu tố ân nhân với bài Địa Chủ Ác Ghê,bắn bà Cát Hanh Long (Ng thị 5) và vô số Dân Oan thì thằng Bác của cái Đảng chó này lấy mù-soa lau những giọt…nước mắt cá sấu.
“Ông kụ là người yêu dân yêu nước” – Ng Trọng Vĩnh
Thế mới biết,làm thân khuyển mã thì đui mù cho đến ngày lâm chung.Giai cấp cắt mạng có khác.Kặc
Thưa nhà văn Tưởng năng Tiến.
Về bản chất người CS không thay đổi nhưng thời cuộc đã thay đổi nên “gặp thời thế, thế thời phải thế”.
Nhà văn Nguyên Ngọc may phước vì không phải bọn mõ làng “thay đổi tư duy” như đảng CSVN nói, mà tại vì Mỹ chuyển trục sang Á châu Thái bình dương nên đám lãnh đạo mới run như cây sậy..!
Huỳnh ngọc Tuấn.
Có chuyện có vẽ buồn cười là mí anh DLV lúc nào cũng gán cho người bẩt đồng ý kiến (chưa cần đến chính kiến) là thích hư danh, tung hô … vậy chứ mấy ảnh có bao giờ thấy mấy câu: “hồ chí minh muôn năm, vĩ đại, sống mãI trong … sự nghiệp của vc” có giống như bọn tà giáo tung hô Nhậm Ngã Hành không vậy ta? :)
Nhìn hình cuối cùng của bài báo ” Hồ khóc sau đấu tố NVGP và CCRĐ 1957.”
ĐÚNG LÀ NƯỚC MẮT CỦA QUỶ!!!!
Hồ chí Minh thanh toán các nhà ái quốc chống thực dân Pháp :
***Trong quyển Lịch sử Việt Nam 1940-1975 , tác giả Trần Nhã Nguyên viết: “Chính phủ lâm thời của HCM tung lưới bủa vây, lùng bắt cán bộ của các đảng phái Quốc gia như Việt Cách, Việt Quốc, Duy Dân, Đại Việt, Dân Chính… Các hội hè do cán bộ Cộng sản lãnh đạo mọc lên như nấm: Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc, Tự vệ phố, Tự vệ thành, Tự vệ chiến đấu… đặt dưới sự điều động của các Ủy ban Hành chánh thành phố, tỉnh, phủ, huyện, làng… đều là những cánh tay nối dài của đảng Cộng sản. Cảnh đánh đập, tra khảo, thủ tiêu diễn ra khắp nơi đối với những ai bị chụp lên đầu Việt gian, Phản quốc, có nợ máu với nhân dân…”.
*** Tác giả Hoàng Văn Đào trong quyển sử Việt Nam Quốc Dân Đảng viết : “Chính quyền địa phương VM tự động vu cho người này là Việt gian, kẻ kia là phản động, ác bá, cường hào, bắt giam và thủ tiêu không biết bao nhiêu mà kể! Mà Ủy ban Hành chánh địa phương lúc bấy giờ hầu hết là những phần tử bất hảo nổi lên, vì tư thù cũng gán ngay cho tội là phản động, là cường hào ác bá! Tịch thu tài sản v.v…” .
*** Tác giả Nghiêm Kế Tổ trong quyển Việt Nam Máu Lửa viết “Những cán bộ hạ tầng lãnh đạo hành chính địa phương, đại đa số, hoặc là các thanh niên mới lớn, hung hăng, không kinh nghiệm, không kể gì đến lễ độ, hoặc những người thô lỗ, ít học, không chuyên môn, đầy tư tưởng báo thù, vị kỷ… Các cán bộ địa phương là tay sai trung kiên nhất, dữ dội nhất… Dân chúng được mục kích luôn luôn cái cảnh bắt bớ, giam hãm đem đi khu”.
“Thành thực mà xét,Ủy ban Nhân dân cấp huyện hoặc xã có tính cách “đồ tể”hơn là một tổ chức chuyên nghiệp về chính trị hoặc hành chánh”.
“Hễ ai trốn trách nhiệm hội họp, ủng hộ… sẽ được gán ngay tiếng Việt gian, phản động. Hai danh từ ấy là lưỡi hái của Thần Chết chẳng nể nang ai, dù cha mẹ họ hàng thân thích, dù những người chuyên làm điều thiện, có đạo đức”.
***Tác giả Nguyễn Thị Thế – em của Nhất Linh Nguyễn Tường Tam và Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long, chị của Thạch Lam Nguyễn Tường Vinh và Bác sĩ Nguyễn Tường Bách, trong quyển Hồi Ký Về Gia đình Nguyễn Tường, viết :
“Vụ lúa năm đó thì ở thôn quê Việt Minh còn trong bóng tối nổi dậy không biết bao nhiêu, những người thành tích bất hảo hoặc những giới lao động, phu kéo xe, phu vác gạo nổi lên, có một nhóm cầm đầu có súng đạn vào bắt quan Huyện trói lại. Chúng ngồi ăn rồi ném xương xuống đất bắt ăn như là chó vậy”. Tác giả thuật tiếp: “Còn chức Tri huyện (ý tác giả muốn nói Chủ tịch huyện) thì do họ bầu lên là thằng con ông Thu xưa làm phu vác gạo, tôi biết rõ ông ta từ khi mẹ tôi còn cân gạo”.
“Đến năm Việt Minh nổi dậy (1945), mẹ tôi không dám ở nhà, lánh sang chùa Đào Xuyên. Ít tháng sau, Việt Minh bắt cả các sư ông tham gia chiến trận. Sư ông chùa Đào Xuyên bị làm chủ tịch kháng chiến nên đưa mẹ tôi qua chùa sư nữ tận bên Bối Khê”.
***Tác giả Nguyễn Mạnh Côn trong quyển Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử viết “Một số người khác chống Việt Minh, vì không chịu nổi cho Việt Minh đưa lên hàng “trị dân, trị nước” một bọn côn đồ mới bữa trước còn ăn trộm, ăn cắp, du thủ du thực. Đây phần lớn là những nhà trí thức sâu sắc, đã yên trí từ lâu rằng công việc cai trị phải được đảm nhiệm bởi những người có bảo đảm về trí tuệ cũng như về đạo đức. Thấy Việt Minh giao phó từng địa phương rộng lớn cho những người không những đã vô học lại còn mang tiếng là lưu manh, nhà trí thức lấy làm lo sợ mà so sánh tình trạng ấy với tình trạng ổn định ở các nước tân tiến. Họ thấy Việt Minh làm việc trái với lẽ phải thông thường, thì Việt Minh tự nhiên nó cũng có ngày tan rã”.
***Trong quyển Lịch Sử Việt Nam 1940-1975 , tác giả Trần Nhã Nguyên viết: “Chính phủ lâm thời của HCM tung lưới bủa vây, lùng bắt cán bộ của các đảng phái Quốc gia như Việt Cách, Việt Quốc, Duy Dân, Đại Việt, Dân Chính… Các hội hè do cán bộ Cộng sản lãnh đạo mọc lên như nấm: Thanh niên, Phụ nữ, Phụ lão Cứu quốc, Nhi đồng Cứu quốc, Tự vệ phố, Tự vệ thành, Tự vệ chiến đấu… đặt dưới sự điều động của các Ủy ban Hành chánh thành phố, tỉnh, phủ, huyện, làng… đều là những cánh tay nối dài của đảng Cộng sản. Cảnh đánh đập, tra khảo, thủ tiêu diễn ra khắp nơi đối với những ai bị chụp lên đầu Việt gian, Phản quốc, có nợ máu với nhân dân…”
***Trong quyển Chuyện thâm cung dưới triều đại HCM ,tác giả Việt Thường viết: Ở bộ giao thông, Kỹ sư Trần Đăng Khoa là bộ trưởng mà phải “xin chỉ thị” của thứ trưởng Hồng Xích Tâm, ủy viên đảng đoàn xuất thân là phu xe kéo . Ở Ủy ban Văn hóa Đối ngoại có học giả Phạm Ngọc Thuần và bác sĩ Nguyễn Khắc Viện phải “bẩm báo” với bí thư đảng đoàn Phạm Hồng, mới học xong lớp 4 bổ túc văn hóa . Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng viên kỳ cựu, tuy là bộ trưởng Bộ Y tế nhưng bị thứ trưởng Đinh Thị Cẩn “kềm kẹp”. Bà nầy là Ủy viên Dự khuyết Trung ương, kiêm bí thư đảng đoàn, trình độ văn hoálớp 4. Bà từng là Cấp dưỡng (tức là đầu bếp riêng) của HCM .).
Chắc Tư Mè được cầm sổ hưu (hưu già chẳng phải hưu non) nên có bài viết tuyệt chiêu như thế. Cám ơn tấm lòng vàng của người lính VNCH trong manh áo bạc Tư Tiến nhiều lắm lắm. Một người bị “giời đày” ăn cơm nhà vác cây thánh giá mấy chục năm nay, mỗi tuần một bài đóng góp tiếng nói vì tự do, bác ái và lương thiện trên diễn đàn cộng đồng người Việt hải ngoại.
Hy vọng, Tư Mè sau khi nhập “Hội Tỷ Phú Thời Gian” sẽ đóng góp tuần 2 bài (xưa nay đến hẹn cuối tuần lại lên có 1 bài) để độc giả thưởng lãm.
Mong lắm thay.
Cái hình kụ khóc và lấy cái gì đó lau mắt, nó chỉ thường có cho giới đàn bà, giống như một cô gái gạt lệ trước khi rời cha mẹ về nhà chồng. Một nam nhân đại trượng phu không có kiểu khóc này. Điều này phải hiểu là trước ống kính miếu máo mà không giọt nước mắt thì ai ai cũng thấy lố bịch. Kụ đã nhanh trí thà chấp nhận làm “đàn bà” hơn là nhân dân nhận ra sự gỉa dối, bằng cách lấy khăn muxoa lau mắt.
Nhà sản trải qua gần 70 năm trị vì, tương đối thành công trong chính sách ‘tẩy não’ và ‘khống chế não’ dân chúng xứ Vệ . Mới thấy, công cuộc canh tân đất nước bắt đầu từ ‘khai dân trí, chấn dân khí’ còn biết bao khó khăn .