WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn

HCM hNghi án Nông Thị Xuân xảy ra cách đây đã 57 năm, nhưng nó vẫn là một bóng ma, im lìm trong bóng tối. Mọi ngả tìm kiếm đều bị chặn, mọi cách nhận thực bị bóp chết. Linh hồn oan khuất của cô Xuân dường như đã tàn phai trong ký ức người đời, trong khi “đạo đức của Bác” vẫn được rao giảng mỗi ngày.

Gần đây tôi được đọc tài liệu phân tích đặc điểm và tính cách của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những tài liệu này là cuốn “Trần Đức Thảo-Những Lời Trăng Trối” của Tri Vũ – Phan Ngọc Khuê. Tôi giận mình vì những nhận thức trước đây của mình phiến diện quá. Vậy, thử vận dụng những gợi ý của triết gia Trần Đức Thảo để phẫu tích, hy vọng có một góc nhìn khác về nghi án này.

Đây là vụ đại hình sự mà Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có liên quan trực tiếp. Bạn đọc đã biết rõ nội dung nghi án, nhưng để có cái nhìn khái quát về nó, xin nhắc lại những sự kiện chính theo trật tự thời gian.

Trước 1954, khi còn trên chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh nhận cô Nông Thị Xuân làm con nuôi. Đến đầu năm 1955, cô Xuân, 22 tuổi, được đưa về Hà Nội để gần Bác. Cô Xuân cùng nguời em Nông Thị Vàng tạm trú tại căn nhà 66 phố Hàng Bông, dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Công An Trần Quốc Hoàn.

Mỗi tuần đôi ba lần ông Hoàn đưa cô Xuân vào Phủ Chủ tịch ngủ qua đêm với Bác. Ông Hoàn cũng nhiều lần cưỡng dâm cô Xuân. Cuối năm 1956, cô Xuân sinh con trai. Bác đặt tên con là Nguyễn Tất Trung. Khoảng thời gian này cô Xuân ngỏ lời với Bác là muốn công khai mối quan hệ, và dọn vào Phủ Chủ tịch ở hẳn với Bác như vợ chồng. Bác bảo để Bác hỏi ý kiến Bộ Chính trị.

Vài tháng sau, rạng sáng ngày 12 tháng 2 năm 1957, người ta thấy cô Xuân chết trên đường Cổ Ngư, gần dốc Chèm, ngoại thành Hà Nội, hiện trường là một tai nạn giao thông.

Giám định tử thi được làm tại bệnh viện Việt – Đức, Hà Nội gợi ý: Nạn nhân chết do búa đập vào sọ não, dịch não tủy và nhu mô não đã mất hết. Âm đạo không có tinh trùng, tinh dịch, nạn nhân không có dấu hiệu bị cưỡng dâm. Dạ dày không có thức ăn, không có độc tố. Lục phủ ngũ tạng bình thường. Toàn thân không có dấu hiệu của một tai nạn giao thông.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra. Đây có thực sự là một tai nạn giao thông không? Không quá khó để trả lời câu hỏi này.

Một phụ nữ trẻ mới sinh con, đang thời kiêng cữ, không phương tiện đi lại, giữa đêm khuya, một mình đi bộ ra vùng ngoại thành xa vắng là rất khó để thuyết phục dư luận về địa điểm và hoàn cảnh xảy ra tai nạn.

Hơn nữa, nếu là tai nạn giao thông, thủ phạm cán chết người rồi lái xe trốn thoát, vết bánh xe còn in lại ở hiện trường. Đây là trọng án. Tại sao không công khai điều tra đến nơi đến chốn? Tại sao phải dấu đút, lén lút, khuất tất, dìm thông tin vào trong bóng tối?

Hơn 20 năm sau, thân nhân của cô Xuân dấn thân đi tìm công lý, vẫn tiếp tục bị ém. Cùng với những gợi ý của pháp y, chúng ta tin rằng đây là một một tai nạn giao thông dàn dựng.

Vậy thủ phạm là ai?

Cho đến nay, dư luận hướng tới ba giả thuyết.
1. Trần Quốc Hoàn bí mật thủ tiêu cô Xuân để bịt đầu mối hiếp dâm. Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không biết.
2. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân có sự đồng ý của Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
3. Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị không biết.

Giả thuyết thứ nhất được nhiều người ủng hộ hơn cả. Song những bằng chứng để bảo vệ giả thuyết này thì rất yếu.

Vào thời điểm 1957, Hồ Chí Minh đang ở đỉnh cao của quyền bính. Các Ủy viên Bộ Chính trị đều rất sợ ông. Trần Quốc Hoàn lúc đó ở cuối trong bậc thang quyền lực, càng sợ Hồ Chí Minh hơn ai hết. Hoàn không dám lộng hành đến mức cưỡng dâm vợ chưa cưới của Hồ Chí Minh và càng không thể một mình tự ý thủ tiêu cô. Vì những hành vi trên là đồng nghĩa với vuốt mặt không nể mũi, sỉ nhục Hồ Chí Minh, nếu không nói đó mầm mống của phản loạn, phản bội, hay khiêu binh. Sớm muộn gì Bộ Chính trị và Hồ Chí Minh cũng biết.

Những năm sau đó, Hồ Chí Minh không những không quan tâm mà còn trục xuất đứa con trai sơ sinh Nguyễn Tất Trung ra khỏi Hà Nội.

Như vậy Hồ Chí Minh có ý định xóa bỏ mọi dấu vết của mối quan hệ lạm dụng tình dục núp duới danh nghĩa con nuôi. Không có chuyện Hoàn hành động độc lập.

Giả thuyết thứ hai: Hồ Chí Minh có mang chuyện cô Xuân để hỏi Bộ Chính trị không?

Ở vào thời điểm 1957, một đảng viên bình thường mà có quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể bị kỷ luật nặng đến mức khai trừ ra khỏi đảng. Hồ Chí Minh hiểu rõ điều luật, không dại gì ông mang chuyện này ra trước tập thể.

Hồ Chí Minh không bao giờ muốn lấy cô Xuân làm vợ. Nếu ông muốn thì ông đã có kế hoạch từ khi cô Xuân có thai ở những tháng đầu. Cách ông trả lời cô Xuân để “xin ý kiến Bộ Chính trị” chỉ là kế hoãn binh, hay nói trắng ra là một sự sự quanh co, một lời từ chối.

Bộ Chính trị cũng không muốn Hồ Chí Minh lấy vợ. Bởi vì, nếu Hồ Chí Minh lấy vợ là tất cả những gì mà Đảng và Bác cùng đầu tư để dựng lên những “huyền thoại” có nguy cơ mất cả vốn lẫn lời.

Trần Đức Thảo gợi ý. Vì không được học hành bài bản như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, hay Trường Chinh, nên Hồ Chí Minh đã dựng lên ngọn cờ “Giản dị”, “Đạo đức”, dùng ngọn cờ này như một thứ vũ khí hạ gục mọi đấu thủ, chỉ có Trường Chinh sống sót, Nếu mang vụ cô Xuân ra Bộ Chính trị, thì huyền thoại “Giản dị ” và “Đạo đức”của ông bỗng chốc tan thành mây khói. Đó là điều không bao giờ ông muốn.

Thêm nữa, Hồ Chí Minh nhiều tuổi hơn cô Xuân, hơn đến trên 40 tuổi. Điều này rất khó chấp nhận trong một xã hội bảo thủ miền Bắc ở thời điểm đó. Ông đủ thông minh để tránh, không trở thành tấn trò cười cho thiên hạ.

Tóm lại, giả thuyết Hồ Chí Minh mang chuyện lấy cô Xuân làm vợ ra bàn thảo ở Bộ Chính trị là không thuyết phục.

Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là: Hồ Chí Minh có xin ý kiến Bộ Chính trị để thủ tiêu cô Xuân không?

Hồ Chí Minh thừa thông minh để ý thức rằng nếu ông đồng ý thủ tiêu cô Xuân nghĩa là ông đang tham gia vào một tội phạm mà ông là chủ mưu. Càng ít người biết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Nếu mang ra bàn bạc trong Bộ Chính trị, lỡ có một hay vài ủy viên không đồng ý, thì có khác gì vạch áo cho người xem lưng. Bởi vì, nếu Bộ Chính trị biết thì Ban Chấp hành Trung ương sẽ biết. Từ đó có nguy cơ lan rộng ra toàn Đảng và toàn dân.

Như vậy, chỉ còn lại giải thuyết thứ ba: Hồ Chí Minh đồng ý cho Trần Quốc Hoàn thủ tiêu cô Xuân, vừa giữ được thanh danh, lại vừa trút bỏ được của nợ, một gánh nặng mà ông chẳng tha thiết gì với nó nữa, vừa tiện lợi vừa kín đáo.

HCMTrần Đức Thảo nhận xét rằng: Cụ Hồ là một nhân vật vô cùng phức tạp, muôn mặt với trăm phương, ngàn kế, mưu trí, sắt đá đến mức vô cảm, vô tình, không cần tình bạn, tình yêu, gia đình hay con cái, khi nào cũng hun đúc một cuồng vọng là phải leo lên đến tột đỉnh của quyền lực.

Hồ Chí Minh không chấp nhận bất cứ một thứ gì cản trở ông nắm giữ quyền lực tối cao, mà thứ đó lại là đàn bà thì càng không thể.

Chỉ cần ở ông một cái gật đầu, thâm chí im lặng bộc lộ sự đồng ý, thì mọi việc sẽ êm thắm. Ông không phải vung tay nện búa vào đầu người đàn bà mà ông từng ăn nằm. Ông không phải nghe những lời van xin, lạy lục của cô con nuôi trong phút lâm chung. Ông không phải tận mắt nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, máu lênh láng, dịch não tủy và óc vọt ra sau mỗi nhát búa. Ông không phải đối diện với cảnh cô Xuân vùng vẫy, giãy giụa bản năng trong cơn hấp hối. Ông cũng không phải vất vả, vác thi thể nạn nhân lên xe, lần mò trong đêm tối, tìm một hiện trường để ngụy trang.

Danh dự và danh vọng của ông vẫn nguyên vẹn, tiện lợi vô cùng, kết quả thì vô tận. Đó là cách mà Hô Chí Minh thường lựa chọn.

Triết gia Trần Đức Thảo sau nhiều năm quan sát, nghiền ngẫm đã nhận xét: Cụ Hồ quyết tâm nắm bắt mọi cơ hội để đạt tới đỉnh cao, để củng cố quyền lực, bằng mọi giá, dùng mọi phương tiện, không trừ, không tránh một thứ gì, bất chấp mọi chuẩn mực về lương tri, lương thiện, về đạo lý, hay pháp lý, miễn là đạt được ý đồ.

Trong đầu Hồ Chí Minh đầy ắp những tham vọng, cuồng vọng về quyền lực tối cao, là bề trên, là đấng thiêng liêng, là huyền thoại, là thần thoại. Ông là mẫu mực, là hiện thân của mọi giá trị tuyệt đối, tuyệt đối trong sáng, tuyệt đối giản dị, tuyệt đối cao thượng, tuyệt đối thanh bạch, tuyệt đối sáng suốt, tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối chí thánh… Chí Minh…Để những người xung quanh tuyệt đối kính nể, sợ hãi, tụng ca, tuân lệnh, sùng bái, tung hô.

Để củng cố những giá trị tuyệt đối này thì việc thủ tiêu cô Xuân là chuyện dễ hiểu. Ông không thể là người bình thường, không thể tầm thường, và càng không thể có những cám dỗ dục vọng thấp hèn. Ông phải ở tầm tuyệt đối cao thượng, nhân ái hơn cả Đấng Bồ tát, nhân bản hơn cả Chúa Giê-su, tâm hồn ông cao muôn trượng, quyền năng của ông ở muôn nơi, nhân loại chỉ là “loài dơi hốt hoảng, đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”. Như vậy ông mới thỏa lòng, thỏa chí.

Ngoài cô Xuân còn hai nạn nhân nữa là Nông Thị Vàng, em gái, và Nguyễn Tất Trung, con trai sơ sinh của cô Xuân.

Cô Vàng ở cùng căn nhà 66 Hàng Bông, chứng kiến những gì đã xảy ra. Vàng còn quá trẻ, người dân tộc thiểu số, lớn lên ở vùng núi Cao Bằng, lại phải đối diện với một thảm kịch bất ngờ, bị bủa vây bởi những trùm mật thám lành nghề, máu lạnh. Vài tháng sau ngày cô Xuân chết, người ta cũng tìm thấy xác Vàng nổi lên ở cầu Hoàng Bồ, sông Bằng Giang, và cũng bị đập vỡ sọ như người chị xấu số của mình.

Còn Nguyễn Tất Trung mới vài tháng tuổi đã bắt đầu lưu lạc cho đến khi Hồ Chí Minh qua đời vào tháng 9 năm 1969, Vũ Kỳ là thư ký riêng của Bác, đón Trung về Hà Nội. Trung lập gia đình với cô Lưu Thị Duyên vào năm 1988. Hai người có một con trai sinh năm 1992, đặt tên là Vũ Thanh, lấy họ của ông Vũ Kỳ, nhưng sau thì đổi là Nguyễn Thanh Trung.

Nếu giả thuyết trên đây là đúng và nếu Việt Nam là một quốc gia pháp quyền, thì Hồ Chí Minh phải đối mặt với ít nhất bốn tội danh: Dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục; giết chết hai người có chủ ý; vô trách nhiệm với con.

Còn muôn vàn những câu hỏi xung quanh nghi án này.

Cô Xuân sinh Nguyễn Tất Trung ở đâu? Nhà hộ sinh hay ở bệnh viện? Ai là người đỡ đẻ cho cô Xuân? Thi thể cô Xuân mai táng ở đâu? Ai là người chôn cất cô? v.v

Tại sao ông Vũ Kỳ lại đưa Nguyễn Tất Trung về Hà Nội sau khi Hồ Chí Minh qua đời? Vũ Kỳ có liêm sỉ, ông hiểu rằng lịch sử sẽ phán xét rất nghiêm khắc. Lẽ nào, ông lại im lặng? Bởi, im lặng trước tội phạm sẽ trở thành tòng phạm.

Thực ra, sự kham khổ, chịu đựng, chay tịnh, thanh bạch, giản dị như một đấng chân tu của Hồ Chí Minh chỉ là những huyền thoại được thêu dệt, đánh bóng, sơn son thếp vàng khá công phu. Những tài liệu gần đây hé lộ, Bác có một đời sống tình dục rất phóng túng ngay khi còn ở chiến khu, nói gì đến việc đã dọn vào Phủ Toàn quyền ở Hà Nội. Vậy, sau cô Xuân, Hồ Chí Minh còn quan hệ tình dục với bao nhiêu phụ nữ nữa, họ là ai và số phận của họ ra sao vẫn là những ẩn số của lịch sử.

Tại sao Nguyễn Tất Trung lại không âm thầm đi tìm mộ mẹ để hương khói hay giỗ chạp, để an ủi cầu siêu cho linh hồn người mẹ và người dì bạc phận, hay thăm lại gia đình ông bà ngoại trên Cao Bằng? Đó là chưa nói đến việc dấn thân đi tìm công lý cho mẹ cho dì, và đòi lại căn cước cho chính mình.

Cả hai dòng họ Nguyễn Sinh và dòng họ Hồ ở Nghệ An đang túa ra bốn phương tìm kiếm, kêu gọi những người con đã làm rạng danh cho tổ tiên. Vậy, Nguyễn Tất Trung, và Nguyễn Thanh Trung (Vũ Thanh) có được nhìn nhận là những người con trai của dòng họ này không?

Muôn vàn những nghi vấn, và muôn vàn giả thuyết, chập chờn như những hồn ma của cô Xuân cô Vàng khi ẩn khi hiện, khi ở miền rừng núi Cao Bằng, khi giữa phố phường Hà Nội.

Đêm đã khuya. Tôi không thể viết tiếp, mà cũng không thể ngủ, thao thức miên man nghĩ suy về nhân tình thế thái, về bể khổ trầm luân, về thời cuộc, về thân phận, về kiếp người, về lòng trắc ẩn, về tình bạn, tình yêu, về nỗi xót xa của một đời người.

Xót xa cho cô Xuân cô Vàng, cho cả chúng tôi đã dành trọn tuổi thơ để học, và ngợi ca lòng yêu thương tha nhân của Bác. Chúng tôi đã đọc, đã viết, đã nghe và đã kể cho nhau nghe bao nhiêu những câu chuyện hấp dẫn và đẹp như huyền thoại về đời hoạt động của Bác. Song có một chuyện chúng tôi chẳng bao giờ được biết: Nỗi đắng cay và tủi nhục của cô Xuân cô Vàng.

Tháng 8 năm 2014

© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

25 Phản hồi cho “Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn”

  1. GáitrinhbịQuỷdâmHCMbúavào đầu says:

    Nói như nhà văn Dương thu Hương thì một kẻ buộc nhân dân ” con gái, con dâu vu khống bố hiếp dâm, dạy con trai chỉ vào mặt bố “đả đảo thằng bóc lột”, dạy cho láng giềng tố cáo điêu chác, đâm chém, dày xéo mồ mả của nhau trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất , thì cái đứa khốn nạn “Trời không dung, đất không tha ” đó nó thừa nhẫn tâm để làm những điều ác gấp ngàn lần cái chuyện cỏn con ” phá trinh cô gái trẻ Nông thị Xuân , rồi cho thủ hạ bổ búa vào đầu ” .

  2. hn says:

    Chuyện Hồ chí Minh có liên hệ vợ con, đam mê sắc dục … thì cũng thường thôi, ông ấy cũng là người, không nên khai thác chuyện đời tư, nó chỉ là chuyện nhỏ
    Có chăng nên nói về những tội ác của ông đối với dân tộc về chính trị, về xã hội… đó mới là những chuyện đáng nói
    Chuyện vợ con, chơi gái… chỉ là chuyện nhỏ chẳng nên khai thác.

    Trần Hồng Tâm trả lời:
    Thưa bạn: Chuyện chơi gái… ừ thì cứ cho là thường đi, nhưng chuyện giết người, mà giết đến hai mạng người, thì sao lại thường được. Bạn nghĩ như thế nào mà lại cho đó là chuyện nhỏ không nên khai thác. Trong gia đình bạn có hai người chết như vậy bạn có thể chịu nổi không?

    Hơn nữa, đàn ông chơi gái… “cũng thường thôi”. Tôi tạm đồng ý với bạn. Nhưng đừng lên mặt dậy đời, đạo đức giả.
    Viết bài này, tôi không có ý khai thác ác đời tư của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Cảm ơn bạn đã đọc và góp ý, mong gặp lại,

    Trần Hồng Tâm

    • Luke Nguyen says:

      Muốn tỏ ra mình là một vị thánh, hết lòng cho đất nước. MTĐ không giấu diếm chuyện chơi bời.

    • Nói Toẹt Móng Heo says:

      @ hn

      Là những người bình thường như tôi với bạn đọc có nick hn thì chuyện “có liên hệ vợ con, đam mê sắc dục … thì cũng thường thôi“, vì tất cả chúng ta đều là con người.

      Nhưng Hồ Chí Minh hư thân trắc nết và tàn ác như thế mà bắt nhân dân phải gọi là “cha già dân tộc” thì không bình thường tí nào! Phải là “lão già dâm tặc” mới đúng với bản chất của lão.

  3. nguenha says:

    “Nghi án Nông thị Xuân đả 57 năm qua..” Sao gọi là nghi án,trong lúc các nhân chứng còn song. Người trong cuộc còn sống. Cụ thể nhà văn Vu thư Hiên con của Ông Vủ Kỳ ,(người nuôi đứa con của Nông thị Xuân là Vũ Trung .). Vủ Trung hiện còn song ở Hanoi , nhà nước cho quân hàm Trung tá ,để hưởng lợi lộc.! Tác giả THT gọi “án tích NTX là nghi án” phải chăng THT củng là loại “cháu ngoan Bác Hồ” tung hỏa mù để mọi người không còn thấy cảnh Bác chơi gái ! HCM cưởng dâm Nông thị Xuân là có that . Giết NTX là tội ác của HCM và BCT,trong đó Trần quốc Hoàn Bộ trưởng CA ,chịu trach nhiệm hành hình. ! Đất nước VN dưới thời CS,đây chẳng phải là điều lạ. Hàng tram nhà yêu nước,trí thức. đều bị bức tử theo kiểu nầy. Với CS đây củng là chuyện thường tình ở Huyện.
    Có lạ chăng là ở thế kỷ 21 vẩn còn lắm kẻ hoan hô Bác và Đảng!! Trong đó có Trần hồng Tâm !

    • Vân Nam says:

      Đừng cắm lộn…râu!

      Vũ Thư Hiên con Vũ Đình Huỳnh, không dính dáng gì đến Vũ Kỳ (tức Vũ Long Chuẩn)!

    • Khoai Lang Đỏ says:

      Tôi nghĩ tác giả Trần Hồng Tâm gọi là “nghi án” là đúng, vì câu “vụ án” vẫn úp úp mở mở, không có tin “chính thống”, các báo lề phải không đưa tin, mặc dù tin tức này đã bị “xì hơi” từ hồi 1957, không có cuộc điều tra chính thức nào để làm rõ vụ việc.

      Ngoài “Đêm giữa ban ngày” của ông Vũ Thư Hiên, tin này còn được bà con ta đàm tiếu trong lúc trà dư tửu hậu rất rôm rả. Cụ Bùi Tín cũng đã nói về Vũ Tất Trung, con rơi của Hồ Chí Minh.

      Tác giả kết thúc bằng câu; “Xót xa cho cô Xuân cô Vàng, cho cả chúng tôi đã dành trọn tuổi thơ để học, và ngợi ca lòng yêu thương tha nhân của Bác. Chúng tôi đã đọc, đã viết, đã nghe và đã kể cho nhau nghe bao nhiêu những câu chuyện hấp dẫn và đẹp như huyền thoại về đời hoạt động của Bác. Song có một chuyện chúng tôi chẳng bao giờ được biết: Nỗi đắng cay và tủi nhục của cô Xuân cô Vàng“.

      Với kết luận như trên, rõ ràng tác giả Tần Hồng Tâm không “hoan hô Bác và Đảng” như níck nguyenha nghĩ, mà là những lời miả mai cay đắng, đầy khinh miệt!

      • nguyễnthiếuđũ says:

        xuân là cô gái trẻ người dân tộc ,kém hcm 40 tuổi.,mà hcm nhận y thị như là con nuôi (khong biết lúc bấy giờ đã “ngoài mặt cha con ,nhưng khi vắng người thì hồ trên xuân dưới chưa? (loạn luân,dù là con nuôi ,nhất là vào thời đó). Có lẻ có nên khi về ha nội ,yên ổn rồi (năm 57?)
        TQ Hoàn ,có lẻ theo chĩ thị hồ dâm ,rước “con ” xuân về…sưởi ấm tấm thân già (no com ấm cật dậm dật cã ngày…) .kết quả có con..thủ tiêu thôi.Con đem người khác nuôi ! Phủi tay,Rảnh
        nợ !
        Tác giã chĩ đem chuyện này ra bàn lại,nghĩa là tóm tắt chuyện được kể bới những người có chút danh trong đãng ,gần gủi “cụ” dâm như bùi tín,vt hiên,nmcần .chứng minh qua đơn người yêu của ngt vàng(em xuân cũng bị thủ tiêu như cô chị và một số bạn của cô ta,những ai thân được vàng kể lại) do đó không thể là NGHI ÁN như tác giả viết. NGHI là không chắc có thật ,không là thật ,chĩ nghe đồn ,nghe kể ,nghe bịa đẻ nói xấu Bác dâm mà thôi. Cho nên v/đ này không thể cho là một nghi án ,mà là chuyện có thật .án có thật và không nghi ngở gì việc “chơi gái rồi khi người ta có con lại thủ tiêu,đưa con không thừa nhận (đại lưu manh)tĩnh bơ coi mình vẩn còn “việc nước chưa xong không nghĩ tới chuyên riêng tư ” mà hình như hồ dâm có lần trã lời phỏng vấn với ký giã như vậy.
        Khác với Mao Trạch Đông ,hầu như công khai . Bác sĩ tiêng của Mao ,au này viết sách đã nơi là MTDD thích con gái nhà quê,tay chân to lớn,khỏe mạnh . Và mỗi lần đi đâu cũng có hàng chục cô phục vụ .Mao ngũ vói cô nào là coi như cô đó có vinh hạnh :một đêm nằm mạn thuyền rồng /còn hơn suốt kiếp bên anh thuyền chài…
        Trai năm thê bảy thiếp (vào thời đó ) là chuyện thường . Nhưng cái không thường ở đây là chơi mà không dám nhận ,còn nhản tâm giết người yêu ,bịt miệng những người thân của xuân. đẻ tạo cho mình một thân thế thanh cao,nhưng đày bịp bơm.Nhưng giấy không gói được lữa.
        Có bạo chúa nào không bị nguyền rủa cả ngàn năm sau như tần thủy hoàng ,hitle ,musoloni.stalin ?….
        (trong cuốn sách mổng “thâm cung bí sử” có kể chuyên Hồ Dâm vào nhà thương Hà nội bí mật thăm người đẹp,con nhà giàu ở Hà nội ,có cảm tình vói PV Đồng (con quan),nhưng Hồ đã cưỡng bức hảm hiếp và cô gái ,con nhà lành ,đã phát điên…)
        (ntđ)

  4. Minh Đức says:

    Trích: “Nếu giả thuyết trên đây là đúng và nếu Việt Nam là một quốc gia pháp quyền, thì Hồ Chí Minh phải đối mặt với ít nhất bốn tội danh: Dùng quyền lực để sách nhiễu tình dục; giết chết hai người có chủ ý; vô trách nhiệm với con.”

    Tội danh kể trên chỉ mới có một vụ cô Xuân mà thôi. Còn vụ bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm thì ông Hồ viết bài Địa Chủ Ác Ghê vu cho bà này giết hàng chục người rồi đem xử bắn. Thế thì tội danh là vu khống, và giết người vô tội chăng? Nhưng chẳng phải chỉ có một địa chủ mà hàng trăm ngàn địa chủ bị vu khống và xử tử.

    Dùng tội danh gì cho việc dựng lên chiêu bài “Chống Mỹ Cứu Nước”, bịa đặt ra việc Mỹ xâm lược, bịa ra đời sống cơ cực, mất tự do tại miền Nam để lừa hàng trăm ngàn thanh niên lao vào lửa đạn?

    Tất cả các tội danh đó đều bị xóa sạch bằng các câu nói của Lê Nin:

    “Cái gì có lợi cho đảng, cái đó là đạo lý”

    hay là

    “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”,

    và câu

    “Bạo lực là bà đỡ của cách mạng”.

    Nhân danh lý tưởng cách mạng là có thể xóa hết các tội danh dối trá, giết người? Có thể xóa được không?

  5. UncleFox says:

    Thật đáng buồn vì nhiều người trách oan cho “bác” . Có lần kia “bác” đang nằm ngủ trưa dưới gốc cây vú sữa do đích tay “bác” giồng thì bị một con kiến càng to cắn ngay cù lẳng . Đau lắm ! Thế mà “bác” chỉ nhẹ nhàng bảo con bé y tá vạch quần ra bắt bỏ đi chứ không nỡ giết con kiến khốn nạn .
    Cô Xuân phạm tội trèo cao, muốn làm “mẹ già dân tộc” . Dạo trước, “bác” mới có hơn năm bó mà dám tự xưng “bác” với tất cả bách tính, dù ngoài miệng người ta không dám nói gì, nhưng trong chốn trà dư tửu hậu thiên hạ chửi “bác” ghê lắm . Nhất là đám lão làng trong trung ương đảng . Thế nên tội cô Xuân Bộ Chính Trị không thể nào bỏ qua được .
    Giết cô Xuân là tội chung của BCT chứ chẳng riêng gì ông Kụ nhà tôi . Xin quan viên làng ta xét lại !

  6. Không hiểu!!!!!!!!! says:

    Nông ̣Đức Mạnh là ………?

    • chưa rõ says:

      Trên giấy tờ, Nông Đức Mạnh là con của Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nhị,

      Nhưng tin hành lang chưa được kiểm chứng thì cho rằng Mạnh này là con của bà Nông Thị Trưng với lão khỉ già. Mạnh chối bằng chết…

      Đặc biệt báo Tạp chí Thế Giới Mới, cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, số 434 ra ngày 30 tháng 4 năm 2001, bài “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy” đã xác nhận rằng “bà Nông Thị Trưng là mẹ đồng chí Nông Đức Mạnh”

Phản hồi