WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để lấy lòng Việt Nam

Lesley Wroughton và Andrea Shalal/Reuters

Lê Quốc Tuấn dịch Việt Ngữ

Gần 40 năm sau khi Mỹ không vận người lính cuối cùng rời khỏi Việt Nam trong cuộc rút lui ô nhục, Washington đang đi gần hơn đến việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí người cựu thù của mình, với việc bán các vũ khí đầu tiên có khả năng giúp Hà Nội đối phó với những thách thức hải quân ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Các quan chức cao cấp của Mỹ với sự am hiểu sáng kiến cho rằng Washington nên hỗ trợ Việt Nam bằng cách tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ bờ biển, và tuyên bố rằng trinh sát cơ không trang bị vũ khí P-3 có thể là một trong những mẻ hàng đầu tiên.

Loại trinh sát cơ như vậy sẽ cho phép Việt Nam theo dõi các hoạt động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, một điểm nhạy cảm tiềm năng vì nhiều tranh chấp chủ quyền đan chéo nhau trên các đảo và rạn san hô từ nhiều quốc gia.

Hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama cho biết các cuộc thảo luận về việc nới lỏng lệnh cấm vận đang diễn ra ở Washington và có thể dẫn đến quyết định vào cuối năm nay.

“Tình hình đang thay đổi, và đó là điều mà chúng tôi đang xem xét một cách nghiêm túc,” một trong những quan chức cho biết trong điều kiện giấu tên. “Những gì chúng tôi tìm thấy là một đối tác có được các quyền lợi chung với mình”

Việc quan tâm đến các mối quan hệ gần gũi hơn với ViệtNam, bất chấp lo ngại về thành tích nhân quyền, đang song hành với chiến lược của Tổng thống Barack Obama để tái tập trung sự chú ý về kinh tế, chính trị và quân sự hướng tới châu Á.

Động thái tháo gỡ lệnh cấm vận đã đến sau cuộc nối lại các liên kết giữa Mỹ và Việt Nam trong hơn hai thập kỷ, vốn đã tăng tốc bằng một loạt các cuộc gặp của giới ngoại giao và quân sự cao cấp trong những tháng gần đây.

Hai giám đốc điều hành cao cấp trong ngành công nghiệp vũ khí Mỹ nói với Reuters rằng họ mong chính phủ Mỹ sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí.”Có rất nhiều cuộc bàn cãi về việc cho phép bán vũ khí sang Việt Nam. Đây là khu vực đầy hứa hẹn cho chúng ta,” một trong những giám đốc điều hành,không được phép tiết lộ danh tính cho biết.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không có nhận định gì.

Mất cảnh giác

Tình trạng dễ tổn thương của Việt Nam đối với Trung Quốc đã phơi bày vào đầu tháng Năm khi Bắc Kinh đặt giàn khoan dầu khổng lồ trong vùng biển Hà Nội tuyên bố thuộc khu vực độc quyền kinh tế 200 hải lý.

Mặc dù đã bắt tay vào một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá nhiều tỉ mỹ kim, khả năng giám sát của Việt Nam vẫn còn giới hạn, và việc triển khai không báo trước của giàn khoan đã khiến Hà Nội bị bất ngờ.Trung Quốc di chuyển giàn khoan vào bờ biển Việt Nam vào giữa tháng Bảy.

Hai bên đã đụng độ trên biển vào năm 1988 khi lần đầu tiên Trung Quốc chiếm quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Trung Quốc đã hoàn toàn kiểm soát một quần đảo khác ở Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, sau một cuộc hảichiến với hải quân Nam Việt Nam trong năm 1974.

Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng khiếu nại về chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc có tranh chấp riêng với Nhật Bản về quần đảo ở biển Đông.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, một cựu tù binh chiến tranh tại Việt Nam, người đã dẫn đầu trách nhiệm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trong những năm 1990, nói rằng ông sẽ sớm trình bày một đề xuất của cả hai đảng để để tháo gỡ một số hạn chế về việc bán vũ khí.

McCain là một trong bốn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp các nhà lãnh đạo Hà Nội và thảo luận về lệnh cấm vận vũ khí vào mùa hè này tại một thời điểm khi quan hệ Trung-Việt xuống thấp nhất trong nhiều thập kỷ.

Trong tháng tám, sáu ngày sau chuyến thăm của Thượng nghịsĩ, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, đã thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Việt Nam trong tư cách người quân nhân cao cấp nhất của Mỹ từ năm 1971. Tuần trước, Chỉ huy trưởng Hải quân nhân dân Việt Nam đô đốc NguyễnVăn Hiến đến Mỹ tham gia tập trận hải quân với bộ trưởng hải quân Ray Mabus.

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh sẽ thăm Washington vào đầu tháng Mười để hội đàm với Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sẽ đến Việt Nam trước cuối năm.

vukhi

Có lẽ Việt Nam khó đi lạc quá xa vào quỹ đạo của Mỹ. Chẳng bao lâu sau các cuộc họp với viên chức dân sự và quân sự Mỹ, Hà Nội đã gửi một nhân vật nặng ký của bộ Chính trị đến Bắc Kinh để cố gắng sửa chữa mối quan hệ bị hư hỏng giữa hai nước láng giềng cộng sản.

“Việt Nam hiểu rằng Trung Quốc sẽ mãi mãi ở trước cửa nhà mình và muốn có một chính sách ngoại giao độc lập” Phương Nguyễn, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington cho biết.

Daniel Russel, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á/Thái Bình Dương, cảnh báo phản đối những cường điệu về việc Mỹ Việt xích lại gần nhau.

Russel nói với Reuters: “Tôi không tin rằng Việt Namtìm cách trao đổi các mối quan hệ lâu dài giữa hai đảng mà họ đã được hưởng vớiBắc Kinh, mặc dù đã có một số cuộc chiến tranh khá bạo lực, để lấy mối quan hệ độc quyền hoặc một liên minh với Mỹ, ”

Vị trí Chiến lược

Russel cho biết vị trí chiến lược của Việt Nam là một lý do đúng đắn để làm việc chặt chẽ hơn với Hà Nội, ông nói thêm rằng việc nới lỏng lệnh cấm vận “không phải là một điều xấu.”

“Chúng ta sẵn sàng – và sẽ xem xét căn cứ vào quyềnlợi của chúng ta – để giúp các nước như xây dựng nhận thức về lĩnh vực hàng hải cũng như năng lực hàng hải của họ, và hy vọng sẽ có nhiều việc hơn diễn ra”, ông nói.

Việt Nam đã là khách mua nhiều vũ khí từ Nga, ông chủ củahọ từ thời Chiến tranh lạnh.

Hiện họ có hai tàu ngầm hiện đại loại Kilo và sẽ có chiếc thứ ba vào tháng 11 theo một hợp đồng 2.6 tỉ với Moscow trong năm 2009. Ba tàu ngầm nữa sẽ được chuyển giao trong hai năm tiếp theo.

Việt Nam cũng mua các tàu khu trục hiện đại chủ yếu là từ Nga. Nhưng các trinh sát cơ P-3 sẽ thu hẹp khoảng cách cho Việt Nam.

Hiện có 435 chiếc P-3 do Lockheed Martin sản xuất đang được21 chính phủ trên thế giới xử dụng. Hải quân Mỹ sẽ thay thế P-3 của mình với loại P-8 tiên tiến hơn Boeing thiết kế.

Trong tháng Tư 2013, một giám đốc Lockheed được HISJanes, ấn phẩm thương mại, trích dẫn cho biết, Việt Nam có thể đã yêu cầu mua sáu chiếc P-3, và có thể đã có nhiều ủng hộ hơn trong chính phủ Hoa Kỳ để phê duyệt yêu cầu này. Các quan chức Lockheed từ chối không nhận định gì với Reuters, vì việc mua bán vũ khí như vậy có chính phủ tham gia giải quyết.

Bộ Ngoại giao từ chối không cho biết việc Việt Nam có chính thức gửi một “thư yêu cầu” mua máy bay hay không. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề này cho biết các quan chức vẫn đang làm việc để có thể có các quyết định trước khi một yêu cầu như thế được đệ trình.

Một nguồn tin cho biết: Các quan chức chính phủ Mỹ coi mẻ hàng bán thiết bị giám sát hàng hải là một khởi đầu tốt cho thời kỳ mới trong mối quan hệ Mỹ-Việt và nhìn chiếc P-3 như là một “lựa chọn hợp lý”.

Nguồn Facebook Lê Quốc Tuấn

8 Phản hồi cho “Mỹ chuẩn bị nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí để lấy lòng Việt Nam”

  1. DâM TiêN says:

    Vấn đề Việt Nam chưa kết thúc, chỉ là sự chuyển tiếp mà thôi.

    Đúng như Tướng Vernon, cùng Kissinger trong hòa đàm Ba Lê.

    Vị tướng vẫn giữ lá Cờ Vàng / VNCH trong văn phòng mình. Được
    hỏi, vị tướng trả lời, ” Tôi v ẫn tôn trọng lá cờ này, vì rằng vấn đề
    Việt Nam CHƯA KẾT THÚC , unfinished business.” (DâM)

  2. Gladiator NGUYEN says:

    Thang My het súc xõ lá,nong vien tro bom CBU mà không cho ngòi nõ, nay bán tàu bay P 3 mà không có kèm thúy lôi và bom cùng hõa tiển thì nhu không

  3. Nguyễn Văn says:

    Sự tồn tại của dân tộc và lợi ích của đất nước.

    Sự hung hăng của lãnh đạo họ Tập đã đưa và đẩy các nước nhỏ trong khu vực, dù trực tiếp liên hệ trong tranh chấp hay không, cũng đều nghi ngờ và lo sợ; và sự lo sợ, cuối cùng dẫn đến phải lựa chọn để bảo vệ lợi ích của mình. Riêng Mỹ không có lựa chọn nào tốt hơn trong chiến lược quay về Á Châu/Thái Bình Dương để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình là phải có đồng minh cùng liên minh chống lại. Mỹ, bằng mọi cách phải ngăn chặn mọi tham vọng của Tàu muốn thâu tóm lợi ích của mình trong những ngày tháng tới cũng như trong tương lai.
    Nhưng sức mạnh vô địch hiện nay của Mỹ không phải để chiến thắng nếu chiến tranh xảy ra mà phải là sức mạnh để ngăn chặn xảy ra chiến tranh. Dù đơn độc, Mỹ vẫn đủ sức để chiến thắng mọi kẻ địch. Nhưng dù có nhiều đồng minh trong khu vực như Nhật, Nam Hàn, Úc… hay ngay cả Ấn độ, Mỹ vẫn không đủ sức ngăn chặn nếu thiếu một đồng minh và liên minh thiết yếu; và một trong những liên minh cần thiết nhất để ngăn chặn phải là VN. Đúng vậy! Mỹ cần phải có chiến lược ngăn chặn chứ không phải chiến lược để chiến thắng. Các đồng minh và liên minh khác không thể làm nhiệm vụ ngăn chặn mà chỉ có tính kết hợp tạo sức mạnh chung hỗ trợ để họ Tập không dám tiến hành chiến tranh một khi sự ngặn chặn có hiệu quả hay không.
    VN, trước mắt vì sự tồn tại dân tộc; sau, cũng như bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải và lợi ích của mình, phải có một đồng minh và liên minh vững chắc trong trước mắt cũng như lâu dài. Đây là thời điểm quyền lợi chiến lược Việt-Mỹ và thế giới hội tụ. VN sẽ phải là “đồng minh” mà Mỹ và thế giới cần và rất cần trong thế chiến lược ngăn chặn sự hung hăng của nước Tàu, và chỉ khi nào sự thống nhất của nước Tàu tan rã như Liên Xô thì VN sẽ không còn cần thiết. Những lãnh đạo VN hiện tại cũng như tự do dân chủ sau này phải biết tận dụng thời cơ để bảo vệ đất nước và xây dựng đất nước đi lên.

    Nguyễn Văn

  4. DâM TiêN says:

    Lấy kinh nghiệm VN Cộng Hòa liên hệ tới thực tại Vn Cộng Sản.

    Ngày trước ấy, Mỹ ” tự ý ” đổ quân vô Miền Nam VN, ép uổng VN Cộng Hòa
    làm …đồng minh. Khi tình hình thay đổi, VN Cộng Hòa phải hy sinh (tạm)?

    Ngày nay ấy, sau khi VN Cộng Sản uýnh cho Mỹ…cút, là tiếp đến cái mửng
    lạy ông Mỹ…xin vààào cứu con nhá nhá… Cô Cộng Hòa…bi giờ cô ở đâu?

    Nhưng nhìn chung, ngày xưa Cộng Hòa ấy, và ngày nay Cộng Sản kia… Mỹ
    đều coi như…đối tác, mà nhứt định kiêng cữ không /hay chưa ký cái Thỏa
    ước An Nninh song phương ,như đã ký mí Nam Hàn hay Philippines.. Vì sao?

    Ví, rằng thì và là mà… vấn đề Việt Nam nói chung, nhìn ra , chưa …kết thúc.

  5. Choi Song Djong says:

    Vn mua mấy con P3 Orion để giám sát ngư dân bám..bờ biển và cũng nên mua thêm mấy chiếc không người lái như RQ-1 Predator để tiện việc giám sát người dân trên đất liền để lũ côn an có thời gian đi ăn nhậu thoải mái.

    • DâM TiêN says:

      Hay! Hay! “Chơi Xong, Dzông!” bắt đầu vô Thiền đó.

      Hãy gõ vô thinh không, cho bật tiếng nói ra, Sounding
      the silence, so it must speak out…
      Hãy đập vô mấy hòn đá thinh lặng kia, cho chúng nó
      phải phát ra thành lời…

      Đó là Thiền trên đường tìm nguồn chính Sử. Amen.

  6. Saigon says:

    Mỹ mà không nhúng tay vào VN lần nầy,chắc chắn người Việt sẻ bị hán hóa và bản đồ VN không còn trên thế giới nữa.Vgcs thì luôn không tin vào người Mỹ vì quyền-lực Mỹ quá to lớn,vc thì không có phép thuật nào cưởng lại.Thế nên vgcs luôn-luôn nghiêng về thằng giặc tàu,giặc tàu thì không muốn vgcs theo Mỹ.
    Vgcs mà theo Mỹ lần nầy thì chủ nghĩa cộng sản sẻ bị dứt điểm.Thằng tàu thì sẻ bị phanh thây ra nhiều mảnh….nên nó luôn mê-hoặc những thằng bán nước bằng quyền-lợi và tiền bạc,cho nên bọn vgcs quái thú vn vẩn mạnh tay đàn áp công chúng dù đó là thành phần gì trong xã-hội cộng sản.

  7. Gator says:

    Có vũ khí tối tân nhưng Việt nam có can đảm chống lại tàu khựa không.
    Mỹ nên buộc VN tôn trọng nhân quyền. P-3 là loại máy bay tuần tiễu không phải loại chiến đấu cơ (fighter) hay phóng pháo (bomber).

Leave a Reply to DâM TiêN