WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một giải pháp cho giáo hội Việt Nam

Tiếp theo phần trước

Công giáo VN trong những năm qua có nhiều hoạt động thắp nến cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm. Ảnh mang tính minh họa

Công giáo VN trong những năm qua có nhiều hoạt động thắp nến cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm. Ảnh mang tính minh họa

Liệu giáo hội công giáo Việt Nam thông qua Hội Đồng giám mục Việt Nam có thể tiếp tục sống chung với cộng sản được không?

Câu trả lời là trong tương lai sẽ là không.

Giáo hoàng Pio XI đã viết : Le communisme est intrinsèquement pervers.(Tự bản chất, cộng sản là đồi bại.)Đồi bại vì chủ nghĩa vô thần bài tôn giáo, đồi bại về chủ nghĩa duy vật, đồi bại vì dối trá, đồi bại vì vi phạm chà đạp những giá trị đạo đức và tinh thần.

Chủ nghĩa ấy còn đánh tụt phẩm giá con người, dầy xéo lên tự do tư tưởng và tự do chọn lựa của con người. Đã bao nhiêu những trí thức đủ loại đả cất tiếng nói cảnh báo như vậy.

Mới đây nhất, giáo sư Trần Đức Thảo, trước khi chết đã để lại : Những lời trăn trối. Đó là những lời tâm huyết đánh động lương tri cho những ai còn cúi đầu theo cộng sản

Chính vì những lý do đó mà ngay từ tháng năm 1964, trên tờ Catolicismo tác giả Plinio Correra de Oliveira, giáo sư trường đại học công giáo ở Sao Paulo viết một cuốn sách nhan đề : L’Église et l’État communiste : la coexistence impossible.[1]( Giáo hội và nhà nước cộng sản : Không thể có sự sống chung được).[2]

Đã đến lúc giáo hội công giáo VN có thể nói như thế được không? Chúng ta càng muốn thay đổi thì chúng lại càng giống nguyên như cũ.

Người cộng sản muôn đời vẫn là người cộng sản dù họ đã thay đổi nhiều kiểu áo. Trước họ có thể mặc áo bốn túi, nay mặc áo veste ba túi thì họ vẫn là cộng sản.

Cuốn sách của Plinio nhằm tố cáo, lật tẩy những ào tưởng, những hứa hẹn và những cạm bẫy thỏa hiệp đe dọa ngay bên trong lòng các giáo hội Thiên Chúa giáo sống dưới ách thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Đồng thời đưa ra một đề nghị, một giải pháp trọn gói có hoặc không. Không có những giải pháp tương nhượng, không lững lờ nước đôi- không thỏa hiệp.

Vì thế, ta phải cương quyết không quỵ lụy, không cúi đầu trước những thúc bách, áp đặt của các chính quyền cộng sản. Giám mục Phao Lồ Lê Đắc Trọng, trong sách của ngài đưa ra nhận xét:

’Giám mục đoàn yếu(…) thiếu đoàn kết, chia rẽ theo miền theo địa phương(..) Vị thì chỉ lo cho quyền lợi của giáo phận mình, không quan tâm mấy đến quyền lợi chung; vị khác lo bảo vệ vinh quang(học vị) , hầu hết nhút nhát sợ sệ, nhất là các vị miền Nam, vì luôn luôn mặc cảm chiến bại… Không thiếu những vị kỳ thị giáo phận nhỏ to, thầm mơ ước, và thậm chí nếu có thể, vận động cách nào đó để được chuyển vào những vị trí cao sang.[3]

Giải pháp triệt để này phải chăng là lúc này đây Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên coi là giải pháp đúng lúc và kịp thời nhất như một lối thoát cho giáo hội VN sau hơn nửa thế kỷ bị chính quyền cộng sản kìm kẹp, bắt giam, tù đầy, lợi dụng và khai thác cái thế yếu hèn của các chức sắc tôn giáo?

Dựa trên tinh thần của cuốn sách trên, tôi mong mỏi một sự thay đổi toàn diện về cơ cấu tổ chức Hội đồng giám mục Việt Nam như phương cách tuyển lựa giám mục để HĐGM có tiếng nói riêng- tiếng nói của giáo hội Việt Nam- tiếng nói thể hiện tâm tư nguyện vọng của người giáo dân- tiếng nói độc lập với nhà nước cộng sản.

Hiện nay, tôi khẳng định dứt khoát, tiếng nói của HĐGM Việt Nam kể từ năm 1980 không phải là tiếng nói của người công giáo Việt Nam.

Cứ như hiện nay thì HĐGM Việt Nam- với nhân sự ấy- với cung cách làm việc ấy-chỉ là một thứ giáo hội nhà nước. HĐGM Việt Nam hiện nay đã khộng làm đúng làm đủ trách nhiệm của mình, bởi vì các nhân sự điều hành phải chăng đều do nhà nước quyết định, đồng ý. Thật khó mà biết rõ cội nguồn. Biên giới giữa thật giả không dễ nhận ra.

Rất tiếc,  kể từ Giáo Hoàng Jean XXIII và nhất là giáo hoàng Paul VI  là hai vị chủ trương chính sách Ospolitik (Vatican Ospolitik). Chính sách này đã hóa giải mọi đề nghị và tạo ra một tình thế bên ngoài thỏa hiệp giả tạo giữa Vatican và các chính quyền cộng sản..

Khi còn làm tổng giám mục Milan, Giáo hoàng Paul VI đã có một thái độ mở tay đón nhận người cộng sản- một tolerant approach- khác hẳn người tiền nhiệm của mình( Pio XII).Thái độ ấy có nguy cơ vượt bỏ nguyên tắc về về tín lý và niềm tin để mưu cầu một sự hòa giải, một sự khoan nhượng. Người ta nhắm tới cái thực tiễn như tránh được sự đàn áp, tù đầyvv

Đó là một sự khôn ngoan rất trần thế, có tính giai đoạn.

Và khi lên ngôi giáo hoàng, trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ông đã kêu gọi hòa bình và chấm dứt chiến tranh. Ông nói:’ Phải chấm dứt các cuộc oanh tạc Bắc Việt đồng thời cũng phải chấm dứt những cuộc xâm nhập vũ khí và vật liệu chiến tranh vào miền Nam.

Lời kêu gọi xuông ấy mục đích chỉ nhắm vào nước Mỹ và miền Nam mà chẳng có một tác dụng gì đối với cộng sản Bắc Việt.Nói cho cùng đó là những lời kêu gọi hòa bình một phía, có tác dụng phỉnh phờ.

Thực tế Giáo Hoàng là người dang tay tiếp đón đón đại diện MTGPMN Nguyễn Thị Bình cũng như Xuân Thủy. Hà Nội nắm lấy những cơ hội này và đã thiết lập một tòa đại sứ của họ tại Ý Đại Lợi tại số 156 đường Bravetta nhằm dùng Vatican như một phát ngôn viên bán chính thức cho việc hợp thức hóa cuộc xâm chiếm miền Nam của họ.

Đường lối Vatican Ospolitik của giáo hoàng Phao lô VI tưởng là khôn ngoan giúp đưa tới một thái độ hòa giải, thay vì đối đấu giữa Vatican và khối cộng sản.

Nhưng thực tế nó đã bị cộng sản lợi dụng.

Làm như thế, giáo hoàng đã bất chấp quyền lợi của giáo hội miền Nam, xâm phạm đến quyền lợi tối thượng của Việt Nam Cộng Hòa. Nó đã gây những bất lợi về tính chính nghĩa của cuộc chiến tranh Việt Nam. Nó đẩy VNCH vào thế kẻ đi xâm lược thỏa hiệp với Mỹ.

Nó biến đen thành trắng, biến MTGPMN thành nạn nhân của ‘Mỹ-ngụy’. Nó biến đổi vai trò của những kẻ đáng nhẽ là kẻ xâm lăng thành nạn nhân của cuộc chiến.

Đây là một trò bịp bợm, tráo trở mà Vatican không thể nào nhìn thấy hết được.

Đối với giáo hội miền Nam, nó bắt đầu bằng Tâm thư của Giáo Hoàng Đệ VI gửi các Tổng giám mục và giám mục Việt Nam, Vatican ngày 13-2-1963.[4]

Kết quả được gì? Nhưng nó lại là cái cớ cho thành phần thứ ba, ‘phản chiến’ gây hỏa mù, tạo dịp cho Hà Nội cứ tiếp tục phá rối miền Nam.

Lợi dụng lập trường chống chiến tranh của vị giáo hoàng này, nhiều thành phần trí thức thuộc thành phần thứ ba ở miền Nam lúc bấy giờ- qua các tờ Hành Trình- Đất Nước- Trình Bầy cổ võ cho thứ hòa bình một phía. Nhiều linh mục  theo tinh thần lời kêu gọi của Giáo Hoàng viết thư lên tiếng vào ngày 1-1-1966 như các linh mục Trương Đình Hòe, Hoàng Kim, Nguyễn Thế Kỷ, Vũ Văn Thiện, Đỗ Xuân Quế, Hồ Đỉnh, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Thăng Cao, Trần Viết Thọ, Trương Bá Cần. Rồi Bản nhận định ngảy 7-1-1966 của Văn Phòng Liên lạc cạnh tòa Tổng giám mục.[5] Tiếp đến là Lời kêu gọi ngày 12-4-1967 của Linh mục Hoàng Quỳnh, Bản phân tích chính trị của ông Âu Trường Thanh ngày 7-7-1967.

Cộng sàn nằm vùng cũng nhảy vào và gửi một Quyết Nghị ngưng chiến thực hiện Hòa Binh ngày 16-2-1965, ký tên bác sĩ Phạm Văn Huyến, ký giả Cao Minh Chiếm và giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ.[6]

Phía Phật giáo cũng nhân dịp này nhảy vào với Bản Tuyên cáo của TT. Thích Nhất Hạnh, Quan điểm của của các TT Thích Trí Quang và Quảng Độ về vấn đề hòa bình, ngày 18 tháng 2, 1967. Tiếp theo nữa là Tuyên cáo ngày 7-11-1968 của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, ký tên Viện trưởng Viện Hóa Đạo: Thượng tọa Thích Thiện Hòa. Ngày 10-11-1968, TT Trí Quang một lần nữa là kêu gọi Hòa Đàm và Ngưng bắn.

Sau lá tâm thư của Giáo Hoàng Phao Lồ Đệ VI, có thể nói có một mặt trận các tâm thư, kiến nghị tới tấp được tung ra làm nao núng não trạng nhiều người. Ngoài kia ì ầm tiếng bom nổ, tiếng đạn pháo kích rít trên không. Trong thành phố mặt trận báo chí, kiến nghị, thư ngỏ đi đôi với các phong trào tranh đấu đủ loại.Thành phố Sài gòn diễn ra hai cảnh tượng trái ngược : Bên này là hàng rào kẽm gai, khói lựu đạn cay, dùi cui cảnh sát dã chiến đối đầu với đám sinh viên biểu tình, xuống đường.

Cuộc chiến tranh cân não khởi đi từ một phát súng lệnh từ xa nửa vòng trái đất của một người nhân danh hòa bình với lời lẽ như sau:

Như anh em biết, chúng tôi vẫn không ngừng công khai lên tiếng trong những tháng qua để ngăn chặn chiến cuộc lan rộng và hướng các dân tộc về những ý nghĩa hòa bình’. [7]

Hàng giáo phẩm miền Nam lúc bấy giờ thật lúng túng!! Và trổi bật lên một số trí thức công giáo thiên tả. Họ là một thiểu số trên dưới 20 người- không đại diện cho ai ngay cả không đại diện cho chính họ. Hai trụ sở chính của nhóm này là nhà thờ Vườn Soài và dòng Chúa Cứu Thế . Trong số những người trên, một vài tên tuổi như linh mục Chân Tín, Nguyễn Ngọc Lan, Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Trần Thế Luân, Phan Khắc Từ. Một số trí thức như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Châu Tâm Luân và các dân biểu đối lập như Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đứcvv..

Đáng nhẽ phải đổi tên giáo phận Sài gòn là ‘Giáo phận Vườn Soài’ mới đúng.

Ngay trước khi mất miền Nam năm 1974, Giáo Hoàng Phaolồ đệ VI – qua trung gian linh mục Cao Văn Luận và giám mục Thiện ở Mỹ Tho từ Vatican trở về- khuyên hàng giáo phẩm nên ở lại, đừng di tản và tập sống chung với cộng sản.. Cũng vì thế, người ta thấy, tất cả các giám mục miền Nam lúc bấy giờ đã chọn ở lại khác hẳn tình thế năm 1954.

Việc Vatican chọn TGM Nguyễn Văn Thuận làm giám mục phó Sai gon nhằm trong tinh thần hòa giải, hợp tác với chính quyền cộng sản, thật rất tiếc đã bị hiểu lầm.

Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình ngay từ những ngày đầu, sớm hơn ai hết, đã ra Thư Chung kêu gọi giáo dân hợp tác với chế độ mới.

Sau này, một số các giám mục đã được nghe Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận phê phán các giám mục trong Hội Đồng giám mục Việt Nam là một giáo hội theo nhà nước.

Lời phê phán của Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận đụng chạm và buồn lòng nhiều người, trong đó có Hồng Y Trịnh Văn Căn Hà Nội. Sau nảy, khi được thả ra tù, tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận về ở 40 phố Nhà Chung Hà Nội. Hồng Y Trịnh Văn Căn tỏ rõ thái độ lạnh nhạt, hầu như không truyện trò, thăm hỏi gì Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận.

Thêm một lần nữa, Tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận cay đắng vì cách đối xử của  Nhà Chung Hà Nội.[8]

Năm 1980, nhóm này có buổi họp tại Dòng Chúa Cứu Thế và cho phổ biến tập tài liệu; Notes pastorales en milieux Marxiste  (1980). Những ghi chú về mục vụ trong môi trường Mác Xít. Hoặc một tài liệu khác : Giáo Hội công giáo với chủ nghĩa xã hội. Tài liệu này đưa đến kết luận là Giáo hội công giáo có thể sống và chủ động trong một nước Việt Nam XHCN. Và rằng Giáo hội Việt Nam không phải là một giáo hội thầm lặng. Hoặc các tài liệu nhan đề : Công giáo Việt Nam trong lòng chế độ, Sống đức tin..

Tất cả những quan điểm mang tính vơ vào, nếu không nói là khờ khạo, tự lừa phỉnh chính mình của nhóm trí thức trên nay trở thành tài liệu không đáng đọc. Bởi vì chính bản thân các trí thức trên hầu hết ngày nay đã phản tỉnh, đã ‘giác ngộ’ cách mạng và trở thành lạc lõng giữa lòng dân tộc.

Đối với tôi. Thật sự họ đã hết.

Các nhóm trí thức trên đã đi vào một quá trình phân hóa và phá sản, tranh dành, tố cáo nhau như trường hợp nhóm bốn tên trong tờ báo Công giáo và Dân tộc. Riêng hai linh mục Chân Tín và Nguyễn Ngọc Lan( lm Lan đã cởi áo nhà tu, hoàn tục) trước đây đứng tên trong nhóm linh mục cấp tiến, đòi trục xuất TGM Nguyễn Văn Thuận ra khỏi Sài gòn thì nay trong một lá thư đề ngày 15-8-1989, đứng tên trong danh sách 12 linh mục, họ lại yêu cầu TGM Nguyễn Văn Bình yêu cầu nhà nước trả TGM Nguyễn Văn Thuận về Sài Gòn.

Phần Thanh Lãng, vào ngày 6-5-75 là người khi được biết tin TGM Nguyễn Văn Thuận sẽ về Sài gòn đã vội vã thông báo tin cho Trương Bá Cần để ngăn chặn việc trở về này…Thế là Trương Bá Cần và Nguyễn Ngọc Lan triệu tập một buổi họp để chống đối TGM Nguyễn Văn Thuận..

Nghĩ lại việc này mà buồn, chính là phe ta phá phe ta.

Thanh Lãng trước khi chết, ngày 28 tháng 11- 1988 đã viết chúc thư sám hối và xin lỗi công khai TGM Nguyễn Văn Thuận.[9]. Linh mục Thanh Lãng mất ngày 17 tháng 12, 1988.

Dựa trên tinh thần của cuốn sách trên và dựa trện những lỗi lầm của HĐGM Việt Nam trong giai đoạn sau 1975, tôi mong mỏi một sự thay đổi toàn diện về cơ cấu tổ chức Hội đồng giám mục Việt Nam như phương cách tuyển lựa giám mục để HĐGM có tiếng nói riêng- tiếng nói của giáo hội Việt Nam- tiếng nói thể hiện tâm tư nguyện vọng của người giáo dân- tiếng nói độc lập với nhà nước cộng sản.

Hiện nay, tôi khẳng định dứt khoát, tiếng nói của HĐGM Việt Nam kể từ năm 1980 không phải là tiếng nói của người công giáo Việt Nam.

Hiện nay, tình hình giáo hội Việt Nam chỉ có cái vỏ mà không có cái ruột. Bề ngoài xem ra nề nếp, sạch sẽ, nhưng bên trong nhơ bẩn mà phẩm cách của những người lãnh đạo là không có.

Cứ như hiện nay thì HĐGM Việt Nam- với nhân sự ấy- với cung cách làm việc ấy-chỉ là một thứ giáo hội nhà nước. HĐGM Việt Nam hiện nay đã khộng làm đúng làm đủ trách nhiệm của mình, bởi vì các nhân sự điều hành đều do nhà nước quyết định, đồng ý.

Tại sao không ai dám lên tiếng tố cáo thẳng là trong số những vị lãnh đạo hàng giáo phẩm Việt Nam, ai là người của Chúa, ai là người làm tay sai cho chính quyền cộng sản..Một Huỳnh Công Minh, tổng đại diện TGP Sài gòn, một Hồng Y Phạm Minh Mẫn, một giám mục Nguyễn Văn Sang.

Tóm tắt, HĐGM Việt Nam thiếu tính cách chính đáng. Vì nó bị cộng sản cài đặt người, giậy giây từ bên trong.

Nó cũng không mang tính đại diện- đại diện theo nghĩa giám mục là người đại diện của Chúa-. Ở đây, nhiều phần vị giám mục được đề cử mang tính trần thế, đại diện cho quyền lợi của đảng cầm quyền. Chẳng hạn linh mục Huỳnh Công Minh vừa làm phó giám đốc Đại chủng viện, vừa là cha sở họ đạo nhà thờ Đức Bà vừa là Tổng Đại diện, vừa là cán bộ cộng sản. Vậy thử hỏi, Huỳnh Công Minh đại diện cho ai?

Nhiều người biện hộ cho Huỳnh Công Minh cho rằng mọi chuyện khó khăn với chính quyền thì nhờ HCM giải quyết dễ dàng hơn. Nói như thế, chẳng khác gì thừa nhận Huỳnh Công Minh là một thứ Tổng Giám Mục không ngai- một thứ lãnh đạo siêu quyền lực- có thể áp đảo cả vị Tổng Giám Mục Sai gòn.

Vấn đề tuyển chọn giám mục

Trước năm 1829, việc tuyển chọn một giám mục thường thuộc thẩm quyền tòa thánh Vatican. Sau này thì việc bổ nhiệm trực tiếp như thế chỉ còn thấy diễn ra trong một số nước như ở Albanie, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mà chủ yếu có những vấn đề chính trị. Nhưng sau khi giáo hoàng Léon XII mất vào năm  1829, ( 1823-1829), Vatican đã chuyển giao quyền hành tuyển chọn xuống giáo hội địa phương và bao gồm hai công đoạn : Hội đồng giám mục của một quốc gia duyệt xét, tuyển chọn cộng với sự tham khảo ý kiến của khâm sứ tòa thánh, sau đó hồ sơ tuyển chọn được gửi về Rome. Tại nơi đây, các vị có thẩm quyền trong bộ Truyền giáo  xem xét ứng viên. Nếu không có vấn đề  bị phản đối việc được tuyển chọn thì hồ sơ sẽ được gửi qua phía tòa thánh.

Ở Việt Nam vào năm 1971, Giám mục Phạm Ngọc Chi đã đề cử linh mục Lê Văn Ấn, thuộc địa phận Đà Nẵng làm giám mục về coi địa phận Xuân Lộc với sự đồng ý của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình và khâm sứ tòa thánh Palmas chuẩn nhận. Nhưng khi được biết tin đó thì một số linh mục trẻ Xuân Lộc , phần lớn là di cư đã phản đối mạnh mẽ, gửi thư cho giám mục Lê Văn Ấn. Nhưng dĩ nhiên việc phản đối ấy chẳng đi đến đâu cả vì chuyện đã rồi.

Danh sách đề cử thường là ba vị để chọn lấy một. Tiêu chuẩn chọn lựa thường căn cứ trên học vị, bằng cấp, trường học xuất thân, các hoạt động trong phạm vi địa phận và dĩ nhiên không thể thiếu tiêu chuẩn đạo đức, thánh thiện. Và người đứng đầu danh sách thường được ưu tiên tuyển chọn.

Nhưng tiếng là tòa thánh tuyển chọn, nhưng thật ra Vatican theo lệ thường chú trọng đến người đứng đầu danh sách và thủ tục chấp thuận đã hầu như được định sẵn.

Nguyên tắc thì tốt đẹp như thế. Và dù sao cũng cho thấy qua thử thách phần đông việc đề cử cũng có thể là chọn đúng người, đúng chỗ. Nhưng thực tế đem ra áp dụng thì không hẳn được như vậy.

Có nhiều lợi dụng, tính bè phái, sự lừa gạt, sự mua chuộc và tham nhũng dưới đủ mọi hình thức.

Có một chứng từ xin nêu ra đây là linh mục bề trên cả hội dòng SAM, linh mục Bourguignon có thời làm việc ở bộ truyền giáo và được đọc nhiều hồ sơ tuyển chọn giám mục, ông  thường buồn phiền khi đọc các hồ sơ ấy và bầy tỏ nỗi bực dọc với Giám mục Sismondi phụ trách bộ truyền giáo. Giám mục Sismondi đã vui vẻ trả lời nhận lỗi: Không phải Chúa thánh thần gì chọn đâu mà chính tôi quyết định chọn các giám mục ấy và không thiếu trường hợp tôi đã chọn sai lầm. Linh mục bề trên Bourguignon không phải là người xa lạ với giáo hội Việt Nam., ông đã qua đời năm 1974 và được chôn ở nghĩa trang xứ Bình Triệu. Không phải lúc nào cũng chọn được trong số những linh mục tài ba, đạo đức, thánh thiện cả đâu. Nhiều phần cho thấy sự tuyển chọn mang tính đời thường mà kẻ được tuyển chọn bén nhậy trở thành kẻ được sủng ái đặc biệt, bất kể đến tài năng và đạo đức! Đó  là thứ Favoritisme chạy dài những danh sách nơi các tòa giám mục.

  • Theo lẽ thường tình, các tân giám mục thường được chọn lựa trong số những người thân cận với vị giám mục. Nhiều linh mục làm việc phục vụ cho giám mục của mình một cách tận tụy trong suốt một khoảng thời gian dài cả 15, 20 năm..thì nay được thưởng công trong khi có những linh mục khác tương xứng về mọi  lãnh vực, nhưng không cùng một phía với giám mục thường bị bỏ quên..Sự tận tụy ấy đôi khi đi quá xa với tinh thần xu nịnh, mua chuộc đến như trao đổi mua bán.
  •  Tout service a son prix..Chính vì thế, nhiều giám mục đã chọn những thành phần tỏ ra biết điều, biết vâng lời tuyệt đối.

Nhưng quan trọng nhất không kém là sự can thiệp trắng trợn của chính quyền địa phương trong các chế độ độc tài.

- Chẳng hạn, một chính quyền địa phương muốn lợi dụng tôn giáo có nhiều thủ đoạn đã tìm cách mua chuộc, làm áp lực ảnh hưởng đến việc tuyển chọn này..Dưới thời giáo hoàng Piô XI, Mussolini thường dùng ảnh hưởng của mình can thiệp vào việc bổ nhiệm này. Vì thế giáo hoàng Piô XI thường tìm hiểu, tra xét các vị trong danh sách bổ nhiệm từ những nguồn thông tin khác trước khi quyết định đồng ý. Nhưng công việc bề bộn, không phải lúc nào vị giáo hoàng cũng có đủ thời giờ và thông tin để quyết định chọn được những giám mục tốt nhất phục vụ giáo hội.

- Điều ấy càng thấy nổi bật trong việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam. Việc bổ nhiệm giám mục ở Việt Nam phải có sự đồng ý của chính quyền cộng sản. Nhưng thử hỏi,  sự đồng ý được xảy ra sau hay trước quyết định của Hội đồng giám mục.

- Chính chữ sau và trước này là đầu mối của sự can thiệp trắng trợn của chính quyền cộng sản vào Hội đồng giám mục Việt Nam.

 

Cho nên việc bổ nhiệm muốn cho công bằng, cần phải công khai hóa (Glasnost- Transparence), không có gì phải kín kín, hở hở, không có điều gì khuất tất, che đậy.

Trong Hội đồng tuyển chọn, ngoài một số giám mục, cần bổ xung một ủy ban gồm các linh mục và một số giáo dân đại diện.

Việc mở rộng hội đồng tuyển chọn này chắc chắn sẽ tránh được những lạm dụng bè phái, tránh việc vị tân giám mục là người của giám mục, tránh sự hao phí các người có tài, có đạo đức bị bỏ quên ra bên ngoài. Việc cải tổ này cũng phù hợp với tinh thần của giáo hội công giáo cổ truyền mà việc tuyển chọn giám mục là do hàng giáo phẩm và giáo dân quyết định.

Như thế, không có những giám mục được tuyển chọn đến từ Rome mà chính từ cộng đồng dân Chúa tại mỗi địa phương đã chọn người đại diện cho mình.

Mục tiêu của sự thay đổi này là tuyển chọn một giám mục theo truyền thống cổ truyền do một hội đồng đại diện của địa phận bao gồm Hội đồng mục vụ, Hội đồng đại diện các tu sĩ và giáo dân.

Sau đó danh sách được tuyển chọn được chuyển về Vatican với sự chuẩn nhận chính thức của Giáo Hoàng.

Xin đọc thêm Rastibonne: Choisir les Évêques, une tentative de conciliation, 2010.[10]( Việc tuyển chọn giám mục, một dấu hiệu của hòa giải.)

Trong cái tinh thần cải cách việc tuyển chọn giám mục có sự tham dự tích cực của hàng giáo sĩ và giáo dân, vị tân giám mục không phải chỉ có lời tuyên hứa trung thành với vị giáo hoàng mà còn cần có lời tuyên hứa phục vụ đàn chiên của mình.

Tinh thần ấy thể hiện đúng vai trò và chức năng của vị giám mục như trường hợp giám mục Jacques Gaillot khi được thụ phong giám mục tại Évreux, viết trong cuốn sách của ông : Parole d’un homme d’Église( Lời của  một người con của giáo hội) như sau:

Tôi đặt quan trọng vào con người hơn là vào những nguyên tắc hay giáo điều. Tôi không phải làm giám mục để chỉ huy hay tổ chức giáo hội cho bằng đển phục vụ lời Chúa. Khi được tin sẽ được tuyển chọn làm giám mục. Tôi đã chấp nhận trong một cảm thức là mình sẽ là người đến để phục vụ.

 

Không phải đến được hưởng vinh quang trần thế, bổng lộc, chức tước để được người đời tôn kính, tùng phục. Đi một bước có xe, có kẻ đưa đón. Như trường hợp một giám mục phó ở Hà Nội sau khi đi Rôma về đến 40 phố Nhà Chung Hà Nội không thấy có tổ chức đón rước hai bên cửa tòa Giám Mục, đả gọi linh mục phụ trách ra mắng: Tại sao không tổ chức cho giáo dân đón tiếp tôi? Một vị tân giám mục khác gặp bạn cũ nói với một người bạn linh mục: Từ nay, tôi đã là giám mục, ông phải thay đổi cách xưng hô, thưa gửi đàng hoàng mới được.

Giám mục  Jacques Gaillot đã viết lại cái cảm thức của ộng trong buổi lễ truyền chức như sau:

‘Khi mà tôi được truyền chức giám mục tại nhà thờ Chánh tòa Évreux thì theo nghi thức, tôi phải quỳ gối trong suốt thời gian của một bài hát, cuốn sách của Giáo hội đè nặng trên gáy của tôi, tôi cảm thấy nó nặng nề làm sao. Và tôi nghĩ rằng : Miễn là làm sao chuyện này chóng xong. Tôi tự nhủ lòng, phải chăng đây là gánh nặng của Giáo Hội, miễn là làm sao đây không phải là dấu hiệu báo trước’[11]

Nhan đề đoạn này là: Le poids de l’Évangile. Gánh nặng của Lời Chúa. Ước gì hàng giám mục Việt Nam học được tinh thần này của giám mục  Jacques Gaillot. Giám mục Jacques Gaillot còn nhận xét rằng Giáo hội đã mất đi cái nhiệt tình.( Je trouve que l’Église a perdu son élan).

Khi đã có một Hội đồng giám mục do sự tín nhiệm của của cộng đoàn dân Chúa lúc đó mới có thể đặt ra vấn đề thứ hai là: Có thể giáo hội Việt Nam có thể chung sống với cộng sản được không? Có thể trăm người như một tuy không dám nói ra, nhưng trong thâm tâm họ, câu trả lời dứt khoát là không được.

Trong ngắn hạn giáo hội tạm thời phải sống chung với cộng sản, nhưng vẫn phải triệt để đòi hỏi sự phân biệt rõ rệt giữa đạo và đời, giữa nhà nước và giáo hội, giữa một xã hội dân sự mà giáo hội là một thành phần.

Sự phân biệt này là lẽ sống còn của giáo hội để nhà nước không dẫm dạp, xen vào nội bộ giáo hội hoặc can thiệp vào sinh hoạt của giáo hội..Nay hội các luật sư ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đang gắt gao đòi hỏi điều này.

Nếu không tôn trọng nguyên tắc này thì giáo hội dù có mặt đi nữa cũng vẫn không hiện hữu. Có mà như thể không có.

Điểm thứ hai là phải có sự nhìn nhận vai trò của giáo hội đối với nhà nước là một vai trò đối tác(Counter Part). Hai bên thỏa thuận để tôn trọng quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên nhằm mục đích tạo một thế quân bình, sự tin tưởng và hợp tác.

Bước thứ ba, trong trường hợp nhà nước vi phạm, lấn quyền hoặc lạm dụng quyền thế thì giáo hội có thể trở thành một lực lượng đối trọng(Counter balance) nhằm cảnh báo và ngăn ngừa mọi lạm dụng của nhà nước tùy hoàn cảnh.[12] Bởi vì nhà nước không bao giờ có thể đảm đương được hết mọi sinh hoạt xã hội, nhất là trong phạm vi y tế,  giáo dục hoặc các cơ sở từ thiện vv. Giáo hội qua các thành viên như các nữ tu có thể tiếp tay nhà nước điểu khiển, gánh vác một phần trách nhiệm này như tại các nước tự do, tư bản. Giáo hội không làm chính trị và cũng không có nhiệm vụ lật đổ một chính quyền.. Nhưng trong những tình thế đòi hỏi, giáo hội trở thành tiếng nói của lương tâm con người chống lại bất cứ sự bất công nào từ đâu tới.

Chính quyền thường có khuynh hướng lạm quyền, làm bậy, vi phạm  và chà đạp lên các quyền tự do căn bản của người dân. Lúc ấy giáo hội có vai trò kiểm soát và cân bằng, ngăn chăn những hành vi phạm vả trái phép.

Giáo hội trong vai trò đối trọng không thể nào giử thái độ thụ động, im lặng trước những bất công hoặc sự chà đạp lên quyền con người.

Kết luận

Hiện nay, tại Việt Nam đã có môt xu hướng chính trị triệt để : Có hay không đảng cộng sản Việt Nam. Hết rồi những giai đoạn góp ý với đảng, tâm thư yêu cầu này nọ, góp ý bỏ điều bốn hiến pháp..Có thể rằng những biện pháp trên có tính nửa vời, nói để tự xoa dịu chính mình.

Đối với giới trẻ, các thành phần bất đồng chính kiến- dù mục tiêu tranh đấu có khác nhau-. Nhưng tự thâm tâm mỗi cá nhân đều muốn xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản. ngả theo các nước Tây Phương. Nhưng họ không thể nói thẳng và huỵch tẹt ra được.

Mới đây nhất là câu chuyện 61 đảng viên có yêu cầu đảng cộng sản từ bỏ đường lối CNXH để chuyển sang đường lối dân tộc và dân chủ.

Vì thế trước sau gì cũng có một cơn bão dân chủ như một thứ mùa xuân Ả Rập cho Việt Nam.

Phần giáo hội công giáo Việt Nam, cần đi trước thời đại, cần tỏ ra dứt khoát và cứng rắn từng bước tách ra khỏi quỹ đạo cộng sản bằng cách cải tổ, loại trừ những thành phần chủ nghĩa cơ hội ra khỏi HĐGM Việt Nam.

Không cải tổ HĐGM, không thay đổi nhân sự, không dứt khoát loại bỏ những thành phần chủ nghĩa cơ hội, không tách biệt giữa đạo và đời. Giáo hội công giáo Việt Nam còn sa lầy trong vũng bùn cộng sản. Ngày hôm nay, giáo hội công giáo và hội đồng giám mục ở vào tình trạng lương tâm an bình, ăn no ngủ kỹ, bất chấp việc đời miễn là    được bình an vô sự.!! Họ có thể chọn một con đường khác thay vì tiếp tục uốn mình làm tay sai cho cộng sản!! Họ không muốn sống chung với lũ, nhưng họ đã không đủ can đảm để vượt lên chính mình, từ bỏ cộng sản. Họ mắc một căn bệnh chung. Đó bệnh sợ cộng sản.

Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình trước khi qua đời còn thổ lộ:  Sau mấy chục năm sống với cộng sản, cho đến bây giờ tôi vẫn còn sợ. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng sợ như thế. Tiếp theo TGM Nguyễn Văn Bình thì những vị như Hồng Y Trịnh Văn Căn,( Hà Nội), giám mục Nguyễn Văn Sang,(Thái Bình) cũng sợ- sợ quá đến độ lộ liễu làm mọi người thấy mà coi thường. Và tôi dám hỏi các Hồng Y Phạm Minh Mẫn, tổng giám mục Bùi Văn Đọc, giám mục Nguyễn Văn Khảm có sợ không?  Chả nhẽ cả nước đều sợ!!

Căn bệnh sợ ấy một người đã từng trải nghiệm nhiều năm tháng trong chế độ cộng sản Ba Lan- Giáo Hoàng Jean-Paul II- Trong buổi xuất hiện đầu tiên trước công chúng, hai tay ôm cây thánh giá. Và lời phát biểu đầu tiên của giáo hoàng là : Non abbiate paura. (N’ayez pas peur).

Các con đừng sợ!! Lời nhắn nhủ của vị chủ chăn này xin được một lần nữa gửi đến ba vị Tổng giám mục ba giáo phận Sài Gòn- Huế và Hà Nội.

Đừng sợ! Nhưng sợ cái gì. Sợ bể nồi cơm, sợ mất chức vụ, sợ bị tù đầy, sợ bảo vệ quyền lợi của giáo xứ, địa phận, sợ đồng nghiệp giám mục trong Hội Đồng giám mục, sợ không dám lên tiếng, sợ đủ thứ, ngay cả sợ chính mình.

Bầu khí sợ hãi bao trùm tất cả!! Ngay trong  đám người cộng sản cũng người cộng sản sợ người cộng sản.

Đó là hoàn cảnh bi kịch của thế giới con người mà chính con người sợ con người. Sợ quá thành câm lặng, trở thành những loài chó câm. Hoặc méo miệng nói không ra lời, nịnh đảng, nịnh lãnh đạo..

Bây giờ không phải là lúc nói chuyện đúng sai, chuyện hòa giải, chuyện thương lượng, chuyện đòi hỏi, chuyện xin cho, chuyện mong đợi, chuyện mua chuộc.

Mà là chuyện dứt khoát, có hay không có, chuyện chối bỏ, chuyện không thể sống chung, chuyện sống còn.

Hy vọng thay!! Và cũng như nhiều bài viết khác của tôi. Viết xong bài này, tôi cảm thấy một nỗi buồn vô hạn. Khôn nguôi. Khó tả. Bất lực. Muốn buông xuôi.

© Đàn Chim Việt

 


[1] Xem Plinio Correra de Oliveira : L’Eglise et L’ Etat communiste : la coexistence impossible

[2] Tác giả là một giáo sư người Ba Tây, nổi tiếng thế giới về một số tầm nhìn tương lai Giáo hội Thiên Chúa giáo, đòi hỏi một sự tự do của giáo hội trong lòng các chế độ của nhà nước cộng sản. Ông cũng là người phản đối Vatican về chính sách Ospolitik trong một bài viết nhan đề : Declaration of Resistance to the Vatican Ospolitik.

 

 Chính sách Ospolitik của Vatican tỏ ra thất bại vì đã không đem lại một kết quả thực tiễn nào cho các giáo hội địa phương, vì luôn luôn bị các chính quyền cộng sản phỉnh phờ dối gạt như đã xày ra tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Cuba, Đông Đức và trong đó có Việt Nam. Trong số những lãnh đạo cao cấp lúc bấy giờ- 1964- có nhiều người lên tiếng ủng hộ lập trường của Olievera. Chẳng hạn có Hồng Y Tisserant, (Pháp) Alfredo Ottaviani, thư ký hội đồng tối cao văn phòng tòa thánh, Norman Thomas Giroy, tổng giam mục Sydney, Úc Dại Lợi và Hồng Y Giuseppe Pizzardo, trách nhiệm hội đồng các chủng sinh và các đại học.

 

Nhưng điều quan trọng nhất là bốn năm sau, một số lớn cộng đồng giáo hội Châu Mỹ La Tinh- gồm chủ yếu giáo hội Brésil, Argentine, Chili và Uruguay đã viết một thỉnh nguyện thư lên Giáo Hoàng Paul VI, yêu cầu giáo hoàng Paul VI phải có những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các thành phần cộng sản vào các tổ chức công giáo.

 

 Số người ký tên vào thỉnh nguyện thư là  2.040.000 chữ ký. Một con số không nhỏ đáng để chúng ta suy nghỉ.

 

Về phần cuốn sách trên sau đó đã tới tay nhiều cấp lãnh đạo cao cấp nhất của giáo triều Vatican cũng như giới trí thức lúc bấy giờ. Nhưng sau đó nó bị rơi vào im lặng! Chỉ vì năm 1964, giáo hoàng Phao lồ VI có chủ trương hòa giải với cộng sản hầu mong cứu vãn 100 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo Đông Âu.

 

 

 

 

[3] Phao Lô Lê  Đắc Trọng,  Hồi ký toàn tập, phần hai- Giáo hội VN trước cơn bão thời đại., trang 256.

[4]  Trình Bầy, sô 11, tháng giêng, 1971

[5] Đăng trên Trình Bày số 11, ra ngày 1 tháng giêng, 1971

[6] Ba người này sau đó đã bị chính quyền VNCH trục xuât ra Bắc

[7] Trích thư Trích thư giáo hoang, Vatican ngày 13-2-1965

[8] Tôi được nghe kể lại, Hồng Y Trịnh Văn Căn, khi chết đã được chôn trong một cỗ quan tài mà gỗ nặng đến nổi khiêng không nổi, phải dùng xe cần trục để chôn.

[9] Thanh Lãng chúc thư : Tôi xin công khai xám hối với Chúa, với Hội thánh toàn cầu, Viet65t Nam. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con mọi lỗi lầm và ban cho con lòng tin, lòng trông cậy và tha thứ. Tôi xin công khai xám hối, xin lỗi Đức cha Nguyễn Văn Thuận, xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức Cha. Tôi xin công khai sám hối tất cả và tình anh em linh mục mà tôi vô tình hay cố ý làm mất lòng.’

[10] Rastibonne, Choisir les eveques, une tentative de conciliation, 2010.

[11] Xem Jacques Gaillot, Parole d’un homme d’Église, các trang 19-22

[12] Xem thêm Đoàn Thanh Liêm, Tôn giáo và xã hội dân sự: Mối liên hệ giữa tôn giáo và chính quyền nhà nước. Viet bao online.

 

134 Phản hồi cho “Một giải pháp cho giáo hội Việt Nam”

  1. YÊU CẦU BBT CHO HIỂN THỊ BÀI NÀY HẦU THỂ HIỆN QUYỀN TRẢ LỜI, NẾU THẤY SAI CHỖ NÀO XIN SỬA DÙM. VÀ SAU ĐÓ CHO LÊN TRANG CŨNG ĐƯỢC, ĐA TẠ
    Con Chiên Chien Đẻ (CCCĐ) chung tá, cờ vàng Tiên Ngu này phải công nhận là loại liệt não kinh niên, dẫu bây giờ có được chạy điện cao thế vào não nó, thì cũng chưa chắc là nó khá lên nổi, kỳ trước đã dậy là viết gì cũng phải suy nghĩ mà nó có nghe đâu. Thế mà chung tá cờ vàng này đang đóng vai một mũi nhọn xung kích trong phản biện, thế mới đáng ngại, đáng ngại chứ.
    Lần này CCCĐ Tiên Ngu lại vô tư lòi cái ngu cho tòn dân thiên hạ biết nữa là sao hử? CCCĐ Tiên Ngu,, sửa lại quần áo, đứng nghiêm chỉnh nghe ta dậy đây :
    Đoạn văn dưới của ta mắng Tiên Ngu không có liên hệ gì tới kiến thức của Tiên Ngu hết cả hiểu chưa?
    Kiến thức, là cái biết tích lũy nhờ thâu thập được qua sách vở, hoặc được dậy dỗ từ trường học. Còn cái vụ “Chổng khu phun phân” là cách áp dung sai bằng một hành động, lấy từ trong kinh nghiệm của CCCĐ Tiên Ngu trong quá khứ đổ thùng của mình, CCCĐ Tiên Ngu hiểu chưa?
    Trong quá khứ đi đổ thùng, CCCĐ Tiên Ngu thường hay ngậm phân phun phù phù vì những lý do riêng, vì nhớ nhà, hay vì sầu đời sui sẻo chẳng hạn.
    Nay CCCĐ Tiên Ngu nhớ lại hành động ngậm phân và phun đó và mang sang Mỹ, CCCĐ Tiên Ngu vẫn tiếp tục làm vậy, nhưng thay vì làm như xưa thi CCCĐ Tiên Ngu lại đi chổng khu lên, như vậy là hoàn toàn sai, hiểu chưa? Vì khi chổng khu thì phân sẽ sặc vào khí quản, hay lên óc, hiểu chưa?
    Nếu không tin CCCĐ Tiên Ngu thử chỉ ngậm một ngụm nước trong miệng mà chổng khu lên rồi phun thử xem, sẽ bị sặc ngay. Hay Tiên Ngu nay óc đã ngập đầy phân rồi và nay chẳng còn “ke” nữa? Sao tui nghi quá. Trời b..w…ớ..ớ.. t..r..r..ờ..ờ..i.
    Cứ theo giá trị hiệu năng của ngôn ngữ, thi GiảiMagsaysay Phét Dỗm tôi sắp xếp như sau :
    Thượng hạng, Chung Tá Tiên Ngu : Thành Tích Sáng Tao, NGẬM PHÂN, PHUN PHÂN
    Thành tích sáng tạo, hạng 1 sau cập nhật, ngậm phân, phun phân thành : CHỔNG KHU, PHUN PHÂN (!!!)
    Hạng 2 : Chúa (gót) của các CCCĐ : Trét cứt vào mặt những kẻ không tin chúa (Malachi : 2 :1-3)
    Hạng 3 : Thành ngữ truyền khảu dân gian : CHỌC TIẾT LỢN ĐẰNG ĐÍT, nói lên thái độ MẶC MẸ MÀY, HAY KỆ CHA MÀY TAO KHÔNG LÝ ĐẾN MÀY NỮA.
    Hạng 4 Chưng Sơn : “Đừng nên dùng thanh củi tạ mà thọt đít lợn”, ý khuyên can một tình huống không thể áp dung, quá với đòi hỏi của tình hình, sẽ đem tới thất bại, đổ vỡ.
    Con Chiên Chiên Đẻ (CCCĐ) Khổng Khuyết (KK) tự Khổng Khùng đâu? Ra lấy giấy bút ghi nhân mà làm tài lieu ngâm kíu về sau cho đầu óc khôn ra nghe chửa?
    CCCĐ KK nên học cái thượng hang, hang nhất mà mang vào làm “kiến thức” mà lên mạng đấu, đá với Chưng Sơn chứ ai lại đi học cái hạng bét dem bao giờ??? Sao lại lòi ra cái “rại” này thế hử???

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng…con gà mái dầu Phét văn Dỗm phun anh Tiên Ngu…

      Té ra là anh Ngu đã….gáo tra dài cán, í quên, giáo đa thành oán. Bỏ công nhỏ nhẹ khuyên con gà mái dầu bớt la quang quác mà…hụt hơi, kém sức khoẽ, nó lại không biết cãm ơn mà còn…oán. Tiếp tục chổng khu…la quang quác.

      Dỗm à Dỗm, điên lên rồi phun kiểu đó, coi chừng phun ra cả cái ruột già nhe em. Phun từ từ, phun tới tấp kiểu đó thì sao anh chịu thấu, em?

      Thấy thương quá…

    • hn says:

      Ông ơi
      Nên ăn nói cho có văn hóa, đừng bắt chước lối dùi đục chấm mắm cáy của Việt Cộng
      Thanks

  2. Hoàng Thị Nguyên Hương Dallas Texas says:

    Kính thưa ông Nguyễn văn

    Đầu tiên xin cám ơn ông đã có lời khen tặng tên em.
    Đúng ra thật sự thì em không muốn trả lời ông sau khi viết bài trả lời ông Trung Kiên .
    vì em nghỉ chắc chắn ông sẻ có đọc bài này thì thiễn nghĩ cũng quá đủ để trả
    lời cho ông rồi. Tuy nhiên vì ý kiến của ông thật quá dở chung qui thì cũng giống như
    anh Trung Kiên. Ếch vang đáy giếng cả mà. Cho nên em đành phải viết trả lời ông.
    Nhưng muốn cho đầy đủ thì cũng phải viết khá dài sợ có làm phiền BBT Đàn chim việt
    về vấn đề đăng tải hay không ?
    Thôi thì cũng liều trả lời ông cho có hỏi có đáp.

    “” Tôn giáo là niềm an ủi cho những ai muốn tìm sự an ủi “”
    Thưa ông.
    Tại sao con người lại đi tìm nguồn an ủi nơi Tôn Giáo .? Cuộc đời của loài người đau
    thương trần ai khổ aỉ lắm hay sao mà phải đi tìm niềm an ủi nơi tôn giáo ?Mà tại sao
    trần ai lại khổ aỉ ? Vì một Hình phạt ?

    “” Tôi không biết cô Nguyên Hương theo tôn giáo nào hay có thể là không có đạo nhưng
    việc cô nêu những câu hỏi như trên( Xin xem Hoàng Thị Nguyên Hương Dallas Texass says:
    31/10/2014 at 09:48 )chứng tỏ là cô chưa hiểu và biết phân biệt thế nào là đạo và thế nào là
    đời. Cô đem chuyện đời bắt đạo phải giải quyết cho cô thì đạo nào giải quyết cho cô?”"

    Vậy thì theo ông Tôn giáo của ông có mặt trên thế gian này để làm gì ? Để an ủi đời vậy
    thì đời và đạo có liên kết với nhau không ? Không có đời làm sao có đạo ? Đạo từ đời mà
    ra .Đời có tang thương khổ ải thì đời tạo ra đạo để an ủi. Đời có sung sướng,có hạnh phúc,
    không có tiếng than,không có tiếng khóc. Đời không cần đạo. Nhưng tại sao đời trên thế
    gian này lại đầy khổ ai vang tiếng khóc? Xin ông cho ý kiến phân biệt đạo và đời như thế
    nào ?

    “” Thường thì tôi không góp ý về tôn giáo vì quan niệm rằng người đi đạo thì tin đạo chứ không ai
    tin người “giảng đạo. “”

    “” Người đi đạo thì tin đạo chứ không ai tin người “Giảng Đạo”..
    Không biết các độc giả trên trang mạng này ai có ý kiến gì về điểm này không chứ em thì thật tình
    hết ý kiến về câu này rồi. Đọc câu này lên em chỉ ngồi cười mà không gõ phím được hồi lâu. Cuối
    cùng thì chỉ có thể nhắc Ông Nguyễn Văn câu này. Thưa ông Đức Chúa Kitô là người thầy giảng đạo Thiên Chúa Giáo đầu tiên đấy ông ạ. Ông nghĩ sao ? Không có người giảng đạo thì có ai biết đạo là
    cái gì để mà tin ?

    “” Đã là con người thì sống ai cũng phải có niềm tin, và với những người theo đạo thì không chỉ
    niềm tin mà còn phải có đức tin. Nhưng với cô Nguyên Hương, cô không có niềm tin mà không có
    cả đức tin, vậy cô muốn hỏi để làm gì khi chính mình không muốn tin?. Nhưng muốn hiểu cô phải
    chuẩn bị tinh thần và phải có một đức tin vững mạnh. Chúc cô Nguyên Hương toại nguyện. “”

    Thưa ông. Theo ông thì niềm tin và đức tin khác nhau ở chỗ nào ?
    theo em hiểu không biết có đúng không ? vì đạo Công giáo có rất nhiều danh từ kêu lắm mà người
    bình dân VN gọi là nổ lắm . Niềm tin là một danh từ chung đứng trước một danh từ xác định cho
    niềm tin (về cái gì?). Còn đức tin là một danh từ đã xác định . Đức = Đức Kitô . Tin = niềm tin
    Như vậy thì Đức Tin là một niềm tin vào đức Kitô có phải không ông,rồi ông xác định.

    “” với những người theo đạo thì không chỉ niềm tin mà còn phải có đức tin. “”

    Như vậy người có niềm tin và có đức tin thì là người đã theo đạo,đã rửa tội đã nhập đạo rồi.

    “”Nhưng với cô Nguyên Hương, cô không có niềm tin mà không có cả đức tin,
    Vậy cô muốn hỏi làm gì khi mình không muốn tin. Nhưng muốn hiểu cô phải chuẩn bị tinh
    thần và phải có một đức tin vững mạnh. Chúc cô Nguyên Hương toại nguyện. “”

    Như vậy. Nếu em muốn hỏi,ông muốn em phải có niềm tin và nhất là Đức tin vững mạnh,
    tưc là phải tuyệt đối tin tưởng và tôn thờ Chúa Kitô tức là em phải rửa tội nhập đạo,theo đạo
    trước cái đã. Rồi mới được tìm hiểu ?
    Nhưng mà cái này em nghĩ mãi không ra. Sao nó kỳ quá hén . Em cứ tự hỏi thầm với chính
    mình mãi mà không có câu trả lời. Không biết trên diễn đàn này có ai giảng giải giùm cho
    em không chứ theo em biết thì đã nhập đạo tôn thờ Chúa rồi,thì còn tìm hiểu còn hỏi han
    cái gì nữa ? Chỉ bắt buộc phải cúi đầu nghe và tuân phục ,không được nghi ngờ không đưọc
    thắc mắc hay hỏi han gì cả. Nếu có thì là phạm tội với Chúa và sẽ bị Chúa phạt sa hoả ngục
    đời đời,kiếp kiếp ngay,có phải không ông ?

    Ông cho biết tiếp.

    “” Nhưng tôn giáo không đem lại hạnh phúc cho bạn nếu bạn không có đức tin và vững
    lòng tin cậy
    Và lời của Chúa:
    “Phúc cho ai không thấy mà tin“và
    “Ai tin Ta thì sẽ thấy Ta”
    “Con hãy cầu xin thì con sẽ được”

    “” Phúc cho ai không thấy mà tin.”"

    Như đã bình luận ở trên
    Đã có đức tin và vững lòng tin cậy vào Chúa rồi thì những điều chỉ nghe nói chứ không
    thấy mà còn tin được thì còn muốn hiểu làm gì nữa?chỉ tin,tin và tin thôi không cần biết
    không cần thấy,không cần hiểu,không cần đúng,không cần sai,chỉ nghe và tin thì chuyện
    ông đòi hỏi phải theo đạo nhập đạo rồi thì mới được tìm hiểu thì thật trái với lý trí và
    đạo đức của loài người quá.

    “Ai tin ta thì sẽ thấy ta”

    Giáo dân tin chúa,thờ lạy Chúa trên thế giới này không nhỏ hơn hai tỉ người. Nhưng
    chưa có một ai đã thấy Chúa cả,chỉ nghe nói,mà chưa bao giờ thấy,ngay cả dưới trần
    thế,còn trên thiên đàng thì chỉ cho đến khi chết mới được thấy Chúa. Vậy mà suốt hai
    nghìn năm nay,số tín đồ thờ Chúa chết cũng cả hàng triệu mà chưa có một Linh Hồn
    nào dù chỉ là một Linh hồn mà thôi trở về cho biết là đã gặp Chúa đã thấy Chúa trên
    Thiên đàng.
    Xin hỏi ông. Theo như lời ông thì nhất định ông tin Chúa ghê lắm,ông có đức tin mạnh mẽ
    lắm. Vậy ông đã thấy Chúa chưa ?đã thấy phép lạ của Chúa chưa ?mà ông lại hỏi em.
    “Tại sao cô cứ đòi Chúa phải làm phép lạ cho cô thấy trong khi cô không có đức tin?”

    “Con hãy cầu xin thì con sẽ được”

    Cũng thế cả hàng tỷ tín đồ đã và đang cầu xin Chúa nhưng có ai đã nhận được gì đâu?
    mà chỉ thấy nhận được Thiên tai sóng thần,núi lửa, động đất,bệnh tật phong cùi,ung thư,
    giang mai lá liễu,HIV,Ebola..v..v..Vậy thì những tai hoạ này do ai tạo ra chẳng lẽ lại là
    những con người tạo ra. Như đã rao giảng,dưới trần thế này.
    ” Một sợi tóc chẻ làm đôi cũng do ý Chúa “.
    Ông không biết hay cố tình quên,hay sao mà
    ông lại hỏi.

    “”Cô đem chuyện đời bắt đạo phải giải quyết cho cô thì đạo nào giải quyết cho cô?
    Tại sao cô có thể “kết tội” là Chúa tạo ra cảnh tang thương mà là chính con người tạo ra? ”

    Nếu ông không chấp nhận những cảnh tang thương xảy ra trên quả địa cầu này là đều do ý
    muốn của Chúa thì ông không phải là một tín đồ ngoan đạo của Chúa rồi.

    Và cũng thế và xin hỏi ông . Ông và các đồng đạo cũng đã và đang cầu nguyện van xin Chúa
    ban phép lành,phép lạ,với đầy đức tin mãnh liệt,vậy có ai hay ông đã được nhận gì từ Chúa
    chưa? đã được Chúa ban phép lạ bao giờ chưa ? Một lần nữa. Mà ông lại hỏi em .
    “Tại sao cô cứ đòi Chúa phải làm phép lạ cho cô thấy trong khi cô không có đức tin?”

    Em không có dám kết tội Chúa đâu. Tất cả là đều do từ tín lý,và giáo lý cuả đạo Công Giáo rao
    truyền mà ra,và cũng từ đó em mới có thắc mắc đó ông.
    Với niềm tin và đức tin.
    Thưa với ông Niềm tin thì em có nhưng Đức tin thì em không .
    Niềm tin của em là tin vào những gì mình cảm nhận trên lý trí và tư tưởng rằng ít nhất nó cũng
    phải phù hợp với thế giới hiện tại hay khoa học và nó có thể đem lại hoà đồng và hoà bình cho
    mình và những người chung quanh.
    Còn đức tin thì không. Vì em còn đang tìm hiểu ,chưa hiểu hết ,chưa biết hết những lời đức Kitô
    dạy thì làm sao em có đức tin được . Muốn tin thì phải hỏi, phải biết,phải hiểu chính xác những
    gì mình sẽ tin hay đang tin? để khỏi bị lạc dẫn trên đường đời chứ.
    Xin ông vui lòng đọc thêm bài em trả lời anh Trung Kiên.

    Trên diễn đàn này. Học hỏi nhau, đồng ý kiến với nhau,phát biểu giống nhau là chuyện thường.

    Xin kính chúc ông và diễn đàn một mùa lễ Tạ ơn đầy ân sủng của Thượng Đế.

    Hoàng thị nguyên Hương

    • Nguyễn Văn says:

      Gửi cô Hoàng Thị Nguyên Hương,

      Cảm ơn phản hồi và lời chúc thật tốt lành và tôi cũng mến chúc cô Nguyên Hương luôn bình an và hạnh phúc.

      Cô Nguyên Hương tự mâu thuẫn chính mình rồi. Cô chê ý kiến tôi “thật quá dở” mà cô còn “bắt” tôi trả lời?! Sáng sớm mai tôi lại phải rời Dallas đi xa 10 ngày và chỉ có một buổi tối để chuẩn bị mọi thứ nhưng vì không muốn cô Nguyên Hương mong đợi nên tôi bớt ít phút viết vài hàng gửi đến cô.

      Còm cô Nguyên Hương viết thể hiện tâm trạng đang xáo trộn. Cô nhầm lẫn Thiên Chúa (Thượng Đế) với loài người rồi. Cô cứ thử đến chùa hay nhà thờ, hàn thuyên với mọi người thì những chắc mắc của cô sẽ giải tỏa và cô sẽ cảm thấy bình an; nếu cô không muốn thì thời gian cũng sẽ là câu trả lời.

      Trả lời vắn tắt là tại vì mình không chấp nhận nên đau khổ. Đau thương hay hạnh phúc là do chính mình cảm nhận khi cho và được cho. Có những khi những đau khổ của người này nhưng lại là hạnh phúc của người khác. Có người mẹ chỉ mong con mình gọi một tiếng “mẹ ơi” là người mẹ đã thấy thật hạnh phúc, nhưng có khi chỉ là bình thường đối với người mẹ khác.

      Cô Nguyên Hương đã từng thương ai chưa? Khi thương mà không được đáp lại cô có đau khổ không? Và khi đau khổ cô sẽ làm gì? Cô sẽ làm gì để an ủi và ai để cô tin mà chia xẻ?

      Hay cô có bao giờ tự hỏi tại sao một ông vua hay một tổng thống quyền lực, chỉ một tiếng ra lệnh có thể hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu người sẽ chết mà đi chùa hay nhà thờ? Họ nghĩ gì và tin gì mà họ phải làm thế? Ai cản được họ? Vậy cô thử nghĩ xem nếu không có tôn giáo con người có tiêu diệt và có tồn tại?

      Tôi phải dừng và một lần nữa chúc cô Nguyên Hương bình an và hạnh phúc.

      nv

      • Hoàng Thị Nguyên Hương Dallas Texas says:

        Thưa ông Nguyễn Văn.
        Ông cho biết ông phải vội đi xa 10 ngày.
        Xin chúc ông . Thượng lộ bình an.Đi về xuôi chèo mát mái,bão táp tránh xa .
        Khi nào về ông nhớ cho biết để em xin trả lời ông, Ông nhé .

      • Hoàng Thị Nguyên Hương Dallas Texas says:

        Không biết ông Nguyễn Văn về chưa nhỉ ?
        Nếu về rồi mong ông lên tiếng để em trả lời ông em chờ hơn một tháng rồi
        không thấy ông lên tiếng.

  3. Xem mấy cái còm của CCCĐ Tiên Ngu này mà buồn cười đến “Títt đẻ” luông, một con chien liệt não tiêu biểu. các CCCĐ viết ngu ngay trên mặt chữ của mình vừa mới viết mà cũng không biết nữa. Tòn dân thiên hạ nghĩ coi, hén viết như ri nè :.. “Nữa, cũng Phét văn Dõm…chổng khu phun phân chiên với Chúa…”
    Thử hỏi trên đời này, có ai mà đi ngậm phân không? Từ ngậm phân thường xuyên được xử dụng bởi các CCCĐ, mà CCCĐ Tiên Ngu này là một.
    Chổng khu tức là qùy 2 gối xuống cho cái đít nhổm lên cao, hoặc đứng nhưng cúi cái đầu xuống thấp dưới hạ bộ cũng gọi là chổng khu, ở cái thế này thì phân ngậm trong miệng các CCCĐ như CCCĐ Tiên Ngu này thì phân nó sẽ vào khí quản, hoặc nó bị sặc lên óc rồi, đúng hôn?
    Hèn chi bạn Chưng Sơn nói tòn thể CCCĐ óc đầy phân bắc, với phân xanh là nguyên do này đây chắc? Chính CCCĐ Tiên Ngu này đã thú nhận cái tuyệt chiêu “Ngậm Phân” cái kiểu này của của nó thì óc đầy phân là đúng rồi còn gì?, qủa chẳng hổ danh con cái chúa, đúng là bị ảnh hưởng cái vụ chúa gùi cái bồ phân đằng sau đi chét cứt những người không tin chúa về mà xem kinh Malachi (:2 :1-3) đây mà
    CCCĐ Tiên Ngu, nghe ta dậy đây, muốn ngậm phân trong miệng như các CCCĐ mà phun, thì phải đứng 2 chân cho thẳng, cho vững, rồi mới phun được nghe chưa? chứ chổng khu mà phun như CCCĐ Tiên Ngu đang dung thì có ngày chết sặc vì phân đó nghen.
    Đáng buồn cho trí khôn và sự chon lựa của các CCCĐ that, thầy Chưng Sơn chỉ khuyên nhẹ nhàng là : “Đừng nên dùng thanh củi mà thọc đít lợn” tương đương với câu : “Thọc tiết lợn đằng đít” của văn chương binh dân nhân gian. Thì các CCCĐ ỉ ôi châm choc.
    Trong khi các CCCĐ lại quen thuộc với “văn hóa” ngậm phân trong miệng để đi phun người. thiệt là chúa nào, nhà thờ nào thì chien nấy. Đúng hôn mấy CCCĐ trên diễn đàn này???

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng…Dỗm nữa…

      Cứ cái tật,,,chổng khu, ngậm phân phun anh Tiên Ngu. Anh Ngu muốn cho em…tốt, nên mới nhỏ nhẹ khuyên răn. Chứ có phải là muốn khoe kiến thức rởm để giự le diễn đàn lối xóm đâu?

      Biết…ngượng tí đi em. Lên lớp kiểu như em, chỉ là…ngậm phân phun…chiên Chúa. Vậy nó…xấu lắm em. Tin anh đi….

  4. Khổng Khuyết says:

    Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam ta bây giờ không phải là vấn đề nâng cao chất lượng giáo hội mà là nâng cao chất lượng Đảng

    Đồng chí lãnh đạo Trương tấn Sang , chủ tịch nước cuối đầu nếm phân Tàu rất giỏi , đã nhấn mạnh rằng trong Đảng ta có rất nhiều sâu.

    Câu nói của đồng chí Sang rất khái quát nhưng bao hàm , rất chung chung nhưng ý nghĩa , rất vui vơ nhưng chí lý. Bởi vậy Đảng ta nay , ngoài trách nhiệm năng nề NẾM PHÂN thử chất ra , còn phải đãm luôn trách nhiệm bắt sâu.

    Gân đây , tôi đã phải đề nghị kiễm điễm đồng chí Chung Sơn về việc quá vội vàng dao động tinh thần lấy cây thọt lỗ đít…LỢN mà thừa nhận anh cờ Vàng , sặc mùi chử nghĩa đế quốc Mỹ Pháp tên Minh viết đúng sự thật

    Thưa các đồng chí , ĐẢNG TA KHÔNG CẦN SỰ THẬT! Sự thật là cái đếch gì.

    Cho nên , chúng ta không cần quan tâm đến giáo hội làm gì , cứ việc lấy đất nhà thờ xây khách sạn hầu hạ thế giới năm châu , vừa giúp đở nhân loại thoãi mái , vừa có đô la để Đảng ta có kinh phí tiếp tục duy trì tư tưỡng LẤY CÂY THỌT LỖ ĐÍT….LỢN cao quý

    Đã vừa phải đãm trách vấn đề nếm phân thử chất , lại vừa phải bắt sâu thì quả là trách nhiệm nặng nề…

    Về sâu cũng có nhiều loại , hiện các anh trên Trung Ương sẽ họp để bàn tiếp. Dựa trên tinh thần phát biểu của đồng chí Nguyễn phú Trọng , ta có thể hiểu tình hình sâu bọ trong đảng ta như sau:

    ” Đảng ta hiện đang có rất nhiều sâu , nói đến sâu không phải chỉ là sâu, nói đến sâu lớn không có nghĩa là không nói đến sâu nhỏ , nói đến sâu nhỏ không có nghĩa là quên sâu vừa vừa , nói đến sâu vừa vừa không có nghĩa là quên trứng sâu.

    Đảng ta hiện đang có rất nhiều sâu nên cần bắt sâu. Nói đến bắt sâu không có nghĩa là tha cho chuột , nói đến bắt sâu cũng không có nghĩa quên không tiếp tục giữ vững lập trường định huớng nuôi sâu để có sâu mà bắt, nói đến lập trường định huớng nuôi sâu không chỉ là nói đến cần phải có bình mà chưa sâu , nói đến cái bình chứa sâu không có nghĩa là không thể dùng bình đó chứa được chuột ”

    Bởi vậy yêu cầu các đồng chí vừa phải nếm phân , vừa phải bắt sâu bắt chuột , vừa phải nuôi sâu để có sâu mà bắt

    Chúc sực khỏe các đồng chí , nhất là đồng chí nào VÌ BẮT SÂU MÀ PHẢI ĐI CHỊU KHÓ QUA ĐẾ QUỐC CHỮA BỆNH SÂU…CẮN

    Khổng Khuyết

  5. Trần Tiểu Ngũ says:

    Cho dù GHCG hay bất cứ tôn giáo nào mà không có những cán bộ, chức sắc dám quên mình vì để bảo vệ giáo hội và làm gương sáng cho tín hữu, thì giáo hội ấy không chóng thì chày cũng sẽ dần bị lụi tàn theo năm tháng.

    Nhìn về quá khứ, GHCGVN đã có những người dám chết vì đạo. Nghe đâu riêng ở VN cách nay hơn 300 năm khi đaọ Chúa mới du nhập vào VN. Mặc dù lúc ấy số giáo dân công giáo mới có chỉ khoảng 60 vạn người, thế mà trong thời kỳ bị cấm đạo một phân nửa số tín hữu đã chấp nhận chết vì đạo; “từng hàng hàng lớp lới tiến lên pháp trường, chết vì yêu (Chúa), nghe mà rụng rời chân tay.

    Nhưng nhờ vậy mà GHCGVN mới lớn mạnh với 8 triệu người như ngày nay, còn các đấng bậc chức sắc của GHCGVN hôm nay thế nào?

    • Choi Song Djong says:

      “Nhưng nhờ vậy mà GHCGVN mới lớn mạnh với 8 triệu người như ngày nay, còn các đấng bậc chức sắc của GHCGVN hôm nay thế nào?”.

      Họ cũng sẽ chết nhưng phần đông chết vì yêu Đảng,yêu tiền,yêu đất,yêu giáo xứ giàu để ” phụng vụ”. Sự thật mất lòng,có những gã chăn thuê tối ngày nịnh bợ bề trên để được đi xứ khấm khá,không tin hãy về Hố Nai xem các chủ chăn đang sống thế nào,nổi bật qúi vị hãy viếng thăm Daminh Trần Xuân Thảo,quản hạt Hố Nai

  6. Trung Kiên says:

    Sống dài hay sống ngắn không quan trọng, mà quan trọng ở chỗ sống sao cho đẹp, cho có ý nghĩa và sống có ích cho người khác!

    Giáo hoàng Francis: “Tôi chỉ còn sống 2-3 năm nữa”

    Trích;…“Tôi cố gắng nghĩ về những tội lỗi, sai lầm của mình chứ không phải tự hào về những gì tôi làm được. Bởi tôi biết nó chỉ kéo dài thêm một thời gian ngắn. 2 hoặc 3 năm sau tôi sẽ về với ngôi nhà của Đức Cha

    Một con người khiêm tốn luôn coi mình nhỏ bé và khiếm khuyết, những thành quả đạt được không phải chỉ do sức riêng của mình.

    Nhưng những tội lỗi, sai lầm là do chính bản thân mình gây ra, tạo ra, hoặc là phải gánh chịu một phần trách nhiệm khi làm ngơ trước CÁI ÁC, trước những sự BẤT CÔNG và khi CÔNG LÝ bị chà đạp?

  7. Nhất Tâm says:

    Lời của Phật hay của chúa chỉ dạy mọi người đều là tốt nhưng cái quan trọng là các giáo lý ấy có được đưa đến các Phật tử hay tín đồ đúng như các Ngài dạy không? Đó mới là điều quan trọng. Vì thế, khi nói đến cá nhân hay một nhóm người dù là Sư, Tăng hay là các cha ở các chùa nhà thờ phạm giới thì các bạn không nên cho đó là đạo đó không tốt mà phải nhìn nhận là người dẫn đạo, hay cá nhân ai đó không tốt kẻo sẽ mắc vào 10 tội trọng khiến sẽ gặp phải tai họa ngay trong đời này hay khi lâm chung bị đọa vào địa ngục khó có ngày ra. Trên báo này không nên lợi dụng để nói xấu đạo giáo nào đi nữa, điều đó là phạm tội trọng.
    Hãy cẩn trọng!
    A-Di- Đà Phật.
    Nhất Tâm

    • Trần Tiểu Ngũ says:

      Tôi nhất trí với bác ở comment này!

    • tudo says:

      Kẻ nào nói xấu người khác , củng xấu ! ngậm máu phung người…! thì miện kẻ đó đả dơ quá rồi..!!! còn chủ trương nói xấu đến các …TÔN GIÁO….thì xin miễn xếp hạng Người đó vào trong loài vật…! vì ! loài vật có nhửng loại có ích cho người…. .

  8. Em Hoàng Thị Nguyên Hương ơi, cứ nghĩ đến bàn tay bút măng, trí tuệ của em lướt trên phím để lay động những con chiên chien đẻ (CCCĐ) trên d/đ này, để mong cho chúng tỉnh tỉnh ra được đôi chút chăng? Nhưng công của em thành công dã tràng rồi vì chúng bị liệt não sâu dầy rồi em ơi.
    Em thấy đó, lời của em ân cần, rành rọt như vậy, nhưng mặc dầu 3 con chien dính lẹo vào với nhau nhưng đáp lại chỉ là quăng nón cối, hoặc chửi rủa mà thôi. Nhưng em đừng buồn nhé, vì với cái phước đức này của em thì kiếp tới giá chót em cũng được làm giáo sư đại học chính ngạch đó nghe em. Cứ tiếp tục giải hoặc catô lích, catô lác nhé em.
    Như vậy kết luận, nhận định về các CCCĐ là NGÀY NAY CHỈ CÒN NHỮNG MẠ LỴ, CHỬI RỦA VÀ THÙ HẬN THÌ LÀ QUÁ ĐÚNG RỒI CÒN GÌ???
    Ai đời cả hàng trăm con chien đi xin củ hành (hương) thì được chúa “hào sảng” tặng cho tới 17 “Củ Tỏi”. Cư nghĩ tới các CCCĐ Trung Kien, Dũng Leanh, Choi Song Djong ( Bắc Cầy ri cư chứ ai) với cặp mắt sầu bi, uể oải đọc câu “Tả ơn chúa” sau mỗi câu xướng “đó là lời chúa” của các “Tra” nhà thờ mà anh buồn cười đến “tít đẻ” em nhỉ,
    Có CCCĐ lại còn vác bigbang ra dọa em cơ đấy, số là mấy tuần trước “bố gìa” Phan Xíchcổ (Francisco) có tuyên bố là ý chúa làm ra bigbang, nhưng có điều thì khi mấy ông khoa học gia đang bù đầu bù cổ để đi tim nguyên nhân của bigbang thì “bố già” này thản nhiên tuyên bố là chúa đã “Địt cái tủng” ra bigbang, sướng hông?
    Những người phi catô lích, catô lác thì nói ông “bố già” này nói thối như “rắm’. Nhưng toàn thể CCCĐ thì nói “Đúc thánh tra” nói thơm như múi mít, vì đúng là mùi của chúa “nòng nành” mờ. Đừng có mà “cứng nòng” mà chẳng tin đó nghen.

    • Tien Ngu says:

      Nữa, cũng Phét văn Dõm…chổng khu phun phân chiên với Chúa.
      Đi đâu cũng gặp vậy em?

      Té ra anh Tiên Ngu đã…đàn khãi tai trâu?

      Xưa, thiên hạ truyền rằng các cò mồi VC khi gia nhập…hội, đứa nào cũng phải chịu sự…thiến đứt thần kinh ngương. Anh Ngu lúc ấy không tin. Mấy bửa rày gặp em. mới biết chuyện đó có thiệt…

      Thiệt, chán mớ đời…

  9. Thích Nói Thật says:

    Người Công Giáo Yêu Nước & Người Việt yêu nước khác nhau điểm nào?

    Đã là người Việt Nam thì dù theo tôn giáo nào chăng nữa mà có lòng yêu nước thì vẫn là “Người Việt yêu nước”.

    Sở dĩ có từ “Người Công Giáo yêu nước” là vì vị này là “Người Công giáo” nhưng có chức tước quyền uy, uy tín lớn và có lòng yêu nước thiết tha một cách đặc biệt, nên được nhấn mạnh là “Người Công Giáo yêu nước”.

    Thế nhưng CSVN thường lạm dụng từ ngữ, kẻ nào hợp tác làm việc với họ thì CSVN phong cho là “Người Việt yêu nước”, còn những ai dù yêu nước thiết tha mà “không yêu XHCN” hay không chấp nhận CS thì CSVN vu khống, xuyên tạc và qui là “phản động”.

    Cụ Ngô Đình Diệm là người đức độ và yêu nước nồng nàn, nhưng vì là người công giáo và là người không chấp nhận CNCS nên bị CSVN dùng đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc bôi nhọ. Ông Hồ Chí Minh là kẻ dâm loàn, gian ác, làm tay sai cho CS quốc tế, là kẻ bán nước, thì ngược lại cả khối CS hợp lại tô vẽ, thổi phồng đánh bóng là kẻ “yêu nước” ? (yêu nước Nga, nước Tầu?)

    Nguyễn Trường Tộ – một người công giáo yêu nước và nhà tư tưởng lớn có tư duy vượt thời đại.

    Cụ Nguyễn Tường Tộ là một trí thức lớn, một người công giáo yêu nước thiết tha. Cũng may là cụ sinh trước thời đại của CS nên không bị CSVN xuyên tạc, vu khống và bôi nhọ?

  10. Nhất Tâm says:

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh là ai? Một người Phật-tử Việt nam vĩ đại?
    Cho dù có một số vị tu hành theo tư tưởng chống cộng muốn lấy giáo hội Phật giáo là công cụ chính trị chứ không lo tu hành, hoằng dương Phật pháp, tính tình còn đầy sân hận, chẳng thanh tịnh điều này khác nào sư tăng, ni ở phía Bắc, đặc biệt là ở Hải phòng Nghệ an cũng có nhiều người không giữ giới ham ngũ dục thì hình ảnh của thầy Nhất Hạnh vẫn là tấm gương của người tu hành. Xin giới thiệu với các Phật tử bài báo sau đây:
    Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Pháp hiệu “Thích” được sử dụng bởi các nhà sư Việt Nam, nghĩa là họ là một phần của dòng tu Thích Ca. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm “Phật giáo dấn thân” (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh
    Thiền sư Thích Nhất Hạnh được sinh ra với tên húy là Nguyễn Xuân Bảo ở Thừa Thiên (miền trung Việt Nam) vào năm 1926. Vào năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Từ Hiếu gần Huế, nơi ông thọ giáo với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Tốt nghiệp Viện Phật học Bảo Quốc ở miền Trung Việt Nam, Thích Nhất Hạnh tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành một nhà sư vào năm 1949. Thích Nhất Hạnh bây giờ được công nhận là một thiền sư và là lãnh đạo tinh thần của chùa Từ Hiếu và các tu viện liên quan khác. Ông là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế Dhyana (Lin Chi Chan 臨濟禪, hay Rinzai Zen trong tiếng Nhật). Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền). Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và vài phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Thích Nhất Hạnh đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.
    Vào năm 1956 ông là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Vào thập niên 1960, ông thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (School of Youth for Social Services – SYSS) ở Sài Gòn, một tổ chức từ thiện xây dựng lại các làng bị bỏ bom, xây dựng trường học và các trạm xá, và giúp các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Ông cũng là một trong những người thành lập Viện Đại học Vạn Hạnh và Nhà xuất bản Lá Bối. Viện Đại học Vạn Hạnh trở thành một viện đại học tư thục danh tiếng tập trung các nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Nhất Hạnh dạy giáo lý Phật giáo và Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajnaparamita). Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp “lời kêu gọi vì hoà bình”. Nội dung chính của lời kêu gọi là “đã đến lúc hai miền Bắc-Nam của Việt Nam họp lại để tìm một giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho mọi người Việt Nam cuộc sống hoà bình với lòng tôn trọng lẫn nhau”.
    Ông đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để nghiên cứu và diễn thuyết tại Viện Đại học Princeton và Viện Đại học Cornell, và sau này giảng dạy tại Viện Đại học Columbia. Mặc dầu vậy, mục đích chính cho các chuyến đi ra nước ngoài (Mỹ và Âu Châu) của ông trong thời gian này vẫn là để vận động cho hòa bình. Ông kêu gọi Martin Luther King, Jr. công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình. Nhất Hạnh dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến Đàm phán hòa bình Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của Thích Nhất Hạnh thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành “chánh niệm” (sự lưu tâm đúng đắn – Pali: Sati; Sanskrit:smṛti स्मृति; tiếng Anh: mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với tri giác phương Tây.
    Năm 1966, ông lập ra Dòng tu Tiếp Hiện (“Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện’” có nghĩa thực hiện; tên tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành và các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp. Ông du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép quay về Việt Nam, ông được về lần đầu tiên vào năm 2005. Nhất Hạnh vẫn tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm các giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.
    Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng nay ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88.
    Nguyễn Thành An (Tổng Hợp)

    • Nguyen Hung says:

      Cầm cu Cộng đái Nhất Hạnh : Tin tổng hợp

      Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ bị khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, thì ngày 25-9-2001, Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) bịa chuyện vu cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bào chữa cho bọn Al Queda là vào dịp Tết Mậu Thân (1968) Không quân Hoa Kỳ đã tàn ác ném bom xuống thị xã Bến Tre phá hủy 300.000 căn nhà.

      Năm 1966, Thích trí Quang phái Nhất Hạnh ra ngoại quốc kêu gọi chấm dứt chiến tranh, đòi quyền tự quyết, lập chính phủ hòa giải dân tộc.

      Tháng 5-1966, Nhất Hạnh định cư tại Pháp và tích cực tham gia các sinh hoạt phản chiến.
      Vào những năm 1970, 1971, lúc Phong trào Phản chiến đang lên cao, John Kerry, vốn là cựu chiến binh Hoa Kỳ tại Việt Nam , đã cùng đào hát phản chiến Jane Fonda và Nhất Hạnh tố chức nhiều cuộc biểu tình tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ để chống chiến tranh Việt Nam và làm áp lực với chính quyền Hoa Kỳ phải rút quân khỏi Việt Nam.

      Sau khi miền Nam bị miền Bắc cưỡng chiếm vào tháng Tư 1975, Võ nguyên Giáp đã công nhận rằng: “Chính nhờ việc làm của John Kerry, Jane Fonda và Thích Nhất Hạnh mà miền Bắc mới thắng trận” .

      Trước đó, vào năm 1970, trong khi tham dự International Conference On Peace and Religion tại Tokyo, Nhất Hạnh đã lợi dụng cơ hội này, xử dụng diễn đàn mạt sát chính quyền miền Nam và lên án Mỹ xâm lăng. Khi được hỏi: “Làm sao để có hòa bình ở Việt Nam?” ,Nhất Hạnh đã trả lời như một đảng viên cao cấp của VC: “Chỉ cần giải giới quân đội miền Nam”. Nhất Hạnh còn đòi hỏi quân đội Mỹ phải rút ra khỏi miền Nam, ngưng oanh tạc Bắc Việt, thành lập chính phủ Hòa Hợp Hòa Giải tại miền Nam – giống y chang như đòi hỏi của CSVN.

    • Trần Tiểu Ngũ says:

      Cám ơn độc giả Nhất Tâm đã post bài tổng hợp của Nguyễn Thành An, cũng là điều hay để mọi người hiểu rõ về vị “thiên sư” này, tôi xin phép được post lên đây bài viết khác để bạn đọc cùng tham khảo và suy nghĩ về con người của Thích Nhất Hạnh;

      Lời mở đầu; “Bài viềt nầy, như cái tựa của nó, chỉ nói về Ông Thiền Sư Nhất Hạnh, hoàn toàn không nói gì về một phạm vi có tính chất sensible : “ Tôn Giáo ”, nên nếu có một cá nhân nào đó – vì một lý do nào đó – cố tình nhìn bài viết nầy với tính chất sai lạc với tính chất thực của bài viết, người viết sẽ từ khước mọi cuộc tranh cãi vô ích} (Ng-v-Sơn) .

      Trích; “Các Bạn hiền thân mến của tôi,
      Bài viết nầy xuất phát từ lòng phẩn nộ, lợm giọng, ứa nước mắt và cũng thật.. ứa… gan khi tôi đọc được những lời tuyên bố của ông Thiền sư nầy trên các báo chí và cơ quan truyền thông quốc tế và của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại khi ông tuyên bố những lời vô cùng láo lếu (# bất cần sự thật như thế nào )

      Xin bấm vào đây đọc tiếp ==> Thiền Sư Nhất Hạnh, Một tấm gương kêu Trời .. cho các Việt Kiều hồi hộp !!

      • Choi Song Djong says:

        Chào bác Trần Tiểu Ngũ.
        Bác cho em hỏi thăm vài ý kiến của bác về trang 3 cây trúc của ông Lê Hùng,Brusel. Nhiều khi em éo hiểu cái lập trường và lý tưởng của ông ấy,có lẽ bác rành vụ này làm ơn nói em biết tí.Cảm ơn

      • Trần Tiểu Ngũ says:

        Chào bác Choi Song Djong

        Không cần biết lập trường lập trảng 3CâyTrúc, 4Câysậy của ông Lê Hùng, JB. Trường Sơn bác ạ. Cứ coi như đi dạo xem hàng cá chợ thịt, con cá nào ngon, miếng thịt nào tốt thì chọn mà thưởng thức.

        Lúc này gió chướng nên có nhiều người uốn theo chiều gió, ngả nghiêng như cây sậy, như cỏ lau, íu biết họ nghĩ gì. Nếu bác có lập trường lý tưởng thì ráng mà giữ! Vậy nhá!

    • Tien Ngu says:

      Uả, cái còm của Tiên Ngu cho anh Nhất Đâm, ý quên, Nhất Tâm, này sao không thấy lên vậy, chị Hồng?

Phản hồi