WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đầu độc bằng phóng xạ và cái chết của Nguyễn Bá Thanh (1953-2015)

imagesVPE8QD3OTheo những mô tả được phổ biến trên các phương tiện truyền thông, thì bệnh mà ông Nguyễn Bá Thanh mắc phải là bệnh rối loạn sinh tủy (pancytopenia) khi hồng huyết cầu, tiểu huyết cầu và bạch cầu bị suy giảm trầm trọng. Bệnh này là một bệnh hiếm hoi, không phải là bác sĩ nào cũng gặp trong suốt cuộc đời hành nghề. Theo những thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1-2 phần triệu, nghĩa là trong 1 triệu dân cư chỉ có 1-2 người mắc bệnh. Trong những tháng qua, bệnh của ông được dư luận quan tâm đặc biệt, không hẳn là vì chứng bệnh hiểm nghèo hiếm hoi mà ông mắc phải, mà vì nguyên do gây ra bệnh của ông. Đã có giả thuyết là ông bị đầu độc bằng phóng xạ.

Ngày 13.2.2015 ông đã từ trần vì bệnh rối loạn sinh tủy này cùng với suy gan nặng và nhiễm nấm.

Quan điểm của nhà nước về nguyên nhân gây bệnh, vai trò của phóng xạ:

Trong cuộc gặp gỡ với báo chí ngày 7 tháng 1 vừa qua, ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương đã thông tin cho báo chí về tình hình sức khỏe của ông Thanh. Ông Quốc Khánh, phó giám đốc viện Huyết học nói rằng, hội chứng rối loạn sinh tủy này trên thế giới chưa ai tìm được nguyên nhân. Nếu tìm được thì đã phòng, chữa được.

Phát biểu của ông Khánh là đúng, song không hoàn toàn chính xác. Theo những thống kê quốc tế, thì có đến 70-80% trường hợp bệnh không tìm ra nguyên nhân. Song trong số 20-30% còn lại, người ta biết rằng chứng rối loạn sinh tủy là phản ứng phụ hiếm hoi của việc sử dung một số thuốc thuốc thông dụng như thuốc chống tê thấp như Indomethacin, Phenylbutazone, Diclofenac, thuốc cường giáp như Carbimazol, Thiouracil, tiểu đường như Tolbutamid, thuốc sốt rét Chloroquin, kháng sinh như Sulfonamide, Cotrimoxazol, Chloramphenicol… Bệnh viêm gan của ông Thanh cũng nằm trong danh sách gây bệnh rối loạn sinh tủy. Có nguyên nhân do di truyền (late onset hereditary bone marrow failure syndromes). Được lưu tâm hơn cả là nguyên nhân do nhiễm phóng xạ.

Trong buổi gặp báo chí nói trên, khi phóng viên báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Căn cứ nảo để ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương khẳng định ông Bá Thanh không bị đầu độc, thì bị ông Nguyễn Thế Kỷ, phó ban Tuyên giáo Trung Ương vặn ngược lại với cung cách kẻ cả: Vậy căn cứ nào nói bị đầu độc?. Ông Phạm Gia Khải, phó trưởng ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe trung ương trả lời câu hỏi này nghiêm chỉnh hơn: Chuyện có đầu độc hay không: làm khoa học phải có chứng cứ…. Chúng tôi chỉ chấp nhận những giả thuyết có bằng chứng cụ thể…. Đến nay chưa có triệu chứng nhiễm độc ở bất cứ nơi nào trong cơ thể.

Đầu độc bằng phóng xạ: một phương pháp tối ưu của tội ác:

Nếu cho rằng ông Thanh bị đầu độc bằng phóng xạ thì trường hợp của ông không phải là đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

imagesĐầu tháng 11 năm 2006 Alexander Litvinenko, một điệp viên nhị trùng làm việc cho phản gián Nga KGB và dồng thời cho phản gián Anh, xin tỵ nạn chính trị ở Anh, bị giết chết ở London bởi chất phóng xạ Polonium 210, chỉ 3 tuần sau khi ông uống 1 ly trà có hòa tan chất phóng xạ này. Người ta cho rằng Putin đã ra lệnh giết Litvinenko vì những cáo buộc của ông ta về những tội ác của chế độ Putin.

Ngày 28 tháng 10 năm 2004 ông Yasser Arafat, thủ lãnh của Palestine đột nhiên lâm bệnh nặng, sau 1 tuần ông không ăn uống được vì viêm đường ruột. Ông được đưa ngay sang Paris, điều trị ở bệnh viện quân đội Percy. Vài ngày sau đó ông bị hôn mê, thận và gan không còn hoat động, cuối cùng là chảy máu óc. Ngày 11 tháng 11 năm 2004 ông chết, chỉ quãng 2-3 tuần sau khi có những triệu chứng bệnh tật đầu tiên. Các bác sĩ điều trị không kết luận được về nguyên nhân cái chết của ông. Việc mổ tử thi để giảo nghiệm không được gia đình ông cho phép.

Đầu năm 2012 người ta tìm thấy dấu vết của Polonium 210 trong những vật dụng cá nhân của ông còn giữ lại. Từ đó dẫn đến nghi ngờ là ông đã chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ . Tháng 10 năm 2013 mộ của ông được cải táng và di cốt của ông được 3 nhóm chuyên gia Pháp, Thụy Sĩ và Nga khảo nghiệm. Kết quả phân chất (8 năm sau khi ông chết) không đồng nhất: Trong khi Thụy Sĩ cho rằng ông Arafat có khả năng (moderately support) nhiễm độc Polonium 210, thì Pháp và Nga không tìm thấy bằng chứng cụ thể. Cuối cùng, tới nay vai trò của Polonium trong cái chết của Arafat vẫn còn là một hoài nghi.

Mặt khác, điều này cũng cho thấy là việc điều tra chứng minh tác động của chất độc phóng xạ không hề đơn giản. Trong trường hợp cái chết của Litvinenko các bác sĩ và những điều tra viên trong những ngày đầu tiên đã phải xếp vào loại chết không rõ nguyên nhân. Chỉ sau một thời gian dài mò mẫm người ta mới xác định được nguyên nhân ngộ độc phóng xạ. Điều này khẳng định thêm một lần nữa tính „ưu việt“ của chất độc Polonium 210 là giết người không để dấu vết hay rất khó khăn để tìm ra dấu vết.

Polonium 210

Chất độc phóng xạ Polonium210 phát ra tia alpha, không mầu sắc, không mùi vị , chỉ cần 1 lượng rất nhỏ (quãng 1-2µg, nghĩa là 1-2 phần triệu gram) tương ứng với 1 năng lượng quãng 10 Gray là đủ để giết một mang người. Polonium210 không cần chuyên chở trong những hộp chì dầy cộm nặng nề lộ liễu dễ gây nghi ngờ như những chất phóng xạ tia gamma binh thường. Cách sử dung lại rất dễ dàng. Khi sử dụng không gây nguy hiểm gì cho kẻ chủ mưu, bởi vì tia phóng xạ alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 5 cm ở ngoài không khí, có thể được chặn đứng bằng 1 tờ giấy. Hiệu năng phá hoạn của nó chỉ được phát huy khi chất độc này lọt vào trong cơ thể .qua đường tiêu hóa/hô hấp hay trực tiếp vào mạch máu. Ở trong cơ thể, tia alpha chỉ có hiệu năng trong bán kính 0,04-0,1mm, song đủ để phá nát các tế bào trên đường đi của nó. Khi Polonium210 còn nằm trong dạ dày nó làm các tế bào niêm mạc (mucosa) bị phá hoại, nạn nhân cảm thấy khó chịu, buồn nôn sau chừng 6-7 tiếng đồng hồ. Khi chất phóng xạ theo đường máu tỏa ra khắp các mô trong cơ thể thì phá hủy các tế bào, nhanh nhất là những tế bào có khả năng phân chia nhanh, ở trong các tủy xương. Từ đó gây ra chứng rối loạn sinh tủy là một biến chứng nguy hiểm sớm đầu tiên. Tủy xương không thể sinh sản được đầy đủ các tế bào máu. Khi làm khám nghiệm sinh học sẽ thấy chỉ số bạch cầu xuống thấp (leucopenie) rất sớm, trong vòng 4-5 ngày, tiểu cầu xuống thấp (thrombopenie) sau chừng 9 ngày. Một khi đã lọt vào trong cơ thể, thì không còn phương pháp nào để trục xuất chất độc này ra khỏi cơ thể, ngoại trừ một phần theo đường bài tiết tự nhiên (phân, nước tiểu) được đưa ra ngoài. Khi đã có rối loạn sinh tủy , tối thiểu là lượng phóng xạ đã phải là 3-5 Gray, thì tiên lương (prognosis) là LD50 (lethal dosis 50), có nghĩa là 50% nạn nhân sẽ phải chết. Nếu bị đầu độc với lượng cao hơn, quãng 10 Gray sẽ có ngay rối loạn đường tiêu hóa và hệ thần kinh, thì tiên lương là LD100, nạn nhân không có hy vọng sống sót.

Giả thuyết về việc ông Bá Thanh chết vì bị đầu độc bằng phóng xạ

Trang mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) đã quả quyết rằng một phó thủ tướng đương nhiệm đã chủ mưu việc đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh bằng phóng xạ. Việc đầu độc được cho là vào thời điểm cuối năm 2013, khi ông Thanh đi công tác ở Trung Quốc, rồi được „bạn“ chiêu đãi, đưa đi đây đi đó ăn uống và mua sắm. Ở một thời điểm thích hợp ông đã bị đánh thuốc độc phóng xạ. Từ khi đó sức khỏe ông xuống dốc. Trong khi công tác ở Thụy Điển, ông đã vài lần ngất xỉu.Vào đầu tháng 5-2014 đã được điều trị tại bệnh viện 108 với chuẩn đoán „rối loạn sinh tủy“. Tháng 6 và tháng 7 điều trị tại Singapore và từ tháng 8 tới tháng 1-2015 điều trị tại Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm nay ông được đưa trở lại Việt Nam. Ông đã mất hơn 1 tháng sau đó, vào ngày 13.2.2015 tại Đà Nẵng.

Trang mạng CDQL quyết đoán là các bác sĩ Mỹ đã định bệnh „Ngộ độc phóng xạ ARS“ và đã thực hiện phẫu thuật ghép tủy. Nay ông Thanh đã mất, vấn đề trách nhiệm về cái chết này lại càng trở nên sôi bỏng. Thông tin của CDQL có khả tín hay không là vấn đề được mổ xẻ ở đây.

Chỉ có 2 tình huống có thể đã xẩy ra:

Tình huống thứ nhất: Có âm mưu thực sự muốn giết ông Thanh bằng phóng xạ:

Một chi tiết biện minh cho giả thuyết này là yếu tố Trung Quốc. Polonium 210 chỉ sản xuất được ở một số lò nguyên tử trên thế giới, trong đó có lò ở Trung Quốc. Sản xuất ở Nga chiếm tới 95% tổng số sản lượng thế giới. Việc cho rằng người chủ mưu phải nhờ tới nước ngoài để có được Polonium như vậy cũng hợp lý. Song tất cả diễn biến của bệnh ông Thanh lại không „điển hình“, như tiên liệu của 1 cuộc đầu độc kinh điển bằng phóng xạ: Vài tiếng đồng hồ sau khi ăn uống phải chất phóng xạ ở Trung Quốc là ông Thanh đã phải khó chịu nôn mửa. Sau 2-3 tuần là lẽ ra tủy xương đã bị tiêu hủy dẫn tới chứng suy/rối loạn sinh tủy. Chậm lắm là 1-2 tháng sau là nạn nhân chết. Ở trường hợp ngộ độc phóng xạ điển hình như trường hợp điệp viên Litwinenko cái chết tới chỉ trong vòng 3 tuần. Ở trường hơp ông Bá Thanh thì không như vậy. Chứng rối loạn sinh tủy phát sinh 5-6 tháng sau khi ông từ Trung Quốc trở về, và tới nay, hơn 1 năm sau ngày bị „đầu độc“ ông mới mất.

Nếu đặt tiền đề rằng chứng „rối loạn sinh tủy“ của ông Thanh phải là do phóng xạ gây ra bởi vì ai đó đã có chứng cớ gì mà hiện nay chưa công bố, thì năng lượng nguyên tử đã dùng chỉ tới mức 3-5 Gray vì „chỉ có“ tủy xương bị tàn phá: Để cố ý giết người thì năng lượng này tương đối thấp. Năng lượng thấp này thường là do tai nạn nguyên tử gây ra. Một khả năng khác là cũng có thể là nguyên nhân cố ý giết người, song lại dùng liều lượng thấp hay dùng chất phóng xạ khác, ít nguy hiểm hơn (như Yttrium90, cũng phát tán tia alpha, vốn được dùng trong Y khoa hạt nhân để chữa phong thấp, dễ mua và rẻ hơn là Polonium210). Dù sao chăng nữa, với một năng lượng nguyên tử 3-5 Gray thì tiên lương bệnh của ông cũng là nghiêm trọng: LD50 (lethal dosis 50). Cái chết hay lẽ sống tương đương ngang ngửa 50% với nhau. Nay cái chết đã thắng thế trên thân xác ông.

Tình huống thứ hai: Bệnh của ông Thanh không liên quan gì tới phóng xạ:

Trong thời gian qua trang mạng CDQL đã tung ra công luận một số thông tin vô cùng phong phú với những chứng cớ, hình ảnh, giấy tờ khó lòng chối bỏ về tài sản bất chính của một số quan chức cao cấp nhất nước. Những người bị nêu tên đích danh không thốt nổi nửa lời để chống cự lại những cáo buộc trên. Song, trong trường hợp của ông Thanh thì lại khác. CDQL chỉ khẳng định,mà không nêu lên bất cứ bằng chứng, tư liệu nào chứng minh cho cáo buộc là ông Thanh bị đánh thuốc độc phóng xạ. Nếu hình ảnh chụp ông Thanh gầy gò, rụng hết tóc được chụp vài tuần sau khi ông từ Trung Quốc trở về vào cuối năm 2013 thì hình này minh chứng được cho tác động phóng xạ làm ông rụng hết tóc,làm thân xác ông tiều tụy. Song hình ảnh này lại được chụp ở Mỹ, sau 2-3 lần hóa trị, thì đó chỉ là phản ứng rất bình thường của hóa trị. Người dân chờ đợi CDQL tung ra hình ảnh chụp ông Thanh trước khi ông được chữa trị, trưng ra bản copie các kết quả thử nghiệm và kết luận sau cùng của các bác sĩ Mỹ, ví dụ như nồng độ Polonium210 hay chất phóng xạ khác trong nước tiểu, tủy xương của ông Thanh, ví dụ như báo cáo cytology về những biến dạng hay hư hoại của các tế bào máu trong tủy xương hay kết quả khảo nghiệm chromosome ở các bạch cầu trong máu của ông.

Kết quả thử nghiệm máu vào tháng 5-2014 mà ông Phạm gia Khải cho báo chí biết (hồng cầu giảm, tiểu cầu giảm, bạch cầu không rõ ràng) không đưa ra được kết luận cụ thể. Kết quả này cũng không điển hình với biến đổi do phóng xạ gây ra, bởi vì thông thường thì bạch cầu rất nhạy cảm với phóng xạ, sẽ bị phá hủy nhanh chóng và rõ ràng nhất.

Lời kết

Cho tới ngày ông Thanh mất vẫn chưa có thêm thông tin hay bằng cớ gì mới cho biết là ông Thanh có hay không bị đầu độc bằng phóng xạ. Tất cả cáo buộc từ phía CDQL hay phủ nhận từ phía nhà nước cho tới nay chỉ là những khẳng định chung chung, không bằng chứng.

Ông Nguyễn Bá Thanh đã được khám bệnh, trị bệnh nhiều tháng trời ở những bệnh viện hàng đầu ở 3 quốc gia: Việt Nam, Singapore và Mỹ. Tất nhiên là những dữ kiện về bệnh tình của ông không thể thiếu. Kết luận cụ thể về nguyên nhân bệnh của ông từ những bác sĩ chuyên môn hàng đầu thế giới chắc chắn đã có, song tới nay vẫn được giữ kín như một bí mật quốc gia.

Ngày 7 tháng 1 vừa qua ông Nguyễn Quốc Triệu, trưởng ban bảo vệ săn sóc sức khỏe trung ương, cho rằng việc không cung cấp thông tin bệnh tình của ông Nguyễn Bá Thanh là do: Trong luật khám chữa bệnh, bệnh nhân có quyền bí mật về bệnh, việc cung cấp thông tin bệnh tật của cán bộ cao cấp phải xin ý kiến của cấp trên. Chính sách giấu kín thông tin trong lãnh vưc sức khỏe của từng cá nhân là phổ thông và đúng ở khắp nơi. Ở phương Tây cũng thế. Song có một điểm khác biệt quan trọng là ở nơi có chế độ dân chủ, người bệnh nhân có quyền cho phép tiết lộ thông tin sức khỏe của mình cho một người thứ ba mà không cần phải xin ý kiến của cấp trên nào. Ở trường hợp có người tố cáo là có kẻ gian đầu độc người khác, như chuyện Bá Thanh, thì không những là có vấn đề sức khỏe của người bệnh mà còn có vấn đề hình sự đối với kẻ gian, còn vấn đề sử dụng pháp luật để ngăn đe trừng trị. Như vậy không thể có chuyện mượn cớ bí mật sức khỏe để bỏ qua việc điều tra được.

Trong trường hợp không có yếu tố phóng xạ, thì công luận và cá nhân Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được thông tin giải oan, và là cơ hội để ông Phó Thủ Tướng truy tố kẻ vu khống và đòi bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp có yếu tố phóng xạ, thì đây là là một tội ác không thể khoan nhượng vì đã có người chết. Gia đình ông Thanh phải khởi tố. Nhà nước phải vào cuộc, điều tra kỹ lưỡng để tìm ra chính xác thủ phạm của vụ đầu độc này. Thủ phạm có phải là ông Nguyễn Xuân Phúc hay không, cũng là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm rõ.

Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.

Trần Trọng Kiên

Nguồn: Việt-studies

15 Phản hồi cho “Đầu độc bằng phóng xạ và cái chết của Nguyễn Bá Thanh (1953-2015)”

  1. Chuyện nàu có bịa không đấy? Ai bị ung thư đều tiều tụy như vậy cả. Cho nên nói bậy là tội đó. Báo này hay có nhiều kẻ nói dối viết xằng lắm. Nhất là Dâm Tiên, Tiên Ngu và cả ông Bùi Tín những người bịa chuyện không biết sượng vì nó là nghề rồi. Thông cảm nhé! Chúc các vị này năm nay bỏ bệnh nói bậy đi để thành người lương thiện.

    • Nghịch Nhĩ Thường says:

      Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau!

      Khi chính mình cũng không biết chuyện này thật hay hư, đúng hay sai thì cũng đừng vội kết tội người khác là “bịa chuyện không biết sượng vì nó là nghề rồi“.

      Thông cảm nhé! Chúc vị này năm nay bỏ bệnh nói bậy đi để thành người lương thiện!

    • Tien Ngu says:

      Cò mồi à,

      Chuyện có bịa hay không, cở như em, thắc mắc thế là đúng rồi…

      Em mà…khá chút xíu, thì đâu có mần cái nghề…cò mồi cho Cộng láo…

      Thấy thương quá…

      Nguyễn bá Thanh cũng theo Cộng láo, có ăn nhưng có làm chút chút. Nếu không có cái vụ hung nô Cồn Dầu, Bá Thanh chắc được nhiều người mến mộ hơn, người VN tự do không cs, cũng sẽ dễ dàng tha thứ cho hắn, trong lịch sử về sau.

      Có cái, VN Cộng láo là…con của Tàu Cộng, phãn thùng là chuyện Tàu Cộng không chấp nhận. Nó phải giết. …

      Mở con mắt hí lên em.

      Anh Ngu nói…bậy để ăn cái giãi gì chớ, có em nào điên mà cho tiền anh đâu?

  2. Nguyễn Văn says:

    Nguyễn Bá Thanh bị giết chết vì quá sôi nổi, đòi hốt hết tham nhũng và hốt thiệt nên bộ chính trị phải giết.
    Đương nhiên là nhà thương Singapore và nhà thương Mỹ biết rõ bệnh trạng của ông Thanh nhưng họ không có quyền bộc lộ, nhất là liên quan đến chính trị của một nước. Nhà thương không làm chuyện đó; nếu muốn thì là chính quyền nhưng chính quyền cũng không “dại” làm mất lòng một nước khác mà ở đây là nhà nước và đảng cộng sản VN.

    Ông Kỳ cũng vậy. Khi cộng sản thấy không thể hợp tác được mà ông biết nhiều chuyện bí mật của họ thì họ phải giết. Ông bộc trực nhưng cộng sản thì rất cao tay và thủ đoạn. Họ có quyền lực và rất khôn ngoan về chính trị, cái mà ông Kỳ không có, không biết hoặc biết rất yếu.

    nv

  3. Nguyen Kim Nen says:

    Kẻ giết Bá Thanh chính là bí thư Phú Trọng. Bá Thanh là 1 nhà hành chánh có tài và là 1 nhà quản lý kinh tế xuất sắc trong bộ máy bất tài của chính quyền Việt Nam. Thế nhưng, chiến lược ảo vọng chống phe thủ tướng của Trọng đã làm Trọng kéo ông Bá Thanh về làm cái chức vụ ngớ ngẩn là “Trưởng ban nội chính Trung ương”. 1 chức vụ chủ yếu là để chống tham những. Thế nhưng Trọng cũng rất sợ Tham nhũng bị chống vì sợ “đánh chuột vỡ bình”. Sự mâu thuẫn và ngây ngô, kém cỏi của Trọng Lú đã làm cho Bá Thanh là miếng mồi ngon của những kẻ dị ứng với vai trò của ông Thanh.
    1 kẻ vừa mê quyền lực của đảng cộng sản, bất cần đến vận mệnh dân tộc, vừa muốn bộ máy cộng sản được trong sạch? Mâu thuẩn này đủ làm Trọng lú đến suốt đời. Nhưng trước khi Trọng về hưu, có lẽ Trọng cũng làm tàn mạt thêm 1 số đồng chí “chống tham nhũng” nữa, và tăng cường tốc độ biến VN thành đất độ hộ của Tàu.

  4. MÁCH LẺO says:

    cái này thì dễ quá mà, gia đình ông Nguyễn bà Thanh cứ thuê Mỹ tìm kiếm những vật dụng , đồ đạc nơi ông Thanh nằm chữa bệnh ( tranh ảnh nơi phòng Alexander Letvinenko nằm chữa bệnh còn tìm thấy phóng xạ ) bằng không gửi những di vật thường dụng của ông sang Mỹ thuê người ta tìm dò xem có phải chắc chắn là do polonium 210 không, nếu đúng thì việc tìm kiếm ra thủ phạm coi như đã được 50% . Rồi truy tầm thủ phạm chắc sẽ cũng ra thôi .

  5. DâM TiêN says:

    Có một lãnh tụ của cựu VNCH từ Mã Lai về Saigon.

    Ông ta vô bệnh viện X tái khám sức khỏe; sau đó kém ăn.

    Trở về Mã Lai, ông băng hà ” êm ái, nhẹ nhàng.” ( Lời con
    gái ông ta).

    Thân nhân buộc phải hỏa táng ông ta — ( nhằm phi tang?)

    WHO killed Him ? Cựu MTGPMN ? Bắc Kỳ ? Tàu Ô ? or…

    • Bạn của...Ý (cũng) DÂM says:

      Who killed Him?
      You, Ý- Dâm!
      Bằng cách tích cực thổi (thật, hay..đểu ) mổi khi có dịp, đã làm cho “nhân dân” điên tiết…thoá mạ “Con Cầu Tự” không tiếc lời!

      Dâm đã “giết”…lãnh tụ!….hehehe!!!

  6. Lý Nhân Bản says:

    Cám ơn tác giả. Tác giả viết rất chuyên nghiệp, công phu và công bình.

  7. Muốn biết rỏ vụ việc này thì không gì chính xác hơn từ nhà thương chữa bịnh bên Mỹ . Cho nên tụi Mỹ muốn mời ông TBT trọng sang thăm Mỹ để cho ổng biết được thông tin chính xác cái chết của ô Thanh vì sao do đâu mà chết để cho ông có uy quyền nhất Vietnam quyết định . Ai ở đằng sau và có khả năng hạ độc ông thanh , không ngoài ai khác hơn là Tàu khựa như CDQL đưa tin .

    Giờ G đã điểm cáo hồi cho bọn csvn .

  8. tudo says:

    Đầu độc bằng chất….?! chà…có chất đó ghê quá hỉ….!!! riêng tui nghỉ ( cá nhân nhé ) TỰ mình HẠI Mình được không…? dường như ….người xưa thường nói ……??? tui quên khúc tiếp theo…! xin vui lòng chỉ dạy cho…. . Đa tạ.

  9. nguyễn tiến sĩ says:

    “Ngành công an Việt Nam, với số lượng nhân sự và phương tiện khổng lồ, vốn nổi tiếng về những vụ giết người, đánh người trong đồn công an hay đàn áp người dân bất đồng chính kiến, không thể bỏ qua cơ hội để phát huy đúng mức chức năng của mình khi làm sáng tỏ vụ án này.” trích
    Câu kết luận này không có logic .Để điều tra xem ông Nguyên B T có bị đầu độc bằng phóng xạ hay không đòi hõi phải có nhiều phương tiện tối tân ,có nhiều người giõi và trình độ … chứ ngành công an VN chỉ toàn là bọn dốt nát ,cướp bóc , đầu đường xó chợ ,chuyên giết người bằng dao búa ,đánh đấm … và với các phương tiện nghèo nàn thì chúng phát huy được cái con mẹ gì để làm sáng tỏ vụ án này ?
    Còn nếu như tác giả muốn mỉa mai bọn công an VN thì với kết luận này vẫn còn quá nhẹ !

  10. Trường giang says:

    Với trình độ khoa học thế giới hiện nay, người ta có thể xác định nguyên nhân chết vì bị “đầu độc” cách đây hàng nghìn năm.
    Xin cảm ơn tác già Trần Trọng Kiên với bài viết “Đầu độc bằng phóng xạ và cái chết của Nguyễn Bá Thanh (1953-2015) “

Phản hồi